MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, KHÁCH DU LỊCH, THỊ TRƯỜNG DU LỊCH VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH BẮC ÂU
Một số khái niệm cơ bản
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là môt ngành kinh tế lớn nhất thế giới Và nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cuộc sống.
Với mỗi cách tiếp cận lại có một định nghĩa khác nhau về Du lịch mà ta có thế hiểu: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác nhau của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp 1 Đây là khái niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch. Còn với thuật ngữ “Du lịch” thông thường được hiểu: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2.1 Khái niệm thị trường và thị trường du lịch: 2 a Khái niệm thị trường:
Theo quan điểm của kinh tế chính trị học.
Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó.
Theo quan điểm của marketing:
1 Trang 16, Giáo trình Kinh tế Du lịch, GS.TS Nguyễn Văn Đinh, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân
2 Chương 3, Giáo trình Marketing Du lịch, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân
Theo nghĩa rộng thị trường là tập hợp người mua, người bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng Người mua với tư cách là người tạo ra thị trường và người bán với tư cách là người tạo ra ngành
Theo nghĩa hẹp thị trường là một nhóm người mua về một sản phẩm cụ thể hoặc dãy sản phẩm b Khái niệm thị trường du lịch:
Tiếp cận theo kinh tế chính trị học:
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán giữa cung và cầu và toàn bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
Tiếp cận theo marketing du lịch:
Theo nghĩa rộng thị trường du lịch là tập hợp người mua với tư cách là người tạo ra thị trường du lịch và người bán với tư cách là người tạo ta ngành du lịch.
Theo nghĩa hẹp (giác độ của nhà kinh doanh du lịch) thị trường du lịch là nhóm người mua có nhu cầu và mong muốn về một sản phẩm du lịch hay một dãy sản phẩm du lịch cụ thể được đáp ứng hoặc chưa được đáp ứng
1.1.2.2 Đặc điểm của thị trường du lịch a Đặc điểm của thị trường du lịch theo nghĩa rộng: Đặc điểm chung:
- Là nơi chứa tổng cầu và tổng cung.
- Hoạt động trao đổi diễn ra trong một không gian và thời gian xác định.
- Chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô
- Có vai trò quan trọng đối với sản xuất và lưu thông sản phẩm. Đặc điểm riêng:
Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung Nó xuất hiện khi mà du lịch trở thành hiện tượng kinh tế xã hội vào giữa thế kỷ 19, khi mà trình độ sản xuất xã hội và các mối quan hệ xã hội phát triển ở một trình độ nhất định.
Trong tiêu dùng du lịch không có dự di chuyển của hàng hóa vật chất, giá trị của tài nguyên du lịch tới nơi ở thường xuyên của người tiêu dùng.
Trên thị trường du lịch cung – cầu chủ yếu là dịch vụ Hàng hóa chiếm tỉ trọng nhỏ Doanh thu từ dịch vụ chiếm từ 50-80% trong tổng doanh thu Dịch vụ bao gồm dịch vụ chính và bổ sung Tại các nước du lịch chưa phát triển tỷ trọng giữa dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung chiếm 7/3 Tại các nước du lịch phát triển ngược lại 3/7 Tỷ trọng giữa các dịch vụ chính và là bổ sung càng nhỏ, càng chứng tỏ tính hấp dẫn của nơi đến du lịch, hiệu quả kinh tế cao.
Dịch vụ du lịch ít hiện hữu khi mua và bán.
Tham gia vào trao đổi có sự tham gia của các đối tượng du lịch – giá trị của tài nguyên
Quan hệ mua bán diễn ra trong thời gian dài kể từ khi mua đến khi tiêu dùng và sau khi dùng.
Không thể lưu kho lưu bãi, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời cùng lúc.
Cảm nhận rủi ro lớn. b Chức năng của thị trường du lịch theo nghĩa rộng
Chức năng thực hiện Chức năng này thực hiện giá trị của hàng hóa và dịch vụ du lịch thông qua giá và giá trị sử dụng Mặt khác thể hiện sự trao đổi được tiến hành thuận lợi hay khi khó khăn do chính sách và cơ chế quản lý Vì vậy chức năng này biểu hiện sự trao đổi trên thị trường du lịch diễn ra như thế nào hanh thông hay tắc ách Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô có tầm quan trọng đặc biệt làm cho thị trường du lịch phát triển hay tụt hậu.
Chức năng thừa nhận (thông qua sự thừa nhận của xã hội) Đối với bên bán sản phầm du lịch, thị trường có chấp nhận sản phẩm của họ hay không là tùy thuộc vào sản phẩm của họ có được bên mua thừa nhận hay không Còn về phía bên mua, mong muốn của họ có được xã hội chấp nhận hay không Trong tiêu dùng du lịch không phải mong muốn nào của khách cũng có thể được xã hội chấp nhận Ví dụ: giải trí thác loạn, du lịch tình dục, đánh bạc…khó được chấp nhận hoặc không được chấp nhận như ở Việt Nam.
Chức năng thông tin Phản ánh thông tin của cung và của cầu cho bên bán và bên mua, là tấm gương phản ánh bộ mặt kinh tế xã hội Chức năng này vô cùng quan trọng đối với thị trường du lịch vì có nhiều bất lợi trong mối quan hệ cung cầu du lịch Đối với người bán, thị trường cung cấp thông tin về cầu du lịch,cung du lịch và đối thủ cạnh tranh Đối với người mua, thị trường cung cấp thông tin về nới đến du lịch, sản phẩm du lịch, chất lượng, giá cả… So với các lĩnh vực tiêu dùng khác thì tiêu dùng du lịch cần một khối lượng thông tin lớn, đa dạng, phức tạp và toàn diện hơn.
Chức năng điều tiết Thị trường là nơi thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về số lượng giá cả sản phẩm Chức năng điều tiết thị trường được thể hiện thông qua các quy luật của kinh tế thị trường đặc biệt là quy luật cung cầu giá cả với tư cách là “bàn tay vô hình” đưa thị trường du lịch về trạng thái cân bằng.
1.1.3 Khách du lịch và nhu cầu đi du lịch của khách:
Khách du lịch Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến Khái niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm.
- Khái niệm khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Nghiên cứu một thị trường khách du lịch
Nghiên cứu thị trường du lịch có vai trò vô cùng quan trọng: là một trong những nội dung cốt lõi của marketing du lịch và là nhiệm vụ then chốt của các điểm đến và doanh nghiệp du lịch
Nghiên cứu thị trường được hiểu theo nghĩa rộng là quá trình phân tích, giả thiết để tìm ra các hành vi tiêu dùng của khách hàng (mô hình hành vi) Các cách ứng phó của các đối thủ cạnh tranh, của bạn hàng Các biến động của khoa học công nghệ có tác dụng đến cấu trúc sản phẩm của điểm đến và của doanh nghiệp Các chính sách cơ chế quản lý vĩ mô trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến cung cầu du lịch.
Nghiên cứu thị trường du lịch theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm nghiên cứu người tiêu dùng du lịch và các mô hình hành vi tiêu dùng của họ.
1.2.1 Sự cần thiết khách quan phải tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch đối với doanh nghiệp du lịch:
Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng giống như mọi doanh nghiệp kinh doanh khác đều cần phải có khách hàng Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp luôn phải trả lời được 3 câu hỏi vốn đã trở thành kinh điểm đó là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Những câu hỏi này, cũng có thể được diễn giải rằng: Ai là khách hàng của doanh nghiệp? Khách hàng của doanh nghiệp là người như thế nào? Làm thế nào để đưa được sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến cho khách hàng? Hoạt động nghiên cứu thị trường là giải pháp cho những câu trả lời như vậy.
Tuy nhiên, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu thị trường lại không chỉ dừng lại ở đó Đứng trên góc độ quản trị, một doanh nghiệp du lịch luôn phảo nhận thức được bốn vấn đề mà họ phải đối mặt:
Thứ nhất, nguồn lực của họ có giới hạn và do vậy không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu đa dạng của tất cả các đôi tượng khách hàng khác nhau Thứ hai, mỗi doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các đôi thủ cạnh tranh trên cùng lĩnh vực hoạt động của mình Thứ ba, mối doanh nghiệp chỉ cót hể có lợi thế nhất định nào đó trong việc cung ứng các dịch vụ và thỏa mãn một hoặc một vài nhóm khách hàng nhất định Thứ tư, thách thức đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để họ có được thị phần lớn nhất hay lợi nhuận lớn nhất có thể trong điều cạnh tranh với nguồn
5 Trang 130, Giáo trình Marketing Du lịch, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân lực có hạn của mình Trước những bối cảnh và thách thức như vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hoặc một vài đoạn thị trường mà ở đó họ phát huy được những ưu thế vượt trội so với các đối thủ trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng Nói một cách khác là doanh nghiệp phải thực hiện việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn cho được những đoạn thị trường phù hợp để hướng mọi nỗ lực marketing vào khai thác Trong phạm vi bài chuyên đề này, chúng ta đi vào phân tích nội dung liên quan đến thông tin về khách hàng.
1.2.2 Mục tiêu của nghiên cứu thị trường du lịch theo nghĩa hẹp
Nói đến mục tiêu của hoạt động nghiên cứu thị trường, có lẽ cũng cần thiết phải có sự phân biệt rõ hai nội dung: Thứ nhất: kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trườngđược sử dụng là gì hay sử dụng như thế nào? Thứ hai: Những gì mà hoạt động nghiên cứu thị trường cần đạt đến? Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận rằng giữa hai câu hỏi trên có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó câu hỏi thứ nhất là cơ sở cho việc xác định câu trả lời của câu hỏi thứ hai Với quan điểm như vậy,mục tiêu của hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch gắn liền với việc trả lời cho các câu hỏi sau đây:
Sơ đồ 1.1: Năm câu hỏi khi đi nghiên cứu mục tiêu nghiên cứu của thị trường
(nguồn: tác giả tự tổng hợp) Thứ nhất, Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Câu hỏi này bao gồm cả ba khía cạnh là khách hàng tiềm năng; khách hàng mục tiêu và khách hàng hiện tại của công ty.
Thứ hai, Khách hàng của doanh nghiệp là người như thế nào? Câu hỏi này bao gồm toàn bộ những gì có thế khái quát hay vẽ lên được bức chân dung của khách hàng mà ở đó, đặc điểm tiêu dung dịch vụ du lịch được xác định là nền chủ đạo.
Thứ ba, Những ai có thể được xếp vào nhóm khách hàng lớn của doanh nghiệp?
Thứ tư, Khách hàng có những phản ứng như thế nào đối với sản phẩm, anh nghiệp cung cấp? Đâu là những nguyên nhân cho các phản ứng như vậy? Ở câu hỏi này, đề cấp đến cả những phản ứng dương tính và phản ứng âm tính Trong
Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch doanh nghiệp là ai?
2 Khách hàng là người như thế nào?
3 Khách hàng lớn của doanh nghiệp?
4 Ph n ng c a khách ản ứng của khách ứng của khách ủa khách hàng đ i v i s n ph m? ối với sản phẩm? ới sản phẩm? ản ứng của khách ẩm?
5 S ự thay đổi nhu cầu của khách hàng? đó, những phản ứng dương tính cố nhiên là những điểm cộng cho dịch vụ của doanh nghiệp Những phản ứng âm tính được xác định là những điểm mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp chưa thực sự phù hợp hoặc hoàn toàn không phù hợp kỳ vọng của khách hàng và cần phải được thay đổi hay làm cho “tốt hơn”.
Thứ năm, Nhu cầu của khách hàng đang thay đổi như thế nào? Những nhu cầu mới của khách hàng hiện tại là gì? Những thông tin này rất quan trọng đối với doanh nghiệp du lịch Điều này xuất phát từ việc khách hàng có thể trung thành với thương hiệu nhưng việc trung thành với điểm đến cho hai kỳ nghỉ liên tiếp là còn số hạn hữu.
1.2.3 Các giai đoạn (pha) nghiên cứu thị trường khách du lịch: Để đạt được những mục tiêu trên, hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch cần được thực hiện theo các giai đoạn sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu tiềm năng (pha tiềm năng);
Thứ hai: Nghiên cứu hiện tại (pha hiện tại);
Thứ ba: Nghiên cứu kết quả (pha kết quả)
Pha ti ềm năng Pha hi ện tại Pha k ết quả Đánh giá tiềm năng
1st Q tr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr
Hành vi tham gia và các hoạt động trao đổi thông tin cá nhân
Nghiên cứu hành vi mua
Mức độ hài lòng của du khách Phân tích hành vi của khách khi thực hiện chương trình du lịch
Sự hài lòng của khách hàng
Sơ đồ 1.2: Các pha của nghiên cứu thị trường trong du lịch.
(nguồn: tác giả tự tổng hợp) a Nghiên cứu thị trường tiềm năng (pha tiềm năng)
Nghiên cứu thị trường tiềm năng được thực hiện với các nhiệm vụ cụ thể là: Đánh giá tiềm năng thị trường; Nghiên cứu hành vi mua; Sự sẵn sàng đi du lịch (sẵn sàng mua). Đánh giá tiềm năng thị trường Đánh giá tiềm năng của thị trường là một nhiệm vụ quan trọng trung tâm của nghiên cứu thị trường ở pha tiềm năng Đánh giá tiềm năng chỉ ra cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch về cơ hội mà họ có thể có trong việc cung ứng các dịch vụ của mình với các nỗ lực marketing tương ứng Do vậy nghiên cứu thị trường ở pha tiềm năng cần phải thu thập được các thông tin từ phía các khách hàng liên quan đến thái độ của họ đối với sự hấp dẫn của chương trình du lịch và hình ảnh về doanh nghiệp. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp du lịch, chúng ta cũng hiểu rằng, sự hấp dẫn của một chương trình du lịch là yêu cầu số một Đây là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng và niềm tin đối với khách hàng vì đối với một chương trình du lịch nếu loại bỏ yếu tố này, nó đơn giản chỉ là một tờ giấy được viết các thông tin theo cách nào đó Tất nhiên chúng ta cũng biết rằng, sự hấp dẫn cũng cần phải đặt trên nền tảng của sự phù hợp với mong muốn và khả năng thanh toán của khách hàng tiềm năng Do vậy khái niệm về sự hấp dẫn cần được bao hàm cả những khía cạnh này.
Trong pha tiềm năng, thông tin về sự hấp dẫn của chương trình là cực kỳ quan trọng Các khách hàng tiềm năng thường gặp khó khăn trong việc đánh giá, so sánh các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác nhau Sự quyết định của họ trong việc so sánh thường tập trung chủ yếu vào việc đánh giá gắn liền với chương trình du lịch cụ thể trên cơ sở mong đợi của họ.
Nghiên cứu thị trường khách du lịch Bắc Âu
1.3.1 Giới thiệu và xác định thị trường mục tiêu nghiên cứu:
Các nước Bắc Âu hay được gọi là các quốc gia Nordic nằm phía bắc Châu Âu và Bắc Đại Tây Dương, bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển và vùng lãnh thổ liên quan của họ Scandinavia đôi khi được sử dụng để gọi tên các nước khu vực Bắc Âu này 7
Bắc Âu là phần phía Bắc của châu Âu Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc thì Bắc Âu bao gồm các nước và lãnh thổ sau:
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
7 Link dẫn từ website: http://www.cheapeurotour.com/europe_maps/northern_europe.html
Bản đồ 1.1: Bản đồ khu vực Bắc Âu 8
Trong phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đi sâu vào khai thác thị trường bốn trong số các nước nằm trong Hội Đồng Bắc Âu, bốn nước đó là Thụy Điển, Đan Mạch, Na-Uy, Phần Lan do sự gần gụi về địa lý cũng như nền kinh tế, văn hóa.
Hội đồng Bắc Âu được thành lập vào năm 1952 Hội đồng có 87 thành viên được bầu từ Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển cũng như từ các vùng lãnh thổ tự trị ba; Quần đảo Faroe, Greenland và Åland 9
8 Website http://www.cheapeurotour.com/europe_maps/northern_europe.html
9 Nguồn: Website chính thức của Hội Đồng Bắc Âu Link: http://www.norden.org/en/nordic-council
Bản đồ 1.2: Bản đồ bốn nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na-Uy, Phần Lan
1.3.2 Đặc điểm về dân số, văn hóa, kinh tế - xã hội 10
Bắc Âu có tổng diện tích là 1,26 triệu km2 nhưng tổng dân số chỉ có 24 triệu dân Mật độ dân số của Bắc Âu là 19 người/km2 28% dân số sống tại 25 thành phố với khoảng trên 100.000 người.
Tuy có mật độ dân số thấp nhưng mức độ truy cập internet, truyền hình và sử dụng điện thoại di động cao ngang bằng với Bắc Mỹ và Nhật Bản.
- Phần đông dân số sống tại thành thị: từ 65-87%
- Tỷ lệ giữa nam - nữ: thường tỷ lệ nữ giới cao hơn ở mức 52% tổng dân số
- Mức độ tăng dân số ở mức thấp: 0,05 – 0,36 %/năm
10 Nguồn: Tài liệu nghiên cứu tiếng Anh: “Tourism market guide the Nordic countries” của Ủy ban Nghiên cứu Châu Âu
Khí hậu: mang khí hậu ôn hòa, có 2 mùa là mùa đông và mùa hè Mùa đông kéo dài và thường có tuyết và mưa lớn.
1.3.2.2 Kinh tế - Văn hóa – xã hội:
Các nước Bắc Âu có liên quan với nhau nhiều về lịch sử và chính trị nên có sự tương đồng về đặc điểm văn hóa, xã hội.
Với diện tích nhỏ, các nước Bắc Âu thường xuyên qua lại giao dịch giữa các quốc gia trong khu vực.
Ba trong số năm nước Nordic là thành viên của NATO; ba nước là thành viên của liên minh Châu Âu (EU) Phần Lan là nước duy nhất tham gia hiệp hội tiền tệ kinh tế Châu Âu (EEMU) Các nước khu vực Bắc Âu là các nước công nghiệp, có nền kinh tế phát triển ổn định, cùng nền tảng chính trị tốt, lạm phát ở mức thấp vào khoảng 2%.
Trong số các nước Bắc Âu thì Thụy Điển là nước công nghiệp lớn và là một trong số những nước có mức sống cao nhất trên thế giới Phát triển mạnh về công nghiệp nặng với trình độ tay nghề lao động cao.
Na Uy cũng là một nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển Được kể đến là nước có trữ lượng dầu và gas lớn, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đan Mạch có nền kinh tế phát triển và có truyền thống về ngành công nghiệp.
Phần Lan là nước có ngành nghề chính là công nghiệp chế tạo Dân số già và xu hướng dân cư thích sống độc lập từ sớm. Đồng tiền sử dụng của các nước Bắc Âu: 11
Krone Đan Mach (ký hiệu DKK)
Krone Nay Uy (ký hiệu NOK)
Krone Thụy Điển (ký hiệu SEK)
Mức tỷ giá trung bình của các đồng này so với USD ở mức 5,7 Kr/USD.
1.3.2.3 Điều kiện về thời gian rỗi của Bắc Âu: các kỳ nghỉ của người dân Bắc Âu.
11 Nguồn: Web: http://www.norden.org
Với cường độ công việc lớn như hiện nay khiến cho người dân Bắc Âu phát sinh nhiều hơn nhu cầu về các kỳ nghỉ ngắn và thường xuyên làm gia tăng các kỳ nghỉ mang tính chất du lịch nghỉ dưỡng Hiện nay, người dân Bắc Âu có 5 tuần nghỉ (liên tục) trong 1 năm, nhưng xu hướng dần sẽ chuyển thành 2 -3 kỳ nghỉ trong 1 năm, với mỗi kỳ nghỉ kéo dài 1-2 tuần Tuy nhiên việc lựa chọn điểm đến không còn bị giới hạn bởi thời gian ngắn đó Các kỳ nghỉ dài ở Ấn Độ Dương, Caribe, Châu Phi và vùng Đông Á cũng trở nên phổ biến như các kỳ nghỉ ngắn ở quanh Châu Âu.
1.3.2.4 Sân bay chính trong khu vực Bắc Âu
- Đan Mạch: Sân bay quốc tế Copenhagen
- Phần Lan: Sân bay Helsinki-Vantaa với hơn chục hãng hàng không
- Thụy Điển: Có hàng chục sân bay lớn nhỏ phục vụ cho nhu cầu giao thương lớn của đất nước này, lớn nhất là hệ thống 4 Các sân bay quốc tế Stockholm.
- Na Uy: Sân bay quốc tế lớn nhất : Oslo_Gardermoen.
1.3.3 Nghiên cứu thị trường du khách Bắc Âu:
Theo nghiên cứu của hội đồng Châu Âu trong quan hệ hợp tác phát triển ngành kinh doanh lữ hành của Việt Nam đã chỉ ra:
1.3.3.1 Xu hướng đi du lịch của du khách người Bắc Âu:
Ai sẽ đi du lịch?
Nổi tiếng lâu đời về niềm đam mê du lịch và mạo hiểm, người Scandinavi hiện nay coi du lịch ra nước ngoài là một sự lựa chọn cách sống quan trọng Trong năm 2007, lượng khách du lịch outbound của Bắc Âu lên tới con số 16 triệu khách. Trong suốt thời gian từ những năm 1950, hãng hàng không SAS (Tập đoàn SAS - SAS Group, viết tắt của Scandinavian Airlines System Group) là tập đoàn kinh doanh ngành hàng không (và các dịch vụ liên quan) của 3 nước Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển) chiếm vị trí độc quyền kiểm soát về vận chuyển hàng không trong khu vực Bắc Âu và cổng vào của Châu Âu gây nhiều hạn chế về thời lượng số chuyến bay và các điểm đến cũng như thời gian tới các điểm đến cần thiết, hạn chế nhu cầu đi du lịch của người dân du lịch tới nhiều khu vực xa, đặc biệt là mức giá cao và hệ thống hoạt động phức tạp Tới 6 năm gần đây, thời đại của công nghiệp và thương mại, các hãng hàng không tự do mở ra cạnh tranh với SAS ngày càng nhiều, sự linh hoạt trong các chuyến bay tới các Châu lục khác, hạn chế tối đa các thủ tục cần thiết Đến những năm đầu của thế kỷ 21, sự độc quyền của SAS đã bị mất, thay vào đó là các hãng hàng không giá rẻ cũng như hệ thống tàu bãi, sân bay quốc tế tới nhiều quốc gia tại các Châu lục với hàng chục hãng hàng không lớn nhỏ cạnh tranh mạnh về giá cả Cụ thể, các chuyến bay xuyên tới các châu lục: Như tới sân bay Malaysia 3 chuyến trong 1 tuần, Stockholm-Kuala Lumpur cũng như tới CuBa và châu lục khởi hành hàng ngày
Nhờ đó, loại hình du lịch FIT (Free individual travelers) - du lịch tự do cá nhân ngày càng được ưa chuộng và phổ biến với sự thay đổi này
Với số dân là 24 triệu người, trong đó có 16 triệu người đi du lịch có thể thấy mức
4 dân số đi du lịch trong một năm là mức rất cao và nó càng tăng mạnh hơn trong thời gian tới cho thấy xu hướng đi du lịch cao của thị trường này.
Theo nghiên cứu năm 2006 thì tại thị trường du lịch Bắc Âu, các chuyến bay dự kiến ngày càng tăng, nằm trong khoảng 75-82% (cao nhất là tại Đan Mạch và Phần Lan) và tăng nhanh hơn các chuyến bay điều lệ Điểm đến du lịch được lựa chọn?
Du lịch trong khu vực Bắc Âu chiếm 40% trong tổng số khách outbound của Bắc Âu trong năm 2006 Tuy nhiên sự lựa chọn điểm đến của mỗi quốc gia Bắc Âu là khác nhau
Đan Mạch là điểm đến được lựa chọn hàng đầu với Thụy Điển
NaUy đối với Đan Mạch
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH BẮC ÂU TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀ LONG
Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty, thông tin, giao dịch
Tên Công ty: Công ty TNHH du lịch và dịch vụ Hà Long.
Tên bằng tiếng Anh: Ha Long Tour & Service Company Limited.
Tên viết tắt: HA LONG TOUR AND SERVICE CO., LTD. Địa chỉ trụ sở chính: Số 45 Hàng Bún - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: (084) 3828 1628
Email sales@happytour.com.vn
Website: http://www.halongtour.com.vn http://www.happytour.com.vn
Số giấy phép LHQT0709/TCDL-GPLHQT.
Số đăng ký kinh doanh 0102029779
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa, và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Tổng số công nhân viên và lao động khác: 16 công nhân viên.
- Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH Du lịch & Dịch vụ Hà Long được thành lập từ việc đổi tên từ Chi nhánh công ty TNHH 1 Thành viên Du lịch Thanh Niên Quảng Ninh tại Hà Nội.
Số giấy phép LHQT 0709/TCDL- GPLHQT Với chức năng kinh doanh chủ yếu: Lữ hành Quốc tế, Lữ hành nội địa, Kinh doanh vận tải khách du lịch và các dịch vụ du lịch khác
Qua 5 năm hoạt động, Công ty tập trung chủ yếu vào làm đại diện và tổ chức tour cho các công ty du lịch gửi khách tại TP Hồ chí Minh và miền Trung với các chương trình vé lẻ khởi hành hàng tuần chất lượng cao, nhóm nhỏ đi riêng cho khách miền Nam và Việt Kiều đi thăm quan miền Bắc Được thành lập ngày 05/10/2001, chức năng chủ yếu là kinh doanh lữ hành với số vốn là 60 triệu VND, Công ty Hà Long có trụ sở chính tại tầng 1 khách sạn Long Biên (78, đường Yên Phụ - Ba Đình – Hà Nội), sau đó mới chuyển về 45 Hàng Bún, Phường Nguyễn Trung Trực, Ba Đình Khi tách riêng, công ty vẫn hoạt động ngay tại trụ sở đó đến hiện giờ Tuy ban đầu là chi nhánh nhưng Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu để giao dịch.
Ngày 26/01/2007, Công ty du lịch Hà Long tự tách ra khỏi công ty mẹ và thành lập một công ty hoàn toàn độc lập: Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long.
Giám đốc: Nguyễn Văn Thiện.
Với số vốn điều lệ ban đầu: 900 triệu VNĐ.
Hình thức hoạt động: Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long là một công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty là một tổ chức kinh tế hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng theo qui định của pháp luật nhưng không được quyền phát hành cổ phần.
2.1.3 Sản phẩm và khách hàng của công ty
Thị trường của công ty: bao gồm 4 mảng thị trường. oThị trường khách chính của công ty hiện nay khách Miền Nam và ViệtKiều đi thăm Thủ đô và các điểm du lịch khác tại miền Bắc (chiếm 80% lượng khách hàng của công ty) Lượng khách du lịch này được khai thác chủ yếu qua các kênh khai thác là các công ty gửi khách trong Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng hiện nay là trên 50 đối tác. oInbound: thị trường mục tiêu thứ hai mà công ty ưu tiên hướng tới Đối tượng khách inbound chính là tại thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á, Canada, Bắc Mỹ, Đức và đặc biệt với thị trường Pháp, công ty có một trang web riêng, đang được xây dựng và đi tới hoàn thiện để khai thác đoạn thị trường lớn này, đó là http://www.halongexplorer.com oMICE tour: thị trường Công ty mới đi vào khai thác chính thức và đang được công ty đẩy mạnh tập trung khai thác Tham gia trực tiếp là đơn vị tổ chức các đoàn du lịch MICE. oNội địa – outbound: với vai trò là công ty nhận khách, Công ty cũng không bỏ lỡ vai trò gửi khách với các đối tác bên ngoài.
Công ty tập trung vào thực hiện trực tiếp các chương trình tour tham quan miền Bắc cho 2 loại hình chính: oChương trình nhóm nhỏ đi riêng từ 2 khách đến 10 khách khởi hành theo yêu cầu chương trình vé lẻ khởi hành thứ 5 hàng tuần oNhóm khách bất kỳ và cam kết tuần nào cũng khởi hành đúng hẹn dù chỉ một khách.
Các sản phẩm kinh doanh cụ thể của công ty: 14
Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế: chủ yếu là thực hiện bán Tour qua các đối tác ở Sài Gòn Sản phẩm thường là các Tour trọn gói theo các tuyến ngắn ngày: Hà Nội - Lào Cai - Sapa - Bắc Hà ; hoặc xuyên Việt: Hà Nội - Hạ Long - Hoa Lư - Huế - Đà Nẵng - Hội An - Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh - Cái Bè - Vĩnh Long - Cần Thơ - Phan Thiết;
Dịch vụ làm thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh cho khách du lịch;
Khách không đặt Tour trọn gói, Công ty cũng đáp ứng các dịch vụ đơn lẻ khác: đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, đặt nhà hàng, tư vấn du lịch cho khách du lịch, cho thuê xe ô tô…
Hiện tại Công ty mới đang làm kênh bán hàng trực tiếp cho mảng khách du lịch MICE và khách Pháp.
2.1.4 Điều kiện kinh doanh của công ty:
Nguồn vốn kinh doanh hiện tại của Công ty là 1.842.468.352. Đây là con số khá lớn đối với một công ty lữ hành quy mô vừa và nhỏ.
14 Nguồn: Bộ phận Điều hành Công ty Hà Long
Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Công ty thuê trụ sở tại số 45 Hàng Bún, với 4 tầng, diện tích mỗi tầng 30 m2 và hiện đang sử dụng 3 tầng Vừa là trụ sở, vừa là văn phòng giao dịch của công ty. Văn phòng Công ty được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cụ thể:
Bảng 2.1: Liệt kê số lượng thiết bị máy móc
Máy vi tính Điện thoại cố định
(16 chỗ) Đơn vị Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc Chiếc
2.1.5 Chính sách phân phối của công ty
Sơ đồ 2.1 Kênh phân phối của Công ty Du lịch và Dịch vụ Hà Long
(Nguồn: Ban giám đốc Công Ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long)
Kênh 1 : Công ty nhận đặt hàng trực tiếp trên mạng bằng khai thác khách trực tuyến Trong kinh doanh lữ hành nội địa, đây là kênh đem lại hiệu quả và doanh thu lớn cho doanh nghiệp do không phải mất khoản hoa hồng cho bất cứ trung gian nào. Tuy nhiên, nó lại đem lại tỷ trọng nhỏ trong kinh doanh lữ hành quốc tế do khách khó liên hệ trực tiếp với Công ty Nhưng đây không phải hình thức khai thác khách chính của Công ty mà là qua kênh gián tiếp, qua công ty gửi khách.
Công ty lữ hành du lịch
Công ty lữ hành gửi khách
Kênh 2 : Kênh trực tiếp: Công ty có một văn phòng đại diện, chuyên khai thác khách du lịch Canada đặt tại khu đô thị Định Công (kiot 15, số nhà 21), Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Kênh 3 : Kênh trung gian gửi khách – kênh gián tiếp: Đây là kênh thường được áp dụng nhất trong thị trường inbound Các hàng lữ hành gửi khách sẽ được phép khai thác các chương trình du lịch của Công ty và bán cho khách theo mức giá của họ Khi có khách mua tour, các hãng sẽ thông báo cho Công ty thông qua fax, mail hoặc điện thoại và nhận tiền của khách rồi chuyển sang cho Công ty Khi nhận được hợp đồng gửi khách, Công ty sẽ phối hợp với các bộ phận khác để tiến hành đặt phòng, đặt vé, chuẩn bị phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu của hợp đồng. Đây kênh khá phổ biến đem lại hiệu quả cao do nó có thể bán được nhiều tour một cách dễ dàng và với số lượng lớn, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu khách có yêu cầu thay đổi tour hoặc dịch vụ sẽ phải thông qua hãng lữ hành rồi mới đến được Công ty, khiến cho quá trình thông tin chậm chạp và mất nhiều chi phí Công ty sẽ trả cho hãng gửi khách một khoản hoa hồng do hai bên thoả thuận trước, thường là từ 5 – 12 % doanh thu từ đoàn khách tuỳ vào số lượng khách và mối quan hệ giữa hai bên.
Công ty kinh doanh chính với vai trò là công ty nhận khách với nguồn khách từ các đối tác lâu năm của công ty Hiện tính tới thời điểm hiện tại, với thị trường khách chính là khách inbound Việt Kiều và Sài Gòn thì công ty có tới 50 đối tác, liên tục gửi khách tới công ty.
Tính tới năm 2009, về các tour thường tuần, Công ty không chỉ đón những lượt khách hàng tuần vào thứ năm mà Công ty đã mở thêm các tour hàng tuần vào ngày thứ 7 hàng tuần Tăng lượng khách đu du lịch hàng tuần lên gấp bốn lần so với những năm trước.
Hiện nay Công ty đang xúc tiến triển khai mở rộng hơn quan hệ đối tác với nhiều Công ty gửi khách tham quan Miền Bắc
Thực trạng khai thác thị trường khách inbound Bắc Âu tại Việt Nam
Bắc Âu là nơi có khí hậu lạnh nhất ở châu Âu vì vậy người dân ở đây thường đi trú đông Vào mùa đông lạnh giá, khách du lịch ở những quốc gia này thường tìm tới những vùng đất ấm áp hơn Việt Nam với khí hậu nhiệt đới, có nắng ấm, có những bãi biển đẹp được xem là lợi thế hấp dẫn du khách Bắc Âu Tuy nhiên, việc thu hút khách từ những thị trường này còn hạn chế.
Chỉ tính riêng người dân Thụy Điển hàng năm đã chi khoảng 5% thu nhập cho du lịch, tương đương với 6 tỷ Euro Họ có 5 tuần nghỉ phép năm cộng thêm rất nhiều ngày nghỉ lễ nên có rất nhiều thời gian để đi du lịch, và họ thích đi du lịch. Trên thực tế, các thông tin du lịch Việt Nam vẫn chưa tới được với người dân Bắc Âu nhiều Như vậy, để thu hút được khách Bắc Âu tới Việt Nam thì quan trọng là chúng ta phải có một chương trình xúc tiến, quảng bá tốt đồng thời vẫn đáp ứng được nhu cầu của các du khách bằng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng.
Thời gian vừa qua, Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch do EU tài trợ cũng đã tổ chức những cuộc hội thảo giới thiệu những thị trường này khá chi tiết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch cập nhật thông tin, tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch và học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia Quốc tế về phương pháp tiếp cận và quảng bá tiếp thị, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam tại các thị trường Bắc Âu.
Gần đây nhất, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Đan Mạch đến Việt Nam, ngày 3/11/2009 chúng ta cũng tổ chức hội thảo giữa Việt Nam và Đan Mạch về việc xúc tiến mở đường bay thẳng giữa hai nước để phục vụ khách du lịch,thương mại… của Đan Mạch và các nước Bắc Âu đến Việt Nam trong thời gian tới.
Từ năm 2005, Việt Nam đã đơn phương miễn thị thực cho công dân Đan Mạch du lịch Việt Nam trong vòng 15 ngày Năm 2007, Việt Nam đón 21.138 lượt khách Đan Mạch; Năm 2008 có 22.000 khách du lịch Đan Mạch tới Việt Nam. Lượng tăng lên có thể thấy không đáng kể, song đó là một cố gắng đáng ghi nhận của Việt Nam trong thời điểm năm 2008 nên kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng.
Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu Hàng không Đan Mạch, trong thời gian tới sẽ có khoảng 80.000 hành khách di chuyển qua lại giữa Bắc Âu - Việt Nam và tiếp tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo Ban giám đốc sân bay quốc tế Copenhagen lên kế hoạch sớm mở đường bay thẳng từ Thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đến TP Hồ Chí Minh và Hà Nội
Hi vọng, với việc mở đường bay thẳng từ Đan Mạch tới Việt Nam và việc đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam tới Đan Mạch nói riêng, thị trường các nước Bắc Âu nói chung, trong thời gian tới, du khách Bắc Âu sẽ chọn điểm đến Việt Nam nhiều hơn nữa.
Trước nhu cầu đi du lịch Việt Nam ngày càng tăng của người Bắc Âu, đặc biệt là lượng khách Phần Lan vào Việt Nam (đạt gần 10.000 khách năm 2008 so với 6.400 khách năm 2007, tăng xấp xỉ 160% so với năm 2007 và là một trong những thị trường có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2008) và để đón đầu việc hãng hàng không quốc gia Phần Lan, Finnair có kế hoạch mở đường bay trực tiếp Helsinki-Hanoi/Helsinki-TPHCM, dự kiến vào năm 2010, các Sở du lịch lớn của ta cũng như các Công ty lữ hành Việt Nam ta cần coi trọng hơn tới thị trường Bắc Âu còn nhiều tiềm năng này.
Bắc Âu là thị trường tiềm năng cần khai thác đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã chậm chân hơn Thái Lan (138.000 khách/năm 2008) và Malaysia (hơn 20.000 khách/năm)
Thống kê của Tổng cục thống kê về du lịch về lượng khách inbound Bắc Âu vào Việt Nam trong một vài năm gần đây như sau:
Bảng 2.4 Lượng khách du lịch khu vực Bắc Âu tới Việt Nam các năm 2006-2008 Đơn vị: người, %.
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Biểu đồ 2.2 Sự thay đổi về lượng khách inbound các nước Bắc Ấu tới Việt Nam Đơn vị: người.
Thụy Điển Đan Mạch NaUy
Phần Lan Để so sánh ta sẽ nghiên cứu thêm về số lượng dân tại 4 quốc gia này:
Bảng 2.5 Số dân 4 nước (số liệu năm 2008) 16 Đơn vị tính: triệu dân.
16 Website của Hội đồng Bắc Âu Link: http://www.norden.org
Biểu đồ 2.3 Lượng dân số 4 nước Bắc Âu năm 2008
Thụy Điển Đan Mạch NaUy Phần Lan
Quan sát hai biểu đồ có thể nhận thấy dù khá tương ứng với số thứ tự theo bảng so sánh về dân số nhưng vẫn khẳng định được vị thế đứng đầu về đời sống của người dân Thụy Điển Dù Thụy Điển có số dân vọt hẳn lên trong biểu đề về dân số nhưng Đan Mạch trong thời gian những năm 2006-2007, tỉ lệ số dân đi du lịch tới Việt Nam vẫn ngang với Thụy Điển Đến năm 2008 thì trong khi 3 nước đều tăng với con số khá cao thì thị hiếu du khách Đan Mạch tới Việt Nam lại giảm.
Giai đoạn năm 2008-đầu năm 2009, cuộc khủnghoảng kinh tế đã gây nên sự đóng băng một thời gian trong lĩnh vực du lịch trên toàn thế giới
Sau những tháng mùa đông đóng băng đúng nghĩa, thị trường du lịch Bắc Âu đã bắt đầu hồi phục và còn hứa hẹn khởi sắc khi các hãng lữ hành tại đây đều hoan hỷ loan báo số tour bán ra được trong mùa Phục sinh 2009 tăng 20-22% so với cùng kỳ năm ngoái
Du lịch thời khủng hoảng
Hãng lữ hành Spies Rejser tại Đan Mạch cho biết lệ thường tháng Giêng là tháng bán được nhiều tour nhất trong năm (khách thường mua tour trước sáu tháng) nhưng năm nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, du khách chỉ bắt đầu mua tour hè từ cuối tháng Hai
Những bãi biển tràn ngập ánh nắng ở Việt Nam rất hấp dẫn đối với du khách Bắc Âu - Ảnh: muadulich.com Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Đan Mạch thì từ đầu năm tới nay số người bị mất việc đã tăng 35%, nâng tỷ lệ người thất nghiệp lên 2,9% và sẽ còn tăng trong những tháng sắp tới Tuy nhiên, theo khảo sát của TNS-Gallup – công ty chuyên nghiên cứu nổi tiếng của Phần Lan, ngày 9/5 thì trong 10 người Đan Mạch, chỉ có ba người tiết kiệm để dành trả nợ vay ngân hàng, hơn thế nữa 85% người được hỏi cho biết khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng đến kế hoạch nghỉ hè của họ.
Họ quan niệm, càng vào những thời điểm khó khăn, chuyện giữ gìn sức khỏe và tinh thần lạc quan càng quan trọng hơn bao giờ hết nên du lịch là cách tốt nhất để chống khủng hoảng
Cơ hội nào cho Việt Nam?
Người phương Bắc rất cần nắng, chi phí cho những chuyến du lịch đến Mallorca, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp… để bổ sung vitamin cho cơ thể tính ra còn rẻ hơn tắm nắng nhân tạo tại các solarium, đó là chưa kể đến việc kết hợp với mua sắm, chăm sóc sức khỏe Thế nên nhiều người Đan Mạch lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp vẫn đi du lịch như thường
Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu của công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long
2.3.1 Thực trạng khai thác khách du lịch Bắc Âu hiện tại của Công ty:
Hiện tại và trong thời gian 7 năm hoạt động qua Công ty Du lịch Hà Long không chú trọng và chưa quan tâm tới hoạt động khai thác khách từ thị trường inbound Bắc Âu này.
Trong năm 2009, Công ty nhận 4 đoàn khách thực hiện chuyến du lịch xuyên Việt từ công ty gửi khách TST TP Hồ Chí Minh Khách đoàn từ miền Nam, bay ra Ông Võ Anh Tài, Giám đốc Công ty Du lịch Lữ hành Saigontourist, cho biết số lượng khách Bắc Âu mà công ty phục vụ không tăng, ngược lại còn thấp hơn so với những tháng trước mặc dù khu vực này đã được miễn visa Ông giải thích tình hình này với 2 nguyên nhân Thứ nhất là đây là mùa thấp điểm đối với khách du lịch Bắc Âu và thứ hai là chưa có nhiều khách biết Việt Nam miễn visa, vì vậy mức độ tăng trưởng của du khách khu vực này vào Việt Nam không cao mà chỉ tương đương với thời điểm năm ngoái
Số khách tháng 4/2005 (lượt) tham quan miền Bắc để bắt đầu chuyến xuyên Việt của mình với số lượng mỗi đoàn từ 5-10 khách Cụ thể:
+ Mục đích chuyến đi: 3 đoàn đi với mục đích tham quan, khám phá; 1 đoàn đi với mục đích nghỉ dưỡng.
+ Thời gian sử dụng tour: 15 ngày với đoàn khám phá; 18 ngày với đoàn nghỉ dưỡng Đoàn đi du lịch vào thời gian tháng 4 và tháng 11 của năm Khách đoàn nghỉ dưỡng đi vào tháng 4, đoàn khám phá vào tháng 10 và 11 của năm.
+ Chi tiêu: Các đoàn đều có khả năng chi trả cao Đoàn đi với mục đích khám phá Việt Nam chi trả cho chuyến đi là vào khoảng 2.700 USD Khách đi nghỉ dưỡng là 3.200 USD.
+ Sản phẩm tour mà công ty bán cho du khách: đều mang chất lượng 4*
- Tour khám phá: Công ty khai thác các tuyến điểm thiên về khám phá thiên nhiên và nền văn hóa dân tộc của Việt Nam Thời gian du khách du lịch dành nhiều tại miền Bắc do công ty chuyên khai thác khách với các tour miền Bắc Lịch trình:
Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long – PhanXi Păng – Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Hội An – Sài Gòn.
Hiện thời với 3 đoàn khách đi du kịch khám phá đó, công ty đều chỉ khai thác tour lịch trình trên.
- Tour du lịch nghỉ dưỡng: Công ty vẫn tập trung khai thác tuyến điểm của miền Bắc là chính, dành cho khách dịch vụ mang tính nghỉ ngơi, thư giãn với khí hậu dễ chịu của mùa xuân miền Bắc Lịch trình như sau:
Hà Nội – Hạ Long – Hà Nội – Sapa – Nha Trang – Phú Quốc – Sài Gòn.
Số điểm đến của tour dành cho khách nghỉ dưỡng ít, nhưng đều là các điểm có nhiều nơi tham quan, cảnh đẹp và nhiều dịch vụ bổ sung.
+ Hướng dẫn viên: bằng Tiếng Anh, là hướng dẫn chuyên nghiệp của Công ty
Các đoàn khách Bắc Âu mà Công ty có được trong năm qua chỉ là qua các mối quan hệ với các nhà cung cấp gửi khách, với số lượng chỉ là vài đoàn nhỏ lẻ trong một năm.
Cho nên có thể coi đây là một thị trường mới hoàn toàn với công ty Việc khai thác thị trường này là Công ty đang đi vào nghiên cứu và khai thác một thị trường hoàn toàn mới.
- Mặt đạt được: oVề sản phẩm du lịch: Công ty bước đầu đã có sự nghiên cứu về nhóm khách hàng Bắc Âu, ban đầu đã đưa ra những sản phẩm thích hợp với mục đích và nhu cầu của khách hàng. oThời gian của chuyến đi: Do khách hàng yêu cầu về thời gian như vậy nên công ty đã xây dựng tour theo yêu cầu đó Thời gian khá phù hợp với sản phẩm công ty xây dựng do công ty có bộ máy nhân sự khá chuyên nghiệp, với kinh nghiệm lâu năm. oMức giá của công ty với chất lượng 4* là phù hợp. oChất lượng hướng dẫn: do Hướng dẫn viên của công ty mới tiếp xúc với du khách Bắc Âu lần đầu, lại sử dụng tiếng Anh nên đôi khi vẫn gặp khó khăn trong việc giap tiếp, nhưng với kinh nghiệm lâu năm, công tác tổ chức vẫn diễn ra thuận lợi. oBước đầu có sự tiếp xúc với du khách Bắc Âu, đây là tiền đề cho phát triển thị trường này tại công ty.
- Hạn chế: o Các sản phẩm của Công ty còn mang tính đơn giản, chưa đa dạng qua các tour. o Do hạn chế về giao tiếp mà Hướng dẫn viên chưa truyền tải được nhiều thông tin tới du khách Với đối tượng khách du lịch nói chung và khách du lịch với mục đích tham quan, khám phá nói riêng, việc truyền tải những thông tin về điểm đến vô cùng quan trọng. o Mức giá cho sản phẩm của công ty còn bao gồm cả hoa hồng cho nhà trung gian là Công ty TST, khiến lợi nhuận thu được thấp.
2.3.2 Cơ sở cho việc mở rộng khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu của Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long:
2.3.2.1 Một thị trường du lịch hấp dẫn trong tương lai.
Như trên đã phân tích, có thể thấy thị trường khách du lịch Bắc Âu là thị trường khách có khả năng chi tiêu ở mức cao và sẵn sàng chi trả cho hoạt động du lịch lớn Với Thụy Điển là nước có mức sống của người dân nằm trong số những quốc gia đứng đầu thế giới, Phần Lan, Đan Mạch cũng là các quốc gia công nghiệp với nền kinh tế phát triển Đây chính là thị trường khách phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty: khai thác khách có khả năng chi trả cao với những sản phẩm mang chất lượng cao, mang tính đặc sắc.
Thời gian tới, xu hướng đi du lịch được khách du lịch Bắc Âu lựa chọn là khám phá những vùng đất Châu Á với nền văn hoá xa lạ, với những bãi biển đầy nắng và ánh mặt trời Điều này khiến Bắc Âu trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, đặc biệt trong thời gian 2-3 năm tới.
2.3.2.2 Một thị trường ngách hiện đang ít đối thủ cạnh tranh.
Vì quy mô của công ty vẫn chưa lớn nên tạm thời trong nghiên cứu này chúng ta đề cập sát tới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành trong nước.
Với cấp nhà nước, Du lịch Việt Nam đã bắt đầu quan tâm và bắt đầu với những động thái mạnh mẽ hơn nhằm tạo điều kiện cơ sở và thuận lợi, thúc đẩy việc khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu của các công ty lữ hành Việt Nam với sự giúp đỡ của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Âu.
Hiện tại, ở Việt Nam thì thị trường khách Bắc Âu vẫn đang là một thị trường ít được để ý tới Và có rất ít công ty quan tâm tới vấn đề khai thác Với những cái tên quen thuộc: Saigontourist, Viettravel, Công ty du lịch Bến Thành, những đối thủ cạnh tranh quen thuộc của công ty. Đây chính là một thách thức cũng như cơ hội của công ty Với nguyên tắc:
“Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn”.
2.3.2.3 Nội lực của công ty:
Chất lượng đội ngũ lao động trong công ty:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHÁCH BẮC ÂU TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ HÀ LONG
Xu hướng và triển vọng phát triển của du lịch Việt Nam và Hà Nội
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch da dạng và phong phú Tiềm năng đó thể hiện ở các thế mạnh về khoảng ba ngàn di tích, thắng cảnh lớn nhỏ được xếp hạng, 9 di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam tính tới thời điểm năm 2010 Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, (2000); Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên, (2001) Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, (2004); Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, (2004) Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, (2006); Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, (2007); Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, (2009); Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, (2009); 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới (đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển Kiên Giang, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang); hơn 30 vườn quốc gia, 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang
Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79 Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều mang nét đặc trưng về văn hoá riêng.
Với những lợi thế và tiềm năng như vậy, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ kế hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới 17
Bắt nhịp cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Những chỉ tiêu
17 TS Hà Văn Siêu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Đường link http://www.baodulich.net.vn/Story/vn/50namthanhlapnganhdulich/50namthanhlapnganhdulich/2010/1/4995.html về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển Du lịch Việt Nam. Điểm đột phá trong định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trò động lực của các doanh nghiệp Định hướng cơ bản đối với các lĩnh vực trọng yếu là: Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình
Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.
Và với những nỗ lực xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thị trường khách trên toàn thế giới, Việt Nam đang trở thành điểm đến du lịch được lựa chọn của nhiều du khách trên thế giới Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian khủng hoảng kinh tế vừa qua nhưng du lịch Việt Nam đang lựa chọn những hướng đi đúng đắn và kết quả đem lị rất khả quan Không những về xúc tiến quảng bá mà chất lượng dịch vụ, điểm đến cũng tăng vọt, nhằm khai thác những thị trường khách hàng khó tính nhất
Ngày 5-1-2009, chương trình khuyến mãi của ngành du lịch có tên “Ấn tượng Việt Nam - Impressive Vietnam” được chính thức công bố Đây được coi là giải pháp kích cầu của ngành du lịch trong bối cảnh hiện tại, sau khi tổng hợp các ý kiến, cam kết tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn, vận chuyển, ăn uống, hàng không, tập trung ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng 99 tour giảm giá 50% Đây là lần đầu tiên ngành Du lịch triển khai Chương trình khuyến mại trên quy mô toàn quốc đã thu hút 120 khách sạn (từ 1-5 sao), 101 doanh nghiệp lữ hành, 14 cửa hàng mua sắm, một số doanh nghiệp vận chuyển Đặc biệt Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã có chương trình giảm giá đến 60% vé máy bay trên các tuyến bay nội địa Hơn 300 tour khuyến mại đã được công bố.
Sự thành công của Chương trình “Ấn tượng Việt Nam” đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả chung của ngành Du lịch, trong năm 2009 toàn Ngành đã đón được 3,8 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa (tăng 20% so với năm
2008), với thu nhập đạt khoảng 68-70 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2008.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xếp Chương trình “Ấn tượng Việt Nam” cùng với Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF’2009) là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong năm 2009.
Năm 2010 sẽ tiếp tục giảm giá kích cầu du lịch nội địa
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2020 tính tới 2030 chú trọng đặc biệt tới mục tiêu về khách du lịch nội địa. năm nay ngành du lịch sẽ có nhiều đợt khuyến mãi mới để kích cầu du lịch nội địa, tuy không rầm rộ như Ấn tượng Việt Nam nhưng sẽ đi vào chiều sâu để đáp ứng từng nhu cầu của khách
Năm nay sẽ có một loạt chương trình khuyến mãi mới, tuy không rầm rộ như Ấn tượng Việt Nam 2009 nhưng sẽ đi vào chiều sâu để đáp ứng từng nhu cầu của khách du lịch nội địa - ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành - Tổng cục Du lịch - cho hay
Phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới
Hiện nay công ty khai thác 4 mảng thị trường:
- Mảng thị trường chính: Khách Sài Gòn và inbound Việt Kiều mà chủ yếu là cộng đồng ngôn ngữ Pháp, Anh Chiếm tới 80% thị phần của công ty.
- Mảng thị trường khách MICE, dịch vụ: mới được công ty đưa vào đẩy mạnh khai thác năm 2009 và đang được xúc tiến mạnh mẽ.
- Mảng thị trường khách inbound: thị trường khách Trung Quốc, Đông Nam Á, Canada, Bắc Mỹ, Đức và Pháp.
- Mảng thị trường outbound nội địa: cũng là một trong số thị trường công ty khai thác nhưng không mạnh.
Kiến nghị một số cách thức khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long
cơ cấu nhân sự, trang thiết bị, văn phòng, tài sản cố định; nghiên cứu phát triển thị trường, hoàn thiện các trang web… Định hướng khai thác thị trường khách inbound Bắc Âu của công ty trong thời gian tới :
Nhận biết được tiềm năng lớn của thị trường khách du lịch Bắc Âu, cùng với việc căn cứ vào nguồn lực của công ty và chiến lược phát triển dài hạn của công ty, giám đốc cùng ban quản trị công ty đặt ra định hướng và đang tiến hành nghiên cứu nhằm khai thác thị trường khách Bắc Âu trở thành một thị trường trọng điểm mà công ty sẽ khai thác trong số các thị trường khách inbound của công ty.
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu tại công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hà Long.
3.3.1 Mục tiêu khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu của công ty và chiến lược nhằm khai thác
Mục tiêu: Đưa thị trường khách Bắc Âu trở thành thị trường khách inbound trọng điểm của công ty trong thời gian 3 năm tới. o Tối đa hoá lợi nhuận, lượng khách đến và thời gian lưu lại tại Việt Nam.
Xác định thị trường mục tiêu: 4 nước chính: Thụy Điển, Đan Mạch,
Chiến lược đề xuất: o Đẩy mạnh Marketing trực tiếp, thực hiện khai thác khách trực tuyến qua trang web của công ty Lấy đây là phương thức chính để khai thác thị phần khách này. o Khai thác khách qua các đối tác là các công ty lữ hành gửi khách tại bản địa.
Với hai hình thức khai thác khách trên, công ty lấy hình thức khai thác khách trực tuyến là hình thức chính Dựa vào đặc thù tâm lý của người dân tại Bắc Âu thường xuyên sử dụng internet và thích tự mình tìm kiếm thông tin đi du lịch mà không thích qua sự tư vấn của công ty lữ hành Đây lại là hình thức rẻ tiền, không gây tốn nhiều về kinh phí.
3.3.2 Giải pháp đưa ra nhằm khai thác thị trường khách Bắc Âu với công ty Du lịch Hà Long:
Với đặc điểm của thị trường khách Bắc Âu là một thị trường về phong cách sống độc lập ngày càng tăng Mức độ truy cập internet và web cao sánh ngang với
Mỹ và Nhật Bản, trình độ dân trí cao và khả năng chi trả lớn Các mẫu tour ra nước ngoài sẽ trở thành xu hướng của du lịch FIT Xu hướng trong tương lai, du khách sẽ tự lên kế hoạch, chương trình nghỉ ngơi cho mình Người Bắc Âu thích tự tìm kiếm, lựa chọn các điểm đến du lịch thông quan việc tìm hiểu các nguồn thông tin hơn là qua công ty du lịch.
Vậy nên giải pháp hữu hiệu nhất để khai thác thị trường khách này là thông qua internet, khai thác khách trực tuyến, online.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác với một số công ty lữ hành gửi khách tại Bắc Âu. Kết hợp và tận dụng chính sách quảng bá xúc tiến của Tổng cục Du lịch mạnh mẽ trong những năm tới, đưa du lịch Việt Nam đến với thế giới, đặc biệt là những khách du lịch có khả năng chi trả cao và ưa tìm hiểu, khám phá Ngành du lịch Việt Nam cũng đang bước đầu chú trọng đi vào khai thác thị trường khách du lịch Bắc Âu Việc kết hợp cùng nhà nước trong một thị trường du lịch mới là một cách đi khôn ngoan, nhằm tận dụng điều đó, giảm chi phí cho hoạt động quảng bá.
Ví dụ như tham gia quảng bá hình ảnh của đất nước cũng như của công ty trong các Hội chợ Du lịch thường niên được tổ chức tại các quốc gia này như Phần Lan – vào tháng đầu của năm.
Quay trở lại vấn đề khai thác của công ty Bên cạnh việc kết hợp quảng bá hình ảnh Việt Nam và đưa tên tuổi công ty, công ty đẩy mạnh triển khai thành lập trang web dành cho thị phần khách du lịch Bắc Âu nhằm khai thác có hiệu quả nhất.
Hoạt động nghiên cứu thị trường là hoạt động vô cùng quan trọng với việc phát triển một thị trường mới Đây là bước tiền đề vô cùng quan trọng để tiến hành tất cả các hoạt động sau này
Với những nghiên cứu mà chuyên đề đã đi vào nghiên cứu trong phần 1, công ty bắt đầu tiếp cận với thị trường khách Bắc Âu và Xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường khách Bắc Âu:
Với việc tìm hiểu những thông tin thứ cấp, một phần công ty có thể kết luận về đặc điểm thị trường khách du lịch Bắc Âu là một thị trường:
- Có khả năng chi trả cao
- Cần những điểm đến du lịch nghỉ dưỡng do cường độ và áp lực công việc hàng ngày, thường lựa chọn biển là điểm đến nghỉ ngơi trong chuyến đi nghỉ dưỡng ngắn ngày của mình (Khách tới Châu Á có tới 75% là tới nghỉ dưỡng, 15% là khách công vụ và 10% còn lại là khách quá cảnh)
- Ưa thích tìm hiểu, khám phá những cái mới, ưa mạo hiểm, thích tìm hiểu văn hoá truyền thống đặc sắc của phương Đông.
- Yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.
- Khách xu hướng ngày càng thích tự lựa chọn chuyến đi theo ý mình. Với những thông tin thứ cấp trên – do Uỷ ban hợp tác và phát triển du lịch Châu Âu đã nghiên cứu, cùng với thông tin sâu sắc và chính xác hơn, tìm hiểu được qua nghiên cứu thị trường khách trên, công ty xây dựng các tour đặc biệt dành cho đối tượng khách Bắc Âu Đó là những sản phẩm chất lượng, dịch vụ cao; đa dạng, về nhiều mảng như du lịch nghỉ dưỡng, khám phá văn hoá để cho khách lựa chọn. a Tham khảo một số tour của các công ty lữ hành tại Bắc Âu: