1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh bắc kạn trong thời gian tới 1

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Tại Tỉnh Bắc Kạn Trong Thời Gian Tới
Người hướng dẫn Cô Giáo Hướng Dẫn Thực Tập Phan Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Bắc Kạn
Thể loại Đề Tài
Thành phố Bắc Kạn
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 122,26 KB

Cấu trúc

  • II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH BẮC KẠN (27)
    • 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẮC KẠN (27)
      • 1.1. Điều kiện tự nhiên (27)
        • 1.1.1. Về địa lý (27)
        • 1.1.2. Địa hình (28)
        • 1.1.3. Về khí hậu và thổ nhưỡng (28)
      • 1.2. Về kinh tế- xã hội (30)
        • 1.2.1. Về dân số, lao động (30)
        • 1.2.2. Về văn hoá xã hội (32)
        • 1.2.3. Về kinh tế (32)
    • 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN TOÀN TỈNH (35)
      • 2.1 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (35)
        • 2.1.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo hình thức quản lý (35)
        • 2.1.2/ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn (36)
        • 2.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế (37)
      • 2.2/ Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư xây dựng cơ bản (42)
      • 2.3/ Tài sản cố định huy động (43)
      • 2.4/ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm (45)
    • 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ (47)
      • 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân (52)
        • 3.2.1. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý (52)
        • 3.2.2/ Thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản (53)
        • 3.2.3. Khối lượng nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản quá lớn (55)
        • 3.2.4. Đầu tư dàn trải (55)
  • I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN (2002-2010) (56)
    • 1. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA BẮC KẠN (56)
    • 2. MỤC TIÊUCHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (57)
  • II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (58)
    • 1.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hoá đầu tư (58)
    • 1.2. Tuân thủ đúng các nguyên tắc kế hoạch hoá trong đầu tư (59)
    • 2. HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ HIỆU QUẢ (60)
      • 2.1. Giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản (60)
      • 2.2. Sử dụng vốn đầu tư xây cơ bản có hiệu quả (62)
    • 4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH (65)
    • 7. LÀM TỐT CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT XÂY DỰNG, NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/2003/NĐ- CP NGÀY 30 THÁNG 1 NĂM (69)
  • KẾT LUẬN (69)

Nội dung

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH BẮC KẠN

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẮC KẠN

Bắc kạn là một tỉnh miền núi vùng cao, năm sâu trong nội địa vùng đông bắc có diện tích 4.857,21 Km 2 , bao gồm 6 huyện, 1 thị xã và 122 xã, phường, thị trấn với dân số trung bình năm 1999 là 275.165 người Mật độ dân số bình quân 56,7người/Km 2 Bắc Kạn thuộc khu vực đông bắc, Nằm trên quốc lộ số 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng Đây là trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Kạn nằm giữa các tỉnh có tiềm năng kinh tế lớn :

Phía Nam giáp Thái Nguyên Phía Bắc giáp Cao Bằng Phía Đông giáp Lạng Sơn Phía Tây giáp Tuyên Quang Bắc Kạn với 4 tỉnh xung quanh có mối giao lưu quan trọng, có những nét tương đồng về nguồn tài nguyên và con người, có điều kiện hỗ trợ nhau phát triển kinh tế và trao đổi hàng hoá Hơn thế nữa Bắc Kạn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng vì nằm giữa trong vùng Đông Bắc, vùng chuyển tiếp giữa Trung du và Đồng Bằng Bắc Bộ với miền núi.

Từ Trung Quốc đến Bắc Kạn qua cửa khẩu biên giới thuộc hai tỉnhLạng Sơn và Cao Bằng Đây là vị trí thuận lợi có những ảnh hưởng lớn đến

2 8 phát triển kinh tế hàng hoá của tỉnh về các loaị sản phẩm nông sản và đặc biệt là khoáng sản.

Bắc Kạn là tỉnh có địa hình phân dị lớn do sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn-Yến Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam nên hình thành các vùng khác biệt về khí hậu ảnh hưởng đến đời sống dân cư và phát triển kinh tế- xã hội Toàn tỉnh có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, Cao nhất có đỉnh 1.640 m thuộc dãy Năm Khiếu Thượng, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Ba Bể và tỉnh Cao Bằng ở phía Tây Bắc Ngoài ra có các đỉnh cao 1.525 m, 1.517 m, 1.502 m, thuộc dãy núi Hoa Sơn, là ranh giới tự nhiên giữa các huyện Ba Bể – Chợ Đồn-Bạch Thông- Ngân sơn. Độ cao bình quân toàn tỉnh từ 500-600 m, nơi thấp nhất 40 m thuộc khu vực xã Quảng Chu( Chợ Mới ) Vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở huyện

Ba Bể và huyện Na Rì, còn tiềm ẩn nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hang động để phát triển du lịch

1.1.3 Về khí hậu và thổ nhưỡng. khí hậu:

Bắc kạn có chế độ khí hậu nnhiệt đới gió mùa, nhưng do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình, địa mạo nên khí hậu Bắc Kạn có nhiều nét đặc trưng.

- Về chế độ nhiệt : nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-22 0 C, trung binhv cao nhất từ 25-28 0 C, trung bình thấp nhất từ 10-11 0 C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối - 0,1 0 C ở thị xã Bắc Kạn ; -0,6 0 C ở Ba Bể và - 2 0 C ở ngân sơn gây băng giá, ảnh hưởng rất lớn tới cây trồng và vật nuôi.

Tuy nhiên với chế độ nhiệt ngư vậy đã hình thành trên địa bàn tỉnh nhiều tiểu vùng khí hậu đất đai khác nhau, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo thế mạnh cho từng khu vực, với các loại sản phẩn đặc trưng của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

- Về chế độ ẩm : Bắc kạn là tỉnh có lượng mưa thấp nhất so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Lượng mưa bình quân năm từ 1.500 mm, cao nhất là 1.859 mm (Chợ Đồn) thấp nhất 1.378 mm (Ba Bể) Lượng mưa tăng dần theo đai cao và thấp nhất ở các thung lũng khuất gió Trong mùa mưa ( tháng 5-10) chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô (từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau) chỉ chếm 18-20% tổng lượng mưa cả năm Trong các tháng 12 và tháng 1 có lượng mưa ít nhất, đôi khi còn xuất hiện sương muối, băng giá cộng với thời tiết khô hanh, thường gây hạn hán, hoả hoạn và cháy rừng.

- Lượng bốc hơi : biến động từ 735-820 mm/ năm Trong các tháng mùa khô thường lượng bốc hơi cao, mực nước ngầm xuống rất thấp, làm cho nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng Đặc biệt trong các tháng 12 và tháng 1 lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa gấp 10 lần là nguyên nhân chính gây ra hạn hán nặng trong vụ Đông Xuân của Bắc kạn

- Về gió bão : Bắc Kạn nằm sâu trong nội địa lại có núi sâu che chắn nên ít bị ảnh hưởng của bão Bão đến Bắc Kạn thường ít gây tác hại, chỉ có nước lớn và lũ trên các sông suối.

Kết quả điều tra cho thấy Bắc Kạn có những loại đất chính sau:

- Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình (Fh): chiếm 13,38%, phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao > 700 m, trên nền đá macma axit kết tinh

3 0 chua, đá trầm tích và biến chất Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục nhiều

- Đất Feralit điển hình vung đồi núi thấp ( Ff-Fk): chiếm 71,62%, phân bố trên vùng đồi núi thấp với nhiều loại đá mẹ như đá biến chất, hiến sét, granit, đá vôi, sa thạch đất tốt, thành phần cơ giới từ nặng đến trung bình, tầng đất trung bình và mỏng, thích hợp với các loài cây trông Nông -Lâm nghiệp

- Đất dốc tụ và phù sa (P) : chiếm 7,49%, phân bố vên sông trong các thung lũng hẹp hoặc các bãi đá chân núi là loại đất hình thành do bồi tụ hàng năm của sông xuối hoặc do ảnh hưởng của lắng đọng, dốc tụ Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ; tầng đất dày, tơi xốp, đất còn tốt thích hợp với cây trồng nông nghiệp.

- Đất đá vôi (k): chiếm 7,43 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở

Ba Bể, bắc Chợ Đồn và Na Rì (khu vục Kim Hỷ) Khu vực núi đá vôi thường rất ít đất trong các hang hốc, tầng đất mỏng màu đen.

- Đất ngập nước: chiếm 0.08%, chủ yếu ở khu vực hồ Ba Bể và các sông suối.

Nói chung, cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi Đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông lâm nghiệp Đất nông nghiệp 30.509 ha chiếm 6.28% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng 301.722 ha chiếm 62.1% diện tích tự nhiên; nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao thuận tiện cho sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.

1.2 Về kinh tế- xã hội

1.2.1 Về dân số, lao động

Toàn tỉnh Bắc Kạn năm 1999 có 57.028 hộ, với 276.165 nhân khẩu, trong đó:

- Bình quân số nhân khẩu trong một hộ từ 4-5 người.

- Mật độ dân số bình quân 56,7 người/km 2 , cao nhất ở thị xã Bắc Kạn ( gần 900 Người / km 2 ), thấp nhất huyện Na Rì ( 44 người/ km 2 ).

- Tỷ lệ dân số bình quân 1,51% (Năm 2000: Tỷ lệ dân số tự nhiên là 1,437%)

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 152.386 người, chiếm 55,36% dân số toàn tỉnh Trong đó lao động chiếm 1,126%, khối dịch vụ thủ công buôn bán chiếm 4,0%; khối nông - lâm nghiệp chiếm 85,8% Như vậy sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế của tỉnh. Diện tích canh tác nông nghiệp hiện nay là quá thấp(bình quân 750 m 2 / người), nên lao động nông nghiệp còn dư thừa nhiều cần được sử dụng vào phát triển lâm nghiệp xã hội và các ngành phi nông nghiệp.

Dân số năm 1996 của tỉnh bằng 0,4% so với dân số cả nước và bằng khoảng 2,5% so với dân số vùng Đông Bắc Năm 1999: 276.165 người Năm

2000 là 280.870 người và năm 2010 là 325.000 người.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN TOÀN TỈNH

2.1 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Bắc Kạn là một tỉnh mới tái lập (01- 01- 1997) nên hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh, hoạt động này tạo ra cơ sở hạ tầng: đường giao thông, trường học, trụ sở làm việc vì vậy vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Nguồn vốn đó được hình thành từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, vốn huy động doanh nghiệp, vốn nước ngoài Trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, có vị trí quan trọng nhất trong nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quy mô của vốn đầu tư lớn tăng mạnh qua các năm Năm 1997 là 122,217 tỷ đồng, năm 1998 là 167,322 tỷ đồng, 1999 là 233,960 tỷ đồng, năm 2000 là 255,051 tỷ đồng,

2001 là 334,892 tỷ đồng, năm 2002 là 347,390 tỷ đồng.

2.1.1 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo hình thức quản lý

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo hình thức quản lý Đơn vị : tỷ đồng

Phân theo hình thức QL 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 122,217 167,322 223,960 255,051 334,892 347,390 Trung ương quản lý 19,670 19,355 39,064 72,750 53,557 47,391 Địa phương quản lý 102,547 147,967 184,896 182,301 281,335 299,999

(nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1997-2002)

Vốn ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước cấp cho tỉnh quản lý xây dựng cơ bản và vốn ngân sách nhà nước trực tiếp đầu tư cho các công trình trọng điểm, trong đó vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh qua các năm Năm 1997 là 102,547 tỷ đồng chiếm tỷ trọng tương ứng là 83,9% Năm 1998 là 147,967 tỷ đồng chiếm 88,4%, năm 1999 là 184,896 tỷ đồng chiếm tương ứng 82,5%, năm

2000 là 182,301 tỷ đồng chiếm 71,74%, năm 2001 là 281,335 tỷ đồng chiếm 84%, năm 2002 là 299,999 tỷ đồng chiếm 86,36% Tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tăng qua các năm, nguyên nhân chính là do chính sách phân cấp quản lý đầu tư Các dự án, các công trình trọng điểm do trung ương quản lý giảm, hoặc chuyển cho địa phương quản lý, thực hiện.

2.1.2/ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo nguồn vốn bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn của dân và tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài và vốn khác.

Bảng : Vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn vốn Đơn vị: tỷ VND

Phân theo nguồn vốn 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Ngân sách nhà nước 77,498 110,194 142,063 149,943 173.699 153,058 Vốn tín dụng 8,000 15,241 15,418 31,349 47,259 67,304

(nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1997-2002)

+ / khối lượng vốn ngân sách nhà nước tăng thể hiện qua các năm như sau: Năm 1997 nguồn này là 77,498 tỷ VND chiếm tỷ lệ tương ứng là 63,4% đến năm 1998 tăng lên 110,194 tỷ VND chiếm tương ứng 87,8% Tiếp tục tăng đến năm 1999 là 142,063 tỷ VND chiếm tỷ lệ là 90,2 % Sau đó năm

2001 giảm còn 51,58%( 173,664 tỷ VND) Năm 2002 Còn là 153,058 tỷ VND tương ứng là 44,06% Có thể lý giải được sự thay đổi đó là do những năm đầu mới tái lập tỉnh, việc cần thiết xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nhằm sớm ổn định bộ máy hành chính các cấp của tỉnh nên khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách nhà nước tập chung lớn Sau khi đã dần hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng phần vốn này bị cắt giảm, thể hiện năm 2002 chỉ còn 44,06%

+/ Vốn tín dụng : Đây là nguồn huy động của các tổ chức tín dụng để dành cho đầu tư xây dựng cơ bản Nguồn này chiếm tỷ trọng không cao nhưng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản Nguồn vốn này thường để bù đắp vào các công trình do thiếu hụt khi NSNN chưa kịp thời bổ sung để đảm bảo tiến độ dự án hoặc vay trực tiếp để đầu tư Khối lượng vốn đầu tư từ nguồn tín dụng chiếm tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chưa cao, cụ thể : năm 1997 là 8 tỷ VND chiếm tỷ lệ 6,55 % Năm 1998 là 15,24 tỷ VND tương ứng 12,15% Năm 1999 là 15,418 tỷ VND tương ứng là 12,29 %.Năm 2000 là 31,349 tỷ VND tương ứng 12,29% Năm 2001 tăng lên 47,259 tỷ VND tương ứng là 14,11% Năm

2002 tăng lên đến 67,304 tỷ VND tỷ lệ là 19,374%.

+/ Vốn đầu tư của các doanh nghiệp: các năm 1997-1999 nguồn vốn này không huy động được nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào một tỉnh mới vì những khó khăn về thị trường, về giao thông, lỉên lạc hơn nữa tỉnh chưa có cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý Năm

2000 vốn đầu tư XDCB từ nguồn này chỉ đạt 3,316 tỷ VND chiếm 1,30%. Năm 2001 tăng lên 20.658 tỷ VND chiếm tương ứng 6,168% Năm 2002 giảm xuống còn 3,746 tỷ VND tương ứng 1,078% Có thể nói vốn đầu tư XDCB từ các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư XDCB , nguồn này chủ yếu được sử dụng trong xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cụn xã, thôn với quy mô và khối lượng vốn yêu cầu không lớn. Các doanh nghiệp ứng ra trước để xây dựng các công trình.

2.1.3 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành kinh tế Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế, giúp cho chúng ta thấy được quy mô khối lượng phân bổ vào các ngành kinh tế như thế nào, để từ đó đánh giá được sự ảnh hưởng của các ngành tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung.

Bảng : Vốn đầu tư xây dựng cơ bảnphân theo ngành kinh tế. Đơn vị : tỷ VND

Tổng số 122,217 167,322 223,960 255,051 334,892 347,390 Nông-lâm-thuỷ sản 18,710 31,806 34,466 42,450 43,862 65,701

Vận tải - kho bãi 34,307 67,098 67,229 99,278 145,347 130,007 Quản lý nhà nước & an ninh quốc phòng

(nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1997-2002)

+/ Ngành Nông- Lâm - Thuỷ sản: Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với 88,22% dân số sống bằng nghề nông, diện tích đất nông nghiệp là 30.509 ha, chiếm 6,28% (diện tích toàn tỉnh là 485.721 ha) Đất lâm nghiệp là 301.722 ha tương ứng 62,12% Với khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho ngành nông - lâm- thuỷ sản như sau:

Năm 1997 với 18,701 tỷ VND chiếm 15,31% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản địa bàn tỉnh Bắc Kạn Năm 1998 khối lượng vốn là 31,806 tỷ VND tương ứng là 19% Năm sau 1999 khối lượng vốn tăng lên 34,466 tỷ nhưng tỷ lệ giảm còn 15,389% Năm 2000 là khối lượng tăng 42,450 tỷ VND và tỷ lệ là 18,8% Năm 2002 là 65,701 tỷ VND tương ứng 18,912 %. Lượng vốn này được sử dụng tập chung vào các công trình xây dựng trạm trung chuyển, kho vật tư nông nghiệp, xây dựng các lâm trường, trung tâm giống thuỷ hải sản, hệ thống kênh mương, trạm bơm, đập thuỷ lợi

- Năm 2001 : Đầu tư xây dựng 3 công trình chuyển tiếp, khởi công mới 20 danh mục công trình trong đó , xây dựng trạm trung chuyển vật tư nông nghiệp Bắc Kạn, xây dựng kho vật tư nông nghiệp , xây dựng vườn ươm các huyện, thị xã, xây dựng các trạm kiểm dịch động vật, các công trình thuỷ lợi.

- Năm 2002 : có 6 công trình chuyển tiếp, khởi công mới 15 công trình mới.

- Năm 2003 : có 8 công trình chuyển tiếp, 4 công trình xây dựng mới.

+/ Ngành công nghiệp và xây dựng: là ngành có khối lượng vốn đầu tư tương đối lớn Năm 1997 khối lượng vốn là 25,914 tỷVND chiếm tỷ trọng tương ứng là 21,2% Tỷ trọng ngành này biến đổi tăng giảm không ổn định qua các năm Đến năm1998 giảm khối lượng xuống còn 22,187 tỷ chiếm 13,26% Tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo, năm 1999 khối lượng là 17,925 tỷ tương ứng 8% , năm 2000 là 10,122 tỷ tương ứng 3,967% Sau đó tăng nhẹ ở hai năm tiếp theo, năm 2001 là 30,504 tỷ với 9,1% và năm 2002 là 27.297 tỷ chiếm 7,86% Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do nền tảng của ngành Xây dựng - Công nghiệp Bắc Kạn dựa trên khai thác, chế biến lâm sản và khoáng sản, vật liệu xây dựng nên vốn đầu tư chỉ tập chung vào giai đoạn đầu của dự án Nguyên nhân thứ hai là hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu về nhà xưởng, máy móc thiết bị không cần phải quy mô lớn Cần phải có những giải pháp nâng cao nhu cầu về vốn bằng cách tạo ra thị trường hàng hoá phong phú chủng loại sản phẩm, đa dạng hoá loại hình sản xuất

+/ Ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc : Tại thời điểm tái lập tỉnh, Bắc Kạn chỉ có 126 km Quốc lộ 3 đi qua, qua 3 tỉnh lộ mà chủ yếu là mặt đường cấp 4, trải bê tông.hệ thống thông tin liên lạc yếu kém Sau 6 năm tái lập tỉnh, đến nay, toàn hệ thống đường sá từ tỉnh đến huyện đã được nâng cấp, trải thảm nhựa, mở rộng, làm mới Hệ thống bưu điện phát triển rộng khắp với 2 bưu điện huyện, thị xã, 22 bưu cục, 70 điểm bưu điện văn hoá xã Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực chiếm khối lượng lớn nhất trong trên tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành.

Năm 1997 khối lượng vốn là 34,307 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28 % Năm

1998 tăng lên 67,098 tỷ chiếm tỉ trọng 54,9% Năm 1999 là 67,229 tỷ đồng chiếm 30,02% Năm 2001 tăng lên 145,347 tỷ chiếm 43,4% Năm 2002 là 130,007 tỷ chiếm 37,424 %

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4 8 Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò hết sức quan trọng, đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra các tài sản cố định cho kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh dịch vụ thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động Bắc Kạn là một trong những tỉnh mới được tái lập cho nên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Bắc Kạn tập trung rất lớn Do vậy những thành quả của đầu tư xây dựng cơ bản góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.1 Thành tựu đạt được về Kinh tế - Xã hội của tỉnh gắn liền kết quả của hoạt động đầu tư Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế của Bắc Kạn.

Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính xuất tỉnh Những năm qua với công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã thúc đẩy nhanh và bước đầu đạt được những kết quả khích lệ, với tốc độ tăng trưởng trên 5% Đưa giá trị sản xuất từ 258.222 triệu đồng năm 1997 lên 295.342 triệu đồng năm 1998 năm 2000 là 327.037 triệu đồng, năm 2002 là 403.093 triệu đồng Nếu năm 1997 lương thực bình quân đầu người của Bắc Kạn chỉ đạt 270 kg/ người / năm thì đến năm 2002 tăng lên 270 kg/người/ năm.Nhờ đó người dân Bắc Kạn đã cơ bản thoát khỏi chảnh thiếu lương thực.

Bảng : giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành nông nghiệp

Triệu đồng Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

(nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1997-2002)

- Trong công nghiệp: Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nếu như giá trị sản xuất 1997 là 27.012 triệu đồng, năm 1998 là 29.906 triệu đồng, năm 2000 là 64.581 triệu đồng và năm 2001 là 84.655 triệu đồng Tăng trung bình 20,58%/ năm.

Bảng: Tình hình phát triển ngành công nghiệpphân theo thành phần kinh tế

7 Qua bảng số liệu ta thấy rằng Bắc kạn đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp của Bắc Kạn phát triển khá mạnh trong những năm gần đây.

- Ngành dịch vụ tăng trưởng với tốc độ 15%/năm Do vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc kạn thời kỳ này đạt trên 10%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn quốc(7,1%). Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng tới sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Bắc Kạn.

Bảng : chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bắc Kạn giai đoạn 1997-2002

(nguồn: niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 1997-2002)

Thời kỳ1997-1999 cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Bắc Kạn thiên lệch quá cao về phía ngành nông nghiệp Năm 1997 là61,6% trong khi đó ngành công nghiệp chỉ có 9,6% Nhưng sang giai đoạn2000-2002 cơ cấu này có sự chuyển dịch tích cực, giảm cơ cấu nông nghiệp tăng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ Nếu năm 1997 cơ cấu ngành nông nghiệp là 61,6% đến năm 2002 giảm xuống còn 52,19% Cơ cấu ngành công nghiệp có xu hướng tăng mạnh từ 9,6% trong năm 1997 lên16,28% năm 2002 Ngành dịch vụ tăng nhẹ từ 28,8% năm 1997 lên 31,53% năm 2002.

Trong năm 2002 mặc dù đã có sự chuyển dịch nhưng tỷ trọng của ngành nông nghiệp vẫn còn quá lớn, ngành nông nghiệp vẫn còn giữ vai trò chủ đạo Vì vậy trong những năm tới cần phải có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp, tận dụng được thế mạnh của tỉnh, giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu diễn ra nhanh hơn theo kịp được với sự phát triển chung của đất nước Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng khoa học công nghệ.

Khoa học công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Bắc Kạn nói riêng, với một tỉnh như Bắc Kạn trong những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự đầu tư vào việc thay đổi trang thiết bị, nâng cao trình độ khoa học công nghệ Các công ty như công ty may Bắc Kạn, Nhà máy ôtô TRALAST, Nhà máy giấy đã đổi mới dây truyền công nghệ tương đối hiện đại.

Trong nông nghiệp đã và đang áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, như quy hoạch phát triển sản xuất lúa cao sản của Nhật Bản, công nghệ lai tạo để phát triển đàn bò, các loại gia súc, gia cầm như lợn có tỷ lệ nạc cao, gà vịt siêu trứng, siêu thịt Duy trì và phát triển gen giống cam,quýt để nhân ra diện rộng không những trong địa bàn tỉnh mà còn phát triển ra các vùng khác trên toàn quốc. Ảnh hưởng đến sư ổn định kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Kạn thời kỳ 1997-2002 trên 10% năm trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước trên 7%/ năm.

Mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn thấp hơn so với thu nhập bình quân của đất nước, năm 1997 chỉ đạt 1,351 triệu đồng/người/năm Năm 2000 là 1,717 triệu đồng/người/năm Năm 2002 là 2,135 triệu đồng/người/năm.

Trong những năm qua (1997-2002) bình quân mỗi năm tỉnh tạo được cho 8000 lao động, trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động Cũng nhờ đầu tư xây dựng cơ bản tạo công ăn việc làm cho các công ty xây lắp trong và ngoài tỉnh, làm ăn có hiệu quả, tăng thu nhập cho công nhân lao động trong các công ty.

3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

3.2.1 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý

+/ Cơ cấu vốn đầu tư cho xây lắp quá lớn trong hầu hết các ngành. Nếu tỷ trọng vốn cho xây lắp chiếm từ 62,65% - 91%, điều này làm giảm khối lượng vốn đầu tư cho thiết bị (chỉ chiếm từ 1,65%- 17.76%) dẫn tới năng lực bị hạn chế bởi vì vốn cho xây lắp chỉ tạo ra bề mặt vỏ công trình. Máy móc thiết bị là nhân tố quan trọng tạo ra giá trị mới tăng thêm cho nền kinh tế nhưng khối lượng lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.

+/ Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn song khối lượng vốn đầu tư cho khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng chưa cao khoảng 18% trong tổng khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Cần tăng khối lượng vốn cho ngành này để nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hoá nông - lâm nghiệp.

+/ Ngành giáo dục đào tạo: Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn Nhưng tỷ trọng khối lượng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản vẫn còn nhỏ, hơn nữa vốn cho mua sắm thiết bị cho công tác giảng dạy và học tập của ngành này còn ít, chủ yếu tập trung vào xây dựng chưa chú trọng tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Giáo dục đào tạo trong thời gian qua chỉ quan tâm nhiều đến việc kiên cố hoá các trường học cấp II, III trở lên, chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển hệ thống trường tiểu học

3.2.2/ Thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA BẮC KẠN TRONG GIAI ĐOẠN (2002-2010)

TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ CỦA BẮC KẠN

Bắc Kạn là một tỉnh nằm trong nội địa vùng Đông Bắc, có quốc lộ 3 chạy quan nên có lợi thế thông thương hàng hoá và giao lưu văn hoá với các tỉnh bạn Đồng thời, với bốn phía giáp ranh các tỉnh có nền kinh tế phát triển tương đối đồng đều là Thái Nguyên ở phía Nam, Tuyên quang ở phía Tây, Cao Bằng ở phía Bắc và Lạng sơn ở phía Đông tạo cho Bắc Kạn một vị trí trung tâm giao lưu văn hoá trong vùng Đặc biệt, bắc kạn cũng là tỉnh giàu truyền thống cách mạng và giàu lòng yêu nước Tinh thần ấy, truyền thống ấy đang ngày càng toả sáng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương Là một tỉnh miền núi vùng cao, những dãy núi cao có độ dốc lớn tạo nên nhiều thung lũng, dải đất hẹp theo sông suối và nhiều thảm thực vật phong phú- đặc thù riêng của tỉnh Đồng thời,BắcKạn còn là đầu nguồn của nhiều sông, suổi trong vùng như sông Năng , sông Bằng, sông Kỳ Cùng, sông Bằng giang, sông Cỗu Nhiệt độ trung bình ổn định trong khoảng 20-22 độ C, lượng mưa và giờ nắngtrong nămthấp hơn các tỉnh tring du và đồng bằng, nhưng độ ẩm lại cao hơn đã tạo ra nguồn đất đai màu mỡ, phì nhiêu Tổng hoà của tất cả những lợi thế đó đã mở ra triển vọng to lớn trong phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá Bên cạnh đó Bắc Kạn còn là tỉnh nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể, các hang động thiên nhiên kỳ vĩ như động Nàng tiên ở huyện NaRì, động Puông ở hồ Ba Bể, khu bản tồn thiên nhiên Kim hỷ ở Na Rì , gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như khu ATK, di tích Phủ Thông, Đèo giàng, những danh thắng đó đã tạo tiền đề cho Bắc Kạn trong phát triển kinh tế du lịch

Tài nguyên khoán sản trong lòng đất với trữ lượng lớn như chì, kẽm,gang, sắt, vàng, vật liệu xây dựng sẽ giúp ngành công nghiệp Bắc kạn ngày càng phát triển, phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đồng thời tài nguyên lâm nghiệp với những rừng cây công nghiệp đang được chú trọng đầu tư, quy hoạch theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định, vững chắc cho công nghiệp chế biến phát triển.

MỤC TIÊUCHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Từ nay đến 2010 Bắc Kạn đặt ra những mục tiêu của yếu sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%.

- Tỷ lệ tăng dân số 1,62%.

- Thu nhập bình quân đầu người 387 USD( giá cố định năm94).

- Cơ cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông nghiệp-dịch vụ là(28,7- 42,2- 29,1).

- Lao động đào tạo là 45-50% lực lựợng lao động.

- Cơ cấu lao động trong các ngành có sự chuyển dịch trong đó công nghiệp dịch vụ là 40% nông nghiệp là 60%.

- Tỷ trọng giữa công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh là 10% và 90%.

- Tỷ lệ tích luỹ đầu tư trong GDP từ 8-10%/nămGDP của tỉnh khoảng 1.527,410 tỷ đồng/ năm.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hoá đầu tư

Trước hết cần phải rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được yêu cầu phát triển theo nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lầ thứ VIII Các kế hoạch phải được triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu đề ra trong nghị định 186/2001/ QD-TTg, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được ghi trong quyết định 186/2001/TTg Việc bố trí kế hoạch các năm cần phải sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên theo hướng: bố trí đủ vốn cho các công trình, dự án đã bàn giao đưa vào sử dụng và phê duyệt quyết toán, các công trình còn nợ khối lượng với giá trị lớn,các công trình chuyển tiếp cân đẩy nhanh tiến độ, các công trình đấu thầu thanh toán vốn theo hợp đồng đã được ký duyệt Hạn chế tối đa các công trình khởi cong mới, các công trình thực sự vức thiết mới được xem xét để bố trí vốn cho khởi công mới Thực hiện công khai hoá trong bố trí kế hoạch Sở Kế Hoạch và Đầu tư tham mưu tổng hợp sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên trình UBND tỉnh UBND tỉnh sẽ điều hành trực tiếp việc lập quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị theo hướng chỉ lập kế hoạch với nội dung thiết thực, định hướng cho những việc phải làm trong thời gian tới và phải phù hợp với nguồn lực huy động Những nội dung không cần thiết phải làm ngay thì kiên quyết không làm để đảm bảo tính thiết thực, tránh được lãng phí nguồn vốn cho đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển các ngành,vùng được phê duyệt thì các ngành, vùng tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng để chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, chuẩn bị điều kiện thu hút vốn với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước Tập trung đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển năng lực sản xuất cho các ngành công nghiệp then chốt và các ngành công nghiệp có tác động lớn đối với nền kinh tế của tỉnh, thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cúa tỉnh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.

Tuân thủ đúng các nguyên tắc kế hoạch hoá trong đầu tư

Công tác kế hoạch hoá vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư Trong nền kinh tế thị trường công tác kế hoạch hoá có vai trò rất quan trọng Nếu buông lỏng công tác kế hoạch hoá, thì thị trường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng gây ra những tác động tiêu cực, tác động xấu đến nền kinh tế Kế hoạch hoá phải quán triệt những nguyên tắc:

Kế hoạch hoá phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế Phải dựa vào các định hướng phát triển lâu dài của đất nước, phù hợp với các quy định của pháp luật Dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoài nước.Phải có mục tiêu rõ rệt, phải đảm bảo được tính khoa học và tính đồng bộ,

6 0 có tính linh hoạt kịp thời, tính gối đầu Phải kết hợp tốt kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn Có độ tin cậy và tính tối ưu, phải được xây dựng từ dưới lên.

Kế hoạch định hướng của Nhà nước phải là kế hoạch chủ yếu Cần phải tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác kế hoạch hoá Để khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia vào công tác kế hoạch hoá phải cố sự chỉ đạo và hướng dẫn của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng.

HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ HIỆU QUẢ

2.1 Giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản Để đạt được mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra, Bắc Kạn phải ra sức huy động các nguồn vốn cho đầu tư từ nay đến 2010 Dự kiến cần khoảng 1.901 tỷ VND Trong đó vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một phần không nhỏ Về công tác huy động vốn cần thực hiện các giải pháp sau:

- Cần đẩy nhanh quá trình tích luỹ nội bộ, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng Tập trung khai thác các nguồn thu, thu đúng thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu thuế nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Phải gắn chặt trách nhiệm chỉ đạo thu ngân sách với chính quyền cơ sở thông qua tỷ lệ điều tiết.

- Cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng hơn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Tăng cường khuyến khích nhân dân bỏ vốn để cùng nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, bưu điện, thuỷ lợi chú trọng phát triển các trục đường giao thông nông thôn, cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện và thị xã, các đầu mối giao thông quan trọng.

- Khuyến khích đầu tư, thực hiện chế độ một cửa tập trung đầu mối vào Sở Kế hoạch và Đầu tư, phồi hợp với các dịa phương trong tỉnh, cải thiện lề lối làm việc, giảm thiểu các thủ tục giấy tờ trong việc cấp giấy phép đầu tư, cho thuê đất với mọi thành phần kinh tế, giải phóng mặt bằng nhanh gọn đẩy nhanh tiến độ đầu tư, cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ đầu tư.

- Chủ động xây dựng các dự án khả thi và tạo nguồn vốn đối ứng để thu hút nguồn vốn ODA Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong xây dựng kết cấu hạ tầng của của đất nước nói chung và của Bắc Kạn nói riêng.Mở rộng các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT Thiết lập các dự án để giới thiệu và tạo được sự hấp dẫn lôi kéo các nhà đầu tư.

- Không ngừng mở rộng phát triển cấc kênh huy động vốn tín dụng dài hạn, uỷ thác đầu tư, thuê mua tài chính Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đầu tư dài hạn, trung hạn và các chính sách bảo lãnh để chuyển một phần vốn huy động ngắn hạn sang cho vay trung hạn

- Huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng hình thức trái phiếu: Đây là phương thức có lợi thế ở khả năng tận dụng các nguồn vốn không tập trung và điều chỉnh tác nghiệp tài chính với sự thay đổi của thị trường Do đó hình thức này đã trở lên phổ biến, chủ đầu tư sẽ bán trái phiếu để thu về nguồn vốn vay trên cơ sở có trả lãi cho người mua với mức lãi suất thoả đáng với thị trường vốn, mức lãi suất này thường cố định trong thời hạn trái phiếu có giá trị, hình thức này đảm bảo cho chủ đầu tư không phải chịu ảnh hưởng của lãi suất thị trường Nghiên cứu việc mở rộng thêm các hình thức huy động vốn nước ngoài bằng cách cho phép phát hành cổ phiếu trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài trong giới hạn cho phép

- Huy động vốn bằng hình thức cổ phần: Khác với hình thức huy động bằng trái phiếu, ở hình thức này sẽ trả lãi suất theo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà không trả theo mức lãi suất cố định, mỗi bên tham gia góp vốn sẽ có một vị trí nhất định kinh doanh xây dựng công trình tuỳ thuộc vào vốn góp của mình và việc tạo ra tài sản đầu tư mà cổ đông cần quan tâm.

2.2 Sử dụng vốn đầu tư xây cơ bản có hiệu quả Đầu tư có trọng điểm vào những ngành những lĩnh vực có vai trò quyết định, có tốc độ phát triển kinh tế cao, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

- Trong công nghiệp: Đầu tư theo chiều sâu đổi mới trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Có chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng Đây là những ngành mà tỉnh có thế mạnh, nên cần khai thác triệt để đảm bảo giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Trong nông nghiệp: Chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản vào hệ thống kênh mương nội đồng, quy hoạch phát triển các vùng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý Ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi

- Trong dịch vụ: Phát triển mạng lưới thương mại dịch vụ trên cơ sở sắp xếp và tổ chức hợp lý, khoa học Tập trung xây dựng thị xã BắcKạn thành trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính tiền tệ của tỉnh, lau thông hàng hoá với các tỉnh bên ngoài đồng thời là trung tâm buuôn bán với các huyện thị trấn, thị tứ, các cụm thương nghiệp

3 Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong công tác Đầu tư chống lãng phí thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Việc bố trí vốn xây dựng cơ bản phải nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương Trong thời gian tới cần chú trọng bố trí đầu tư các công trình sản xuất vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tập trung cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn Không bố trí vốn cho các dự án nhóm C mà chưa có thiết kế, tổng dự toán được duyệt.

Trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư : Để tránh tình trạng các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn lập các dự án có quy mô quá lớn, không phù hợp với khả năng nguồn vốn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đối với các dự án có tổng mức vốn trên 5 tỷ đồng, khi chủ đầu tư được ghi vốn chuẩn bị đầu tư hoặc có chủ trương lập dự án phải lập đề cương sơ bộ báo cáo sơ bộ về quy mô, giải pháp kỹ thuật và vốn đầu tư, trình UBND tỉnh cho ý kiến trước khi đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH

Ban quản lý công trình là người đại diện cho chủ đầu tư nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực, nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động Do vậy trong thời gian tới, cần chấn chỉnh các mặt: Tổ chức lại ban quản lý dự án, đảm bảo là chủ đầu tư thực sự gắn trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư với quản lý tài sản khi dự án kết thúc Quy định nghĩa vụ, chức danh của chủ đầu tư Xác định trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động từ khâu đầu tới khâu cuối Nâng cao trình độ tiếp cận khoa học và kỹ thuật tránh sự lạc hậu về công nghệ và tri thức làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế, kiện toàn việc tổ chức ban quản lý dự án gắn với công tác đào tạo cán bộ trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

5 Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản.

Hoạt động đầu tư rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhưng nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực Vì vậy cán bộ, công nhân lao động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cần phải có trình độ, khả năng, được đào tạo kỹ để hoàn thành tốt nhưng nhiệm vụ được giao Ở bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào con người vẫn là trung tâm của mọi sự phát triển, nhất là thời đại ngày nay, thời đại Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Việc chăm lo đầy đủ cho con người cả về mặt vật chất và tinh thần là đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh và thịnh vượng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cách mạng về con người là hai mặt của quá trình thống nhất Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong việc tạo đà cho phát triển kinh tế theo hướng Công

6 6 nghiệp hoá - Hiện đại hoá, theo chủ trương chính sách của Đảng Thực hiện tốt quá trình đầu tư xây dựng cơ bản sẽ đem lại được hiệu quả cao nhất. Muốn thế phải làm tốt công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những con người tri thức có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đào tạo phải gắn liền với giáo dục ý thức để tăng cường sự hiểu biết về pháp luật, về những quy chế trong đầu tư xây dựng của Nhà nước đặt ra, bên cạnh đó tiến hành tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản Thực hiện đầu tư cho công tác giáo dục và đào tạo Tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ, lao động có cơ hội nâng cao trình độ của mình.

6 Nâng cao chất lượng soạn thảo dự án

Thu thập thông tin và xử lý thông tin có liên quan đến công trình đầu tư xây dựng cơ bản Việc thu thập và xử lý thông tin có thể chia làm hai loại:

- Nghiên cứu tại chỗ : bao gồm tìm kiếm thông tin, các nguồn tư liệu xuất bản chính thức hay không chính thức Việc tìm kiếm những nguồn thông tin đó là phương pháp phổ thông nhất về thu thập thông tin liên quan đến công trình đầu tư xây dựng cơ bản, có thể sử dụng thiết kế công nghệ nhập nước ngoài Song nó bị hạn chế bởi thông tin chậm và mức độ tin cậy có hạn

+ Nghiên cứu hiện trường: bao gồm việc thu thập thông tin chủ yếu qua tiếp xúc và điều tra tại hiện trường Nghiên cứu tại hiện trường là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu đầu tư thiết bị công nghệ của nước ngoài Về mặt trình tự, nghiên cứu hiện trường có thể xác định sau khi đã phân tích sơ bộ đánh giá kết quả nghiên cứu tại chỗ Xét về tính phức tạp và mức độ chi phí thì nghiên cứu thị trường là hoạt động tốn kém Do dó, trước hết phải sơ bộ xử lý thông tin thị trường tư liệu sản xuất đã đề cập, chọn ra thị trường có triển vọng Sau đó mới căn vào kết quả lựa chọn để nghiên cứu hiện trường và lập kế hoạch khảo sát

+ Nghiên cứu lập dự án khả thi Khi nghiên cứu các dự án khả thi cần phải cân nhắc tính toán so sánh kỹ giữa các dự án để có được dự án hiệu quả kinh tế nhất Ngay trong quá trình lập dự án phải khống chế ước tính số vốn đầu tư hợp lý sẽ bỏ ra Lập dự án khả thi phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể của từng vùng, từng địa phương, điều kiện kinh tế, xã hội ở nơi sẽ xây dựng công trình Nghiên cứu dự án khả thi, phải theo đúng các nội dung hướng dẫn chi tiết của Bộ KH & ĐT và Bộ Xây Dựng quy định.

Nội dung của bản dự án khả thi phải nêu được các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư, hình thức đầu tư, các phương án địa điểm cụ thể, phân tích lựa chọn công nghệ, giải pháp xây dựng, những khó khăn, thuận lợi trong khi xây dựng công trình, nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, nhân lực Dự án khả thi càng chi tiết, có độ chính xác cao thì khả năng tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản càng lớn

Các tài liệu về thăm dò khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, khí tượng và những tài liệu khác để thiết kế xây dựng công trình phải do tổ chức chuyên môn có đủ tư cách pháp nhân lập theo quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước ban hành Nếu áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài thì phải được Bộ Xây Dựng chấp thuận.

Khả năng tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả của công trình xây dựng cơ bản trong giai đoạn thiết kế có nhiều và có thể thực hiện được Nếu nghiên cứu lựa chọn được công nghệ hợp lý và có được phương án kiến trúc

6 8 và kết cấu tốt thì có khả năng tiết kiệm được từ 5-15% vốn đầu tư Trong khi đó khâu thi công xây dựng nếu tiến hành kiểm tra theo dõi chặt chẽ, quản lý tốt các định mức kinh tế kỹ thuật thì mức cao nhất có thể giảm được một vài

Thiết kế công trình là khâu quan trọng, nó không chỉ quyết định tới độ bền tuổi thọ của công trình, mà còn quyết định cả việc vận hành, khai thác sau này có dễ dàng thuận lợi hay không Đây là giai đoạn thể hiện đầy đủ nhất ý tưởng của một dự án khả thi được phê duyệt.

Cần nghiên cứu để lựa chọn được dây chuyền công nghệ hợp lý, có kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và phương pháp quản lý hiện tại Với dây chuyền này, bước tiếp theo sẽ xem xét lựa chọn tổng thể mặt bằng công trình thiết kế kiến trúc và tính toán kết cấu công trình Có như vậy không những giảm được chi phí về thiết kế đồng thời tiết kiệm được đất xây dựng, bớt đi được các diện tích xây dựng không cần thiết Với các công trình xây dựng có chuyển giao công nghệ của nước ngoài thường chúng ta mua luôn cả thiết kế, kiến trúc và kết cấu Những loại công trình này cũng làm tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vì có nhiều hạng mục công trình thừa thiết kế không phù hợp với tiêu chuẩn. Áp dụng hình thức đấu thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, nhằm khắc phục tình trạng trả giá đắt cho việc chuyển giao công nghệ cho các công trình xây dựng của tỉnh góp phần tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nhiều công trình.

Khi tính tổng dự toán công trình cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố cấu thành của bản dự toán kỹ lưỡng, cố gắng lường trước những khả năng xảy ra để tránh phải điều chỉnh, bổ sung dự toán quá nhiều lần tạo ra kẽ hở trong quản lý vốn đầu tư Quy trình dự toán phải căn cứ vào đơn giá, định mức kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước đã ban hành, tránh chủ quan tuỳ tiện gây thiệt hại cho ngân sách.

Ngày đăng: 19/07/2023, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w