Tính cấp thiết của đề tài
Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi người dân ở các chế độ xã hội khác nhau Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu nhà ở ngày càng được quan tâm, đối với mỗi tầng lớp thu nhập khác nhau các tiêu chí về nhà ở của họ đều được ngày càng nâng cao như tiêu chuẩn kĩ thuật, mỹ thuật, môi trường xung quanh v v Ở nước ta những năm trước đây vấn đề nhà ở đối với người dân còn rất thiếu thốn, chất lượng thấp trước thực trạng đó nhà nước đã tiến hành xây dựng nhà cho người dân Công việc xây dựng nhà phát triển khá nhanh, đã có nhà cao đến 5 tầng Tuy nhiên không phải ai cũng được nhà nước cấp nhà cho thuê với giá rất thấp (được tính theo phần trăm lương) mà chủ yếu dành cho cán bộ công nhân viên và phải có các tiêu chí thỏa mãn nhất định.
Nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước tồn tại qua nhiều năm, xuất phát từ nhiều vấn đề và nguyên do nhà nước tiến hành công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê nhà theo nghị định 61/CP.
Công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước là một công việc khó khăn và phức tạp Bởi nhà đất là một lĩnh vực vốn dĩ đã phức tạp và khó khăn do nhiều nhân tố tác động đến như lịch sử, tranh chấp…Hơn nữa bán nhà theo nghị định 61/CP còn liên quan đến nhiều vấn đề khác nữa như việc xác định đối tượng, giá đất, giá nhà, giải quyết các vướng mắc mới xuất hiện…
Trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung công tác bán nhà diễn ra rất chậm, mặc dù công tác này được sự quan tâm rất lớn từChính phủ, các Sở, Ban, Ngành Công tác này thực hiện bắt đầu từ năm 1995 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong Hà Nội là địa phương có số lượng nhà bán theo nghị định 61/CP lớn nhất cả nước, để công tác bán nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung được thực hiện một cách nhanh chóng không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan liên quan mà còn cần phải có những giải pháp thích hợp.
Công tác bán nhà theo nghị định 61/CP được hoàn thành sớm là nhân tố giúp hai bên người bán nhà và người mua nhà, nhà nước và nhân dân đều có lợi, giúp nhà nước có nguồn thu, giúp nhân dân yên tâm về nơi ở, giảm bớt áp lực phải mua nhà với giá cao do giá nhà đất trên thị trường không ngừng leo thang và ngoài ra còn tác động đến rất nhiều yếu tố khác nữa góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà số 4 là cơ hội để em tìm hiểu rõ hơn về công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội Với những thực trạng đã nêu trên, với điều kiện thực tập, với sự giúp đỡ của thầy cô và vốn hiểu biết của mình mà em đã lựa chọn đề tài “Công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê nhà theo nghị định 61/cp của Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống về mặt lý luận công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê nhà.
Thứ hai, làm rõ thực trạng công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê nhà dựa trên sự tổng kết những quy trình, nội dung, những kết quả thực hiện công tác bán nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội Thứ ba, đưa ra những giải pháp và những kiến nghị lên các cơ quan liên quan để công tác ngày càng hoàn thiện hơn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1- Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu các chính sách, văn bản quy phạm, các quy định hướng dẫn, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác bán nhà Qua các nghiên cứu thì các phương pháp nghiên cứu thường được dùng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, diễn dịch.
Công tác bán nhà được thực hiện trên cả nước nhưng do điều kiện và khả năng của mình nên em chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tại các cơ quan bán nhà.
Nghiên cứu hoạt động công tác bán nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội và tình hình thực tế bán nhà thể hiện bằng những kết quả đạt được.
Xem xét đánh giá những khó khăn hạn chế đang tồn tại và đưa ra những nguyên nhân trong công tác bán nhà tại Hà Nội. Đưa ra những giải pháp và đề xuất những kiến nghị để giúp công tác bán nhà ngày càng hoàn thiện tốt hơn.
Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê nhà
Chương 2: Thực trạng công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê nhà trên địa bàn thành phố Hà Nôi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê nhà trên địa bàn thành phố Hà Nôi.
Thu và nộp tiền bán nhà ở
Căn cứ vào thông tư số 69 của Bộ tài chính/TT-BTC ngày 7/8/1994 về việc hướng dẫn việc thu nộp và sử dụng tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê nhà: a) Bên bán nhà ở là các giám đốc công ty kinh doanh nhà thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường hợp bên bán nhà ở là Chủ tịch hay Phó Chủ tịch UBND thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã , quận(huyện) thì phòng quản lý nhà đất thuộc các cấp nói trên thực hiện việc bán nhà ở Bên bán nhà chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện cho đến khi kết thúc các hợp đồng mua bán nhà ở như:
- Lập phiếu thanh toán tiền mua nhà ở thành 3 liên: 1 liên lưu tại bên bán,
1 liên chuyển kho bạc nhà nước để thu tiền, 1 liên giao cho người mua để theo dõi.
- Mở sổ theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua bán, phương thức thanh toán tiền bán nhà, tiền phạt vi phạm hợp đồng và các nghiệp vụ khác liên quan.
- Lưu trữ các hồ sơ chứng từ mua bán nhà ở: Hợp đồng, phiếu thanh toán tiền mua nhà ở, hóa đơn thu tiền… cho từng trường hợp mua bán nhà.
- Lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán nhà ở. b) Bên mua nhà ở có trách nhiệm
- Thực hiện đầy đủ và đúng nội dung các hợp đồng mua bán nhà ở.
- Nộp tiền mua nhà ở tại các cở quan kho bạc nhà nước trên địa bàn.
- Lưu trữ các chứng từ vưn bản liên quan đến việc mua bán nhà ở. c) Cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm.
- Căn cứ vào phiếu thanh toán tiền mua nhà ở do bên bán nhà lập để thu tiền bán nhà và lập hóa đơn thu tiền nộp Ngân sách nhà nước Chứng từ thanh toán lập thành 3 liên: 1 liên giữ lại tại kho bạc nhà nước, 1 liên chuyển cho bên bán nhà ở lưu, 1 liên giao cho người mua.
- Lập sổ sách theo dõi việc thu tiền bán nhà ở cho từng trường hợp.
- Theo dõi các nghiệp vụ khác liên quan tới việc mua bán nhà.
1.2.2.5- Sử dụng tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà Nước.
Căn cứ vào thông tư số 69 của Bộ tài chính/TT-BTC ngày 7/8/1994 về việc hướng dẫn việc thu nộp và sử dụng tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê nhà. a) Lập kế hoạch, thực hiện việc phát triển quỹ nhà ở.
+ Căn cứ vào đề án bán nhà đã được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, bên bán nhà lập kế hoạch thu tiền bán nhà ở Số tiền thu được từ việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được thể hiện trong kế hoạch thu Ngân sách hàng năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Căn cứ vào kế hoạch thu đã được xác định nói trên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng lập kế hoạch xây dựng và hỗ trợ phát triển quỹ nhà ở trong năm của tỉnh, thành phố cho phù hợp.
Kế hoạch xây dựng và hỗ trợ phát triển quỹ nhà ở bao gồm nội dung sau:
- Kế hoạch xây dựng nhà ở và cải tạo nhà ở cao tầng hoặc các khu nhà ở cấp 4 thành nhà cao tầng để bán Đối với loại nhà này sau khi hoàn thành được bàn giao cho hội đồng bán nhà ở của địa phương để lập đề án bán nhà theo
- Kế hoạch xây dựng nhà và cải tạo nhà ở cao tầng hoặc các khu nhà cấp 4 thành nhà cao tầng để cho thuê Đối với loại nhà này khi hoàn thành được bàn giao cho cơ quan quản lý và kinh doanh nhà.
Việc cho thuê nhà của Công ty kinh doanh nhà được ưu tiên cho các đối tượng ghi trong điểm 1, 2 và 3 Điều 5 Nghị định số 61-CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ Cơ quan quản lý và kinh doanh nhà ở thực hiện việc cho thuê và quản lý nhà theo đúng chế độ quản lý và cho thuê nhà hiện hành của Nhà nước.
Các đối tượng chưa có nhà hoặc nhà ở quá chật được cơ quan quản lý và kinh doanh nhà cho thuê với giá thoả thuận được ghi trong hợp đồng thuê nhà.
Cơ quan tài chính địa phương hướng dẫn việc xác định, hạch toán nguồn vốn của các đơn vị chuyển giao nhà ở cho cơ quan quản lý kinh doanh nhà theo đúng chế độ quản lý TSCĐ và chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
- Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vực đã quy hoạch để xây dựng nhà ở Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố giao cho cơ quan chức năng lập và thực hiện kế hoạch này Khi hạ tầng cơ sở đã hoàn thành, giá trị quyết toán của khu hạ tầng được phân bổ cho các nhà ở xây dựng trên khu hạ tầng đó. Đơn vị quản lý kinh doanh nhà được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê phải nhận và bảo toàn số vốn hạ tầng được bàn giao và giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng để làm cơ sở xác định giá bán nhà ở sau này.
- Kế hoạch cải thiện các khu nhà ở mà điều kiện ở quá thấp, bao gồm những nội dung sau:
Cải thiện đường giao thông nội bộ;
Cải thiện việc cấp nước;
Cải thiện việc thoát nước;
Xây dựng, lắp đặt điện chiếu sáng công cộng.
Những công việc trên được thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng khu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét có quyết định hỗ trợ bằng phần vốn của quỹ bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho kế hoạch này, nhưng không quá 50% dự toán được duyệt của các công việc nói trên.
+ Kế hoạch xây dựng và hỗ trợ phát triển quỹ nhà ở theo các dự án đã được HĐND cùng cấp thông qua được thể hiện trong kế hoạch đầu tư XDCB trong năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi UBKHNN, Bộ Tài chính,
Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Nhân dân tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ lập dự toán kinh phí theo mức hỗ trợ của cấp có thẩm quyền, cơ quan tài chính địa phương thẩm tra trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phê duyệt Việc cấp phát và quản lý thực hiện theo dự toán được duyệt. b) Lập kế hoạch chi phí cho việc bán nhà.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BÁN NHÀ THUỘC
SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC CHO NGƯỜI ĐANG THUÊ NHÀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1- Công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.1- Giới thiệu chung về công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo thống kê tại các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng diện tích sàn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ước khoảng 4.18 triệu m2 với gần 160.000 hộ đang cư trú Được phân loại theo cấp nhà: nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4 được chia thành 2 nhóm lớn là nhà đường phố và nhà tập thể:
- Nhà đường phố là loại nhà có giá trị lớn khi bán, số hộ chiếm khoảng 38
% Nhà đường phố các hộ chủ yếu dùng chung diện tích thuê và diện tích ngoài hợp đồng còn diện tích có 1 hộ rất ít, đây là dạng nhà rất phức tạp sảy ra nhiều tranh chấp khó xử lý, đòi hỏi nhiều thời gian Nhà đường phố gồm nhà cấp 3-4 chiếm tỷ lệ cao, còn lại là các loại nhà khác, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là nhà biệt thự bởi giá trị của những ngôi nhà này rất lớn có giá trị lên tới hàng trăm tỉ đồng (theo giá thị trường) cá biệt có những biệt thự có giá hơn 1nghìn tỷ đồng bởi vị trí đắc địa cùng với ưu thế về diện tích Toàn thành phố có khoảng 805 nhà biệt thự với 3891 hộ thuê Các loại biệt thự được tạm phân ra tới 10 dạng Trong đó, loại biệt thự có diện tích khuôn viên đất dưới 200m2 là 144 biệt thự, loại từ 200- 300m2 là 163 biệt thự, loại từ 300- 400m2: 121, từ 400- 500m2: 65 và “hoành tráng” nhất là loại nhà biệt thự có diện tích rộng trên 500m2 và có tổng cộng là 85 biệt thự Nếu phân loại biệt thự theo số hộ sử dụng thì, loại biệt thự có 1 hộ sử dụng là 64, 2 hộ sử dụng:
111, từ 3- 5 hộ sử dụng: 210, từ 6- 10 hộ: 111 và trên 10 hộ sử dụng là 82 biệt thự Nếu phân theo thứ hạng biệt thự, thì hạng I có 475 biệt thự, hạng II: 82 và hạng III: 21 biệt thự Các biệt thự này đều ở các vị trí rất đẹp. Theo thống kê mới nhất của các ngành chức năng TP, hiện tại có 435 biển số nhà biệt thự tại quận thuộc sở hữu nhà nước (SHNN) do ngành nhà đất quản lý, cho các hộ dân thuê để ở Các biệt thự này tập trung chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm (200), Ba Ðình (167), Hai Bà Trưng (65) và Ðống Ða (3) Ðối với
55 biệt thự do Sở TNMT&NÐ quản lý, cho các cơ quan thuê đang dùng để ở trên địa bàn TP, nhiều nhất là ở quận Hai Bà Trưng (36), Hoàn Kiếm (10), Ðống Ða (4) Trong số này có 3 biệt thự được Bộ Ngoại giao thuê Một dạng biệt thự nữa cũng được nhiều người chú ý đến là biệt thự do các cơ quan tự quản, dùng để ở (88) Số này tập trung tại quận Ba Ðình (34), Hoàn Kiếm
(22), Ðống Ða (18), Hai Bà Trưng (14) và tập trung vào các Bộ Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngoài ra, còn một số dạng biệt thự khác.
- Nhà tập thể đa số các hộ là cán bộ công nhân viên và người lao động có thu nhập thấp Nhà tập thể loại từ 1-3 tầng chiếm khoảng 80% còn lại là các nhà tập thể cao tầng cá biệt có nhà cao 7 tầng Nhiều khu nhà tập thể xuông cấp nhưng vẫn chưa có hướng xử lý, nhiều hộ dân tự ý cơi nới rộng trái phép, tự y ngăn chia không theo quy định
Bảng 2.1- Cơ cấu nhà thuộc sở hữu của nhà nước được bán theo nghị định 61/CP Đặc tính Loại nhà
Số hộ gia đình Diện tích
Số hộ Tỷ lệ (%) Diện tích
( nghìn m2) Tỷ lệ (%) Nhà tập thể
Nguồn “Tổng hợp từ nhiều nguồn”
2.1.2- Quá trình phát triển của công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Ngày 5/7/1994 Chính phủ ban hành nghị định về mua bán và kinh doanh nhà NĐ số 61/cp, tại chương 2 có nội dung về bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người thuê nhà Năm 1995 công tác bán nhà theo nghị định 61/cp chính thức diễn ra trên cả nước, Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện bán nhà theo nghị định 61/cp cũng là địa phương có nhà thuộc sở hữu của nhà nước nhiều nhất cả nước Theo kết quả điều tra sơ bộ, tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước tại Hà Nội khoảng 160 ngàn hộ với diện tích sử dụng chính gần 4.2 triệu m 2 , trong đó nhà ở do Thành phố quản lí khoảng 60 ngàn hộ, nhà ở do các cơ quan quản lí gần 100 nghìn hộ
- Giai đoạn từ năm 1995-2003 là giai đoạn công tác bán nhà diễn ra rất chậm chạp do còn thiếu nhiều cơ chế chính sách, cũng như nhiều những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Cũng trong giai đoạn này để giải quyết những vướng mắc đẩy nhanh công tác bán nhà Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều quyết định tạo ra hành lang pháp lý, có nhiều cuộc họp để đưa ra những kết luận, hướng dẫn để giải quyết những vướng mắc và gửi thông báo đến các cơ quan liên quan đến công tác bán nhà, ngoài ra Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội đưa ra nhiều hướng dẫn về công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước theo nghị định 61/cp Sau đây là một số trong rất nhiều những quyết định, hướng dẫn về công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước tại Hà Nội :
+ Quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 61/1998/QĐ-UB ngày 4- 11- 1998 quy định về mức đất ở khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị; mức đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước.
+ Hướng dẫn số 2094/HD- XD của sỏ nhà đất về phương pháp xác định hệ số điều chỉnh giá trị sử dung đối với nhà ở nhiều tầng nhiều hộ ở cấu trcs kiểu văn hộ thực hiện theo nghị định số 21 ngày 16/4/1996 của chính phủ tại Hà Nội.
+ Thông báo số 145/TB-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 26/9/1998 Kết luận của UBND thành phố tại cuộc họp Ban chỉ đạo thành phố về chính sách nhà ở, đất ở để giải quyết một số khó nhăn vướng mắc trong bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê theo nghị định số 61/cp ngày 5/7/1994 của chính phủ tại Hà Nội.
- Giai đoạn năm 2004-2006 vào những dịp cuối năm số hồ sơ nộp xin mua nhà thường tăng đột biến do lo sợ giá đất giá, nhà tăng cao và có thể sẽ phải nộp mức giá cao hơn Đặc biệt là trong năm 2006 số hồ sơ mua nhà đã nộp là
71000 căn (trong đó có 11.850 căn thuộc diện không được bán), đã bán được
42000 căn Tính đến hết năm 2006 sau hơn 10 năm thực hiện công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước theo nghị đinh 61/cp thành phố đã bán được khoảng 89000 căn trong tổng số 160000 căn thuộc diện bán theo nghị đinh 61/cp thu về 2500 tỷ vào ngân sách nhà nước.Có thể nói năm 2006 là năm công tác bán nhà diễn ra hết sức tích cực với tiến độ khẩn trương do công tác về nhân lực đồng thời nhiều vướng mắc đã được giải quyết và sự cố gắng phấn đấu của các cán bộ Trong năm 2005 có sự thay đổi lớn trong việc tổ chức lại các công ty kinh doanh nhà, ngày 4/12/2005 theo quyết định số 149/2005/QĐ-UB ngày 3/10/2005 của UBND thành phố Hà Nội, công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội chính thức được thành lập Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội dựa trên sự tổ chức và hợp nhất lại của công ty kinh doanh nhà số 1, số 2 và số 3
- Năm 2007 lượng người đến Văn phòng đăng ký đất và nhà TP.Hà Nội làm thủ tục tăng đột biến vào những tháng cuối năm, đặc biệt là những ngày cuối nămdo ngày 31/12/2007 là hạn cuối cung nộp hồ sơ trong năm mà theo công bố giá đất mới tăng khoảng 20% trong năm 2008, thêm vào đó có thông tin cho rằng giá thuê nhà sẽ tăng từ 4-5 lần, tuy nhiên theo nguồn thông tin chính thức từ bộ xây dựng mức giá thuê này căn cứ vào mức lương tối thiểu tại thời điểm áp dụng, theo nguyên tắc phù hợp với từng đối tượng, cấp hạng và chất lượng nhà ở, có tính đến giá cho thuê nhà ở xã hội quy định tại Nghị định 90/2006/NĐ-CP Dự báo, mức giá mới sẽ cao hơn mức hiện tại từ 2-3 lần Bên cạnh đó, nếu các khu nhà đã quá cũ nát, thành phố sẽ lập dự án để cải tạo, xây dựng lại nhằm bảo đảm đời sống của người dân Trong năm 2007 số hồ sơ nộp xin mua nhà có khoảng 46000 bộ, trong đó đã bán được 17000 căn, theo ước tính sơ bộ còn khoảng hơn 20000 hộ chưa kịp nộp hồ sơ mua nhà. Tính tới thời điểm hiện nay ( tháng 4/2008 ) TP Hà Nội còn khoảng 54.000 trường hợp nhà thuộc sở hữu Nhà nước chưa được bán theo Nghị định 61/CP. Năm 2007, UBND TP Hà Nội đã có quy trình về việc xử lý các hồ sơ nộp trước ngày 31/12/2007 (thời điểm kết thúc mua nhà theo Nghị định 61/CP) nhưng sang năm 2008, vẫn chưa có quy trình mới cho việc xử lý các hồ sơ nộp trong 3 tháng đầu năm 2008.
2.1.3- Vai trò của các cơ quan liên quan trong công tác bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1.3.1- Sở Tài Nguyên Môi trường a) Vị trí chức năng của Sở
- Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp việc UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ, quản lý nhà ở, công sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội