1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả của việc thu phí dịch vụ rác thải tại công ty cổ phần môi trường đô thị hà đông

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Của Việc Thu Phí Dịch Vụ Rác Thải Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Hà Đông
Tác giả Phạm Thị Thùy
Người hướng dẫn TS. Lê Hà Thanh
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế – Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 860,24 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÍ DỊCH VỤ RÁC THẢI (9)
    • 1.1 Tổng quan về rác thải (9)
      • 1.1.1 Khái niệm chung về rác thải (9)
      • 1.1.2 Phân loại rác thải (9)
    • 1.2 Phí dịch vụ rác thải (10)
      • 1.2.1 Khái niệm (10)
      • 1.2.2 Phân loại phí rác thải (13)
    • 1.3 Cơ chế thu và sử dụng phí rác thải (15)
    • 1.4 Kinh nghiệm thu và sử dụng phí rác thải (16)
      • 1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế (16)
      • 1.4.2 Kinh nghiệm của một số địa phương tai Việt Nam (0)
  • CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU PHÍ RÁC THẢI TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ ĐÔNG (22)
    • 2.1 Tổng quan vài nét về quận Hà Đông (0)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội (22)
      • 2.1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại quận Hà Đông (23)
    • 2.2 Thực trạng thu phí dịch vụ rác thải của công ty Môi trường Đô thị Hà Đông (0)
      • 2.2.1 Giới thiệu chung về công ty Môi trường Đô thị Hà Đông (24)
      • 2.2.2 Thực trạng thu phí dịch vụ rác thải của công ty (30)
      • 2.2.3 Đánh giá hiệu quả việc thu phí dịch vụ rác thải của công ty (34)
    • 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp (39)
      • 3.1.1 Căn cứ pháp lý (39)
      • 3.1.2 Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Hà Đông (42)
      • 3.1.3. Căn cứ vào kinh nghiệm của các địa phương khác (0)
    • 3.2 Các giải pháp (43)
      • 3.2.1 Đối với các đối tượng nộp phí (44)
      • 3.2.2 Đối với chính quyền quản lý (44)
      • 3.2.3 Đối với Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông (46)
  • KẾT LUẬN (47)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (48)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ PHÍ DỊCH VỤ RÁC THẢI

Tổng quan về rác thải

1.1.1 Khái niệm chung về rác thải

Theo giáo trình “ Kinh tế chất thải” (tài liệu dành cho các khóa đào tạo về quản lý tồng hợp chất thải) – nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2005 thì :

“Rác thải được hiểu là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không còn dùng nữa, chúng không còn có tác dụng gì với cá nhân đó và được loại thải ra môi trường”.

Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tăng kéo theo đó là một khối lượng rác thải ngày càng lớn cùng với các thành phần và tính chất phức tạp của chúng, đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp Do vậy, rác thải đang là vấn đề bức thiết và cần có sự quan tâm của tất cả mọi người.

- Nguồn tạo thành rác thải.

Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác thải gồm:

 Từ khu vực dân cư ( rác thải sinh hoạt)

 Từ các trung tâm thương mại

 Từ các công sở, trường học, các công trình công cộng.

 Từ các dịch vụ đô thị, sân bay.

 Từ các hoạt động công nghiệp

 Từ các hoạt động xây dựng

Có nhiều loại rác thải khác nhau và có nhiều cách phân loại rác thải:

+ Phân loại theo nguồn gốc phát sinh, gồm:

 Rác thải công nghiệp: tất cả các loại vật liệu, hoá chất, đồ vật được tạo thành không theo ý muốn trong các quá trình sản xuất công nghiệp Rác thải công nghiệp có thể ở dạng rắn, lỏng, quánh, hay là các loại chất thải nguy hại.

 Rác thải sinh hoạt: tất cả các loại chất, vật liệu, đồ vật được tạo ra không theo ý muốn từ các hoạt động sống của con người như ăn, ở, vui chơi, giải trí, hay các loại vật liệu dùng làm túi bao gói, vv.

 Rác thải bệnh viện: tất cả các loại rác thải được tạo ra trong các quá trình chuẩn đoán, chữa trị và tiêm chủng miễn dịch cho người và động vật, ví dụ như các loại hộp, kim tiêm, gạc, bông, vật liệu bao gói và các loại mô động vật, vv Rác thải bệnh viện thường ở dạng rắn.

 Rác thải phóng xạ: các loại chất phóng xạ được tạo ra trong các nhà máy điện nguyên tử, từ các quá trình có liên quan đến năng lượng nguyên tử mà con người không thể kiểm soát được Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm do đặc tính tự phân rã và khó kiểm soát được của chúng cũng như những ảnh hưởng rất có hại của chúng đối với sức khoẻ người và vật.

+ Phân loại theo trạng thái vật lí, gồm:

 Rác thải rắn: tất cả các loại chất thải ở thể rắn;

 Rác thải lỏng: nước thải chứa các loại chất thải dạng lỏng, quánh hoặc ở thể huyền phù;

 Rác thải khí: các loại chất thải ở thể khí, tia, bụi, hơi, hạt nhỏ.

+ Phân loại theo tính độc hại, gồm:

 Rác thải nguy hại: các loại chất thải được xem là có tiềm năng trực tiếp hay gián tiếp gây ra những ảnh hưởng có hại đối với môi trường và con người, ví dụ những loại hoá chất hiện đang được coi là những tác nhân gây ra một số bệnh ở người và vật, vv.;

 Rác thải độc hại: những loại chất thải đã được khoa học khẳng định là có khả năng trực tiếp gây hại cho sức khoẻ của con người và động vật khi chúng bị thải bỏ ra môi trường, ví dụ những hoá chất đã được các nhà khoa học khẳng định là các tác nhân gây bệnh ở người và động vật, vv.

 Rác thải không nguy hại: Là những loại rác thải không chứa các chất hay các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phầm.

Phí dịch vụ rác thải

Hạn chế ô nhiễm môi trường đang trở thành một mục tiêu ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của bất cứ quốc gia nào Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách phối hợp nhiều biện pháp khác nhau Việc sử dụng đơn thuần các công cụ hành chính truyền thông hay còn gọi là các biện pháp ra lệnh và kiểm soát đã tỏ ra không đáp ứng được các yêu cầu trong một nền kinh tế hiện đại, và hiện nay các nước đã áp dụng ngày càng nhiều hơn các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường Trong đó phí môi trường đặc biệt được chú ý và sử dụng rất rộng rãi

 Khái niệm phí môi trường:

Có rất nhiều khái niệm về phí môi trường khác nhau nhưng theo Bộ Tài Nguyên Môi Trường đưa ra thì phí môi trường được hiểu như sau:

"Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường".

Phí môi trường được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển (OECD) từ hơn ba thập kỷ qua và đã bước đầu được áp dụng có kết quả ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore…

Phí môi trường nhằm hai mục đích chủ yếu là: khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nguồn thu từ phí môi trường sẽ được dành riêng để thu gom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm, hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy chất thải.

Có 2 dạng phí dịch vụ môi trường là phí cung cấp nước sạch, xử lý nước thải và phí rác thải.

- Phí cung cấp nước sạch và xử lý nước thải

Vấn đề cần quan tâm là mức phí cung cấp nước sạch phải được đặt ra như thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất Đối tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ Nội dung của dịch vụ bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố.

Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước sạch có khác nhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương đối chung, đó là: tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (trừ chi phí xây dựng cơ bản) Mức phí có thể gồm hai thành phần: mức cơ bản cộng với một khoản dịch vụ để điều tiết chi phí của dịch vụ.

Mức phí cơ bản là khoản chi phí cơ bản cho việc cung cấp một đơn vị nước sạch đủ để xử lý lượng nước thải phát sinh khi các hộ gia đình sử dụng một đơn vị nước sạch đó.

Mức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành cung cấp nước sạch và xử lý nước thải Ở đây, người ta căn cứ vào mức độ tiêu thụ nước sạch để có thể xây dựng các trạm cố định hoặc chuyển tiếp xử lý nước thải để chi phí xử lý nước thải là thấp nhất, tránh tác động tiêu cực đến giá dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải.

Rác thải ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương mại, kể cả chất thải đô thị độc hại Dịch vụ liên quan đến rác thải sẽ có tác dụng tích cực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phát triển kinh tế Chính vì thế việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải phải được nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển xử lý vừa gián tiếp khuyến khích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.

Việc xác định mức phí rác thải có thể thuận lợi khi cân nhắc, phân tích các chi phí cần thiết và dựa trên trọng lượng hoặc thể tích của rác thải.

Nếu tiếp cận theo khối lượng rác thải thì các hộ gia đình phải có thùng đựng rác riêng đặt ở một vị trí cố định và việc trả phí phải hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở khối lượng rác thải sản sinh ra hàng ngày hoặc hàng tuần.

Còn một cách tiếp cận khác là theo số lượng người trong một gia đình, căn cứ vào số người, ví dụ 3 người một suất phí dịch vụ rác thải v.v để xác định mức phí dịch vụ môi trường phải nộp Theo cách này có thể không được công bằng nhưng thuận lợi hơn, tuy nhiên khó khuyến khích được các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.

 Còn một loại phí nữa mà chúng ta cần tìm hiểu vì sự liên quan của nó đến các vấn đề rác thải đó là phí vệ sinh môi trường.

Theo Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính Phủ và Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính thì có hai loại phí phải thu:

Phí vệ sinh là khoản thu nhằm "bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương, như :Chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường) "

1.2.2 Phân loại phí rác thải: a Phí rác thải sinh hoạt:

Là khoản phí bắt buộc theo quy định phải nộp hàng tháng của các tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ vệ sinh, xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thu phí. Đối tượng nộp phí rác thải sinh hoạt là các tổ chức, đơn vị có trụ sở và các cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn Thành phố phải nộp phí vệ sinh theo quy định của UBND Thành phố. b Phí chất thải rắn:

Cơ chế thu và sử dụng phí rác thải

* Nguyên tắc quản lý số tiền phí, lệ phí quy định như sau:

- Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước Số tiền phí thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước trên kết quả thu phí.

- Phí thu được từ các dịch vụ do nhà nước đầu tư hoặc từ các dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước, là khoản thu của Ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng như sau:

+ Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thực hiện thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào Ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí chưa được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định, phần tiền phí còn lại phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp tổ chức thực hiện thu phí được ủy quyền thu phí ngoài chức năng nhiệm vụ thường xuyên, thì tổ chức thực hiện thu phí được để lại một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định, phần tiền phí còn lại phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

- Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc Ngân sách nhà nước Tổ chức thực hiện thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào Ngân sách nhà nước. Trong trường hợp ủy quyền thu thì tổ chức được ủy quyền thu lệ phí được để lại một phần trong số lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, phần lệ phí còn lại phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

* Nguyên tắc sử dụng phần tiền phí, lệ phí được để lại :

Số tiền phí, lệ phí để lại được quản lý và sử dụng theo nội dung quy định; hàng năm phải quyết toán thu, chi theo thực tế Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí, lệ phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

- Số tiền phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu theo quy định được quản lý, sử dụng như sau:

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, thực hiện quản lý và sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại theo quy định hiện hành của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

+ Đối với tổ chức khác thu phí, lệ phí, số tiền phí, lệ phí để lại được chi dùng cho các nội dung sau đây:

Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

Chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành.

Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí, lệ phí.

Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí, lệ phí.

Trích qũy khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí, lệ phí trong đơn vị Mức trích lập hai qũy khen thưởng và phúc lợi, bình quân một năm, một người tối đa không quá ba tháng lương thực hiện.

Kinh nghiệm thu và sử dụng phí rác thải

 Tại Singapore: Nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm.

Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp Cụ thể, từ năm 1989,chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép Theo qui định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác tại bãi chôn lấp Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép.

Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo dõi Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư) Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, phí thugom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.

 Ở Hà Lan : mức phí khoảng $18/tấn đối với các bãi rác thải có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 như là một phần của luật thuế môi trường chung.

Mục đích chính của phí này là tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, nhưng mục đích thứ hai là kiềm chế phát thải ra môi trường Để khuyến khích hoạt động đốt rác như là một biện pháp xử lý, việc đốt rác không bị đánh thuế Mức phí này so với chi phí xử lý rác thải trung bình 82 Dfl ($50)/ tấn cho thấy rằng thuế cũng là một phần chi phí đáng kể cho hoạt động xử lý rác.

 Tại Mỹ: Cơ cấu mức phí bao gồm các thành phần: mức phí đa hộ, mức phí cơ bản, mức phí rác tập trung; mức phí cho khách hàng thu nhập thấp, lớn tuổi, tàn tật, mức phí thu gom rác thải tại sân bay và lề đường ( phí thu tai sân bay lớn hơn 40% so với tại lề đường để khuyến khích hạ thấp chi phí thu gom); mức phí rác thải đổ thêm ( môt tích kê rác trả tiền trước giá 5 USD dùng cho rác đổ thêm; mức phí rác sân và thu gom các vật cồng kềnh.

Hệ thồng thu gom chất thải rắn ở New Jersey minh họa thêm cho tính hiệu quả của hệ thống trả phí theo từng túi rác Cứ mỗi thùng hoặc túi 120 lít đặt ở lề đường để thu gom hàng tuần cần có một tem dán của thành phố (năm 1988, các hộ đã mua

52 tem dán trị giá 140 USD, còn có các tem dán bổ sung, mỗi băng 10 tem trị giá 12,5 USD) Kể từ khi áp dụng hệ thống này năm 1988, khối lượng rác thải cư dân đã giảm đi quá nửa chất thải rắn, chi phí đỏ rác thải rắn đã giảm từ 30 – 40% Thu phí của Mỹ ngoài được một nguồn thu lớn còn giảm thải được rát nhiều Nguồn thu này có thể bù đáp được cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải và đầu tư các công nghệ mới do lượng rác thải dã giảm đi tương đói.

 Ở Anh: Thuế rác thải bắt đầu có hiệu lực từ 1 tháng 10 năm 1996 được quản lý bởi Entrust Mức thuế 2 £ ($3)/tấn cho các loại chất thải không phân hủy như gạch và 7 £ ($10.7)/tấn cho các chất thải khác Các đơn vị quản lý bãi rác đóng thuế và có thể tăng phí thu gom rác để bù vào phần thuế phải trả Cơ quan thuế Anh cho biết rằng loại thuế này được tạo ra nhằm sử dụng các lực lượng thị trường trong việc bảo vệ môi trường bằng cách làm cho việc đổ rác thải ra các bãi rác trở nên đắt đỏ hơn Các khoản đóng góp vào bảo hiểm quốc gia của các công ty bị cắt để bù đắp cho phần ảnh hưởng của loại thuế này đối với công ty.

1.4.2 Kinh nghiệm của một số địa phương tai Việt Nam.

- Đà nẵng: Thành phố coi trọng thực hiện xã hội hoá việc thu gom rác, phát huy được vai trò sức mạnh của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong công tác thu gom rác; phân cấp xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và có cơ chế kinh phí bảo đảm để thực hiện Từ Công ty của thành phố đến chính quyền, từng tổ chức quần chúng ở các quận, phường, tổ dân phố đều tham gia vào các khâu thu gom rác, giữ gìn vệ sinh đường hè ngõ phố với nội dung công việc cụ thể Tổ dân phố tham gia thảo luận điểm đặt thùng rác công cộng và quản lý bảo vệ thùng rác Các đoàn thể đều tích cực tham gia phong trào Ngày Chủ nhật sạch, xây dựng đoạn đường xanh, sạch, đẹp; trong đó, Hội Phụ nữ, thanh niên, học sinh làm nòng cốt; vận động các gia đình đều có thùng rác trong nhà, duy trì thường xuyên tổng vệ sinh vào ngày Chủ nhật.

Phí vệ sinh thu được khá tốt, thu theo hộ từ 7.000 - 15.000 đồng và các hộ sản xuất kinh doanh tính theo lượng rác thải Số kinh phí thu được phân bổ lại hợp lý giữa các cấp (thành phố trích 10% cho cơ sở, gồm: 2% tổ dân phố, 3% cho phường, 5% cho quận).

Toàn thành phố được bố trí hơn 4.000 thùng chứa rác cố định và lưu động, có khoá cố định, bình quân cách nhau 100m có đặt thùng chứa rác thải và 5 trạm trung chuyển được khử mùi và ép rác tại chỗ Các nhà hàng, công sở, xí nghiệp đều có thùng chứa rác Các thùng chứa rác được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện cho đổ rác, vận chuyển nhẹ nhàng, được thường xuyên rửa sạch, khi đầy được kịp thời vận chuyển bằng xe chuyên dùng đến các trạm trung chuyển hoặc điểm xe ép rác, đảm bảo không để rác lộ thiên, tập trung trên các đường phố. Đối với rác thải xây dựng, chủ công trình (cả nhà ở) ký Hợp đồng với Công ty Môi trường về việc thu gom Công ty có phương tiện để chứa và chuyển rác đến nơi quy định hoặc phục vụ san lấp mặt bằng, tránh việc để vôi thầu, cát bừa bãi làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước Khi lập hồ sơ xây dựng công trình nhất thiết phải có biện pháp thi công đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

Có cơ chế quản lý nội bộ Công ty Môi trường đô thị khá chặt chẽ, làm tốt việc thanh, kiểm tra, thường xuyên, kịp thời phát hiện các thùng rác đầy, để chuyển đi ngay và thay thùng trống vào đó, nên rác không bị tràn ra đường phố.

Có cơ chế khoán cho đội quét dọn Việc quét dọn rác đường phố được Công ty giao cho tổ dân phố, phường thực hiện chế độ thường xuyên đánh giá, cho điểm làm cơ sở để Công ty nghiệm thu kết quả các đội Kết quả đạt được của TP Đà Nẵng trong việc thu gom rác, xử lý chất thải rắn có được do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực, tự giác của các đoàn thể, nhân dân. Đảm bảo đúng quy trình quản lý, thu gom chất thải, với cơ chế thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc, kịp thời.

 Thành phố Hồ Chí Minh

Dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt của TP.HCM đã được xã hội hóa tương đối mạnh, phần lớn rác thải sinh hoạt do lực lượng ngoài công lập thực hiện bằng nguồn kinh phí do các chủ nguồn thải chi trả.

Cụ thể mức thu phí rác thải đối với các hộ dân năm 2007 là 20.000 đồng/tháng Đơn giá này sẽ tăng lên theo từng năm, cụ thể là 30.000 đồng/tháng năm 2008 và năm 2015 sẽ tăng lên 36.500 đồng/tháng Khung giá cũng sẽ linh động thay đổi tùy từng khu vực nội thành, ngoại thành và trung tâm Tổng số phí thu được sẽ công khai để người dân có thể trực tiếp quản lý. Áp dụng chương trình thu phí năm 2007, ngân sách nhà nước thu về được hơn

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU PHÍ RÁC THẢI TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ ĐÔNG

Thực trạng thu phí dịch vụ rác thải của công ty Môi trường Đô thị Hà Đông

Hiện trạng môi trường làng nghề quận Hà Đông đang bị ô nhiễm nặng nề bởi nhiều yếu tố khác nhau như rác thải, chất thải nguy hại, tếng ồn… Rác thải ở các làng nghề dệt Hà Đông chủ yếu là xơ nhộng, tơ vụn, vụn bông Tiếng ồn phát sinh ra do vận hành máy dệt, quấn sợi và do sự va chạm của thoi trong khi dệt, guồng sợi Khí thải sinh ra từ những phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ có dùng than phục vụ cho quá trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm Hay rác thải từ một só làng nghề tái chế kim loại đó là các kim loại vụn thừa, khí thải…gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

2.2 Thực trạng thu phí dịch vụ rác thải của công ty Môi trường Đô thị Hà Đông.

2.2.1 Giới thiệu chung về công ty Môi trường Đô thị Hà Đông a Quá trình hình thành và phát triển.

Tiền thân của Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông là Công ty Công viên và dịch vụ Công cộng Thành phố Hà Đông, được thành lập theo quyết định số 148/QĐ-UB ngày 29/07/1986 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông trên cơ sở sáp nhập Đội vệ sinh với một bộ phận của Phòng Quản lý nhà đất (sau này là Phòng Giao thông Thành phố) Công ty công viên và dịch vụ công cộng chính thức hoạt động từ ngày 01/08/1986 với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, trang trí công cộng của Thành phố Hà Đông; Quản lý, duy trì cây xanh, thảm cỏ công viên; Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang nhân dân Thành phố, làm các dịch vụ tang lễ nội thị.

Sau 07 năm hoạt động, theo đề nghị của Công ty Công viên và dịch vụ công cộng và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, ngày 24/12/1992, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây có Quyết định số 578/QĐ-UB đổi tên Công ty thành Công ty Môi trường đô thị Hà Đông hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu Ngoài nhiệm vụ, chức năng chủ yếu là đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố

Hà Đông, Công ty còn được Tỉnh Hà Tây và Thành phố Hà Đông giao thêm nhiệm vụ: Quản lý, duy tu, xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: hè, đường, cống, rãnh, hệ thống chiếu sáng

Ngày 08/04/1999, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây ra Quyết định số 285/QĐ-UB chuyển Công ty Môi trường đô thị Hà Đông đang hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu sang Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo Luật doanh nghiệp Nhà Nước được Quốc Hội khoá 9 kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 04 năm 1995 và Nghị định số 56/CP ngày 02 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ qui định về Doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động công ích. Để phù hợp với xu thế phát triển và hoà nhập với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, ngày 07/06/2007, UBND Tỉnh Hà Tây có quyết định 976/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông thành Công ty Cổ phần

Trải qua chặng đường hơn 20 năm hình thành và phát triển, mặc dù tính chất công việc nặng nhọc, độc hại, yêu cầu về công tác vệ sinh mội trường ngày càng cao trong khi kinh phí đầu tư có hạn, các thiết bị chuyên dùng như xe ép rác, xe phun nước rửa đường, xe thông tắc hệ thống thoát nước rất thiếu thốn Nhưng hàng năm, được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của toàn thể tập thể Cán bộ, Công nhân viên, Công ty đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần làm cho môi trường Hà Đông ngày càng “sáng - xanh - sạch - đẹp”.

Căn cứ quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 07/06/2007 của UBND Tỉnh Hà Tây thì các lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:

- Thu gom vận chuyển, xử lý rác thải, nước thải: Đô thị, công nghiệp.

- Xử lý môi trường làng nghề.

- Quản lý, vận hành hệ thống: Thoát nước, công viên cây xanh; chiếu sáng công cộng, trang trí đô thị; tín hiệu giao thông.

- Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang dân nhân, dịch vụ tang lễ.

- Quản lý, duy tu, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Dịch vụ vui chơi, giải trí công viên.

- Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá đường bộ b Tổ chức quản lý của công ty

Số lao động của công ty môi trường đô thị Hà Đông tính đến quý I/2010 là

471 lao động Số lượng cụ thể trong từng bộ phận như sau

Bảng 2.1 Cơ cấu nhân lực của công ty Môi trường Đô thị Hà Đông

STT Chuyên ngành Số lượng

1 Cử nhân kinh tế, kế toán 11

3 Cử nhân khoa học môi trường 1

8 Cao đẳng, trung cấp giao thông 1

9 Cao đẳng, trung cấp kế toán 8

11 Lái xe ôtô các loại 21

12 Công nhân các đội sản xuất 404

(Nguồn : Hồ sơ năng lực công ty môi trường đô thị Hà Đông.) Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của BCH Đảng uỷ, Hội đồng Quản trị, Ban giám đốc Công ty đã tập trung lãnh đạo kiện toàn công tác tổ chức từ các tổ đội, phòng ban, đồng thời phối hợp với BCH Công đoàn hàng năm tổ chức Công ty bao gồm 9 bộ phận công tác với các nhiệm vụ cụ thể sau;

- Bộ phận Văn phòng là cơ quan đầu não của Công ty ngay từ đầu năm đã xây dựng chương trình công tác và lập hồ sơ đặt hàng của Công ty Đảm bảo chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho CBCNVC- LĐ Thực hiện các dự án về duy tu, sửa chữa, xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị mà Công ty được giao, đảm bảo đúng tiến độ thời gian và chất lượng công trình.

- Bộ phận thu gom vận chuyển rác, hàng ngày, các công nhân tích cực lao động, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông mỗi năm thu gom vận chuyển được từ 54.000-65.000 tấn rác/năm, đảm bảo không để tồn đọng rác thải trên địa bàn, góp phần làm cho đường phố Hà Đông luôn văn minh sạch đẹp Công tác thu phí vệ sinh đã cơ bản thực hiện được chủ trương xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường Hàng năm đã tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị tập thể và cá nhân thụ hưởng các dịch vụ vệ sinh môi trường, thu đúng, thu đủ lệ phí vệ sinh đảm bảo đúng chế độ, chính sách năm sau cao hơn năm trước, giảm gánh nặng cho ngân sách của quận về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Bộ phận ga cống hàng ngày đã khơi thông cống rãnh được thông thoát, nước không bị ứ đọng và vận chuyển được từ 10.000 tấn bùn đất/năm.

- Bộ phận vườn hoa cây xanh: Hàng ngày anh chị em công nhân chăm sóc vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ được xanh tốt, thường xuyên bấm cỏ, tỉa cành, trồng và chăm sóc: 1.627 cây các loại phân tán và gần 75.000m 2 thảm cỏ và các loại cây khác trong vườn hoa và các trục đường quốc lộ 6 và đường 430 đã đem lại mầu xanh cho quận.

- Bộ phận vận chuyển đã quản lý và vận hành an toàn 30 đầu xe các loại, ngày đêm vận chuyển hết rác thải tơi nơi qui định, góp phần làm cho Thành phố sạch, đẹp đảm bảo an toàn gia thông Trong những năm qua không có vụ việc nào xảy ra mất an toàn.

- Bộ phận Điện chiếu sáng công cộng đã quản lý, vận hành tốt trên 123,407 km chiều dài tuyến đèn với 61 tủ điện điều kiển, 14.769 bóng điện các loại phục vụ kịp thời sinh hoạt của nhân dân Ngày lễ, ngày tết, đèn trang trí, pháo hoa điện tử được tháp sáng làm tăng thêm cảnh quan đô thị.

- Bộ phận tang lễ: Đã quản lý, bảo vệ nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa trang nhân dân Vạn Phúc, tận tình phục vụ nhân dân, thường xuyên duy trì quét vôi, dọn cỏ trong nghĩa trang liệt sỹ.

- Bộ phận cơ khí sửa chữa: mặc dù tổ được biên chế ít người, nhiều khi công việc sửa chữa các phương tiện dồn dập cần đáp ứng ngay Song, anh em đã tận tuỵ, miệt mài với công việc của mình, sửa chữa kịp thời công cụ lao động, đảm bảo thời gian nhanh để anh em có xe thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình.

- Bộ phận trạm bơm đã thường xuyên quản lý, duy trì, bảo dưỡng máy móc ở

05 trạm bơm tiêu úng cố định và 02 trạm bơm dã chiến, sẵn sàng phục vụ bơm nước trong nội thành khi có lệnh của UBND quận và Công ty. c Hiện trạng năng lực hoạt động của công ty.

Năng lực tài chính của công ty đươc hìnnh thành từ nhiều nguồn khác nhau, và được minh họa cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: VNĐ

TT Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Tổng TSLĐ & đầu tư ngắn hạn

2 Tổng TSCĐ & đầu tư dài hạn

(Nguồn: Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hà Đông)

Căn cứ đề xuất giải pháp

Việc đề xuât các giải pháp dựa trên các căn cứ sau:

 Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

Nghị quyết sô 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính tri Ban châp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã khẳng định :

“Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.”

“Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.” và “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.”

 Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí có các quy định về sự phù hợp của mức thu và chi của phí như sau:

“Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn đều phải trên cơ sở bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý; phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp; thuận tiện cho cả người thu phí và người nộp phí Ngoài ra, mức thu đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư còn phải bảo đảm thi hành các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ và phù hợp với tình hình thực tế.”

“Các khoản chi phí để thực hiện các dịch vụ thu phí, phục vụ cho việc xác định mức thu phí bao gồm

- Chi phí xây dựng, mua sắm, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc, hoặc thuê ngoài tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí Chi phí này được phân bổ theo mức độ hao mòn của những tài sản trực tiếp phục vụ công việc thu phí;

- Chi phí vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình thực hiện công việc thu phí;

- Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công, theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí.”

 Quyết định số 11/QĐ-UBND TP Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn TP Hà Nội với một số quy định cụ thể thực hiện phân loại,thu gom, xử lý chất thải rắn bao gồm:

Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

+ Chất thải rắn sinh hoạt từng bước được kiểm soát, phân loại tại nguồn để tái chế, tái sử dụng, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành: Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ và Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ.

+ Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và phải thực hiện lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi quy định.

+ Đơn vị vệ sinh môi trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện về phương tiện thu gom, vận chuyển, các bãi tập kết rác thải sinh hoạt; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai, giám sát việc phân loại chất thải tại nguồn phù hợp với điều kiện địa bàn quản lý; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đến nơi xử lý theo quy định.

Thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

+ Các tổ chức, hộ gia đình có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt, lưu giữ đảm bảo vệ sinh môi trường ở trong nhà và chuyển đến các điểm tập kết, phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, đúng nơi quy định.

+ Các tổ chức, cá nhân có cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải có phương tiện, dụng cụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bố trí điểm thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt và phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định Các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh nhỏ phải có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chuyển đến các điểm tập kết, các phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, địa điểm quy định.

+ Trên các tuyến đường phố, quảng trường, nơi công cộng tập trung đông người, các đơn vị vệ sinh môi trường đặt các thùng rác công cộng tại các địa điểm thuận tiện để phục vụ việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt; hàng ngày thực hiện thu gom bằng xe tải nhỏ hoặc xe chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự giao thông.

Các giải pháp

3.2.1 Đối với các đối tượng nộp phí

 Nâng cao ý thức của người dân, cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc phân loại rác thải, vấn đề thu phí rác thải để cải thiện môi trường Tiến hành xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục cộng đồng trên những phương tiện truyền thông đại chúng Trong chương trình đó nêu rõ những tác hại của rác, những lợi ích của khoản thu phí rác đối với môi trường và cộng đồng Từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng.

 Tăng cường tuyên truyền các đối tượng nộp phí đóng phí rác thải đầy đủ, đúng thời gian quy định và thực hiện nghiêm túc việc xả thải ra ngoài môi trường.

 Cần quy định thời gian đổ rác cụ thể đối với các hộ gia đình để tránh tình trạng đổ rác thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan chung.

3.2.2 Đối với chính quyền quản lý

 Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quy định phí rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như quận Hà Đông Với mức phí như hiện nay theo đánh giá như phần trên áp dụng vào công ty môi trường đô thị Hà Đông có hiệu quả thấp Mức phí thấp sẽ không đủ chi cho hoạt động bảo vệ môi trường, còn mức phí cao quá sẽ khiến nhiều đối tượng không ủng hộ và không đóng phí Vì vậy cần có tính toán và tham khảo mức phí của các tỉnh thành khác sao cho có thể đưa ra một mức phí phù hợp với các bên.

Có thể nên triển khai hình thức thu phí rác thải theo kologam Tức là ai thải nhiều thì trả nhiều, ai thải ít sẽ trả ít theo khối lượng mức thải Mỗi hộ gia đình phải trả phí theo đúng khối lượng mà mình thải ra, tùy theo từng loại chất thải Nên có những quy định khống chế lượng rác thải, buộc người dân chỉ được thải ra một lượng nhất định, nếu vượt quá sẽ bị phạt Hình thức này là một trong những công cụ kinh tế nhằm hạn chế tối đa chất thải nguy hại ra môi trường Như vậy sẽ đảm bảo công bằng hơn so với thu phí rác thải hiện nay.

Hay đa dạng hóa các loại hình thu phí rác thải theo nhiều cách như kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã được phân tích, cân nhắc xem loại hình nào phù hợp và hiệu quả với nước ta và các địa phương cụ thể.

 Cần phải bổ sung thêm các quy định liên quan đến việc thu phí trên từng địa bàn hoạt động cụ thể và các hình thức xử phạt mạnh mẽ hơn nữa đối với các hành vi đổ thải trái phép cũng như không thực hiện nghiêm túc việc nộp phí dịch vụ rác thải Các hộ gia đình không đóng phí đầy đủ hay đổ rác bừa bãi sẽ bị phạt tiền, các cơ sở sản xuất kinh doanh không chấp hành nghiêm túc các quy định thu phí và đổ rác ngoài phạt tiền có thể bị tước tạm thời, hay thu hồi giấy đăng kí kinh doanh tùy theo mức độ vi phạm.

 Tăng cường thanh tra kiểm soát ô nhiễm rác thải của các cơ sở để có thể có mức phí và hinh thức xử phạt phù hợp với các đối tượng không chấp hành nghiêm túc các quy định đã ban hành.

 Có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ ưu đãi cho công ty Môi trường Đô thị Hà Đông Hỗ trợ vốn, hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi để công ty có thể có nguồn vốn lớn phục vụ tốt hơn cho công tác môi trường của mình Đồng thời tạo điều kiện cho công ty bố trí các điểm tập kết rác thải, phế thải phù hợp để ảnh hưởng đến môi trường và sinh hoạt của người dân, đảm bảo không để tồn đọng rác, quét dọn thu gom đến đâu thì vận chuyển hết đến đấy theo chu trình khép kín

 Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật, phổ biến các quy định, cơ chế chính sách về: phân loại rác tại nguồn, đổ rác, phế liệu xây dựng đúng nơi quy định, không xả rác và nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước mặt, thực hiện những biện pháp giảm bụi trong quá trình xây dựng các công trình và vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tham gia trồng và bảo vệ cây xanh…Đưa các nội dung, hoạt động tuyền truyền về môi trường vào tài liệu sinh hoạt của các tổ chức và cộng đồng dân cư.

 Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào vệ sinh tại khu vực cư trú, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá…

 Công khai thông tin về tình hình vi phạm pháp luật Bảo vệ môi trường để nhân dân cùng giám sát và tạo áp lực xã hội đối với các vi phạm Xây dựng chuyên mục môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng của quận.

 Đa dạng hóa các loại hình thu phí rác thải theo nhiều cách như kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã được phân tích, cân nhắc xem loại hình nào phù hợp và hiệu quả với nước ta và các địa phương cụ thể.

 Thực hiện đấu thầu công khai cho các tổ chức tham gia vào công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường nhằm tạo động lực cũng như tính cạnh tranh cao cho các tổ chức để đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

3.2.3 Đối với Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông

 Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và thu phí rác thải của UBND thành phố cũng như của Bộ Tài nguyên Môi trường đã đề ra Các cán bộ phải làm việc trung thực, nghiêm túc và hiệu quả để người dân tin tưởng và tích cực tham gia vào các công tác môi trường hơn Các quy đinh đó cũng chính là các khuôn mẫu buộc công ty phải thực hiện theo, nếu công ty môi trường không làm tốt thì họ không thể đòi hỏi người dân nộp phí cho họ một các đầy đủ được, điều đó dẫn đến sự thất thoát nguồn thu cho công ty và công tác thu phí không đạt hiệu quả Vì vậy công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước.

Ngày đăng: 18/07/2023, 15:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên) (2003), Kinh tế và Quản lý môi trường, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và Quản lý môi trường
Tác giả: Nguyễn Thế Chinh (chủ biên)
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2003
5. Giáo trình “ Kinh tế chất thải” (tài liệu dành cho các khóa đào tạo về quản lý tồng hợp chất thải) – nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2005.6. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chất thải
Nhà XB: nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2005.6. Các trang web
1. Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông (2010), Hồ sơ năng lực Khác
2. Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông (9 tháng đầu năm 2010), Tổng kết Báo cáo tài chính Khác
3. Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông (năm 2009), Tổng kết Báo cáo tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w