NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Nhận thức chung về những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự đó là nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định tại Điều 18
BLTTHS năm 2015 Theo nguyên tắc này:
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Nguyên tắc này xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khởi tố và xử lý vụ án đồng thời cũng xác định rõ phạm vi thẩm quyền đó được giới hạn bởi những căn cứ và trình tự luật định Trong quá trình giải quyết vụ án, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự cung cấp toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho quy trình tố tụng Trong giai đoạn này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xác định sự việc có hay không có dấu hiệu phạm tội để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không nhằm khẳng định về mặt pháp lý về việc có hay không có tội phạm xảy ra
Việc quyết định khởi tổ vụ án có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, bằng quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định về mặt pháp lý vụ việc nào cần phải xử lý theo tố tụng hình sự và những vụ việc nào không cần xử lý theo tố tụng hình sự Như vậy, những quy định về căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan khởi tố trong việc kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự khi vụ án đó không có dấu hiệu phạm tội.
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyển xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án Đây là giai đoạn tố tụng đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, có tính chất độc lập bởi giai đoạn này có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về chủ thể tố tụng, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng Chủ thể có quyền khởi tố vụ án hình sự là những cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để từ đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự - những văn bản tố tụng đặc trưng của giai đoạn này Tuy nhiên, tính độc lập của giai đoạn khởi tố vụ án cũng như các giai đoạn khác trong quá trình tố tụng chỉ mang tính tương đối, giữa chúng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau; giai đoạn trước là tiền đề cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện các hoạt động điều tra Khi chưa có quyết định khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt động điều tra cũng như áp dụng các biện pháp ngăn chặn Quyết định khởi tố vụ án làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyển, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, bắt đầu từ việc tiếp nhận thông tin về tội phạm hoặc phát hiện dấu hiệu tội phạm và kết thúc bằng quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự Kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có thể là sự khởi đầu cho các giai đoạn tổ tụng khác hoặc chấm dứt quá trình tố tụng Vì thế, việc chứng minh khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự để quyết định việc đưa vụ án ra khởi tố hay không khởi tố
Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự có thể là sự hiện diện dấu hiệu của tội phạm Các dấu hiệu này có thể chưa phản ánh đầy đủ về tội phạm đã xảy ra nhưng là căn cứ để khẳng định rằng cẩn phải tiến hành tố tụng để làm rõ vụ việc. Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, tuy chưa đặt ra yêu cầu cần phải xác định chính xác và đầy đủ, nhưng phải sơ bộ định tội danh phù hợp với tội phạm Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khởi tố các vụ án hình sự, bên cạnh việc quy định về các căn cứ khởi tố vụ án hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự còn quy định về các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, cụ thể:
“ Điều 157 Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1 Không có sự việc phạm tội;
2 Hành vi không cấu thành tội phạm;
3 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4 Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5 Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6 Tội phạm đã được đại xá;
7 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8 Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143,
155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.”
Nghiên cứu các sách báo pháp lí về tố tụng hình sự cho thấy, chưa có quan điểm khoa học nào nêu lên khái niệm những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự Vì vậy, căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và thực tiễn xét xử, dưới góc độ khoa học, theo chúng tôi, khái niệm đang nghiên cứu được trình bày như sau:
“ Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự là sự hiện diện đầu hiệu không phạm tội và khi có một trong những căn cứ không được khởi tổ vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền khởi tổ không được khởi tố vụ án hình sự, nếu vụ án đã khởi tổ thì phải hủy quyết định khởi tổ đó.”
Như vậy, những quy định về căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự khi vụ án đó không có dấu hiệu phạm tội Đối ngược với những căn cứ khởi tố vụ án hình sự là sự hiện diện của dấu hiệu phạm tội thì những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là việc đưa ra những căn cứ thể hiện những dấu hiệu không phạm tội trong vụ án Việc đưa ra những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự này tạo điều kiện thuận lợi cho những cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý để dừng việc điều tra, khởi tố, xét xử một vụ án hình sự khi mà vụ án này không có sự hiện diện của dấu hiệu phạm tội
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tải sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy ở góc độ pháp lý, ta có thể hiểu những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là sự hiện diện của dấu hiệu không có tội phạm ở trong một vụ án hình sự.
Do đó, những hành vi của cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự không gây nguy hiểm cho xã hội hay không còn gây nguy hiểm cho xã hội sẽ là dấu hiệu, căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự
1.1.2 Bản chất pháp lý của những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự
Xuất phát từ nhận thức nêu trên về giai đoạn khởi tố vụ án, những căn cứ khởi tố và không khởi tố vụ án hình sự, chúng ta có thể nhận thấy, bản chất pháp lý của giai đoạn này là ở chỗ: Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và về pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó.
Phân biệt căn cứ không khởi tố vụ án hình sự với những quy định khác của bộ luật tố tụng hình sự và bộ luật hình sự năm 2015
1.2.1 Phân biệt những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự với căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự và căn cứ không khởi tố vụ án hình sự khiến cơ quan điều tra có thẩm quyền quyết định khởi tố hay không khởi tố dễ nhầm lẫn Tuy đều là sự hiện diện của dấu hiệu để từ đó cơ quan tiến hành tố tụng và kết thúc giai đoạn khởi tố vụ án nhưng kết quả của những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là sự chấm dứt của quá trình tố tụng và kết quả của những căn cứ khởi tố vụ án hình sự là khởi đầu cho các giai đoạn tố tụng khác
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định tại điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:
“ Điều 143 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1 Tố giác của cá nhân;
2 Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3 Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4 Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5 Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6 Người phạm tội tự thú ”
Như vậy để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải xác định được vấn đề sau đây: có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra và hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm hay không? Để loại trừ những trường hợp oan, sai, vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, BLTTHS năm 2015 quy định: chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm Như vậy dấu hiệu của tội phạm chính là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự Việc xác định dấu hiệu của tội phạm dựa trên những cơ sở do luật định (như tố giác của công dân, tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; người phạm tội tự thú; cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm) mới là hợp pháp Điều luật quy định 6 nguồn thông tin cụ thể để làm cơ sở xác định có dấu hiệu tội phạm. Điều luật không quy định yêu cầu khởi tố của người bị hại là căn cứ độc lập để khởi tố Bởi một số tội phạm, trong khoản 1 của luật có quy định chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại (Điều 155 BLTTHS 2015 quy định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136,
138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)). Điều này không xuất phát từ sự khác biệt nào về bản chất của thông tin ban đầu làm cơ sở để xác định căn cứ khởi tố vụ án so với sự tố giác của công dân Yêu cầu của người bị hại được hiểu như nguồn tin “tố giác của công dân” Như vậy những quy định đã nêu trên là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một vụ việc cố dấu hiệu của tội phạm và có được đưa vào quy trình giải quyết của tố tụng hình sự hay không Thực tế cho thấy, ở thời điểm ban đầu, khi thông tin, tài liệu còn ít, việc xác định dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố không đơn giản. Đặc biệt, đối với những vụ án cần tri thức khoa học trong những lĩnh vực khác như xác định nguyên nhân chết, xác định chất lượng công trình xây dựng Khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Ngược lại, không khởi tố vụ án hình sự có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
1.2.2 Phân biệt những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự với loại trừ trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự thì “ Chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự ” Như vậy, cơ sở của trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội mà tội phạm như quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự phải hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Các yếu tố đó, theo khoa học luật hình sự Việt Nam được thừa nhận trong các sách báo, giáo trình giảng dạy tại các trường đại học và sau đại học bao gồm: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan Một hành vi bị coi là tội phạm khi nó hội tụ đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm, ngược lại là không phải là tội phạm và người có hành vi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Vì vậy, khi nghiên cứu các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự không thể không nghiên cứu tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm Ngược lại khi nghiên cứu tội phạm không thể không nhiên cứu các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội, nhưng theo pháp luật họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Loại trừ trách nhiệm hình sự cũng có thể được hiểu là hành vi không cấu thành tội phạm, nhưng loại trừ trách nhiệm hình sự có nội dung cụ thể hơn, còn hành vi không cấu thành tội phạm chủ yếu mang tính lý luận, và nó được nghiên cứu dưới góc độ khái niệm tội phạm, tính chất của tội phạm cũng như các đặc điểm của tội phạm Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại BLHS, cụ thể:
- Sự kiện bất ngờ - thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 20 BLHS 2015 ).
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự - thì không phải chịu trách nhiệm hình sự ( Điều 21BLHS 2015).
- Phòng vệ chính đáng - thì không phải là tội phạm (Điều 22 BLHS 2015).
- Tình thế cấp thiết - thì không phải là tội phạm (Điều 23 BLHS2015).
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội ( Điều 24 BLHS2015)
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ (Điều 25 BLHS 2015)
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 25 BLHS 2015)
Loại trừ trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc không khởi tố vụ án hình sự Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là những hành vi của cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự không gây nguy hiểm cho xã hội hay không còn gây nguy hiểm cho xã hội sẽ là dấu hiệu, căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. Còn loại trừ trách nhiệm hình sự là người có hành vi không bị coi là phạm tội, và theo quy định của pháp luật thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, suy cho cùng thì miễn trách nhiệm hình sự cũng là không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng sẽ không khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, về cơ bản, các nhà lý luận, thực tiễn đều quan niệm những tình tiết trên là các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do trách nhiệm hình sự quy định (mặc dù còn một số tình tiết vẫn đang tranh luận) Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ chưa thống nhất này với từng trường hợp cụ thể và xét về tổng thể thì giữa các thuật ngữ đã nêu không có gì mâu thuẫn Bởi lẽ, suy cho cùng, thì hậu quả pháp lý hình sự mà người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội đều giống nhau, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự, có nghĩa được loại trừ trách nhiệm hình sự Nói một cách khác, khi đề cập đến trách nhiệm hình sự với tư cách là hậu quả pháp lý của tội phạm, trong thực tế bao giờ cũng dẫn đến ba khả năng đối với một người phải chịu trách nhiệm hình sự, được miễn trách nhiệm hình sự hay không phải chịu trách nhiệm hình sự, có nghĩa là được loại trừ trách nhiệm hình sự
Do đó, dưới góc độ khoa học, loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này.Nói một cách khác, trong hành vi của một người khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội do không thỏa mãn ít nhất một trong các dấu hiệu cơ bản của tội phạm, nên tính chất tội phạm của hành vi đó được loại trừ, và logic tương ứng người thực hiện nó không phải chịu trách nhiệm hình sự hay được loại trừ trách nhiệm hình sự.
Như vậy, có thể thấy điểm khác biệt giữa căn cứ không khởi tố vụ án hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự là hiện diện ở giai đoạn đầu của tố tụng vụ án hình sự, nó là căn cứ chứng minh để kết thúc vụ án và không đưa vụ án ra xét xử còn loại trừ trách nhiệm hình xuất hiện khi vụ án đã được đem ra xét xử và trong trường hợp người đã có hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
1.2.3 Phân biệt những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự với miễn trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Bộ luật hình sự quy định đối với người phạm tội.
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý mà bản thân người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc thực hiện hành vi phạm tội Nhà nước có quyền áp dụng chế tài hình sự đối với người phạm tội Hậu quả là người phạm tội bị áp dụng biện pháp cưỡng chế (hình phạt, biện pháp tư pháp) của Luật hình sự.
Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó Miễn trách nhiệm hình sự được quy định trongBLHS năm 1985, từng bước được hoàn thiện trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 Đây là một chế định phản ánh nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước, tiết kiệm chi phí, công sức trong quá trình điều tra,truy tố, xét xử; tăng cường khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội thông qua các hình thức trách nhiệm hình sự được thực hiện ngoài cộng đồng, nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Bản chất pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự là chế định nhân đạo được áp dụng đối với người mà hành vi của người đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể trong BLHS nhưng do người này có các điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự Đó chính là chính sách phân hóa được phản ánh trong luật từ thực tiễn yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục người phạm tội Tuy vậy, vì người được miễn trách nhiệm hình sự bị coi là người đã thực hiện hành vi phạm tội, do đó mặc dù họ được miễn trách nhiệm hình sự nhưng không được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (hay nói cách khác là không thuộc trường hợp oan, sai) Nghiên cứu các BLHS Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy người được miễn trách nhiệm hình sự không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội nhưng có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự được quy định trong các ngành luật khác như: Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Công chức, Luật Viên chức
Miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong các BLHS với các trường hợp khác nhau được quy định rải rác trong cả Phần chung và Phần các tội phạm BLHS năm 2015 đã quy định các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tại Điều 16, Điều 29, khoản 2 Điều 91, khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, đoạn 2 khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 Tuy nhiên tại Điều 29 BLHS thì có hai trường hợp là “đương nhiên” và “có thể ” miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể: Điều 29 BLHS năm 2015 quy định như sau:
THỰC TRẠNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NHỮNG CĂN CỨ KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
cứ không khởi tố vụ án hình sự
Giải quyết các vụ án hình sự thông qua thủ tục tố tụng hình sự với mục đích không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ lợi ích của xã hội trước sự xâm phạm của hành vi tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự thực chất là hoạt động thực thi công lý của nhà nước mà đại diện là các cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là hành trình tiếp cận công lý của người dân Công lý chỉ được thực thi, người dân chỉ có thể tiếp cận công lý một cách thuận lợi nhất khi những rào cản, trở ngại về pháp luật được khai thông Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam với tư cách là một đạo luật chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tố tụng hình sự trong đó có hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố đang đứng trước nhiệm vụ cần khắc phục những bất cập, hạn chế đáp ứng được nhiệm vụ nói trên Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý một cách công minh mọi hành vi phạm tội Trình tự, thủ tục đó được chia thành các giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Các giai đoạn tố tụng đó nhằm giải quyết vụ án hình sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Giai đoạn đầu làm cơ sở pháp lý, là tiền đề cho các hoạt động của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra kết quả hoạt động của giai đoạn trước, đảm bảo quá trình giải quyết vụ án hình sự đúng pháp luật quy định.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Khoa học Luật tố tụng hình sự đó là nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại điều 18, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Theo nguyên tắc này: Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp đo Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.
Nguyên tắc này xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khởi tố và xử lý vụ án hình sự đồng thời cũng xác định rõ phạm vi thẩm quyền đó được giới hạn bởi những căn cứ và trình tự luật định Việc quyết định khởi tố vụ án có ý nghĩa pháp lí rất quan trọng, bằng quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định về mặt pháp lý vụ việc nào cần phải xử lý theo tố tụng hình sự và những vụ việc nào không cần xử lý theo tố tụng hình sự Vì vậy, để bảo đảm cho việc khởi tố vụ án hình sự chính xác, tránh những trường hợp khởi tố vụ án hình sự thiếu căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý khí ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Căn cứ theo Điều 157 BLTTHS năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được khởi tố vụ án hình sự được chia theo các trường hợp sau:
2.1.1 Trường hợp không có sự việc phạm tội
Sự việc phạm tội là sự việc do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra Khi có sự việc phạm tội, cơ quan có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội Trường hợp không có sự việc phạm tội, việc khởi tố vụ án hình sự không mang lại ý nghĩa nào Do đó, khi xác định không có sự việc phạm tội thì không được khởi tố vụ án hình sự Thông thường, có hai trường hợp xác định không có sự việc phạm tội: thứ nhất, có sự việc xảy ra trong thực tế nhưng không phải do hành vi nguy hiểm cho xẵ hội gây ra thì không phải là sự việc phạm tội; thứ hai, không có sự việc nào xảy ra mà nguồn tin chỉ là giả tạo hoặc vu khống Khi xác định không có sự việc phạm tội thì không được khởi tố vụ án hình sự.
Không có sự việc phạm tội là sự việc mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xác định không thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm được quy định trong BLHS và do đó không có căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hình sự Nghĩa là không xảy trong thực tế sự việc mà có thể coi là tội phạm Tuy nhiên, vấn đề khởi tố hay không khởi tố được đặt ra trước cơ quan có trách nhiệm đấu tranh với tội phạm và có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bởi có sự tố giác của công dân, hoặc có tin báo của cơ quan, tổ chức về sự việc mà họ cho là tội phạm, có thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong đó theo sự đánh giá của các cơ quan này là đã có hành vi phạm tội Những điều đó diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau Có thể do nhầm lẫn của người tố giác, có thể do khinh suất khi tiếp nhận thông tin của cơ quan đã báo tin đến các cơ quan có thẩm quyền, mặc dù có sự việc xảy ra nhưng sự việc đó không có dấu hiệu tội phạm Cũng có thể do vu khống, giả tạo Đặc biệt có những trường hợp, những hiện tượng mà không thể phân biệt tội phạm hay không phải tội phạm nếu không có kiến thức chuyên môn về khoa học hình sự như có người chết, nhưng không có các tội phạm có liên quan như bức tử, giúp đỡ người khác tự sát, không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Tóm lại, sự việc phạm tội là sự việc do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra Khi có sự việc phạm tội, cơ quan có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội Trường hợp không có sự việc phạm tội, việc khởi tố vụ án hình sự không mang lại ý nghĩa nào Do đó, khi xác định không có sự việc phạm tội thì không được khởi tố vụ án hình sự. Thông thường, có hai trường hợp xác định không có sự việc phạm tội: thứ nhất, có sự việc xảy ra trong thực tế nhưng không phải do hành vi nguy hiểm cho xẵ hội gây ra thì không phải là sự việc phạm tội; thứ hai, không có sự việc nào xảy ra mà nguồn tin chỉ là giả tạo hoặc vu khống Khi xác định không có sự việc phạm tội thì không được khởi tố vụ án hình sự.
Ngày 22.12, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan việc quyên góp từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh vì không có dấu hiệu tội phạm Động thái này của cơ quan điều tra đưa ra sau nhiều tháng xác minh, đề nghị các địa phương báo cáo và thống kê số tiền nam nghệ sĩ đã giải ngân.
Trước đó ông Võ Nguyễn Hoài Linh (tức nghệ sĩ Hoài Linh, ngụ Q.Phú Nhuận) bị 4 người gửi đơn tố cáo đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tố cáo về việc ông Linh có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hơn 13 tỉ đồng qua việc kêu gọi từ thiện các tỉnh miền Trung vào tháng 10/2020 Qua xác minh, cơ quan chức năng xác định tổng số tiền Hoài Linh quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020 là 15,4 tỉ đồng Trong đó, Hoài Linh đã quyên góp bằng tiền cá nhân hơn 500 triệu để chung tay cứu trợ đồng bào Sau khi nhận được quà cứu trợ, nhiều địa phương đã có thư cảm ơn Hoài Linh Hoài Linh có đăng ký kết thúc đợt quyên góp, nhưng sau đó các nhà hảo tâm vẫn tiếp tục gửi tiền vào tài khoản của ông.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hoài Linh bị bệnh nên nghệ sĩ đã không thể đi miền Trung, dẫn đến chậm trễ giải ngân tiền từ thiện. Tuy nhiên, sau đó, Hoài Linh đã ủy quyền cho người quen đi trao tiền từ thiện ở miền Trung.
Ngày 30.11 Viện KSND TP.HCM có kết luận về việc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM là có cơ sở, đúng pháp luật Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Viện KSND TP.HCM nhận định quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan việc quyên góp từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh là có căn cứ Căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh, xác định nội dung các tố giác không có sự việc phạm tội, do vậy, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) - Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 1156-01 ngày 23.11.2021.
2.1.2 Trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm cụ thể là tổng hợp những dấu hiệu cơ bản, điển hình nhất được quy định trong BLHS 2015, là dấu hiệu đặc trưng cho một tội phạm nhất định.
Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó có đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS Nếu hành vi không có hoặc có nhưng không đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm nào thì hành vi ấy không phải là tội phạm và người đã thực hiện hành vĩ đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định của BLHS năm 2015 thi một hành vi về hình thức tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lí bằng các biện pháp khác; một hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, rủi ro trong khi nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cùa cấp trên thì không bị khởi tố về hình sự.
Trong thực tế, có thể những hành vi giống như tội phạm như thế đã được thực hiện một cách không có lỗi, hoặc có hậu quả xấu gây ra cho xã hội nhưng không đáng kể, hoặc số lượng tài sản chiếm đoạt, hay thiệt hại chưa đạt đến mức điều luật của Bộ luật hình sự quy định về tội phạm đó Căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi tuy về hình thức có dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể nhưng tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không phải là tội phạm Hành vi đã có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh, bắt giữ người phạm tội, những rủi ro trong nghiên cứu khoa học thì không thể bị khởi tố về hình sự.
Thực tiễn áp dụng những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự trên cả nước
2.2.1 Thực tiễn áp dụng những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Theo tinh thần của pháp luật, để giúp cho việc thực thi được hiệu quả từng quy định phải cụ thể, tránh nói chung chung trừu tượng.Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã chế định bằng cách liên kết các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự có thể liên quan đến quy định khác trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án Vì thế khi xây dựng điều luật “những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự” ta phải bảo đảm toàn bộ hệ thống Luật đó là nhất quán, không mâu thuẫn, bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau, để khi ta thực thi một điều luật này là ta có thêm cơ sở để thực thi điều luật khác Ví dụ nội dung khoản 8 điều 157 BLTTHS năm 2015 dẫn chiếu tới điều 226 BLHS năm 2015 căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226 BLHS năm 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Thực tiễn áp dụng những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự đã giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, xét xử đạt được nhiều kết quả. Sau khi thu thập một số thông tin của các Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát Nhân dân từ 2016 đến 2020, chúng ta có thể thấy:
- Tỷ lệ số vụ án không được đưa ra khởi tố chiếm tỷ lệ từ khoảng 1,5 % đến 3,9 %, rất nhỏ so với số vụ án được đưa ra khởi tố vụ án hình sự.
- Việc không khởi tố vụ án vụ án chủ yếu được thực hiện bởi Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan Toà án không thực hiện việc này Theo đó,việc các Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án chủ yếu được thực hiện và áp dụng ở giai đoạn điều tra.
- Việc quyết định không khởi tố vụ án trong giai đoạn 05 năm (2015-
2020) cho thấy mặc dù, tình hình an ninh, chính trị được bảo đảm, nhưng tình hình tội phạm gia tăng trong đó, tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng nhiều nhất (15,2%) chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực đầu tư công, quản lý đất đai Công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu cơ bản đều vượt yêu cầu Quốc hội giao như: tỷ lệ giải quyết nguồn tin về tội phạm; tỷ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm thuộc thẩm quyền.
2.2.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1 Tồn tại và hạn chế
Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự là một quy định song hành cùng với quy định căn cứ khởi tố hình sự làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định khởi tố để chuyển sang giai đoạn tiếp theo hay không khởi tố, kết thúc giải quyết vụ việc Ngoài ra, còn là để dẫn chiếu đến quy định khác, nên về cơ bản các quy định khi xây dựng chặt chẽ, có tính thống nhất với nhau Qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát và người có thẩm quyền cơ bản đã áp dụng các quy định của BLTHS và BLHS về không khởi tố vụ án hình sự giai đoạn 05 năm (2016-2020) cho thấy Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát và người có thẩm quyền cơ bản là đúng đắn và chính xác về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục, hạn chế được số vụ án oan sai, vi phạm pháp luật, qua đó góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì việc quy định căn cứ không khởi tố vụ án hình sự cũng còn một số hạn chế tồn tại trong bảo đảm áp dụng căn cứ không khởi tố hình sự.
Thực tiễn cho thấy các vụ án, vụ việc tiếp tục tăng nhiều trong tất cả các lĩnh vực, nhiệm vụ của cơ quan tó tụng tăng theo quy định của pháp luật, trong khi số lượng biên chế chưa đáp ứng được khối lượng đặt ra nhưng chấp hành thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị các đơn vị đều phải liên tục giảm biên chế Mặc dù, đội ngũ cán bộ áp dụng và thi hành pháp luật ngày càng được đào tạo, tuyển chọn một cách kỹ càng hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nước ta trước tình hình tội phạm diễn ra ngày càng nhiều, phức tạp và nguy hiểm hơn.Một số địa phương còn xảy ra tình trạng thiếu điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán Việc phân bổ kiểm sát viên, thẩm phán ở nhiều địa phương chưa thật sự phù hợp gây lãng phí nguồn lực; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; một số chỉ tiêu ngành Kiểm sát không thể tự quyết định như: tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm có liên quan tới hoạt động của Cơ quan điều tra, tỷ lệ chấp nhận kháng nghị có liên quan tới hoạt động xét xử của Tòa án,
Về phần thực thi, Pháp luật Việt Nam đã có cơ chế đảm bảo và thúc đẩy thực thi phòng chống oan sai, bỏ lọt tội phạm khá toàn diện bằng sự kết hợp giữa cơ chế pháp lý và cơ chế xã hội Thông qua việc áp dụng nhiều biện pháp trong đó có đóng góp quan trọng của căn cứ không khởi tố vụ án hình sự Tuy nhiên, mức độ thực thi căn cứ không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa cao Hiện tượng khởi tố hoặc không khởi tố đúng người đúng tội vẫn diễn ra phức tạp với nhiều phương cách như trốn tránh, thiếu bằng chứng, bao che, giả vờ không biết Đồng thời, số lượng các vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý vẫn chưa tương xứng với số lượng hành vi vi phạm trên thực tế Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Qua nghiên cứu thực tiễn, có hai nhóm nguyên nhân cơ bản tác động làm giảm hiệu quả việc áp dụng căn cứ không khởi tố vụ án hình sự: nhóm nguyên nhân khách quan bên ngoài và nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ tâm lý, nhận thức của con người.
Tuy vậy, trong quá trình áp dụng chế định không khởi tố vụ án hình sự vẫn không tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế nhưsau:
Thứ nhất, áp dụng nhầm lẫn các quy định của Bộ luật hình sự:
- Hành vi cấu thành tội phạm nhưng vẫn ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Hiện nay có rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em, dù có clip, chứng cứ nhưng sau một thời gian điều tra lại trả về kết quả không khởi tố…, điều này khiến cho những người tố cáo, trẻ em và cả những người dân dần mất niềm tin vào sự công bằng, quyền lợi của trẻ Đơn cử như vụ việc bảo vệ dân phố đánh 2 thiếu niên ở quân 10, khuya ngày 31/3, tổ bảo vệ dân phố phường 14 (Quận 10) làm nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn phụ trách Đến khu vực trường THCS Nguyễn Văn Tố (phường 14, Quận 10) thì nghe bảo vệ nhà trường tri hô có trộm đột nhập nên đến hỗ trợ bắt giữ, đưa N.D.T.A và N.P.H.T (cả 2 sinh năm
2007) vào phòng bảo vệ của trường để chờ công an phường đến giải quyết.
Tại đây, nam bảo vệ dân phố tên Lê Quốc Hùng đã có hành vi đánh đập thô bạo với 2 thiếu niên Vụ việc được một người trong phòng quay lại rồi lan truyền trên mạng xã hội Facebook khiến người dân bức xúc Qua làm việc, T. và A đều thừa nhận đã nhiều lần đột nhập vào trường THCS Nguyễn Văn Tố để lấy trộm tài sản Bảo vệ dân phố liên quan trong vụ việc đã thừa nhận hành vi đánh đập 2 thiếu niên Sau khi vụ việc được đăng tải trên mạng xã hội, ngày 2/4, UBND Quận 10 đã chỉ đạo UBND phường 14 đình chỉ công tác đối với 4 thành viên tổ bảo vệ dân phố có liên quan.
Ngày 16/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 10 đã gửi thông báo kết luận giám định thương tích của 2 thiếu niên cho phụ huynh Theo đó, tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại của em A và em T là 0%, không đủ cơ sở xác định có chấn thương đầu hay không.
- Hành vi không cấu thành tội phạm vẫn khởi tố vụ án.
Ví dụ: Anh Lê Xuân Nghĩa là nhân viên phục vụ tại quán cà phê Vị Đắng, Km19 xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk do ông Phùng Bá Nguyên làm chủ Theo quy định của quán thì trong ca trực mỗi nhân viên đều được ông Phùng Bá Nguyên và anh Nguyễn Bá Trực là người quản lý, giao cho
01 chiếc xe mô tô nhãn hiệu LEVER, biển số: 47B1-106.26 để sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của quán, riêng anh Lê Xuân Nghĩa còn có nhiệm vụ quản lý máy bơm nước để tưới cây Khoảng 13h ngày 25/04/2014 anh Lê Xuân Nghĩa được giao nhiệm vụ đi sửa máy bơm nước và mua đồ dùng cho quán. Trước khi đi Nghĩa đã nhận 100.000 đồng tại quầy thu ngân của quán để sữa máy bơm nước và mua đồ dùng Lê Xuân Nghĩa sử dụng xe mô tô 47B1-106.26 chở 01 cái máy bơm nước đi sửa chữa Sau khi đi khỏi quán thì Nghĩa đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trên Lê Xuân Nghĩa điều khiển xe mô tô chở chiếc máy bơm về thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk Tại đây, Nghĩa bán chiếc xe mô tô 47B1-106.26 cho anh Nguyễn Đình Lộc ở Khối 6, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc với giá 1.000.000 đồng Còn chiếc máy bơm nước Lê Xuân Nghĩa đã nhờ anh Nguyễn Đức Vũ ở Buôn Ea Yông A, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk (là bạn của Nghĩa) bán cho Nguyễn Hoàng Bảo ở Thôn 19/8, xã EaYông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk với giá 400.000 đồng Đối với số tiền 100.000 đồng và tiền bán các tài sản trên Lê Xuân Nghĩa đã tiêu xài hết, hiện anh Nguyễn Đình Lộc không yêu cầu Nghĩa bồi thường số tiền 1.000.000 đồng và anh Nguyễn Hoàng Bảo không yêu cầu Nghĩa bồi thường số tiền 400.000 đồng Lê Xuân Nghĩa đã trả lại cho anh Phùng Bá Nguyên số tiền 100.000 đồng.
Tại bản Kết luận định giá tài sản số: 87 ngày 23/5/2014, của Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng hình sự huyện Krông Pắk kết luận: 01 chiếc xe
Mô tô nhãn hiệu LEVER, biển số: 47 B1-106.26, trị giá: 3.600.000 đồng; 01 máy bơm nước không rõ hiệu, trị giá: 400.000 đồng Tổng trị giá tài sản: 4.000.000 đồng Ngày 20/6/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Krông Pắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Xuân Nghĩa về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LUẬT VỀ NHỮNG CĂN CỨ KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Phương hướng tăng cường áp dụng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả
Thực trạng được nêu ở Chương 2 đã cho thấy các quy định về những căn cứ không khởi tố cụ án hình sự được quy định chưa được đầy đủ và chưa phù hợp làm hạn chế quyền bảo đảm con người cũng như bảo đảm quá trình tiếp nhận, xử lý tin tố giác Quyền hạn của người tiến hành tố tụng như Điều tra viện, Kiểm sát viên, Thẩm phán được quy định rất hạn chế ,trong khi đó còn chưa có sự phân biệt rạch ròi quyền hạn tố tụng với quyền hạn quản lý hành chính của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án Mục đích cuối cùng của tố tụng hình sự là đảm bảo tính công bằng của pháp luật và hơn hết là đảm bảo quyền con người, quyền công dân Để giải quyết vấn đề này, việc hoàn thiện pháp luật
Tố tụng hình sự Việt Nam về căn cứ không khởi tố hình sự là nhiệm vụ cấp bách quan trọng Điều 157 BLTTHS Việt Nam năm 2015 không chỉ được sử dụng làm căn cứ không khởi tố vụ án hình sự mà còn được dẫn chiếu trong một số điều luật khác trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án Vì vậy, việc xây dựng điều luật này khoa học, hợp lí, thuận tiện cho việc dẫn chiếu trong một số điều luật khác của BLTTHS là cần thiết
Chính vì vậy, việc đưa ra các phương hướng tăng cường áp dụng pháp luật nâng cao hiệu quả trong công tác không khởi tố hình sự cần phải được nhìn nhận là một yếu tố đảm bảo nguyên tắc xét xử công bằng ngay từ khâu điều tra ban đầu Phương hướng hoàn thiện các quy định về những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong BLTTHS được hình thành dựa trên các cơ sở:
Thứ nhất, hoàn thiện căn cứ không khởi tố là đảm bảo tôn trọng quyền con người và quyền công dân trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Con người và quyền con người là giá trị quan trọng và trở thành đối tượng ưu tiên bảo hộ của pháp luật tố tụng hình sự Điều này sẽ được thực hiệu quả nếu chúng ta áp dụng chính xác và tôn trọng căn cứ không khởi tố
Bảo đảm thực hiện căn cứ không khởi tố cũng tránh việc mặc định theo hướng có hành vi vi phạm trong quá trình khởi tố và người tiến hành tố tụng cũng cần hiểu thấu đáo thành ngữ “đo ni đóng giầy” trong mọi hoạt động tác nghiệp của mình Dù chứng cứ của vụ án thu thập được vừa là chứng cứ buộc tội vừa là chứng cứ có ý nghĩa gỡ tội, niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng vụ án đó có thể nào đi nữa, thì đều có nghĩa vụ làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ Căn cứ này thể hiện thái độ trân trọng tới số phận con người, hạn chế sai lầm tư pháp làm oan sai, sai người không có tội Bởi vậy, quyền con người phải luôn được đảm bảo, ngay từ giai đoạn khởi tố cơ quan xác nhận tin báo, tố giác tội phạm cần phải cẩn trọng, nhanh chóng, chính xác Để thực hiện được mục tiêu lý tưởng đó, ngay từ bước ban đầu là khởi tố hình sự cần phải được thực hiện theo đúng tinh thần đúng người, đúng tội và đúng bản án
Thêm vào đó vai trò của các cơ quan tài phán là vô cùng cần thiết, và sự độc lập của mỗi cơ quan là bắt buộc và mang tính khách quan Các vụ án oan sai được phát hiện trong thời gian qua cho thấy, ngay từ giai đoạn khởi tố thiếu sự quan tâm, chưa được đảm bảo thực hiện nghiêm những căn cứ không khởi tố điều này được thể hiện qua lập theo kiểu “đã có tin báo, tố giác thì chắc có hành vi vi phạm mới bị tố giác từ đó xác nhận theo hướng có tội” Và như vậy, căn cứ không khỏi tố không được chú trọng hoặc xem xét một cách nhanh chóng Có thể nói, nếu việc đảm bảo thực hiện hiệu quả căn cứ không khởi tố sẽ có lợi rất nhiều cho người bị tố giác và cơ quan tiến hành tố tụng Điều này đặt ra yêu cầu, các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự phải liên tục được sự phải liên tục được bổ sung, hoàn hiện, đồng thời phải hình thành cơ chế và các điều kiện để đảm bảo căn cứ này được thực hiện hiệu quả trong quá trình khởi tố Bên cạnh đó căn cứ không khởi tố cũng sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ của cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng Khi tiếp nhận tin báo, tố giác cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hai trường hợp có hay không dấu hiệu tội phạm Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đối với các giai đoạn tố tụng tiếp theo nên cơ quan luôn phải thận trọng, cân nhắc kĩ càng vì đó là số phận của con người.
Thứ hai, hoàn thiện các quy phạm trong căn cứ không khởi tố vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu của việc phát triển kinh tế, xã hội.
Tình hình vi phạm, tội phạm ngày càng gia tăng, phức tạp, nghiêm trọng hơn; trình độ dân trí ngày càng cao, đặt ra yêu cầu cao với tư pháp; nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ đòi hỏi sự thay đổi trong tư pháp; phải đưa vào và áp dụng các nguyên tắc tư pháp tiến bộ của thế giới; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho người dân, tăng cường minh bạch, nâng cao năng lực Tòa án; chuẩn bị các khung khổ pháp lý, đào tạo cán bộ tư pháp đáp ứng giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Tổ chức và hoạt động của Toà án còn lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mong muốn của người dân (chưa thuận tiện; tốn kém thời gian; chi phí xã hội còn cao ); nhận thức về quyền tư pháp chưa đúng (về chủ thể, nội dung, đặc trưng của quyền tư pháp)
Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tòa án cũng còn nhiều tồn tại: Chưa thực sự độc lập; tổ chức còn gắn với cấp hành chính; tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp chưa cao; Cơ chế nhân dân tham gia xét xử chưa thực chất; Cơ sở vật chất, chế độ chính sách, nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu
Như vậy đặt ra sự tất yếu phải cải cách tư pháp, để học hỏi kinh nghiệm quốc tế, hoàn thiện thể chế.
Thứ ba, đổi mới tổ chức hoạt động của cơ quan thi hành án hình sự nói chung và cơ quan có thẩm quyền trong việc khởi tố, không khởi tố
Một số nội dung trong công tác cán bộ chậm được đổi mới Chưa có tiêu chí, cơ chế hiệu quả để đánh giá đúng cán bộ, tạo động lực, bảo vệ cán bộ và thu hút, trọng dung nhân tài; chính sách cán bộ còn bất cập, chưa phát huy tốt tiềm năng của cán bộ Công tác quản lý cán bộ có nơi, có lúc bị buông lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người yếu kém, uy tín thấp, không đủ sức khỏe.
Phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực Chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác cán bộ Thiếu chặt chẽ, hiệu quả trong phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.
Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ còn chồng chéo, chậm được đổi mới Chưa quan tâm đúng mức xây dựng đội ngũ làm công tác cán bộ; năng lực, phẩm chất, uy tín của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Còn coi nhẹ công tác sơ kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển lý luận về cán bộ và công tác cán bộ.
Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam về những căn cứ không được khởi tố cụ án hình sự
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện theo bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2015 3.2.1.1 Hoàn thiện quy định về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự Để xác định các căn cứ khởi tố hay không khởi tố, phải là cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án và đặc biệt phải là các cơ quan có thẩm quyền điều tra trên thực tế Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự, nêu ra 6 cơ sở để từ đó xác định dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự Sáu nguồn thông tin đó chỉ mới là những cơ sở ban đầu để cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu nhằm xác định có đủ hay không căn cứ để khởi tố vụ án hình sự Điều đó có nghĩa là những nguồn tin đó chưa phải là căn cứ khởi tố mà chúng mới chỉ là nguồn, là cơ sở chứa đựng những thông tin cho phép đi đến kết luận có căn cứ để khởi tố hay không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Nói cách khác, có thể có những dấu hiệu nêu tại Điều 143 Bộ luật
Tố tụng hình sự nhưng vẫn không khởi tố vụ án hình sự khi cơ quan tiến hành tố tụng không có căn cứ để khởi tố hoặc có những căn cứ không được khởi tố quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự Đó chính là mối liên hệ giữa căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự và căn cứ khởi tố vụ án hình sự Các căn cứ không khởi tố vụ án được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự không chỉ được sử dụng làm căn cứ không khởi tố vụ án mà còn được dẫn chiếu trong một số điều luật khác trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án Tuy nhiên, các căn cứ không khởi tố vụ án được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự và giá trị pháp lí của các căn cứ này trong các giai đoạn khác nhau của trình tự tố tụng, còn một số bất cập, cần bổ sung và hoàn thiện thêm nhằm đảm bảo hơn nữa tính khoa học, đầy đủ và hợp lí của điều luật này, thuận tiện cho việc dẫn chiếu trong một số điều luật khác
Thứ nhất, cần tách bạch hai căn cứ “hành vi không cấu thành tội phạm” và “ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự”.
Trong pháp luật hình sự quy định: Hành vi không cấu thành tội phạm khi thiếu một trong bốn yếu tố: Khách thể, chủ thế, mặt khách quan và mặt chủ quan Chủ thể của tội phạm phải đạt được hai dấu hiệu: dấu hiệu về năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Vì vậy,việc quy định “ hành vi không cấu thành tội phạm” trong luật hình sự đã bao gồm cả trường hợp “người phạm tội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự”.Khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà vẫn chưa tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì thì họ không phải chủ thể của tội phạm, hành vi của họ không thể gọi là cấu thành tội phạm và điều này đã được quy định tại Khoản 2,Điều 157 nên quy định thêm tại Khoản 3, Điều 157 “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự” sẽ là không cần thiết, dẫn đến việc trùng lặp về nội dung giữa hai căn cứ này, bởi vì hành vi sẽ không cấu thành tội phạm khi thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm bởi những yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau, những yếu tố đó theo khoa học luật hình sự Việt Nam là khách thể, chủ thể, mặt khách quan và chủ quan của tội phạm Chủ thể của tội phạm cần có hai dấu hiệu là năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được coi là điều kiện cho phép của chủ thể có được năng lực chịu trách nhiệm hình sự và năng lực chịu trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết bảo đảm cho chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội Khi thiếu một trong hai dấu hiệu này thì một người không thể trở thành chủ thể của tội phạm
Vì vậy, nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì họ không phải là chủ thể của tội phạm, hành vi của họ không cấu thành tội phạm và họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình Ngoài ra, việc quy định căn cứ "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự" thành một căn cứ riêng tách ra khỏi căn cứ “hành vi không cấu thành tội phạm” không chỉ đơn thuần là sự phân biệt về hình thức mà còn thể hiện sự phân biệt về giá trị pháp lí của các căn cứ này.
Hai là, bổ sung thêm căn cứ “ không khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại ”để đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định pháp luật về các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Để bảo đảm hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người bị hại cũng như người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định vụ án về một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Những vụ án được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139,
141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015, chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, kể cả trong trường hợp sự việc có dấu hiệu tội phạm nhưng việc khởi tố vụ án hay không và có tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án hay không là phụ thuộc vào ý chí của người bị hại và đại diện hợp pháp của họ, phụ thuộc vào việc họ có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không.
Như vậy, ngoài dấu hiệu nội dung là có dấu hiệu của tội phạm, yêu cầu của người bị hại là căn cứ hình thức của việc khởi tố vụ án hình sự Trong những trường hợp quy định này, dấu hiệu của tội phạm và yêu cầu khởi tố của người bị hại là hai căn cứ cần và đủ để cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; thiếu một trong hai căn cứ đó thì vụ án không được khởi tố. Khi người đã yêu cầu khởi tố tự nguyện rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải bị đình chỉ Theo quy định tại khoản 2, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự, quy định vụ án sẽ bị đình chỉ khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên toà sơ thẩm Tuy nhiên, tại Điều
157 Bộ luật Tố tụng hình sự lại không quy định việc người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ không yêu cầu khởi tố vụ án theo quy định tại Điều
105 Bộ luật tố tụng hình sự là căn cứ không khởi tố vụ án Bổ sung thêm căn cứ này vào Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự để đảm bảo tính thống nhất giữa các điều luật quy định về cùng một vấn đề pháp lý.
Thứ ba, quy định “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự”cũng phải được xác định là căn cứ để không khởi tố vụ án.
Hành vi khách quan của tội phạm phải có ba đặc điểm: phải có tính nguy hiểm cho xã hội; phải là hành vi trái pháp luật hình sự và phải là hoạt động có ý thức và ý chí Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì họ không đủ điều kiện để có lỗi, hành vi của họ không bị coi là tội phạm và họ không phải là chủ thể của tội phạm Tuy nhiên, Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự không quy định căn cứ “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Điều 21 Bộ luật hình sự quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.Như vậy, trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự cũng phải được xác định là căn cứ để không khởi tố vụ án.
Cuối cùng, cần quy định thêm căn cứ “do chuyển biến của tình hình mà tội phạm không còn nguy hiểm cho xã hội” là căn cứ không khởi tố vụ án.
Có những trường hợp, khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì vào thời điểm đó, luật hình sự quy định hành vi là tội phạm nhưng đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền khởi tố phát hiện hành vi của người đó thì hành vi này đã được luật hình sự bác bỏ, không coi là tội phạm Trong trường hợp này, họ là chủ thể của tội phạm nhưng do chuyển biến của tình hình nên tội phạm đó không còn nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu đã xét thấy không cần thiết phải xử lí về hình sự thì việc khởi tố vụ án trong trường hợp này là hoàn toàn không cần thiết, vì vậy nên bổ sung căn cứ này là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự. Điều kiện miễn trách nhiệm hình sự “do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội” có thể xác định được ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án.Vì vậy, cần coi đây là căn cứ không khởi tố vụ án, nếu trước khi quyết định việc khởi tố vụ án mà xác định tội phạm do sự chuyển biến của tình hình không còn nguy hiểm cho xã hội thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
3.2.1.2.Hoàn thiện quy định về thời gian điều tra xác minh Để hoàn thiện chế định về các căn cứ không khởi tố vụ án, cần hoàn thiện một trong những quy định cơ bản khi điều tra, xác minh là xác minh tin báo về tội phạm Theo quy định của Khoản 2, Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự Do vụ án chưa được khởi tố và Bộ luật Tố tụng hình sự cũng không quy định thủ tục kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, cho nên trong thực tiễn Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát rất lúng túng trong việc sử dụng các biện pháp, thủ tục kiểm tra, xác minh.