1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng công tác tổ chức triển khai dự án phát triển du lịch của khách sạn tây hồ

28 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 285 KB

Nội dung

- Các phòng điều hành: Hỗ trợ cho giám đốc công tác quản lý tài chính,tìm kiếm thị trường, tìm nguồn khách mới, quan hệ với bạn hàng, quảngcáo, thu thập tin tức… - Phòng tài chính kế toá

Trang 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU

LỊCH CỦA KHÁCH SẠN TÂY HỒ.

2.1 Vài nét giới thiệu về khách sạn Tây Hồ.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Tây Hồ.

Khách sạn Tây Hồ nằm trên đường Quảng Bá cách trung tâm Hà Nội 6 km

về phía tây bắc khách sạn Tây Hồ thuộc quận TH với nhiều cảnh đẹp và di tích,chùa chiền nổi tiếng như phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc Đây là một trong những địađiểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước

Khách sạn được xây dựng vào năm 90 với diện tích 32.000 m2 Trong đó12.000 m2 được sử dụng xây dựng cơ sở vật chất, 20.000 m2 là sân vườn

Theo quyết định 32/TCQT của ban quản lý tài chính Trung Ương 3/1991,khách sạn được thành lập Đến tháng 7/1991 khách sạn Tây Hồ được đưa vào sửdụng Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động, mục đích chính của khách sạn làđón tiếp và phục vụ đoàn khách quốc tế của Đảng và Nhà nước đến tham quan vàlàm việc khách sạn Tây Hồ thuộc Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ trực thuộc banquản lý tài chính trung ương

Sau đại hội VI, nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn mới, nề kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc kinh doanh của khách sạn đã cónhiều chuyển biến Do tình trạng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khốc liệt nênkhách sạn đã không ngừng cải tạo và nâng cấp kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở vật chất,các dịch vụ bổ sung Đến ngày 9/12/1997, khách sạn Tây Hồ đã được tổng cục dulịch xếp hạng khách sạn 3 sao

Hiện nay khách sạn Tây Hồ là địa chỉ đáng tin cậy, một trong những kháchsạn lớn và hiện đại của Miền Bắc Dù có khó khăn nhưng khách sạn luôn cố gắngkhách phục để khẳng định vị trí của mình trên thương trường

Trang 2

2.1.2 Tổ chức bộ máy trong khách sạn.

Khách sạn quản lý theo mô hình trực tuyến:

Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý khách sạn Tây Hồ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của khách sạn Tây Hồ Ban Giám đốc

Tài

chính

kế toán

Văn phòng

Thị trường

Trung

tâm du

lịch

Phòng ở

Bổ sung

Bảo dưỡng sửa chữa

Phòng Marketing

Tổ bàn Bar

Tổ bếp

Khu nhà A

Khu nhà B

Khu nhà C

Tổ điện

Tổ nước

Tổ vườn hoa

Tổ

bể bơi

Tổ tennis

Trang 3

Theo sơ đồ trên, chúng ta thấy rõ cơ cấu quản lý trực tuyến, mệnh lệnh từ

một cấp trên Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

- Các phòng điều hành: Hỗ trợ cho giám đốc công tác quản lý tài chính,tìm kiếm thị trường, tìm nguồn khách mới, quan hệ với bạn hàng, quảngcáo, thu thập tin tức…

- Phòng tài chính kế toán: Tổ chức chỉ đạo hạch toán kinh doanh, kiểmtra giám sát tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước, thu hút nguồnvốn, lập bảng cân đối kế toán…Phụ trách vấn đề về ngân quỹ, theo dõi thuchi, thực hiện nghiệp vụ kế toán theo chế độ hiện hành

- Văn phòng: Có chức năng quản lý hoạch định nhân sự, tuyển dụngđào tạo, bố trí nhân viên, đãi ngộ nhân sự giúp giám đốc trong việc nângcao hiệu quả sự dụng đội ngũ lao động trong khách sạn

- Thị trường: Tìm kiếm nguồn khách mới, chuyên nghiên cứu thịtrường để thu hút khách hàng ngày càng nhiều cho khách sạn, nghiên cứu

về đối thủ cạnh tranh, trợ giúp giám đốc khách sạn trong việc xây dựngchiến lược và chính sách kinh doanh

- Các khối dịch vụ có chức năng nhiệm vụ nhất định trong việc đáp ứngnhu cầu khác nhau của khách du lịch

• Khối dịch vụ phòng ở: Thực hiện chức năng dọn dẹp và làm vệ sinhbuồng ngủ và cung cấp các dịch vụ khách yêu cầu như giặt là, ăn tạiphòng, kết hợp với bộ phận khác

• Các dịch vụ ăn uống: Phục vụ yêu cầu ăn uống, giải khát của kháchlwu trú tại khách sạn và ngoài khách sạn, phục vụ đặt tiệc đứng, tiệc ngồicho các cuộc họp nếu khách có nhu cầu Trong đó:

Tổ bếp có chức năng chế biến các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống hàngngày hoặc tổ chức tiệc cho khách

Tổ Bar có chức năng kinh doanh các loại đồ uống: Rượu, Bia, Nướcngọt…

• Khối dịch vụ bổ sung: Tạo cho khách cảm giác thoải mái, đa dạnghoá các dịch vụ như tổ vườn hoa, tổ bề bơi, tổ tennis

Tổ vườn hoa; tạo môi trường sinh thái cảnh quan đẹp cho khách sạn

Tổ bể bơi, tổ tennis phục vụ nhu cầu bơi, chơi tennis của khách

• Khối dịch vụ sửa chữa: Đảm bảo hệ thống điện nước trong khách sạnbình thường, đồng thời theo dõi sự cố điện nước phòng chống cháy nổ

Trang 4

- Trung tâm du lịch: kinh doanh lữ hành khách sạn Tây Hồ phục vụ cácchuyến du lịch.

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

- Giám đốc: Là người có chức năng cao nhất về quản lý khách sạn, bao

quát chung toàn bộ hoạt động của khách sạn, phối hợp với hai phó giámđốc kiểm tra, đôn đốc, vạch kế hoạch công tác và toàn bộ các quy định,quy tắc, điều lệ, tương ứng xoay quanh mục tiêu quản lý kinh doanh củakhách sạn Chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động kinh doanh trướchội đồng quản trị và trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong kháchsạn

- Phó giám đốc: Là người thay mặt giám đốc điều hành các công việc

kinh doanh và hành chính của khách sạn, giải quyết các công việc có liênquan đến công việc của mình

- Khối phòng ban chức năng

• Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tàichính kế toán Giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vựctài chính theo quy định của công ty và pháp luật, đề xuất cácphương án đầu tư sản xuất và kinh doanh…

• Phòng thị trường: tìm kiếm, khai thác, phân tích thị trường, xâydựng kế hoạch Marketing cho công ty

• Phòng hành chính tổ chức: tham mưu cho giám đốc về các lĩnhvực tổ chức nhân sự, lao động và tiền lương, các chế độ chínhsách do nhà nước ban hành, các hoạt động quản lý theo ngạchhành chính quản trị, công tác kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu

tư, công tác y tế, vệ sinh, công tác bảo vệ

- Khối sản xuất:

Bộ phận lễ tân:

Là trung tâm vận hành nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn, là nútliên hệ khách với khách sạn, nơi theo dõi phục vụ khách trong suốtquá trình từ khi khách đặt phòng cho đến khi khách rời khỏi kháchsạn, là cầu nối giữa khách với các dịch vụ khác ở trong và ngoàikhách sạn Giúp khách làm các thủ tục đăng ký đặt phòng hoặc trảphòng, thanh toán tiền

Trang 5

Khối dịch vụ phòng ở:

Chức năng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ công

việc tại khu vực lưu trú (buồng), với chức năng quản lý tài sản vàthực hiện các nghiệp vụ phòng ở và quản lý việc bán hàng tại minibar

Nhiệm vụ: Các nhiệm vụ của nhân viên là làm vệ sinh phòng theo

quy trình kỹ thuật đảm bảo phẩm cấp của các phòng và các trang thiết

bị trong phòng, đáp ứng các yêu cầu của khách Bán hàng tại minibarđúng chủng loại, giá cả, chất lượng và thông báo hàng ngày cho lễ tânbiết kết quả bán hàng để thông báo với khách, quản lý chặt chẽ chínhxác số lượng buồng, giường cho thuê còn trống, hướng dẫn khách sửdụng các trang thiết bị trong phòng, đảm bảo tuyệt đối về tài sản cũngnhư tính mạng cho khách trong phòng ở Không ngừng nâng cao chấtlượng phục vụ và trình độ chuyên môn ngoại ngữ, đoàn kết, phối hợptrong nội bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách…Còn nhiệm vụ củacán bộ quản lý buồng cần quản lý chặt chẽ về mặt hành chính nhânviên dưới quyền, thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ của nhânviên, đảm bảo các nhân viên luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình vớichất lượng cao nhất, hàng ngày phải báo cáo lên cán bộ cấp trên về sốlượng khách, số lượng phòng sử dụng và phòng trống, doanh thuphòng ở và bán hàng tại minibar, đề xuất các phương án và các biệnpháp cụ thể trong việc sửa chữa, trang bị và bố trí thiết bị trong phòngcho phù hợp với yêu cầu của khách nói chung và của khách đặc thùnói riêng

Khối dịch vụ ăn uống:

Gồm tổ bếp, bàn, bar Bộ phận này chịu trách nhiệm trước bangiám đốc về việc tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ trongcác nhà hàng ăn uống, tại phòng quầy bar

Chức năng: Bộ phận này có chức năng kinh doanh, phục vụ hàng

ăn và uống

Nhiệm vụ: Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm trong

các món ăn, biết nấu các món Á – Âu theo đúng kỹ thuật, sáng tạocác món ăn mới phù hợp với thị hiếu, khẩu vị, hiểu biết về nghệ thuật

ăn uống vùng quê khác nhau để phục vụ khách đúng với nền văn hóa

ẩm thực của địa phương họ Còn nhân viên bộ phận bàn phải nắmvững kỹ thuật đặt bàn, bar, phục vụ các món ăn, dọn bàn, có khả năngphục vụ được các món ăn Á – Âu, các buổi tiếp tân nội bộ và ngoạigiao Đồng thời phải biết cách pha chế các loại đồ uống và các loạiCocktail Khi khách đến phải chủ động chào khách, bố trí bàn, mời

Trang 6

khách vào ăn, giới thiệu thực đơn Và các yêu cầu của khách sau đóphải được thực hiện Việc phục vụ đồ uống cho khách phải được phốihợp nhịp nhàng với bộ phận chế biến món ăn (bếp) để phục vụ kháchđúng lúc, đúng yêu cầu, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và giá cảcủa các loại hàng hóa và dịch vụ Bố trí công việc đảm bảo tính khoahọc để khi thanh toán cho khách được chính xác và nhanh chóng.Trước khi khách rời nhà ăn thì nên hỏi ý kiến đánh giá, tiễn và chàokhách với thái độ ân cần, vui vẻ.

Khối dịch vụ bổ sung:

Chức năng: Kinh doanh sân Tennis, bể bơi và các dịch vụ khác.

Tham mưu cho giám đốc về các dịch vụ bổ sung nhằm ngày cànghoàn thiện các dịch vụ của khách sạn Đồng thời bộ phận này cònquản lý kinh doanh vườn hoa

Nhiệm vụ: Phải quản lý kinh doanh có hiệu quả các loại hình dịch

vụ bổ sung như: bể bơi, sân tennis, karaoke…và các dịch vụ khác nếu

có Phải mở sổ theo dõi việc bán hàng hóa và dịch vụ theo hướng dẫncủa phòng tài chính kế toán Thứ bẩy hàng tuần phải báo cáo chogiám đốc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tuần và kếhoạch hoạt động của các loại dịch vụ trong tuần kế tiếp Phải giữ gìn

vệ sinh mội trường và cảnh quan khu vực kinh doanh Bàn ghế, ô dù

và các thiết bị khác phải luôn sạch sẽ, xếp đặt ngay ngắn và có thẩm

mỹ cao

Riêng đối với nhân viên tổ vườn hoa cây cảnh: Vườn hoa cây cảnhtrong toàn bộ khu vực công ty, phải giữ gìn sạch đẹp, cắt tỉa nghệthuật, chăm sóc chu đáo Phối hợp với các đơn vị có liên quan trangtrí cây cảnh các khi vực sảnh, hội trường, nhà ăn, các sảnh và bồn hoa

ở các khu vực trong khách sạn Phải giữ gìn vệ sinh các đường đitrong khu vực công ty

Khối bảo dưỡng sửa chữa:

Chức năng: Đảm bảo về kỹ thuật các hệ thống trong khách sạn

vận hành 24/24h, đảm bảo về chất lượng và thẩm mỹ các trang thiết

bị kỹ thuật trong khách sạn, cung cấp đầy đủ điện nước cho các nhucầu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn

Nhiệm vụ: Bộ phận này có nhiệm vụ phối hợp các nhân viên đơn

vị khác có liên quan để thường xuyên kiểm tra, đảm bảo cho các trangthiết bị trong khách sạn có chất lượng tốt, có mỹ thuật cao, luôn hoạtđộng tốt, tránh tình trạng bị xuống cấp nhanh chóng Ngoài ra bộphận này còn có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng, vận hành và kiểm tra

Trang 7

việc sử dụng các trang thiết bị, chịu trách nhiệm về các vụ việc mất antoàn xảy ra khi sử dụng không đúng quy trình thao tác hoặc do lắp đặtkhông đúng kỹ thuật.

• Trung tâm du lịch lữ hành:Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc

về mọi hoạt động của mình Tổ chức các chương trình du lịch(tour du lịch) trong và ngoài nước

2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn Tây Hồ.

Khách sạn Tây Hồ là một đơn vị thành viên của công ty du lịch và dịch vụTây Hồ Đây là một đơn vị kinh tế thuộc ban tài chính quản trị Trung Ương hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn Tây Hồ đó là:

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Kinh doanh ăn uống

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành

- Kinh doanh vận tải hành khách

- Kinh doanh dịch vụ bổ sung: như bể bơi, sân tennis, phòng tập thể dục,quầy bar…

Khách sạn hoạt động tới nay đã được 12 năm với những cơ sở vật chất banđầu tương đối hiện đại Mặc dù trang thiết bị chưa được đồng bộ, chưa đạt tiêuchuẩn nhưng vào thời điểm đó có một cơ sở ban đầu như vậy là nhờ có một sựquan tâm lớn của nhà nước và sự nỗ lực cố gắng lao động không ngừng vươnlên của cán bộ nhân viên cũng như của các ngành hữu quan khác Hiện nay,khách sạn cũng không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như từngbước trang bị nội thất, bồi dưỡng trau dồi kiến thức về quản lý điều hành, nănglực chuyên môn của toàn thể cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng, thỏa mãnnhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Trang 8

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004 – 2006.

Năm 1991, khách sạn Tây Hồ bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.Khách sạn có một vị trí địa điểm, không gian tương đối thuận lợi Chính điều

đó đã phần nào tao bước đà cho hoạt động kinh doanh của khách sạn Trongnhững năm qua, lượng khách đến với khách sạn là khá đều đặn Nhất là cácđoàn khách của các cơ quan nhà nước và các đoàn khách nước ngoài nhưTrung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Đặc biệt trong thời gian từ năm 1994 đến 1995, doanh thu của khách sạn

có lúc lên tới 15 tỷ đồng trên một năm Đây có thể nói là một thành công đốivới bản thân doanh nghiệp và là một kết quả lý tưởng mà các khách sạn trênđịa bàn lúc bấy giờ không dễ dàng đạt được Từ những kết quả đã đạt được,khách sạn đã không ngừng quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, kết hợpvới sự phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với

sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban tài chính trung ương Và đến năm 1997,khách sạn Tây Hồ đã được Tổng cục du lịch Việt Nam xếp hạng 3 sao.Trong vài năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước ta bắt đầu mở cửa, đặcbiệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO thì hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ vừa trở nên thuận lợi nhưngcũng kèm không ít khó khăn Thuận lợi ở chỗ sẽ có rất nhiều các nhà đầu tưnước ngoài vào Việt Nam Lượng khách quốc tế vào nước ta cũng sẽ tănglên rất nhiều Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp có thể quảng bá sảnphẩm của mình nhưng đồng thời họ cũng sẽ phải đối mặt với một sức cạnhtranh ngày một khốc liệt Thách thức này càng trở nên khó khăn hơn khikhách sạn Tây Hồ vẫn là một doanh nghiệp trực thuộc nhà nước Tuy nhiên,trong các năm từ 2004 đến 2006, bằng sự nỗ lực không ngừng của ban lãnhđạo cũng như toàn thể đội ngũ lao động, hoạt động kinh doanh của kháchsạn Tây Hồ vẫn đạt được kết quả khá tốt

Tóm lại khách sạn Tây Hồ sở hữu một vị trí địa lý, không gian hết sức lýtưởng Nếu biết cách khai thác và sử dụng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao.Kết quả kinh doanh của khách sạn Tây Hồ còn nhiều hạn chế Các nhà quảntrị cần có sự quan tầm hơn nữa đến hoạt động quản trị tác nghiệp nhằm nângcao hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, cần thực hiện, tổ chức nhiều hơn nữacác dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp

Trang 9

Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh(04-05) So sánh(05-06)

Trang 10

+ Tình hình thực hiện tổng doanh thu: nhìn chung khách sạn đã có nhiều thayđổi trong công tác tổ chức và các hoạt động làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh tại khách sạn Điều này thể hiện rõ trong các con số về tổng doanh thutheo từng năm Năm 2004 tổng doanh thu đạt 9.825,47 triệu đồng, con số này giatăng 1610,05 triệu đồng tương ứng với 16,39% vào năm 2005 Đến năm 2006 tổngdoanh thu đạt 12.432 triệu đồng tăng 996,48 triệu đồng tương ứng với 8,7% Mặc

dừ tổng doanh thu có tăng nhưng lại có xu hướng giảm dần năm 2005 tăng 16,39%

so với năm 2004, nhưng năm 2006 chỉ tăng 8,75% so với năm 2005 điều này chothấy khách sạn cần có một số điều chỉnh để giữ mức tăng đồng đều Tìm hiểunguyên nhân dẫn tới tình trạng này từ đó có các biện pháp phù hợp là nhiệm vụ củacán bộ lãnh đạo trong khách sạn

+ Tình hình thực hiện tổng chi phí: Cùng với mức tăng của doanh thu thì chiphí của khách sạn cũng có sự gia tăng đáng kể cụ thể như sau: năm 2004 tổng chiphí bao gồm lương là 9815,47 triệu đồng, đến năm 2005 mức chi phí tăng lên1600,05 triệu đồng tương ứng với 16,3%, năm 2006 mức chi phí tăng lên tới 12.410triệu đồng tăng 994,48 so với năm 2005 tương ứng với 8,7% Sự gia tăng chi phíkhông hẳn đã là dấu hiệu xấu cho khách sạn , chúng ta cần xem xét nguyên nhân vàcác nguồn hình thành lên chi phí này từ đó mới có những kết luận chính xác chokhách sạn Ta có thể dễ dàng nhận thấy mức gia tăng chi phí tương ứng với mứcgia tăng về doanh thu của khách sạn Điều này cho thấy việc sử dụng chi phí củakhách sạn chưa thực sự hiệu quả với mỗi đồng chi phí gia tăng mà khách sạn chỉlàm ra một đồng doanh thu tăng theo Đây là một câu hỏi lớn mà lãnh đạo kháchsạn cần tìm hiểu và đưa ra câu trả lời

+ Tổng lợi nhuận của khách sạn : nhìn chung lợi nhuận của khách sạn tăngtheo các năm Năm 2004 mức lợi nhuận của khách sạn là 10 triệu đồng, năm 2005mức lợi nhuân tăng gấp đôi đạt 20 triệu đồng tương úng 200% so với năm 2004,năm 2006 mức lợi nhuận vẫn tăng mặc dù tăng chậm hơn đạt 22 triệu đồng tăng 2triệu đồng tương ứng 10% so với năm 2005 Một điều thể hiện rất rõ qua các con sốnày đó là lợi nhuận của khách sạn là rất thấp so với quy mô của các đơn vị kháctương ứng Sự gia tăng lợi nhuận về số tuyệt đối là không đáng kể mặc dù số tươngđối lại là đáng mơ ước tại bất kỳ khách sạn nào (200%- 2005/2004)

* Sau đây là một số phân tích cụ thể các hoạt động tại khách sạn :

+ Hoạt động kinh doanh khách sạn:

- Thực hiện doanh thu: với mức doanh thu đạt 6735,24 triệu đồng vào năm

2004 chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn hình thành nên doanh thu là 68,55%,mức doanh thu này tăng 1.863,27 triệu đồng tương ứng với 27,7% vào năm 2005làm tỷ trọng tăng 6,64%, và tiếp tục gia tăng vào năm 2006 đạt 10.642 triệu đồngtăng 2.043,49 triệu đồng tương ứng với 23,8% chiếm tỷ trọng 85,6% tương ứngvới mức tăng tỷ trọng là 10,41% Ta thấy hoạt động kinh doanh khách sạn có mứctăng doanh thu tương đối đồng đều theo các năm cho thấy tiềm năng của hoạt động

Trang 11

này, chúng được kiểm soát tương đối tốtvà ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổngdoanh thu của khách sạn với mức độ quan trọng của hoạt động này ngày càng tănglên.

- Thực hiện chi phí: năm 2004 mức chi phí là 6541,13 triệu đồng chiếm tỷtrọng 66,64% cao nhất trong nguồn hình thành nên chi phí của toàn khách sạn Năm 2005 mức chi phí này gia tăng 2.124,06 triệu đồng tương ứng với 32,5% đạt8665,19 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,9 % tăng 9,26% so với năm 2005 Năm 2006chi phí tăng lên 1814,42 triệu đồng tương ứng với 20,9% làm tỷ trọng tăng lên đạt84,14% tăng tỷ trọng là 8,24% Ta dễ dàng nhận thấy mức gia tăng chi phí tươngứng với mức gia tăng doanh thu như đã nhận xét ở trên và mức chi phí tăng đềutheo các năm

- Kinh doanh khách sạn bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

 Dịch vụ buồng:

+ dịch vụ này đem lại nguồn doanh thu cao nhất cho kinh doanh khách sạn.Năm 2004 doanh thu của hoạt động này đạt 3.555,14 triệu đồng chiếm tỷ trọng51,97% Năm 2005 số tiền tăng lên 1014,24 triệu đồng tương ứng với 29% đạt4.514,38 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,5% tăng 0,53% Năm 2006 mức doanh thuđạt 6.154 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 57,8%, tăng 1639,62 triệu đồng tươngứng với 36,3% và mức tăng tỷ trọng là 5,3 %

+ Với mức chi phí là 3.460,24 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,9% nên mức lợinhuân đạt được trong năm 2004 này là 39,9 triệu đồng Nhưng sang năm 2005 chiphí tăng lên 1176,45 triệu đồng tương ứng với 34% và chiếm tỷ trọng 53,5% tăng tỷtrọng so với năm 2004 là 0,6%, số tiền chi phí đạt 4.636,69 triệu đồng Do tốc độtăng của chi phí nhanh hơn của doanh thu nên mức lợi nhuận của năm này là con số

- 122,31 triệu đồng Năm 2006 mức chi phí tiếp tục tăng 1.380,31 triệu đồng so vớiănm 2005 tương ứng với 29,8%, tỷ trọng tăng lên 3,9 % đạt 57,4 % về tỷ trọng.Mức lợi nhuận của năm này đã tăng lên 123,68 triệu đồng đạt 1,37 triệu

 Dịch vụ ăn uống:

+ Về doanh thu dịch vụ này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong nguồn hìnhthành nên doanh thu của kinh doanh khách sạn Năm 2004 doanh thu đạt 2.013,56triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 29,9% Năm 2005 doanh thu đạt 3.188,31 triệuđồng tương ứng với tỷ trọng 37,08%, tăng 1.174,57 triệu đồng tương ứng với58,3% Năm 2006 số tiền doanh thu là 3.622 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,03%,tăng 433,64 triệu tương ứng với 13,6% Doanh thu tăng đều theo các năm đặc biệtnăm 2005/2004 tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua là 58% về số tương đối

+ Về chi phí dịch vụ ăn uống cũng chiếm tỷ trọng chi phí lớn thứ hai, tươngứng với doanh thu của nó Năm 2004 là 2.005,16 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,65%trong chi phí khách sạn, lợi nhuận trong năm này đạt được 8,4 triệu đồng Năm

Trang 12

2005 mức chi phí tăng lên đạt 3.302,2 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng 38,12% ,

số tiền tăng so với năm 2004 là 1.297,04 triệu đồng tương ứng với 64,7% và tỷtrọng tăng 7,47%, cũng do tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thunên trong năm nay mức lợi nhuận là con số âm 113,89 triệu đồng Năm 2006 chiphí lên tới 3.700 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng là 35,4% giảm 2,72% về tỷtrọng so với năm 2005, mức tăng chi phí là 397,7 triệu đồng tương ứng với 12%,lợi nhuận trong năm này đã bớt âm chỉ còn -7,8 triệu đồng Ta có thể thấy tình hìnhhoạt động tại bộ phận này là không hiệu quả đặc biệt là năm 2005 mức lợi nhuận

âm kỷ lục trong vòng 3 năm qua

 Dịch vụ bổ sung:

+ Doanh thu: tại đây doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong nguồn hìnhthành nên doanh thu của hoạt động kinh doanh khách sạn Năm 2004 đạt 1221,54triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,14% Năm 2005 doanh thu giảm đi 409,68 triệu đồngchỉ đạt 66,47% tương ứng mức tỷ trọng giảm xuống 7,72% chỉ còn 10,42% Năm

2006 doanh thu có tăng lên đôi chút đạt 866 triệu tăng 54,14 triệu tương ứng với6,7% so với năm 2005

+ Với mức chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ nhất tương ứng với tỷ trọng doanhthu Năm 2004 chi phí bỏ ra là 1.075,73 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,45% mà mứclợi nhuận đạt được là 145,81 triệu đồng Năm 2005 chi phí có xu hướng giảm349,43 triệu đồng và mức lợi nhuận giảm nhanh chỉ còn 85,56 triệu đồng giảm60,25 triệu so với năm 2005 Năm 2006 chi phí lại có xu hướng tăng lên nhưng konhiều chỉ có 36,7 triệu đồng tương ứng với 5,1% và tỷ trọn giảm 1,18 %, mức lợinhuận lại có xu hướng tăng lên 17,44 triệu so với năm 2005 Lợi nhuận có sự tănggiảm không ổn định là do có sự tăng giảm bất thường của doanh thu và chi phí.Hoạt động này không ổn định cần có những điều chỉnh hợp lý hơn trong các hoạtđộng của dịch vụ bổ sung này

+ Dịch vụ lữ hành là nguồn thứ hai cấu thành nên tổng doanh thu của kháchsạn : Với doanh thu đạt 3.090,23 triệu đồng vào năm 2004 chiếm tỷ trọng 31,54trong tổng doanh thu Năm 2005 doanh thu của dịch vụ này lại giảm 303,46 triệutương ứng với tỷ trọng chỉ còn 24,48% Năm 2006 mức doanh thu tiếp tục giảm1.066,77 triệu đồng chỉ còn 1.720 triệu đồng tỷ trọng chỉ còn 14,4% Chi phí củanăm 2004 là 3.274,34 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,365 và mức lợi nhuận đạt đượctrong năm là 184,11 triệu đồng Năm 2005 chi phí giảm đi 524,01 triệu đồng chỉcòn 2.750,33 triệu mặc dù vậy do doanh thu vẫn giảm nên mức lợi nhuận chỉ là36,44 triệu giảm 147, 67 triệu Năm 2006 mức chi phí tiếp tục giảm còn 1.930 triệuđồng chiếm tỷ trọng 15,6% mức lợi nhuận là âm 210 triệu đồng là do chi phí tăngnhanh hơn doanh thu trong năm này, khiến cho mức lợi nhuận giảm 246,44 triệuđồng đây là năm mà khách sạn lỗ nhiều nhất

Tóm lại qua bảng số liệu ta thấy tại khách sạn các hoạt đông kinh doanhđem lại hiệu quả rất kém, mức lợi nhuận thấp và tăng không nhiều trong những

Trang 13

năm gần đây cho thấy tình hình chưa được cải thiện nhiều Năm 2004 thì hầu hếtcác phòng ban đều hoạt động có lãi, mặc dù số tiền còn rất nhỏ Năm 2005 thì bộphận dịch vụ buồng và dịch vụ ăn uống làm ăn thua lỗ Đến năm 2006 chỉ còn bộphận dịch vụ ăn uống là còn thua lỗ khiến cho tổng lợi nhuận toàn khách sạn tăngkhông đáng kể chỉ 2 triệu đồng Với tình hình hoạt động như hiện nay khách sạncần có những điều chỉnh và thay đổi thích hợp để cải thiện tình trạng này.

Chúng ta cùng xem xét tình hình sử dụng lao động tại khách sạn:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

- Thu nhập bình quân của người lao động là không cao, năm 2004 là 13,44 triệuđồng/người/năm, đến năm 2005 thu nhập bình quân chỉ đạt 12,74 triệu đồng giảm 0,7

Trang 14

triệu/người/năm điều này là do số lượng lao động trong năm này tăng 15 người tươngứng với 9,4% trong khi đó quỹ lương lại chỉ tăng 79,76 triệu tương ứng với 3,7% Tốc

độ tăng lao động nhanh hơn tốc độ tăng quỹ lương là nguyên nhân dẫn đến thu nhậpbình quân của người lao động giảm Năm 2006 thu nhập người lao động lại có xuhướng tăng đạt 15,07 triệu/người/năm, tăng 2,33 tr/người/năm tương ứng với 18,3%.Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự gia tăng này là do quỹ lương tăng 331,82 triệu tươngứng với 14,9% trong khi đó số lao động trong năm 2006 này lại giảm 5 người tươngứng với giảm 12,86% Như vậy thu nhập bình quân của người lao động tại Khách sạnchỉ ở mức trung bình hiện nay và chưa ổn định

- Năng suất lao động tại đây tăng dần theo các năm, năm 2004 năng suất laođộng đạt 61,409 tr/người/năm, con số này tăng 3,941tr/người/năm tương ứng với6,42% và đạt 65,55 tr/người /năm vào năm 2005 Nguyên nhân chủ yếu là do tổngdoanh thu tăng cao mặc cho số lượng các nhân viên có tăng nhưng tốc độ tăng củadoanh thu là 16,39% nhanh hơn tốc đọ tăng của lao động đạt 9,4% Năm 2006 con sốnày vẫn tiếp tục tăng đạt 73,13tr/người/năm tăng 7,78tr/người/năm tương ứng với11,9% Nguyên nhân chính là do tổng doanh thu tăng 996,48 triệu tương ứng với 8,7%đồng thời số nhân viên lại giảm 5 người tương ứng với12,86% Như vậy năng suất laođộng tại khách sạn có tăng theo các năm nhưng mức độ không đồng đều, hơn nữa sựgia tăng này là không nhiều bởi ở đây ta chưa tính đến yếu tố lạm phát

2.2 Thực trạng về công tác tổ chức triển khai các dự án nhằm phát triển du lịch tại khách sạn Tây Hồ.

Rõ ràng thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của khách sạn Tây Hồ,chúng ta thấy tại khách sạn các hoạt đông kinh doanh đem lại hiệu quả chưa cao, mứclợi nhuận thấp và tăng không nhiều trong những năm gần đây cho thấy tình hình chưađược cải thiện nhiều Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh lữ hành, doanh thu và lợinhuận trong 3 năm gần đây là liên tục giảm, thậm chí năm 2006 còn lỗ trên 200 triệuđồng.Vì vậy, ban giám đốc đã đưa ra nhiều phương án giải quyết nhằm khắc phục tìnhtrạng này Trong đó, dự án trọng điểm là xây dựng chương trình du lịch “Về với cáclàng nghề truyền thống” và dự án xây dựng “Nhà hàng Trung Quốc” với hy vọng dự án

sẽ mang lại kết quả tốt, đem lại bộ mặt mới cho bộ phận kinh doanh lữ hành, ăn uốngnói riêng và cho toàn bộ khách sạn nói chung

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý khách sạn Tây Hồ - thực trạng công tác tổ chức triển khai dự án phát triển du lịch của khách sạn tây hồ
m áy tổ chức quản lý khách sạn Tây Hồ (Trang 2)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Tây Hồ 2004– - thực trạng công tác tổ chức triển khai dự án phát triển du lịch của khách sạn tây hồ
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Tây Hồ 2004– (Trang 9)
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động của khách sạn trong 3 năm qua - thực trạng công tác tổ chức triển khai dự án phát triển du lịch của khách sạn tây hồ
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng lao động của khách sạn trong 3 năm qua (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w