DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á BQĐN : Bình quân đầu người HDI : Chỉ số phát triển con người HDR : Báo cáo phát triển con người LĐ-TB-XH : Lao động - Thương
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Phan Th ị Xuân Hằng
LU ẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Phan Th ị Xuân Hằng
GI ẢI PHÁP NÂNG CAO
CH ẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
HUY ỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Được học hỏi và nâng cao nhận thức về Địa lí luôn là mong mỏi của bản thân tôi Là một học viên cao
h ọc chuyên ngành Địa lí học, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô Trường Đại
h ọc để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành c ảm ơn Đảng Ủy, Ủy Ban Nhân Dân, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, Phòng Thống kê huyện Ninh Phước, Phòng kế hoạch đầu tư, Phòng LĐ-TB-XH huyện Ninh Phước Xin chân thành c ảm ơn Ban Giám hiệu Trường CĐ Sư Phạm Ninh Thuận, gia đình, đồng nghiệp, bạn hữu đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này
Tác gi ả Phan Th ị Xuân Hằng
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á
BQĐN : Bình quân đầu người
HDI : Chỉ số phát triển con người
HDR : Báo cáo phát triển con người
LĐ-TB-XH : Lao động - Thương binh và xã hội
MDG : Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
PPP : Sức mua tương đương
TCTK : Tổng cục thống kê
OECD : Các quốc gia có thu nhập cao
UNDP : Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc VHLSS : Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VLSS : Điều tra mức sống dân cư Việt Nam
WB : Ngân hàng thế giới
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người đã được quan tâm không chỉ ở tầm cỡ quốc gia mà cả trên bình diện toàn thế giới Điều đó thể hiện rất rõ trong Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) toàn cầu do chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đề xuất và
có chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (2001-2010) của nước ta do chính phủ ban hành Tuy nhiên đó chỉ là những định hướng ở tầm vĩ mô
Trong lộ trình thực hiện các MDG của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo, nước ta đã đạt được tiến bộ lớn trong lĩnh vực KTXH Mười năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định; tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hàng năm trong thời kỳ 2000 - 2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD,
gấp 3 lần so với năm 2000; Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2002 [7] Với
mức này, Việt Nam đã chuyển từ vị trí nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp
Tuy nhiên, là một nước đang phát triển có thu nhập thấp; nguồn lực để thực hiện các MDG còn bị hạn chế, mặt bằng dân trí chưa cao, chênh lệch mức sống và thu nhập, điều kiện sống của người dân tại các khu vực, giữa đô thị và nông thôn còn lớn, nhất là đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số Vậy liệu cơ hội tiếp cận các mục tiêu và thụ hưởng những thành quả KTXH mang lại cho các vùng, các địa phương đã thật sự hiệu quả chưa khi điều kiện
sống của người dân vùng sâu, vùng xa, người DTTS còn chưa được cải thiện nhiều? (nếu so với tỷ
lệ nghèo đói trên toàn quốc giảm một nửa, thì đối với các DTTS tỷ lệ này chỉ giảm khoảng 15%) Hơn nữa, ở nước ta mỗi địa phương có đặc thù riêng, có hoàn cảnh kinh tế xã hội, vị trí địa lý khác nhau nên có mức độ tiếp cận và thực hiện các mục tiêu không giống nhau
Ninh Phước là một huyện của tỉnh Ninh Thuận, khí hậu khô hạn và nắng nóng, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống Trong mười năm trở lại đây, với nhiều nỗ lực phấn đấu để hoàn thành
mục tiêu đề ra, huyện đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là nghèo đói đang giảm nhanh Theo các số liệu thống kê chính thức, CLCS của người dân địa phương đã được cải thiện thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người Năm 2005, GDP bình quân đầu người đạt 5,2 triệu đồng, năm
2009 tăng lên 12,6 triệu đồng [22] Các yếu tố chủ yếu tạo ra thay đổi này bao gồm hoạt động kinh
tế gia tăng, người dân tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế và giáo dục, cơ sở hạ tầng cũng như các lợi ích khác do các chương trình giảm nghèo hiện nay mang lại Tuy nhiên tình trạng nghèo đói và mức
sống cùng cực vẫn còn tồn tại trong huyện nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung Hiệu quả đạt
Trang 7được của các chương trình MDG, dự án xóa đói giảm nghèo tại huyện Ninh Phước chưa cao, chưa tương xứng với tiền của và công sức bỏ ra, đặc biệt tình trạng đói nghèo của người dân vùng nông thôn, vùng DTTS vẫn diễn ra phổ biến và trầm trọng Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng
cu ộc sống dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” để phân tích những chỉ tiêu định lượng về
CLCS, qua đó nhận diện cơ hội tiếp cận và thực hiện các MDG của huyện, từ đó có những định hướng phát triển và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục xóa đói giảm nghèo hiệu quả và nâng cao CLCS của dân cư huyện Ninh Phước là nhu cầu bức xúc đặt ra hiện nay
2 Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Thông qua nhận thức cơ sở lý luận về CLCS để vận dụng vào đánh giá
thực trạng CLCS của dân cư huyện Ninh Phước; từ đó làm cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao CLCS của dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận từ nay đến năm
2015
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có nhiệm vụ:
- Thu thập và phân tích tài liệu (tài liệu quốc tế, trong nước và địa phương)
- Đánh giá thực trạng CLCS, vấn đề đói nghèo ở Ninh Phước thời kì 2000-2009
- So sánh, nhận xét mức độ chênh lệch CLCS của dân cư các huyện khác trong tỉnh, các vùng
và cả nước
- Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước đến năm 2015
3 Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
3.1 V ề thời gian và không gian
Bắt đầu từ 10/09/2009, Tỉnh Ninh Thuận chính thức công bố Huyện mới với tên gọi là Huyện Thuận Nam là phần đất được tách ra từ Huyện Ninh Phước Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu Huyện Ninh Phước giai đoạn 2000 – 2009 Ngoài ra địa bàn nghiên cứu còn được mở rộng sang một số huyện khác và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm để tham khảo và so sánh
3.2.V ề nội dung
- Giới hạn tiếp cận CLCS trên cơ sở khảo sát, điều tra những chỉ tiêu cơ bản phản ánh CLCS
của dân cư huyện Ninh Phước: chỉ số thu nhập bình quân đầu người, chỉ số về dinh dưỡng, chỉ số về giáo dục, chỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe và các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sống (nhà ở, điện,
nước, vệ sinh môi trường v.v )
Và trọng tâm của luận án là nghiên cứu, đánh giá thực trạng CLCS, đề xuất các giải pháp phù
hợp với định hướng, chiến lược phát triển KTXH của huyện trên cơ sở số liệu thống kê từ năm 2000
Trang 8đến năm 2009
4 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu CLCS của dân cư có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển KTXH
của đất nước và càng được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam là “ngôi sao sáng” trong việc thực hiện các tiến bộ của MDG Chính tầm quan trọng đó nên từ trước đến nay, mức sống dân cư đã được Tổng cục Thống kê, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước (nay là Bộ
Kế hoạch và Đầu tư), Ngân hàng Thế giới cùng với sự trợ giúp tài chính của UNDP tiến hành
khảo sát điều tra qua Bốn cuộc Tổng điều tra về mức sống dân cư Việt Nam năm 1992-1993, 1997-1998, 2001-2004, 2007-2008 Các cuộc điều tra này cung cấp những thông tin về thu nhập, chi tiêu và các chỉ tiêu khác về mức sống hộ gia đình Việt Nam trong các năm 1993, 1998, 2004 và
2008 Mỗi một cuộc Tổng điều tra sẽ cho thấy rõ sự thay đổi mức sống của dân cư Việt Nam theo
thời gian và sự tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong việc giảm nghèo và nâng cao mức sống Những
số liệu này chứng tỏ tính hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách ở các cơ quan phát triển của
cả chính phủ lẫn quốc tế Tuy nhiên, các cuộc tổng điều tra này chỉ dừng lại trong việc khảo sát mức
sống của dân cư Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích mức sống một địa phương nào trên cả nước
Đến những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu có sự quan tâm tìm hiểu đối với
mức sống, CLCS của dân cư một địa phương Trước hết, phải kể đến nhóm tác giả của Viện Kinh tế Tp.HCM tiến hành đề tài “ Diễn biễn mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo tại Tp.HCM”
Nhóm tác giả này đã trình bày và đi sâu phân tích một cách rất cụ thể và chi tiết về việc làm, thu
nhập và chi tiêu của dân cư Tp.HCM, từ đó tác giả minh chứng cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét ở đô thị phát triển vào bậc nhất Việt Nam hiện nay Đây được xem là công trình có tính chuyên khảo đầu tiên về phân tích thực trạng mức sống dân cư ở một địa phương
Xen kẽ giữa công trình của Viện Kinh tế Tp.HCM, còn phải kể đến các công trình nghiên
cứu đáng chú ý khác, đó là Đỗ Thiên Kính với “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học
v ấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam” vào năm 2003; PGS.TS Đặng Quốc Bảo,
TS Trương Thị Thúy Hằng (2005), “Chỉ số tuổi thọ trong HDI, một số vấn đề thực tiễn Việt Nam”;
PGS.TS Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2008) “Nghiên cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt
Nam” Đây là những công trình quan trọng, được nhóm nghiên cứu các nhà Việt Nam tổng hợp từ
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau về lĩnh vực phát triển con người ở Việt Nam
Bên cạnh cách tiếp cận mức sống của dân cư chủ yếu dựa trên đánh giá thu nhập BQĐN, trong bối cảnh phát triển KTXH thời gian qua, một hướng nghiên cứu và tiếp cận khác đã được đặt
Trang 9ra đó là xem xét sự thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người Khoá luận tốt nghiệp thạc sĩ “Chất
lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận-thực trạng và giải pháp” của Bùi Vũ Thanh Nhật có thể
được xem như một trong những công trình đầu tiên Trong khoá luận, CLCS đã được nghiên cứu, tìm hiểu trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển KTXH của tỉnh Bình Thuận Cùng với
những giá trị tích cực đạt được, đề tài cũng chỉ ra những tồn tại phải giải quyết để có thể ngày một nâng cao CLCS của người dân hơn Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những kiến nghị cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư, khắc phục những khó khăn
Như vậy, có thể thấy rằng, mảng đề tài mức sống và CLCS của dân cư trong những năm qua,
đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều phạm vi và góc độ khác nhau Tuy nhiên, việc tiếp cận
một cách trực tiếp, tổng thể CLCS dân cư một huyện theo quan điểm nhân văn thì vẫn còn rất hạn
chế Từ thực tế đó, một mặt cho phép đề tài “Giải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước
t ỉnh Ninh Thuận” kế thừa những thành quả của các công trình trước đó, nhưng đồng thời cũng sẽ là
cơ hội cho đề tài có thể tiếp tục đưa ra những ý kiến và kết quả nghiên cứu của mình để bổ sung thêm vào lĩnh vực nghiên cứu đời sống dân cư dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
5 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 H ệ quan điểm
5.1.1 Quan điểm hệ thống-lãnh thổ
Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu Sự phát triển KTXH và
việc nâng cao CLCS dân cư một tỉnh, huyện trong mỗi quốc gia phải được đặt trong mối quan hệ cụ
thể và toàn bộ hệ thống quốc gia Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho việc tiếp cận và phân tích vấn đề
một cách có hệ thống Do đó, khi phân tích các vấn đề liên quan tới CLCS dân cư huyện Ninh Phước được xem xét trong mối liên hệ giữa các huyện trong tỉnh, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và cả nước
5.1.2 Quan điểm tổng hợp
CLCS không chỉ là đời sống vật chất và tinh thần, mà còn tập hợp nhiều yếu tố như dân trí, văn hóa, giáo dục,… Do vậy, nghiên cứu CLCS dân cư huyện Ninh Phước phải có quan điểm tổng
hợp
5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Phân tích CLCS dân cư trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn đề theo một chuỗi thời gian
5.1.4 Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững
Nâng cao CLCS dân cư thì phải kết hợp hài hòa giữa phát triển KTXH và môi trường Do
vậy, nghiên cứu vấn đề CLCS dân cư phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Trang 105.2 Các p hương pháp nghiên cứu
Như đã giới thiệu ở phần mở đầu, đề tài nghiên cứu dưới góc độ địa lý kinh tế-xã hội, phân tích chính sách , nên ngoài phương pháp kiến tạo chỉ số theo hướng nghiên cứu định lượng do UNDP đề xuất từ những năm 1990 như các chỉ số đo lường phát triển vĩ mô (cấp quốc gia và toàn
cầu) đã được xây dựng và sử dụng rộng rãi trong các bảng Báo cáo Phát triển Con người của UNDP hàng năm như HDI (chỉ số phát triển con người), HPI (chỉ số nghèo con người), GDI (chỉ số phát triển giới) v.v thì các chỉ số trong luận án còn được xây dựng từ nguồn số liệu định lượng có được
nhờ công tác thống kê của địa phương Đây là những số liệu tin cậy và khách quan mà bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng sử dụng
Vì là đề tài nghiên cứu địa lý KTXH, nên các luận điểm có được đều chủ yếu dựa trên các con số thống kê và sử dụng các phương pháp truyền thống của ngành địa lý học
5.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích lý thuyết
Nhằm hiểu được cơ sở nền tảng của địa bàn và hoàn cảnh cụ thể nơi dân cư sinh sống; lý thuyết ứng dụng liên quan đến luận văn Chúng tôi đã sử dụng tư liệu sẵn có qua thu thập thông tin
từ các công trình nghiên cứu về CLCS và mức sống của nhiều nhà khoa học và những bài viết có liên quan đến luận văn Tác giả còn sử dụng nguồn thông tin từ cơ quan hành chính huyện, xã và thông tin của từng làng thuộc huyện Ninh Phước, đặc biệt những nơi có người DTTS sinh sống Ngoài ra tác giả còn thu thập tài liệu qua sách báo, tạp chí, các văn bản, báo cáo, đặc biệt qua tư liệu
cá nhân viết tay của cán bộ nghiên cứu ở Phòng thống kê huyện Ninh Phước Những nguồn trên là
tư liệu quý giá để chúng tôi phân tích thực trạng CLCS dân cư huyện Ninh Phước và đưa ra các giải pháp
5.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Nghiên cứu Địa lý kinh tế-xã hội không thể thiếu phương pháp bản đồ, biểu đồ Những kết
quả có được như đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng theo ngành và theo lãnh
thổ nếu được phản ánh lên bản đồ, bằng biểu đồ sẽ được thể hiện cụ thể, trực quan và toàn diện hơn Thông qua đó sẽ dễ dàng so sánh, phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành CLCS giữa các địa phương trong huyện
Trang 11cứu nhằm giúp họ lưu giữ, phân tích, lý giải thông tin một cách chính xác, khoa học và nó cũng là
cơ sở minh chứng cho những lập luận sau này của người nghiên cứu
5.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học
Nhằm mục đích tìm hiểu những thay đổi trong CLCS của dân cư từ trước đến nay, chúng tôi
đã chọn 20 người (10 phụ nữ và 10 đàn ông) thuộc các thế hệ và nghề nghiệp khác nhau ở các làng thuộc hai xã Phước Hậu và thị trấn Phước Dân để thực hiện Ngoài ra, phương pháp điều tra xã hội
học, trong đó chủ yếu là phỏng vấn giúp bổ sung về mặt số liệu, các tư liệu liên quan đến những thay đổi về thu nhập và khả năng tiếp cận với các điều kiện sống đang diễn ra hiện nay của cộng đồng người Chăm Phỏng vấn có thể chuyển tiếp thông tin về số liệu thực tế như số nhân khẩu, phân công lao động và cách làm ăn sinh sống
biệt chú trọng đến những thay đổi về mức sinh-tử, gia tăng tự nhiên và chuyển dịch về cơ cấu kinh
tế và lao động qua các năm để làm cơ sở phân tích và so sánh
Đối với những thông tin thu thập được từ cộng đồng qua việc sử dụng các phương pháp thực địa, phỏng vấn sâu… được chúng tôi xử lý bằng cách sắp xếp lại các ghi chép thực địa, từ đó hệ
thống hóa tất cả những tư liệu để viết bài Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết hợp hệ thống thông tin điều kiện sống với những số liệu về dân do chính quyền địa phương cung cấp để làm cứ liệu chứng minh cho các thông tin phỏng vấn và quan sát, nhằm làm bài viết có sức thuyết phục hơn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Phát triển con người – là trọng tâm của chính sách trong thời đại hiện nay Vì con người là
vốn quý nhất, là chủ nhân của thế giới, là động lực để phát triển xã hội và cũng là mục tiêu để mọi
hoạt động KTXH của mỗi quốc gia cũng như cả thế giới hướng tới Do vậy, việc nâng cao CLCS
của con người đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của hầu hết các nước; và việc nghiên cứu các
giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư trong thời đại hiện nay lại càng trở nên cần thiết Vì vậy công trình nghiên cứu về CLCS dân cư huyện Ninh Phước không chỉ mang nhiều ý nghĩa khoa học
mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao
Trang 12Về mặt khoa học, góp phần nhất định vào việc làm rõ hơn những lý thuyết và quan điểm đang được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu Địa lý Kinh tế-xã hội, mà đặc biệt là Địa lý nhân văn
và Địa lý dân cư
Về mặt thực tiễn, những kết quả có được từ sự phân tích, đánh giá các dữ kiện trong đề tài hy
vọng sẽ có giá trị nhận thức và thực tiễn cao, đóng góp những ý kiến đề xuất và giải pháp cụ thể,
nhận định cho các ban ngành có liên quan của huyện Ninh Phước tham khảo và có chính sách phù
hợp với thực tế từng địa phương nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân
Mặt khác, tuy rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, đề tài
“Gi ải pháp nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” là một nguồn tư liệu có hệ
thống, được thực hiện trên cơ sở có khoa học và thực tiễn, góp phần vào công việc nghiên cứu chung về cuộc sống dân cư ở địa phương Ninh Thuận
Trang 13C hương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1 Những vấn đề lý luận
1.1.1 Quan ni ệm về CLCS
Mỗi một giai tầng trong xã hội có một quan niệm riêng về CLCS Nó bao hàm nhiều khía
cạnh khác nhau, các khía cạnh của CLCS đều rất quan trọng Nhưng có một số xã hội nhấn mạnh vào một vài khía cạnh này nhiều hơn khía cạnh khác Chẳng hạn, ở xã hội theo Chủ nghĩa Duy vật
sẽ nói rằng kinh tế là quan trọng nhất Ngược lại, xã hội hiện đại có thể nhấn mạnh hơn về khía cạnh chính trị, văn hóa, tinh thần Chính vì vậy, niềm tin và giá trị của cá nhân ảnh hưởng tới định nghĩa
của một xã hội về CLCS
CLCS thực sự khó tiếp cận vì nó phụ thuộc vào hệ giá trị, sở văn hóa của mỗi quốc gia và cả
thời gian nghiên cứu cũng làm cho các quan niệm về CLCS trở nên đa dạng Tuy nhiên, dưới góc
độ địa lý kinh tế-xã hội có thể hiểu CLCS như sau:
CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu của xã hội, trước hết là những nhu cầu vật
chất cơ bản tối thiểu của con người Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao
Mặt khác, CLCS còn được mở rộng hơn chia thành hai nhóm cơ bản: vật chất và tinh thần
Do vậy, chất lượng cuộc sống là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, giáo dục, dịch vụ y
tế, lương thực thực phẩm, vui chơi giải trí cho mọi người để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của họ
về những vấn đề trên [41] Điều kiện này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn cho gia đình, khỏe mạnh về vật chất và tinh thần
Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môi trường và sự an toàn của môi trường Một
cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng
hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ Đồng thời con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội Do đó, CLCS là đặc trưng cơ bản của một
xã hội văn minh có trình độ phát triển cao về nhiều mặt
Một khái niệm có tính chất đơn giản hơn nhằm đánh giá CLCS là vấn đề phát triển con
người Theo UNDP, Phát triển Con người là quá trình nâng cao năng lực cho các cộng đồng và cá
nhân, gia tăng cơ hội cho mọi người có thể tiếp cận với các điều kiện sống, học tập, sáng tạo tốt hơn Tuy nhiên, quá trình phát triển và an sinh của con người không chỉ dừng lại là “mở rộng sự lựa
chọn cho con người được sống khỏe mạnh, được học hành và được hưởng một mức sống tốt” mà đã vượt xa hơn, bao gồm nhiều nội dung, trong đó có quyền tự do chính trị, nhân quyền Phát triển con
Trang 14người phải đảm bảo tính bền vững, bình đẳng, và nâng cao vị thế của nó Phát triển con người còn
có nghĩa là tạo điều kiện cho con người thực hiện sự lựa chọn cá nhân đồng thời tham gia vào, hình thành nên và hưởng lợi từ các quá trình ở cấp hộ gia đình, cộng đồng và quốc gia – nghĩa là họ được nâng cao vị thế
Như vậy, vấn đề phát triển con người càng được cải thiện, một mặt nó sẽ là điều kiện cho
mọi người có thể cải thiện cuộc sống của riêng mình, và mặt khác (nhất là trong điều kiện kinh tế tri
thức hiện nay) điều này sẽ làm cho sự kết hợp các nguồn vật chất và nguồn vốn con người có hiệu
quả hơn
Từ những cách hiểu và phân tích trên, tác giả quan niệm về CLCS như sau: Chất lượng cuộc
s ống là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm trong đó mức độ thỏa mãn của cá nhân hay một cộng đồng
v ề đời sống vật chất và đời sống tinh thần, là mục tiêu nhân bản hướng đến con người Khi con người được thụ hưởng CLCS tốt sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế của họ và đáp ứng sự phát triển
b ền vững của quốc gia
1.1.2 Các ch ỉ tiêu đánh giá CLCS
CLCS là một vấn đề định tính hơn là vấn đề định lượng, và đánh giá CLCS là một vấn đề
phức tạp, rất khó có chỉ tiêu nào có tính chất tổng hợp để đo lường và so sánh về CLCS Phần dưới đây chúng tôi đánh giá CLCS thông qua một số chỉ tiêu liên quan như thu nhập bình quân đầu người, giáo dục, y tế, vấn đề điều kiện sống, môi trường sống và chỉ tiêu có tính chất thay thế đó là
vấn đề phát triển con người
1.1.2.1.HDI - m ột chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống
Trước đây người ta thường dựa vào chỉ tiêu GDP/người hay GNI/người để phân chia thành các nhóm nước giàu và nghèo Song thực tế đã chỉ ra rằng, không phải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ý chăm lo sức khỏe, phúc lợi xã hội cho con người Ngược
lại, không ít nước tuy có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn nhưng
lại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khỏe cho người dân Chính vì vậy, UNDP đã lựa chọn
và đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI); Chỉ số Nghèo khổ con người cho các nước đang phát triển (HPI); Chỉ số phát triển giới (GDI) Trong khuôn khổ của luận
án này, chúng tôi cho rằng chỉ số HDI và các chỉ tiêu để đo HDI là tổng hợp nhất và thích hợp để phân tích CLCS dân cư huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
THƯỚC ĐO Cuộc sống dài lâu, Kiến thức Mức sống dư dật
Tuổi thọ bình quân Tỷ lệ người lớn Tỷ lệ nhập học GDP thực tế bình quân
Trang 15CHỈ TIÊU từ lúc sinh biết chữ các cấp đầu người (PPP USD)
Hình 1.1.Ch ỉ số phát triển con người
HDI là chỉ số tổng hợp đo lường CLCS như là kết quả của sự phát triển KTXH của một quốc gia đối với sự cải thiện đời sống dân cư Chỉ số này được đo lường dựa trên sự tính toán tổng hợp các thành tựu ở 3 khía cạnh cơ bản của phát triển con người
– sống lâu và mạnh khỏe, tiếp cận với tri thức, và một mức sống tốt [32]
- Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính 3 chỉ số thành phần: tuổi thọ, kiến thức và thu nhập Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần này là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau:
Giá trị thực – Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu
Giá trị biên (tối đa – max và tối thiểu – min) của tuổi thọ, kiến thức và GDP/người thực tế theo PPP là chung cho tất cả các nước, là giá trị quốc tế
B ảng 1.1 Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI
Ch ỉ tiêu Max Min
Tuổi thọ (năm)
Tỷ lệ người biết chữ (%)
Tỷ lệ nhập học các cấp (%) GDP thực tế/người (PPP USD)
85
100
100 40.000
25
0
0
100
Ngu ồn: Địa lý Kinh tế-xã hội Việt Nam
Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theo công thức sau:
log (giá trị thực) – log (giá trị tối thiểu)
log (giá trị tối đa) – log (giá trị tối thiểu)
Tổng hợp ba chỉ số thành phần sẽ có được chỉ số HDI theo công thức sau:
Trang 16Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1 Giá trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), trái lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp [19]
Trong số 169 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2010, 42 quốc gia xếp hạng HDI rất cao; 43 quốc gia xếp hạng HDI cao; 42 quốc gia xếp hạng HDI trung bình, trong đó có Việt Nam được xếp hạng 113 với giá trị 0,572 và 42 quốc gia xếp hạng HDI thấp
B ảng 1.2 Một số xếp hạng quốc gia về HDI năm 2010 (trong số 169 quốc gia)
Qu ốc gia X ếp
h ạng HDI
GDP đầu người thực
t ế (PPP)
Tu ổi thọ trung bình (năm)
Chỉ số HDI cho thấy quốc gia nào có thu nhập cao, có chính sách giáo dục và chăm sóc sức
khỏe dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽ cao Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi Một số
quốc gia khác, tuy mức thu nhập thấp nhưng do nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên
Có điều cần chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trị HDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau, vì vậy, có những nước thu nhập BQĐN như nhau nhưng giá trị HDI lại khác nhau
và ngược lại
Bảng1.3 Các nước có mức thu nhập như nhau nhưng khác nhau về chỉ số HDI
Nước GDP/người theo PPP(USD) Giá trị HDI
Trang 17Nước Giá trị HDI GDP/người theo PPP
Côoet Croatia
0,771 0,767
55719
16389 Trung Quốc
Sri Lanka
0,663 0,658
7258
4886 Inđônêsia
South Africa
0,600 0,597
3957
9812
Nguồn: HDR năm 2010
Năm 2010, Trong HDR năm 2010, UNDP đã bổ sung thêm 3 chỉ số mới vào hệ thống các chỉ
số của HDR – Chỉ số Phát triển Con người có điều chỉnh khía cạnh bất bình đẳng, Chỉ số Bất
bình đẳng Giới, và Chỉ số Nghèo đa chiều Các chỉ số tiên tiến này được lồng ghép những tiến bộ
mới đây trong lý thuyết và đo lường, khuyến khích việc đưa bất bình đẳng và nghèo đói trở thành các vấn đề trung tâm trong khuôn khổ phát triển con người
Những cách đo lường mới nêu trên đem lại nhiều kết quả và thêm cách nhìn nhận mới cho xã
hội, đó là cần tập trung hơn vào công tác xây dựng chính sách phát triển nhằm cải thiện sự bình đẳng; vào công tác cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em
1.1.2.2.Thu nh ập bình quân đầu người
Thu nhập là một phương tiện rất quan trọng để mở rộng sự chọn lựa cho con người và được
sử dụng trong chỉ số HDI như một yếu tố phản ánh mức sống đầy đủ Thu nhập có vai trò trọng yếu trong việc quyết định khả năng con người sử dụng các nguồn lực cần thiết để tiếp cận được với lương thực, nơi ở và quần áo, và đem lại nhiều sự lựa chọn hơn
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn tiêu chí chính để đánh giá CLCS dân cư là chỉ số thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người (GNP/người hay GNI/người) hoặc tổng
sản phẩm quốc nội tính bình quân đầu người (GDP/người)
- Tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt tiếng Anh GDP – Gross Domestic Product): là tổng sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường
là một năm
GDP là một trong ba chỉ số đánh giá phát triển nhân bản – HDI (cùng với chỉ số giáo dục và
sức khỏe) Tổng sản phẩm trong nước thể hiện số lượng nguồn của cải làm ra ở bên trong một quốc gia, sự phồn vinh hay khả năng phát triển kinh tế
Trang 18- Tổng thu nhập quốc dân (viết tắt tiếng Anh GNI – Gross National Inome): là tổng sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng được tạo ra của một quốc gia ở một thời điểm nhất định, thường là một năm
Như vậy, GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài – nguồn thu nhập phải chuyển cho
nước ngoài (Thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn thu do người lao động
từ nước ngoài gửi về; thu nhập phải chuyển cho nước ngoài do vốn đầu tư của họ vào trong nước)
Vì vậy, GNI là thước đo tổng hợp lớn của thu nhập quốc dân GNI chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ được nguồn của cải đã làm ra
- GNI và GDP bình quân đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho Tổng số dân của nước đó ở cùng thời điểm Việc tính GNI/người và GDP/người có ý nghĩa rất lớn Vì thông qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá không chỉ khả năng và trình độ phát triển kinh tế mà cả mức sống của mỗi người dân ở từng nước
Trên thế giới, ngoài GDP và GDP/người của mỗi nước được quy đổi sang đô la (USD) quốc
tế theo tỷ giá hối đoái, Liên Hợp Quốc còn đưa ra phương pháp tính thu nhập của dân cư theo sức mua tương đương (viết tắt là PPP) Tỷ giá này cho phép so sánh chuẩn về mức giá thực tế giữa các nước, vì CLCS của dân cư ở các nước không chỉ khác biệt do ảnh hưởng đơn thuần của giá trị thu
nhập theo đầu người, mà nó sẽ bị chi phối lại do giá cả sinh hoạt của mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau
Ví dụ: GDP của Việt Nam năm 2008 theo giá nội tệ là 1.485 nghìn tỷ VNĐ, tính theo USD là
89 tỷ USD, còn theo PPP là 230 tỷ USD GDP/người theo USD là 1.052, theo PPP là khoảng 2.700 USD/người [34]
GDP cùng một lúc phản ánh hai sự việc: tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và
tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Lý do làm GDP phản ánh được
cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu là vì hai đại lượng này thực ra chỉ là một Đối với nền kinh tế với
tư cách một tổng thể, thu nhập phải bằng chi tiêu Vì vậy, khi đánh giá CLCS của một quốc gia, đồng thời phải phân tích cả hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu của người dân quốc gia đó trong một
thời điểm cụ thể
GDP có tương quan chặt chẽ với các chỉ tiêu về CLCS, vì GDP lớn sẽ dẫn đến có một mức
sống cao hơn Và trong thực tế, chúng ta cũng nhận thấy rõ điều này Giữa những nước giàu và nước nghèo có GDP bình quân đầu người chênh lệch rất lớn
B ảng 1.5 Xếp hạng chênh lệch GDP giữa các nước giàu và nước nghèo năm 2010
Nước GDP th ực tế đầu
người (đô la)* Tu bình (năm) ổi thọ trung T ỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%)**
Trang 19Ngu ồn: (*) HDR năm 2010, (**) Báo cáo phát triển TG năm 2010
Bảng 1.5 trình bày 10 nước đông dân nhất thế giới xếp theo thứ hạng GDP bình quân đầu người Bảng này cũng ghi số liệu vế tuổi thọ trung bình (thời gian sống kể từ khi được sinh ra) và tỷ
lệ biết chữ (phần trăm dân số trưởng thành biết đọc) Những số liệu này chỉ ra một xu hướng rõ ràng Ở các nước giàu như Mỹ, Đức, Nhật, người dân có thể sống đến gần tám mươi, và hầu hết dân
số đều biết chữ Ở những nước nghèo như Nigiêria, Bănglađét và Pakixtan, người dân chỉ sống đến
độ tuổi năm mươi hoặc đầu sáu mươi, và chỉ có khoảng ½ dân số biết chữ
Mặc dù số liệu về những khía cạnh khác của CLCS không hoàn chỉnh được như vậy, nhưng chúng cũng đem lại cho chúng ta những thông tin tương tự Các nước với GDP bình quân đầu người
thấp thường có số lượng lớn trẻ em được sinh ra với trọng lượng thấp, tỷ lệ chết của bà mẹ, trẻ sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em cao và ít có khả năng tiếp cận nguồn nước uống an toàn,
những con đường trải nhựa và điện lưới quốc gia; có ít trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường
và những đứa trẻ đi học phải học trong các lớp đông học sinh hơn Những nước này cũng ít được sử
dụng đồ dùng lâu bền (ti vi, điện thoại, internet v.v ) Không nghi ngờ gì nữa, các số liệu quốc tế
đã cho thấy rằng GDP của một quốc gia có liên quan chặt chẽ với mức sống của người dân nước đó
1.1.2.3.Chỉ số về giáo dục
Giáo dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên CLCS Trình độ học vấn của mỗi nước
phản ánh mức độ phát triển của quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư Trình
độ học vấn cao là điều kiện rất quan trọng để con người phát triển toàn diện, dễ thích ứng với điều
kiện phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật Vì vậy, ngày nay nước ta và nhiều nước trên thế
giới đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nâng cao CLCS cho người dân
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân cư bao
gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm đến trường, tỷ lệ người mù chữ.v.v
Trang 20* T ỷ lệ người lớn biết chữ: là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết thông
thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập của từng cộng đồng và từng quốc gia [1]
* Trình độ văn hóa và tay nghề:
Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp các cấp học từ thấp đến cao Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế của đất nước
Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia Các nước có nền kinh tế phát triển thì các chỉ
số phản ánh về trình độ văn hóa và tay nghề trong dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất thấp
Hiện nay, ở các quốc gia đang phát triển tình hình này đang có sự chuyển biến theo hướng tích cực, CLCS của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao Tuy nhiên, thế giới hiện vẫn còn 21,4% số dân từ
15 tuổi trở lên không biết chữ, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 23,3%, trong khi đó ở các nước phát triển chỉ có 2,1% Số dân không biết chữ đặc biệt cao ở một số nước Châu Á và Châu Phi [3]
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang là
những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế Tuy nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao
* S ố năm đến trường:
Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số quan trọng
để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia Số năm đến trường là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên
Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia Các nước
có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm, thậm chí ở Châu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm) Các nước có thu nhập trung bình có số năm đi
học trung bình thường là 5,3 năm Các nước có thu nhập cao chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm
Trang 21(Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm ) Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học
của nam giới thường cao hơn nữ giới
1.1.2.4.Ch ỉ số về y tế và chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý, là điều kiện quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi
quốc gia, là tương lai của mỗi dân tộc Sức khỏe là một yếu tố cơ bản của CLCS dân cư, vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển Việc chăm sóc tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về
mặt số lượng nhờ kéo dài tuổi lao động
Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của một quốc gia, người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỷ lệ người chết, tuổi thọ bình quân, tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ người
có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân, ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầu người)
* Tu ổi thọ bình quân:là số năm trung bình của một người có khả năng sống được
Căn cứ vào tuổi thọ, người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, điều kiện sống,
mức thu nhập, điều kiện bảo vệ sức khỏe ở các nước khác nhau
Chỉ số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tử vong ở trẻ em
Tỷ lệ tử vong của trẻ em phản ánh đầy đủ trình độ nuôi dưỡng và tình hình về sức khỏe nói chung
của trẻ em trên lãnh thổ quốc gia
* Các d ịch vụ y tế: Các dịch vụ y tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và
CLCS Các dịch vụ y tế làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả trong hiện tại lẫn tương lai Các tiêu chí phản ánh mức độ được đáp ứng về dịch vụ y tế như: số bệnh viện, trạm xá, số giường bệnh,
số cán bộ y tế/10.000 dân
Xu hướng chung hiện nay trên toàn thế giới là tỷ lệ tử vong của trẻ em ngày càng giảm Song
tỷ lệ này còn chênh lệch khá lớn giữa các nước Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh trong các nước đang phát triển cao gấp 6 lần các nước phát triển Nói chung trình độ phát triển kinh tế xã
hội càng cao thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em càng thấp, do đó tuổi thọ bình quân ở trẻ em càng cao Tuổi
thọ bình quân có mối liên hệ mật thiết với GDP/người
Các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân theo đầu người cao, có mức độ đầu tư cho y tế cao và chăm sóc sức khẻo tốt, thì tuổi thọ trung bình sẽ tăng cao Đối với các nước đang phát triển, có thu nhập thấp thì tình hình ngược lại Chi cho y tế ở các nước này chỉ bẳng 1/5 so với các nước có thu nhập cao Và các dịch vụ y tế rất ít, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành
thị Do đó, tuổi thọ bình quân của các nước có nền kinh tế phát triển luôn cao hơn các nước đang phát triển khoảng 13 tuổi Tuổi thọ trung bình của các nước đang phát triển là 66,1 tuổi
Trang 22Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước, nhưng đặc biệt lại giảm mạnh ở
một số nước như Swaziland, Lesotho… mà nguyên nhân không chỉ do mức thu nhập thấp mà còn
do ảnh hưởng nặng nề bởi 3 nhóm bệnh phổ biến gây tử vong (là bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp,
bệnh do ký sinh trùng chiếm gần nửa số nguyên nhân gây tử vong), nơi ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn
là các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi Trong khi đó, ở những nước phát triển thì những bệnh này được kiểm soát khá tốt
1.1.2.5 Lương thực và dinh dưỡng
Nhu cầu về lương thực là nhu cầu không thể thiếu được của con người Nhu cầu đó được thể
hiện ở hai mặt: số lượng và chất lượng và có thể thay đổi theo độ tuổi, theo giới tính, theo mức độ lao động… Lương thực-thực phẩm cùng với chế độ ăn uống, khẩu phần và cơ cấu bữa ăn là những
yếu tố cơ bản tạo nên dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể con người, đó là protit, gluxit, lipit, các vitamin và muối khoáng Nếu khẩu phần ăn thiếu một vài chất này coi như không đủ chất lượng, trong đó quan trọng nhất là thành phần protit (đạm) Có thể coi chất đạm là một chỉ tiêu quan trọng nói lên mức sống của một gia đình, một cộng đồng, một quốc gia
Theo tiêu chí trên thì mức sống của nhân dân ở các khu vực trên thế giới có sự khác biệt rất
lớn do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ sản xuất của xã hội, năng lực lao động của con người trong xã hội, vào quy mô gia đình và sự phát triển dân số
Ở các nước đang phát triển, việc cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu dựa vào khai thác
tự nhiên đất đai trồng trọt và chăn nuôi Theo tính toán thì có tới 80% lương thực, thực phẩm từ
trồng trọt, 10% từ chăn nuôi và 2% từ thủy sản Như vậy, cuộc sống của 90% dân số trên trái đất
phụ thuộc vào 10 – 11 diện tích bề mặt trái đất Hiện nay, ở các nước đang phát triển có tới 60% gia đình thiếu ăn triền miên hoặc theo định kỳ trước và sau vụ thu hoạch Có ít nhất 1 tỷ người trên trái đất đang bị nạn đói đe dọa nhất là các nước ở Châu Phi
B ảng 1.6 Tuổi thọ và điều kiện dinh dưỡng tính trung bình một
người/ngày của 2 nhóm nước cao nhất và thấp nhất thế giới
10 nước thấp nhất 10 nước cao nhất
Nước Lượng
calo cho 1 người/ngày
Tu ổi thọ trung bình
Nước Lượng calo
cho 1 người/ngày
Tu ổi thọ trung bình
Trang 231.1.2.6 Điều kiện nhà ở và sử dụng điện, nước sinh hoạt
* Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt:
Vấn đề sử dụng năng lượng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng tạo ra CLCS trong
thời đại hiện nay Trong các tài liệu thống kê có thể cho thấy các chỉ tiêu sau đây phản ánh điều kiện
sử dụng điện: tỷ lệ các xã có điện; tỷ lệ số hộ dùng điện; số kw.h tiêu thụ tính bình quân một người/tháng
*Điều kiện sử dụng nước sạch:
Sử dụng nước sạch luôn là một nhu cầu bức thiết và cơ bản của con người Đây là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS dân cư
Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện nước sạch có ảnh hưởng tới CLCS là xét từ chỉ số tỷ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch (bao gồm nguồn nước máy, nước ngầm), nước khai thác
từ nguồn lộ thiên đã qua xử lý…
*Điều kiện nhà ở:
Khi đánh giá điều kiện nhà ở người ta thường căn cứ vào hai chỉ tiêu là diện tích nhà ở và
chất lượng nhà ở Diện tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số mP
2
P
/người Ở các nước phát triển
chỉ số này thường rất cao khoảng từ 15-20 mP
2
P
/người Trái lại, ở các nước đang phát triển thì bình
Trang 24quân diện tích nhà ở (nhất là khu vực thành thị) thường thấp, nhu cầu về nhà ở hết sức gay gắt do
sức ép gia tăng dân số nhất là sự gia tăng cơ học ở các khu vực đô thị
Nhu cầu và khả năng sử dụng điện, nước phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội, mức
sống của người dân ở mỗi quốc gia Theo đánh giá của UNDP, mặc dù hiện nay đã bước sang đầu
thế kỷ XXI, nhưng điều kiện sống ở các nước đang phát triển bị tụt hậu xa so với các nước công nghiệp hóa về tiếp cận với cơ sở hạ tầng (điện, nước, nhà ở) và các dịch vụ khác (nhu cầu về văn hóa, giải trí, du lịch…)
Tỷ lệ dân số dùng nước sạch phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới Các nước phát triển thường có tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch cao hơn các nước chậm phát triển Ở các nước này, tỷ lệ người dân không được sử dụng nguồn nước sạch phần lớn rơi vào các cộng đồng
da màu có mức sống thấp, các cộng đồng người nhập cư hàng năm do chưa ổn định được cuộc sống cho riêng mình v.v…Đối với các nước đang phát triển hiện nay thì tỷ lệ số người dân không được
sử dụng nguồn nước sạch có xu hướng gia tăng do các nguồn nước sạch bị ô nhiễm Ở các nước
chậm phát triển như vùng phía Nam Châu Phi và cận Sahara thì sự khan hiếm nguồn nước đặc biệt
là nước sạch ngày càng trở nên phổ biến do quá trình sa mạc hóa Theo ước tính của WB, trong số 4,4 tỷ người sống trong các nước đang phát triển hiện nay trên thế giới thì có tới gần 1/3 trong số đó không được sử dụng nguồn nước sạch [4]
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 61% dân số thế giới, nhưng các nguồn nước dành cho khu vực này chỉ tương đương 1/3 tổng số nguồn nước trên toàn cầu Khoảng nửa tỷ người tại đây không có cơ hội tiếp cận với nước an toàn và 1,8 tỷ người không được sống trong điều kiện vệ sinh tiêu chuẩn Nếu tính riêng một số nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, năm 2004 tỷ
lệ dân số được cung cấp nước sạch có sự khác biệt lớn giữa các nước Như tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch ở Singapo 100%, Nêpan 90%; trong khi đó ở Campuchia chỉ có 51% và Lào 41% [3]
Bảng 1.7 Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người trên thế giới năm 2004
M ức tiêu thụ điện năng (kWh) hóa (%) 2000 -2005 M ức độ điện khí Khu v ực
Toàn th ế giới
Các nước phát triển Các nước đang phát triển Các nước kém phát triển
2.701
8.795 1.221
119
76
100
68
Thu
nh ập Thu nhThu nhập cao ập trung bình
Thu nhập thấp
10.210 2.039
Trang 25Cùng với các điều kiện về sử dụng nước sạch, tình hình sử dụng điện cũng có sự phân hóa rõ
giữa các nước Các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước phát triển
Nếu như các nước phát triển mức độ điện khí hóa là 100%, thì các nước đang phát triển chỉ là 68% Thậm chí, một số nước nghèo nhất ở Châu Phi như Burundi, Buốc-ki-na-pha-xô, Cốt-đi-voa (Bờ Biển Ngà),… tỷ lệ người dân được sử dụng điện sinh hoạt mới đạt khoảng từ 22% đến 28%
Hiện nay, với sự xuất hiện mạnh mẽ của các siêu đô thị trên 10 triệu dân như Bom-Bây, cút-ta, Niu-Đêli (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc), Mê-xi-cô city (Mêhicô)… đã làm cho nguồn nước đô thị bị ô nhiễm, điện sinh hoạt thiếu trầm trọng vì phải dành phần lớn cho sản xuất, nhiều khu nhà ổ chuột sập xệ, chen chút…đã làm cho CLCS của người dân đô thị suy giảm và kéo theo đó
Can-là các căn bệnh đô thị như stress, đau đầu, ung thư.v.v… Mọi người biết rằng suy dinh dưỡng thường xuyên không phải vì thiếu thức ăn mà vì các căn bệnh phát sinh do thiếu tiếp cận với vệ sinh
và nước sạch Vì vậy, ngày nay vấn đề nước sạch được coi là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến các chỉ tiêu về sức khỏe và vệ sinh
1.2 Thực tiễn về CLCS trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Vài nét v ề CLCS dân cư trên thế giới
Theo HDR năm 2010 của UNDP, chỉ số HDI trung bình của cả thế giới đã tăng 18% kể từ năm 1990 (và 41% kể từ năm 1970), cải thiện to lớn ở tất cả các khía cạnh chủ đạo của cuộc sống Các nước nghèo đang theo kịp các nước giàu về chỉ số HDI Những quốc gia kém phát triển hơn đạt được tiến bộ nhanh hơn trong các lĩnh vực y tế và giáo dục so với các quốc gia phát triển hơn Trong 25 năm qua, tỷ lệ biết chữ ở các quốc gia đang phát triển đã tăng từ 53% năm 1970 lên 76,7% năm 2005 [2], không chỉ cải thiện về mặt số lượng mà còn là sự bình đẳng trong tiếp cận với giáo
dục, y tế giữa trẻ em nam và trẻ em nữ Nhà nước quan tâm, chú trọng đưa nhiều trẻ em đến trường
hơn là phát triển một nền giáo dục chất lượng cao
Song trái ngược với y tế và giáo dục, những tiến bộ về thu nhập có nhiều sự khác biệt hơn Các nước giàu hơn vẫn tăng trưởng nhanh hơn các nước nghèo Khoảng cách chênh lệch về thu
nhập giữa nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo vẫn còn lớn (Năm 2006 khoảng cách này là 13,07
lần, năm 2008 tăng lên 26,4 lần) Kể từ năm 1980, bất bình đẳng về thu nhập đã gia tăng ở nhiều
quốc gia Cứ mỗi quốc gia có sự cải thiện trong vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong vòng 30 năm qua thì có trên 2 quốc gia lại thụt lùi, đáng lưu ý nhất là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ Nguyên nhân do mỗi nước có điểm khởi đầu khác nhau và tùy thuộc vào chính sách, thể chế và địa lý khác nhau của từng nước nên có những bước tiến triển rất khác nhau
Trang 26Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đạt được những tiến bộ nhanh và bền vững trong hầu hết các lĩnh vực, từ việc mở rộng học vấn, cải thiện tuổi thọ, đến nâng cao mức sống
Chẳng hạn, trong giai đoạn 1975-1999, thu nhập trên đầu người ở khu vực này tăng gấp 4 lần, đạt
mức 6%/năm, đi đầu là Trung Quốc (với mức tăng 8%/năm và đã tăng 21 lần về thu nhập trong vòng 4 thập kỷ), Hàn Quốc và Indonesia Tuy nhiên, các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cũng có mức bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao so với một vài thập kỷ trước đây Một
phần là do khoảng cách ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng được công nghiệp hóa nhanh chóng Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vòng vài thập kỷ, khiến cho 34 triệu người mất việc làm và 64 triệu người khác bị rơi xuống dưới mức chuẩn nghèo
về thu nhập là 1,25 đô la Mỹ/ ngày
Trong khi đó, ngoài 3 quốc gia khu vực Châu Phi cận Sahara (Botswana, Benin và Burkina Faso) và Ethiopia là những nước được UNDP xếp vào nhóm 25 quốc gia đạt được nhiều tiến bộ
nhất trong năm 2010, thì các quốc gia khác trong khu vực Châu Phi cận Sahara và các nước thuộc
khối Liên bang Xô Viết cũ đạt được sự tiến bộ chậm nhất Trong đó, khu vực Châu Phi cận Sahara
bị tụt lại rất xa sau các khu vực khác, tình trạng nghèo đói và chỉ số nghèo khổ vẫn còn cao, tỷ lệ người lớn biết chữ ở vùng Châu Phi cận Sahara là 60%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển là 73% Tuổi thọ trung bình chỉ là 48,8 năm, so với mức hơn 60 năm ở khu
vực khác Nguyên nhân là do xung đột, đại dịch HIV/AIDS và tỷ lệ tử vong ở người lớn gia tăng ở các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ Tỷ lệ người dân sống dưới 1 USD/ngày là 46% ở vùng Châu Phi cận Sahara và 40% ở Nam Á, so với mức 15% ở Đông Á và Thái Bình Dương và ở Châu
Mỹ la tinh Riêng 3 quốc gia là Cộng hòa Dân chủ Côngô, Zambia và Zimbabue có chỉ số HDI hiện nay thấp hơn năm 1970
1.2.2 Khái quát v ề CLCS dân cư ở Việt Nam
Sau 35 năm giải phóng đất nước, cùng với tăng trưởng kinh tế cao trong cả thời kỳ chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1991-2000 và 2001-2010, CLCS của dân cư Việt Nam ngày càng được cải thiện
Kể từ năm 1990 chỉ số phát triển con người ở Việt Nam (HDI) theo cách tính của UNDP đã liên tục được cải thiện Năm 1990, Việt Nam đứng thứ 116 trong 177 quốc gia trên thế giới cung
cấp đầy đủ về chỉ số HDI, đến năm 2000 lên thứ 106, vượt lên 10 bậc trong tổng số 177 nước, năm
2010 đứng thứ 113/169 quốc gia Thứ bậc về HDI cao hơn 1 bậc so với thứ bậc về GDP/người (133 so với 134) Với chỉ số HDI đạt được như vậy thì nước ta thuộc nhóm nước có chỉ số phát
triển con người trung bình
Trang 27Thu nh ập
GDP bình quân đầu người (tính theo PPP) qua các năm tăng lên từ 915 USD năm 1990 thì đến năm 2004 đã đạt trên 2.127 USD và năm 2010 là 2.995 USD Thu nhập BQĐN ở vùng nông thôn và thành thị đều tăng so với năm 2008, nhưng tốc độ tăng thu nhập của hộ gia đình ở thành thị cao hơn nông thôn
Mặc dù được UNDP đánh giá cao về vị trí xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8/10 nước tăng trưởng GDP đầu người cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua, tăng gấp 5 lần Nhưng với mức 2.995 USD/người, so sánh với các nền kinh tế trong khu vực, nhất là với các nước tiên tiến trên thế giới
vẫn còn rất xa (Bảng 1.8) Quy mô nền kinh tế của Việt Nam hiện nay còn thấp, nếu tính theo PPP, GDP năm 2008 của Việt Nam là 231,7 tỷ USD, chậm hơn Thái Lan đúng 28 năm (năm 1980 GDP của Thái Lan đạt mức 239,6 tỷ USD) So với những nền kinh tế phát triển hơn như Hàn Quốc và Trung Quốc thì khoảng cách ngày càng xa
B ảng 1.8 So sánh GDP BQĐN theo PPP của Việt Nam năm 2010 với một số nền kinh tế trong khu v ực
Chi tiêu
Tuy thu nhập mang tầm quan trọng hàng đầu, nhưng chi tiêu mới phản ánh được mức sống
thực tế của cư dân và các hộ gia đình Do thu nhập tăng nên người dân có điều kiện cải thiện chi tiêu Trong giai đoạn 2000-2008, chỉ tính riêng chi tiêu đời sống của dân cư đã đạt mức bình quân
gần 8,5 triệu đồng/người năm 2008, so với năm 2006 tăng 53,9%, trong đó khu vực thành thị tăng 50,9%; nông thôn tăng 52,6% Ngoài phần chi tiêu dùng cho đời sống gia đình, phần lớn các hộ đã
có đầu tư tích lũy Tuy nhiên, với tình hình giá cả tiêu dùng tăng cao như hiện nay, thì vốn tích lũy
của người dân chắc chắn sẽ giảm đi Như vậy, mặc dù thu nhập tăng, nhưng giá cả tăng cao thì rõ ràng CLCS của người dân không được cải thiện nhiều
Trang 28Trên thực tế, thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam có sự phân hóa giữa các thành phần xã hội, các vùng, miền và các tỉnh rất cao Hiện nay cách biệt giàu nghèo ở Việt Nam là một thực tại và là một vấn đề Đông Nam Bộ (trong đó có Tp HCM) là vùng có mức sống cao nhất nước Tiếp theo sau là miền Đồng bằng Sông Hồng (trong đó có thủ đô Hà Nội) Ngược lại, miền núi và Trung du phía Bắc là vùng nghèo nhất nước Theo kết quả của VHLSS năm 2008 thì tỷ lệ nghèo chung tại Miền núi và Trung du phía Bắc cao hơn vùng Đông Nam Bộ gấp 10 lần Nếu so sánh vùng Tây nguyên với vùng Đông Nam Bộ thì tình trạng tương tự Như vậy, chính sách “đổi mới” và những kết quả của tăng trưởng kinh tế rõ ràng chưa đến được các vùng sâu, vùng xa và nơi các DTTS sinh sống
Bảng 1.9 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010
ĐVT: %
2004 2006 2008 Chung cả nước
- Thành thị
- Nông thôn
18,1
8,6 21,2
15,1
7,7 17,0
13,4
6,7 16,1
6 vùng:
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
12,7 29,4 25,3 29,2 4,6 15,3
10,0 27,5 22,2 24,0 3,1 13,0
8,6 25,1 19,2 21,0 2,5 11,4
thị trường Điều đặc biệt lưu ý là nhóm người DTTS phần lớn sống bằng thu nhập nông nghiệp chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong số người nghèo và có nguy cơ bị tụt hậu so với sự phát triển chung
của đất nước Nhóm người DTTS này không chỉ nghèo ở các khu vực miền núi hoặc vùng sâu vùng
xa mà còn ở cả khu vực đồng bằng có mức tăng trưởng kinh tế cao Như vậy, điều này cho thấy mặc
dù địa lý là một nhân tố quan trọng giải thích sự thiệt thòi của nhóm người DTTS ở nước ta, nhưng không phải là lý do duy nhất gây ra nghèo
Trang 29Để nhận biết sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, các tổ chức quốc tế và nhiều
nước còn dùng hệ số GINI (đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối) và tỷ lệ thu nhập của 40% số
hộ có thu nhập thấp trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư để xem xét mức độ phân bố thu nhập
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1 và tăng cùng với sự bất bình đẳng, nghĩa là hệ số Gini càng tiến
dần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn và khi bằng 1 tức là có sự chênh lệch tuyệt đối Hệ số Gini
của Việt Nam về thu nhập tính chung cả nước là 0,43 và có xu hướng tăng qua các năm (xem bảng 1.10)
B ảng 1.10 Xu hướng chênh lệch thu nhập BQĐN hàng tháng
gi ữa nhóm ngũ phân vị hộ gia đình nghèo nhất - giàu nhất và hệ số GINI
2002 2004 2006 2008
Khoảng cách giàu nhất/nghèo nhất 8,1 8,3 8,4 8,9
Hệ số GINI 0,418 0,420 0,423 0,430 Tiêu chuẩn 40% 17,98 17,4 17,4 16,4
Ngu ồn: VHLSS, năm 2008
Tiêu chuẩn 40% của WB đánh giá phân bố thu nhập của dân cư Nó xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12-17% là có sự bất bình đẳng
vừa, lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 16,4% năm 2008 Theo tiêu chuẩn này phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng, nhưng đang có xu hướng tăng lên ở mức bất bình đẳng vừa [19] Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở
Việt Nam còn ở mức thấp hơn các nước trong khu vực Châu Á Theo Báo cáo của ADB năm 2009,
hệ số Gini của Thái Lan là 42,5%, Philippin: 44%, Trung Quốc: 41,5%
*Tu ổi thọ và chăm sóc sức khỏe
Chính thu nhập tăng đã tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn,
từ đó cải thiện được các chỉ tiêu khác về sức khỏe con người như kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng tỷ lệ phụ nữ chăm sóc thai sản
Việt Nam tuy là một nước có thu nhập BQĐN thấp, nhưng trong lĩnh vực y tế chúng ta tốt hơn hẳn những nước khác có mức phát triển tương tự Từ năm 1990 đến nay, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng lên từ 65 tuổi năm 1990 lên 75 tuổi năm 2010, góp phần nâng chỉ số HDI tăng 3 bậc so với năm 2009 So sánh Trung Quốc, mặc dù thu nhập BQĐN của Trung Quốc cao gấp 2 lần Việt Nam (năm 2010 là 7.258 USD PPP) Nhưng Trung Quốc lại không thuộc số các quốc gia đi đầu khu vực trong việc cải thiện tuổi thọ trung bình (73,4 tuổi năm 2010) Tương tự, tuổi thọ trung bình của nước ta cao hơn so với Thái Lan (69,3), Philippines (72,3) và khu
vực Đông Á – Thái Bình Dương (72,8) [2]
Trang 30Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Việt Nam giảm nhanh Năm 2008, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
là 26%R o R Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 28% năm 2003 xuống còn 20% năm
2008 Số người mới phát hiện bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng giảm, năm 2009 còn khoảng 243.000 người sống chung với HIV/AIDS Giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ xuống còn 75 trên 10.000 ca sinh
sống vào năm 2008 [9]
Năm 2008, đã có 61% số người có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, tăng đáng kể so với năm 2006, kể cả ở nông thôn, đặc biệt là 72% người nghèo đã có bảo hiểm y tế Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đến các bệnh viện nhà nước Tỷ lệ điều trị nội trú tại bệnh
viện nhà nước năm 2008 là 84,5%, tăng hơn năm 2006 (78%) [34]
Có được những tiến bộ đó là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo ra những thay đổi quan trọng về cơ chế quản lý, nên đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện hệ thống y tế, chăm
lo sức khỏe nhân dân, đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, nhà nước, số giường bệnh.v.v
Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu đạt thấp như tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc còn cao 33% (nhất là ở Tây Nguyên và vùng Đông Bắc, Tây Bắc) và tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
thấp; tỷ lệ tử vong bà mẹ còn cao ở người DTTS và vùng núi, vùng sâu vùng xa
Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn cả nước vẫn tiếp tục tăng Tính đến ngày 20/12/2008, cả nước đã phát hiện 178,3 ngàn trường hợp nhiễm HIV Trong đó phụ nữ mang thai bị
mắc HIV còn cao do họ ít được cung cấp thông tin về HIV/AIDS trong những lần khám thai
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao (năm 2009 tỷ số giới tính là 110,5 trẻ trai so với
100 trẻ gái) Mặc dù đã có nhiều biện pháp tiến hành nhưng chưa thể khống chế và giải quyết được tình trạng gia tăng này trong thời gian ngắn, nguyên nhân chính là do tư tưởng trọng nam hơn nữ
của đất nước Á Đông vẫn tồn tại trong xã hội
Tỷ lệ ngân sách dành chi cho lĩnh vực y tế còn quá thấp (năm 2010, ngân sách chi cho lĩnh
vực y tế chiếm 5,6%, trong khi chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo 17,4%, tức ngân sách chi cho giáo
dục lớn gấp 3 lần y tế) Tỷ lệ này còn khiêm tốn so với các nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào (khoảng 7%), Malaysia (6,5%), Trung Quốc (10%), và Nhật (16,4%) Trong tương lai, có lẽ Nhà nước phải dành ít nhất là 10% tổng sản phẩm quốc gia – GDP cho y tế [9]
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện chi ngân sách cho y tế đến mọi vùng
miền trên cả nước, nhưng so với người dân thành thị, người dân nông thôn, người nghèo ít có được
cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công Thay vào đó, họ phải đến các cơ sở y tế cấp thấp hơn như các
trạm y tế xã (các cơ sở dịch vụ ở nông thôn và miền núi thường thiếu thốn cả về trang thiết bị lẫn nguồn nhân lực cần thiết để có thể cung cấp những dịch vụ đầy đủ cho người dân) Hơn nữa, những
Trang 31khoản thanh toán bằng tiền túi bất kể là chính thức hay không chính thức đã trở thành một đặc trưng
nổi bật trong bức tranh về y tế tại Việt Nam Đây là một trong những nguyên nhân làm cho người nghèo ngày càng ít sử dụng các dịch vụ y tế chuyên nghiệp Xu hướng hiện tại cho thấy sự chênh
lệch đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ công ở khu vực nông thôn và thành thị, giữa người giàu và người nghèo
*Giáo d ục
Những thành tựu về giáo dục của Việt Nam là tương đối cao so với nhiều nước có cùng mức thu nhập Những thành tựu này bắt nguồn từ chính những cải thiện của nền kinh tế Thu nhập gia tăng đã tạo điều kiện cho các gia đình đưa con em đến trường, thậm chí cho cả trẻ em nghèo Năm 2000,Việt Nam đã tuyên bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Phổ
cập giáo dục tiểu học là một trong những MDG mà Việt Nam đã cam kết thực hiện và đang thực
hiện phổ cập THCS
Bi ểu đồ 1.1 Tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục và y tế trong tổng chi tiêu ngân sách nhà
nước giai đoạn 2000-2008
2000 2002 2004 2006 2008
Y t ế
Ngu ồn: Theo các số liệu của Niên giám Thống kê từ năm 2001-2009
Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng liên tục từ 15,3% năm 2001 lên 17,4% năm
2010 nên quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
học tập của xã hội Đến 12/2008 đã có 42/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 47/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt mức khoảng trên 94% Tỷ lệ này rất cao nếu xét trong mối tương quan với thu nhập hiện nay Ví dụ HDI của Việt nam thấp hơn Algeria (0,677) trong khi thu nhập BQĐN tính theo sức mua tương đương của Algeria là 8.320 USD cao gấp đôi so với Việt Nam là 2.995 USD Trong khi đó, tỷ
lệ biết chữ ở người lớn tại Algeria chỉ đạt 79,9% [2]
Tình trạng biết chữ của các vùng ở nước ta gần như là phổ biến, ngay cả vùng Trung du và
miền núi phía Bắc là nơi có tỷ lệ biết chữ thấp nhất, cũng đạt tỷ lệ 89% Tỷ lệ nhập học tiểu học
Trang 32vượt 90% ở tất cả các nhóm dân số trừ DTTS Tỷ lệ chuyển tiếp sang THCS là 91% Một số tỉnh thuộc vùng này có địa hình đi lại khó khăn và điều kiện kinh tế thấp so với các vùng khác nên số
học sinh đi học bị hạn chế
B ảng 1.11 Tỷ lệ (%) dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chia theo vùng
T ổng số Thành th ị Nông thôn Toàn q ốc
Trung du và miền núi phía Bắc
96,9
97,5 98,3 96,6 96,9 97,2 94,6
92,2
86,9 95,8 93,4 87,0 94,6 90,9
Ngu ồn: Điều tra dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008, TCTK
V ề phương diện bình đẳng giới, Việt Nam đứng ở vị trí cao hơn so với các nước như Thái
Lan và Philipin, khi đạt được những tiến bộ trong công tác tăng cường bình đẳng giới trong các lĩnh
vực như giáo dục và y tế (xếp thứ 58/138 quốc gia có đủ số liệu) khi xét tới tỷ lệ sinh sản tuổi vị thành niên, tỷ lệ nữ trong Quốc hội và tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ biết chữ của nữ là 90,5%, so với 96% nam giới
Song cần đầu tư nhiều hơn nữa để duy trì tiến bộ đã đạt được đồng thời tiếp tục nỗ lực trong các lĩnh vực phụ nữ còn bị tụt hậu, ví dụ tình trạng sức khỏe và giáo dục của phụ nữ ở các cộng đồng dân tộc ít người và ở các khu vực xa xôi hẻo lánh (như tỷ trọng chưa đi học phổ thông của nữ cao hơn nam : 6,9% so với 3,4% trong cơ cấu dân số từ 6 tuổi trở lên); sự khác biệt trong môi
trường làm việc, thu nhập của nam giới cao hơn 1,5 lần thu nhập của nữ giới, sự tham gia vào quá trình ra quyết định ở cấp địa phương và bạo lực trên cơ sở giới Những lĩnh vực này chưa được đo lường bởi Chỉ số bất bình đẳng giới mới
*Chế độ dinh dưỡng: Trước kia do điều kiện kinh tế khó khăn nên khẩu phần ăn của người
Việt Nam luôn thiếu cả về lượng và chất Mười năm gần đây, những chuyển biến mới của nền kinh
tế đã ảnh hưởng lớn đến lối sống cũng như phong cách ăn uống của chúng ta
V ề chất lượng:
Cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000 do Viện Dinh Dưỡng tiến hành đã cho thấy sự giãn cách về khẩu phần ăn vào của người dân cùng với sự giãn cách về tình trạng KTXH Một bộ phận dân cư đã tiêu thụ nhiều thức ăn động vật (thịt) hơn và thức ăn có chứa nhiều chất béo cũng như các loại thức ăn chế biến sẵn năng lượng cao Bộ phận này là các tầng lớp giàu có, công chức,
Trang 33sống ở đô thị tấp nập và bận rộn Đây là hệ quả thường thấy của phát triển kinh tế và phân bổ thực phẩm trong nền kinh tế thị trường Sự thay đổi các điều kiện sống và điều kiện lao động như phương tiện đi lại, điều kiện làm việc… đã góp phần làm tăng tỷ lệ thừa cân béo phì, trở thành nguy cơ lớn đối với một số bệnh mãn tính không lây như: đái tháo đường typ 2, gut, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ và một số bệnh ung thư… Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép
về rối loạn dinh dưỡng Bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn cao, đặc biệt là ở nông thôn và các vùng miền núi thì đã xuất hiện xu hướng gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở các đô thị lớn Ở các vùng nông thôn, miền núi, đời sống còn khó khăn, thiếu thốn về vật chất nên nhu cầu ăn uống có hàm lượng protit ít hơn nhu cầu tối thiểu là 60 g/ngày, trong đó lượng protit động vật (thịt, sữa, trứng, tôm, cua…) ít hơn 10 g/ngày Hai tình trạng bệnh lý này dần dần làm mất khả năng thực hiện các hoạt động cần thiết để phát triển KTXH và thậm chí là tử vong
V ề khối lượng:
Theo điều tra năm 2008 của Viện Dinh Dưỡng về khẩu phần axit béo ở người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên), khẩu phần ăn của người Việt Nam đã có cải thiện đáng kể so với năm 2000 Hiện tại, năng lượng khẩu phần BQĐN là 1.930 Kcal/ngày Trong đó khẩu phần dầu ăn tăng từ 2,7g/người/ngày vào năm 2000 lên đến 8,8 g/người/ngày vào năm 2008, khẩu phần mỡ động vật tăng từ 4,1 g/người/ngày vào năm 2000 lên đến 8,4 g/người/ngày vào năm 2008 [39] Tuy nhiên khẩu phần lipit và tỷ lệ các axit béo trong khẩu phần của chúng ta vẫn chưa đáp ứng sự cân đối theo
sự khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Có một
số bộ phận dân cư vẫn sử dụng dầu, mỡ rán lại nhiều lần rất có hại cho sức khỏe Tuy lượng calo bình quân 1 người/ngày có sự cải thiện đáng kể trong những năm qua, nhưng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lương Nông Thế giới thì Việt Nam vẫn là nước nằm trong diện nghèo đói của thế giới, trong
đó ba vùng là vùng núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên chiếm hơn hai phần ba tổng
số người nghèo lương thực ở Việt Nam [6]
*Các điều kiện sử dụng điện, nước sinh hoạt, nhà ở và các điều kiện khác
Nhà ở và việc sử dụng điện, nước sạch là nhu cầu thiết thực trong đời sống đang phát triển Ở
Việt Nam, Theo VHLSS 2008, đời sống của các tầng lớp nhân dân trong những năm gần đây được
cải thiện rõ rệt, thể hiện qua điều kiện nhà ở, sử dụng điện nước sinh hoạt và sử dụng các loại đồ dùng lâu bền
Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố tăng từ 12,7% năm 2002 lên 27,8% năm 2008; tỷ lệ hộ có nhà tạm
và nhà khác giảm nhanh, từ 24,6% năm 2002 xuống còn 13,1% năm 2008 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu
bền tăng từ 96,9% năm 2002 lên 99% năm 2008
Trang 34Khả năng cung cấp điện thắp sáng của nước ta tăng cao đạt 97,6% năm 2008, trong đó khu
vực nông thôn 96,8% và đô thị là 99,6% Tuy nhiên đang có xu hướng chênh lệch khá lớn giữa các khu vực và vùng miền trong cả nước Vùng Tây Bắc còn gần 20% số hộ không được sử dụng điện lưới Các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc và Tây Nguyên tình hình cũng tương tự
Năm 2008 tỷ lệ dùng nước sạch và vệ sinh đã cải thiện Trong đó nước sạch hợp vệ sinh ở
đô thị đạt trên 80% Còn ở khu vực nông thôn đạt 75%, nhưng chưa đến 1 nửa trong số này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia Nước và vệ sinh không an toàn là thách thức chính ở Việt Nam, gây ra khoảng một nửa số bệnh lây nhiễm trong cả nước Nguyên nhân một phần do ý thức của người dân còn vứt rác xuống ao, hồ, sông, suối Theo báo cáo HDR, hơn 2/3 dân số Việt Nam vẫn bị nhiễm
những căn bệnh liên quan đến nước không sạch và tình trạng kém vệ sinh Ước tính gần 5 triệu trẻ
em Việt Nam không được tiếp cận nước sạch và 13 triệu trẻ em không được tiếp cận vệ sinh phù
hợp
Tuy có sự cải thiện đáng kể về các điều kiện đời sống, nhưng hiện vẫn còn 3% số xã chưa có đường giao thông đến trung tâm xã, tỷ lệ hộ dân có hố xí tự hoại và bán tự hoại còn thấp 41% (2008), trong đó khu vực nông thôn mới đạt 26% Người nghèo ở vùng nông thôn (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và vùng DTTS) không được tiếp cận nhiều với thông tin Trong năm 2008, có khoảng 86,6% số dân có tivi màu, nhưng số hộ gia đình ở nông thôn có tivi màu chỉ là 85,7% so với 94% ở thành thị Cũng tương tự như vậy, 11,4% dân số sở hữu một máy tính, nhưng tỷ lệ bình quân này chưa nêu rõ sự khác biệt lớn giữa các hộ gia đình ở nông thôn (chỉ có 2,8%) và các hộ gia đình ở thành thị (21,4%) [34] Mặc dù lĩnh vực truyền thông đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng độ bao phủ
dịch vụ và nội dung một số chương trình vẫn còn hạn chế đối với nhiều vùng trong cả nước
Đáng chú ý là số hộ dân trong cả nước được dùng điện thoại tăng lên nhanh chóng từ 10,7%
năm 2002 tăng lên 61,7% năm 2008, tăng 5,8 lần [34] Tuy nhiên số lượng máy điện thoại lại phân
bố không đều giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước Nếu như trước năm 2000, Hà Nội và Tp.HCM chiếm đến 39% số máy điện thoại cả nước, mặc dù dân số của hai thành phố này chỉ chiếm 10% dân số, thì hiện nay chỉ chiếm 3,8% Mức chênh lệch số máy điện thoại/1 vạn dân giữa thành thị và nông thôn hiện nay là hàng chục lần Đây là một chỉ số khá điển hình phản ánh sự cách
biệt về khả năng tiếp cận đến văn hóa, thông tin và đến công cụ phát triển mới của người dân thành
thị và nông thôn
B ảng 1.12 Số máy điện thoại và số điện thoại/1 vạn dân năm 2009
Tỉnh Hà Nội Hà Giang Hà Tĩnh Lâm Đồng Tp.HCM Ninh Thuận
Tổng số máy 2.496.700 119.000 242.800 340.800 2.458.300 123.000
Số máy / 1
vạn dân 3.858 1.637 1.974 2.866 3.431 2.174
Trang 35Ngu ồn: TCTK,2009
Tất cả những điều kiện sinh hoạt trên mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, nhưng ở thành
thị hệ thống cống rãnh, rác thải, bụi, khí bẩn do hàng triệu xe máy thải ra làm cho môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm Ở nông thôn, nhất là các vùng xa xôi hẻo lành, vùng DTTS thiếu thốn cả về
sức khỏe, tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục, thu nhập v.v đã ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của người dân
K ẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CLCS là một khái niệm thực sự khó tiếp cận vì nó phụ thuộc vào hệ giá trị, sở văn hóa của
mỗi quốc gia và cả thời gian nghiên cứu cũng làm cho các quan niệm về CLCS trở nên đa dạng và
phức tạp Do đó, các tiêu chí đặt ra để đo lường CLCS giữa các quốc gia cũng khác nhau Song, dù
là ở cách nhìn nào thì khái niệm CLCS khi được đưa vào xem xét bao giờ cũng phải đề cập đến một
số tiêu chí chủ yếu xuất phát từ nhu cầu cơ bản về tinh thần và vật chất của con người như: thu
nhập, lương thực dinh dưỡng, y tế, giáo dục, các điều kiện sống và môi trường sống khác các chỉ tiêu mà sau này được tổ chức UNDP của Liên Hợp Quốc đã xây dựng nên chỉ số Phát triển con người (HDI) Có thể nói HDI là chỉ số tổng hợp nhất đo lường CLCS như là kết quả của sự phát triển KTXH của một quốc gia đối với sự cải thiện đời sống dân cư Tuy nhiên để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện hơn về CLCS dân cư, cần phải xem xét thêm một số yếu tố mà ngày nay làm
chậm tiến độ cải thiện CLCS dân cư ở nhiều quốc gia trên thế giới, đó là các khía cạnh bất bình đẳng trong phân bổ y tế, giáo dục và thu nhập, bình đẳng giới và nghèo đa chiều
Dựa trên cơ sở các tiêu chí cơ bản kể trên, mặc dù Việt Nam vẫn là một nước có mức thu
nhập thấp, song hiện nay được xác định là một trong những quốc gia đạt được CLCS dân cư ở mức trung bình trong các nước đang phát triển Đây là cơ sở lý luận để chúng tôi xem xét CLCS dân cư
hiện nay ở huyện Ninh Phước trong chương 2
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG CLCS DÂN CƯ HUYỆN NINH PHƯỚC
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư Huyện Ninh Phước
2.1.1 Các nhân t ố tự nhiên
Ninh Phước là một trong 6 đơn vị hành chính cấp huyện thị của tỉnh Ninh Thuận (năm 2009) Năm 2009, tổng diện tích tự nhiên huyện 90.681ha, dân số 179.788 người, chiếm 27% diện tích tự nhiên và 31,7% dân số so với cả tỉnh Mật độ dân số là 198,26 người/kmP
2
P
Tính bình quân theo huyện, diện tích Ninh Phước thấp hơn huyện Bác Ái, nhưng rộng hơn huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc và Phan Rang-Tháp Chàm Dân số so với các huyện khác cũng cao hơn
B ảng 2.1 Diện tích, dân số và mật độ dân số theo huyện, thành phố năm 2009
Huy ện (thành phố) Di ện tích (kmP
2
P
) Dân s ố trung bình (người) M (người/km ật độ dân số P
Ngu ồn: Niên giám thống kê 2009 – Phòng thống kê huyện Ninh Phước
Về tổ chức hành chính, huyện Ninh Phước bao gồm một thị trấn (Phước Dân) và 14 xã (Phước Sơn, Phước Thái, Phước Hậu, Phước Thuận, An Hải, Phước Hải, Phước Hữu, Phước Nam, Phước Minh, Phước Dinh, Phước Diêm, Nhị Hà, Phước Hà, Phước Vinh) Trung tâm huyện đặt tại
thị trấn Phước Dân, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chánh quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp huyện Về qui mô hoạt động kinh tế, thị trấn Phước Dân
chỉ đứng sau đô thị quan trọng Phan Rang-Tháp Chàm
B ảng 2.2 Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số năm 2009 phân theo các xã, thị trấn của
huyện Ninh Phước
Trang 38Ngu ồn: Niên giám thống kê năm 2009 – Phòng thống kê huyện Ninh Phước
Khu vực huyện Ninh Phước có lịch sử hình thành khá sớm, nơi đây trước kia là vùng đất thiêng của đồng bào Chăm với các tháp Chàm huyền thoại và là nơi ngày nay còn lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống độc đáo của xứ sở hoa Chăm-pa Ngoài dân tộc Chăm, trên địa bàn Huyện còn có người Kinh, người Raglay, người Hoa sinh sống… Sau ngày hòa bình lập lại thống nhất đất nước, đặc biệt là từ năm 1993 chính thức thành lập thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước đã không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực cho đến nay
Tuy nhiên, sau ngày 1/10/2009 Huyện Ninh Phước sẽ thu hẹp lãnh thổ do xã Phước Nam bị tách ra làm 2 xã Phước Ninh và Phước Nam, xã Phước Diêm tách ra thành xã Cà Ná và Phước Diêm để sát nhập 4 xã này cùng với xã Phước Minh, Phước Dinh, Nhị Hà và Phước Hà thành lập huyện mới với tên gọi là Huyện Thuận Nam Như vậy, năm 2010 diện tích tự nhiên của Huyện sẽ
giảm từ 90.681 ha còn 34.234 ha (giảm 56.447 ha) Sự thay đổi này sẽ dẫn đến sự biến động về dân
số, mật độ dân số và các hoạt động KTXH và cả mức sống của người dân đang diễn ra trên địa bàn huyện
2.1.1.1.V ị trí địa lý
Huyện Ninh Phước nằm về phía Nam tỉnh Ninh Thuận Phía Bắc giáp thành phố Phan Tháp Chàm, phía Nam giáp huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn và dãy núi Trường Sơn, phía Đông giáp biển Đông Toàn bộ lãnh thổ của Huyện nằm trong phạm vi từ:
Trang 39trực tiếp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nên thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã
hội và có nhiều tiềm năng kinh tế phong phú và đa dạng khác
2.1.1.2 Địa hình
Kiến tạo địa chất đã tạo ra cho huyện Ninh Phước có một kiểu địa hình kết hợp giữa vùng
rừng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển
Vùng rừng núi, gồm đất rừng 26.008 ha (chiếm 28,9%), chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn, còn lại là rừng nghèo kiệt, núi đá, đất trống, đồi núi trọc, trải dài trên phần cuối của dãy núi Trường Sơn Phía Nam có dãy núi lớn Chà Vân, Chà Bang, Núi Mây, Đá Bạc nối tiếp nhau chạy dài
và nhô ra tận biển Dưới dãy núi cao có những khu rừng rậm (rừng Quách, rừng Già, rừng Long
Nhứ) Ninh Phước đang được quy hoạch trồng rừng tập trung và phát triển chăn nuôi theo mô hình nông – lâm kết hợp, mô hình nông nghiệp trú ẩn ở vùng đất cát ven biển
Vùng đồng bằng nằm sát chân núi liền một dải rất bằng phẳng Đất vùng đồng bằng, phần
lớn đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ, thích hợp với các loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp và cây
ăn quả, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh lúa (11.000 – 12.000 ha), nho (1.200 – 1.500 ha), thuốc lá (1.000 ha), bông (1.500 ha) Ngoài ra còn có các loại cây ăn quả: chuối, xoài, dưa hấu… và đậu, mì, khô, khoai là nguồn lương thực thực phẩm cung cấp cho người và gia súc Nhờ có nhiều đồng cỏ thiên nhiên nằm xen giữa các vùng rừng núi và đồng bằng nên việc chăn nuôi trâu, bò, cừu,
dê đã trở thành thế mạnh, đã hình thành hàng nghìn trang trại chăn nuôi bò, dê, cừu; có trang trại trên 1.000 con bò, 300 – 500 con cừu…
Vùng biển, có bờ biển kéo dài từ Phú Thọ đến Cà Ná (42,5km) Đặc biệt có Mũi Dinh từ trong đất liền nhô ra biển gần 1km, tạo thành hai ngư trường đánh bắt cá quanh năm Nằm sát bờ
biển có cơ sở muối Cà Ná hiện có 350 ha (sản lượng 100.000 tấn), khả năng mở rộng thêm 2.500 ha vùng Quán Thẻ (sản lượng 300.000 tấn muối công nghiệp/năm) Hàng năm có hàng ngàn người lao động đến đây làm muối, sản xuất khối lượng lớn thuộc loại muối công nghiệp có giá trị kinh tế cao
Cá lắm, muối nhiều, nghề làm nước mắm cũng được phát triển thịnh vượng Vùng biển Ninh Phước đang định hình và phát triển theo hướng quy hoạch là những trung tâm nghề cá, cảng muối, cơ sở công nghiệp chế biến hàng hải xuất khẩu, nuôi tôm giống, tôm sú với số lượng lớn (1.500 – 2.000 ha)
Trang 401.800 mm Độ ẩm không khí từ 71-75% năng lượng bức xạ lớn Tổng lượng nhiệt năm 9.500 đến 10.000P
o
P
C Sự che chắn của các ngọn núi đã làm cho mùa khô ở Ninh Phước kéo dài hơn những nơi khác (từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau), đồng thời làm cho thời gian mưa ít đi, chỉ với khoảng 60 ngày trong 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11)
Ở độ cao 65m tốc độ gió trung bình 18 đến 28m/s cộng với địa hình tương đối thuận lợi, Ninh Phước được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng
hạt nhân và năng lượng gió Dự kiến năm 2020 tổ máy số 1 của nhà máy điện hạt nhân đi vào hoạt động ở thôn Vĩnh Tường, xã Phước Nam sẽ góp phần cải thiện đời sống và thu nhập của người dân địa phương
Mặt khác, những đặc điểm khí hậu trên còn thuận lợi cho quá trình quang hợp tạo sự tăng trưởng của các loại cây trồng, nhất là cây công công nghiệp (nho, thuốc lá, mía đường, bông vải); phát triển chăn nuôi gia súc có sừng; thuận lợi cho phơi sấy trong sản xuất ngư nghiệp và lâm nghiệp Song do lượng mưa nhỏ, lượng bốc hơi lớn nên vấn đề khô hạn, thiếu nước là một trong
những hạn chế lớn của Huyện nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung do kết cấu hạ tầng, hệ thống tưới tiêu chưa hoàn chỉnh Vì vậy, yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước cho mùa khô, điều tiết nước mùa mưa có vai trò hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của cư dân Huyện
2.1.1.4 Đất đai
Với 90.687 ha diện tích tự nhiên, huyện Ninh Phước có 4 nhóm đất chính:
Nhóm đất xám vùng bán khô hạn, có diện tích 51,1 nghìn ha, chiếm 56,3% diện tích toàn
tỉnh, gồm 2 loại chủ yếu: đất xám bạc màu trên đá macma và đất cát, đất xám nâu bán khô cạn thích
hợp với sản xuất nông nghiệp
Nhóm đất xám có diện tích 9,4 nghìn ha, chiếm 10,4% diện tích toàn tỉnh Đất có thành phần
cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất dày, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp hàng năm (như lúa, bông, mía, lạc, thuốc lá)
Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 12,5 nghìn ha, chiếm 13,8% diện tích toàn tỉnh Đất bị rửa trôi, bào mòn rất nhanh nên tầng đất mặt bị trôi hết, mất khả năng sản xuất nông nghiệp
Nhóm đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố ở vùng địa hình thấp hoặc ven các sông
đổ ra biển bị ảnh hưởng của thủy triều như Cà Ná, Phú Thọ có diện tích 3,5 nghìn ha, chiếm 3,85%
diện tích toàn tỉnh Trên các loại đất này có thể phát triển mô hình nông, lâm kết hợp, trồng các băng rừng phòng hộ, kết hợp trồng cây ăn quả (nho, xoài, mãn cầu…) và các loại hoa màu như rau, đậu… Đặc biệt trên vùng đất mặn nếu chủ động nước, không bị ảnh hưởng của thủy triều, thì có thể