Vấn đề giáo dục

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 60 - 68)

) Dân số trung

2001 2003 2005 2007 2009 T ổng GDP 100 100 100 100

2.2.1.3. Vấn đề giáo dục

Được sự quan tâm đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh, những năm gần đây chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục của Huyện không ngừng tăng lên, tỷ trọng chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi ngân sách thường xuyên của huyện từ 35,1% năm 2000, tăng lên 40,6% năm 2009. Giai đoạn 2000-2009, chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục tăng bình quân hàng năm 20,2% đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân, năm 2009 hệ phổ thơng có 66 trường, 36.291 học sinh, bình quân 32 hs/lớp học, năm 2008 có 100% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập THCS. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trên 98,5%. Điểm nổi bật là số học sinh tiểu học những năm gần đây liên tục giảm, giai đoạn 2000-2006 mỗi năm giảm từ 4-5%, trong đó học sinh lớp 1 giảm từ 5- 6% (tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt từ 95-96%). Hiện tượng này tương đối phù hợp với mức

giảm tốc độ sinh của Huyện trong hơn 10 năm qua, giai đoạn 2000-2005 mỗi năm tốc độ giảm sinh 7,03%, giai đoạn 2006-2009 mỗi năm tốc độ giảm sinh 6,1%, bình quân chung thời kỳ 2006-2009 mỗi năm tốc độ giảm sinh 5,6% (tính trên tỷ lệ sinh).

Theo KSMS năm 2009, tỷ lệ người biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 87,6%; trong đó nam 91,9%; nữ 83,3%. Thành thị 91,2%; nơng thôn 86,98%. Nếu so với cả tỉnh và các huyện khác trong tỉnh, tỷ lệ này cao hơn, nhưng thấp hơn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm ( bảng 2.13).

Tỷ lệ người biết chữ phân bố chưa thật đồng đều, cịn có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa thành thị với nơng thơn, giữa các nhóm thu nhập, giữa các dân tộc. Ở tất cả các xã, số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ. Tỷ lệ người biết chữ có xu hướng ngày càng tăng lên, do cơng tác phổ cập và xóa mù chữ ở vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng DTTS được duy trì nên tỷ lệ người biết chữ ở nhóm thu nhập thấp và DTTS những năm gần đây tăng lên đáng kể.

Bảng 2.13. Tỷ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên năm 2009 Thành phố,

Huyện 15 tuTổng dân số ổi trở lên Bibiết đọc, ết viết T(%) ỷ lệ

Không biết đọc, biết viết T(%) ỷ lệ Cả tỉnh 393.463 336.932 85,63 56.449 14,37 Tp.PR-TC 119.325 110.877 92,92 8.425 14,92 Bác Ái 14.917 8.821 59,13 6.088 10,78 Ninh Sơn 48.761 42.172 86,49 6.584 11,66 Ninh Hải 62.456 53.808 86,15 8.636 15,29 Ninh Phước 123.261 107.932 87,56 15.308 27,11 Thuận Bắc 24.743 13.322 53,84 11.408 20,20

Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và Nhà ở ngày 1/04/2009

Song số liệu cho thấy, ở cấp 1 và cấp 2, tỷ lệ người đi học khoảng trên dưới 100 người/1000 dân, nhưng lên cấp 3 con số này giảm đi hơn một nửa. (Năm 2009 tỷ lệ học sinh THCS bỏ học giữa chừng là 3,7%, nhất là ở các xã Phước Minh, Phước Diêm, Phước Thuận, Phước Dinh). Nếu cộng cả học sinh cấp 3 và học sinh trung học chuyên nghiệp, thì số học sinh này chưa bằng khoảng một nửa số học sinh cấp 2. Điều này phản ánh một thực trạng giáo dục hiện nay là có khoảng một nửa học sinh đã khơng cịn tiếp tục học sau khi học hết cấp 2. Nguyên nhân bỏ học giữa chừng của các em học sinh chủ yếu là về kinh tế, như gia đình thiếu lao động, phải ở nhà làm việc và chi phí học hành tốn kém hoặc sức khỏe của các em yếu hay năng lực học tập kém.

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2009 là 87,56%. Tỷ lệ này phát triển theo xu hướng tích cực, đó là tỷ lệ người khơng bằng cấp và Tiểu học giảm dần, ngược lại tỷ lệ người có bằng cấp từ THCS ngày càng tăng lên. Nếu lấy trình độ phổ cập THCS hiện nay làm chuẩn, thì số người 15 tuổi trở lên có bằng cấp từ THPT trở lên là 14,4%; tỷ lệ này phân bố khơng đều, có sự chênh lệch lớn giữa thành thị với nơng thơn, giữa các nhóm thu nhập và giữa các dân tộc, tỷ lệ tốt

nghiệp từ THPT trở lên ở thành thị là 19,43% gấp 1,4 lần ở nông thôn (13,52%); dân tộc Kinh 17,1% gấp 3,7 lần dân tộc thiểu số (4,6%). Tỷ lệ người có trình độ từ tốt nghiệp THPT trở lên của huyện rất thấp, chỉ bằng 60,8% so với cả nước, bằng 50,5% so với vùng Đông Nam Bộ và bằng 78,3% so với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (cả nước 23,7%; vùng Đông Nam Bộ 28,5%; Duyên hải Nam Trung Bộ 18,4%).

Bảng 2.14. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bậc học cao nhất năm 2009. ĐVT: % Huyện Tỷ lệ dân s 15 tuổi trở lên biết chữ

Tỷ lệ dân số 5 tuổi trở lên chia theo bậc học Tổng Tiểu học THCS THPT nhân kCơng thuật, THCN CĐ- ĐH tr lên Tồn huyện 100,0 100,0 47,77 35,27 11,03 3,30 2,63 1. TT Phước Dân 14,31 100,0 39,24 37,83 13,22 5,02 4,69 2. Xã Phước Sơn 7,39 100,0 42,78 43,56 10,31 1,94 1,41 3. Xã Phước Thái 5,48 100,0 44,52 34,98 12,66 3,97 3,87 4. Xã Phước Hậu 8,78 100,0 45,80 36,08 10,95 3,49 3,68 5. Xã Phước Thuận 9,09 100,0 41,95 38,56 13,27 3,28 2,94 6. Xã An Hải 7,97 100,0 41,61 33,79 16,69 4,29 3,62 7. Xã Phước Hải 6,66 100,0 53,56 32,73 9,82 2,74 1,15 8. Xã Phước Hữu 8,56 100,0 46,38 33,33 12,34 5,03 2,92 9. Xã Phước Nam 7,29 100,0 51,83 29,90 11,56 3,39 3,32 10. Xã Phước Minh 2,03 100,0 42,71 37,84 11,73 5,34 2,38 11. Xã Phước Dinh 4,49 100,0 65,32 27,93 4,78 1,30 0,67 12. Xã Phước Diêm 10,38 100,0 58,88 31,96 6,71 1,81 0,64 13. Xã Nhị Hà 1,93 100,0 57,02 33,20 7,21 1,23 1,34 14. Xã Phước Hà 0,78 100,0 76,34 17,98 2,73 2,34 0,61 15. Xã Phước Vinh 4,86 100,0 46,06 42,97 8,60 1,30 1,07

Nguồn: Cuộc Tổng điều tra dân số và Nhà ở ngày 1/04/2009

Nguồn: Theo số liệu NGTK năm 2009-Phịng Thống kê huyện Ninh Phước

Riêng trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ bằng 62% mức bình quân chung của cả nước, và bằng 40% mức bình qn chung của vùng Đơng Nam Bộ. Kết quả trên cho thấy mặt bằng về trình độ học vấn – chuyên môn kỹ thuật của các tầng lớp dân cư trong huyện nhìn chung cịn rất thấp, đây là vấn đề mà các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc định hướng phân luồng giáo dục phổ thông để hướng nghiệp và tạo nguồn đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo dục nghề nghiệp cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Vì nếu sau khi học hết cấp 2 và cấp 3, một bộ phận lớn học sinh được chuyển sang đào tạo kỹ thuật chun mơn thì lợi ích thực tiễn của hệ thống GD-ĐT của huyện sẽ cao hơn.

Mức chi tiêu cho giáo dục – đào tạo bình quân 1 người đi học một năm là 1.288 ngàn đồng, tăng 79% so với năm 2007. Chi tiêu cho giáo dục – đào tạo đều tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, mức chi tiêu ở thành thị cho 1 người đi học một năm gấp 2,5 lần so với nơng thơn. Nhóm hộ dân tộc Kinh gấp 4 lần nhóm hộ dân tộ thiểu số.

Thực tế cho thấy, những hộ thuộc nhóm nghèo có mức chi tiêu cho đời sống thấp, nhưng do phải bảo đảm tối thiểu cuộc sống, họ thường ưu tiên dành cho các nhu cầu chi về lương thực và thực phẩm, nên các khoản chi về lương thực, thực phẩm thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của hộ, do đó tỷ trọng chi tiêu cho các nhu cầu khác, trong đó có nhu cầu về giáo dục - đào tạo thường rất thấp. Đây là nguyên nhân và hệ quả của sự chênh lệch về mặt bằng trình độ học vấn giữa thành thị với nơng thơn, giữa các nhóm thu nhập, giữa các dân tộc..., vì các đối tượng dân cư có thu nhập thấp, khơng có khả năng tài chính để đầu tư nhiều cho giáo dục – đào tạo, nên phải chấp nhận dừng lại ở những cấp học thấp, ngược lại những đối tượng dân cư có thu nhập cao, có điều kiện tài chính để tiếp tục đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở những cấp học, bậc học cao hơn, do đó các đối tượng dân cư có thu nhập cao sẽ có mặt bằng về giáo dục – đào tạo cao hơn những đối tượng dân cư có thu

nhập thấp. Và cũng chính từ sự chênh lệch về trình độ học vấn, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

2.2.1.4. Vấn đề sức khỏe và sự sử dụng dịch vụ y tế

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từng bước được cải thiện, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Tỷ trọng chi ngân sách cho sự nghiệp y tế trong tổng chi ngân sách thường xuyên của huyện không ngừng tăng lên, giai đoạn 2000-2009 chi ngân sách cho sự nghiệp y tế hàng năm tăng bình qn 23,2%. Tính đến cuối năm 2009, tồn huyện có 15/15 xã, thị trấn có trạm y tế, nhưng chỉ có 10/15 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ. Tồn tuyến xã có 231 CBYT, tỷ lệ bác sĩ còn thấp, mới đạt 1,10 bác sĩ/ 1.000 dân (chỉ tiêu của tỉnh đến năm 2010 đạt 7 bác sĩ/ 1.000 dân), chỉ có 6/15 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chất lượng khám chữa bệnh và dịch vụ y tế nhìn chung cịn hạn chế.

Bảng 2.15. Số lượng cán bộ, cơ sở y tế Huyện Ninh Phước năm 2009 Số lượng cán bộ y tế xã, thị trấn đến năm 2009

Toàn

huyện Bác sỹ Y sỹ Y tá Y Nữ hộ sinh Khác Trung học Sơ học Dược

231 30 72 44 39 5 21 20

Số lượng cơ sở y tế tuyến xã, thị trấn

Tổng số xã Số xã có trạm y tế Trong đó Số xã có bác sỹ Tỷ lệ xã có bác sỹ (%) Số giường bệnh/1. 000 dân Số trạm có CSYT Số trạm chưa có CSYT 15 15 15 0 10 66 1,15

Số lượng cán bộ y tế tuyến thôn, bản

Số thôn,

bản Snhân viên y tố thơn, bản có ế Tỷ lệ thơn, bản có nhân viên y tế hoạt động Tổng số nhân viên y tế thôn, bản

104 104 100 104

Nguồn: Sở y tế Ninh Thuận

Theo niên giám thống kê năm 2009, tỷ lệ người có khám và chữa bệnh là 188.001 lượt người, tăng 32,24% so năm 2005. Việc sử dụng loại hình dịch vụ khám chữa bệnh tại các CSYT cũng có sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn và giữa các dân tộc. Khám chữa bệnh nội trú 100% đều sử dụng dịch vụ tại các CSYT nhà nước, nhưng khi khám chữa bệnh ngoại trú, các hộ ở khu vực thành thị và các hộ thuộc dân tộc Kinh chủ yếu sử dụng dịch vụ tại các CSYT tư nhân, trong khi đó ở khu vực nơng thơn và các hộ thuộc DTTS chủ yếu sử dụng dịch vụ y tế của trạm y tế xã.

Từ kết quả khảo sát cho thấy, các đối tượng dân cư có thu nhập thấp, khi khám chữa bệnh thường lựa chọn CSYT có chất lượng dịch vụ thấp vì chi phí ít, ngược lại các đối tượng có thu nhập cao thường lựa chọn CSYT có chất lượng dịch vụ cao và thuận tiện trong việc khám chữa bệnh, vì họ có điều kiện thanh tốn chi phí cao để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Do vậy, người càng giàu

thì có mức chi tiêu cho y tế cao hơn người nghèo. Điều đó chứng tỏ rằng, mức chi tiêu của người có thu nhập càng cao thì họ càng quan tâm đến sức khỏe hơn những người có thu nhập thấp. Mức chi tiêu y tế BQĐN của huyện nhìn chung thấp, chỉ bằng 71,5% mức chi tiêu y tế BQĐN của cả nước, bằng 52,1% vùng Đông Nam Bộ, và bằng 88,8% vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (cả nước: 545 ngàn đồng; huyện 390 ngàn đồng).

Những điều kiện về y tế ngày càng được đảm bảo, tình hình chăm sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo tốt hơn. Cùng với đó là mức sống của người dân ngày càng được cải thiện đã làm cho tuổi thọ bình quân đầu người của nhân dân trong Huyện ngày càng gia tăng.

Bảng 2.16. Tuổi thọ trung bình của người dân Huyện Ninh Phước Năm 2000 2003 2007 2009

Tuổi thọ bình quân 69 70,1 71,2 72,4

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 – Phòng Thống kê huyện Ninh Phước

Tuy nhiên, ngành y tế vẫn cịn nhiều khó khăn như cơ sở của ngành y tế xã vẫn còn yếu và thiếu thốn so với yêu cầu phát triển. Tình trạng hạ tầng cơ sở xuống cấp, nhân lực y tế thiếu nhất là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn do chính sách đãi ngộ và cơ chế thị trường. Các căn bệnh xã hội và truyền nhiễm còn cao. Năm 2009, còn 113 ca tử vong do bệnh sốt rét, 276 ca sốt xuất huyết, 315 ca tiêu chảy, 35 người nhiễm HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)