Nhóm giải pháp xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 95 - 102)

) Dân số trung

2005 2009 2015 Nông-lâm ngư nghiệp 43,18 42,30 42,

3.3.2. Nhóm giải pháp xóa đói giảm nghèo

CLCS và xóa đói giảm nghèo là 2 mặt của cùng một vấn đề: CLCS cao hay thấp vừa là sản phẩm của trạng thái đói nghèo tạo ra, vừa là động lực để thay đổi trạng thái đó. Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua Nhà nước và nhân dân huyện Ninh Phước đã xây dựng nhiều chương trình hành động nhằm xóa đói giảm nghèo, giúp các hộ nghèo làm ăn thoát nghèo để cải thiện CLCS dân cư. Thực tiễn từ các phong trào xóa đói giảm nghèo của huyện thời gian qua, nhất là trong giai đoạn (2005-2009) đã minh chứng rõ nét về sức lan tỏa của các phong trào quần chúng, đã cộng hưởng cùng với sức mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết dân tộc. Do đó, trong giai đoạn sắp tới cần nhân

rộng để triển khai ở phạm vi rộng hơn, sâu hơn các chương trình giảm nghèo hiệu quả. Trong đó, có thể kể ra một số cách làm tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, gắn chương trình mục tiêu giảm nghèo tồn diện với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, huyện đã xây dựng kế hoạch, lộ trình giảm nghèo đã chủ động tính tốn gắn với kế hoạch phát triển KTXH ở địa phương, tạo nên sức mạnh giảm nghèo một cách toàn diện và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ cơ sở hạ tầng nông thơn từng bước được hồn thiện, xóa nhà tranh tre, bùn đất, mái lá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nghèo, gắn chặt với cuộc vận động nâng cao đời sống văn hóa ở thơn, xóm... đã tạo thêm động lực mới thay đổi hoàn toàn điều kiện sống, mức sống của hộ nghèo. Song song đó, chú trọng tổ chức hướng dẫn người nghèo – hộ nghèo cách sản xuất làm ăn theo các ngành nghề phù hợp, có khả năng sinh lợi cao, tăng thu nhập. Các xã nơng thơn có hoạt động kinh doanh đã chủ động liên hệ giải quyết cho số lao động nghèo của địa phương vào làm việc tại các doanh nghiệp; giúp hộ nghèo có việc làm, có thu nhập ổn định từng bước vươn lên thốt nghèo, và địa phương thực hiện hồn thành cơ bản mục tiêu giảm nghèo trước thời hạn đề ra và đạt tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,23%/năm, vượt bình quân hàng năm 0,23% theo Kế hoạch đề ra, từ tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 18,54%, đến cuối năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo cịn 9,89% tính theo chuẩn cũ. Hàng năm số hộ nghèo đều được cấp mới và gia hạn giấy chứng nhận hộ nghèo để sử dụng.

Hai là, chương trình đầu tư vốn và tạo việc làm cho lao động diện hộ nghèo.

Đây là phương thức đầu tư vốn gián tiếp cho hộ nghèo, người nghèo thông qua việc cho những cơ sở sản xuất hoặc những hộ dân có mức sống khá, có dự án vay vốn xóa đói giảm nghèo, nhằm tạo việc làm và thu nhập cho những hộ nghèo không biết cách làm ăn, hoặc lao động phụ của hộ nghèo tăng thêm thu nhập. Với chính sách cho vay ưu đãi trên, tồn huyện nhất là các xã khó khăn, vùng ven biển, các hộ vay vốn hầu hết đều sử dụng vốn một cách hiệu quả, tăng thu nhập hàng năm cho gia đình, đời sống được nâng lên rõ rệt, nhất là hộ nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Ngồi ra, huyện cịn thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi thơng qua ủy thác với các tổ chức chính trị xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh v.v... thành lập Tổ vượt nghèo, có tổ trưởng, tổ phó là các đồn viên, hội viên nghèo, cận nghèo tự nguyện làm nồng cốt, hỗ trợ đỡ đầu cho các hộ nghèo trong tổ. Các đoàn thể chịu trách nhiệm vừa trực tiếp trợ vốn, vừa huy động được một lực lượng đơng đảo những người tự nguyện, có kinh nghiệm làm ăn trực tiếp, dìu dắt hộ nghèo vươn lên. Chương trình

ủy thác này tạo cho người có đủ điều kiện được tiếp cận các nguồn vốn vay để làm kinh tế, phát triển sản xuất như nguồn vốn vay cho các đối tượng đi lao động ở nước ngồi, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở vùng khó khăn, học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, hộ nghèo vay xây nhà ở...

Ba là, chương trình phát triển do ActionAid Việt Nam (AVV) hỗ trợ

Mục tiêu của Dự án nhằm giúp cho người nghèo có khả năng tham gia vào các hoạt động phát triển và có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, từ đó giúp họ thốt nghèo một cách bền vững, cụ thể hỗ trợ hoạt động trên 5 chủ đề như: Quyền phụ nữ, quyền giáo dục, quyền có lương thực, quyền trẻ em, quyền quản trị nhà nước. Tồn huyện có 02 xã được Dự án AVV hỗ trợ.

- Quyền phụ nữ: Dự án đã giúp đỡ phụ nữ nghèo cải thiện cuộc sống, nâng cao nhận thức bình đẳng giới, xóa bỏ các hình thức phân biệt, đối xử với phụ nữ, tạo điều kiện cho chị em kiến thức về phụ nữ tiềm năng tham gia chính trị, tham gia xây dựng dân chủ cơ sở, cho vay vốn phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, vận động tổ chức các lớp xóa mù chữ.

- Quyền có lương thực (an ninh lương thực): Đảm bảo cho người nghèo và người yếu thể tiếp cận các cơ hội sinh kế và bền vững, từng bước ổn định và tạo việc làm tăng thu nhập thơng qua việc đa dạng hóa ngành nghề nhằm mục đích cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là người dân nghèo. Bằng những hoạt động cụ thể như xây dựng mơ hình sản xuất, hỗ trợ vốn, hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, tham gia tổ chức các chiến dịch phịng chống nghèo đói tồn cầu tháng 10 hàng năm.

- Quyền giáo dục: Nhằm hỗ trợ giáo dục cơ bản và nâng cao quyền trẻ em, tạo cho trẻ có cơ hội tiếp cận dịch vụ giáo dục có chất lượng từ bậc mầm non, tiểu học, THCS, tạo tiền đề cho các em có cơ hội vươn lên tới bậc học cao hơn, giảm tỷ lệ bỏ học và thu hút các em trong độ tuổi đến trường ngày càng cao. Gồm các hoạt động: hỗ trợ cơ sở hạ tầng trường học như xây dựng trường mẫu giáo (Nam Cương, Từ Tâm), xây hàng rào, bê tông sân trường, xây nhà vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, hỗ trợ điện thắp sáng, mua sắm trang thiết bị đồ dùng học tập...; hỗ trợ trực tiếp cho học sinh như vở, viết, cặp, xe đạp...; tổ chức các buổi ngoại khóa, nâng cao kết quả học tập thông qua các CLB đôi bạn cùng tiến, tổ chức hội trại sinh hoạt hè...

- Quyền quản trị Nhà nước: Các hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương về quy chế dân chủ cơ sở được tổ chức qua các lớp tập huấn về vị trí, vai trị, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, Luật Ngân sách Nhà nước và các Văn bản pháp luật liên quan. Tổ chức cho các cán bộ quản lý Dự án cấp huyện, xã tham gia các khóa tập huấn về kỹ năng viết báo cáo, cơng tác hịa giải cơ sở tại Hà Nội, Tp.HCM. Tuy nhiên, hoạt động này dừng lại vào đầu năm 2010 do nhóm khơng thực hiện được các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch, đồng thời kinh phí này chuyển sang chủ đề an ninh lương thực và đã được sự chấp thuận của Giám đốc AVV.

Ngồi ra dự án cịn hỗ trợ các hoạt động cộng đồng bằng việc hình thành các nhóm Phát triển cộng đồng, nhờ đó đã làm cho bộ mặt nơng thơn thêm đổi mới và phát triển hơn. Người dân bớt trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước mà họ tự nỗ lực vươn lên, hợp tác làm ăn. Các thành viên của nhóm Phát triển cộng đồng khơng chỉ giúp nhau mà cịn tư vấn cho cộng đồng biết cách làm ăn, phát triển kinh tế, tiến tới xóa đói, giảm nghèo.

Bốn là, chương trình Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển

Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển Ninh Phước bắt đầu hoạt động năm 2001, ứng dụng mơ hình Ngân hàng Grameen. Từ năm 2001 đến năm 2006, Quỹ hoạt động dưới dạng Dự án, là một hợp phần của Dự án giảm nghèo Ninh Phước do ActionAid (AVV) tài trợ. Mục tiêu chương trình “Nâng cao chất lượng sống của người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo thông qua việc cung cấp các sản phẩm vốn vay và tín dụng, KHCN, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội khác nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế bền vững từng bước cải thiện vai trị của phụ nữ trong gia đình và xã hội”.

Hiện nay, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển được triển khai tại 5/15 xã, thị trấn: An Hải, Phước Hải, Phước Thuận, Phước Hậu và Phước Dân. Địa bàn hoạt động nhìn chung có tình trạng kinh tế nghèo, mặt bằng dân trí thấp, nghề nghiệp chính là nơng nghiệp và chăn ni, nguồn lao động nhàn rỗi rất nhiều, hầu hết do thiếu vốn để sản xuất, do đó nhu cầu được hỗ trợ các điều kiện để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của các người nghèo là rất lớn, đặc biệt là tiếp cận tài chính vi mơ và các dịch vụ KHKT, thông tin thị trường, các dịch vụ xã hội khác.

Sau 9 năm hoạt động, Quỹ đã xây dựng một hệ thống tín dụng gần dân ngay tại cộng đồng để tiếp cận với thành viên nghèo một cách dễ dàng. Và hầu hết các thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao, một số thành viên là hộ có thu nhập thấp, khi tham gia vào các hoạt động vay vốn của Quỹ đã trở thành hộ thu nhập khá như chị Đào, chị Mây, chị Mái, chị Ân... có mức thu nhập hơn 50 triệu/năm.

Năm là, chương trình giảm nghèo gắn với kiên trì chăm lo học chữ và học nghề của các đối tượng hộ nghèo:

Thực hiện chủ trương chung của huyện, nhiều thôn, xã, thị trấn đã tập trung đầu tư cho việc học chữ và học nghề cho đối tượng hộ nghèo bằng nhiều hình thức, như đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cơ sở vật chất cho học sinh các cấp học, bậc học phổ thông; tặng học bổng cho học sinh nghèo (từ Quỹ Vì Người Nghèo và Quỹ Hỗ trợ của các đoàn thể); vận động các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội và các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở, quần áo, phương tiện đi lại..., nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh nghèo phải bỏ học, phụ giúp gia đình kiếm sống. Đối với lao động trong độ tuổi nhưng chưa được

đào tạo nghề, tập trung vận động tư vấn cho các em học nghề, miễn giảm học phí học nghề và hỗ trợ thêm sinh hoạt phí để các em yên tâm học nghề. Từ sự hỗ trợ hết sức thiết thực này, nhiều hộ nghèo đã quan tâm hơn việc cho con em mình học chữ, học nghề đến nơi đến chốn, từ đó có cơ hội chọn lựa việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, giúp gia đình thốt nghèo một cách căn cơ, vững chắc.

Bên cạnh việc đẩy mạnh các chương trình, mơ hình xóa đói giảm nghèo, thì một trong những giải pháp quan trọng để xóa đói giảm nghèo ở huyện trong thời gian tới là phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Đây là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Có thể thấy, thời gian sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn huyện không ổn định do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt như ngành ni tơm đã có lúc khởi sắc mang lại thu nhập đáng kể song lại đang bước vào thời kì khó khăn do ơ nhiễm nguồn nước, thiên tai và dịch bệnh liên miên. Tương tự ngành chăn nuôi dê, cừu một năm trước còn được xem như cứu cánh của vùng đất này thì nay đang có dấu hiệu chững lại khiến khơng ít hộ chăn ni lâm vào cảnh lao đao do không trả được nợ vay ngân hàng.

Từ những thực trạng nêu trên, theo chúng tôi để nông nghiệp nông thôn Huyện phát triển trong thời gian tới, cần tập trung theo các hướng sau:

Một là, sản xuất nông nghiệp cần tập trung sản xuất các vùng chuyên canh lúa, bắp giống có

chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và trong nước. Phát triển giống chất lượng cao là khai thác tiềm lực ứng dụng KHKT của Công ty cổ phần giống cây trồng Nha hố tại địa phương Ninh Thuận. Đây là các loại cây trồng đạt kết quả, hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích; tùy theo phương thức canh tác, mà mỗi ha nơng dân bình quân lãi trên 28 triệu đồng, đây cũng là mục tiêu phát triển sản xuất nơng nghiệp để góp phần tăng trưởng ngành trong khi đất nông nghiệp giảm dần cho các mục tiêu phi nơng nghiệp... Thêm vào đó, việc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả như nho, ổi Thái Lan, rau đậu sạch các loại, ... là những mơ hình sản xuất mới mà huyện đang tập trung canh tác thích nghi trên vùng đất cát, tiết kiệm nước như Ninh Phước. Việc phát triển mơ hình mới này theo chúng tơi đó là những nhân tố quan trọng để Ninh Phước tạo đà thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, hướng đến mục tiêu trở thành huyện có nền kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn phát triển nhất tỉnh.

Hai là, đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi là một trong những điều kiện then chốt nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới. Phát triển hệ thống thủy lợi như xây dựng hồ chứa, trạm bơm, kênh mương để đảm bảo nhu cầu chủ động nước tưới cho sản xuất nông nghiệp Huyện vào mùa khô, tăng hệ số sử dụng đất canh tác lên 2,8 lần/năm. Hệ thống thủy lợi được đầu tư sẽ tạo động lực phát triển sản xuất đưa giá trị nông nghiệp của huyện tăng trưởng hàng năm trên 20,09% (kế hoạch bình quân thời kì 2010-2015), đồng thời giảm tỷ lệ hộ

nghèo từ 9,89% hiện nay xuống còn 3,5% vào năm 2015 (kế hoạch của huyện Ninh Phước mới), nâng cao toàn diện đời sống nơng dân góp phần xây dựng nơng thơn mới phồn vinh.

Ba là, để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững cần đảm bảo sự tương thích giữa phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn với năng lực xóa đói giảm nghèo. Vì phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn chậm sẽ cản trở xóa đói giảm nghèo – điều này đã rõ. Nhưng phát triển cơ sở hạ tầng nhanh và đi trước thì sẽ gây lãng phí, thậm chí nguy hiểm. Nhiều nơi đã xây chợ rất khang trang nhưng bỏ hoang vì dân vẫn họp chợ cóc ở gần đó (do năng lực bán hàng chưa chịu nổi tiền phí thuê chỗ bán hàng, do thói quen tùy tiện thích dừng xe đâu mua đấy...). Nhiều nơi đường xe cơ giới cao tốc được dân địa phương dùng làm nơi phơi thóc, thả trâu, đi ngang về tắt... làm gia tăng tai nạn giao thơng...Ví dụ năm 2005, xã Phước Nam có 12 trường hợp tử vong trước 40 tuổi thì 5 trong số đó là chết do tai nạn giao thông trên quốc lộ 1A.

Những con đường giao thông cơ giới hiện đại hiện diện trong vùng nơng thơn nghèo khó, một mặt là niềm tự hào của quốc gia và địa phương, nhưng mặt khác có thể là nỗi kinh hồng của người dân địa phương. Nhiều nơi những con đường như vậy được gọi là “xa lộ tử thần”.

Đây là mâu thuẫn trong phát triển nơng thơn rất khó giải quyết mà đường giao thơng chỉ là một ví dụ. Trong trường hợp đã có cơ sở hạ tầng tốt thì cần tính tốn đầu tư để có thể khai thác hiệu quả và an tồn.

3.3.3.Nhóm giải pháp đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng

Đảm bảo đến năm 2015, tình trạng dinh dưỡng của người dân trên địa bàn huyện được cải

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)