) Dân số trung
2005 2009 2015 Nông-lâm ngư nghiệp 43,18 42,30 42,
3.3.1. Nhóm giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
3.3.1.1.Việc làm
Để đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển KTXH của huyện trong những năm sắp tới, là tạo ra số lượng chỗ việc làm mới hàng năm ngày càng tăng (mức ổn định khoảng 2.800 chỗ việc làm mới hàng năm), cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nhóm giải pháp phát triển cầu lao động
Một vấn đề bức xúc của Huyện hiện nay là làm thế nào để giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ dân cư ở nông thôn bước vào tuổi lao động hàng năm. Giải pháp tốt nhất hiện nay là tạo ra việc làm tại chỗ cho người lao động theo phương châm :“ly nơng, bất ly hương”. Do đó, để phát triển cầu lao động, cần:
- Trước hết nghiên cứu, bổ sung, tháo gỡ các rào cản về cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến khích mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện và tỉnh phát triển sản xuất, dịch vụ, tạo việc làm cho xã hội. Đặc biệt khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Nhà nước cần tập trung hỗ trợ thông tin cho các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ về các vấn đề đầu vào, đầu ra, hỗ trợ vay vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công trong việc cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, để chuyển đổi các mơ hình kinh doanh từ sản xuất nhỏ, cá thể, tiểu chủ lên quy mô lớn hơn. Nếu thực hiện tốt được việc khuyến khích chuyển đổi này, sẽ huy động được mọi nguồn lực lớn vào phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, và tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội.
- Hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm ở khu vực phi chính thức, và những người lao động tự tìm việc làm thơng qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, với chính sách ưu đãi như vay vốn với lãi suất thấp, miễn giảm thuế.
- Cấp tín dụng ưu đãi để hộ nghèo có điều kiện tự tổ chức việc làm, hỗ trợ người sản xuất nhỏ đầu tư mở rộng sản xuất thu hút lao động. Để hỗ trợ tạo việc làm, Huyện nên sử dụng tổng hợp các loại quỹ như: quỹ xóa đói giảm nghèo; quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹ của các tổ chức phi chính phủ, các Đồn thể xã hội... Các quỹ trên chủ yếu cấp tín
dụng ưu đãi để người dân tự tổ chức sản xuất kinh doanh nhỏ giải quyết việc làm cho gia đình. Đặc biệt, cần quản lý việc sử dụng các nguồn vốn xóa đói giảm nghèo để nguồn vốn này thật sự đến tay người nghèo, tránh tình trạng thất thốt, hoặc cấp phát sai đối tượng. Để thực hiện được điều này, cần cơng khai hóa, minh bạch hóa mục tiêu, đối tượng và nội dung của các quỹ này đến người dân, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực, bưng bít thơng tin của các cán bộ ở các xã, thị trấn, thơn xóm vì lợi ích cá nhân hay cục bộ.
- Tiếp tục định hướng cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công
nghiệp trong khu vực nông thôn phát triển theo hướng CNH, HĐH nông-công nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho phát triển nông-công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư nước ngồi, các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn huyện.
- Thực thi chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý phù hợp với năng lực và công sức của người lao động. Cần đào tạo lại tay nghề cho người lao động hàng năm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp.
- Đối với công tác xuất khẩu lao động: tư vấn, hỗ trợ và tạo điều kiện xuất khẩu lao động. Muốn có được đội ngũ lao động chất lượng cao, thì cần tăng cường cơng tác giáo dục ngoại ngữ, định hướng nghề nghiệp và tác phong làm việc đối với người lao động. Nâng dần lao động có tay nghề khi tham gia xuất khẩu lao động, do các nước đã bắt đầu chuyển hướng tiếp nhận lao động có nghề. Đồng thời chỉ khi có nghề, người lao động mới có thể tiếp thu cơng nghệ, kinh nghiệm để ứng dụng sau khi trở về nước. Điều này đòi hỏi cần tăng cường cơng tác tạo nguồn có hiệu quả.
Thứ hai, nhóm giải pháp về cung lao động. Đây là nhóm giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm phát
triển nguồn nhân lực của Huyện đáp ứng cung, cầu lao động, bao gồm:
- Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường thì cần phải đào tạo nâng cao tay nghề cho đối tượng đang làm việc hay đối tượng muốn chuyển đổi cơng việc. Trên địa bàn Huyện hiện chưa có cơ sở đào tạo nghề, vì vậy Huyện cần liên kết với Trường trung cấp nghề tỉnh, vùng lân cận xây dựng trường đào tạo nghề cơ sở cấp huyện, thực hiện chương trình dạy nghề phục vụ cho thị trường lao động, thu hút người lao động đăng ký học thơng qua chính sách miễn giảm học phí đào tạo đối với hộ nghèo, hộ DTTS và bộ đội xuất ngũ.v.v..., khi đó sẽ gia tăng cơ hội kiếm việc làm cho người lao động. Để thực hiện chính sách đào tạo nghề - một giải pháp căn bản để giúp người lao động có việc làm ổn định, tỉnh - huyện cần đầu tư và khuyến khích xã hội hóa trung tâm dạy nghề. Chú trọng đào tạo có trọng điểm các lĩnh vực cơng nghệ mới để đáp ứng nhu cầu học nghề; từng bước đẩy mạnh xuất khẩu lao động có chất lượng cao.
- Tiếp tục phát triển hình thức liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề do Trung ương quản lý, các doanh nghiệp tư nhân trong công tác bồi dưỡng đào tạo nghề, đào tạo lại, thực tập có địa chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, đồng thời có thể giải quyết được việc làm ngay cho người lao động nếu doanh nghiệp cần. Tuy nhiên, cần phải xem xét, hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng cho các trường dạy nghề đóng trên địa bàn huyện, nhất là các trường có vốn đầu tư nước ngoài, trường dạy nghề do Trung ương quản lý.
Huyện khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế góp vốn, thiết bị, kỹ thuật – công nghệ, nhân lực theo hình thức liên kết, hợp tác đầu tư với các cơ sở dạy nghề của nhà nước nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo. Mở rộng, khuyến khích, liên kết các cơ sở dạy nghề với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị, tổ chức có điều kiện phù hợp để tổ chức hoạt động dạy nghề.
Cơ sở dạy nghề cần thường xuyên liên hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cơ quan nhà nước để khảo sát, nghiên cứu quy trình cơng nghệ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để xây dựng chương trình đào tạo thích hợp; đưa học viên thực tập theo kế hoạch đào tạo và theo sự thỏa thuận đơi bên về nội dung, hình thức, quy mơ, thời gian và chi phí thực tập. Cơ sở dạy nghề được tổ chức sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ đối với những ngành nghề cơ sở đăng ký đào tạo, nhằm tạo thêm điều kiện để học viên thực hành trên quy trình thực tế. Đối với sản phẩm do người học làm ra trong hoạt động sản xuất dịch vụ của các cơ sở dạy nghề nếu bán ra, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Chính sách đầu tư thúc đẩy xã hội hóa dạy nghề: Được ưu tiên tham gia các chương trình tín dụng ưu đãi của nhà nước để phát triển hoạt động, nhất là các ngành nghề kỹ thuật cao, ngành nghề trọng điểm phát triển của tỉnh, huyện; cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập mới thành lập được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Cơ sở dạy nghề công lập, bán công được chủ động khai thác, mở rộng khả năng đào tạo ngoài chỉ tiêu được giao. Phần thu nhập do mở rộng đào tạo không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, được dùng để tu bổ, phát triển cơ sở vật chất, khen thưởng cán bộ, giáo viên, học viên đạt thành tích tiêu biểu của cơ sở.
- Phát triển các trung tâm giáo dục lao động phụ nữ, trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên, trung tâm hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người tàn tật, góp phần giải quyết việc làm, tạo việc làm cho đối tượng đặc thù này.
- Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề: đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị dạy nghề theo hướng tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới.
Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động để người lao động biết được những cơng việc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, yêu cầu ngành nghề đào tạo. Các đơn vị dịch vụ việc làm nhà nước đã chú trọng tổ chức thông tin, tư vấn việc làm, nghề nghiệp như:
- Tổ chức điều tra cập nhật danh sách lao động có nhu cầu việc làm theo địa bàn Xã, Thị trấn, Huyện;
- Tổ chức thông tin, dự báo nhu cầu đào tạo, nhu cầu tuyển dụng lao động;
- Tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú để tư vấn việc làm cho người lao động như mỗi tháng, mỗi quý tổ chức ngày giao lưu hội thảo về thông tin thị trường lao động; hàng năm có các hoạt động tổ chức hội chợ việc làm do Sở-Phịng LĐ-TB-XH phối hợp cùng với các đồn thể, tổ chức ngày hội nghề nghiệp cho thanh niên và sinh viên; tổ chức, tư vấn việc làm-dạy nghề cho quan nhân xuất ngũ, tổ chức giao lưu về nhu cầu lao động của các khu công nghiệp-khu chế xuất ở Tp.HCM và vùng Đông Nam Bộ.
3.3.1.2.Thu nhập
Việc tăng thu nhập để nâng cao CLCS cho dân cư huyện Ninh Phước là một vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài. Vì vậy, cũng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ:
Thứ nhất, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế để tăng thu nhập dân cư
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Muốn vậy, cần phải phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của huyện theo hướng tăng tỷ trọng của các sản phẩm công nghiệp truyền thống là thế mạnh của huyện như: CN chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề hiện có của huyện, thì cần phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện phong trào xây dựng “mỗi làng một nghề” nhằm phát huy nguồn lực sẵn có của địa phương và sự hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra bước chuyển biến cơ bản về ngành nghề ở khu vực nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; thu hút và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều “nhà” cùng tham gia phát triển ngành nghề; tạo ra những nghề mới, thêm nhiều làng nghề mới. Thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nơng thơn phát triển bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, dịch vụ và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Về dịch vụ, cần phát huy lợi thế của huyện có tiềm năng về du lịch và dịch vụ nơng thôn. Tiềm năng du lịch của huyện là rất lớn, có thể khai thác phục vụ loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao trên cát phục vụ vui chơi giải trí, gắn với các lễ hội truyền thống,
nhất là đầu tư khai thác khu du lịch nam sông Dinh – đồi cát Nam Cương, Tháp Pôrômê, tham quan các làng nghề truyền thống... Bên cạnh đó, cần khai thác tốt hơn khả năng cung cấp dịch vụ của các cảng biển.
- Tập trung cải tạo, nâng cấp và đầu tư vốn và công nghệ để phát triển các ngành kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhằm chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng để triển khai thực hiện Dự án điện gió ở Phước Hữu; khai thác và chế biến khống sản Titan ở Phước Hải, An Hải. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước để đẩy nhanh tiến độ phủ kín khu cơng nghiệp hiện có. Các khu cơng nghiệp này đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho người dân.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng lao động, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế chung của huyện đồng thời cũng là nâng cao mức thu nhập cho chính người lao động.
- Chú trọng và thực hiện thường xuyên đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động ở nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. Đổi mới chương trình đào tạo nghề phù hợp với ngành nghề và lứa tuổi lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất các ngành nghề tại địa phương trong thời kì mới. Đặc biệt, cần chú trọng nghề thủ công truyền thống phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương, nhằm giúp người lao động có việc làm thường xuyên, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
- Vận động các nguồn tài trợ và đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, trong nước, các tổ chức nước ngoài để khai thác nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra một nguồn nhân lực mới cho sự nghiệp phát triển KTXH của huyện. Bên cạnh đó, cần xây dựng một cơ chế và chính sách ưu đãi nhằm thu hút các lực lượng lao động kỹ thuật về huyện, tạo ra nguồn nhân lực đủ cung ứng cho thị trường lao động nông thôn trong thời gian tới.
Thứ ba, xác định sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là ngành sản xuất chính, đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng hóa gắn với thị trường sẽ góp phần tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
- Chủ trương của huyện là xây dựng và phát triển nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cao, từng bước nhân rộng mơ hình nơng thơn mới. Muốn vậy, phải đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, luân canh, tăng vụ, áp dụng các biện pháp KHCN mới để nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp, ni trồng thủy sản. Khi đó, sản xuất Nơng, lâm, thủy sản vươn tới một nền sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm đa dạng có tính cạnh tranh và tăng trưởng ổn định. Sản xuất tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu tăng nhanh.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn là một quá trình tất yếu nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, của cải vật chất xã hội không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, q trình CNH lại ln song hành với q trình đơ thị hóa sẽ làm biến đổi nơng nghiệp, nơng thơn rất sâu sắc. Nhiều diện tích đất nơng nghiệp bị chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, nông dân bị mất đất khơng có việc làm ở nơng thơn, phải dịch chuyển ra các thành phố để sinh sống làm cho nguồn nhân lực ở nông thôn vốn đã thiếu hụt lại càng bị thiếu hụt nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
Vì vậy, phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp nói chung và các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, làng nghề nói riêng ở khu vực nơng thơn sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để giải