Nhận xét về việc nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 76 - 80)

) Dân số trung

2.2.2.Nhận xét về việc nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước

2001 2003 2005 2007 2009 T ổng GDP 100 100 100 100

2.2.2.Nhận xét về việc nâng cao CLCS dân cư huyện Ninh Phước

Nâng cao CLCS của người dân thơng qua các vấn đề chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, mơi trường sống... là một trong những nội dung quan trọng của tiến trình phát triển KTXH tại huyện, và điều này đã được nhấn mạnh khá nhiều trong MDG của tỉnh. Trên thực tế đã có nhiều nỗ lực hướng vào các vấn đề xã hội và trong những năm qua nhiều MDG và một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện đã sớm đạt được so với các huyện khác trong tỉnh như có nhiều mơ hình kinh tế phát

triển hiệu quả; trường học có cả ở 3 cấp; 100% đường trục thơn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn; hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất và dân sinh; 99,90% hộ dùng điện lưới quốc gia; có nhà văn hóa, chợ nơng thơn và khu thể thao xã đạt chuẩn; có điểm phục vụ bưu chính và internet đến thơn. Tuy nhiên do địa bàn rộng và dân số đông hơn các huyện khác, nên tỷ lệ hộ nghèo cịn cao; chưa xóa hết nhà tạm dột nát; trạm y tế xã chưa đạt chuẩn quốc gia, thu nhập bình qn đầu người/năm có cao hơn mức bình qn tỉnh nhưng vẫn cịn thấp hơn cả nước; vấn đề môi trường và xử lý rác thải nơng thơn cịn kém và an ninh trật tự xã hội nơng thơn cịn nhiều phức tạp.

Do đó, vấn đề CLCS dân cư ở Ninh Phước cịn nhiều khó khăn, thách thức lớn:

Thứ nhất, Ninh Phước là nơi có nhiều nhóm DTTS sinh sống (khoảng 31% số hộ). Cùng với sự phát triển chung, những nhóm dân tộc này cũng đã có nhiều thay đổi từ văn hóa truyền thống đến cách thức làm ăn. Tuy nhiên, nhìn chung thì người DTTS vẫn cịn nhiều hạn chế so với người Kinh: sinh sống ở vùng hẻo lánh, ít khả năng tiếp cận đất đai một cách cơng bằng, ít khả năng tiếp cận vốn vay, các tài sản phục vụ sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội... Tất cả phản ánh qua sự khác biệt về mức sống mà đáng lưu ý nhất là người thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao gấp đôi so với người Kinh.

Bảng 2.23. Đặc điểm mức sống ở Ninh Phước theo các thành phần dân tộc.

Số người trong hộ bq (người) Chi tiêu bq người/năm (1000đ) Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ số dân từ 5 tuổi trở lên đi

học (%) Tỷ lệ người trưởng thành biết chữ (%) Chung 4,4 8.300 9,89 89,9 88,8 Kinh 4,2 9.400 8,9 91,6 91,6 Thiểu số 4,7 5.444 14,7 75,7 86,2

Nguồn: Theo số liệu từ Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/04/ 2009 được tác giả tính tốn

Thứ hai, ở huyện chủ hộ là nữ do góa bụa hay ly dị thường có mức sống thấp. Phần lớn phụ nữ ở đây làm nông (39%) hoặc làm thuê (24%). Thu nhập quá ít ỏi và bấp bênh. Thêm vào đó, tình trạng khơng bình đẳng trong thù lao giữa nam và nữ. Thường thì lao động nữ có thu nhập thấp hơn lao động nam cho dù cùng làm một công việc như nhau. Ngồi ra số liệu điều tra cịn cho thấy, có sự khác biệt đáng kể trong số năm đi học trung bình giữa nam và nữ là chủ hộ. Bình quân trình độ học vấn của nữ chủ hộ thấp hơn nam chủ hộ 2 năm đi học.

Thứ ba, các tính tốn sơ bộ ở Ninh Phước cho thấy chi phí để người nghèo có thể cho con đi học lên đến 450.000 đồng/ 1 năm/ 1 học sinh đối với cấp tiểu học và 650.000 đồng đối với cấp THCS. Đối với một gia đình nghèo có hai con đi học thì chi phí giáo dục thực sự là gánh nặng lớn với họ. Người dân phải đóng ngay trong tháng đầu tiên của năm học. Khoản chi lớn bằng tiền mặt

trong khoảng thời gian ngắn khiến cho gia đình nghèo khó trang trải. Vì vậy, trẻ em phải bỏ học vì gia đình khơng có tiền.

Hơn nữa, việc cho con đi học cũng gặp nhiều trở ngại khác. Trẻ em ở Ninh Phước có thể chia sẻ gánh nặng cuộc sống với gia đình. Từ 10 tuổi trở lên các em có thể nhận được những công việc tương đối ổn định và có thu nhập như đi ở, chăn gia súc, lượm củi, lượm phân bị để bán. Chính vì phải kiếm tiền mà các em không được đi học. Nhiều gia đình cho con nghỉ học chỉ vì “biết đọc, biết tính là đủ rồi”, các em gái cịn chịu thiệt thòi hơn với quan niệm “con gái học cao làm gì”. Nhà ở quá xa trường học cũng là yếu tố ngăn trở việc học tập của các em. Hậu quả là trẻ em nghèo ở Ninh Phước thường không đi học, mà có đi học thì cũng chỉ học đến lớp 9.

Thứ tư, các hộ gia đình ở Ninh Phước đều rất đơng con. Trung bình một hộ có 4,4 người, là tỷ lệ rất cao nếu biết rằng trung bình trong tỉnh là 4,1 người/hộ, vùng Đơng Nam Bộ chỉ có 3,8 người/hộ và nếu so với cả nước thì chỉ thấp hơn các tỉnh Hà Giang 4,5 người/hộ và Điện Biên 4,6 người/hộ [11]. Nếu phân theo thành phần dân tộc thì người Kinh có quy mơ hộ nhỏ hơn so với người thuộc nhóm DTTS. Trung bình một hộ người Kinh có 4,1 nhân khẩu thì một hộ người thiểu số có 4,7 nhân khẩu. Đồng thời người dân tộc có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn người Kinh (40% so với 38%). Do trình độ nhận thức thấp khiến họ không nhận ra rằng việc sinh đẻ nhiều sẽ làm cho họ nghèo hơn hay con cái không được chăm sóc tốt hơn. “Trời sinh voi thì sinh cỏ” là quan niệm thường thấy ở nhóm người DTTS. Họ khơng có khái niệm về các biện pháp tránh thai. Nguồn thu nhập từ lao động trẻ em cũng là một lý do khiến họ sinh đẻ nhiều.

Thứ năm, Ở Ninh Phước hiện nay vấn đề đói nghèo đã trở thành một vấn nạn trăn trở của xã hội và xu hướng chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Sự chênh lệch thu nhập thơng thường là một vấn đề khó tránh khỏi của các nền kinh tế, tuy nhiên nếu vấn đề khơng được kiểm sốt có thể dẫn đến những hậu quả xã hội cũng như phát triển kinh tế về lâu dài.

Bên cạnh những khó khăn trên, CLCS dân cư Ninh Phước còn phải đối mặt với vấn đề tiếp cận các dịch vụ cơng, đó là chất lượng của hệ thống giáo dục, y tế và điều kiện tiếp cận các phúc lợi này đang là những vấn đề cần được đánh giá lại và cần những giải pháp mạnh mẽ để có thể cải thiện về thực chất đối với đời sống người dân. Đó là các phần chi ngân sách nhà nước trong cơ cấu chi ngân sách cho một số hoạt động xã hội trong những năm qua thay vì tăng lên lại giảm đi. Năm 2009 so với ngân sách chi cho giáo dục tăng 15,09% thì ngân sách chi cho y tế lại giảm đi 19,04%.

Thứ sáu, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước tại các làng nghề, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, tốc độ phá rừng trong khu vực nông thôn đang làm cho vấn đề phát triển bền vững ở Ninh Phước thiếu tính ổn định.

Bên cạnh những tồn tại, khó khăn cần phải giải quyết, thì cũng cần khẳng định một thực tế là CLCS của dân cư huyện Ninh Phước đang dần được nâng lên từng ngày, điều đó thể hiện rõ nét qua chỉ số phát triển con người của tỉnh và huyện. Theo kết quả tính tốn của chúng tơi, năm 2009 chỉ số phát triển con người của tỉnh là 0,716 điểm, tăng 0,064 điểm so với năm 2004 [20]. Trong đó, các chỉ số thành phần như chỉ số GDP tăng bình quân đạt hơn 12,8%; tuổi thọ trung bình người dân đạt 72,3 tuổi; chỉ số giáo dục tăng bình quân đạt 2,27%/năm. Theo phân loại của Việt Nam, Ninh Thuận nằm trong nhóm phát triển con người trung bình. Cũng theo kết quả nghiên cứu của đề tài thì chỉ số giáo dục có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong cơ cấu HDI chiếm 40,7%; tiếp đó là chỉ số tuổi thọ và cuối cùng là chỉ số GDP. Cơ cấu này cũng tương đương với cơ cấu các chỉ số thành phần cấu thành HDI của Việt Nam. Đây là những chỉ số đầy ấn tượng, khẳng định sự phát triển toàn diện, bền vững vì con người của tỉnh. Tuy nhiên, năm 2004 so với các tỉnh trong khu vực, chỉ số HDI của tỉnh còn rất thấp. Thấp hơn chỉ số HDI bình quân của khu vực Nam Trung Bộ (0,722), Đông Nam Bộ (0,792) và cả nước (0,731) [20].

Ở cấp huyện thì Ninh Phước với chỉ số 0,730 cao hơn mức trung bình cả tỉnh và các huyện khác, chỉ đứng sau thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (xem bảng 2.24).

Bảng 2.24. Xếp hạng chỉ số HDI của huyện Ninh Phước so với toàn tỉnh năm 2009

Tỷ lệ đi học của các cấp giáo dục (%) Tuổi th (năm) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành (%) GDP bình quân đầu người (USD PPP) Chỉ số tuổi thọ bình quân Chỉ số giáo dục Chỉ số GDP Chỉ số HDI N.Thuận 88,3 72,3 87,1 1.829 0,788 0,875 0,485 0,716 PR-TC 94,3 72,4 94,1 2.212 0,790 0,942 0,517 0,750 Bác Ái 67,5 71,6 62,1 1.487 0,777 0,639 0,451 0,622 Ninh Sơn 89,0 72,2 89,0 1.892 0,787 0,890 0,491 0,723 Ninh Hải 89,9 72,3 88,1 1.884 0,788 0,887 0,490 0,722 N.Phước 89,9 72,4 88,8 1.970 0,790 0,892 0,497 0,730 Thuận Bắc 62,5 72,2 56,0 1.522 0,787 0,582 0,454 0,608

Nguồn: Theo số liệu của Cục Thống kê Ninh Thuận (2009) và Báo cáo điều tra dân số và nhà ở Ninh Thuận 1/04/2009 được tác giả tính tốn

Kết quả tăng chỉ số HDI của huyện Ninh Phước qua các năm như vậy là phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, những tiến bộ xã hội, nhất là trong lĩnh vực GD- ĐT, y tế, xóa đói giảm nghèo... của tỉnh nói chung và huyện Ninh Phước nói riêng trong giai đoạn 2004-2009. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để duy trì và nâng cao chỉ số HDI thực sự là những khó khăn, thách thức đối với huyện Ninh Phước khi còn nhiều vấn đề cần khắc phục nhằm nâng cao CLCS cho người dân.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 76 - 80)