B ảng 1.6 Tuổi thọ và điều kiện dinh dưỡng tính trung bình một
1.2. Thực tiễn về CLCS trên thế giới và Việt Nam 1 Vài nét v ề CLCS dân cư trên thế giớ
Theo HDR năm 2010 của UNDP, chỉ số HDI trung bình của cả thế giới đã tăng 18% kể từ năm 1990 (và 41% kể từ năm 1970), cải thiện to lớn ở tất cả các khía cạnh chủ đạo của cuộc sống. Các nước nghèo đang theo kịp các nước giàu về chỉ số HDI. Những quốc gia kém phát triển hơn đạt được tiến bộ nhanh hơn trong các lĩnh vực y tế và giáo dục so với các quốc gia phát triển hơn. Trong 25 năm qua, tỷ lệ biết chữ ở các quốc gia đang phát triển đã tăng từ 53% năm 1970 lên 76,7% năm 2005 [2], không chỉ cải thiện về mặt số lượng mà cịn là sự bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế giữa trẻ em nam và trẻ em nữ. Nhà nước quan tâm, chú trọng đưa nhiều trẻ em đến trường hơn là phát triển một nền giáo dục chất lượng cao.
Song trái ngược với y tế và giáo dục, những tiến bộ về thu nhập có nhiều sự khác biệt hơn. Các nước giàu hơn vẫn tăng trưởng nhanh hơn các nước nghèo. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo vẫn cịn lớn (Năm 2006 khoảng cách này là 13,07 lần, năm 2008 tăng lên 26,4 lần). Kể từ năm 1980, bất bình đẳng về thu nhập đã gia tăng ở nhiều quốc gia. Cứ mỗi quốc gia có sự cải thiện trong vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong vịng 30 năm qua thì có trên 2 quốc gia lại thụt lùi, đáng lưu ý nhất là các quốc gia thuộc Liên Xơ cũ. Ngun nhân do mỗi nước có điểm khởi đầu khác nhau và tùy thuộc vào chính sách, thể chế và địa lý khác nhau của từng nước nên có những bước tiến triển rất khác nhau.
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đạt được những tiến bộ nhanh và bền vững trong hầu hết các lĩnh vực, từ việc mở rộng học vấn, cải thiện tuổi thọ, đến nâng cao mức sống. Chẳng hạn, trong giai đoạn 1975-1999, thu nhập trên đầu người ở khu vực này tăng gấp 4 lần, đạt mức 6%/năm, đi đầu là Trung Quốc (với mức tăng 8%/năm và đã tăng 21 lần về thu nhập trong vòng 4 thập kỷ), Hàn Quốc và Indonesia. Tuy nhiên, các quốc gia khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương cũng có mức bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao so với một vài thập kỷ trước đây. Một phần là do khoảng cách ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng được cơng nghiệp hóa nhanh chóng. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vịng vài thập kỷ, khiến cho 34 triệu người mất việc làm và 64 triệu người khác bị rơi xuống dưới mức chuẩn nghèo về thu nhập là 1,25 đô la Mỹ/ ngày.
Trong khi đó, ngồi 3 quốc gia khu vực Châu Phi cận Sahara (Botswana, Benin và Burkina Faso) và Ethiopia là những nước được UNDP xếp vào nhóm 25 quốc gia đạt được nhiều tiến bộ nhất trong năm 2010, thì các quốc gia khác trong khu vực Châu Phi cận Sahara và các nước thuộc khối Liên bang Xô Viết cũ đạt được sự tiến bộ chậm nhất. Trong đó, khu vực Châu Phi cận Sahara bị tụt lại rất xa sau các khu vực khác, tình trạng nghèo đói và chỉ số nghèo khổ vẫn cịn cao, tỷ lệ người lớn biết chữ ở vùng Châu Phi cận Sahara là 60%, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của các nước đang phát triển là 73%. Tuổi thọ trung bình chỉ là 48,8 năm, so với mức hơn 60 năm ở khu vực khác. Nguyên nhân là do xung đột, đại dịch HIV/AIDS và tỷ lệ tử vong ở người lớn gia tăng ở các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ. Tỷ lệ người dân sống dưới 1 USD/ngày là 46% ở vùng Châu Phi cận Sahara và 40% ở Nam Á, so với mức 15% ở Đơng Á và Thái Bình Dương và ở Châu Mỹ la tinh. Riêng 3 quốc gia là Cộng hịa Dân chủ Cơngơ, Zambia và Zimbabue có chỉ số HDI hiện nay thấp hơn năm 1970.
1.2.2. Khái quát về CLCS dân cư ở Việt Nam
Sau 35 năm giải phóng đất nước, cùng với tăng trưởng kinh tế cao trong cả thời kỳ chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1991-2000 và 2001-2010, CLCS của dân cư Việt Nam ngày càng được cải thiện.
Kể từ năm 1990 chỉ số phát triển con người ở Việt Nam (HDI) theo cách tính của UNDP đã liên tục được cải thiện. Năm 1990, Việt Nam đứng thứ 116 trong 177 quốc gia trên thế giới cung cấp đầy đủ về chỉ số HDI, đến năm 2000 lên thứ 106, vượt lên 10 bậc trong tổng số 177 nước, năm 2010 đứng thứ 113/169 quốc gia. Thứ bậc về HDI cao hơn 1 bậc so với thứ bậc về GDP/người (133 so với 134). Với chỉ số HDI đạt được như vậy thì nước ta thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người trung bình.
Thu nhập
GDP bình quân đầu người (tính theo PPP) qua các năm tăng lên từ 915 USD năm 1990 thì đến năm 2004 đã đạt trên 2.127 USD và năm 2010 là 2.995 USD. Thu nhập BQĐN ở vùng nông thôn và thành thị đều tăng so với năm 2008, nhưng tốc độ tăng thu nhập của hộ gia đình ở thành thị cao hơn nông thôn.
Mặc dù được UNDP đánh giá cao về vị trí xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8/10 nước tăng trưởng GDP đầu người cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua, tăng gấp 5 lần. Nhưng với mức 2.995 USD/người, so sánh với các nền kinh tế trong khu vực, nhất là với các nước tiên tiến trên thế giới vẫn cịn rất xa (Bảng 1.8). Quy mơ nền kinh tế của Việt Nam hiện nay cịn thấp, nếu tính theo PPP, GDP năm 2008 của Việt Nam là 231,7 tỷ USD, chậm hơn Thái Lan đúng 28 năm (năm 1980 GDP của Thái Lan đạt mức 239,6 tỷ USD). So với những nền kinh tế phát triển hơn như Hàn Quốc và Trung Quốc thì khoảng cách ngày càng xa.
Bảng 1.8. So sánh GDP BQĐN theo PPP của Việt Nam năm 2010 với một số nền kinh tế trong khu vực.
ĐVT: USD/người
Việt Nam (2010)
Thái Lan Trung Quốc Malaixia Hàn Quốc Xingapo
1985 2010 2000 2010 1984 2010 1980 2010 1980 2010
2.995 2.785 8.001 2.849 7.258 3.381 13.927 5.911 29.518 15.285 48.893
Nguồn: HDR năm 2010
Tổng thu nhập quốc nội thấp, nên kéo theo thu nhập BQĐN thấp. Với GDP/đầu người hiện nay, nước ta chỉ gần ngang với các mức của Thái Lan, Malaysia những năm đầu thập kỷ 80. Vì vậy, giả định nếu với tốc độ tăng trưởng hiện nay của Việt Nam và Thái Lan thì sau 17 năm nữa GDP/người của Việt Nam mới đuổi kịp Thái Lan và 35 năm nữa mới đuổi kịp Malaysia về phương diện lý thuyết.
Chi tiêu
Tuy thu nhập mang tầm quan trọng hàng đầu, nhưng chi tiêu mới phản ánh được mức sống thực tế của cư dân và các hộ gia đình. Do thu nhập tăng nên người dân có điều kiện cải thiện chi tiêu. Trong giai đoạn 2000-2008, chỉ tính riêng chi tiêu đời sống của dân cư đã đạt mức bình quân gần 8,5 triệu đồng/người năm 2008, so với năm 2006 tăng 53,9%, trong đó khu vực thành thị tăng 50,9%; nơng thơn tăng 52,6%. Ngoài phần chi tiêu dùng cho đời sống gia đình, phần lớn các hộ đã có đầu tư tích lũy. Tuy nhiên, với tình hình giá cả tiêu dùng tăng cao như hiện nay, thì vốn tích lũy của người dân chắc chắn sẽ giảm đi. Như vậy, mặc dù thu nhập tăng, nhưng giá cả tăng cao thì rõ ràng CLCS của người dân khơng được cải thiện nhiều.
Trên thực tế, thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam có sự phân hóa giữa các thành phần xã hội, các vùng, miền và các tỉnh rất cao. Hiện nay cách biệt giàu nghèo ở Việt Nam là một thực tại và là một vấn đề. Đơng Nam Bộ (trong đó có Tp. HCM) là vùng có mức sống cao nhất nước. Tiếp theo sau là miền Đồng bằng Sơng Hồng (trong đó có thủ đơ Hà Nội). Ngược lại, miền núi và Trung du phía Bắc là vùng nghèo nhất nước. Theo kết quả của VHLSS năm 2008 thì tỷ lệ nghèo chung tại Miền núi và Trung du phía Bắc cao hơn vùng Đông Nam Bộ gấp 10 lần. Nếu so sánh vùng Tây ngun với vùng Đơng Nam Bộ thì tình trạng tương tự. Như vậy, chính sách “đổi mới” và những kết quả của tăng trưởng kinh tế rõ ràng chưa đến được các vùng sâu, vùng xa và nơi các DTTS sinh sống.
Bảng 1.9. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2006-2010
ĐVT: % 2004 2006 2008 Chung cả nước - Thành thị - Nông thôn 18,1 8,6 21,2 15,1 7,7 17,0 13,4 6,7 16,1 6 vùng: Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
12,7 29,4 25,3 29,2 4,6 15,3 10,0 27,5 22,2 24,0 3,1 13,0 8,6 25,1 19,2 21,0 2,5 11,4 Nguồn: TCTK, năm 2008
Về cách biệt giàu nghèo giữa nông thơn với thành thị nói chung, khoảng cách này là 2,2 lần năm 2006. Nhưng trong những năm gần đây mức sống ở thành thị tăng nhanh gấp hai lần mức sống ở nông thôn khiến cách biệt giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn lại gia tăng. Năm 2008, tỷ lệ nghèo chung giữa thành thị và nông thơn tăng gấp 2,4 lần. Tỷ lệ đói nghèo ở nơng thơn rất mong manh và mức sống của các hộ gia đình nơng dân phụ thuộc tới 90% thu nhập từ nông sản bán trên thị trường. Điều đặc biệt lưu ý là nhóm người DTTS phần lớn sống bằng thu nhập nông nghiệp chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong số người nghèo và có nguy cơ bị tụt hậu so với sự phát triển chung của đất nước. Nhóm người DTTS này khơng chỉ nghèo ở các khu vực miền núi hoặc vùng sâu vùng xa mà cịn ở cả khu vực đồng bằng có mức tăng trưởng kinh tế cao. Như vậy, điều này cho thấy mặc dù địa lý là một nhân tố quan trọng giải thích sự thiệt thịi của nhóm người DTTS ở nước ta, nhưng không phải là lý do duy nhất gây ra nghèo.
Để nhận biết sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, các tổ chức quốc tế và nhiều nước còn dùng hệ số GINI (đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối) và tỷ lệ thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư để xem xét mức độ phân bố thu nhập. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1 và tăng cùng với sự bất bình đẳng, nghĩa là hệ số Gini càng tiến dần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn và khi bằng 1 tức là có sự chênh lệch tuyệt đối. Hệ số Gini của Việt Nam về thu nhập tính chung cả nước là 0,43 và có xu hướng tăng qua các năm (xem bảng 1.10).
Bảng 1.10. Xu hướng chênh lệch thu nhập BQĐN hàng tháng giữa nhóm ngũ phân vị hộ gia đình nghèo nhất - giàu nhất và hệ số GINI.
2002 2004 2006 2008
Khoảng cách giàu nhất/nghèo nhất 8,1 8,3 8,4 8,9
Hệ số GINI 0,418 0,420 0,423 0,430
Tiêu chuẩn 40% 17,98 17,4 17,4 16,4
Nguồn: VHLSS, năm 2008.
Tiêu chuẩn 40% của WB đánh giá phân bố thu nhập của dân cư. Nó xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12-17% là có sự bất bình đẳng vừa, lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 16,4% năm 2008. Theo tiêu chuẩn này phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng, nhưng đang có xu hướng tăng lên ở mức bất bình đẳng vừa [19]. Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam còn ở mức thấp hơn các nước trong khu vực Châu Á. Theo Báo cáo của ADB năm 2009, hệ số Gini của Thái Lan là 42,5%, Philippin: 44%, Trung Quốc: 41,5%.
*Tuổi thọ và chăm sóc sức khỏe
Chính thu nhập tăng đã tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, từ đó cải thiện được các chỉ tiêu khác về sức khỏe con người như kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng tỷ lệ phụ nữ chăm sóc thai sản.
Việt Nam tuy là một nước có thu nhập BQĐN thấp, nhưng trong lĩnh vực y tế chúng ta tốt hơn hẳn những nước khác có mức phát triển tương tự. Từ năm 1990 đến nay, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng lên từ 65 tuổi năm 1990 lên 75 tuổi năm 2010, góp phần nâng chỉ số HDI tăng 3 bậc so với năm 2009. So sánh Trung Quốc, mặc dù thu nhập BQĐN của Trung Quốc cao gấp 2 lần Việt Nam (năm 2010 là 7.258 USD PPP). Nhưng Trung Quốc lại không thuộc số các quốc gia đi đầu khu vực trong việc cải thiện tuổi thọ trung bình (73,4 tuổi năm 2010). Tương tự, tuổi thọ trung bình của nước ta cao hơn so với Thái Lan (69,3), Philippines (72,3) và khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (72,8) [2].
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Việt Nam giảm nhanh. Năm 2008, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 26%RoR. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 28% năm 2003 xuống còn 20% năm 2008. Số người mới phát hiện bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng giảm, năm 2009 còn khoảng 243.000 người sống chung với HIV/AIDS. Giảm tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ xuống còn 75 trên 10.000 ca sinh sống vào năm 2008 [9].
Năm 2008, đã có 61% số người có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, tăng đáng kể so với năm 2006, kể cả ở nông thôn, đặc biệt là 72% người nghèo đã có bảo hiểm y tế. Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đến các bệnh viện nhà nước. Tỷ lệ điều trị nội trú tại bệnh viện nhà nước năm 2008 là 84,5%, tăng hơn năm 2006 (78%) [34].
Có được những tiến bộ đó là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo ra những thay đổi quan trọng về cơ chế quản lý, nên đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện hệ thống y tế, chăm lo sức khỏe nhân dân, đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, nhà nước, số giường bệnh.v.v...
Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu đạt thấp như tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc còn cao 33% (nhất là ở Tây Nguyên và vùng Đông Bắc, Tây Bắc) và tỷ lệ ni con hồn tồn bằng sữa mẹ thấp; tỷ lệ tử vong bà mẹ còn cao ở người DTTS và vùng núi, vùng sâu vùng xa.
Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn cả nước vẫn tiếp tục tăng. Tính đến ngày 20/12/2008, cả nước đã phát hiện 178,3 ngàn trường hợp nhiễm HIV. Trong đó phụ nữ mang thai bị mắc HIV cịn cao do họ ít được cung cấp thông tin về HIV/AIDS trong những lần khám thai.
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao (năm 2009 tỷ số giới tính là 110,5 trẻ trai so với 100 trẻ gái). Mặc dù đã có nhiều biện pháp tiến hành nhưng chưa thể khống chế và giải quyết được tình trạng gia tăng này trong thời gian ngắn, nguyên nhân chính là do tư tưởng trọng nam hơn nữ của đất nước Á Đông vẫn tồn tại trong xã hội.
Tỷ lệ ngân sách dành chi cho lĩnh vực y tế còn quá thấp (năm 2010, ngân sách chi cho lĩnh vực y tế chiếm 5,6%, trong khi chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo 17,4%, tức ngân sách chi cho giáo dục lớn gấp 3 lần y tế). Tỷ lệ này còn khiêm tốn so với các nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào (khoảng 7%), Malaysia (6,5%), Trung Quốc (10%), và Nhật (16,4%). Trong tương lai, có lẽ Nhà nước phải dành ít nhất là 10% tổng sản phẩm quốc gia – GDP cho y tế [9].
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện chi ngân sách cho y tế đến mọi vùng miền trên cả nước, nhưng so với người dân thành thị, người dân nơng thơn, người nghèo ít có được