Các nhân tố dân cư kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 43 - 48)

) Dân số trung

B ảng 2.2 Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số năm 2009 phân theo các xã, thị trấn của

2.1.2. Các nhân tố dân cư kinh tế-xã hộ

2.1.2.1.Dân số và sự phân bố dân số

Tính đến tháng 12 năm 2009, dân số trung bình tồn huyện là 179.788 người, chiếm khoảng 31,78% dân số tồn tỉnh Ninh Thuận. Trong đó nam có 90.154 người, nữ có 89.634 người. Dân số thành thị chiếm 13,1%, còn lại chủ yếu là dân số sống ở nông thôn chiếm 86,9%. Tỷ lệ dân số ở thành thị thấp hơn mức trung bình của thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Sơn, Ninh Hải và cả tỉnh (tỉnh: 36,14%).

Mật độ dân số trung bình tồn huyện là 198 người/kmP 2

P

. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các xã, chẳng hạn, năm 2009 xã Phước Hà chỉ có 17 người/kmP

2

Ptrong khi đó ở xã Phước Thuận là 1.176 người/kmP

2P P

, tức là cao gấp 69 lần (xem bảng 2.3) Nguyên nhân là do xã Phước Thuận, Phước Hậu là các đồng bằng có lịch sử khai phá sớm, ven sơng Dinh, đất phù sa màu mỡ, có nhiều điều kiện thuận lợi cho cả việc sản xuất lẫn việc cư trú. Trong khi đó xã Phước Hà, Phước Thái, Phước Minh là các vùng rừng núi, đi lại khó khăn, thiếu đất trồng trọt, nên dân cư tập trung thưa thớt.

Bảng 2.3. Mật độ dân số, tỷ trọng số dân và diện tích của các xã, thị trấn Huyện Ninh

Phước năm 2009. Tên huyện Mật độ dân số (người/kmP 2 P ) % so với dân số

cả huyện % so vtích cả huyện ới diện 2004 2009 Tổng số 195 198 100,0 100,0 1. T.trấn Phước Dân 1.121 1.100 13,14 2,36 2. Xã Phước Sơn 875 833 6,63 1,57 3. Xã Phước Thái 86 83 5,50 13,11 4. Xã Phước Hậu 1.058 1.047 8,50 1,61 5. Xã Phước Thuận 1.235 1.176 8,12 1,36 6. Xã An Hải 603 626 7,28 2,30 7. Xã Phước Hải 363 362 6,73 3,68 8. Xã Phước Hữu 253 263 8,84 6,66 9. Xã Phước Nam 233 255 8,62 6,69 10. Xã Phước Minh 42 46 1,97 8,56 11. Xã Phước Dinh 54 68 5,0 14,46 12. Xã Phước Diêm 283 308 44,41 7,08 13. Xã Nhị Hà 69 70 2,00 5,69 14. Xã Phước Hà 15 17 1,67 19,7 15. Xã Phước Vinh 219 192 4,89 5,05

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009- Phòng thống kê huyện Ninh Phước

Với quy mô dân số trên, Ninh Phước là huyện có số dân đơng nhất tỉnh, lớn hơn cả thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Dân số đông sẽ cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển KTXH. Tuy nhiên, theo tính tốn của các nhà khoa học Liên Hợp Quốc, để cuộc sống thuận lợi thì trung bình trên 1 kmP

2P P

chỉ nên có từ 35-40 người sinh sống [30]. Trong khi diện tích đất tự nhiên có hạn, quy mơ dân số ở địa phương ngày càng tăng làm làm cho mật độ dân số trong huyện cao gấp 5-6 lần “mật độ chuẩn”. Như vậy, dân số q đơng sẽ gây khó khăn cho việc đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần vốn hạn chế của xã hội khi nền kinh tế của Ninh Phước còn kém phát triển.

Gia tăng dân số Ninh Phước chủ yếu là gia tăng tự nhiên. Từ năm 2000 đến năm 2009, gia tăng dân số tự nhiên của huyện đã giảm đáng kể. Từ 2,1% năm 2000, giảm xuống còn 1,27%, tức là giảm gần 8,3%. Trong phạm vi của một huyện, nếu tỷ lệ này vượt quá mức 3%/năm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nâng cao CLCS do khối lượng của cải vật chất làm ra hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng tự nhiên hàng năm là 1,54%, dân cư huyện sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các điều kiện sống tốt hơn và khả năng nâng cao CLCS của mình.

Mười năm qua Huyện đã đạt được những hiệu quả nhất định về việc thực hiện chính sách của Nhà nước về công tác dân số và KHHGĐ, đặc biệt với chính sách bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em đã làm tỷ suất tử thô giảm mạnh. So với tồn tỉnh, Huyện có tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô thấp hơn mức trung bình của tỉnh, vào năm 2009 tỷ suất sinh thô của tỉnh là 19,20 %RoR và tỷ suất tử thô là 5,00%Ro.

Những xã vùng cao, vùng sâu như xã Phước Thái, xã Phước Hà, xã Nhị Hà tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô thường cao. Do điều kiện sống và mức sống của dân cư vùng này còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu. Bên cạnh đó, mặc dù mạng lưới y tế đã đến được tuyến huyện, song vẫn còn mỏng và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ngược lại, những địa phương ở vùng đồng bằng như thị trấn Phước Dân, xã Phước Thuận, Phước Hậu nơi có điều kiện sống tốt hơn, gần thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thì tỷ suất sinh và tỷ suất tử thấp hơn. Như vậy, vùng đồng bằng ven biển, ven sơng có nhiều thuận lợi hơn trong việc nâng cao CLCS, bởi vì mức sống càng được cải thiện và nâng cao, thể lực con người càng được tăng cường, con người càng có khả năng chống đỡ các loại bệnh tật, thì mức chết càng thấp. Mức sống tỷ lệ nghịch với mức chết. Do đó, muốn nâng cao mức sống vùng sâu, vùng xa thì Huyện cần chú trọng hơn nữa những chính sách cải thiện đời sống của người dân, nhất là người DTTS, đẩy mạnh hơn nữa cơng tác KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe của người dân. Khi y tế phát triển thì cả mức sinh và mức chết đều giảm nhanh. Có như vậy, mới góp phần nâng cao CLCS của dân cư trong huyện.

2.1.2.2.Cơ cấu dân số

a) Cơ cấu sinh học

* Cơ cấu dân số theo giới tính: có ý nghĩa sâu sắc về kinh tế, xã hội và nâng cao CLCS dân

cư, nhất là sức khỏe sinh sản của nữ giới. Hiện tượng bất bình đẳng nam - nữ trong xã hội, khơng chỉ có ở Việt Nam mà diễn ra phổ biến hầu hết ở các nước Phương Đơng. Vì vậy, phấn đấu cho sự bình đẳng nam nữ ln là mục tiêu cho sự phát triển của gia đình và xã hội.

Số lượng nữ giới chiếm trên một nửa dân số huyện. Năm 2000, có 82.113 phụ nữ trong tổng số 162.853 dân cả huyện, chiếm 51,42% (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Tỷ số giới tính của huyện Ninh Phước giai đoạn 2000-2009

98.32 97.84 97.84 98.79 98.77 98.8 98.66 99.03 99.03 99.81 100.06 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Thống kê huyện Ninh Phước

Tỷ số giới tính của dân số huyện Ninh Phước là khá cao và tăng liên tục qua các năm. Tỷ số giới tính chung của huyện năm 2004 là 98,8 nam trên 100 nữ, đến năm 2009 là 100,06 nam trên 100 nữ. Như vậy, chính sách KHHGĐ đã đưa đến việc chọn lựa sinh con trai thờ cúng tổ tiên đã làm cân bằng dần tỷ số giới tính. Trong tương lai, có thể tỷ số giới tính nam giới cao hơn nữ giới. Điều này sẽ gây hậu quả nghiệm trọng cho vấn đề phát triển KTXH và đặc biệt là quá trình tái sản xuất con người.

* Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

Dân số huyện Ninh Phước có cơ cấu trẻ. Trẻ em từ 14 tuổi trở xuống chiếm 31,65% tổng số dân. Số dân từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 6,4% tổng số dân, nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,95%. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) khá cao chiếm tới 27,34% tổng số dân và bằng 54,85% số nữ [24].

Như vậy, với cơ cấu dân số trẻ sẽ dễ nảy sinh tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong ở trẻ em do thiếu điều kiện chăm sóc y tế, nạn thất học do thiếu điều kiện giáo dục... Ngược lại, dân số già sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nguồn nhân lực và tăng nhu cầu dịch vụ chăm sóc người già.

Huyện có tỷ số phụ thuộc cao, năm 2009 là 70. Có nghĩa là trung bình cứ 100 người trong độ tuổi lao động lại có 70 người “ăn theo” (người già và trẻ em). Do hậu quả đời sống của khu vực nơng thơn, miền núi khó khăn, sinh đẻ nhiều, nên tình trạng sức khỏe kém, do đó tỷ số phụ thuộc thực tế của một số xã còn nặng nề hơn nhiều.

b) Cơ cấu xã hội

Cơ cấu xã hội của dân số phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ nhất định. Việc nghiên cứu cơ cấu xã hội có ý nghĩa quan trọng vì sự ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc của nó đến mọi hoạt động của xã hội. Đây là việc phân chia dân số theo các tiêu chuẩn khác nhau như lao động, trình độ văn hóa.

Quy mô dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Ninh Phước lớn và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 3.578 người, hay 3,85% tạo mức cung lớn về lực lượng lao động trong việc phát triển kinh tế của huyện Ninh Phước nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung.

Có thể thấy nguồn cung cho thị trường lao động chính là dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động. Theo điều tra lao động việc làm ngày 1/7 hàng năm, lực lượng lao động đã tăng từ 80.060 người năm 2000 lên 106.405 người năm 2005 và hiện đạt 106.794 người, chiếm 59,4% dân số toàn huyện.

Cơ cấu lực lượng lao động chưa có sự thay đổi đáng kể về chất. Hiện có tới 75% lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu là lao động hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó, lợi thế về nguồn nhân lực chưa được khai thác hết, thậm chí đang bị lãng phí, bởi vì cho đến nay tồn huyện cịn có 3.125 lao động ở thành thị và nông thôn chưa được sử dụng. Trong số này có khơng ít lao động trẻ, có sức khỏe và đã qua đào tạo. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa có việc làm hoặc làm khơng đúng nghề cịn lớn, đồng thời huyện còn thiếu nhiều cán bộ khoa học – công nghệ trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và các cơ sở sản xuất quan trọng. Có thể thấy, nguồn lao động lớn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả đang trở thành vấn đề xã hội không những chỉ ở tỉnh Ninh Thuận mà cả ở nước ta.

Bảng 2.4. Dân số trong độ tuổi lao động huyện Ninh Phước Năm Tổng số dân

(người)

Trong tuổi lao động (người) Tỷ lệ % so với tổng

dân s huyện

Số lao

động Có khlao động ả năng Mất khả năng lao động

2001 165.650 86.435 82.797 3.648 52,17

2003 174.536 95.807 90.675 5.132 54,89

2005 174.536 106.405 103.014 3.391 90,96

2007 176.601 110.580 107.623 2.957 62,61

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009- Phòng thống kê huyện Ninh Phước

Cùng với sự đổi mới của đất nước, trong hơn thập kỷ vừa qua, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã có những biến đổi quan trọng. Tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đã tăng lên, tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống (xem Biểu đồ 2.2). Mặc dù tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể, nhưng trong hoạt động kinh tế ở Huyện ngành nơng nghiệp vẫn đóng vai trị chủ yếu, cơng nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.

So với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra còn chậm, song là một bước tiến bộ trong việc phân bố lực lượng lao động xã hội vào quỹ đạo chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH của Huyện. Với sự chú trọng thu hút đầu tư và phát triển các ngành cơng nghiệp, mở rộng nhóm ngành dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề trong nơng nghiệp đã tạo thêm những chỗ việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động. Bình quân hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho 2.093 người, làm cho tỷ lệ thất nghiệp cả ở thành thị và nơng thơn có xu hướng giảm [22].

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế huyện Ninh Phước năm 2000 và năm 2009 (%)

Nguồn: Theo số liệu của Phòng LĐ-TB-XH huyện Ninh Phước c) Cơ cấu dân tộc

Trên địa bàn huyện có 24 dân tộc sinh sống trong số 27 dân tộc trên tồn tỉnh, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ đơng nhất (khoảng 68,3%), đặc biệt số lượng dân tộc Chăm và Raglai, Hoa khá cao. So với toàn quốc, dân tộc Chăm ở Ninh Thuận chiếm hơn một nửa, thì ở Ninh Phước chiếm khoảng 31,65%, đây là nét đặc biệt của tỉnh Ninh Thuận và huyện Ninh Phước.

Hai dân tộc Kinh và Chăm sống tập trung ở đồng bằng, thị trấn và ven biển. Thôn của người Chăm sống tương đối tập trung, riêng biệt, có thơn xen kẽ người Kinh. Dân tộc Raglai trước đây sống ở núi cao, làm rẫy du canh du cư, sản xuất cá thể lạc hậu. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải

phóng, cộng đồng chuyển xuống đồng bằng, sống tập trung, định canh định cư, đời sống tiến bộ hơn. Dân tộc Hoa ở xen kẽ với các thôn của dân tộc Kinh và Chăm; đông nhất là ở thị trấn Phước Dân, phần lớn sống bằng nghề buôn bán, kinh doanh dịch vụ - thương mại.

Truyền thống sản xuất của người Chăm ngồi canh tác lúa nước, cịn phát triển một số ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm (Mỹ Nghiệp); nghề làm đồ gốm (Vĩnh Thuận) rất đặc sắc. Những ngành nghề này đang định hình phát triển; từng bước có đầu tư cải tiến mẫu mã, mở rộng sản xuất; có thị trường tiêu thụ trong, ngồi nước…Văn hóa, nghệ thuật Chăm (tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, lễ hội…) mang đậm chất dân tộc độc đáo riêng trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Lễ hội Katê bên các tháp Chăm cổ kính hàng năm thu hút nhiều du khách các nơi về Ninh Phước. Góp phần phát triển du lịch, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và nâng cao CLCS của dân cư trong huyện.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)