Nhóm các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 102 - 118)

) Dân số trung

2005 2009 2015 Nông-lâm ngư nghiệp 43,18 42,30 42,

3.3.4. Nhóm các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ học vấn phổ thơng và trình độ nghề, đại học-cao đẳng là 2 nội dung cơ bản của phổ cập và cải thiện chất lượng GD-ĐT vì chúng góp phần nâng cao năng suất lao động, có cơ hội tìm kiếm cơng việc có thu nhập cao và mức sống tốt hơn.

Số liệu điều tra cho thấy năng lực học vấn, học nghề, cao đẳng-đại học của huyện còn rất thấp. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường (đến tuổi 15) nhưng chưa được đến trường còn rất cao, nhất là trẻ em gái (cịn 11%), trong đó có những xã rất cao như Phước Thuận (21,5%). Và cũng

đáng ngạc nhiên khi ngun nhân chính khiến cho trẻ em khơng đến trường là do cha mẹ không cần con cái học nhiều(?). Một số phụ nữ trong độ tuổi lao động bị tái mù, tuy đã từng được cắp sách đến trường nhưng hiện nay vẫn khơng đọc được, thậm chí khơng biết ký tên.

Nhiều lớp tập huấn chuyên môn kỹ thuật đã được tổ chức với hàng ngàn người tham gia, nhưng kết quả áp dụng vào thực tế sản xuất vẫn còn nhiều bất cập.

Rõ ràng việc xem xét lại các vấn đề đa diện của giáo dục, đào tạo cho người dân, nhất là đồng bào DTTS là cần thiết để có những điều chỉnh hợp lý hơn.

Xét theo tình hình trên, một số đề xuất giải pháp trong lĩnh vực cải thiện chất lượng GD-ĐT gồm những điểm chính sau đây:

- Cần nghiên cứu và cung ứng cho người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em nơng thơn và dân tộc ít người những loại hình dịch vụ GD-ĐT thích hợp và chuyên biệt. Ví dụ, cung ứng trợ cấp, học bổng, các ưu đãi trong tiêu chuẩn tuyển sinh, mở rộng dịch vụ trông trẻ và tăng cường các lớp tập huấn ngay tại địa phương để người dân có thêm thời gian đi học.

- Với các dân tộc ít người, tiếng Kinh là ngôn ngữ thứ 2. Với đặc trưng đơn âm và giàu từ Hán việt, tiếng Kinh là một ngơn ngữ khó và có nhiều phương ngữ. Cần xem xét việc dạy và học tiếng dân tộc ít người ở bậc tiểu học song hành với tiếng Kinh. Một số lớp tập huấn cũng nên có những phần bằng tiếng dân tộc. Rào cản ngôn ngữ là thách thức lớn đối với người dân nghèo ở các dân tộc ít người cư trú ở những địa bàn đặc biệt khó khăn.

- Chú trọng hơn nữa giáo dục hướng nghiệp thiết thực trong trường phổ thông. Ưu tiên đào tạo nhân lực phát triển nông nghiệp và nông thôn, miền núi, xuất khẩu lao động. Phát triển và nâng cao chất lượng các trường dân tộc nội trú; tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc.

- Các lĩnh vực quan trọng cần được nghiên cứu và điều chỉnh bao gồm vấn đề giới trong phương pháp giảng dạy, trong sách giáo khoa, giáo trình, sự tham gia của cộng đồng trong giáo dục đào tạo, của chương trình hành động cụ thể cho phụ nữ và trẻ em gái trong giáo dục và đào tạo phục vụ thị trường lao động.

3.3.5.Nhóm giải pháp phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe

Để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng thì trong những năm tới, Huyện cần tập trung giải quyết một số giải pháp sau:

Một là, cần huy động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ viện trợ của quốc tế, trong đó đầu tư của Nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi ngân sách của huyện. Bên cạnh tăng ngân sách nhà nước dành cho y tế, sẽ đầu tư phát

triển các dịch vụ cơ bản hơn nữa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân, nhất là người nghèo thông qua các chính sách ưu đãi xã hội như chính sách thu viện phí, chính sách bảo hiểm y tế, mạng lưới y tế, mạng lưới nhân viên.v.v... Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện chính sách xã hội hóa ngành y tế, có chính sách thu viện phí và bảo hiểm y tế hợp lý để đảm bảo kinh phí hoạt động cho ngành y tế.

Hai là, củng cố và phát triển y tế cơ sở, tăng cường công tác quản lý và phát triển nhân lực y tế. Cán bộ chuyên môn y tế của huyện tại vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đang thiếu rất trầm trọng. Vì vậy cần đào tạo năng lực và trình độ cho cán bộ trong ngành, trong đó đặc biệt chú ý xây dựng các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên ngành y tế tuyến cơ sở, cán bộ trực tiếp trong các bệnh lây nhiễm, bệnh xã hội. Bên cạnh đó, sắp xếp lại nhân lực ở các CSYT tuyến huyện để có thể điều động luân phiên cho các bác sĩ về tăng cường cho y tế cơ sở, nhất là các bác sĩ mới tốt nghiệp. Phát động phong trào nâng cao y đức đối với đội ngũ CBYT trên địa bàn huyện, và kịp thời tuyên dương những tấm gương thầy thuốc tốt.

Ba là, thực hiện tốt hơn nữa các chương trình quốc gia trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu Chương trình quốc gia thanh tốn một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. Cần tiêm chủng mở rộng cho bà mẹ uống ván và trẻ em một số bệnh lây nhiễm qua đường hơ hấp, đường tiêu hóa như viêm não Nhật Bản, viêm gan virút, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết... Các bệnh này đang có nguy cơ tái phát, đe dọa tới sức khỏe của người lớn và trẻ em trong những năm qua.

Bốn là, triển khai và gắn các vấn đề về sức khỏe với bảo vệ mơi trường. Vì cơng tác bảo vệ

mơi trường có liên quan chặt chẽ tới việc cải thiện và nâng cao các chỉ tiêu về sức khỏe. Chẳng hạn dùng nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Theo nghiên cứu của WB đã chỉ ra rằng, vệ sinh môi trường kém và sử dụng nước khơng an tồn đã gây ra 7 triệu ca tiêu chảy; 2,4 triệu ca bệnh ghẻ, nhiễm giun sán, viêm gan A và đau mắt hột; 0,9 triệu trường hợp liên quan đến suy dinh dưỡng, và hơn 9.000 ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở Việt Nam mà phần lớn là trẻ em. Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 10 bệnh thì 8 có liên quan đến nguồn nước, nhất là các bệnh truyền nhiễm [9].

Vì vậy cần làm tốt cơng tác vệ sinh mơi trường, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn. Đảm bảo đến năm 2015, có 100% số hộ được sử dụng nước sạch và 80% số hộ có hố xí hợp vệ sinh, nhất là các hộ ven biển.

Năm là, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình với các nội dung và hình thức phù hợp trong khn khổ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiến tới thỏa mãn nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, hạn chế đến mức thấp

nhất tình trạng có thai ngồi ý muốn, giảm mạnh tình trạng nạo phá thai, hút thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở người chưa thành niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Sáu là, xây dựng nếp sống lành mạnh trong toàn xã hội, ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS. Phòng chống đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy. Xử lý nghiêm theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội. Phát huy vai trò của từng người dân, từng cộng đồng tham gia đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi những tệ nạn này.

3.3.6.Nhóm giải pháp nâng cao điều kiện sống và môi trường sống

Nâng cao điều kiện sống và môi trường sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh; giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khỏe của dân cư nông thơn và giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong cộng đồng là mục tiêu chung mà địa phương nào cũng đặt ra giải quyết để nâng cao CLCS dân cư.

*Nhóm giải pháp về nước sạch:

Thứ nhất, về truyền thông – giáo dục sức khỏe và tham gia của cộng đồng.

Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vệ sinh môi trường bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức và thái độ của người dân về tiết kiệm điện, nước và vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết. Khi thực hiện cần lồng ghép nhiều chương trình, nhiều ban ngành và nhiều giải pháp ở các mức độ khác nhau, trong đó xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường, chống ô nhiễm môi trường và tập hợp, sử dụng được tiềm năng của các cơ quan khoa học đóng trên địa bàn mới là nội lực quan trọng để giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường sống hiện nay cho các đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển. Có như vậy mới mong rằng hành vi vệ sinh môi trường của người dân mới được cải thiện và nâng cao.

Có nhiều hình thức truyền thơng như truyền thơng trực tiếp thơng qua các tuyên truyền viên cấp nước và vệ sinh nơng thơn, CBYT thơn và các ban ngành, đồn thể chính trị xã hội xã; sử dụng truyền thơng đại chúng ( Tivi và radio, loa phóng thanh thơn, các bài báo, tạp chí.v.v...). Tuy nhiên, chương trình truyền thơng này cần phải có sự tham gia của cộng đồng thì mới đạt hiệu quả và bền vững của chương trình. Vì chương trình cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh là phục vụ cho cộng đồng, vì vậy cộng đồng phải phát huy quyền làm chủ và duy trì bảo vệ cơng trình là trách nhiệm của cộng đồng. Trong đó, đặc biệt phải đảm bảo sự cân bằng về giới để phụ nữ được tham gia vào việc ra quyết định về tất cả các khía cạnh của cấp nước, vệ sinh...

Thứ hai, tích cực huy động, vận động các tổ chức, cá nhân, nhà tài trợ, các thành phần kinh tế trong nước, ngoài nước và toàn xã hội đầu tư vào sự phát triển nâng cao năng suất các nhà máy nước cung cấp cho nhu cầu người dân. Thực hiện các dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

nông thôn. Giảm dần vốn ngân sách cho các vùng đồng bằng, để tập trung ưu tiên cho các vùng miền núi, vùng khó khăn và vùng thường xun bị thiên tai, hạn hán. Vì vị trí của nơng thơn trong chiến lược phát triển KTXH của Huyện trong thời gian tới là rất lớn, nên cần tiếp tục thêm vốn cho cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn một cách thỏa đáng.

Thứ ba, giải pháp về công nghệ cấp nước sạch, chất lượng nước và vệ sinh nông thôn. Giải pháp này là chìa khóa của việc phát huy hiệu quả khai thác, sử dụng cơng trình, nó quyết định đến cả vấn đề tài chính, nguồn lực đề vận hành và bảo dưỡng. Trước hết, cần phục hồi, nâng cấp, cải tạo và mở rộng các cơng trình cấp nước hiện có. Đồng thời, tìm kiếm các nguồn nước ổn định cho các vùng đặc biệt khó khăn như vùng thường xuyên bị hạn hán, lũ lụt, vùng miền núi; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước bằng các loại hình cơng nghệ phù hợp như: công nghệ xây hồ thu nước, giữ nước, trữ nước quy mô vừa và nhỏ cấp nước cho cụm dân cư; vùng ven biển sử dụng ánh nắng mặt trời bốc hơi bằng gương kính để thu nước ngọt phục vụ cho ăn uống; nâng cao chất lượng nước bằng áp dụng và chuyển giao nhiều công nghệ mới.

Cơng nghệ có tác động hài hịa mối tương quan giữa giá trị cơng trình, thành phẩm nước sạch và khả năng chi trả của người dân. Vì vậy, cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng tiến bộ KHKT vào cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn phù hợp với tiến trình CNH-HĐH nơng thơn.

*Giải pháp về nhà tiêu hộ gia đình

Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường giai đoạn 2000-2010 đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực cấp nước nhưng lĩnh vực vệ sinh môi trường chỉ đạt được kết quả hạn chế. Chất lượng xây dựng, tình trạng sử dụng nhà tiêu thực tế ở nhiều nơi còn kém, một số trường hợp chủng loại nhà tiêu được lựa chọn chưa phù hợp với quy mơ sử dụng, do đó địi hỏi phải có các biện pháp thích hợp và hiệu quả để đạt được mục tiêu đề ra.

Đẩy mạnh áp dụng 3 loại hình nhà tiêu: nhà tự hoại, nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thơng hơi. Đây là 3 loại nhà tiêu đáp ứng được nhu cầu về đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường. Vì vậy cần nhân rộng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh này cho cộng đồng dân cư. Trong đó những nơi nguồn nước khan hiếm và điều kiện địa lý khó khăn thì khuyến khích xây dựng loại nhà tiêu 2 ngăn và nhà tiêu đào cải tiến. Ngồi ra cần tiếp tục đánh giá các mơ hình nhà tiêu hiện có khác để đưa ra những loại hình phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán của từng khu vực nhằm phổ biến nhân rộng.

*Giải pháp về xử lý chất thải làng nghề và chất thải chăn nuôi:

Để bảo vệ môi trường trong việc xử lý chất thải làng nghề và chăn ni khơng có giải pháp hữu hiệu nào hơn là đưa các quy trình cơng nghệ vào xử lý chất thải. Vì thế trong những năm tới,

cần nghiên cứu các loại hình cơng nghệ đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam để giúp người dân địa phương có nhiều loại hình với giá thành phù hợp để lựa chọn áp dụng cho địa bàn mình.

Đối với cơng nghệ xử lý chất thải chăn nuôi:

Ở Việt Nam hiện nay Biogas là công nghệ xử lý chất thải chăn ni có hiệu quả vừa xử lý các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, hạn chế được các nguy cơ truyền bệnh, vừa tạo ra khí để sử dụng đun nấu. Biogas có nhiều loại: Biogas bằng túi ni lon; Biogas xây bằng gạch; thúc đẩy xử lý chất thải chăn ni hộ gia đình bằng mẫu chuồng do Viện chăn ni Bộ nơng nghiệp thiết kế. Mỗi mơ hình đều có điểm ưu và nhược, vì vậy tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình và từng vùng mà áp dụng cho phù hợp. Hơn nữa, để tận dụng nguồn chất thải phân gia súc, có thể sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ ngun liệu phân và rác thải gia đình. Mơ hình này đơn giản, rẻ tiền phù hợp với tập quán ủ phân chuồng truyền thống của các hộ nơng dân, có thể sử dụng phân bón cho cây trồng.

Đối với cơng nghệ xử lý chất thải làng nghề:

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ sạch vào quá trình sản xuất sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp và làng nghề để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hình thành hoạt động riêng lẻ, xen lẫn trong khu dân cư phải xây dựng hệ thống xử lý các chất thải thích hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nghiên cứu cải tiến quy trình cơng nghệ, áp dụng kỹ thuật đổi mới một số công đoạn sản xuất, đối với sản phẩm truyền thống cần kết hợp các công đoạn của kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn giữ nét văn hóa đặc thù của sản phẩm.

- Thực hiện tốt các quy định về bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh mơi trường của cơ sở sản xuất. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm cần kiên quyết di dời ra khu vực sản xuất tập trung phù hợp.

- Nhà nước hỗ trợ hơn nữa cho các làng nghề, cơ sở sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp về các nội dung: thơng tin, tun truyền; xây dựng mơ hình chuyển giao khoa học cơng nghệ; bồi

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 102 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)