) Dân số trung
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CLCS DÂN CƯ HUYỆN NINH PHƯỚC
PHƯỚC
3.1. Căn cứ xây dựng
3.1.1.Bối cảnh khu vực và trong nước ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH tỉnh Ninh Thuận và huyện Ninh Phước
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và của huyện, tỉnh nói riêng, nhất là đời sống KTXH của người nông thôn sẽ chịu sự tác động không nhỏ của nền kinh tế hội nhập.
Kinh tế thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ 21 đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, Nhật Bản; nạn lạm phát đang diễn ra ở tất cả các quốc gia; giá các mặt hàng chiến lược tăng mạnh đang đe dọa đến an ninh năng lượng và an ninh lương thực của các quốc gia. Bên cạnh đó, là tình hình thiên tai lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần... diễn biến phức tạp, đã đè nặng hơn lên khó khăn về kinh tế, đang gây ra bức xúc trong xã hội, từ đó phát sinh những tiêu cực tới tình hình chính trị của một số quốc gia.
Mặc dù Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế và thiên tai. Những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam đã tác động trực tiếp tới sự phát triển KTXH của tỉnh Ninh Thuận và huyện Ninh Phước, thể hiện trên một số mặt:
- Giá cả các mặt hàng tăng cao và tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến kinh tế và đời sống của nhân dân trong huyện, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nhất là khu vực nông thôn.
- Biến động chính trị, thiên tai và suy giảm kinh tế của các nguồn lực lớn như Nhật Bản, Châu Âu sẽ làm suy giảm nguồn vốn đầu tư FDI và ODA chảy vào Việt Nam và Ninh Thuận sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình phát triển KTXH nước ta vốn chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nước ngoài.
- Gây khó khăn cho các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) trong việc huy động vốn đầu tư sản xuất, dẫn đến thất nghiệp và ảnh hưởng an sinh xã hội và an ninh khu vực nông thôn. - Đời sống của người lao động rất khó khăn, nhất là những người làm cơng ăn lương, vì mức lương khơng tăng lên tương xứng. Thu nhập tăng chậm hơn tăng giá tiêu dùng thì rõ ràng CLCS của người dân không được cải thiện.
Biến động kinh tế, chính trị thế giới và khu vực đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam và huyện Ninh Phước, đó là vấn đề khoảng cách phát triển kinh tế giữa các
ngành kinh tế và mức sống giữa các khu vực, vùng miền ngày càng trở nên rõ nét hơn. Vì vậy, việc
cải thiện tình trạng thu nhập bất ổn định cho hơn 87% dân số Ninh Phước đang sống trong vùng
nông thôn và thúc đẩy việc tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua việc phát triển các
vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số là mấu chốt để duy trì và phát triển bền vững CLCS dân cư
của huyện.
3.1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc sống của dân cư huyện Ninh Phước giai đoạn 2000 – 2009 Phước giai đoạn 2000 – 2009
Cùng với tăng trưởng của nền kinh tế và những nổ lực trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, thu nhập của dân cư trong Huyện năm 2009 tăng lên đáng kể, tỷ lệ nghèo và mức độ phân hóa giàu nghèo có xu hướng giảm dần, đời sống của các tầng lớp dân cư chuyển biến theo hướng tiến bộ. Nhất là nhờ tác động của các chính sách đầu tư và chính sách xã hội đối với miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc ít người, vùng nghèo và người nghèo nên thu nhập và đời sống dân cư từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, mặt bằng chung về thu nhập, mức sống và trình độ học vấn... của các tầng lớp dân cư trong huyện nhìn chung vẫn còn rất thấp, chỉ bằng khoảng 75% mức trung bình của cả nước, bằng 50% vùng Đơng Nam Bộ, bằng 90% vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và đang có xu hướng tụt hậu ngày càng xa hơn, năm 2002 mức thu nhập bình quân đầu người của Ninh Phước bằng 85% mức thu nhập bình quân chung của cả nước, năm 2006 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 77%, đến năm 2009 tiếp tục giảm xuống chỉ còn bằng 73,3%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng thu nhập BQĐN của Ninh Phước chậm hơn tốc độ tăng thu nhập BQĐN của cả nước (so năm 2006, thu nhập BQĐN của cả nước tăng 61%, trong khi đó mức tăng thu nhập BQĐN của Ninh Phước chỉ tăng 55,4%) [34]. Bên cạnh đó sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa thành thị với nơng thơn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng miền trong tỉnh vẫn còn khá xa, việc làm cho người lao động vẫn còn hạn chế.
Những năm gần đây nền kinh tế của Huyện tuy có bước chuyển dịch, nhưng tốc độ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành Cơng nghiệp – Dịch vụ cịn chậm, do đó tỷ trọng ngành Nơng, lâm, thủy sản vẫn cịn q lớn, chiếm 42,3% GDP (tồn tỉnh là 45,6%) nên nhìn chung nền kinh tế của huyện Ninh Phước vẫn là nền kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ và chậm phát triển, đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thu nhập và mức sống của dân cư Ninh Thuận và huyện Ninh Phước thấp hơn mặt bằng chung của cả nước.
3.1.3.Định hướng chung về phát triển KTXH của huyện giai đoạn 2011- 2015.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã có những định hướng, mục tiêu phát triển KTXH đến năm 2015 với việc nâng cao CLCS dân cư như sau:
3.1.3.1. Định hướng
Giai đọan năm 2011-2015 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh nói chung và huyện Ninh Phước nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII sẽ là những định hướng lớn để phát triển huyện nhà theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh và bền vững.
Trước những yêu cầu đó, Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ X đã đưa ra định hướng phát triển huyện đến năm 2015 là : “ Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Huy động tối đa nội lực, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm quốc phịng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội”.
3.1.3.2.Mục tiêu chung
Tiếp tục thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo sự chuyển dịch nhanh
về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Xác định sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn là ngành sản xuất chính theo hướng sản
xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Cơ cấu kinh
tế: nông nghiệp 42,24%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 33,71% và thương mại dịch
vụ 24,05%. Đến năm 2015, giá trị các ngành sản xuất tăng 2,36 lần. Thu nhập bình quân đầu người
gấp 1,9 lần so với năm 2010. Đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng
hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa – xã hội theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa. Giảm tỷ lệ hộ
nghèo, tập trung giải quyết việc làm; nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho nhân dân.
3.2. Các mục tiêu cụ thể
3.2.1. Mục tiêu về tăng trưởng kinh tế
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Xác định sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn là ngành sản xuất chính theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Đưa giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp (giá cố định năm 1994) là 1.078,29 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,24%.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng đa dạng các sản phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng và quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ phát triển các ngành nghề tại địa phương.
Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại và dịch vụ. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có giá trị kinh tế cao; chú trọng việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, có giá trị hướng đến xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế: Nông lâm thủy sản 42,24%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 33,71% và thương mại dịch vụ 24,05%. Đến năm 2015, giá trị các ngành sản xuất tăng 2,36 lần. Thu nhập bình quân đầu người gấp 1,9 lần so với năm 2010. Đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên toàn huyện.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu về tỷ trọng cơ cấu kinh tế huyện Ninh Phước năm 2015
ĐVT: %