Vấn đề lương thực và dinh dưỡng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 59 - 60)

) Dân số trung

2001 2003 2005 2007 2009 T ổng GDP 100 100 100 100

2.2.1.2. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng

Việc phát triển nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp và đảm bảo nhu cầu lương thực và dinh dưỡng cho người dân. Khi con người được đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng thì sẽ khỏe mạnh, nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tăng chiều cao, cân nặng v.v...Từ đó người dân có cơ hội tìm kiếm thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Huyện chủ trương phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên sản lượng và giá trị sản xuất nơng nghiệp có bước phát triển tích cực. Mức tăng trưởng bình qn thời kỳ 2006-2009 là 13,42%. Trong đó, ngành trồng trọt phát triển với việc gia tăng sản lượng lương thực như lúa, khoai lang, sắn, ngơ... Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng đạt 20.290 ha (trong đó diện tích lúa 16.836 ha), sản lượng lương thực 118.812 tấn (trong đó lúa 102.840 tấn), BQĐN đạt 660,8 kg/người/năm, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh và các huyện khác, nhưng thấp hơn huyện Thuận Bắc.

Bảng 2.11. Tình hình sản xuất lúa phân theo địa phương năm 2009 Huyện, thành phố Diện tích

(ha)

Sản lượng

(tấn) quân đầu người (kg) Sản lượng bình

Phan Rang-Tháp Chàm 2.857 16.125 99,2 Bác Ái 1.926 5.010 205,7 Ninh Sơn 6.543 32.850 397,2 Ninh Hải 5.721 32.105 366,4 Ninh Phước 17.345 102.840 572,0 Thuận Bắc 4.740 24.765 654,3 Cộng 39.132 213.695 377,7

Nguồn: Địa lý nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Do Ninh Phước là huyện thuần nông, nên sản lượng lương thực BQĐN ln có sự gia tăng qua các năm. Từ 379,4 kg/người năm 2003 tăng lên 438,4 kg/người năm 2004. Tuy nhiên năm 2005 do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán nên sản lượng BQĐN giảm xuống thấp nhất 181 kg/người. Đến năm 2006 tăng 2,8 lần so năm 2005 và năm 2009 đạt 660,8 kg/người. Thời kỳ 2006-2009, bình quân sản lượng lương thực đầu người mỗi năm tăng 9,5%.

Bảng 2.12. Sản lượng lương thực, lương thực BQĐN huyện Ninh Phước

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Sản lượng lương thực (tấn) 64.826 75.665 31.503 88.799 90.271 108.287 118.812 Lương thực BQĐN (kg/người) 379,4 438,4 181,0 506,9 511,2 607,7 660,8

Bên cạnh đó ngành chăn ni cũng đạt được những kết quả nhất định với sản lượng thịt gia tăng như trâu, bò, dê, cừu, ngựa, lợn, gà, vịt... với tổng số lượng khoảng 1.458 con. Các loại gia súc, gia cầm trên chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong huyện và một phần cung cấp cho các thị trường khác trong tỉnh, trong nước, chưa có xuất khẩu.

Nhìn chung, lượng tiêu thụ lương thực thực phẩm hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển từng cá thể nhất là trẻ sơ sinh: dinh dưỡng tốt hay xấu có ảnh hưởng tới phát triển thể trạng trong suốt cuộc đời. Hiện nay nhờ chính sách phát triển nơng nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu khơ hạn của huyện và ứng dụng khoa học công nghệ, nên ngành nông nghiệp của huyện về cơ bản đảm bảo được nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân trong huyện với các loại thực phẩm sản xuất ngày càng đa dạng hơn. Vì vậy tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 25,4% năm 2005 xuống còn 19,1% năm 2009. Và thực tế qua KSMS dân cư trong huyện cho thấy rằng mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực thực phẩm của các hộ gia đình qua các năm tăng lên. Tuy nhiên, khẩu phần ăn trung bình của người dân trong huyện chưa được điều tra đầy đủ, ước tính khoảng 1.900 Kcalo; ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực đồng bào ít người như Chăm, Raglai cịn thấp. So với mức ăn của năm 2005, khi thiên tai hạn hán xảy ra trên diện rộng ở miền Trung, nạn đói cần trợ cấp của địa phương đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn là thách thức rất lớn cho huyện khi biến đổi khí hậu tồn cầu sẽ làm gia tăng cường độ hạn hán, lũ lụt, mưa bão làm cho phát triển nông nghiệp chưa bền vững. Hơn nữa, mặc dù có sự phát triển đa dạng hơn trong nông nghiệp, song cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong những năm qua chưa thay đổi nhiều, lĩnh vực chế biến, bảo quản nơng sản, giá cả thị trường cịn gặp nhiều khó khăn... do đó nguy cơ thiếu đói và tái nghèo sẽ rất cao. Do vậy, huyện cần thực hiện ngay nhiều giải pháp, kế hoạch trước mắt và lâu dài để phát triển bền vững nền kinh tế, góp phần cải thiện đời sống người dân.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện ninh phước tỉnh ninh thuận (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)