Bước sang thế kỉ 21 khi mà nền kinh tế tri thức và nhu cầu hội nhập, hợp tác không ngừng đã trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển của bất cứ quốc gia, nền kinh tế nào thì đi cùng với nó là những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của nguồn lao động. Người lao động trong thời đại hội nhập hiện nay không chỉ được yêu cầu giỏi về mặt chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, vi tính mà còn cần có cả những kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc theo nhóm, sự nhạy bén, năng động, khả năng thích nghi tốt, sự tự tin và khả năng nói trước công chúng.
Mở đầu A. Đặt vấn đề A.1: Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỉ 21 khi mà nền kinh tế tri thức và nhu cầu hội nhập, hợp tác không ngừng đã trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển của bất cứ quốc gia, nền kinh tế nào thì đi cùng với nó là những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của nguồn lao động. Người lao động trong thời đại hội nhập hiện nay không chỉ được yêu cầu giỏi về mặt chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, vi tính mà còn cần có cả những kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc theo nhóm, sự nhạy bén, năng động, khả năng thích nghi tốt, sự tự tin và khả năng nói trước công chúng. Hiện nay đó cũng là một yêu cầu quan trọng được đặt ra khi những nhà tuyển dụng tuyển chọn nhân viên, đặc biệt là ở những bộ phận thường xuyên phải giao dịch tiếp xúc với các đối tác và khách hàng. Bắt nguồn từ thực tế đó, nhu cầu tìm hiểu, học tập, về kĩ năng này không chỉ là nhu cầu của riêng một cá nhân mà là nhu cầu đối với một lượng lớn đội ngũ lao động trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trước những thách thức của nền kinh tế hội nhập. Mang trong mình đặc trưng tiêu biểu của một ngành dịch vụ, Du lịch chính là ngành mà đội ngũ lao động là những người được đòi hỏi cao hơn bất cứ một ngành nghề nào khác, đó không chỉ là những yêu cầu cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ, một phông kiến thức tổng hợp mà hơn hết người làm trong ngành Du lịch nhất thiết phải có những kĩ năng về giao tiếp, ứng xử nhanh nhạy thông minh, duyên dáng, và đặc biệt phải có khả năng ăn nói mà cụ thể hơn đó là khả năng nói trước công chúng. Khả năng ấy không phải bất kì ai 1 sinh ra cũng đã sẵn có mà phần nhiều đó là do sự rèn rũa mà nên, cũng chính vì lẽ đó nhu cầu tìm hiểu học tập về kĩ năng này là rất cần thiết đối với bất kì cá nhân nào muốn đạt được thành công và tìm được một vị trí nhất định trong xã hội. Bên cạnh đó xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân, là một sinh viên đang học tập tại khoa Du Lịch học trường Đại học KHXH&NV, kĩ năng thuyết trình (public speaking) cũng là môt kĩ năng bắt buộc trong việc học tập rất nhiều môn học như “ Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”, “Ngiệp vụ ngoại giao”, “Tâm lí du lịch”, “Marketting du lịch”…Thực tế nghề nghiệp sau này đối với một huớng dẫn viên du lịch kĩ năng thuyết minh là yêu cầu cao nhất được đặt ra đối với hướng dẫn viên khi tác nghiệp. Tuy nhiên về trong chương trình đào tạo hiện nay của khoa lại chưa có một giáo trình chính thức nào đề cập trọn vẹn về vấn đề này Từ những vấn đề đó nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Kĩ năng nói trước công chúng (public speaking) trong hoạt động hướng dẫn du lịch” A.2: Đối tượng nghiên cứu - Kĩ năng nói trước công chúng và sự vận dụng các kĩ năng đó trong hoạt động hướng dẫn du lịch. A.3: Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lí thuyết chung cho kĩ năng của nói trước công chúng (Public Speaking), từ đó nghiên cứu vận dụng cho hoạt động hướng dẫn du lịch B. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tài liệu - Quan sát tham dự 2 Chương 1 Những hiểu biết chung về kĩ năng nói trước công chúng (Public speaking) 1.1: Nội hàm của khái niệm nói trước công chúng( Public speaking) Public speaking hay nói trước công chúng là một khái niệm còn gây nhiều tranh cãi, các tác giả khác nhau lại có nhưũng quan điểm riêng của mình về nói trước công chúng. Theo Joseph. A. Devito thì nói trước công chúng là một hình thức giao tiếp mà trong đó người nói muốn truyền đạt những thông tin về một chủ đề cụ thể tới một luợng đông đảo khán giả. Nó thường xảy ra trong những trường hợp có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người nói và người nghe (1) Clella Iles. Jaffe lại cho rằng nói trước công chúng tức là khi một người chuẩn bị và phát biểu ra những gì đã chuẩn bị trước một nhóm người nghe và nhìn chung là sẽ không có sự cắt ngang dòng suy nghĩ của người nói. (2) Diana Prentice Carlin và Jame Payne trong tác phẩm của mình Public speaking today đã chia làm giao tiếp làm 5 mức độ: (1) Public speaking is a form of communication in which a speaker addresses a relatively large adience with a relatively continous discourse. Usually it takes place in a face to face situation. The element of public speaking, Joseph. A. Devito. Tr30 (2) Public speaking means that one person prepares and delivers a presentation to a group who listen, generally without interrupting the flow of ideas. Public Speaking a cultural perspective. Clella. Iles. Jaffe. Street University, 2002, tr36 3 Giao tiếp tự thân ( Intrapersonal Communication): là hình thức giao tiếp xảy ra thường xuyên trong mỗi con người đó là khi ta nghĩ xem phải làm như thế nào xử lí như thế nào trước một sự việc xảy ra. Tương tác giao tiếp ( Interpersonal Communication): giao tiếp xảy ra giữa người với người trong những nhóm có thể gồm 2 hoặc 3 cá nhân, nó mang tính chất thân mật. Giao tiếp trong những nhóm nhỏ ( Small group Communication): Số lượng tham gia lớn hơn có thể tập hợp lại thành một tổ, nhóm lớn. Nói trước công chúng ( Public speaking) có thể định nghĩa là khi một người giao tiếp với những người khác nó bao gồm sự trình bày một cách liên tục một bài phát biểu ở trong tình huống tiếp xúc trực tiếp với khán giả. (3) Nó khác với với việc giao tiếp trong những nhóm nhỏ bởi số lượng khán giả là rất lớn, đồng thời nó cho phép một người có thể tương tác với nhiều người khác, đồng thời nếu như trong nhóm nhỏ thông điệp truyền đi được phản hồi ngay lập tức thì trong nói trước công chúng mọi phản hồi từ phía khán giả đều là những yếu tố phi lời và có thể bị trì hoãn cho tới khi họ được phát biểu. Giao tiếp đa truyền thông ( Mass communication): nó xảy ra khi một người phát biểu mà lời của ngưòi đó được truyền đi trên các phương (3) Public speking can be defined as one person communicating with many people. It involves a continous presentation by one individual in a face- to - face situation with audience. Public speking today. Diana Prentice Carlin / Jame Payne. Tr 26 4 tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi. Cùng một lúc có thể có rất nhiều người nghe hoặc đọc được nội dung được phát biểu. Tuy nhiên chỉ khi có những khán giả trực tiếp chứng kiến, trực tiếp nghe lời phát biểu tại chính nơi mà sự kiện đó diễn ra thì người phát biểu mới được coi là đang nói trước công chúng ( Public speaking) Khái niệm công chúng (public) ở đây cần được hiểu một cách rõ ràng Công chúng được dùng để chỉ đông đảo mọi người xem hay chứng kiến việc gì, trong quan hệ với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên. (4) Từ những quan điểm được đưa ra ở trên ta có thể thấy được rằng nói trước công chúng tức là sự truyền tải thông điệp về một vấn đề cụ thể nào đó đến đông người xem, hay chứng kiến một việc gì trong mối quan hệ với người nói. Nói trước công chúng gồm ba mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin (information), thuyết phục (pursuade) và để giải trí (intertainment). Tuỳ từng trường hợp mà nó có thể chưâ đựng mục đích khác nhau và đôi khi là nhằm cả ba mục đích trên. Theo Devito nói trước công chúng bao gồm các yếu tố cấu thành nên như sau: - Người nói : Được coi là yếu tố đầu tiên và xuất phát điểm, đóng vai trò quan trọng của việc nói trước công chúng. Khái niệm này có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau như diễn giả, người trình bày, ngưòi hùng biện và được sử dụng tuỳ theo văn cảnh. (4) Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như ý chủ biên, NXB VHTT,1999, tr 454 5 - Thông điệp: Là bất cứ những gì mà người nói muốn truyền đạt đến cho người nghe, thông điệp vô cùng phong phú và đa dạng đó có thể là bài giảng của một giảng viên đại học nhưng cũng có thể đơn giản chỉ là một lời yêu cầu giúp một việc gì đó giữa những người bạn với nhau. Mục đích của nói trước công chúng là truyền đạt lại thông điệp của diễn giả đối với khán, thính giả của mình. Điều này có thực hiện thành công hay không còn tuỳ thuộc vào những gì được trình bày và cách mà người trình bày sẽ thể hiện. - Người nghe: Chính là đối tượng tiếp nhận thông điệp từ người nói, song song với quá trình tiếp nhận đó thì đồng thời cũng diễn ra sự phản hồi từ phía người nghe. Quá trình tiếp nhận thông tin và phản ứng với những thông tin nhận được là khác nhau đối với mỗi cá nhân, trong khi nói trước công chúng, bao giờ số lượng người nghe cũng rất lớn. Vì thế đối với một vấn đề được trình bày tất yếu sẽ có những ý kiến nhận xét và đánh giá khác nhau. Đó là điều cần được lưu ý trong khi thuyết trình, một buổi thuyết trình được đánh giá là thành công hay không còn phụ thuộc vào việc người trình bày có đủ sức thu hút, thuyết phục được người nghe hay không? Và điều này tất nhiên như đã nói ở trên là tương đối khác nhau trong nhận định của mỗi người. - Sự xao nhãng: Bị chi phối bởi các yếu tố về mặt tâm lí, vật lí, những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến khả năng thu nhận thông tin của người nghe. Một người đang có những khúc mắc về mặt tâm lí chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định khi tiếp nhận thông tin, tương tự như vậy chỉ cần một tiếng động lớn, sự ồn ào xung quanh cũng là những cản trở lớn đến buổi thuyết trình. Tuy nhiên đây là những yếu tố tồn tại một cách tất yếu trong bất kì hoàn cảnh nào khi ta nói trước công chúng. Điều quan trọng hơn là người nói 6 phải tìm mọi cách để giảm thiểu những tác động này và làm chủ được tình hình. - Phản hồi: Đó chính là phản ứng của người nghe trước vấn đề được trình bày, sự thể hiện nay là khác nhau ở mỗi người và được thể hiện bằng nhiều cách, khi đồng ý với ý kiến của diễn giả họ có thể gật đầu, phản đối có thể la ó.Tuy nhiên có những phản hồi sẽ được thể hiện ngay lập tức nhưng một số có thể bị trì hoãn, có khi nó được giấu diếm đi nhưng có lúc được thể hiện ra một cách công khai. Mặc dầu vậy phần lớn những phản hồi trong khi nói trước công chúng đều được thể hiện bằng những yếu tố phi ngôn ngữ. Do đó người nói phải nhạy cảm và có sự điều chỉnh cho phù hợp. - Ngữ cảnh: Thời gian và không gian diễn ra buổi thuyết trình có tác động rất lớn tới nội dung và sự thành công của diễn giả, vì thế người nói cần phải hết sức lưu ý vấn đề này. Cần tránh những khoảng thời gian nhạy cảm như sau bữa ăn trưa lúc mà mọi người đều mệt mỏi và có nhu cầu được nghỉ ngơi đôi chút hoặc phải nói trong không gian chật chội, nóng bức. Nó sẽ là những yếu tố cản trở lớn, nếu không thể tránh được thì người nói cần rất nhiều sự nỗ lực để làm chủ trong mọi tình huống. - Kênh thông tin: Là phương tiện mà nhờ đó mà thông điệp sẽ được truyền tải đến với khán giả. Trong khi nói trước công chúng người nói có thể sử dụng nhiều kênh thông tin như : đài, báo, truyền hình… mỗi cách lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Nếu như một vị chủ tịch nuớc chọn đài phát thanh để chúc tết toàn dân thì thông điệp mà người dân nhận được chỉ là qua giọng nói nhưng nếu vị đó chọn truyền hình thì người ta không chỉ chỉ nghe được giọng nói mà còn thấy được cả hình ảnh một cách dễ dàng. 7 Nhìn một cách tổng thể nói trước công chúng là sự liên kết của các yếu tố trên lại với nhau, mỗi yếu tố nằm trong một chỉnh thể thống nhất, yếu tố này lại chịu sự tác động của những yếu tố khác. Người nghe và diễn giả là hai yếu tố chủ đạo ảnh hưởng lẫn nhau và nói trước công chúng cũng bao gồm sự tương tác lẫn nhau của hai yếu tố đó. 1.2: Vai trò của kĩ năng nói trước công chúng ( Public Speaking) Việc tìm hiểu vai trò của kĩ năng nói trước công chúng chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao ta lại cần phải nghiên cứu nó, nó thể hiện tầm quan trọng như thế nào. Ngay từ thời cổ đại con người đã coi việc nói trước công chúng chính là một phương tiện quan trọng trong giao tiếp. Những người có khả năng nói hay còn gọi là những nhà hùng biện là những người giành được nhiều sự kính trọng và họ cũng coi đó là một phương để có thể truyền tải được tư tưởng, học thuyết của mình một cách hiệu quả nhất. Có thể kể đến đó là Aristotle, Decard, Khổng Tử, Trang Tử… và còn rất nhiều những nhân vật nổi tiếng khác. Làm sao để cho mọi người có thể tiếp cận với những tư tưởng, những học thuyết, phát minh mới trong thời đại thiếu thốn, khó khăn về mặt thông tin như thế nếu như không phải là nhờ những cuốn sách và nhờ những buổi diễn thuyết, dạy học. Bằng cách này hay cách khác những con người đó đã tìm mọi cách để tiếp cận, truyền tải thông điệp của bản thân. Và một câu hỏi được đặt ra là nếu như Aristotle hay Khổng Tử là những diễn giả tồi thì liệu ngày nay chúng ta còn có thể thừa hưởng được những tri thức, tư tưởng được đúc kết qua hàng ngàn năm hay không? Chúng ta còn có thể học tập và 8 tìm hiểu được Đạo Khổng hay không khi mà phần lớn những tác phẩm của ông đều được những học trò của ông tập hợp và ghi lại dựa trên những gì mà họ tiếp thu được từ chính thầy giáo của mình.Thời Hi Lạp, La Mã cổ đại khả năng hùng biện đóng một vai trò cực kì quan trọng trong giáo dục và trong đời sống thị dân. Vì vậy nên mới xuất hiện những mẩu chuyện về những ông trạng cãi, những nhà hùng biện tài năng bằng trí thông minh của mình mà có thể làm thay đổi được tình thế. Trong trường học thời Hi- La người học không chỉ được dạy những kiến thức về toán học, thiên văn học, vật lí mà họ còn được dạy về những kĩ năng hùng biện, thậm chí có cả những trường chỉ dạy cách để làm sao có thể trở thành nhà hùng biện, trở thành những ông “trạng cãi” được nhiều người biết đến. Tất nhiên không một ai có thể sinh ra với những tài năng bẩm sinh có sẵn trong mình và cần thiết hơn hết đó là sự khổ luyện. Tấm gương của Demosthenes (384- 322 trước công nguyên) một diễn giả và chính khách nổi tiếng thời cổ Hi Lạp rất đáng để mọi người noi theo. Ông đã ngậm sỏi trong miệng tập hát và nói trước biển để chữa bệnh hụt hơi, nói lắp của mình. Treo hai thanh gươm sắc nhọn trên vai để sửa tật nhún vai. Demosthenes không chỉ cho ta thấy được sự kiên trì và nỗ lực của con người mà quan trọng hơn nó còn cho thấy người ta đánh giá như thế nào về kĩ năng nói trước công chúng và nó đóng vai trò như thế nào đối với thành công trong cuộc đời mỗi con người. Những con ngưòi đạt đến đỉnh cao của danh vọng và quyền lực đều được cho là những ngưòi có tài ăn nói sắc sảo và đầy sức thuyết phục và đó là điều không thể phủ nhận cho dù ở trong bất kì thời đại nào. Cho dù hiện nay người ta có thể dùng nhiều cách khác nhau để tiếp cận thông tin nhưng để đạt được thành công thì nói trước công chúng vẫn là yếu tố không ai có thể phủ nhận và từ bỏ. 9 Sức mạnh của nghệ thuật nói là điểm mấu chốt tạo nên dấu ấn của mỗi người trong giao tiếp . Cũng theo Devito trong The element of public speaking nói trước công chúng có một số vai trò như sau. Giúp tìm ra khả năng giao tiếp chung, thưòng xuyên nói trước nhiều người sẽ giúp bạn phát triển phong cách giao tiếp hiệu qủa hơn. Đồng thời nó còn tăng cường khă năng tự định nghĩa về một vấn đề, khả năng tổ chức thông tin, sắp xếp thông tin một cách hiệu quả nhất đối với đối tượng giao tiếp của mình. Thêm vào đó sự nhạy bén, khả năng biến chuyển linh hoạt trước những phản hồi từ phía người nghe vì thế cũng cũng được phát triển. Chính từ những yêu cầu phải trả lời những thắc mắc từ phía ngưòi nghe cũng giúp tăng cường kĩ năng nghe ngày càng hiệu quả hơn. Tư duy logic đặc biệt là khả năng giao tiếp tự tin chính là những lợi ích lớn nhất khi bạn thực hành kĩ năng nói trước rất nhiều người. Giúp tăng cường kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng học thuật. Cho dù ở bất kì một vị trí nào, làm bất kì công việc gì thì sẽ có lúc chúng ta buộc phải nói trước rất nhiều người, không ai có thể đảm bảo là điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Vì vậy nắm rõ những kĩ năng trong khi nói trước công chúng sẽ giúp giải thích, tổ chức thông điệp một cách rõ ràng, có sức thuyết phục đồng thời nó giúp rèn luyện kĩ năng thuyết phục, đàm phán, trình bày vấn đề một cách chắc chắn, tự tin và khoa học. Giúp tăng cường khả năng hội nhập, phù hợp với nền kinh tế tri thức và nền kinh tế đang toàn cầu hoá một cách nhanh, mạnh như hiện nay, những vận hội mới đồng thời cũng kèm theo nhiều thử thách mới, nền kinh tế năng động hiện đại cũng đòi hỏi người lao động phải có sự điều chỉnh, bổ sung kiến thức của bản thân cho phù hợp 10 [...]... cầu mới của môi trường làm việc và nói trước công chúng cũng nằm trong số những yêu cầu đó để có thể hội nhập với thế giới một cách dễ dàng hơn 1.3: Đặc trưng của nói trước công chúng (Public Speaking) Muốn tìm hiểu rõ đặc trưng của kĩ năng nói trước công chúng thì cách tốt nhất đó là so sánh nó với những cuộc nói chuyện thông thường được sử dụng hàng ngày, giữa chúng có những điểm giống và khác nhau... đạt được thành công khi phải nói trước hàng trăm, ngàn người diễn giả phải nói để tất cả mọi người đều có thể nghe rõ, họ tránh những lối cư xử , những ngôn từ có thể gây phản cảm đối với khán giả, vì đó cũng chính là cách mà họ tự huỷ hoại thành công của bản thân 1.4: Kĩ năng nói trước công chúng( public speaking skills) Kĩ năng nói trước công chúng là sự tích hợp của rất nhiều những kĩ năng khác nhau... hững trước những gì mà ta đang nói, chắc chắn ta cũng phải có sự điều chỉnh hoặc là không tiếp tục nói hoặc chuyển ngay sang một chủ đề khác Như vậy một cách ngẫu nhiên chúng ta đã sẵn có một trong những kĩ năng của việc giao tiếp và đó chính là một trong những kĩ năng quan trọng, cần thiết cho thành công trong khi nói trước công chúng 1.3.2 : Điểm khác biệt Mặc dù có nhiều điểm tương tự nhau nhưng nói. .. đang nghe mình nói để có thể giảm bớt sự lo lắng, đó là thái độ hết sức sai lầm Không ai có thể thành công trong nghiệp nói nếu như không coi trọng khán giả của mình Trong khi nói hãy cố gắng giao đãi với mọi người, nghĩ đễn nội dung thuyết trình hơn là nỗi sợ hãi khi trình bày 1.4.2: Kĩ năng nghe Để có thể trở thành một người thành công trong hoạt động nói thì việc tìm hiểu và nắm được kĩ năng nghe là... nội dung Nghe có phê bình Nghe có phê bình trong kĩ năng nói trước công chúng đề cập đến quá trình nghe đối với một bài diễn văn nhằm đưa ra những phán xét, nhận định, khi chúng ta được nghe bất cứ một bài diễn văn nào, chúng ta cũng sẽ được hỏi để đưa ra những đánh giá riêng của bản thân về những gì vừa diễn ra và việc đó thể hiện cho một người nghe có trách nhiệm 1.4.2.2: Những lỗi thường mắc trong. .. văn nói và diễn giả sẽ dựa vào đó để “ ứng khẩu nói sẽ tạo đựơc sự hấp dẫn nhờ lối nói ứng khẩu đồng thời thể hiện cái lửa của người nói vừa không làm sai lệch về mặt thời gian Tuy nhiên trong quá trình viết diễn giả phải chú ý đến ngôn ngữ được sử dụng trong khi nói 31 Đây là vấn đề rất quan trọng vì ngôn ngữ chính là công cụ để truyền tải ý tưởng Một diễn giả tài năng chính là người sử dụng công. .. quan đến vấn đề rồi nêu ngay đề tài Ví dụ như Trong thời điểm hiện nay đào tạo nhân lực trong ngành dịch vụ nói chung cũng như ngành du lịch nói riêng đang gặp phải nhiều khó khăn.” * Chuyển đề: báo trước các phần việc sẽ làm trong thân bài Người nói có thể nói rõ rằng những vấn đề chính sẽ được đề cập rõ hơn trong phần mà mình sẽ trình bày ngay sau đây Đó cũng là một cách chuyển đề tương đối đơn... đồng Trong The art of Public speaking, Stephen Lucas dẫn chứng rằng Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chỉ ra một người ở độ tuổi trưởng thành sử dụng đến 30% thời gian thức giấc của mình cho những cuộc nói chuyện thường ngày Ông cũng cho rằng nói trước công chúng và nói chuyện thông thường có những điểm giống nhau như sau Sắp xếp những suy nghĩ của mình một cách logic: cho dù chỉ hướng. .. ra những lỗi sau mà người nghe thường vấp phải (2) Tài liệu đã dẫn, tr 1241 18 Không tập trung: lỗi này thường xảy ra bởi vì người nghe thường bị cắt ngang bởi những dòng suy nghĩ khác, hoặc chịu tác động ngoại cảnh trong khi nghe Tuy nhiên đây là điều không thể tránh khỏi cho dù người nói có xuất sắc đến đâu và trong khi nói trước công chúng cần hiểu và nắm được điều này Nghe quá chăm chú : Điều... khác nhau Vì thế để có thể đạt được thành công và trở thành một 13 diễn giả xuất sắc nó đòi hỏi ở mỗi cá nhân sự nỗ lực rèn luyện thậm chí là khổ luyện qua một quá trình lâu dài cùng nhiều thử thách 1.4.1: Xây dựng sự tự tin Sự tự tin là một trong những trong những yếu tố quan trọng đảm bảo thành công cho dù chúng ta hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào Khi ta phải nói dưới sức ép của đám đông thì tự tin . phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy: Tâm lí chung của rất nhiều diễn giả đó là sợ rằng khán giả sẽ biết được rằng mình đang lo lắng. Điều này vô hình chung đã tạo nên sức ép lớn. Tuy nhiên một. kĩ năng đó trong hoạt động hướng dẫn du lịch. A.3: Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lí thuyết chung cho kĩ năng của nói trước công chúng (Public Speaking), từ đó nghiên cứu vận dụng cho hoạt. lịch B. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tài liệu - Quan sát tham dự 2 Chương 1 Những hiểu biết chung về kĩ năng nói trước công chúng (Public speaking) 1.1: Nội hàm của khái niệm nói trước công