1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ thăng long

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ NỘI DUNG, SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM (3)
    • 1. Quá trình hình thành và phát triển (3)
      • 1.1 Thông tin chung về công ty (3)
      • 1.3 Ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động của công ty (6)
    • 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật (9)
      • 2.1 Đặc điểm về sản phẩm - Khách hàng (9)
        • 2.1.1 Sản phẩm (9)
        • 2.1.2 Khách hàng (12)
      • 2.2 Đặc điểm kỹ thuật và công nghệ (13)
        • 2.2.1 Qui trình sản xuất (13)
        • 2.2.2 Cơ sở vật chất trang thiết bị (14)
      • 2.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu (15)
      • 2.4 Đặc điểm cơ cấu lao động (17)
      • 2.5 Đặc điểm cơ cấu tổ chức (20)
        • 2.5.1 Mô hình cơ cấu tổ chức (20)
        • 2.5.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban (22)
    • 3. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (24)
    • 1. Khái niệm về chiến lược sản phẩm (27)
    • 2. Phân loại chiến lược sản phẩm (28)
    • 3. Sự cần thiết và vai trò của chiến lược sản phẩm (31)
    • 4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược sản phẩm (33)
      • 4.1 Môi trường kinh tế (33)
      • 4.2 Môi trường chính trị pháp luật (33)
      • 4.3 Đối thủ cạnh tranh (34)
      • 4.4 Các nhân tố kỹ thuật công nghệ (38)
      • 4.5 Đặc điểm nhà cung ứng nguyên vật liệu (38)
    • 1. Danh mục sản phẩm và thị trường (40)
    • 2. Phương thức tiêu thụ (44)
    • 1. Tình hình đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm (45)
    • 2. Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm (49)
    • 3. Tình hình phát triển sản phẩm mới (51)
    • 4. Đánh giá chung (52)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (40)
    • 1. Mục tiêu về sản phẩm (54)
    • 2. Mục tiêu về thị trường (55)
    • 3. Mục tiêu về sản lượng (55)
    • 2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường bên trong và bên ngoài (57)
    • 3. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng các phương án chiến lược (57)
    • 4. Giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn chiến lược (58)
    • 5. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát xây dựng chiến lược (59)
    • 6. Phát triển công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (59)
  • KẾT LUẬN (60)

Nội dung

GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ NỘI DUNG, SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

Quá trình hình thành và phát triển

1.1 Thông tin chung về công ty.

 Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long

 Tên giao dịch quốc tế: Thang Long Technology Investment Development Corporation

 Tên viết tắt: T-TECH., JSC.

 Thành lập : Ngày 06 tháng 11 năm 2002.

 Trụ sở : Số nhà 35, khu tập thể công ty đá quý và vàng Hà Nội, đường Trung Văn, thôn Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội

Sơ đồ 1 : Sơ đồ công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thăng Long

1 Trụ sở chính. Địa chỉ: Số 35 Trung văn - Từ Liêm - Hà Nội Điện thoại : 04.35533.622.

2 Văn phòng giao dịch. Địa chỉ: Số 180 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại : 04.35543.192.

3 Xưởng sản xuất. Địa chỉ: Đường Trung Văn - Từ Liêm - Hà nội Điện thoại : 04.35533.622.

4 Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ : 347 Đường D5 P25 Q.Bình thạnh - TP.HCM Điện thoại : 08.35120676, 0983203898

5 Phòng thí nghiệm trung tâm. Địa chỉ: Số 35 đường Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại : 04 35535.274

1.2 Quá trình ra đời và phát triển của công ty.

Năm 2002 Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các thiết bị khoa học vào ứng dụng và thí nghiệm,với đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề đã chung tay thành lập ra Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Thăng Long với số vốn ban đầu là 16 tỷ đồng

Năm 2004 Chuyển đổi thành Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Thăng Long (T-TECH) chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị khoa học trong lĩnh vực xây dựng, thiết bị đo lường, kiểm định xây dựng

 Sau khi cổ phần hóa, các cổ đông nắm giữ số cổ phần như sau

 Ông Nguyễn Đình Trọng, chủ tịch HDQT, TGD: 42%

 Ông Nguyễn Đình Nghĩa, Phó TGD: 41%

 Ông Thẩm Việt Đức, Phó TGD: 9%

Ngày 15/11/2005 Công ty đã được phép thành lập phòng thí nghiệm và kiểm định xây dựng, mã số LAS-XD 400

Trong năm 2008 Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long đã mở thêm chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh

Với tôn chỉ: “Công nghệ tiên tiến - Dịch vụ hoàn hảo” và một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để theo kịp sự phát triển công nghệ trên thế giới Khởi điểm, từ ngày chỉ sản xuất và cung cấp thiết bị trên phạm vi hẹp, trải qua những năm tháng thăng trầm, đến nay công ty đã mở thêm chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh và phạm vi hoạt động của công ty đã mở rộng trên toàn quốc, dần vững bước trưởng thành, trở thành một trong những công ty có uy tín hàng đầu về sản xuất và cung cấp thiết bị đo lường, kiểm định xây dựng.

1.3 Ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động của công ty.

 Buôn bán, sản xuất các thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật, đo lường kiểm nghiệm, các vật tư thiết bị thi công công trình xây dựng, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp;

 Buôn bán sản xuất vật tư thíêt bị điện, điện tử điện lạnh, thiết bị truyền thanh, truyền hình;

 Dịch vụ tư vấn sửa chữa, lắp đặt chuyển giao công nghệ thiết bị khoa học, kỹ thuật;

 Buôn bán ôtô xe máy, các phương tiện, vật tư phục vụ ngành vận tải ;

 Buôn bán sản xuất các loại vật liệu xây dựng và thi công xây lắp các công trình xây dựng, công trình giao thông.

 Tư vấn xây dựng( không bao gồm thiết kế công trình);

 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

 Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá( bao gồm cả vận chuyển khách du lịch);

 Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế;

 Dịch vụ thí nghiệm vật liệu và kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

 Dịch vụ khoa học kỹ thuật, tư vấn, nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học;

 Mua bán thiết bị thí nghiệm, sắt thép, hàng kim khí;

 Dịch vụ thuê và cho thuê máy móc, thiết bị công ty kinh doanh;

 Sản xuất mua bán phần mềm;

 Dịch vụ quảng cáo giới thiệu sản phẩm, xây dựng và tư vấn các công trình quảng cáo;

 Tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ khai trương, lễ khánh thành, tổ chức hội chợ và triển lãm thương mại;

 Môi giới và xúc tiến thương mại;

 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, giải khát (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường , quán bar);

 Chế biến và mua bán hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản.

 Kinh doanh nhà ở bất động sản.

 Thiết kế xây dựng công trình giao thông

 Giám sát thi công công trình hạ tầng, công nghiệp, dân dụng.

 Thiết kế công trình thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông.

 Thiết kế lắp đặt thiết bị chuyển mạch truyền dẫn đài thu phát.

 Thiết bị hệ thống mạng truyền dẫn, mạng ngoại vi, mạng máy tính.

 Thiết kế quy hoạch mạng lưới bưu chính viễn thông.

 Thiết kế công trình điện năng (nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến thế).

 Khảo sát trắc địa công trình.

 Khảo sát địa chất công trình.

 Kinh doanh khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng (Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường).

 Dịch vụ nhận uỷ thác đầu tư.

 Dịch vụ lập, quản lý và thẩm định dự án đầu tư.

 Dịch vụ hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị công ty kinh doanh.

 Mua bán thiết bị viễn thông, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm.

 Dịch vụ giá trị gia tăng trên truyền hình, mạng viễn thông, internet.

 Dịch vụ thương mại điện tử.

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty

Hiện nay công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long là một công ty có thể hoạt động đa ngành nhưng hiện tại công ty chỉ tập trung vào những lĩnh vực chính đó là:

1) Sản xuất và cung cấp thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm và kiểm định công trình xây dựng, công trình giao thông, thiết bị khoa học đo lường kiểm nghiệm.

2) Cung cấp các thiết bị đo lường, thiết bị kiểm nghiệm, thí nghiệm của các hãng nổi tiếng trên thế giới như : ELE, Matest, TechnoTest, Luda, HP, … và chuyển giao thiết bị tới phòng thí nghiệm tại địa điểm lắp đặt thiết bị của khách hàng

3) Sản xuất và cung cấp thiết bị phát thanh truyền hình, hệ thống truyền thanh không dây và có dây, thiết bị điện, điện tử viễn thông, thiết bị giải pháp nguồn điện, ups, inverter

4) Cung cấp và cho thuê thiết bị công trình xây dựng như : máy xúc, máy ủi, xe lu, xe bơm bê tông.

5) Thi công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng hạ tầng, san lấp mặt bằng

Bảng 1 : Bảng cơ cấu doanh thu theo các lĩnh vực kinh doanh

Thiết bị thí nghiệm sản xuất 12.047.200 18.237.400 22.980.200

Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật

2.1 Đặc điểm về sản phẩm - Khách hàng.

Sơ đồ 2 : Các mặt hàng của công ty

Thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng- thiết bị khoa học đo lường: Đặc điềm của các thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng là các thiết bị mang tính chuyên môn kỹ thuật cao, chỉ được sử dụng trong các thí nghiệm yêu cầu độ chính xác cao nên yếu tố về chất lượng, độ bền luôn được đặt lên hàng đầu Do đặc điểm kỹ thuật như trên nên các sản phẩm này thường có giá thành cao và sô lượng tiêu thụ mỗi đơn đặt hàng là không lớn.

Trong thời gian vừa qua các sản phẩm thí nghiệm vật liệu xây dựng- thiết bị khoa học đo lường của Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long đã liên tục tìm được chỗ đứng vững vàng trên thị trường và đã chiếm tỷ lệ phần trăm khá cao trong cơ cấu về doanh thu cua công ty. Đối với các thiết bị nhập khẩu phần lớn là các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc , công ty luôn chọn những đối tác, những nhà cung cấp có uy tín và là những thương hiệu đã khẳng định được vị trí trên thế giới Một số hãng có quan hệ đối tác thân thiết đối với công ty như:

 Đại lý cung cấp thiết bị thí nghiệm vật liệu của hãng Ele- Anh

 Đại lý cung cấp thiết bị thí nghiệm của Đức

 Nhà cung cấp sản phẩm đo lường của Matest

 Đại lý cung cấp máy thí nghiệm vật liệu xây dựng

 Đại lý cung cấp cân điện tử của hãng OHAUS.

 Đại lý cung cấp( máy nén ba trục, bê tông )

 Nhà cung cấp thiết bị (máy kéo thép, máy nén)

Thiết bị điện tử viễn thông –phát thanh truyền hình:

Các mặt hàng sản phẩm điện tử viễn thông và phát truyền hình của công ty hiện nay còn khiêm tốn vì vậy trong năm 2010 công ty sẽ tâp trung đầu tư vào nhóm sản phẩm này để nâng cao phần trăm doanh thu trong cơ cấu về doanh thu Ưu điểm của hệ thống không dây: khắc phục được hết các nhược điểm của hệ thống có dây như chi phí đầu tư ít hơn, lắp đặt nhanh hơn, khắc phục sự cố dễ dàng hơn Nhưng kỹ thuật phức tạp hơn do phải xử lý, khuếch đại tín hiệu, xử lý các loại nhiễu khi truyền tín hiệu

Ngoài những mặt hàng kể trên công ty còn sản xuất và nhập khẩu một số sản phẩm phụ nhằm đa dạng hóa các mặt hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

2.1.2 Khách hàng Đối tượng khách hàng của công ty khá đa dạng: là cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, công ty xây dựng, công ty giao thông, các đài phát thanh truyền hình…

Vì vậy công ty luôn chủ động tiến hành tiếp cận với các khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin đặc tính sản phẩm và các phương thức bán hàng của công ty

Giữ quan hệ tốt đẹp với các khách hàng trung thành đồng thời mở rộng mối quan hệ tìm kiếm các khách hàng tiềm năng bằng cách:

 Tiếp cận bằng hình thức trực tiếp gặp và giới thiệu chi tiết về sản phẩm của mình hoặc gián tiếp,

 Quảng cáo hoặc các nguồn thông tin quảng cáo, các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài, tờ rơi… và các phương tiện khác.

Ngoài ra để xây dựng được lực lượng khách hàng trung thành thì công ty còn mở sổ theo dõi bán hàng đối từng khách hàng để có những chế độ ưu đãi, khuyến mãi hợp lý….

Một số bạn hàng thân thiết của công ty như:

 Công ty tư vấn và xây dựng công trình Nghệ An

 Công ty tư vấn thiết kế công trình giao thông 479

 Công ty xây dựng Sông Đà

 Ban điều hành dự án

 Tổng công ty xây dựng Trường Sơn

 Công ty tư vấn xây dựng Thanh Hoá

 Công ty tư vấn Giao Thông Huế

 Đài phát thanh truyền hình Sơn La

 Trung tâm tư vấn và giám sát xây dựng công trình giao thông Vĩnh Phúc

 Trung tâm kiểm định xây dựng Đồng Nai

 Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hải Phòng

 Công ty xây dựng công trình giao thông Nam Định

2.2 Đặc điểm kỹ thuật và công nghệ.

Quy trình sản xuất được chuẩn hóa từ khâu nghiên cứu kiểu dáng, thử nghiệm khả năng vận hành an tòan trong thời gian dài không cần bảo dưỡng Trước khi sản xuất hàng loạt sẽ được chế tạo thử nghiệm nhằm tối ưu hóa quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và chuyên môn hóa quá trình sản xuất.

Do vậy, có thể khẳng định quy trình sản xuất của công ty là khá phức tạp và được khái quát qua mô hình sau:

Sơ đồ 3 : Quy trình sản xuất của công ty

Do sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn cao nên công ty đã thiết kế một hệ thống kiểm tra chất lượng toàn diện qua từng khâu để phát hiện sớm những sai sót có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Đặc biệt, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ để có thể cạnh tranh với các hãng sản xuất khác trong nước cũng như nước ngoài

2.2.2 Cơ sở vật chất trang thiết bị

Hiện nay, công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long có hệ thống cơ sở vật chất như sau:

 Hệ thống văn phòng làm việc: Số 35 Trung văn - Từ Liêm - Hà Nội

 Trang thiết bị văn phòng hiện đại: Máy tính, máy photo, máy in, máy fax,

 Nhà máy sản xuất: Se00 m2 tại khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai,

 Kho NVL, thành phẩm: diện tích 200 m2

 Cần cẩu trục: 2 cái, xuất xứ: Trung Quốc

 Xe nâng tay: 4 cái, xuất xứ: Trung Quốc

 Xe ô tô cẩu hàng 5 tấn: 2 cái (1 xe Hyundai, 1 xe Thaco)

 Xe ô tô 7 chỗ: 2 cái (1 xe Innova, 1 xe Suzuki APV)

 Xe ô tô 4 chỗ: 2 cái (1 xe Toyota Camry, 1 xe Nissan Teana)

 Xe ô tô bán tải Toyota Hilux : 1 cái

Với chủ trương đưa tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, trong những năm vừa qua công ty đã tiến hành nhập khẩu nhiều máy móc, dây truyền công nghệ hiện đại Dưới đây là một số dây truyền, máy móc, thiết bị của công ty:

Bảng 2 : Danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất của công ty.

Thêm năm sản xuất và năm sử dụng

Máy sấn tôn 16mm 1 chiếc Japan 2005 2005

Máy sấn tôn 3mm 1 chiếc Japan 2005 2005

Máy gấp tôn 3mm 1 chiếc China 2000 2003

Máy cưa phôi tròn, phôi chữ U 2 chiếc Japan 2002 2000

Máy cắt dây GoldSun 1 chiếc Japan 2005 2007

Máy tiện CNC 2 chiếc Japan 2002 2000

Máy tiện cơ 5 chiếc Russia 1995 2002

Máy phay cơ 2 chiếc Russia 1997 2003

Máy khoan cần 2 chiếc Russia 2000 2002

Máy khoan nhỏ 3 chiếc Japan 2004 2005

Máy hàn điện 6 chiếc China 2003 2004

Máy mài dao 2 chiếc China 2003 2004

( Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long ) 2.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào cấu thành sản phẩm đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Vì vậy công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long luôn chú trọng đến việc quản lý yếu tố đầu vào ngay từ khi nhập cho đến khi bảo quản trong kho.

Trong quá trình nhập yếu tố đầu vào bộ phận chức năng phải xem xét kĩ chất lượng của các yếu tố đó Nếu có bất ổn hay hỏng hóc, không đạt tiêu chuẩn thì phải phản hồi ngay đến nhà cung cấp Nguyên liệu đầu vào là: phôi, linh kiện, cấu kiện ,

… được nhập về đều phải được kiểm tra, kết quả kiểm tra phải:

- Đảm bảo trạng thái đai kiện của sản phẩm

- Chứng chỉ của nhà sản xuất đúng với trạng thái, dấu hiệu của sản phẩm.

Khó khăn đối với công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long là có khoảng 60-80% nguyên liệu dùng trong sản xuất như đồng, nhôm, kẽm, thép kỹ thuật, phôi thép và nhiều linh kiện phụ trợ đều phải đặt hàng từ nước ngoài do trong nước chưa sản xuất được Theo số liệu thống kê thì quí đầu năm 2010 giá sắt thép đã tăng khoảng 10% do lượng sắt thép trên thị trường phải chịu thuế nhập khẩu cao Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã khiến nhiều công ty lúng túng, bị động trong lập kế hoạch kinh doanh, ký hợp đồng hay đấu thầu thiết bị công trình do giá thành phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu, tỷ giá hối đoái, nó cũng là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất của công ty cũng tăng lên.

Một số nguyên vật liệu chính của công ty như:

Bảng 3 : Danh mục nguyên vật liệu sản xuất chính của công ty

Loại nguyên liệu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6 T đầu năm 2009

Thép khối tròn θ15, θ20, θ220 23 tấn 29 tấn 45 tấn 24 tấn

Thép rỗng tròn θ300, dày 3mm 15 tấn 15 tấn 27 tấn 16 tấn

Thép chữ L, Thép chữ U 14 tấn 20 tấn 22 tấn 15 tấn

Tôn 2mm, 3mm, 5mm 11 tấn 16 tấn 15 tấn 10 tấn

Thép ông vuông 12 tấn 13 tấn 16 tấn 15 tấn

Thép tấm, lá, cuộn 19 tấn 18 tấn 19 tấn 15 tấn

( Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long ) Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng nguyên liệu đầu vào của công ty tăng qua các năm từ năm 2006- 2008, một số loại nguyên liệu nhập tăng vọt vào năm

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

3.1 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận

Bảng 6 : Doanh thu thuần - Lợi nhuận trước thuế TNDN từ 2006- 2009 (6 tháng đầu năm) Đơn vị tính:1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 6T đầu năm

(Nguồn: phòng kế toán tài chính)

Từ bảng 6 và biểu đồ ta có nhận xét:

 Qua bảng 6 và biểu đồ chứng tỏ Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long hoạt động kinh doanh có hiệu quả

 Doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2005- 6t đầu năm 2009 đều tăng qua các năm Cụ thể : doanh thu tăng từ hơn 13,2 tỷ đồng ( 2006) lên hơn 32 tỷ đồng( 2008) trung bình trong ba năm mỗi năm tăng khoảng 50% Tương đương với mức tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng tăng từ gần 41 triệu đồng năm

2006 lên hơn 95 triệu đồng năm 2008 Đặc biệt năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu nhưng đơn vị đã chủ động mở rộng thị trường bằng cách mở thêm chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm vì vậy doanh thu năm 2008 vẫn tăng so với các năm trước Lợi nhuận năm

2008 có tăng (53%) so với các năm trước nhưng tốc độ tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng doanh thu (83%) so với năm 2007 do một số nguyên nhân:

 Do đơn vị sử dụng chưa hiệu quả các nguồn lực.

 Công nợ khách hàng còn nhiều, hàng tồn kho lớn.

 Sô dư tiền vay lớn và do đó chi phí lãi vay phải trả cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.

 Cạnh tranh trên thị trường gay gắt, trong khi giá nguyên vật liệu tăng là một nguyên nhân có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

 6 tháng đầu năm 2009 tuy gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế nhưng doanh thu cũng đã đạt hơn 14 tỷ đồng, lợi nhuận công ty đạt hơn 30 triệu đồng Công ty đang từng bước phấn đấu để hoàn thành kế hoạch năm 2009.

3.2 Kết quả thu nhập của người lao động.

Bảng 7: Thu nhập bình quân của người lao động từ năm 2006-2009

Thu nhập bình quân Triệu VNĐ 2,7 3,3 3,5 3,8

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)

Từ bảng số liệu trên ta thấy: số lượng lao động làm việc trong công ty không lớn và tăng ít qua các năm, tăng khoảng 1,1 lần nhưng tiền lương bình quân liên tục tăng Năm 2009, thu nhập bình quân của người lao động đạt 3,8 triệu đồng/ người/ tháng, tăng so với năm 2006 là 1,4 lần Mức thu nhập như vậy là chưa cao so với tình hình giá cả và lạm phát hiện nay nhưng ngoài ra, cán bộ công nhân viên trong công ty còn có các khoản trợ cấp, tiền thưởng theo phần trăm doanh số Chẳng hạn: nhân viên kinh doanh ngoài mức lương chính còn được nhận các khoản trợ cấp xăng xe, tiền điện thoại tạo điều kiện hoàn thành công việc được giao Công ty còn có chế độ khen thưởng cho các nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thưởng vào các dịp lễ, tết…để tạo niềm tin và thúc đẩy sự nhiệt tình trong công việc.

II/ Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là một trong những bộ phận của chiến lược kinh doanh

Khái niệm về chiến lược sản phẩm

Muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì phải làm chủ được cạnh tranh Nếu một công ty có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, chất lượng cao là chắc chắn thu được nhiều lợi nhuận, điều này chẳng có gì là chắc chắn Bởi vì đằng sau nó còn có hai vấn đề lớn mà nếu không giải quyết được thì mọi cố gắng của công ty đều vô nghĩa.

 Một là, thị trường có cần và cần hết số sản phẩm mà công ty sản xuất ra hay không?

 Hai là, giá thị trường mà công ty định bán người tiêu dùng có đủ tiền mua hay không?

Nếu doanh nghiệp không trả lời chính xác hai câu hỏi này thì có nghĩa là doanh nghiệp và thị truờng chưa có mối liên hệ mật thiết.

Trái với hình thức kinh doanh trên, nghĩa là hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào thị trường đó là mục tiêu của hoạch định chiến lược sản phẩm.

Chiến lược sản phẩm là cách thức duy trì hoặc tạo ra một cơ cấu sản phẩm hợp lý nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và của khách hàng, phù hợp với các khả năng và nguồn lực của công ty, chiếm ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong từng thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phân loại chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau:

Nếu căn cứ vào bản thân sản phẩm, chiến lược sản phẩm được chia thành 5 loại:

- Chiến lược duy trì chủng loại:

Là chiến lược tiếp tục duy trì cơ cấu mặt hàng đang sản xuất, đảm bảo giữ cho được vị trí vốn có của sản phẩm trên thị trường bằng việc bảo vệ uy tín mà công ty đã đạt được Áp dụng khi đối thủ cạnh tranh của công ty khá mạnh và có xu hướng chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm hiện có của công ty.

- Chiến lược hạn chế chủng loại:

Là chiến lược đơn giản hoá cơ cấu chủng loại, loại trừ một số sản phẩm không hiệu quả, tập trung phát triển một số ít sản phẩm có triển vọng

Chiến lược phát triển chủng loại và đổi mới chủng loại:

Là chiến lược cải tiến sản phẩm hiện tại nhằm nâng cao số lượng khách hàng Khi tiến hành phân đoạn thị trường doanh nghiệp thấy rằng có nhiều phân đoạn, để thâm nhập vào những đoạn thị trường này doanh nghiệp cần phải phát triển thêm nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau nhàm đáp ứng nhu cầu của thị trường Phát triển chủng loại có thể thực hiện bằng các cách sau:

+ Phát triển hướng xuống dưới.

+ Phát triển hướng lên trên.

+ Phát triển theo cả hai hướng trên.

- Chiến lược hoàn thiện sản phẩm:

Là chiến lược định kỳ cải tiến các thông số chất lượng sản phẩm Khi sản phẩm đưa ra thị trường mà thông tin phản hồi về sản phẩm còn nhiều khiếm khuyết thì doanh nghiệp cần phải cải tiến lại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường

- Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm:

Là chiến lược tách các sản phẩm đang sản xuất của công ty với các sản phẩm tương tự hay gần giống nhau hiện đang có trên thị trường bằng cách tạo cho sản phẩm của mình những khác biệt mang tính tốt hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Nếu căn cứ vào cặp sản phẩm/ thị trường thì người ta chia chiến lược sản phẩm thành các loại:

Sơ đồ 4: Ma trận Ansoff

- Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có:

Chiến lược này thường áp dụng trong giai đoạn đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp mới thành lập Nhà kinh doanh bắt đầu với một sản phẩm sau đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình theo 3 phương thức:

 một là, khuyến khích các khách hàng đã có của mình tiêu thụ sản phẩm thường xuyên hơn;

 hai là, phát triển thêm khách hàng trong cùng một thị trường để tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm;

 ba là kích động khách hàng để tăng thêm mức tiêu thụ sản phẩm

- Chiến lược sản phẩm hiện có trên thị trường mới:

Chiến lược này nhằm mở rộng thị trường bằng cách đưa sản phẩm hiện có vào thị trường mới để tăng mức tiêu thụ Nó được áp dụng khi mà thị trường mới có nhu cầu về sản phẩm tương tự thị trường hiện tại.

- Chiến lược sản phẩm cải biến trên thị trường hiện có:

Trong chiến lược này sản phẩm được thay thế một phần hay hoàn toàn trong tập hợp sản phẩm của công ty với chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn… để bảo vệ thị trường và tấn công thị phần của đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại.

- Chiến lược sản phẩm cải biến trên thị trường mới:

Chiến lược này dùng sản phẩm cải tiến để tạo ra thị trường mới Khi sản pphẩm của công ty chỉ đáp ứng được một bộ phận khách hàng trong thị trường hiện tại thì doanh nghiệp nên cải tiến sản phẩm nhằm tạo ra một thị trường mới trong lòng thị trường hiện tại.

- Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường hiện có:

Chiến lược này áp dụng khi doanh nghiệp đưa ra một loại sản phẩm chưa có trên thị trường nhằm mục đích mở rộng thị trường, tạo ra nhu cầu mới.

- Chiến lược sản phẩm mới trên thị trường mới:

Khi mà doanh nghiệp thâm nhập vào một trường hoàn toàn mới thì phải xây dựng một chiến lyực sản phẩm mới cho phù hợp với thị trường này.

Sự cần thiết và vai trò của chiến lược sản phẩm

Trong chiến lược kinh doanh nói chung thì chiến lựơc sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng

Chiến lược sản phẩm là một công cụ cạnh tranh sắc bén giúp doanh nghiệp sản xuất đứng trên thế chủ động để nắm bắt và thoả mãn nhu cầu đa dạng và luôn biến động của thi trường

Có được chiến lược sản phẩm đúng đắn và hoàn chỉnh thì sản phẩm mới có thể tiêu thụ tốt được trên thị trường, giúp mang lại doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh giúp duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp

Mặt khác khi chiến lược sản phẩm có hiệu quả thì chính là cơ sở để thực hiện các chiến lược kinh doanh khác như kế hoạch nghiên cứu phát triển và đầu tư Nó là một vòng tuần hoàn khép kín, hỗ trợ và thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trong chiến lược sản phẩm thì phát triển sản phẩm mới là một trong những mục tiêu quan trọng và cần được đầu tư hợp lý vì :

 Phát triển sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng, nói rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ môi trường kinh doanh

 Bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình Tất nhiên, việc đổi mới sản phẩm không thể nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận hoặc cắt giảm chi phí.

 Một thực tế khách quan hiện nay là sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới;

 ã Sự đũi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khỏch hàng với cỏc loại sản phẩm khác nhau;

 ã Khả năng thay thế nhau của cỏc sản phẩm;

 ã Tỡnh trạng cạnh tranh trờn thị trường ngày càng gay gắt hơn

 Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và phát triển sản phẩm mới là một nhiệm vụ rất quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa có chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh, thực sự mới chỉ dừng lại ở việc hình thành những tư tưởng, giải pháp mang tính chiến lược như: Đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra cơ cấu chủng loại phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, quản lý chất lượng Trong cơ cấu doanh thu của công ty phần trăm doanh thu các sản phẩm nhập khẩu vẫn chiếm tỷ lệ cao, doanh thu các sản phẩm do công ty sản xuất chỉ chiếm khoảng gần 30% so với tổng doanh thu, chưa tương xứng với tỷ lệ đầu tư về công nghệ, nhà xưởng và máy móc thiết bị….

Vì vậy trong thời gian tới công ty cần lập chiến lược sản phẩm có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm hợp lý hơn để tận dụng nguồn lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nền kinh tế thế giới vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng và đang từng bước phục hồi vì vậy trong thời gian tới thị trường sẽ có những biến động rất lớn, với kế hoạch sản xuất hiện nay nếu coi đó là phương tiện để có thể cạnh tranh trong thời gian tới thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn Do vậy, phải xây dựng cho công ty một chiến lược phát triển sản phẩm một cách hợp lý và tập chung vào các vấn đề chủ yếu như:

 Đầu tư phát triển sản phẩm mới.

 Đa dạng hóa sản phẩm và xác định lợi thế cạnh tranh dài hạn dựa vào nguồn lực của của công ty

 Xác định sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, có lợi thế cạnh tranh ngắn hạn và dài hạn trong nước và quốc tế, để tập trung nguồn lực vào đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị.

 Đồng thời với việc thực hiện chiến lược sản phẩm công ty có thể chủ động thích ứng tốt với những biến động của thị trường.

Tóm lại, nếu công ty hoạch định được chiến lược sản phẩm đúng đắn sẽ là cơ sở đảm bảo sự thống nhất giữa kế hoạch và chính sách kinh doanh, giữa chiến lược chức năng với chiến lược chung toàn công ty Chiến lược sản phẩm cho phép công ty kết hợp các mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế, giữa mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn, đây chính là điểm cốt lõi trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh.

Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược sản phẩm

Việt Nam là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với số dân hơn 86 triệu người Nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7%, đưa đời sống của người dân ngày càng cao Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhu cầu đầu tư cho xây dựng cơ bản rất lớn chiếm 25-30% GDP

Nhưng trong một số năm gần đây, trên địa bàn cả nước, đáng tiếc đã xảy ra một số sự cố về chất lượng công trình xây dựng lớn cấp quốc gia như: Sự cố sập hai nhịp neo cầu Cần Thơ, sự cố nứt nẻ bê tông các dốt hầm dầu Thủ Thiêm Một trong những nguyên nhân gây ra những sự thiệt hại trên là do chất lượng vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng kỹ thuật Vì vậy vấn đề về tiêu chuẩn các loại vật liệu xây dựng ngày càng là một vấn đề rất lớn, nó tạo ra cơ hội cho ngành sản xuất thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng tạo ra cơ hội lớn đối vời công ty sản xuất và cung cấp các thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng Nhưng một thực tế là nền kinh tế hiện nay phát triển bất ổn định đi kèm với nó là lạm phát và trượt giá…Các sản phẩm bán ra với giá thành cao hơn nhưng không kiếm được nhiều lợi nhuận do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, giá cả nguyên liệu đầu vào biến động theo hướng tăng quá cao, đặc biệt là các loại vật tư chủ yếu phục vụ sản xuất của công ty như đồng, nhôm, gang, thép cuộn, phôi thép, thép ống…dẫn đến chi phí sản xuất tăng vì vậy lợi nhuận thu được cũng không cao

4.2 Môi trường chính trị pháp luật

Việt Nam là một đất nước có nền thể chế chính trị ổn định, môi trường chính trị, luật pháp lành mạnh sẽ tạo ra “ sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhằm tạo ra được môi trường pháp lý an toàn và thích hợp cho việc phát triển kinh tế, Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật và văn bản pháp lý mới như bộ luật dân sự năm 1996, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài khuyến khích đầu tư trong nước các thể chế pháp lý cũng đang được hình thành Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây Dựng ban hành mới, bổ sung, sửa đổi hơn 50 văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, làm cho hoạt động xây dựng đi vào kỷ cương nề nếp, chất lượng được đảm bảo

Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long không có một kiểu đối thủ cạnh tranh vì hoạt động của công ty khá đa dạng về mặt sản phẩm Đối với dòng sản phẩm thiết bị thí nghiệm thì đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty cũng sản xuất thiết bị thí nghiệm và công ty phân phối sản phẩm của nước ngoài Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty:

1 Tên công ty: Công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật Thiên ý

Trụ sở chính: 62 Trần Quốc Tuấn, Phường 1, Q.Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

 Cung cấp thiết bị, dụng cụ phân tích, kiểm tra, đo lường thuộc nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm, Môi trường nước không khí, Nông dược, Dược phẩm, Mỹ phẩm….

 Thiết bị kiểm tra- thí nghiệm vật liệu xây dựng.

 Sửa chữa và bảo trì thiết bị phòng thí nghiệm. Điểm mạnh:

 Cung cấp các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao từ Châu Âu

 Các mặt hàng có mẫu mã đa dạng phong phú về chủng loại.

 Số lượng nhân sự khá lớn từ 50-100 người. Điểm yếu:

 Giá các sản phẩm cao.

 Một số thiết bị nhập khẩu phù hợp tiêu chuẩn nước ngoài nhưng chưa phù hợp với điều kiện VN.

 Gặp khó khăn khi bảo hành, thay thế linh kiện…

 Ngành nghề đa dạng nên khó tập trung cho 1 lĩnh vực riêng

 Thị trường chủ yếu là ở MN.

2 Công ty cổ phần thiết bị thủy lực Việt Đức

Trụ sở chính : Số 47, Phố Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội

Chi nhánh TPHCM: P4/D12 Hẻm 448 - Đường Lê Văn Việt - phường Tăng Nhơn Phú A - Q9 - TP.HCM

 Thiết bị căng kéo thép DƯL

 Thiết bị nén tĩnh thử tải cọc

 Thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng

 Thiết bị phục vụ đóng tầu Điểm mạnh:

 Mạng lưới phân phối rộng.

 Sản phẩm có chất lượng cao.

 Chủng loại sản phẩm phong phú về mẫu mã. Điểm yếu:

 Cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm vì thế không tập trung cho 1 lĩnh vực.

 Chỉ chuyên phân phối vì thế nên khâu bảo hành bảo trì và thay thế linh kiện gặp khó khăn

3 Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị khoa học kỹ thuật Hưng Thịnh

Trụ sở chính: 83/7 Đường liên khu 4-5, phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân,

Lĩnh vực kinh doanh: Thí nghiệm-Trang thiết bị Điểm mạnh:

 Các mặt hàng có chất lượng tương đối.

 Hầu hết các sản phẩm có xuất sứ Trung quốc vì vậy giá thành hợp lý. Điểm yếu:

 Là một doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có nhiều uy tín trên thị trường

 Thị trường chưa rộng và chủ yếu ở TpHcm

 Sản phẩm còn chưa đa dạng, ít mẫu mã chủng loại

 Chỉ chuyên phân phối vì thế nên khâu bảo hành bảo trì và thay thế linh kiện gặp khó khăn Đối với dòng sản phẩm viễn thông truyền thanh

1 Tên công ty: Công ty cổ phần AMZ Việt Nam

Trụ sở chính: P1908, CT3A, Khu đô thị Văn Quán, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội

 Sản xuất linh kiện điện tử.

 Sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi máy tính.

 Sản xuất thiết bị truyền thông.

 Sản xuất sản phẩm điện dân dụng.

 Phân phối các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, điện, phát thanh - truyền hình và thiết bị đo lường, kiểm nghiệm.

 Có nhiều mặt hàng, có xưởng sản xuất gần HN vì vậy tiện cho việc vận chuy và cung cấp thiết bị, chất lượng sản phẩm cao. Điểm yếu:

 Mới thành lập nên chưa có uy tín trên thị trường

2 Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển công nghệ Trung Tín.

Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm và dịch vụ công nghệ trong lĩnh vực phát thanh truyền hình

Trụ sở chính: Số 42 Đường 32, Phường Tân Phong, Quận 7, TP Hồ Chí Minh Điểm mạnh:

Các mặt hàng đa dạng và phong phú về mẫu mã và giá cả Điểm yếu:

 Thị trường chủ yếu là ở các tỉnh Miền Nam

 Doanh nghiệp phân phối sản phẩm vì vậy sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất.

3 Tên công ty: Doanh nghiệp Hải Phú

Lĩnh vực kinh doanh: chuyên cung cấp, lắp đặt thiết bị phát thanh - truyền hình Trụ sở chính : Số 2, Tống Duy Tân, Phường Ngọc Châu, TP Hải Dương Điểm yếu:

 Chưa xâm nhập thị trường Miền Nam

 Mặt hàng còn ít và chưa phong phú Điểm mạnh:

 Có hơn 10 năm kinh nghiệm, tạo được uy tín trên thị trường.

 Mạng lưới phân phối 25 tỉnh thành từ Miền Bắc tới Miền Trung

 Chất lượng sản phẩm tốt

4.4 Các nhân tố kỹ thuật công nghệ

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng lực nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ của nước ta còn yếu Trình độ công nghệ nói chung của nước ta còn lạc hậu hơn so với thế giới tới vài chục năm Đây là một hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long nói riêng trong việc đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, triển khai sản phẩm mới để cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài Một số nghiên cứu trong nước cho kết quả 90% hợp đồng chuyển giao công nghệ được kí kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tại bộ khoa học và công nghệ chỉ có khoảng hơn 300 hợp đồng được phê duyệt, đăng ký, chiếm phần rất nhỏ trong số các dự án chuyển giao công nghệ thực thi tại Việt Nam

Bảng 8: Chỉ số xếp hạng về công nghệ của Việt Nam năm 2009

Chỉ số xếp hạng về công nghệ 81

Chỉ số về sáng tạo công nghệ 64

Chỉ số về chuyển giao công nghệ 48

(Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh- Diễn đàn kinh tế thế giới WEF năm 2009 ) http://www.weforum.org/

4.5 Đặc điểm nhà cung ứng nguyên vật liệu.

Việc cung ứng nguyên vật liệu của công ty sẽ được thực hiện chủ yếu theo đơn đặt hàng trong nước, hợp đồng nhập khẩu từ nước ngoài trên cơ sở đảm bảo sản xuất liên tục và giá cả nguyên vật liệu phải thấp nhất có thể

Nguyên vật liệu chính nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài như: Emreson Network Power, Pingxiang New Power Trade Co., ltd,Toshiba, Nari, Siemens Nguyên vật liệu phụ hầu hết được sản xuất trong nước và được cung cấp bởi các công ty có uy tín như Công ty Trung tâm Đo lường Việt Nam, Công ty TNHH chế tạo thiết bị Chính Anh, Công ty CP Thương mại Kỹ thuật Bảo Hưng, Cty TNHH Thiết bị Công nghiệp G.T.G, Cty TNHH thiết bị cơ khí Thăng Long Đây là những nhà cung cấp đã cung cấp hàng hóa cho công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long trong nhiều năm, luôn đảm bảo về chất lượng và số lượng với giá cả ưu đãi.

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THĂNG LONG

I/ Danh mục sản phẩm – Thị trường – Phương thức tiêu thụ.

Danh mục sản phẩm và thị trường

Sau 7 năm thành lập và phát triển, công ty đã đưa ra được nhiều sản phẩm trên thị trường Danh mục sản phẩm đổi mới theo từng năm, chủng loại các mặt hàng ngày càng đa dạng phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Sản lượng sản phẩm sản xuất ra hàng năm tăng trưởng cao và đều đặn, mỗi năm tăng trưởng hơn 50%

Sơ đồ 5: Danh mục sản phẩm

Một số thiết bị điện tử viễn thông :

* Máy tăng âm truyền thanh:

Xuất xứ : T-Tech Việt Nam

Công dụng: Máy tăng âm là một thiết bị dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh. Công suất định danh: 300W

Dải tần công tác: 80Hz -:- 8000Hz

Xuất xứ : T-Tech Việt Nam

Công dụng: Tùy theo từng địa bàn cụ thể mà áp dụng các loại công suất máy phát công suất khác nhau.

Máy phát FM có các loại công suất: 10W; 20W; 30W

Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của máy phát FM:

Dải tần số: 87,5 - 108MHz (54-68MHz) Điện áp nguồn: 220V ± 10%; 50Hz

* Bộ phát mã tín hiệu điều khiển

Xuất xứ : T-Tech Việt Nam

Công dụng: Chức năng chính của bộ phát mã tín hiệu điều khiển là phát các lệnh mở/tắt tín hiệu âm tần tại các cụm thu, tăng cường tính chống nhiễu cho các cụm thu

Xuất xứ : T-Tech Việt Nam

Công dụng: Là các thiết bị lưu điện, dùng cho cá nhân, doanh nghiệp, hoặc công nghiệp Điện áp nguồn: 220V ± 10%; 50Hz

Công suất: 3KVA/2,4KW-6KVA/4,2KW

Một số mặt hàng thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng chính:

 Thiết bị thí nghiệm : Thép- Kim loại - Mối hàn.

 Thiết bị thí nghiệm : Bê tông nặng.

 Thiết bị thí nghiệm : Gạch tự chèn.

 Thiết bị thí nghiệm : Xi măng - Vữa - Gạch xây.

 Thiết bị thí nghiệm : Kết cấu công trình.

 Thiết bị thí nghiệm : Đất đá cấp phối cát.

 Thiết bị thí nghiệm : Đất hiện trường.

 Thiết bị thí nghiệm : Địa chất công trình.

 Thiết bị thí nghiệm : Vải địa kỹ thuật.

 Thiết bị trắc địa, quang trắc.

Bảng9 : cơ cấu doanh thu tại thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

( Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long )

Thị trường miền Bắc: Đây là thị trường truyền thống và cũng là thị trường tiêu thụ chính của công ty, chiếm khoảng 80% tổng khối lượng tiêu thụ, do công ty có trụ sở đặt ngay tại Hà Nội và nhà máy sản xuất tại Thạch Thất, Quốc Oai, Hà Nội Sản phẩm của công ty tại thị trưòng này chủ yếu được tiêu thụ tập trung tại :

Hà Nội , Hải Dương , Hưng Yên , Hà Tây, Quảng Ninh, Thái Nguyên

Thị trường các tỉnh miền Nam : Là thị trường mà công ty mới tiến hành xâm nhập trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây Doanh thu chiếm khoảng 1/6 tổng doanh thu Các tỉnh Miền Nam và các tỉnh miền Trung là những nơi có tốc độ xây dựng cao và là thị trường tiềm năng của công ty song chưa được khai thác hết vì vậy trong những năm sắp tới công ty nên có những chiến lược để khai thác thị trường này.

Thành tựu đáng kể về thị trường mà công ty đạt được trong những năm gần đây đó là công ty đã ký kết được một số hợp đồng với các công ty của Lào,Campuchia…và một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonexia… bước đầu đưa sản phẩm của T-Tech ra thị trường nước ngoài

Các sản phẩm điện tử viễn thông và truyền thanh được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường các tỉnh thành và các trường học các cấp Thị trường viễn thông (mà chủ yếu là hệ thống truyền thanh không dây) là các xã, phường, thị trấn, huyện trong cả nước; các hệ thống truyền thanh cho những nơi rộng như: công viên, bảo tàng; nhà xưởng rộng Hiện tại đa số các hệ thống phát thanh xã, phường, thị trấn là có dây, nhược điểm của hệ thống có dây là: đa số các hệ thống có dây đã cũ kỹ, nếu đầu tư hệ thống có dây thì chi phí đầu tư lớn, công lắp đặt lớn, thời gian lắp đặt lâu (do phải đi dây Nếu chỗ nào địa hình phức tạp thì càng khó lắp đặt như đồi núi, vùng sâu vùng xa Khả năng khắc phục sự cố khó ví dụ: nếu đứt dây do mưa bão thì phải đến tận nơi để khắc phục

Phương thức tiêu thụ

Công ty có trụ sở chính tại Từ Liêm, TP Hà Nội, 1 văn phòng đại diện tại Thanh Xuân – Hà Nội và một văn phòng đại diện tai TP HCM Ngoài ra không có bất kỳ một nhà phân phối hay mở một đại lý nào nên phương thức tiêu thụ của công ty chủ yếu là bán hàng trực tiếp

Việc tiêu thụ sản phẩm sẽ do phòng kinh doanh của công ty đảm nhận, khách hàng sẽ trực tiếp liên hệ để đặt hàng hoặc các nhân viên phòng kinh doanh sẽ tiến hành tiếp cận với các đối tượng khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin đặc tính sản phẩm và các phương thức bán hàng của công ty Có thể tiếp cận bằng hình thức trực tiếp gặp và giới thiệu chi tiết về sản phẩm của mình hoặc gián tiếp, quảng cáo hoặc các nguồn thông tin quảng cáo khác Ngoài ra các nhân viên kinh doanh còn thường xuyên gửi bản báo giá tới khách hàng tiềm năng nhằm tìm kiếm các hợp đồng và giới thiệu sản phẩm

Do phương thức phân phối sản phẩm của công ty còn đơn giản và chưa nhạy bén để chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường Vì vậy sản lượng tiêu thụ của công ty còn chưa cao và thường chủ yếu ở các khách hàng truyền thống.

II/ Tình hình thực hiện chiến lược sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long

Tình hình đa dạng hóa và khác biệt hóa sản phẩm

Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long là một trong những hãng sản xuất thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng đầu tiên tại Việt Nam Năm

2002 khi mới đi vào hoạt động công ty chủ yếu sản xuất các loại thiết bị đơn giản như các thiết bị thí nghiệm khối lượng, thể tích, độ xốp Cùng với đó là nhập các linh kiện nước ngoài, gia công vỏ máy và lắp ráp thành sản phẩm Các công đoạn đòi hỏi độ chính xác xong không đòi dây truyền công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao.

Tuy các sản phẩm khá đơn giản về mặt kỹ thuật xong công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long cũng đã có định hướng về đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm và thực hiện tốt chính sách này, danh mục các sản phẩm đa dạng giúp cho công ty đáp ứng tốt nhu cầu các đối tượng khách hàng, kể cả khách hàng là các cá nhân hay tổ chức và góp phần phân tán, hạn chế rủi ro trong kinh doanh Cụ thể như mặt hàng khuôn mẫu, công ty sản xuất và nhập khẩu rất nhiều chủng loại, kích thước khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng:

* Khuôn trụ đk150 x 300 –Trung Quốc

* Khuôn lập phương 150x150x150-Trung Quốc

* Khuôn lập phương 150x150x150 kép 3 -T.TECH

* Khuôn bê tông thử uốn 100x100x400 -T.TECH

Các năm tiếp theo bên cạnh việc nhập khẩu các sản phẩm nước ngoài, công ty cũng đã tự sản xuất được các thiết bị mới là các máy móc đòi hỏi về độ phức tạp về kỹ thuật cao hơn như :

Thiết bị thí nghiệm thép, kim loại, mối hàn: Máy nén vạn năng Dòng sản phẩm công ty đưa ra kèm theo rất nhiều sự lựa chọn cho khách hàng Máy kéo vạn năng bao gồm cả loại máy nhập khẩu và máy do công ty sản xuất:

* Máy kéo vạn năng 1000KN-TQ

Hãng sản xuất: Jingyuan- Chiết Giang

Công dụng: Máy được dùng để nén bê tông, nén vữa xi măng, và kéo thép Model: WE-1000B

Dải đo: 200KN/0,5KN 500KN/1KN 1000KN/2KN.

Kéo thép tròn từ D6- D45 và thép dẹt dày từ 0-40mm

Trọng lượng: 3300kg Điện áp nguồn: 380V/50Hz, 1,5 KW

Máy kéo vạn năng 2000KN- T Tech

* Máy kéo vạn năng 2000KN-T.TECH

Lực kéo max: 1280KN/2,5KN và 512KN/1KN

Lực nén max: 2000KN/5KN và 800KN/2,5KN

Kéo thép tròn từ D6 - D45 và thép dẹt dày từ 0 -40mm

Máy được dùng để nén bê tông và kéo thép

Kích thước máy: H2200xD450xW1200

Trọng lượng: 1200kg Điện áp nguồn: 220V/50Hz

Các sản phẩm mới này thuộc sản phẩm mới loại 1, tức là chỉ dừng lại ở mức hoàn thiện các sản phẩm hiện có hoặc mua bản quyền thiết kế của các sản phẩm ngoại nhập vì vậy chưa tạo được sự khác biệt hóa và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường không cao song đó cũng là thành tựu đáng kể đối với công ty vì các thiết bị đó đều đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ tiên phức tạp hơn.

Năm 2006, do nhu cầu các thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng tăng cao nên công ty đã tập trung vào nghiên cứu và đã sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm mới đó là :

Thiết bị thí nghiệm bê tông nặng.

Thiết bị thí nghiệm xi măng, vữa, gạch xây,

Thiết bị thí nghiệm bê tông nhựa….

Các thiết bị này có kiểu dáng mẫu mã giống với các sản phẩm ngoại nhập nhưng nghiên cứu giảm bớt trọng lượng sản phẩm và thay đổi một số chỉ tiêu, thông số kỹ thuật để phù hợp với điều kiện và tiêu chuẩn Việt Nam.

Thiết bị thí nghiệm bê tông nặng như:

Máy nén bê tông 2000KN- LUDA-Trung Quốc

Dải đo: 800KN/2,5; 2000KN/5KN

Hoạt động bằng động cơ điện, nén tự động, tự động lưu giữ kết qủa nén bằng đồng hồ hai kim.

Mẫu nén: mẫu lập phương và mẫu trụ Điện nguồn: 220V/50Hz, 1 pha

Máy nén bê tông 2000KN-T.TECH

Khả năng nén max: 2000KN/4KN Điện áp: 220V/50Hz

Chỉ thị bằng đồng hồ 2 kim

- Khung chịu lực: Khung trụ

Thiết bị thí nghiệm xi măng, vữa, gạch xây:

Máy nén, uốn xi măng 300KN-LUDA-TQ

Khả năng nén max: 300KN

Chỉ thị bằng đồng hồ điện tử.

Máy nén, uốn xi măng T.TECH

Khả năng nén/vạch chia:100KN/0,2KN

Khả năng nén/vạch chia: 25KN/0,05KN Đồng hồ chỉ thị 2 kim đường kính 26cm Điện nguồn: 220V/50Hz, 1pha

Thiết bị thí nghiệm bê tông nhựa:

Máy khoan lấy mẫu bê tông – T.TECH

Model: TC 504 Động cơ HONDA 5,5HP

Khoan lấy mẫu bê tông xi măng, bê tông nhựa tự hành, động cơ chạy xăng 4 kỳ Thiết kế theo kiểu Anh, một trụ, ổn định rất cao khi vận hành

Kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng, tiện lợi

Máy khoan lấy mẫu bê tông – Trung Quốc

Model: HZ-15B(Code: TN 054) Động cơ HONDA 5,5 HP

Tuy nhiên tỷ trọng các sản phẩm, máy móc thiết bị có trình độ kỹ thuật cao so với tổng số sản phẩm mà công ty sản xuất vẫn còn ít Các sản phẩm có đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao như: Máy siêu âm bê tông, máy siêu âm cốt thép…công ty đều phải nhập khẩu từ các nước phát triển như Ý, Hàn Quốc, Trung Quốc…hay các thiết bị yêu cầu độ chính xác cao và tinh sảo như cân điện tử thì công ty đều phải nhập khẩu 100% từ các nước tiên tiến như Nhật, Mỹ.

( Nguồn: Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long )

Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm

Do đặc điểm của sản phẩm yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn cao nên vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng luôn được công ty hết sức quan tâm vì vậy lãnh đạo công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long đang thực hiện chủ trương về chất lượng sản phẩm do công ty đề ra như sau:

 Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm đã và đang sản xuất, điều này đặc biệt quan trọng đối với những thiết bị kiểm định vì chỉ cần một sai xót nhỏ có thể dẫn đến sai số trong kết quả kiểm định.

 Không ngừng đổi mới cả về chất lượng lẫn mặt hàng, đầu tư nghiên cứu và chế tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại.

 Duy trì và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO 9001-

2000 nhằm giúp cho công ty quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách có hệ thống và có kế hoạch, loại trừ bớt các chi phí phát sinh sau kiểm tra, và làm lại do đó cung cấp các sản phẩm có chất lượng cho khách hàng và tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng

Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long cam kết với khách hàng và các bên liên quan thực hiện chính sách chất lượng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ của công ty:

1 Cung cấp cho khách hàng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế Công ty luôn hướng tới sự thoả mãn của khách hàng.

2 Phát triển trình độ cán bộ công nhân viên, luôn hướng tới sự cải tiến về công nghệ sản xuất.

3 Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nhân viên và cộng đồng.

4 Duy trì cải tiến thường xuyên tính hiệu quả và hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý tiên tiến ISO 9001:2000.

5 Chính sách chất lượng được truyền đạt trong toàn Công ty, được thực thi và xem xét để luôn phù hợp.

Công ty áp dụng quản trị chất lượng ở tất cả các khâu: từ khâu thiết kế kỹ thuật, khâu cung ứng nguyên vật liệu đến chất lượng trong sản xuất sản phẩm và quản trị chất lượng dịch vụ sau bán hàng Sau khi sản xuất ra sản phẩm, trước khi đưa vào sử dụng sẽ được Viện Đo Lường kiểm định, và cấp chứng nhận chất lượng. nếu sản phẩm nào không đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị loại Định kỳ hàng năm Viện Đo Lường lại cấp chứng nhận về độ chính xác sau khi đã hiệu chỉnh Các kết quả thí nghiệm bởi các máy đã được hiệu chỉnh và cấp chứng nhận kiểm định mới được công nhận.

Sau mỗi hợp đồng công ty luôn gửi phiếu “ý kiến của khách hàng” (Phụ lục

BM 04:07) nhằm đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ Đó là cơ sở để khắc phục các thiếu xót và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Qua một số năm hoạt động công ty đã đạt được những thành tích đáng kể như:

 Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005, 2006, 2007 của Bộ khoa học công nghệ.

 Thương hiệu, sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam năm 2006.

Tình hình phát triển sản phẩm mới

Do những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, tình hình cạnh tranh, mọi doanh nghiệp đều không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có Vì vậy mỗi công ty đều phải có chiến lược phát triển sản phẩm mới nếu muốn trụ vững trên thị trường

Sản phẩm mới có thể chia làm 2 loại:

Loại 1: Sản phẩm mới cơ bản ( sản phẩm mới tương đối) là loại sản phẩm mà công ty sản xuất dựa trên sự cải tiến sản phẩm cũ hoặc dựa trên những cái đã có sẵn. Loại 2: Sản phẩm mới hoàn toàn là sản phẩm chưa hề có trên thị trường, được sản xuất ra với công dụng và chức năng khác những sản phẩm đã xuất hiện trước đó.

Sơ đồ 6: Qui trình sản xuất sản phẩm mới của công ty:

Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long cũng đã chú trọng rất nhiều đến việc mở rộng các danh mục sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng Mỗi năm công ty trích khoảng 10 % doanh thu để dành cho các hoạt động nghiên cứu thí nghiệm sản phẩm mới Phần trăm các mặt hàng mới của công ty qua các năm đều tăng song chủ yếu các sản phẩm mới thuộc loại 1 tức là mới tương đối do công ty thường mua bản quyền thiết kế của các hãng nước ngoài, nhập các linh kiện cần thiết về lắp ráp hoặc cải tiến các sản phẩm cũ.

Trong năm 2009 công ty đã chế tạo thành công sản phẩm UPS và đưa vào danh mục sản phẩm mới của công ty UPS là thiết bị lưu điện, dùng cho cá nhân, doanh nghiệp, hoặc công nghiệp vì hiện nay nhu cầu sử dụng thiết bị này là rất lớn, vì thế nên công ty đang đầu tư nghiên cứu và chế tạo ra nhiều loại UPS với công suất và điện áp nguồn khác nhau để phục vụ những mục đích khác nhau của người tiêu dùng.

Công ty tiêu thụ song song 2 loại sản phẩm đó là các thiết bị nhập khẩu và các thiết bị sản xuất, đa số các thiết bị nhập khẩu đều đã được công ty chế tạo thành công, nhưng còn một số thiết bị đòi hỏi công nghệ cao và độ chính xác cao như:

Thiết bị thí nghiệm kết cấu công trình: Các máy siêu âm bê tông, siêu âm cốt thép 100% là sản phẩm nhập khẩu từ Ý, Hàn Quốc

Thiết bị đo độ chính xác như: Cân điện tử 100% nhập khẩu từ Nhật, Mỹ,Trung Quốc Vì vậy trong thời gian tới công ty sẽ tâp trung nghiên cứu để có thể sản xuất những mặt hàng này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Mục tiêu về sản phẩm

* Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm do công ty sản xuất đó là các thiết bị thí nghiệm và thiết bị điện tử viễn thông, tăng doanh thu các sản phẩm này trong cơ cấu doanh thu của công ty lên 35% đối với thiết bị thí nghiệm và 17% đối với các sản phẩm viễn thanh và truyền thông

* Trong những năm tới T-Tech sẽ cung cấp cho các phòng thí nghiệm trên cả nước những thiết bị có hàm lượng công nghệ cao, thay thế dần thiết bị nhập khẩu hiện nay và trong năm 2010 sẽ giảm doanh thu các sản phẩm nhập khẩu trong cơ cấu tổng doanh thu xuống còn khoảng 45% của doanh thu dự kiến là 80 tỷ đồng

* Định hướng phát triển sản phẩm mới

Tiếp tục nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại thiết bị UPS với điện áp nguồn và công suất khác nhau Bổ xung thêm vào danh mục các sản phẩm viễn thanh truyền thông để dòng sản phẩm này ngày càng đa dạng và phong phú đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Nghiên cứu chế tạo các sản phẩm có độ phức tạp cao như: các máy siêu âm bê tông, siêu âm cốt thép, cân điện tử….và tăng tỷ trọng các máy có tiêu chuẩn kỹ thuật cao trong tổng số lượng các mặt hàng của công ty.

Mục tiêu về thị trường

Đối với các thiết bị thí nghiệm vật liệu xây dựng thì cố gắng duy trì thị trường hiện tại đó là thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Nam, đồng thời thâm nhập vào các thị trường tiềm năng chưa khai thác hết như khu vực Miền Trung…và mở rộng thị trường ra khỏi lãnh thổ, sang các nước bạn và các nước trong khu vực Đẩy mạnh liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, thực hiện các dự án kinh doanh khả thi Chú trọng và tập trung vào hoạt dộng kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, quảng bá hình ảnh cho công ty trong và ngoài nước.

Phát triển các nhà phân phối và đại lý tại các tỉnh thành phố, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ ở các tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh miền Trung : Vinh, Huế, ĐàNẵng… , để sản phẩm của công ty có ở khắp các địa phương.

Mục tiêu về sản lượng

* Duy trì mức sản lượng sản phẩm sản xuất ra hàng năm ở mức tăng trưởng đều đặn từ 50% đến 70% để doanh thu tăng từ 40- 50% so với năm trước.

* Tăng tỷ trọng các máy móc thiết bị có hàm lượng kỹ thuật cao trong tổng số máy móc công ty sản xuất ra.

III/ Một số giải pháp cơ bản để xây dựng chiến lược sản phẩm tại công ty

1 Giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu và nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh

Hiện nay, công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long đang theo đuổi 3 mục tiêu đó là:

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh

+ Mở rộng thị trường Xét trên tổng thể cả 3 mục tiêu này đều có thể tạo nên sự vững mạnh và phát triển cho công ty trong tương lai Nhưng :

Nguồn lực của công ty là có hạn.

Theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu thì chắc chắn rằng lợi ích mục tiêu này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu khác.

Mục tiêu không được định lượng một cách chính xác, cụ thể thì rất khó có thể đạt được.

Vì vậy không nên đặt cả ba mục tiêu quan trọng như nhau, cần đánh giá mức độ quan trọng của các mục tiêu từ đó sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự quan trọng khác nhau và lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu một cách tuần tự Muốn làm được như vậy trước hết công ty phải phân tích nguồn lực bên trong và môi trường bên ngoài để xác định được những mục tiêu khả thi và hợp lý.

Trong giai đoạn sắp tới mục tiêu quan trọng nhất là mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm tiếp đó là mở rộng thị trường, từ đó có thể tăng lợi nhuận cho công ty :

- Nghiên cứu các loại sản phẩm mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Nghiên cứu các nhu cầu mới của thị trường để có hướng đầu tư mới.

- Nâng cao công tác tìm đầu ra cho các sản phẩm của công ty trên thị trường đến tay người tiêu dùng

- Hoàn thiện các chính sách về giá, chính sách phân phối, chính sách quảng cáo, và các chính sách thành toán cho các sản phẩm để xâm nhập thị trường.

- Huy động nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất.

- Nâng cao công tác đào tạo con người để tiếp thu công nghệ mới phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất… Đồng thời nâng cao kiểm soát cung ứng nguyên vật liệu, hậu cần kinh doanh để có thể giảm bớt chi phí kinh doanh để có thể cạnh tranh về giá sản phẩm.

Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường bên trong và bên ngoài

Cần áp dụng mô hình SWOT để phân tích và đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài công ty từ đó có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức đối với công ty và đề ra chiến lược hợp lý.

* Cần phân tích và đánh giá các nguồn lực bên trong công ty một cách có hệ thống, đó là cách nhìn nhận để có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn:

 Nguồn tài chính: Theo cơ cấu và theo nguồn cung cấp

 Cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị và công nghệ

* cần phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài để có thể định lượng được các mức độ ảnh hưởng như lượng Cầu, lượng Cung, tỉ giá ngoại tệ, thu nhập bình quân GDP đầu người hàng năm

- Dự báo được sự thay đổi của môi trường vĩ mô cũng như môi trường đặc thù để xác định hướng đi cho Công ty Đó là các chính sách của Nhà nước về thuế,xuất nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào của Công ty…

Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng các phương án chiến lược

- Các phương án chiến lược phải được xây dựng trên cơ sở khai thác các thế mạnh của Công ty và các yếu tố thuận lợi từ môi trường

- Các phương án chiến lược của Công ty có thể lấy điểm mạnh để khắc phục khó khăn từ môi trường hoặc lấy thuận lợi từ môi trường khắc phục các điểm yếu của công ty

- Các phương án chiến lược, phải căn cứ trên thực trạng nguồn lực của Công ty không nên xây dựng các phương án chiến lược phục thuộc quá nhiền vào nguồn lực từ bên ngoài

- Các phương án chiến lược cần phải tập trung giải quyết được các vấn đề trọng điểm mà công ty đang phải đối đầu với các nguy cơ tiềm ẩn hay các khó khăn.

- Các phương án chiến lược cần phải được xây dựng trên cơ sở tính đến lợi ích kinh tế lâu dài Vì như vậy Công ty mới có thể huy động hiệu quả các nguồn lực tập trung vào thực hiện chiến lược và dễ phân bổ nhỏ các chi phí cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng dễ thu hồi vốn đầu tư.

- Các phương án chiến lược khi xây dựng phải được chia nhỏ thành các nhiệm vụ trong từng giai đoạn Các nhiệnm vụ đó được giao cho các bộ phận chức năng theo phạm vi trách nhiệm đồng thời phải có sự phối hợp trong các hành động vì hiệu quả đem lại từ chiến lược mới cao.

Giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn chiến lược

Sau khi các phương án chiến lược được xây dựng thì điều cần thiết phải có sự thảo luận, đánh giá của các bộ phận chức năng và Ban giám đốc trong Công ty

Các luận chứng kinh tế của từng phương án chiến lược phải chỉ ra được các lợi ich kinh tế to lớn mà chiến lược đem lại và tính khả thi của phương án đó Nếu phương án chiến lược hứa hẹn nhiều lợi ích kinh tế nhưng khó thực hiện thì phương án đó không thể được lựa chọn Ngược laị phương án có tính khả thi cao nhưng lợi ích kinh tế thấp thì cũng không được lựa chọn vì như vậy công ty sẽ đánh mất nhiều chi phí cơ hội

- Các phương án chiến lược được lựa chọn phải tạo ra được sự vượt trôi về các năng lực mà công ty đang có và có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh

- Lựa chọn chiến lược khi đã lường trước và đưa ra được những phương án đối phó khi gặp rủi ro.

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát xây dựng chiến lược

Sau khi các nhà hoạch định Công ty đã cân nhắc đánh giá các lợi ích và tính khả thi của chiến lược được lựa chọn thì họ bắt tay vào xây dựng chiến lược Để có thể kiểm soát hiệu quả việc xây dựng chiến lược cần phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Chiến lược phải được xây dựng trên cơ sở phân tích SWOT

- Chiến lược phải căm cứ trên các đề xuất, đóng góp ý kiến của các bộ phận chức năng.

- Chiến lược phải căn cứ vào giới hạn các nguồn lực, không thể xây dựng chiến lược nằm ngoài tầm với của Công ty.

- Chiến lược phải hướng đúng vào mục tiêu đã nêu ra ở trên với cách thức tiến hành hiệu quả nhất.

- Chiến lược phải có sự điều chỉnh khi có sự thay đổi từ các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài.

- Chiến lược phải phù hợp với các quy định về pháp luật và các thể lệ kinh tế khác như: Cạnh tranh lành mạnh.

Phát triển công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

- Nghiên cứu nhu cầu thị trường để biết được xu hướng và nhu cầu của khách hàng từ đó công ty mới có định hướng và hình thành ý tưởng về sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Đầu tư nguồn nhân lực vì đây là nguồn đầu tiền và cũng là quan trong nhất đối với các doanh nghiệp không chỉ riêng với công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thăng Long vì chính là những người kỹ sư, họ là những người trực tiếp nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm.

- Đầu tư nguồn vốn, máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho công tác phát triển sản phẩm mới…

- Công ty nên có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những công nhân và kỹ sư có đóng góp cải tiến sản phẩm và có những ý tưởng để phát triển sản phẩm mới.

Ngày đăng: 13/07/2023, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w