TÓM TẮT ĐỀ TÀI --- Đề tài: “Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020” được nghiên cứu với mục đích đề ra các chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái và giải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
NGUYỄN THÀNH PHƯỚC
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
NGUYỄN THÀNH PHƯỚC
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE
ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN VĂN THÔNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN -
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 12 năm 2015
Học viên thực hiện
Nguyễn Thành Phước
Trang 4LỜI CÁM ƠN -
Để hoàn thành được đề tài này, bên cạnh nỗ lực của bản thân thì cần rất nhiều sự giúp đỡ, động viên.Vì vậy, qua luận văn này:
- Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt chương trình đào tạo cao học
- Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy TS Trần Văn Thông, người
đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, sửa chữa giúp tôi hoàn thành luận văn về mặt nội dung lẫn hình thức
- Tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám Đốc cùng các Anh, Chị đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre, các Công ty du lịch (Ben Tre Tourist, Mien Tay Tourist, Ham Luong Tourist) đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu và thông tin cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài
Tuy nhiên do giới hạn thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự thông cảm và góp
ý của quý Thầy, Cô và các Anh, Chị học viên để đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn!
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 12 năm 2015
Học viên thực hiện
Nguyễn Thành Phước
Trang 5TÓM TẮT ĐỀ TÀI -
Đề tài: “Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020” được nghiên cứu với mục đích đề ra các chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái và giải pháp thực hiện nhằm khai thác tốt tiềm năng về du lịch sinh thái và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp du khách đang tham gia hoạt động du lịch sinh thái tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre Với phương pháp chọn mẫuthuận tiện, cở mẫu của đề tài là 150, số mẫu thu thập được là 202 trong đó 51 du khách quốc tế và
151 du khách nội địa Bên cạnh, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực du lịch với tổng số 11 chuyên gia
Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS kết hợp phần mềm Excel Thông qua kết quả phân tích và đánh giá được, tác giả tiến hành xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm
2020 dựa trên 3 cơ sở chính là: Tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre; Quy hoạch, định hướng phát triển của ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bến Tre; Ý kiến đóng góp của du khách Sau đó sử dụng công cụ ma trân Ansoff để định hướng và lựa con chiến lược Đề tài đưa ra 5 chiến lược sản phẩm
du lịch sinh thái gồm: (1) Chiến lược đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản phẩm du lịch sinh thái, (2) Chiến lược tạo sản phẩm đặc trưng và sản phẩm du lịch chuyên
đề, (3) Chiến lược sản phẩm thay thế, (4) Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch sinh thái, (5) Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch sinh thái Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái đã đề ra
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
2 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan 3
2.2 Những tồn tại và tính mới của luận văn 8
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 9
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 9
3.1.1 Mục tiêu chung 9
3.1.2Mục tiêu cụ thể 9
3.2 Câu hỏi nghiên cứu 10
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
4.1 Đối tượng nghiên cứu 10
4.2 Phạm vi nghiên cứu 10
4.2.1 Phạm vi về không gian 10
4.2.2 Phạm vi về thời gian 10
4.2.3 Phạm vi về nội dung 10
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 11
5.2 Phương pháp phân tích 11
5.3Khung nghiên cứu 12
5.4Tiến trình nghiên cứu 13
6 KếT CấU CủA Đề TÀI 13
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 15
1.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI 15
1.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái 15
Trang 71.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái 17
1.1.3 Các nguyên tắc của du lịch sinh thái 17
1.1.4 Các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái 18
1.1.5 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái 19
1.2 KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH 20
1.2.1 Định nghĩa 20
1.2.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch 20
1.2.3 Các đặc tính của sản phẩm du lịch 21
1.2.4 Khái niệm về chất lượng của sản phẩm du lịch và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch 21
1.2.5 Khái niệm về sản phẩm du lịch sinh thái 29
1.3 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 29
1.3.1 Chiến lược sản phẩm du lịch 29
1.3.2 Chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE 35
2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE 35
2.1.1 Vị trí địa lý 35
2.1.2 Tài nguyên du lịch 35
2.1.3 Yếu tố về kinh tế xã hội 40
2.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 41
2.1.5 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bến Tre 46
2.1.6 Tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre 51
2.2 ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 55
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 56
2.2.2 Đánh giá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ DLST 59
Trang 82.2.3 Đánh giá chuyên gia về các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái 62
2.2.4 Đánh giá về nguồn nhân lực du lịch 63
2.2.5 Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến phát triển DLST 64
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DLST TỈNH BẾN TRE 65
2.3.1 Loại hình du lịch đang khai thác 65
2.3.2 Sản phẩm du lịch sinh thái 69
2.3.3 Thị trường du khách hiện đang khai thác 85
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 86
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 89
3.1 CÁC CHỈ TIÊU DỰ BÁO 89
3.1.1 Dự báo số lượng du khách và du khách du lịch sinh thái đến Bến Tre năm 2016 -2020 89
3.1.2 Dự báo doanh thu du lịch 90
3.1.3 Dự báo lao động du lịch và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái 90
3.1.4 Dự báo đầu tư phát triển du lịch và du lịch sinh thái 91
3.2 CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 92
3.2.1 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược 92
3.2.2 Đề án phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Đề án phát triển SPDL đặc thù vùng ĐBSCL 92
3.2.3 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre đến năm 2020 93
3.2.4 Ý kiến của du khách 97
3.3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 98
3.3.1 Ma trận Ansoff 98
3.3.2 Các chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái 99
3.3.3 Các giải pháp để thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái 100
Trang 93.4 CÁC KIẾN NGHỊ 107
3.4.1 Kiến nghị đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch 107
3.4.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre 108
3.4.3 Kiến nghị với người dân địa phương 109
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 109
PHẦN KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá tính hấp dẫn tài nguyên du lịch tự nhiên 22
Bảng 2.1: Cơ sở lưu trú du lịch ở Bến Tre từ năm 2010 – 2014 43
Bảng 2.2: Cơ sở ăn uống ở Bến Tre từ năm 2010 – 2014 44
Bảng 2.3: Tình hình thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế ở Bến Tre từ năm 2010 – 2014 46
Bảng 2.4: Thông tin khách nội địa và quốc tế đến với tỉnh Bến Tre 47
Bảng 2.5: Khách DLST và Khách VH, LH 48
Bảng 2.6: Doanh thu du lịch tỉnh Bến Tre từ năm 2010 – 2014 49
Bảng 2.7: Doanh thu DLST và du lịch VH, LH 50
Bảng 2.8: Tình hình lao động du lịch tại Bến Tre năm 2010 – 2014 51
Bảng 2.9: Phân loại giới tính Du khách 70
Bảng 2.10: Trình độ học vấn của Du khách 70
Bảng 2.11: Nghề nghiệp của Du khách 71
Bảng 2.12: Thu nhập của du khách 72
Bảng 2.13: Mục đích chuyến đi của Du khách 72
Bảng 2.14: Số lần du khách đến DLST tỉnh Bến Tre 73
Bảng 2.15: Số ngày lưu trú của du khách 74
Bảng 2.16: Hình thức đi DLST của Du khách 74
Bảng 2.17: Thời gian đi DLST của Du khách 75
Bảng 2.18: Phương tiện đi DLST của du khách 75
Bảng 2.19: Nguồn thông tin mà du khách biết đến DLST tỉnh Bến Tre 76
Bảng 2.20: Dự định quay trở lại của du khách 87
Bảng 2.21: Tổng hợp ý kiến đóng góp của du khách 78
Bảng 2.22: Du khách tham gia các hoạt động du lịch tại Bến Tre 79
Bảng 3.1: Dự báo số lượt du khách và du khách du lịch sinh thái đến Bến Tre 89
Bảng 3.2: Dự báo doanh thu du lịch và du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre 90
Bảng 3.3: Dự báo lao động du lịch và lao động trong lĩnh vực DLST tỉnh Bến Tre 90
Bảng 3.4: Ma trận Ansoff 98
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung nghiên cứu 12 Hình 1.2: Tiến trình nghiên cứu 13
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên 56
Biểu đồ 2.2: Đánh giá xếp hạng của chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên 57
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch nhân văn 58
Biểu đồ 2.4: Đánh giá xếp hạng của chuyên gia về tài nguyên du lịch nhân văn 59
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của chuyên gia về các yếu tố liên quan đến CSHT & CSVC KT phục vụ du lịch 62
Biểu đồ 2.6: Đánh giá xếp hạng của chuyên gia về các yếu tố liên quan đến CSHT & CSVC KT phục vụ du lịch 63
Biểu đồ 2.7: Du khách hài lòng khi tham gia nghỉ dưỡng Homestay 80
Biểu đồ 2.8: Du khách hài lòng khi tham quan vườn trái cây 81
Biểu đồ 2.9: Du khách hài lòng khi tham quan các di tích lịch sử 82
Biểu đồ 2.10: Du khách hài lòng khi tham gia hoạt động sinh hoạt với người dân địa phương 82
Biểu đồ 2.11: Du khách hài lòng khi tham gia lễ hội truyền thống 83
Biểu đồ 2.12: Du khách hài lòng khi nghe Đờn ca tài tử 84
Biểu đồ 2.13: Tổng hợp mức độ hài lòng của du khách khi tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre 85
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU -
1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất lần tinh thần của con người ngày càng cao Nếu như trước đây người ta chỉ quan niệm rằng: ăn no mặc ấm thì bây giờ quan niệm đó đã đổi khác thành ăn ngon mặc đẹp hoặc cao hơn nữa là ăn sung mặc sướng Khi đời sống vật chất đã ổn thỏa, người ta lại bắt đầu nghĩ đến tinh thần như vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng Đó chính là tiền đề cho hoạt động du lịch ra đời và phát triển Hiện nay du lịch là một trong những ngành dịch
vụ đem lại nguồn thu khổng lồ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng toàn cầu và giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn Vì thế mà ngành du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để ưu tiên phát triển và đặt cho những tên gọi mỹ miều như: “công nghiệp không khói” hay “con gà
đẻ trứng vàng”…
Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới ẩm gió mùa, có 3/4 diện tích là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, nhiều cảnh quan và hệ sinh thái đặc thù, bên cạnh với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước cùng với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc dân tộc đã tạo cho nước ta tiềm năng du lịch quý giá bao gồm cả tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng Đây cũng là điều kiện quan trọng để phát triển nhiều loại hình du lịch, bằng chứng là doanh thu ngành du lịch Việt Nam không ngừng tăng lên góp phần lớn vào việc tạo thu nhập cho xã hội
Cụ thể theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì doanh thu từ du lịch 5 năm gần nhất: năm 2010 đạt 96,000 tỷ đồng, năm 2011 đạt 130.000 tỷ đồng, năm 2012 đạt 160.000 tỷ đồng, năm 2013 đạt 200.000 tỷ đồng và năm 2014 đạt 230.000 tỷ đồng tăng gần 234% so với năm 2010
Trong những loại hình du lịch được khai thác ở Việt Nam thì du lịch sinh thái được đặc biệt chú trọng phát triển bởi các đặc trưng độc đáo như: Giúp con người
Trang 15gần gũi với thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo tồn môi trường sinh thái, đảm bảo cho việc phát triển bền vững,…
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng có khá nhiều lợi thế về nhiều mặt để phát triển loại hình du lịch sinh thái Chính vì thế để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch khu vực góp phần phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường cần thiết phải lập đề án phát triển du lịch cho toàn vùng với tầm nhìn xa hơn trong mối liên hệ du lịch cả nước và toàn khu vực Trong
“Đề án phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” được Bộ
Văn hóa – Thể thao và Du lịch ký quyết định số 803 ngày 09-03-2010 thông qua đã
dự báo và định hướng phát triển đến năm 2020 Cụ thể như: - Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch, những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, - Đề xuất quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long gắn với mục tiêu phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ hoạt động du lịch giữa các địa phương trong vùng và với TP Hồ Chí Minh, - Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, bao gồm: Đề xuất các chỉ tiêu phát triển ngành Đề xuất tổ chức không gian phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long Tính toán nhu cầu đầu tư phát triển du lịch Định hướng phát triển thị trường - sản phẩm, đặc biệt chú trọng định hướng sản phẩm đặc thù cho từng khu vực Định hướng tiếp thị, quảng
bá, xúc tiến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long Đề xuất định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch Đề xuất chính sách, giải pháp phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long
Đề án và chiến lược phát triển này đã mở ra cho ngành du lịch tỉnh Bến Tre nhiều hướng đi mới nhằm khai thác tốt tiềm năng vốn có đặc biệt là tiềm năng về du lịch sinh thái Bến Tre nằm ở vị trí không mấy thuận lợi về giao thông đường bộ do
là tỉnh cù lao và không nằm trên trục đường huyết mạch quốc lộ 1A Mặc dù vậy, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịch đã tạo cho Bến Tre lợi thế về đường thủy Đây cũng là đặc thù chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà các nơi
Trang 16khác không thể có được Tận dụng lợi thế này tỉnh đã đầu tư phát triển nhiều khu, điểm du lịch sinh trên các cồn với phương tiện di chuyển chủ yếu là tàu và xuồng tạo cảm giác hấp dẫn thu hút du khách Bên cạnh còn kết hợp với những làng nghề truyền thống cây giống hoa kiểng, thủ công mỹ nghệ từ dừa,… và thưởng thức sản vật của miền quê sông nước miệt vườn như trái cây, tôm, cá, mật ong… dưới tiếng hát ngọt ngào của chàng trai, cô gái trong tổ đờn ca tài tử phục vụ tận tình Ngoài ra còn khai thác dịch vụ homestay nhằm tăng thêm cảm giác trải nghiệm của du khách đặc biệt là du khách quốc tế khi được hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng cư dân địa phương qua việc sinh hoạt và ngủ đêm tại nhà dân
Tuy nhiên những năm qua, thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Bến Tre đã bắt đầu chững lại vì nhiều lý do khác nhau mà cụ thể dễ nhận thấy nhất là sản phẩm
du lịch sinh thái bị trùng lấp với các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long,…Điều này đòi hỏi phải có những chiến lược và giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm vực dậy và phát triển hoạt động du lịch sinh thái
Nhận thấy điều này tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng chiến lƣợc sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 ” Với mong muốn kết quả
nghiên cứu sẽ đóng góp được những giải pháp hữu ích vào sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới
2 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan
Một vài nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam có liên quan đến du lịch và du lịch sinh thái Cụ thể:
- Những nghiên cứu về du lịch và du lịch sinh thái trong vùng ĐBSCL:
Trần Nguyễn Đức Phong (2009), “Hoạch định chiến lược phát triển du lịch
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015” Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu tập trung phân tích ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long trên các mặt chủ yếu: Thực trạng số lượng du khách và doanh thu du lịch từ các năm 1999 - 2008, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Vĩnh Long Cách tiếp cận phân tích thực trạng ngành du lịch Vĩnh Long chủ yếu dựa vào số liệu thứ
Trang 17cấp và sử dụng ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu
tố nội bộ (IFE) để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và đe dọa của ngành du lịch Vĩnh Long Thông qua phân tích ma trận SWOT, ma trận định lượng QSPM để tìm ra chiến lược phát triển du lịch Vĩnh Long trong thời gian tới Ngoài
ra đề tài còn điều tra một số đối tượng du khách đến Vĩnh Long để tìn hiểu thực trạng du lịch Vĩnh Long thông qua sự đánh giá của họ về cảnh quan môi trường, cơ
sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ sở lưu trú – ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí; Đồng thời xác định xem những nhân tố nào là quan trọng nhất trong quyết định đến du lịch tại Vĩnh Long của du khách Số liệu thứ cấp khác được tổng hợp từ các nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch, Niên giám thống kê Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngành du lịch Vĩnh Long sẽ mất lợi thế trong tương lai nếu không có những giải pháp nhanh, hiệu quả nhằm khai thác tốt những tiềm năng
du lịch sẵn có
Võ Hồng Phượng (2008), “Đánh giá chất lượng của sản phẩm du lịch sinh
thái Cần Thơ và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cần Thơ” Luận văn thạc
sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ dựa trên 3 thành phần: Tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch và chất lượng dịch vụ theo mô hình Parasuraman Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ: Tính kịp thời trong phục vụ, tính liên kết và sự đa dạng của các hoạt động vui chơi, giải trí Dựa vào những phân tích thực tế, nghiên cứu cũng đã đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hơn sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ được du khách đánh giá ở mức khá hài lòng, tuy nhiên du khách không hài lòng ở 3 tiêu chí: tính liên kết giữa các điểm du lịch (69,9%), sự đa dạng của các hoạt động vui chơi giải trí (69,4%) và hàng lưu niệm (62%)
Lâm Như Vân (2009) “Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
tỉnh Vĩnh Long”.Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại
học Cần Thơ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích và đánh giá thực trạng
Trang 18hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch ở Vĩnh Long trong thời gian qua, đánh giá năng lực hiện tại của ngành du lịch Khai thác các tiềm năng du lịch theo hướng liên kết vùng Nghiên cứu các mô hình du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Vĩnh Long Thông qua đổi tượng nghiên cứu là các du khách đi du lịch tại Vĩnh Lòng và một số địa bàn lân cận, các chuyên gia, chính quyền địa phương, tổ chức có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích tần số, phân tích nhân tố để phân tích nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, đồng thời sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đo lường chất lượng sản phẩm du lịch thông qua việc đánh giá của các đối tượng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh Vĩnh Long nói riêng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung
Nguyễn Thanh Sang (2007), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh
thái tỉnh Bạc Liêu” Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường
Đại học Cần Thơ Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp chuyên gia để đánh giá thực trạng về các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội cho mục tiêu phát triển du lịch sinh thái Nghiên cứu đã xác định bốn điểm du lịch sinh thái: Sân chim Bạc Liêu, sân chim Lập Điền, biển – Nhà Mát, vườn nhãn Nhìn chung tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu khá tốt nhưng cơ sở hạ tầng một số nơi còn hạn chế; Các dịch vụ ăn – nghỉ, vui chơi giải trí chưa được đầu tư đúng mức, nên chưa thu hút được nhiều khách tham quan Qua đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu kết quả cho thấy môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu phong phú về số lượng và đa dang về loại hình du lịch, cho phép tỉnh Bạc Liêu quy hoạch các khu du lịch sinh thái, khai thác các loại hình du lịch biển, rừng, sân chim, vườn nhãn; xây dựng thành các tuyến du lịch sinh động và hấp dẫn Từ thực trạng đó tác giả đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển tuyến du lịch sinh thái nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu
Trang 19Giang Khánh Thuận (2011), “Phân tích tiềm năng và giải pháp phát triển
sinh thái vườn cây ăn trái gắn với văn hóa lễ hội tỉnh Tiền Giang” Luận văn thạc sĩ
- chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Mục tiêu nghiên cứu
là tập trung phân tích ngành du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái vườn xoài cát Hòa Lộc tại Cái Bè Tiền Giang nói riêng Với phương pháp phân tích thống kê mô tả, biểu đồ, sơ đồ, xếp hạng và phân tích bảng chéo dùng để phân tích hiện trạng hoạt động của các điểm sinh thái vườn cây ăn trái tại Tiền Giang Bên cạnh kết hợp phương pháp phân tích tần số, xây dựng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách.Ngoài
ra đề tài còn sử dụng thêm công cụ ma trận SWOT để làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa lễ hội tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn mà còn là điểm được lựa chọn tham quan của rất nhiều du khách, vì vậy cần có những giải pháp nhanh chóng và thích hợp nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch sinh thái này
Nguyễn Quốc Nghi (2013), Giải pháp phát triển du lịch Homestay tại các cù
lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số
27, trang 11 – 16 Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long Thông qua phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận định những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại các cù lao Tác giả đề xuất 4 giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao như sau: Thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ “3 nhà” nhà dân, nhà nước và doanh nghiệp du lịch; Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch; Thứ ba, sáng tạo các sản phẩn dịch vụ mới lạ đặc thù; Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch homestay mang tính chuyên nghiệp
Phan Văn Phùng (2009), Hoạch định chiến lược phát triển hoạt động kinh
doanh lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành
Trang 20Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Đề tài ứng dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman hiệu chỉnh cho phù hợp với dịch vụ kinh doanh lưu trú du lịch Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình phân tích nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với cơ sở lưu trú nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các cơ sở lưu trú Xây dựng chiến lược từ việc phân tích môi trường kinh doanh qua ma trận EFE và IFE, ma trận SWOT, ma trận QSPM từ đó lựa chọn chiến lược khả thi nhằm phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú ở TP.Cần Thơ Nghiên cứu đã đưa ra được 4 chiến lược phát triển ngành kinh doanh lưu trú tại TP Cần Thơ gồm: (1) Chiến lược tăng cường đầu tư
cơ sở lưu trú và phát triển các loại hình lưu trú đẳng cấp quốc tế, (2) Chiến lược phát triển các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú và phát triển các điểm vui chơi giải trí, (3) Chiến lược Marketing hỗn hợp, nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo
và tiếp thị, (4) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Đồng thời đề xuất một số các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược như (1) Đa dạng hóa
và nâng cao chất lượng sản phẩm lưu trú, (2) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở lưu trú, (3) Marketing trong mùa vắng khách, (4) Marketing trong bối cảnh không ổn định
- Những nghiên cứu về du lịch và du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre:
Phan Ngọc Châu (2013), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài
lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre” Luận văn thạc sĩ - chuyên
ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu, đồng thời sử dụng phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, các nhân tố liên quan đưa vào mô hình hồi quy Binary Logistic để đánh giá sự hài lòng của du khách Đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch trong và ngoài nước, thao khảo ý kiến chuyên gia Đối tượng nghiên cứu là các lý thuyết cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái; Ngành du lịch tỉnh Bến Tre; Khách trong và ngoài nước và thăm dó ý kiến chuyên gia Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng phụ thuộc vào: Điều kiện an ninh, an toàn và sự đáp ứng; Chất lượng sản phẩm du lịch, năng lực phục vụ và sự đồng
Trang 21cảm; Mức độ hợp lý của chi phí Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách góp phần phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre
Đỗ Thu Nga (2014), “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh
Bến Tre”.Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Du lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để phân tích các nguồn dữ liệu thu thập được bên cạnh có sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre so với một số tỉnh lân cận trong vùng Nghiên cứu đã hệ thống có chọn lọc một
số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái miệt vườn và giới thiệu một số bài học thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn tại một số tỉnh lân cận.Bên cạnh đó, góp phần làm rõ vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn trong việc nâng cao đời sống cộng đồng.Đồng thời đã chỉ ra được rằng tỉnh Bến Tre có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này, tuy nhiên cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre như phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý, quảng bá, liên kết và hỗ trợ phát triển…
2.2 Những tồn tại và tính mới của luận văn
Trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học và tài liệu có liên quan trong lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn các tỉnh thành lân cận trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng Tác giả nhận ra rằng lĩnh vực du lịch luôn là hướng nghiên cứu thu hút và vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết Đặc biệt đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái thì vấn đề đặt ra cho mỗi tỉnh trong vùng là làm sao khai thác tốt lợi thế này để vừa không bị trùng lấp với nhau và vừa đảm bảo đủ lực hấp dẫn lôi cuốn du khách Điều này đồng nghĩa với mỗi tỉnh phải có một chiến lược và giải pháp cho sản phẩm du lịch sinh thái của mình Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020”
Trang 22Đề tài có sự khác biệt với các nghiên cứu trước là không dừng lại ở đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch, du lịch sinh thái hay đơn thuần cảm nhận của du khách hoặc hoạch định chiến lược theo hướng chung chung để đưa ra giải pháp mà xoáy sâu vào trọng tâm là sản phẩm du lịch sinh thái thông qua việc kết hợp tất cả các yếu tố trên cùng với việc dựa vào những đề án phát triển du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tại Bến Tre nhằm tạo cơ sở vững chắc, nâng cao tính khả thi cho những giải pháp chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái đề xuất
Ngoài ra, luận văn có tính mới so với các nghiên cứu trước đây về du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre.Cụ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm du lịch sinh thái, mục tiêu nghiên cứu là để xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020
và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Trang 233.2 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua như thế nào?
(2) Chiến lược chung về du lịch tỉnh Bến Tre đã và đang được thực hiện như thế nào?
(3) Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm
2020 như thế nào là phù hợp?
(4) Giải pháp khả thi nào để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020?
4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre
Thời gian thu thập số liệu, cụ thể:
- Số liệu sơ cấp: Thu thập qua phỏng vấn trực tiếp du khách và phỏng vấn sâu chuyên gia dự kiến từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 09 năm 2015
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập tập trung vào thời gian 5 năm gần đây là 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
4.2.3 Phạm vi về nội dung
Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá hoạt động du lịch sinh thái của các các khu, điểm du lịch sinh thái nổi bật có lượng du khách lui tới hàng năm đông trên địa bàn tỉnh Bến Tre Nghiên cứu chỉ thực hiện đối với du khách nội địa và du khách quốc
tế giao tiếp bằng tiếng Anh
Trang 245 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp qua phỏng vấn du khách nội địa
và quốc tế đang tham gia du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Phương pháp chọn mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, để thông tin thu thập được xử lý có
độ chính xác cao thì số quan sát phù hợp để thu thập phải gấp 5 lần số biến quan sát
Đề tài có 30 biến quan sát nên phải thu thập 150 quan sát Từ đó xác định cở mẫu của đề tài là 150
+ Vùng chọn mẫu: Các khu điểm du lịch sinh thái nổi bật trên địa bàn tỉnh Bến Tre có lượng khách lui tới đông như Cồn Phụng, Phú Túc, An Khánh, Quới
An, Cồn Quy
+ Đặc điểm mẫu: Du khách nội địa và quốc tế
+ Phương pháp tiếp cận:Tiến hành phỏng vấn trực tiếpbằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn bất cứ du khách nàotại các khu điểm du lịch sinh thái nổi bật trên địa bàn tỉnh Bến Tre.Nếu du khách không đồng ý trả lời phỏng vấn thì chuyển sang du khách khác
+ Phương pháp lấy mẫu: Để tránh trường hợp du khách từ chối phỏng vấn nên đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của du khách
- Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre, Tổng cục du lịch Việt Nam, các bài báo và tạp chí chuyên ngành, Hội thảo khoa học và các nghiên cứu có liên quan…
5.2 Phương pháp phân tích
- Đối với mục tiêu 1:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Niên giám thống kê, báo cáo tổng kết qua các năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bao gồm: giá
Trang 25trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu
- Đối với mục tiêu 2, mục tiêu 3:
+ Sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn để lấy ý kiến đánh giá về tiềm năng, thực trạng DLST tỉnh Bến Tre và tình hình thực hiện chiến lược chung về du lịch của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua Sau đó tính trung bình điểm trọng số từng tiêu chí và sử dụng biểu đồ Rada (mạng nhện) để biểu thị số liệu xử lý được
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách (nội địa và quốc tế) tại các khu điểm du lịch sinh thái nổi bật trên địa bàn tỉnh Bến Tre thông qua bảng câu hỏi để đánh giá sự cảm nhận của du khách về sản phẩm du lịch sinh thái Bến Tre Sau
đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu thu thập được
+ Sử dụng ma trận Ansoff để định hướng mục tiêu và xây dựng chiến lược
Ma trận Ansoff là ma trận được hình thành dựa trên 2 yếu tố là sản phẩm và thị trường.Tùy vào mục tiêu trên thị trường, các nhà quản trị sẽ đưa ra các định hướng chiến lược phù hợp
- Đối với mục tiêu 4:
Trên cơ sở tổng hợp đánh giá từ các mục tiêu 1, 2, 3 từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre
5.3 Khung nghiên cứu
Hình 1.1: Khung nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chiến lược sản phẩm
du lịch sinh thái
Nhu cầu của du khách
nội địa và quốc tế
Quy hoạch, định hướng phát triển du lịch
Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái
Trang 265.4 Tiến trình nghiên cứu
Hình 1.2: Tiến trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
6 KếT CấU CủA Đề TÀI
Đề tài nghiên cứu chia thành 3 phần như sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, chiến lược sản phẩm du lịch Chương này tổng quan cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái, chiến lược sản phẩm du lịch nói chung và chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái nói riêng
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre
Chương này trình bày thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre như tình hình thị trường du khách, doanh thu từ ngành du lịch nói chung và hoạt
Phương pháp phân tích số liệu
Thống kê mô tả Phương pháp chuyên gia
Xây dựng chiến lược
Kết luận và kiến nghị Giải pháp thực hiện chiến lược
Trang 27động du lịch sinh thái nói riêng Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, hiện trạng sản phẩm du lịch sinh thái đang khai thác và tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua
Chương 3: Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Chương này trình bày việc xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở của “Đề án phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020”; “Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL đến năm 2020” và 3 trụ cột chính: Đánh giá tiềm năng DLST tỉnh Bến Tre; Quy hoạch và định hướng, chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh Bến Tre; Tham khảo ý kiến chuyên gia, ý kiến du khách Sử dụng công cụ ma trân Ansoff để định hướng và lựa chọn chiến lược.Từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái đã đề ra Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần phát triển du lịch sinh thái nói chung và sản phẩm du lịch sinh thái nói riêng
- Phần kết luận
Trang 28PHẦN NỘI DUNG
- CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ CHIẾN
LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI
1.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái
DLST (Ecotourism)làmộtkháiniệmtươngđốimớivàđãnhanhchóngthuhút sựquantâmcủanhiềungườihoạtđộngtrongnhiềulĩnhvựckhácnhau
ỞViệtNam,tronglầnhộithảovề“XâydựngchiếnlượcpháttriểnDLSTở
ViệtNam”từ7/9/1999đến9/9/1999đãđưarađịnhnghĩavềDLST là:“DLSTlà loạihìnhdulịchdựavàothiênnhiênvàvănhóabảnđịa,gắnvớigiáo dụcmôi trường,cóđónggópchonỗlựcbảotồnvàpháttriểnbềnvững,vớisựthamgia
tíchcựccủacộngđồngđịaphương”
Ngoài racòncómộtsốđịnhnghĩamởrộng hơnvề nộidungcủaDLST:
“DLST làmộtloạihìnhdulịchlấycáchệsinhtháiđặc thù,tự nhiênlàmđối tượngđểphụcvụchonhững kháchdulịchyêuthiênnhiên,dungoạn,thưởngthức nhữngcảnhquanhaynghiêncứuvề cáchệ sinhthái.Đócũnglàhìnhthứckếthợp chặtchẽ,hàihòagiữa pháttriển kinhtếdulịchvớigiớithiệuvềnhữngcảnhđẹp củaquốcgiacũngnhưgiáodụctuyêntruyền vàbảovệ,pháttriểnmôitrườngvà tàinguyênthiênnhiênmộtcáchbềnvững”(LêHuyBá, 2000)
Định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN): “ DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện diện, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos– Lascurain, 1996)
“DLST làdulịchtạicácvùngcònchưabịconngườilàmbiếnđổi.Nóphải đónggópvàobảo tồn thiên nhiênvà phúclợicủadânđịaphương” (L.Hens,1998)
Trang 29“DLST làdulịchcó mụcđíchvớikhutựnhiên,hiểubiếtvề lịchsửvănhóa và lịchsửtựnhiêncủamôitrường,khônglàmbiếnđổitìnhtrạngcủahệ sinhthái, đồngthờicócơhộiđểpháttriểnkinhtế,bảovệnguồntàinguyênthiênnhiên và lợi íchtàichínhcộngđồngđịaphương”.(HiệphộiDLST Hoakỳ,1998)
“DLST làmộthìnhthứcdulịchdựavàothiênnhiênvàđịnhhướngvềmôi trườngtựnhiênvànhânvăn,đượcquảnlímộtcáchbềnvữngvàcólợichosinh
thái”(HiệphộiDLST Australia)
“DLST làmộtloạihìnhdulịchdựavàothiênnhiênvà vănhóabảnđịagắnvới giáodụcmôitrường,cóđónggópchonổilựcbảotồnvàpháttriểnbềnvữngvới
Chođếnnay, kháiniệmDLST vẫncònđượchiểudướinhiềugócđộkhácnhau, vớinhững têngọikhácnhau.Mặcdù,những tranhluậnvẫncònđangdiễntiến nhằmtìmramộtđịnhnghĩachungnhấtvềDLST,nhưngđasốýkiếncủacác
chuyêngiahàngđầuvềDLSTđềuchorằngDLST làloạihìnhdulịchdựavào thiênnhiên,hỗtrợchocáchoạtđộngbảotồnvàđượcnuôidưỡng,quảnlýtheo
hướngbềnvữngvềmặtsinhthái.Dukháchsẽđượchướngdẫnthamquanvới những diễngiảicầnthiếtvềmôitrườngđểnângcaohiểubiết,cảmnhậnđượcgiá
trịthiênnhiênvàvănhóamàkhônggâyranhữngtácđộngkhôngthểchấpnhận
đốivớicáchệsinhtháivàvănhóabảnđịa DLST nóitheomộtđịnhnghĩanào chăngnữathìnóphảihộiđủcácyếutố cần:(1)Sựquantâmthiênnhiênvà môi trường;(2)Tráchnhiệmvớixã hội,cộngđồng
[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009) “Du lịch sinh thái” Nxb Khoa học và
Kỹ thuật]
Trang 301.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu thiên nhiên cũng như giá trị văn hóa truyền thống
- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên
và nhân văn
- DLST có hỗ trợ cho nổ lực bảo tồn tự nhiên như:
+ Đưa lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương từ việc bảo tồn tài nguyên tự nhiên
+ Tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương + Tăng cường nhận thức cho DK và cộng đồng địa phương về sự cần thiết bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa…
[Phạm Trung Lương (2012) “Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận và thực
- Tạothêmviệclàmvàmang lạilợiíchchocộngđồngđịaphương
- Lượngdukhách luônkiểmsoátđiềuhoà
- Phảiđảmbảolợiích lâudài,hàihòachotấtcảcácbênliênquan
- NgườihướngdẫnviênvàcácthànhviênthamgiaDLSTphảicónhậnthức caovề môitrườngsinhthái, amhiểuvềđiềukiệntựnhiên,vănhóa,xãhội
- Cầncó sựđàotạođốivớicác thànhviên,đốitácthamgiavàoDLST
[Trần Thị Mai (2005) “Du lịch cộng đồng - DLST”- Định nghĩa, đặc trưng và
các quan điểm phát triển” Nxb Thừa Thiên Huế]
Trang 311.1.4 Các đối tƣợng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái
Các đối tượng tham gia xây dựng hoạt động du lịch sinh thái bao gồm: Các nhà hoạch định chính sách; Các nhà điều hành du lịch; cá nhà quản lý lãnh thổ; Hướng dẫn viên du lịch; Khách du lịch và cộng đồng địa phương Họ là những người phải quan tâm đến tất cả các thành phần của đa dạng sinh học – cơ sở để xây dựng mô hình DLST bền vững
Các nhà hoạch định chính sách: Là những người làm công tác quy hoạch, xây dựng chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu
Các nhà quản lý lãnh thổ: Học là những người có vai trò quyết định đối với sự bảo tồn và phát triển của một khu DLST
Các nhà điều hành DL: Họ là những người tổ chức, điều hành cụ thể hoạt động DLST, họ trực tiếp xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa diểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình DL phù hợp với các dịch vụ có thể cung ứng trong điều kiện địa phương
Hướng dẫn viên du lịch: Là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ về thông tin môi trường tự nhiên, các đặc điểm, các loại hình DLST, tính đa dạng và
độ phong phú của loài, tính thích nghi và tính đặc trưng của hệ sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề đã thúc giục họ tham gia tuyến DLST của khu vực
Khách DL: Là đối tượng chính của DLST chính những nét đặc trưng về đa dạng sinh học của khu vực đã thu hút được họ tham gia vào hoạt động DL Tuy
nhiên cần phân biệt khách DL và khách DLST
Cộng đồng địa phương:
+ Giáo dục Cộng đồng địa phương ý thức bảo vệ TNDL và MTDL qua các hình thức giáo dục khác nhau như phương tiện truyền thông đại chúng; giáo dục thông qua các cuộc họp tổ dân phố, hướng dẫn luật bảo vệ môi trường; luật du lịch
+ Trách nhiệm và nghĩa vụ của Cộng đồng địa phương đối với việc bảo tốn TNDL và môi trường du lịch
Trang 32[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009) “Du lịch sinh thái” Nxb Khoa học và
Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên DLST
là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên
du lịch sinh thái
[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009).“Du lịch sinh thái” Nxb Khoa học và
Kỹ thuật]
1.1.5.2 Các đặc trưng cơ bản của tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng: Được hình thành trên nền tảng các tài nguyên trong tự nhiên, mà bản thân tự nhiên thì rất đa dạng và phong phú Vì thế tài nguyên DLST có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách
Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các yếu tố tác động: So với nhiều loại tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST thường nhạy cảm với những tác động của con người dù trực tiếp hay gián tiếp và nhỏ hay lớn
Thời gian khai thác tài nguyên DLST là không đồng nhất: có loại tài nguyên DLST khai thác quanh năm cũng có loại tài nguyên DLST khai thác theo thời vụ
Vì vậy, để khai thác tốt tiềm năng tài nguyên DLST các nhà quản lý, các nhà điều
Trang 33hành DLST cần phải nghiên cứu và phải hiểu rõ tính chất thời vụ của các loại tài nguyên DLST
Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và thường khai thác tại chỗ
để tạo ra các SPDL
Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài: phần lớn các tài nguyên du lịch trong đó có tài nguyên DLST được xếp vào loại tài nguyên có thể tái tạo và sử dụng lâu dài Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều loại tài nguyên DLST có thể hoàn toàn biến mất
do những tai biến tự nhiên hoặc do tác động của con người
[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009) “Du lịch sinh thái” Nxb Khoa học và
Theo khoản 10 điều 4 chương 1 luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
1.2.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch
Nhữngthànhphầntạolựchút(lựchấpdẫnđốivớidukhách)gồmnhómtàinguyêntựnhiênvàtàinguyênnhânvăn
Cơsởdulịch(điềukiệnvậtchấtđểpháttriểnngànhdulịch)gồmcơsở vật chấtkỹthuậtvàcơsởhạtầngphụcvụdulịch
Dịchvụdulịch:Làkếtquảmanglạinhờcác hoạtđộngtươngtácgiữa
Trang 34hoạtđộngtươngtácđóđể đápứngnhucầucủa kháchthamquanvà manglạilợiíchchotổchứccungứng dulịch
1.2.3 Các đặc tính của sản phẩm du lịch
SPDL mang tính trừu tượng, vô hình
SPDL được bán cho du khách trước khi họ thấy và hưởng thụ nó
SPDL là loại sản phẩm tổng hợp của các ngành kinh doanh khác như : hàng không, khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí…
Các SPDL thường ở xa nơi khách hàng lưu trú
SPDL không thể tồn kho
SPDL mang tính thời vụ rõ rệt và có chu kỳ sống ngắn bởi vì nhu cầu của du khách thay đổi nhanh chóng
Khách mua SPDL ít trung thành và không trung thành với một SPDL , một công ty du lịch
=> Nhu cầu của khách hàng dễ bị thay đổi vì sự dao động của tỷ giá tiền tệ, tình hình kinh tế bất ổn, biến động chính trị…
1.2.4 Khái niệm về chất lƣợng của sản phẩm du lịch và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch
1.2.4.1 Định nghĩa chung về chất lượng sản phẩm
Trang 35- Sản phẩm lữ hành: Tour du lịch phải đặc sắc, độc đáo tạo lực hấp dẫn cao đối với du khách
- Sản phẩm ăn uống: Vừa phải ngon miệng vừa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Sản phẩm vận chuyển: Hiện đại, tiện nghi, an toàn,…
- Sản phẩm lưu trú: Quan hệ nhân quả với 6 yếu tố bắt đầu bằng chữ M trong tiếng Anh: Men (con người); Methods (phương pháp); Machine (trang thiết bị, máy móc); Minute (yếu tố thời gian); Money (tài chính); Marketing (nghiên cứu thị trường)
1.2.4.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch
1.2.4.3.1 Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên
Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì
nó quyết định sức thu hút khách du lịch Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao
và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch
Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: Tính hấp dẫn du lịch là yếu tố tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tượng và cảnh quan tự nhiên, quy mô của điểm tham quan
Bảng 1.1 Đánh giá tính hấp dẫn tài nguyên du lịch tự nhiên
Mức độ Cảnh quan tự nhiên Cảnh quan độc đáo Loại hình du lịch
Trang 36Đối tượng du khách ngày càng đa dạng và phức tạp về kết cấu, sở thích, chính vì vậy muốn tồn tại và cạnh tranh có hiệu quả các công ty du lịch phải luôn luôn đa dạng hóa loại hình dịch vụ của mình để kinh doanh thành công
Những đối tượng nhiều khả năng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch là:
• Những người đi công vụ
• Những người chuyển nơi sinh sống vì công việc hay vì lý do nào khác Ngoài ra, những đối tượng sau có thể nhờ bạn thiết kế chương trình:
• Những người không muốn hoặc không biết cách sử dụng web để đặt chỗ
• Những người có hành trình phức tạp
• Những người lần đầu tiên đi du lịch và không biết bắt đầu từ đâu
• Những người muốn khám phá thiên nhiên
• Những người muốn lợi dụng mối quan hệ và sự hiểu biết của các đại lý
du lịch để tiết kiệm thời gian và chi phí
Các loại hình dịch vụ du lịch:
Các công ty du lịch thường cung cấp những loại dịch vụ chủ yếu sau:
• Cung cấp trọn gói các dịch vụ cho thuê, đặt chỗ
• Thiết kế tuyến du lịch và chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng
• Săn tour và vé giá rẻ nhất
• Đặt vé máy bay
• Đặt vé tàu và tour du lịch tàu biển
Trang 37• Đặt phòng nghỉ/khách sạn
• Cho thuê xe và các phương tiện vận chuyển đường bộ
• Thiết kế các gói tour chuyên đề và điều phối tour
• Tổ chức các sự kiện theo yêu cầu như hội nghị, cưới hỏi ở điểm đến
• Cung cấp bảo hiểm du lịch
• Tư vấn thủ tục làm hộ chiếu, xin Visa, những điều cần lưu ý khi du lịch trong nước và quốc tế
• Hoạt động như “người đại diện” cho du khách (đấu tranh cho quyền lợi của họ; Hỗ trợ những người có nhu cầu đặc biệt, Can thiệp khi có vấn đề phát sinh
Chỉ riêng loại hình du lịch “nghỉ mát” vào Google, chúng ta thấy hơn 15 triệu kết quả Qua đó chúng ta thấy mức độ cạnh tranh như thế nếu doanh nghiệp không chuyên biệt hoá thì liệu doanh nghiệp có thể thành công? Do vậy doanh nghiệp phải tìm được thế mạnh của mình và biến nó thành lợi thế cạnh tranh - đó mới là chìa khoá"
Có hai cách chính để thâm nhập vào mảng dịch vụ du lịch chuyên đề:
Cung cấp tour và các gói dịch vụ thiết kế cho các nhóm khách hàng cụ thể với tư cách là nhà điều phối tour hay đại diện của một đại lý du lịch Các gói tour phổ biến là du lịch trăng mật, tour bằng tàu biển, tour cho gia đình, cho du học sinh Hoặc bạn có thể biến hoá từ những gói dịch vụ sẵn có để tạo ra tour riêng của mình, từ tour sinh thái cho đến du lịch người cao tuổi, du lịch mạo hiểm,
Trang 38 Cung cấp dịch vụ du lịch chuyên biệt hấp dẫn cho một phân khúc hẹp: Tất nhiên, doanh nghiệp phải tìm được phân khúc nào có tiềm năng về quy mô hoặc giá trị Một trong những phân khúc đó là du lịch hạng sang, cung cấp dịch vụ du lịch cao cấp hay chăm sóc vấn đề đi lại cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng
Mức phí khởi nghiệp của doanh nghiệp cao hay thấp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp chọn thuê văn phòng hay làm việc tại nhà Thời gian đầu doanh nghiệp nên kinh doanh tại nhà để giảm thiểu chi phí Bằng không, bạn sẽ thấy khoản vốn phải bỏ ra tăng chóng mặt
[http://www.khoinghiep.hoclamgiau.vn/ngành-nghe-khoinghiep/24/dich-vu-dulich]
1.2.4.3.3 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm du lịch là tiêu chí hết sức quan trọng trong sự lựa chọn của du khách đến điểm du lịch sự cạnh tranh mang tính quyết định trong kinh doanh du lịch Do vậy các doanh nghiệp du lịch ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của mình
Trong chương trình kích cầu du khách quốc tế đến Việt Nam ngành du lịch
đã tập trung chỉ đạo toàn ngành: “ Tăng cường tổ chức các hoạt động khảo sát, xây dựng SPDL mới nhằm đa dạng hóa các SPDL, tạo sản phẩm độc đáo thu hút khách
du lịch, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong việc tổ chức các chương trình khảo sát xây dựng phát triển SPDL đặc trưng của khu vực dồng bằng sông Hồng nhân dịp Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 và khu vực miền Trung – Tây Nguyên phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2014”
1.2.4.3.4 Đầu tư xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch
Một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động kinh doanh du lịch là công tác đầu tư, xúc tiến và quảng bá du lịch Ngành du lịch của tất cả các quốc gia; vùng và doanh nghiệp đều dành sự quan tâm lớn đến vấn đề này
Tại Việt Nam ngành Du lịch sẽ triển khai chương trình kích cầu du lịch mới với trọng tâm tập trung vào các hãng lữ hành và báo chí nước ngoài chuyên viết về du lịch ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng để tăng cường quảng bá mạnh mẽ điểm đến Việt Nam trên thị trường quốc tế
Trang 39 Tổ chức các chương trình khảo sát điểm đến (FAMTRIP) cho các hãng
lữ hành và báo chí nước ngoài chuyên viết về du lịch Các đối tượng kinh doanh được lựa chọn tham gia có thể là các khách sạn từ 2 – 5 sao ở các vùng du lịch trong
cả nước, các nhà hàng chuyên phục vụ khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành có
uy tín, hãng vận chuyển có uy tín, điểm du lịch chất lượng và cửa hàng mua sắm đạt chuẩn, các hãng hàng không Việt Nam và một số hãng hàng không quốc tế
Phối hợp với Bộ Ngoại giao lồng ghép nội dung quảng bá du lịch Việt Nam vào các sự kiện tuần/ngày Việt Nam tổ chức tại Canada, Italia, Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Các hãng hàng không Việt Nam sẽ phối hợp tham gia các hoạt động của Tổ chức du lịch và Bộ ngành liên quan tại nước ngoài Tổ chức giới thiệu các sự kiện, hoạt động của Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 và quảng bá điểm đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Phát động chiến dịch quảng bá tại chỗ đối với khách quốc tế đã đến Việt Nam và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.Cán bộ - nhân viên trực tiếp làm việc với khách du lịch, các điểm du lịch, mua sắm cũng như mọi người dân Việt Nam phải thể hiện sự thân thiện với khách du lịch, cung cấp thông tin, bản đồ
du lịch cho khách du lịch ngay tại các sân bay quốc tế lớn, giao lưu văn hóa với khách du lịch tại các trung tâm du lịch và các điểm du lịch của địa phương
1.2.4.3.5 Giá của sản phẩm du lịch
Giá cả của sản phẩm du lịch là yếu tố có tính quyết định trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch.Du khách cần sản phẩm du lịch có chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý Trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế thế giới hiện nay
để các doanh nghiệp du lịch cần tính toán thiết kế cáctuyến du lịch tiết kiệm, sao cho phù hợp khả năng kinh tế và chi tiêu của du khách quốc tế vànội địa, tăng cường khuyến mãi, giảm giá tối đa cho các tuyến du lịch thông qua việc liên kết giảm giá đồng loạt với các đơn vị vận chuyển, hàng không và đối tác cung cấp dịch
vụ lưu trú Lợi nhuận có thể sẽ ít đi, nhưng cái lợi chung là duy trì được việc làm cho lao động trong các ngành liên quan, hạn chế suy giảm doanh thu
Trang 4036, trong khi đó tiêu chí này của Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức yếu và được xếp ở hạng 90
Tiêu chí về cơ sở vận chuyển đường bộ: Cũng là tiêu chí có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch của mỗi quốc gia Tiêu chí này, Trung Quốc cũng được đánh giá là khá tốt, được xếp hạng 45 trong khi đó chỉ tiêu này của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp xếp thứ 85
Tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt: Cũng là một trong những tiêu chí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch Theo đánh giá của tổ chức
du lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt của Trung Quốc được xếp thứ 33 trong khi đó tiêu chí này của Việt Nam là 70 điều này cho thấy khả năng cạnh tranh về phương tiện vận chuyển đường sắt của Việt Nam
so với Trung Quốc là khó có thể cạnh tranh được trong thời gian ngắn
Tiêu chí về cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch của Trung Quốc và Việt Nam đều bị đánh giá ở mức yếu kém, Trung Quốc xếp thứ 113 thì Việt Nam chỉ đứng trên có 3 nước xếp hạng thứ 121 Đây là tiêu chí cần phải được quan tâm để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến
1.2.4.3.7 Thương hiệu
Tiêu chí về quyền sở hữu là tiêu chí cho thấy sự đảm bảo của nhà nước và chính phủ của nước sở tại cho môi trường hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến, nó tạo ra sự bình đẳng và công bằng trong các hoạt động kinh doanh du lịch tại mỗi