1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ đức thịnh

86 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 168,9 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung về công ty (8)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty (8)
    • 1.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty (9)
      • 1.3.1. Ngành nghề kinh doanh (9)
      • 1.3.2. Sản phẩm sản xuất của công ty (9)
      • 1.3.3. Công nghệ sản xuất và mô hình tổ chức sản xuất (10)
      • 1.3.4. Quy mô hoạt động của công ty (11)
      • 1.3.5. Tình hình lao động của công ty (14)
    • 1.4. Đặc điểm tổ chức của công ty (16)
      • 1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý (16)
      • 1.4.2. Chức năng, nhiêm vụ (17)
    • 1.5. Tổ chức bộ máy kế toán (21)
    • 1.6. Tổ chức công tác kế toán (26)
      • 1.6.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty (26)
      • 1.6.2. Hình thức hạch toán kế toán của công ty (27)
      • 1.6.3. Hệ thống sổ sách kế toán của công ty (29)
      • 1.6.4. Chế độ báo cáo tài chính tại công ty (31)
  • PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐỨC THỊNH (31)
    • 2.1. Đặc điểm về Thành phẩm tiêu thụ, phương thức tiêu thụ tại Công (32)
      • 2.1.1. Đặc điểm Thành phẩm tiêu thụ (32)
      • 2.1.2. Đặc điểm phương thức tiêu thụ (32)
    • 2.2. Thực trạng kế toán Tiêu thụ thành phẩm và Xác định kết quả kinh (33)
      • 2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán (33)
      • 2.2.2. Kế toán Doanh thu và các khoản trừ Doanh thu (42)
      • 2.2.3. Kế toán chi phí bán hàng (61)
      • 2.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (68)
      • 2.2.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh (72)
  • PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH (76)
    • 3.1. Một số nhận xét về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh (0)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh (80)
  • KẾT LUẬN (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (86)
    • Biểu 2.23: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (0)
    • Biểu 2.24: Hóa đơn GTGT (0)
    • Biểu 2.25: Phiếu chi (0)
    • Biểu 2.28: Bảng phân bổ Tiền lương và các khoản trích theo lương (0)
    • Biểu 2.29: Phiếu chi (0)

Nội dung

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG

Giới thiệu chung về công ty

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh

- Tên viết tắt: Công ty Đức Thịnh

- Trụ sở chính: Thị trấn Lương Bằng-huyện Kim Động- tỉnh Hưng Yên

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm về Khóa cửa và Bản lề sàn cao cấp, sản xuất vật liệu và kết cấu thép.

- Tổng số lao động: 196 người.

- Đại diện của công ty theo pháp luật: Ông Trần Xuân Thủy

Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty

Quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh ban đầu thành lập là công ty TNHH một thành viên sáng lập năm 2003, đến năm 2007 Công ty đã chuyển đổi thành Công ty TNHH có ba thành viên sáng lập, hoàn toàn độc lập về nguồn vốn cũng như năng lực trong suốt thời gian hình thành và phát triển. Được thành lập và tổ chức quản lý theo Quyết định số 2272 /QĐ-UB,ngày 25/3/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng yên.

Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 1125/GPKD ngày 30/3/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp.

Xuất phát từ một doanh nghiệp sản xuất nhỏ, bằng khả năng sản xuất và kinh doanh của công ty mình mà công ty đã ngày càng tạo được nhiều uy tín không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường ngoài nước, hiện nay công ty có quan hệ với trên 20 công ty kinh doanh của các nước trên thế giới như công ty TNHH Nhật Bản, công ty Katsura- Nhật Bản…

Hoạt động của công ty theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật Chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm

2004 trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hướng tới khẳng định mình trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với phương châm “ Chất lượng Nhật- Bảo hành Nhất”công ty luôn tâm niệm sự hài lòng và niềm tin của khách hàng vào công ty là thứ tài sản quý giá nhất.

Đặc điểm kinh doanh của công ty

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về Khóa và Bản lề sàn.

- Sản xuất vật liệu và kết cấu thép, sơn dầu các loại

- Sản xuất các sản phẩm cơ khí, thiết bị điện, thiết bị nhiệt.

- Dịch vụ kỹ thuật đối với các sản phẩm công ty kinh doanh.

- Gia công, sửa chữa máy móc thiết bị hàng cơ,kim khí.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô,vận tải hàng.

- Thiết kế thi công nội thất dân dụng, công nghiệp.

1.3.2 Sản phẩm sản xuất của công ty

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 như:

- Khóa cửa: khóa nhà, khóa vệ sinh…

- Chuyên thiết kế và sản xuất các loại khuôn mẫu khóa.

Với các nhãn hiệu nổi tiếng : JEP, NAWAKI, OSHIO, YAKOMI, FUSHIKA

Hiện nay công ty đang xây dựng thêm 02 nhà máy tại Hưng Yên để mở rộng sản xuất các loại sản phẩm mới như:

- Vỏ máy điện thoại Bàn và Di động

Các sản phẩm của công ty luôn thay đổi mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng đáp ứng nhu cầu đa dạng và khó tính của các khách hàng, sản phẩm của công ty gây được ấn tượng mạnh và được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận vì vậy uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.

1.3.3 Công nghệ sản xuất và mô hình tổ chức sản xuất

Các sản phẩm được sản xuất trên các dây chuyền sản xuất công nghệ với công nghệ hiện đại, tiên tiến của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan….để tạo ra được sản phẩm bán trên thị trường thì công việc đầu tiên là phải nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, tổ chức làm khuôn mẫu để đúc ra các chi tiết của sản phẩm phần công việc này được các tổ thiết kế và tổ khuôn mẫu trực thuộc phòng kỹ thuật của công ty đảm nhiệm Sau đó các chi tiết của sản phẩm được trải qua các công đoạn được phân công bởi các tổ sản xuất cụ thể như: tiện, phay, đột dập, hàn,đánh bóng, mạ rồi chuyển sang giai đoạn lắp ráp thành phẩm Tất cả các công việc, giai đoạn sản xuất đều được tiến hành tập trung ngay tại công ty với diện tích nhà xưởng là 4.500 M 2 Với công nghệ cao, hiện đại trong sản xuất và qua các công đoạn quản lý nghiêm ngặt về chất lượng ISO 9001:2000, sản phẩm của công ty đã đạt tới sự thay đổi căn bản về nguyên liệu, bằng việc đã sử dụng nguyên liệu là Inox có khả năng chịu mặn, chống gỉ sét, chịu đựng được nhiệt độ, độ ẩm cao….Sản phẩm của công ty đã đáp ứng tới những tải trọng rất cao, điều mà không nhiều nhà sản xuất trên thế giới có thể đạt được.

1.3.4 Quy mô hoạt động của công ty

Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động đến nay quy mô sản xuất của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh ngày càng được mở rộng Sả phẩm của công ty luôn có mặt ở khắp nơi của thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nhật bản, Mỹ, Úc, Australia,Ucraina,Panama….

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh qua 1 số năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 8.000 14.000 18.000

2 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 500 900 1.000

3 Thuế TNDN nộp nhà nước Triệu đồng 140 252 280

4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 360 648 720

6 Tiền lương bình quân Triệu đồng/người 1.200 1.500 1.700

(Nguồn trích dẫn: Báo cáo KQKD,thuyết minh BCTC năm 2006,2007,2008)

Nhìn vào bảng số liệu 1.1 ta thấy:

Doanh thu bán hàng năm 2008 là 18 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng là 28,6% so với năm 2007 và tăng 10 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng là 125% so với năm 2006.

Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2008 tăng 100 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 11% so với năm 2007 và tăng 500 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 200% so với năm 2006.

Thuế TNDN nộp cho cho ngân sách nhà nước Năm 2008 tăng 28 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 11% so với năm 2007 và tăng

140 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 200% so với năm 2006.

Lợi nhuận sau thuế để lại công ty năm 2008 là 720 triệu đồng tăng 72 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 11% so với năm 2006 và tăng

360 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 200% so với năm 2006.

Số lao động làm việc tại công ty năm 2008 đã tăng 46 người tương đương với tốc độ tăng là 30,6% so với năm 2007 và tăng 137 người tương đương với tốc độ tăng 332,2% so với năm 2006.

Thu nhập bình quân một tháng của mỗi lao động làm việc tại công ty năm 2008 là 1,7 triệu tăng 200 ngàn đồng tương đương với tốc độ tăng là 13,3% so với thu nhập bình quân năm 2007 và tăng 500 ngàn đồng tương đương với tốc độ tăng là 41,6% so với thu nhập bình quân của năm 2006

Từ những phân tích ở trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu năm 2008 đều tăng so với năm 2007 trong đó có chỉ tiêu tăng cao nhất là 28,6%, chỉ tiêu tăng thấp nhất là 11% Còn so với năm 2006 thì năm 2008 tăng trong đó có chỉ tiêu tăng cao nhất là 332,2%, chỉ tiêu tăng thấp nhất là 125% Lý do mà các chỉ tiêu đều tăng là do công ty sau khi thành lập đã dần dần đi vào ổn định tổ chức hoạt động, tăng quy mô về lao động cũng như tăng quy mô sản xuất sản phẩm Bên cạnh đó phải nói đến sự đầu tư về máy móc, trang thiết bị sản xuất với công nghệ hiện đại và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm đồng thời công ty đã có những chính sách đối với người lao động làm việc tại công ty nhất là chính sách ưu đãi đối với đội ngũ trí thức, người lao động có trình độ, tay nghề cao đã góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đó là điều kiện tiên quyết giúp công ty phát triển và lớn mạnh như ngày hôm nay.

Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu Tài chính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh qua 1 số năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 19.380 25.150 35.015

2 Tài sản dài hạn Triệu đồng 10.520 13.400 21.805

Tổng tài sản Triệu đồng 29.900 38.550 56.820

3 Nợ phải trả Triệu đồng 9.175 10.492 16.393

4 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 20.725 28.058 40.427

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 29.900 38.550 56.820

(Nguồn trích dẫn: Bảng CĐKT,thuyết minh BCTC năm 2006,2007,2008)

Dựa vào bảng 1.2 cho biết:

Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2008 là 35.015 triệu đồng chiếm 61,6 % so với tổng tài sản,tốc độ tăng gần 139,2 % tương ứng tăng là 9.865 triệu đồng so với năm 2007 và tốc độ tăng 180,7% tương ứng tăng là 15.635 triệu đồng so với năm 2006.

Tài sản dài hạn năm 2008 là 21.805 triệu đồng chiếm 38,4 % so với tổng tài sản của công ty, tốc độ tăng 162,7 % tương ứng tăng là 8.405 triệu đồng so với năm 2007 và tốc độ tăng 207,3 % tương ứng là 11.285 triệu đồng so với năm 2006.

Nguồn vốn nợ phải trả của công ty năm 2008 là 16.393 triệu đồng chiếm 28,8 % so với tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2007 là 156,2 % tương ứng là 5.901 triệu đồng ,tăng so với năm 2006 là 178.7 % tương ứng là 7.218 triệu đồng

Nguồn vốn chủ sở hữu là 40.427 triệu đồng năm 2008 chiếm 71,2% so với tổng nguồn vốn, tốc độ tăng so với năm 2007 bằng 144 % tương ứng là 12.369 triệu đồng và tốc độ tăng so với năm 2006 bằng 195 % tương ứng là 19.702 triệu đồng.

Qua bảng số liệu và phân tích số liệu ở trên ta thấy:

Cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty qua từng năm thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, phần lớn tài sản ngắn hạn của công ty là các yếu tố đầu vào mua sắm về để sản xuất sản phẩm còn phần tài sản dài hạn chủ yếu là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất nên nó cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tài sản Hằng năm công ty vẫn huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: huy động từ các thành viên tham gia sáng lập và đi vay từ các tổ chức tín dụng trong đó công ty đã xác định huy động vốn từ các thành viên sáng lập là chủ yếu để mở rộng và xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị….vv với mục đích tăng vốn kinh doanh và quy mô sản xuất của công ty.

1.3.5 Tình hình lao động của công ty

Khi mới thành lập Công ty chỉ có 30 Cán bộ công nhân viên(CBCNV) làm công tác quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt máy móc, thiết bị, dây chuyền chuẩn bị cho sản xuất Cơ sở vật chất thiếu thốn, máy móc thiết bị ít, nhà xưởng còn ít và chật hẹp… Đến nay Công ty đã có gần 200 CBCNV, Văn phòng Công ty có 35 người trong đó có

30 người có trình độ từ Cao đẳng, Đại học còn lại là toàn bộ CBCNV làm việc tại các xưởng, tổ sản xuất, trong đó có đến 40% lực lượng trẻ có trình độ từ Trung cấp, Cao đẳng kỹ thuật, nghề số còn lại là lao động phổ thông được tuyển chọn tại địa phương và các khu vực lân cận Cơ sở vật chất làm việc của công ty gồm 01 nhà làm việc 3 tầng, 04 nhà xưởng,01 nhà kho được xây dựng khang trang, trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ, đảm bảo điều kiện làm việc cho CBCNV yên tâm làm việc Cụ thể hiện nay công ty có 1 văn phòng công ty, 06 phòng ban, 08 tổ, đội sản xuất với cơ cấu nhân sự được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3 Bảng cơ cấu lao động tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh Đơn vị tính: Người

STT Bộ phận Số lượng i Văn phòng công ty 35

3 Phòng tài chính - kế toán 6

5 Phòng tổ chức – hành chính tổ hợp 5

6 Phòng cơ điện 7 ii Xưởng, tổ sản xuất 161

Phòng KCS Phòng tổ chức hành chính tổng hợpPhòng kỹ thuậtPhòng kế hoạch điều độ sản xuấtPhòng kế toán

Tổ tiện Tổ phay Tổ đột dập Tổ hàn Tổ đánh bóngTổ mạ Tổ lắp ráp sànTổ lắp ráp khóa

Đặc điểm tổ chức của công ty

1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng dựa trên cơ sở giám sát trực tiếp và gián tiếp bao gồm 06 Phòng,Ban và 08 Tổ sản xuất dưới sự quản lý thống nhất của Ban giám đốc và Phòng chức năng, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Giám đốc là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, phân công cấp phó giúp việc giám đốc.Quyết định việc điều hành và phương án sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch, chính sách pháp luật.

Có trách nhiệm thiết lập, duy trì và chỉ đạo việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong toàn công ty.

Xem xét, phê duyệt các chương trình kế hoạch công tác, nội quy, quy định trong công ty và các chiến lược sản xuất kinh doanh, bán hàng do cấp dưới soạn thảo. Định hướng hỗ trợ các phòng ban, phân xưởng sản xuất thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tổng hợp và tham mưu giúp việc, hỗ trợ tổ chức, quản lý điều hành sản xuất và thay thế giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc và nhiệm vụ được giao.

Phụ trách công tác đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và thiết bị phục vụ sản xuất.

Trực tiếp tổ chức, quản lý điều hành phòng kế hoạch điều độ sản xuất.Giám sát kiểm tra, đôn đốc các phòng ban và các bộ phận sản xuất và yêu cầu do Giám đốc đề ra.

Chủ tịch hội đồng bảo hộ lao động, hội đồng sáng kiến cải tiến Phụ trách công tác nâng bậc cho công nhân viên. Đảm bảo việc thúc đẩy các bộ phận, công nhân viên trong công ty nhận thức được các yêu cầu về chính sách chất lượng của công ty.

* Phòng tổ chức hành chính tổng hợp.

Tổng hợp và tham mưu giúp Giám đốc xây dựng các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, quản lý đội ngũ lao động trong công ty và các chế độ BHXH Chỉ đạo và quản lý công tác văn thư, lưu trữ, quản trị hành chính và bảo vệ công ty.

Tổ chức và giám sát việc tuân thủ nội quy, quy định của công ty, pháp luật của nhà nước.

Xây dựng nội quy, quy chế làm việc của công ty và các biện pháp thực hiện trình Giám đốc phê duyệt.

Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty xây dựng và tổng hợp kế hoạch, chương trình công tác chung của công ty theo định kỳ(thàng, quý, năm) trình Giám đốc phê duyệt Theo dõi các chương trình hoạt động và thực hiện nội quy, quy chế trong công ty; các ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.

Thực hiện các công việc liên quan đến công tác bố trí, đào tạo và tuyển dụng lao động cho công ty Giải quyết các chế độ chính sách cho người Lao động theo quy định hiện hành và phù hợp với chính sách của công ty.

Lập kế hoạch trang thiết bị văn phòng phẩm phục vụ hoạt động chung của công ty Quản lý chặt chẽ công văn đi và đến thực hiện các công tác văn thư lưu trữ văn bản, tài liệu theo đúng quy định.

Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tập hợp, xử lý và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin tài chính và kế toán cho Giám đốc.

Tham mưu cho Giám đốc về quản lý tài chính, quản lý kinh tế trên các lĩnh vực và những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn công ty.

Xây dựng các quy chế về quản lý tài chính và kế toán trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây dựng phương pháp thực hiện phân bổ chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm.

Huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực tài chính một cách an toàn, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước.

Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo quyết toán đúng và đủ theo quy định Đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác kế toán và quản lý tài chính, quản lý kinh tế với hiệu quả cao nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Tuân thủ và giám sát việc thực hiện chế độ kế toán theo chế độ hiện hành.

Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 01 kế toán trưởng và 05 kế toán viên Mọi hoạt động kế toán đều dưới sự chỉ đạo, quản lý,điều hành của kế toán trưởng để đảm bảo cho công tác kế toán của công ty luôn đúng chế độ, nguyên tắc hạch toán Giữa các phần hành kế toán đều có sự phối hợp kịp thời, chính xác, nhịp nhàng và thường xuyên đồng thời Báo cáo kịp thời đầy đủ lên kế toán trưởng.

Tổ chức công tác kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tại phòng kế toán của công ty Việc phân công lao động trong bộ máy tương ứng với từng phần hành kế toán được khái quát qua sơ đồ sau:

Kế toán tổng hợp và XĐKQ KDKế toán tiền lương và giá thành sản phẩmKế toán TSCĐ và vật liệu,công cụ dụng cụKế toán tiền mặt,TGNH và thanh toán

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

: Quan hệ trực tiếp : Quan hệ đối chiếu,kiểm tra,cung cấp số liệu

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán

Tham mưu cho giám đốc công ty, quản lý công tác kế toán, thực hiện luật kế toán Thực hiện kiểm tra và chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán của công ty trước Giám đốc và các cơ quan Nhà nước.

Tổ chức bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên của phòng đảm bảo phù hợp với năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả nhất, tránh trường hợp chồng chéo Động viên,phát huy vai trò sáng tạo trong công việc, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc giao.

Chủ động đề xuất và tổng hợp các hợp kiến nghị đề xuất của nhân viên trong phòng để tham mưu cho giám đốc và các giải pháp để khuyến khích sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Lập kế hoạch tài chính giúp Giám đốc định hướng đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh của công ty Cân đối nguồn vốn, thường xuyên báo cáo Giám đốc tình hình nguồn vốn khả dụng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Mở hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ theo đúng yêu cầu của Bộ Tài Chính. Thẩm hạch, chịu trách nhiệm báo cáo tài chính, báo cáo thuế hàng tháng , quý, năm. Định kỳ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Hàng tháng ký các biên bản xác nhận công nợ và có các biện pháp thu hồi vốn kịp thời Báo cáo Giám đốc các công nợ quá hạn, khó đòi.

Chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả các khoản cho người lao động theo yêu cầu qui định của công ty và của Nhà nước.

Thường xuyên cập nhật các thông tin, văn bản, qui định liên quan đến lĩnh vực phụ trách, báo cáo kịp thời với Giám đốc Đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên văn phòng.

+ Kế toán tổng hợp và Xác định kết quả kinh doanh:

Tổng hợp các sổ kế toán chi tiết, lên báo cáo tổng hợp hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Báo cáo kịp thời các vướng mắc trong quá trình tập hợp số liệu từ các kế toán chi tiết.

Lập các báo cáo bán hàng hàng tháng, quý năm gứi kế toán trưởng kiểm tra.

Tham mưu với kế toán trưởng trong công tác hạch toán kế toán.

Tham gia xây dựng kế hoạch vốn, tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.

Hàng ngày tổng hợp số liệu để lên các báo cáo về tình hình nhập NVL, thành phẩm, bán hàng… lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ

Cân đối số liệu thu chi cho công ty Tiến hành lập các báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Kế toán tiền lương và giá thành sản phẩm:

Làm công tác kế toán giá thành, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT,KPCĐ)

Lập kế hoạch định mức chi phí sử dụng cho từng sản phẩm, cuối tháng, tổng hợp số lượng sản phẩm công nhân sản xuất để tính lương cho công nhân.

Tính lương và các khoản trích theo lương trình Giám đốc phê duyệt. Làm đơn giá lương sản phẩm cho phân xưởng sản xuất đúng hạn. Căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng thanh toán lương hạch toán chi tiết cho từng bộ phận sử Phân bổ chi tiết NVL xuất dùng cho từng bộ phận, tổng hợp các chi phí liên quan lập các sổ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm để xác định đơn giá sản phẩm Lập báo cáo giá thành cho sản phẩm.

+ Kế toán Tài sản cố định, Vật liệu công cụ dụng cụ:

Theo dõi về tình hình TSCĐ, vật liệu công cụ dụng cụ của công ty.

Mở sổ theo dõi chi tiết từng TSCĐ, mở thẻ chi tiết từng tài sản.

Mở sổ chi tiết theo dõi NVL nhập, xuất, tồn kho.

Lập bảng phân bổ chi phí khấu hao cho từng kỳ quyết toán theo đúng qui định của Bộ Tài Chính trên cơ sở được Giám đốc và kế toán trưởng chấp thuận.

Hàng ngày cập nhật lệnh sản xuất, phiếu xuất kho NVL, bao bì theo lệnh sản xuất Cuối ngày đối chiếu sổ chi tiết NVL, NVL với thẻ kho, ký xác nhận số tồn cuối ngày Có biên bản đối chiếu cuối tháng.

Cuối năm kiểm kê TSCĐ lập báo cáo, đề xuất thanh lý các TSCĐ khi hết khấu hao mà không được sử dụng.

+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và thanh toán

Làm công tác kế toán thanh toán và kế toán ngân hàng.

Tổ chức công tác kế toán

1.6.1 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty

Công ty đã dựa vào Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và nghị định 128 của chính phủ hướng dẫn thực hiện kế toán Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành đến ngày 28/12/2005(Đợt 5) và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đồng thời dựa vào đặc điểm tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty mà áp dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, báo cáo cho phù hợp

- Niên độ kế toán đang áp dụng: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán: Việt Nam Đồng

- Hình thức kế toán công ty đang áp dụng: hình thức kế toán Máy do đơn vị tự thiết kế.

- Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức Chứng từ ghi sổ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền

- Công ty áp dụng phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng(GTGT): theo phương pháp khấu trừ.

1.6.2 Hình thức hạch toán kế toán của công ty

Hình thức hạch toán kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức kế toán trên máy vi tính Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính theo một chương trình phần mềm kế toán Excel do công ty tự tổ chức thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, đảm bảo có đầy đủ sổ sách kế toán kế toán tổng hợp, chi tiết các tài khoản, các báo cáo được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ sách kế toán ghi thủ công, sau đó được lưu trữ theo quy định.Hằng ngày nhận được các chứng từ gốc, kế toán kiểm tra và phân loại chứng từ để làm căn cứ nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các mẫu bảng biểu sổ sách chứng từ đã được thiết kế sẵn theo quy định của Bộ tài chính.Trình tự ghi sổ kế toán được thể hiên qua sơ đồ sau:

Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số phát sinh

Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Ghi cuối tháng §èi chiÕu, kiÓm tra

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào

Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của tháng trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

1.6.3 Hệ thống sổ sách kế toán của công ty

Tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ của Luật kế toán bao gồm:

- Loại chứng từ tiền tệ:

+ Giấy đề nghị thanh toán

+ Giấy đề nghị tạm ứng…

+ Biên bản kiểm kê quỹ

- Loại chứng từ về TSCĐ:

+ Biên bản giao nhận TSCĐ

+ Biên bản kiểm kê TSCĐ

+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

- Loại chứng từ về hàng tồn kho:

+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm

- Loại chứng từ về Lao động tiền lương

+ Bảng thanh toán tiền lương

+ Phiếu xác nhận Sản phẩm hoàn thành

+ Bảng phân bổ tiền lương

- Loại chứng từ về bán hàng:

+ Bảng kê thanh toán hàng đại lý

Ngoài ra Công ty còn sử dụng nhiều loại chứng từ khác có liên quan

Công ty sử dụng các loại sổ sách bao gồm:

- Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái + Chứng từ ghi sổ: Để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản.

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Để ghi chép tổng hợp các chứng từ ghi sổ phát sinh theo trình tự thời gian.

+ Sổ cái tài khoản: Để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và phản ánh vào các tài khoản kế toán tổng hợp.

- Sổ kế toán chi tiết: Để ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần phải theo dõi chi tiết.

* Chế độ tài khoản áp dụng

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh sử dụng các tài khoản được quy định trong Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính Hầu hết các tài khoản của công ty đều được chi tiết hóa để thuận tiện trong công tác theo dõi và hạch toán.

1.6.4 Chế độ báo cáo tài chính tại công ty

Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC, kỳ kế toán là năm dương lịch được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 của năm sau Kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp, khoá sổ căn cứ vào các tài liệu kế toán do các kế toán phần hành cung cấp tiến hành lập và trình bày trên các BCTC Báo cáo tài chính do nhà nước quy định đang sử dụng tại Công ty bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bên cạnh những báo cáo do nhà nước quy định Công ty còn xây dựng nhiều báo cáo quản trị để phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý, tổ chức nhằm đưa ra những quyết định, phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn như: Báo cáo sản xuất, báo cáo bán hàng, báo cáo sử dụng nguyên vật liệu vv

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐỨC THỊNH

Đặc điểm về Thành phẩm tiêu thụ, phương thức tiêu thụ tại Công

2.1.1 Đặc điểm Thành phẩm tiêu thụ.

Thành phẩm mà công ty sản xuất kinh doanh là các sản phẩm về Khóa và Bản lề khóa Thành phẩm của công ty do công ty trực tiếp tự sản xuất sau đó đem bán và tiêu thụ cho các cửa hàng, đại lý và các công ty, đơn vị kinh doanh thương mại với nhiều phương thức bán khác nhau.

2.1.2 Đặc điểm phương thức tiêu thụ.

Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh của công ty Thông qua tiêu thụ giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm được thực hiện, vốn của công ty khi xuất kho thành phẩm được chuyển từ hình thái hiện vật là hàng hóa sang hình thái giá trị là tiền tệ. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh sử dụng phương thức tiêu thụ thành phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp Theo phương thức này thì thành phẩm của công ty được xuất từ kho thành phẩm của công ty để bán cho bên mua Phương thức này có hai hình thức:

+ Bán trực tiếp tại kho: Theo hình thức này công ty xuất thành phẩm tại kho giao trực tiếp cho bên mua hoặc bên mua uỷ nhiệm đến nhận hàng trực tiếp Chứng từ bán hàng trong trường hợp này là Phiếu xuất kho, hoá đơn GTGT (Liên 2 giao cho khách hàng) do công ty lập Thành phẩm được coi là tiêu thụ khi bên mua nhận hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng, chấp nhận thanh toán Còn phương thức thanh toán tiền hàng với bên mua tuỳ thuộc vào hợp đồng đã ký giữa hai bên.

+) Bán theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này công ty xuất thành phẩm từ kho để chuyển đi cho Bên mua theo hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên bằng phương tiện vận tải tự có của công ty và từ phương tiện vận tải thuê ngoài Thành phẩm chuyển gửi đi thuộc quyền sở hữu của công ty, khi bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì mới chuyển quyền sở hữu và công ty coi đó là thời điểm hàng chuyển gửi đi được coi là tiêu thụ Chi phí vận chuyển do công ty chịu hoặc do bên mua phải trả phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng đã ký giữa hai bên, chứng từ bán hàng trong trường hợp này là Hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên, Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT( Liên 2: Giao cho khách hàng) do công ty lập.

Thực trạng kế toán Tiêu thụ thành phẩm và Xác định kết quả kinh

2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán

Hiện nay Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm theo Phương pháp thẻ song song (Sơ đồ 2.1):

Sơ đồ 2.1: Hạch toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh

Sổ kế toán chi tiết thành phẩm

Bảng tổng hợp xuất nhập tồn

Ghi định kỳ: Đối chiếu kiểm tra:

Với khối lượng thành phẩm sản xuất ra là nhiều, công việc nhập xuất diễn ra thường xuyên liên tục nên Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh đã sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền để tính đơn giá vốn của thành phẩm xuất kho, căn cứ vào đơn giá vốn, chi phí vận chuyển, bảo quản, để tính giá bán của 1 thành phẩm. Đơn giá hàng thực tế xuất kho Trị giá hàng tồn đầu kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Trị giá hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng nhập trong kỳ

Từ đó xác định gái trị hàng hóa thực tế xuất kho:

Trị giá hàng hóa xuất kho = Đơn giá hàng hóa xuất kho x Số lượng hàng hóa xuất kho Việc tính toán giá vốn hàng bán diễn ra vào cuối tháng tuy giảm bớt được việc hạch toán chi tiết thành phẩm xong vì tính toán giá vốn theo từng danh điểm thành phẩm sản xuất nhập kho nên công việc bị dồn về cuối tháng là rất lớn, đòi hỏi người làm công tác kế toán phải tổng hợp chính xác, kịp thời các số liệu liên quan.

Kế toán vật tư, thành phẩm căn cứ vào liên 03 hóa đơn GTGT (Mẫu hóa đơn GTGT trang 50 ) viết phiếu xuất kho (Biểu số 2.1) Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên.

Liên 1: Lưu tại phòng kế toán.

Liên 2: Giao cho thủ kho làm căn cứ ghi thẻ kho và xuất kho

Liên 3: Giao cho khách hàng.

Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho

Công ty TNHH TM – DV Đức Thịnh

Mẫu số:02- VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC)

Số :00286 Tên người nhận hàng: Công ty TNHH Nhật Bản

Lý do xuất kho: Xuất bán thành phẩm

Xuất tại kho : Công ty Địa điểm: Hưng yên

Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành

Theo tiền chứng từ Thực xuất

- Tổng Số tiền viết bằng chữ:

- Số chứng từ gốc kèm theo: 01 chứng từ gốc

(ký, ghi họ tên) Người nhận hàng

(ký, ghi họ tên) Thủ kho

(ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng

Cuối kỳ thủ kho và kế toán vật tư , thành phẩm đối chiếu số liệu về xuất kho thành phẩm và Lập bảng kê thành phẩm xuất kho (Biểu số 2.2) theo danh mục thành phẩm.

Biểu số 2.2: Bảng kê thành phẩm xuất kho

Bảng kê thành phẩm xuất bán

Tháng 02/2009 Đối tượng: Khóa JEP Xuất tại kho: K01- Hưng Yên

Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Ghi chú

270 2/2 Xuất bán cho Cty Katsura-

282 4/2 Xuất bán cho Cty TNHH

05/2 PX 286 05/2 Xuất bán cho Cty TNHH Nhật Bản Bộ 1.200

295 7/2 Xuất Bán cho Cty TNHH

08/2 PX 298 08/2 Xuất bán cho DNTN Mỹ Đồng Bộ 140

25/2 PX 346 25/2 Xuất bán cho Cty Cổ phần Nam Giang Bộ 125

(Ký,ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký,ghi rõ họ tên)

Cuối kỳ căn cứ vào Bảng kê thành phẩm xuất bán và Bảng tổng hợpXuất-Nhập-Tồn của từng danh mục thành phẩm, kế toán tính giá vốn cho thành phẩm xuất bán theo từng loại, chủng loại thành phẩm và ghi vào sổ chi tiết tài khoản 632 (Biểu số 2.3)

Biểu số 2.3: Sổ chi tiết tài khoản 632

Công ty TNHH TM – DV Đức Thịnh

Mẫu số: S38- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC)

Tên tài khoản : 632 -Giá Vốn Hàng Bán Đối tượng : Khóa JEP

CTGS Diễn giải TK ĐƯ

20/2 230 20/2 Hàng do Cty Katsura-Nhật Bản trả lại 155 31.500 25/2 237 25/2 Hàng do Cty Quang Minh trả lại 155 6.300

28/2 297 28/2 Gvốn xuất bán cho Cty TNHH Quang Minh 155 201.600

28/2 298 28/2 Gvốn xuất bán cho công ty TNHH Nhật Bản 155 756.000

28/2 299 28/2 Gvốn xuất bán cho DNTN Mỹ Đồng 155 126.000

28/2 328 28/2 Kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng 911 3.543.120

Sổ này có:… Trang,đánh số từ trang 01 đến trang ….

(Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên,đóng dấu)

Cuối tháng căn cứ vào Sổ chi tiết tài khoản 632, kế toán lập Chứng từ ghi sổ ( Biểu số 2.4) và ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu số 2.5, trang 35)

Biểu số 2.4: Chứng từ ghi sổ

Công ty TNHH TM – DV Đức Thịnh

Mẫu số:S12- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày

Trích yếu NợSố hiệu TKCó Số tiền Ghi chú

Giá vốn khóa JEP HES233 xuất bán trong tháng

Kèm theo : 22 Chứng từ gốc

(Ký,ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký,ghi rõ họ tên)

Biểu số 2.5: Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

Công ty TNHH TM – DV Đức Thịnh

Mẫu số:S02b - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC)

SỔ ĐĂNG ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Chứng từ ghi sổ Số tiền

Cộng lũy kế từ đầu quý

Sổ này có:… Trang,đánh số từ trang 01 đến trang ….

(Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên,đóng dấu)

Kế toán căn cứ vào Chứng từ ghi sổ phản ánh vào Sổ cái tài khoản632-Giá vốn hàng bán ( Biểu số 2.6).

Biểu số 2.6: Sổ Cái Tài khoản 632

Công ty TNHH TM – DV Đức Thịnh

Mẫu số:S02c01- DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC)

Tên tài khoản: Giá Vốn Hàng Bán

CTGS Diễn giải TK ĐƯ

20/2 230 20/2 Cty Katsura-Nhật Bản trả lại hàng

21/2 237 21/2 Cty KKhí gia sàng thái Nguyên trả lại hàng NAWAKI 155 11.700

28/2 326 28/2 Giá vốn xuất bán khóa FUSHIKA tháng 0/2009 155 4.980.250

28/2 327 28/2 Giá vốn xuất bán khóa NAWAKI tháng 02/2009 155 5.157.500

28/2 328 28/2 Giá vốn xuất bán khóa JEP EHS233 tháng 02/2009 155 3.892.140

28/2 329 28/2 Giá vốn xuất bán khóa OSHIO tháng 02/2009 155 1.620.410

28/2 331 28/2 Giá vốn khóa FUSHIKA bị trả lại tháng 02/2009 155 269.421

28/2 KC 28/2 KC giá vốn hàng bán trong tháng 911 14.731.680

Sổ này có:… Trang,đánh số từ trang 01 đến trang ….

(Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên,đóng dấu)

Biểu số 2.7: Sổ Cái Tài khoản 155

Công ty TNHH TM – DV Đức Thịnh Mẫu số:S02c01- DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC)

Tên tài khoản: Thành Phẩm

CTGS Diễn giải TK ĐƯ

5/2 147 5/2 Nhập kho Khóa NAWAKI từ SX 154 550.000

8/2 174 8/2 Nhập kho Khóa JEP từ SX 154 441.000

20/2 231 20/2 Nhập kho khóa OSHIO từ SX 154 655.280

28/2 326 28/2 Xuất bán khóa FUSHIKA tháng 02/2009 632 4.980.250 28/2 327 28/2 Xuất bán khóa NAWAKI tháng 02/2009 632 5.157.500 28/2 328 28/2 Xuất bán khóa JEP tháng 02/2009 632 3.892.140 28/2 329 28/2 Xuất bán khóa OSHIO tháng 02/2009 632 1.620.410

28/2 331 28/2 Giá vốn khóa FUSHIKA bị trả lại tháng 02/2009 632 269.421

Sổ này có:… Trang,đánh số từ trang 01 đến trang ….

(Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên,đóng dấu)

2.2.2 Kế toán Doanh thu và các khoản trừ Doanh thu

2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng

* Giá bán hàng hóa của công ty là giá thỏa thuận giữa người mua hàng và người bán được ghi trên hóa đơn và hợp đồng mua.

* Chứng từ sử dụng hạch toán nghiệp vụ bán hàng,tiêu thụ thành phẩm: Tùy theo phương thức, hình thức bán hàng Hạch toán bán hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau:

- Hóa đơn bán hàng(GTGT)

- Phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng

* Hóa đơn bán hàng ( Biểu số 2.8) do phòng kế toán lập Hóa đơn bán hàng được lập thành 03 Liên trong đó 01 liên giao cho khách hàng Khách hàng cầm phiếu thu và hóa đơn bán hàng làm căn cứ thanh toán tiền.

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng kế toán bán hàng viết hóa đơn GTGT, hóa đơn được lập làm 3 liên:

Liên 1 : Lưu ở phòng kế toán

Liên 2: Giao cho khách hàng.

Liên 3: Giao cho kế toán thủ kho.

Biểu số 2.8: Hóa đơn GTGT

(Liên 1: lưu tại công ty)

(Theo công văn số 544 TCT/AC ngày 29/1/2002 của

Xê ry: QX/2009Y Số: 01554 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh Địa chỉ: Thị trấn Lương Bằng-Kim Động-Hưng Yên Điện thoại: 0321.3810.413 Mã số thuế: 0100121356

Người mua hàng: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đơn vị : Công ty TNHH Nhật Bản Địa chỉ: Hà Nội

Hình thức thanh toán: Tiền mặt và trả chậm 30 ngày

Stt Tên hàng hóa, dịch vụ Mã số Đơn tínhvị lượngSố Đơn giá Thành tiền

Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT 108.000.000

Tổng cộng tiền thanh toán: 1.188.000.000

Số tiền viết bằng chữ: Một tỷ,một trăm tám mươi tám triệu đồng chẵn./

(Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng

(Ký ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Kế toán tổng hợp căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, Hóa đơn bán hàng (Biểu số:2.8), khi khách hàng đã nhận đủ hàng và chấp nhận thanh toán thì tiến hành hạch toán doanh thu Kế toán ghi vào sổ chi tiết bán hàng (Biểu số:2.9) và lập chứng từ ghi sổ (Biểu số:2.10) để ghi nhận doanh thu.

Biểu số 2.9: Sổ chi tiết bán hàng

Công ty TNHH TM và DV Đức Thịnh Mẫu số:S35- DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC)

SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG

Tên sản phẩm : Khóa JEP

Doanh thu Khoản giảm trừ

SH NT SL ĐG TT Th uế Khác

Sổ này có:.20 Trang,đánh số từ trang 01 đến trang 20

Người ghi sổ Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Biểu số 2.10: Chứng từ ghi sổ

Công ty TNHH TM và DV Đức Thịnh Mẫu số:S12- DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày

Trích yếu Số hiệu TKNợ Có Số tiền Ghi chú

Bán hàng cho Cty TNHH

Kèm theo :………01………Chứng từ gốc

(Ký,ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký,ghi rõ họ tên)

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ ghi sổ và Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Biểu số: 2.5, trang 35) đã lập để ghi vào sổ cái tài khoản 511- Doanh thu bán hàng (Biểu số: 2.11)

Biểu số 2.11: Sổ Cái Tài khoản 511

Công ty TNHH TM và DV Đức Thịnh Mẫu số:S03b- DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của BTC)

SỔ CÁI Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng

NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền

5/2 146 5/2 Bán cho Cty TNHH Nhật Bản 111,

6/2 155 6/2 Bán cho Cty TNHH Đoàn Kết 112 408.200

7/2 161 7/2 Bán cho Cty TNHH Lâm Duy 112 640.000

8/2 176 8/2 Bán cho Cty Mỹ Đồng 111 128.800

28/2 306 28/2 KC Hàng bán bị trả lại 531 918.620

Sổ này có 50 Trang,đánh số từ trang 01 đến trang 50

(Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên,đóng dấu)

Kế toán thanh toán căn cứ vào hóa đơn GTGT (liên 3, Biểu số: 2.8 ) để lập Phiếu thu (Biểu số 2.12) nếu khách hàng trả tiền ngay, Giấy báo có của ngân hàng và ghi vào sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc hoặc viết giấy nợ nếu khách hàng trả tiền sau và ghi vào sổ chi tiết thanh toán với người mua (Biểu số 2.13).

Công ty TNHH TM và DV Đức

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)

Ngày 05 tháng 02 năm 2009 Quyển số: 5

Họ tên người nộp tiền: Lê Thị Hồng Hạnh Địa chỉ: Công ty TNHH Quang Minh

Lý do thu: Thu tiền bán hàng theo HĐ 1554

Viết bằng chữ: Một trăm hai mươi chín triệu đồng chẵn

Kèm theo: 02. Đã nhận đủ số tiền đã thu đủ tiền.

(Ký, họ tên,đóng dấu)

Biểu số 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 131

Công ty TNHH TM và DV Đức Thịnh Mẫu số:S31- DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày

Sổ chi tiết thanh toán với người mua

Tên tài khoản: 131 Đối tượng: Công ty TNHH Nhật Bản

CTGS Diễn giải TK ĐƯ

3/2 124 3/2 Thanh toán tiền hàng của HĐ1541 112 370.900

5/2 146 5/2 Bán hàng theo HĐ 1554 nợ 30 ngày 511,

Sổ này có:… Trang,đánh số từ trang 01 đến trang ….

(Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên,đóng dấu)

2.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu trong công ty gồm có 3 khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Là một doanh nghiệp sản xuất nhằm khuyến khích mua hàng, kích thích tiêu thụ sản phẩm công ty đã áp dụng chính sách bán hàng đó là khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn hoặc khách hàng mua thường xuyên sẽ được hưởng một lượng chiết khấu nhất định Đối với công ty khoản này tuy có làm giảm doanh thu nhưng nó lại có tác động tốt để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra nên rất được chú trọng.

Khi khách hàng đã mua đến thời điểm và đạt mức được hưởng chiết khấu Công ty sẽ chiết khấu cho khách hàng ngay trên hóa đơn của lần mua cuối cùng (Biểu số 2.14) Khoản chiết khấu này được trừ vào số tiền phải thu của khách hàng hoặc được trừ vào lần mua hàng tiếp theo hoặc được chi trả trực tiếp bằng tiền và công ty hạch toán khoản chiết khấu này vào tài khoản 521- Chiết khấu thương mại.

Biểu số 2.14: Hóa đơn GTGT

(Liên 1: lưu tại công ty)

(Theo công văn số 544 TCT/AC ngày 29/1/2002 của

NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đức Thịnh

Thứ nhất : Việc công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý, tuy nhiên công ty cần lưu ý phương pháp kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi thẻ song song Đây là phương pháp đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu. Tuy nhiên, việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán về mặt số lượng mất nhiều thời gian, công sức Công việc kiểm tra không thường xuyên mà chủ yếu vào cuối tháng, điều này làm hạn chế chức năng kiểm tra trong kế toán, do đó phương pháp này thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ nhập xuất hàng hóa Hiện nay do đặc thù công ty thì số lượng nghiệp vụ nhập, xuất nhiều nên việc áp dụng phương pháp này chưa hoàn toàn hợp lý Công ty nên áp dụng phương pháp sổ số dư:

- ở kho: chỉ theo dõi về mặt số lượng.

- ở phòng kế toán: quản lý về mặt giá trị.

Phương pháp này giảm được khối lượng ghi chép hàng ngày, công việc kế toán được tiến hành đều đặn

Thứ hai: Thành phẩm của công ty rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại,kích thước nên việc tính giá vốn thành phẩm phải tính riêng với từng loại thành phẩm Công ty tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân gia quyền trở nên phức tạp tốn công sức, dễ nhầm lẫn và vẫn tồn tại những mặt hạn chế, không cho phép theo dõi kịp thời giá trị của thành phẩm xuất kho mà chỉ đến cuối tháng khi đã tập hợp đầy đủ số lượng thành phẩm nhập kho và xuất kho mới tính được giá vốn thành phẩm xuất kho nên không cung cấp kịp thời thông tin về giá vốn thành phẩm xuất kho Vì vậy, Công ty nên có thể sử dụng một trong hai phương pháp tính giá thành phẩm thực tế xuất kho hiệu quả hơn đó là giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập hoặc Giá thực tế đích danh.

* Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập

Giá thực tế TP xuất kho = Giá đơn vị bình quân x Số lượng TP xuất kho sau mỗi lần nhập

Giá đơn vị Tổng giá thực tế của TP tồn sau lần nhập bình quân sau mỗi lần nhập Tổng số lượng TP tồn sau mỗi lần nhập

Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân gia quyền, đó là sau mỗi lần nhập, xuất kế toán có thể biết được chính xác giá trị của thành phẩm xuất kho, từ đó cung cấp thông tin kịp thời chính xác đảm bảo cho công tác quản lý thành phẩm tốt hơn.

* Phương pháp tính giá thực tế đích danh có nghĩa là thành phẩm xuất lô nào thì tính giá theo giá nhập thực tế của lô hàng đó.

Thứ ba: Để phát triển thị trường và mạng lưới tiêu thụ thành phẩm do công ty sản xuât ra Công ty đã đi chào hàng, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của mình ở trong và ngoài nước đồng thời gửi bán đại lý bán hộ, số hàng hóa này thực chất đã xuất đem đi gửi bán nhưng vì công ty không mở tài khoản 157-Hàng gửi bán nên kế toán vẫn theo dõi số hàng gửi bán này đang nằm trong kho của công ty, vì vậy kế toán nên mở các sổ chi tiết riêng cho thành phẩm gửi đi bán đó tương ứng với tài khoản 157- hàng gửi bán để theo dõi tình hình thành phẩm gửi bán,giới thiệu sản phẩm…. đã được tiêu thụ hay tiêu thụ nhanh hay chậm.

Thứ tư: Trường hợp sản phẩm xuất dùng nội bộ (dùng để quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm….) Công ty hiện nay vẫn đang hạch toán vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Theo em, Công ty nên hạch toán vào TK 512 “Doanh thu nội bộ” để phản ánh các nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ theo quy định.

Thứ năm : Việc xác định kết quả tiêu thụ, kế toán cần tính toán tách riêng kết quả kinh doanh của từng loại, từng danh điểm thành phẩm để đưa ra những quyết định đúng đắn về chính sách giá cả, cơ cấu thành phẩm sản xuất trong tổng số thành phẩm tiêu thụ tại công ty.

Thứ sáu: Đối với thành phẩm đã bán nhưng kém chất lượng không đúng với thiết kế, quy cách, phẩm chất, chất lượng là nguyên nhân dẫn đến các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, công ty nên có biện pháp điều chỉnh hợp lý để tránh tổn thất,làm giảm lợi nhuận của công ty.

Thứ bảy : Thành phẩm xuất bán của công ty hiện nay chỉ mới xác định được doanh thu trừ giá vốn để tính ra lãi gộp của từng loại, từng danh điểm thành phẩm chứ chưa xác định được cụ thể lãi ròng của từng loại, từng danh điểm thành phẩm , việc phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được phân bổ cụ thể, chi tiết cho từng loại, từng danh điểm thành phẩm Để xác định được điểm hoà vốn và lãi lỗ của từng mặt hàng giúp Công ty xác định được phương hướng kinh doanh trong thời gian tiếp theo, Công ty nên tập hợp chi phí phân bổ cho từng mặt hàng để tính ra kết quả kinh doanh của từng mặt hàng Từ đó Công ty có thể biết được mặt hàng nào có lợi nhuận cao hơn để tiếp tục kinh doanh. Theo em, Công ty nên cử kế toán theo dõi chi tiết chi phí Bán hàng và chi phí QLDN để cuối tháng phân bổ theo giá vốn hàng bán cho từng mặt hàng và mở sổ theo dõi xác định kết quả kinh doanh từng mặt hàng đi tiêu thụ.

Thứ tám : Hiện nay ở Công ty đã thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng, tuy nhiên ở Công ty chưa sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán Theo em để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình thanh toán, Công ty có thể đưa ra các mức chiết khấu thanh toán cho khách hàng Nghĩa là nếu khách hàng trả tiền ngay sẽ được hưởng mức chiết khấu thanh toán cao, nếu không sẽ không được hưởng mức chiết khấu này Việc xác định tỷ lệ chiết khấu thanh toán được đặt trong mối quan hệ với lãi suất ngân hàng Hiện nay do Công ty vẫn còn phải vay vốn ngân hàng để hoạt động do đó mức chiết khấu thanh toán phải nhỏ hơn mức lãi suất của ngân hàng đồng thời phải lớn hơn tỷ lệ lãi suất tiền gửi, nếu không khách hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi và trả chậm cho Công ty Với những khách hàng nợ quá hạn, Công ty có thể tính lãi trên phần trả chậm cao hơn lãi suất vay vốn ngân hàng.

Việc sử dụng chiết khấu thanh toán làm tăng chi phí của Công ty song cũng giúp Công ty thu hồi được vốn nhanh hơn,tránh bị đọng vốn,làm giảm khoản chi phí lãi suất do đi vay ngân hàng Công ty cần xem xét mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích mà công cụ này mang lại để có thể sử dụng linh hoạt, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.

Ngày đăng: 13/07/2023, 13:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w