1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng dịch vụ tín dụng nghiên cứu tình huống ngân hàng thương mại cổ phần kiên long

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất lượng dịch vụ tín dụng - Nghiên cứu tình huống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long
Tác giả Nguyễn Văn Lĩnh
Người hướng dẫn Thạc Sỹ Đặng Ngọc Sự
Trường học Khoa Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 100,85 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG (3)
    • I. Bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng (3)
      • 2. Phân loại tín dụng ngân hàng (5)
        • 2.1 Phân loại tín dụng theo thời gian (5)
        • 2.2 Phân loại tín dụng theo hình thức (6)
        • 2.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo (9)
        • 2.4 Phân loại theo rủi ro tín dụng (10)
        • 2.5 Phân loại khác (10)
        • 3.1 Đối với ngân hàng (11)
        • 3.2 Đối với khách hàng (12)
        • 3.3 Đối với nền kinh tế quốc dân (12)
    • II. Chất lượng và chất lượng dịch vụ tín dụng (13)
      • 1. Khái niệm chất lượng (13)
      • 2. Dịch vụ và các đặc trưng của dịch vụ (15)
      • 3. Chất lượng dịch vụ (16)
      • 4. Chất lượng dịch vụ tín dụng (19)
    • III. Quản lý chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ tín dụng (19)
      • 1. Quản lý chất lượng (19)
        • 1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng (19)
        • 1.2 Các nguyên tắc của quản lý chất lượng (21)
      • 2. Các chức năng của quản lý chất lượng (23)
        • 2.1 Chức năng hoạch định (24)
        • 2.2 Chức năng tổ chức (24)
        • 2.3 Chức năng kiểm tra (24)
        • 2.4 Chức năng kích thích (25)
        • 2.5 Chức năng điều chỉnh, điều hoà, phối hợp (25)
      • 3. Các khía cạnh cơ bản của quản lý chất lượng dịch vụ tín dụng (26)
        • 3.1 Quản lý hiệu quả hoạt động tín dụng (26)
        • 3.2 Quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn tín dụng (27)
        • 3.3 Quản lý các nguồn lực- Đảm bảo và sử dụng có hiệu quả (30)
        • 3.4 Quản lý quan hệ khách hàng-Tạo uy tín và niềm tin (30)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG (31)
    • I. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (31)
      • 1. Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (31)
        • 1.1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (31)
        • 1.2 Lĩnh vực kinh doanh (31)
        • 1.3 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần; (31)
      • 2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng (32)
        • 2.1 Thời điểm thành lập (32)
        • 2.2 Các giai đoạn phát triển (32)
      • 3. Sứ mệnh hoạt động (33)
        • 3.1 Nhiệm vụ chiến lược (33)
        • 3.2 Mục tiêu chiến lược (34)
        • 3.3 Văn hóa kinh doanh (34)
      • 4. Cơ cấu tổ chức (36)
        • 4.1 Đại hội đồng cổ đông (36)
        • 4.2. Hội đồng quản trị (37)
        • 4.3 Ban Điều hành (39)
        • 4.4 Các phòng ban chức năng (39)
        • 4.5 Các chi nhánh (39)
    • II. Tình hình thị trường và các nguồn lực (42)
      • 1. Tình hình thị trường (42)
        • 1.1 Mạng lưới hoạt động (42)
        • 1.2 Phân loại thị trường và sản phẩm (44)
        • 1.3 Hợp tác kinh doanh và trao đổi (50)
      • 2. Các nguồn lực (51)
        • 2.1 Tình hình nhân sự (51)
        • 2.2 Tình hình tài chính (53)
        • 2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật (55)
    • III. Thực trạng hoạt động tín dụng ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (56)
      • 1. Chính sách tín dụng (56)
      • 2. Quy trình cho vay (56)
        • 2.1 Điều kiên vay (0)
        • 2.2 Thủ tục vay vốn (58)
        • 3.3 Quy trình vay vốn (58)
    • IV. Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng (61)
      • 1. Sử dụng Mô hình Lý thuyết về Chất lượng Dịch vụ (61)
      • 2. Đánh chất lượng dịch vụ tín dụng qua thực tế (62)
        • 2.1 Mô tả quá trình điều tra (62)
        • 2.2 Đánh giá kết quả theo tiêu thức RATER (63)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG (1)
    • I. Các giải pháp chính (74)
    • II. Các giải pháp hỗ trợ (79)
      • 1. Đa dạng hóa hình thức và đối tượng vay (79)
      • 2. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp (79)
      • 3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên (80)
  • KẾT LUẬN (83)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG

Bản chất và vai trò của tín dụng ngân hàng

1.Bản chất của tín dụng ngân hàng

Tín dụng là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là trong các hoạt động tài chính và thương mại Tùy theo từng hoạt động mà phạm vi và đối tượng của thuật ngữ “tín dụng” cũng ít nhiều khác nhau.

Tín dụng trong tiếng Anh là “Credit” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là nhờ sự tin tưởng mà giao cho quản lý hoặc sử dụng cái gì đó Trong tiếng Việt, nó được phiên âm từ chữ Hán (Trung Quốc); “Tín”= Tin, tin giao, tin tưởng; và “Dụng”= Dùng, sử dụng Như vậy tín dụng có nghĩa là vì tin tưởng mà cho phép sử dụng vốn Tuy nhiên theo thời gian mọi sự vật và hiện tượng biến đổi dần dần Phương thức sản xuất xã hội đi từ thấp tới cao.Hoạt động kinh tế cũng vận động từ mức độ sơ khai đến các nền kinh tế thì trường hiện đại như ngày nay Do vậy hoạt động tín dụng cũng vì thế mà mở rộng đối tượng và phạm vi của nó, không chỉ đơn thuần như thời sơ khai.

Theo Giáo trình Kinh tế chính trị, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2007 thì tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mỗi quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc và lãi.

Quan hệ tín dụng ra đời bắt nguồn từ sự xuất hiện các mối quan hệ cung cầu về vốn giữa người đi vay với người cho vay Trong mỗi doanh nghiệp do đặc điểm của tình hình chu chuyển vốn, nên trong mỗi giai đoạn ngắn thường có những khoản vốn nhàn rỗi, chẳng hạn tiền hàng dùng thanh toán nhưng chưa thanh toán, tiền mua nguyên vật liệu chưa trả, lương nhân viên chưa trả cần được sinh lời Trong khi đó trong những giai đoạn ấy lại có những doanh nghiệp khác cần vốn để thanh toán , để mở rộng sản xuất nhưng chưa tích luỹ vốn kịp, tương tự như vậy trong dân cư cũng có những tổ chức, cá nhân cần vốn để sinh lợi Chính vì những mâu thuẫn trên mà quan hệ tín dụng ra đời. Đặc điểm rõ nét nhất của quan hệ tín dụng là quyền sử dụng vốn tách rời quyền sở hữu vốn Đối với Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đặc điệm chung của nền kinh tế nên có nhiều quan hệ tín dụng cùng tồn tại cùng cạnh tranh với những mức lợi tức khác nhau Ngoài ra, quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế, nên cũng như các quan hệ kinh tế nó mang đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế thị trường Nổi bật là tính hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ cung cầu của hoạt động tín dụng

Theo tính chất của quan hệ tín dụng chúng ta phân tín dụng làm hai hình thức tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng.

+ Tín dụng thương mại: Đây là việc mua bán chịu hàng hóa hoặc dịch vụ với những kỳ hạn nhất định Nó là hình thức vay nợ lẫn nhau giữa người mua và người bán, nhưng đối tượng vay nợ ở đây là hàng hóa và dịch vụ Khi chấp nhận bán chịu với những kỳ hạn nhất định các thương nhân thường đặt mức giá cao hơn để bù đắp cho việc bị khách hàng chiếm dụng vốn của mình + Tín dụng ngân hàng: Đây là hình thức tín dụng có tầm quan trong đối với nền kinh tế thị trường và nó là quan hệ chủ yếu giữa ngân hàng với các doanh nghiệp phi ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với nhau Tín dụng ngân hàng là hình thức mà các quan hệ tín dụng được thực hiện thông quan vai trò trung tâm là ngân hàng Ở đây chúng ta tập trung xem xét và nghiên cứu về tín dụng ngân hàng là chủ yếu.

2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Tùy theo góc độ quản lý hoặc nghiên cứu khác nhau mà người ta có những cách phân loại tín dụng ngân hàng khác nhau Sau đây là một số cách phân loại phổ biến.

2.1 Phân loại tín dụng theo thời gian

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng Bởi vì thời gian ảnh hưởng rất lớn tời mức độ an toàn và mức độ sinh lợi của hoạt động tín dụng Theo cách phân loại nay tín dụng được phân thành:

Tín dụng ngắn hạn: dưới 12 tháng;

Tín dụng trung hạn: 1 đến 5 năm;

Tín dụng dài hạn: trên 5 năm.

Tuy nhiên trên thực tế ranh giới thời gian giữa trung và dài hạn không rõ ràng, có những ngân hàng do đặc thù chu kỳ kinh doanh khác nhau nên phân loại cũng khác nhau Có ngân hàng quy định trung hạn chỉ tới 3 năm và dài hạn là trên 3 năm; cũng có ngân hàng quy định trung hạn kéo dài tời 7 năm và dài hạn là trên 7 năm.

Tín dụng ngắn hạn thường tài trợ cho tài sản lưu động vì vòng quay của tài sản lưu động thường dưới 1 năm Cũng có thể tài trợ cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình

Tín dụng trung hạn thường tài trợ cho các tài sản cố định có thời gian tương ứng như: phương tiện vận tại, một số cây trồng vật nuôi trang thiết bị Tín dụng dài hạn được sử dụng chủ yếu để tài trở cho các công trình xây dựng như nhà cửa, sân bay cầu đường, các thiết bị có giá trị lớn

Thời hạn thường xác định cụ thể và ghi trong hợp đồng tín dụng là thời hạn mà ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng Thời hạn tín dụng được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên được phát ra đến đồng vốn cuối và lãi cuối cùng được thu về.

2.2 Phân loại tín dụng theo hình thức :

Phân loại theo hình thức gồm: chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê.

- Chiết khấu thương phiếu: thương phiếu được hình thành chủ yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hóa giữa khách hàng với nhau Người bán hoặc người thụ hưởng (có thể người bán hoặc người bán cho tặng ủy quyền) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu Số tiền mà ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiếu khấu, thời hạn chiếu khấu, lệ phí chiết khấu và có thể yêu cầu bù đắp các rủi ro và chi phí đòi tiền có liên quan.

- Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng và yêu cầu khách hàng cam kết phải trả cả gốc và lãi trong thời hạn xác định Trong các hình thức tín dụng cho vay là hình thức phổ biến nhất mang lại lợi nhuận nhiều nhất và cũng rủi ro nhiều nhất cho các ngân hàng Cho vay bao gồm các hoạt động:

+Thấu chi: đây là nghiệp vụ cho vay mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàng được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhât định, trong một thời gian nhất định; giơi hạn này được gọi là hạn mức thấu chi Để được thấu chi, khách hàng cần làm đơn xin thấu chi trong đó ghi rõ mức thấu chi và thời gian thấu chi Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản, thì ngân hàng sẽ thu cả gốc và lãi.

Số tiền lãi =Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Tiền thấu chi

+Cho vay trực tiếp từng lần: đây là hình thức cho vay phổ biến đối với các khách hàng không có nhu cầu, mong muốn vay thường xuyên, không có điều kiện để xin cấp hạn mức tín dụng Nhiều khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu khi nào càn thiết mới đi vay, môt số khách hàng khác lại kinh doanh các măt hàng mùa vụ, khi nên mùa vụ sản xuất, kinh doanh nhu cầu mở rộng tăng nên đi vay hết mùa vụ lại co quy mô lại, … Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn vay vốn và trình ngân hàng xem xét phương án sử dụng; ngân hàng sẽ phân tích phương án và sau đó quyết định ký hợp đồng hay không.

Chất lượng và chất lượng dịch vụ tín dụng

Khái niệm về chất lượng đã xuất hiện từ lâu, ngày nay thuật ngữ “chất lượng” được sử dụng rất phổ biến trong công việc cũng như trong cuộc sống, trong sách báo, tạp chí, ấn phẩm Thuật ngữ chất lượng thường gắn liền với sản phẩm và trở thành chất lượng sản phẩm, những thứ giúp con người thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình Sản phảm ở đây được hiểu là “kết quả của những quá trình”, và quá trình là “tâp hợp của các hoạt động nối tiếp nhau” Sản phẩm có thể là vật phẩm như sách, vở, máy móc thiết bị , cũng có thể là dịch vụ như hoạt động giáo dục và đào tạo, hoạt động thương mại, hoạt động du lịch, hoạt động tín dụng Chất lượng sản phẩm là một khái niệm rất rộng, phức tạp, phản ánh toàn diện về các khía cạnh, đặc điểm của sản phẩm Đứng trên những góc độ khác nhau, và tùy thuộc vào những yêu cầu về nhiệm vụ và mục tiêu khác nhau người ta đưa ra những quan niệm về chất lượng sau:

- Quan niệm siêu việt cho rằng, chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm Quan niệm này rất trừu tượng, khó xác định được mức chất lượng trong thưc tế, nó chỉ có tính chất lý thuyết nên chỉ có trong nghiên cứu.

- Quan niệm xuất phát từ sản phẩm lại cho rằng chất lượng của sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm Quan niệm này đã đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính của sản phẩm Tuy nhiên trong thực tế có thể có nhiều thuộc tính hữu ích song vẫn không thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách hàng, nên không được khách hàng đánh giá cao.

- Quan niệm xuất phát từ sản xuất thì lại cho rằng chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước Định nghĩa này cụ thể, mang tính thực tế cao, đảm bảo cho việc sản phẩm sản xuất đạt yêu cầu đã đề ra trước Tuy nhiên quan niệm này thể hiện sự chủ quan của nhà sản xuất, trong một số trường hợp, sản phẩm có thể phù hợp với tiêu chuẩn đã đề ra nhưng lại không thỏa mãn nhu cầu khách hàng vì tiêu chuẩn sản xuât có thể không phản ánh đúng nhu cầu, mong đợi của khách hàng

-Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm Các khái niệm này xuất phát và gắn bó với rất chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như: nhu cầu, giá cả, cạnh tranh Có thể gọi chung nhóm quan niệm này là nhóm quan niệm chất lượng định hướng theo thị trường.

+Đối với người tiêu dùng: chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.

+Xuất phát từ mặt giá trị thì chất lương sản phẩm được hiểu là đại lượng được đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với tổng chi phí để có được những lợi ích đó, tức là Tổng LI/ Tổng CP, thương số này càng lớn thì sản phẩm sử dụng có hiệu quả, có chất lượng.

+Xuất phát từ cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm tạo ra sự khác biệt hóa, là vũ khí cạnh tranh rất hiệu quả so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Những quan niệm xuất phát từ thị trường này được hầu hết các nhà nghiên cứu và nhà kinh doanh chấp nhận vì nó phản ánh đúng nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình trên cơ sở thỏa mãn thật tốt nhu cầu khách hàng. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng được thống nhất dễ dàng và có sự xem xet toàn diện, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) đã định nghĩa: “chất lượng là mức độ thỏa mãn của tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu nêu ra hoăc tiềm ẩn của khách hàng.” Khách hàng ở đây gồm khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài Khách hàng bên trong đó là tất cả các phòng ban, bộ phận, các khâu nối tiếp nhau, khâu sau là khách hàng của khâu trước vì tiêu dùng sản phẩm của khâu trước và có quyền đặt ra các yêu cầu về chất lượng cho các khâu trước Khách hàng bên ngoài gồm tất cả những cá nhân, cơ quan, tổ chức có các yêu cầu về chất lượng như người mua sản phẩm, cộng đồng dân cư, cơ quan Nhà nước Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi trên thế giới do tác dụng thực tế của nó Nó thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với sự đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng.

2 Dịch vụ và các đặc trưng của dịch vụ

Theo quan điểm truyền thống thì những gì không phải nuôi trồng, không phải sản xuất là dịch vụ Dịch vụ bao gồm các hoạt động sau:

Dich vụ khách sạn nhà hàng, hiệu sữa chữa;

Dịch vụ giải trí, bảo tàng tham quan;

Dịch vụ chăm sóc sức sức khoe và bảo hiểm;

Dịch vụ tư vấn, giáo dục và đào tạo;

Dịch vụ tài chính ngân hàng;

Dịch vụ bán buôn, bán lẻ;

Dịch vụ giao thông vận tải, các phương tiên công cộng( điện, nước,viễn thông );

Khu vưc chính phủ: cảnh sát, quân đội, tòa án

Theo cách hiểu phổ biến, dịch vụ là hoạt động mà sản phẩm của nó là vô hình Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc tài sản do khách hàng sở hữu Theo ISO 8402 “Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiêu dùng tiếp xúc giữa người cung ứng với khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Dịch vụ có các tính chất đặc trưng sau:

Một là, tính vô hình: tính chất này cho thấy dịch vụ không nhìn thấy được, không nếm được, không nghe được trước khi tiêu dùng dịch vụ Vì vậy dịch vụ:

+Rất khó quảng cáo chỉ dựa trên cơ sở kỹ thuật;

+Rất quan trọng trong viêc quản lý khía cạnh tâm lý, mong đợi và nhận địn của khách hàng;

+Rất khó bảo vệ sáng kiến, do vậy rất khó đẻ có bằng phát minh, sáng chế;

+Vấn đè đặt ra là cần vật chất hóa dịch vụ sao cho khách hàng cảm nhận được sâu sắc.

Hai là, tính không thể chia cắt: hầu hết dịch vụ đều không thể phân chia , chẳng hạn chúng ta không thể mua nửa vé xem phim để xem phần đầu của bộ phim, không thể mua 50% bản quyền,

Ba là, tính không ổn định: các dịch vụ được thực hiện bởi con người và cho con người.Tuy nhiên, con người thì rất đa dạng, rất phức tap; ngoài kiến thức,kỹ năng và kinh nghiệp kết quả hoạt động của con người phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý (ít ổn định ) do vậy thường không nhất quán trong hành vi,cả việc thực hiện lẫn việc tiêu dùng dịch vụ

Bốn là, tính không lưu giữ được: dịch vụ không thể cất giữ và bảo quản như các vật phẩm thông thường được, nó phải tiêu dùng gắn với hoạt động

Cũng như các chất lượng sản phẩm nói chung, chất lượng dịch vụ có thể coi là “mức độ thỏa mãn của tâp hợp các thuộc tính” Chúng ta cũng có thể đo chất lượng dịch vụ bằng việc so sánh chất lượng mong đợi (A) với chất lượng đạt được (B) Nếu A> B, tức là thực tế không đáp ứng mong đợi của khách hàng, sản phẩm được coi là không đảm bảo.

Nếu A=B, thì thực tế đã đáp ứng mong đợi của khách hàng, và sản phẩm được coi là đảm bảo.

Nếu A< B chất lượng thực tế vượt mong đợi của khách hàng, sản phẩm được coi là tuyệt hảo

Kỳ vọng của khách hàng đươc tạo nên từ 4 nguồn chủ yếu sau:

 Thông tin truyền miệng, giao tiêp;

 Nhu cầu, mong muốn cá nhân;

 Và, hoạt động quảng cáo khuếch trương.

Trong 4 nguồn trên thì 3 nguồn đầu nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, chỉ có nguồn thứ 4 là nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ, về thưc chất là giảm khoảng cách giữa chất lượng thưc tế với chất lượng mong đợi

Thông tin bên ngoài khách hàng

Cung ứngdịch vụ ( gồm cả những tiếp xúc trước và saup) dịch vụ được hưởng thụ dịch vụ mong đợi

Thông tin truyền miệng Nhu cầu

Biến nhận thức thành các thông số chất lượng dịch vụ

Nhận thức của quản lý về các mong đợi của khách hàng

Mô hình 1: Mô hình về chất lượng dịch vụ

Theo Mô hình Lý thuyết về Chất lượng dich vụ, có 5 khoảng cách: -Khoảng cách 1: là khoảng cách giữa dịch vụ mong đợi với nhận thức của quản lý về các mong muốn của khách hàng.

-Khoảng cách 2: là khoảng cách giữa nhận thức của quản lý về mong đợi của khách hàng với viêc nhận thức thành các thoong số chất lượng.

-Khoảng cách 3: là khoảng cách giữa biến nhận thức thành các thông số chất lượng với việc cung úng dịch vụ.

-Khoảng cách 4: là khoảng cách giữa cung ứng dịch vụ với thông tin bên ngoài đến khách hàng.

-Khoảng cach5: là khoảng cách giữa dịch vụ mong đợi với dịch vụ được thụ hưởng.

4 Chất lượng dịch vụ tín dụng

Quản lý chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ tín dụng

1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng

Chất lượng sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) nói chung cũng như chất lượng của hoạt động tín dụng nói riêng không tự nhiên sinh ra, cũng không thể mua bán được Bởi chất lượng thể hiện hiệu quả, hiệu lực, sự phù hợp với các yêu cầu, mong đợi Vì vậy cần thiết phải có các hoạt động quản lý chất lượng Mọi sản phẩm đều là kết quả của quy trình do vậy muốn có sản phẩm tốt thì quy trình phải được quản lý theo những chuẩn mực của một hệ thống quản lý chất lượng đã được thiết lập Chẳng hạn muốn cho hoạt động tín dụng có chất lượng thì toàn bộ quy trình phải được quản lý một cách khoa học và hiệu quả

Quản lý chất lượng là một khía cạnh của quản lý doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và thực hiện các chính sách chất lượng; nó chính là hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận và quan niệm về quản lý chất lượng

Chuyên gia chất lượng Robertson người Anh cho rằng “quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản lý nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo hiệu quả nhất đồng thời thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng ở mức cao nhất”

Chuyên gia chất lượng người Mỹ Feigenbaum cho rằng “quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thõa mãn nhu cầu khách hàng”.

Tiến sĩ Kaoru Ishikawa, chuyên gia chất lượng nổi tiếng của Nhật Bản định nghĩa quản lý chất lượng là “nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất, và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”.

Chuyên gia Philip Crosby thì định nghĩa “quản lý chất lượng là một phương tiện có tích chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động”. Để thống nhất về cách tiếp cận dễ hiểu và áp dụng nhất, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) định nghĩa quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra các chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”.

1.2 Các nguyên tắc của quản lý chất lượng

- Quản lý chất lượng được định hướng bởi khách hàng

Ngày nay, theo cơ chế thị trường khách hàng là người chấp nhận và tiêu dùng sản phẩm Khách hàng có quyền đặt ra các yêu cầu để được thỏa mãn với mức giá cả phù hợp Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đáp ᠈ng mọi mong đợi của của khách hàng và không ngừng cải tiến sao cho sẩn phẩm của mình luôn vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh Muốn vậy doanh nghiệp cần phải xác định rõ :

Khách hàng của mình là ai? Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình, các khách hàng tiềm năng có thể chuyển hóa thành khách hàng mục tiêu.

Nhu cầu, mong đợi của khách hàng là gì? Sau khi biết khách hang của mình là ai, việc quan trọng tiếp theo là tìm hiểu thật kỹ và chuẩn xác nhu cầu và mong đợi của khách hàng và cố gắng thiết kế sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

Cần phân loại khách hàng ra sao? Doanh nghiệp cần phân loại khách hàng và thị trường thành các mảng, các phân đoạn để thuận lợi cho việc đáp ứng; trong đó đặc biệt quân tâm đến giá trị gia tăng do khách hàng mang lại cho doanh nghiệp, co thể sử dụng nguyên tắc 80:20, quy tắc phân loại ABC,

-Coi trọng con người trong quản lý chất lượng

Con người luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, đảm bảo, cung cấp và nâng cao chất lượng Với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc của mình con người gần như quyết định chất lượng công việc, chất lượng hoạt động, chất lượng quy trình từ đó ảnh hưởng mạnh đến chất lượng của sẩn phẩm vì sản phẩm là kết quả cuối cùng của hoạt động, của quy trình Vì vậy, trong công tác quản lý chất lượng cần ấp dụng các biện pháp, phương hướng phù hợp để khai thác triệt để và có hiệu quả nguồn nhân lực Người lãnh đạo cần xây dựng được các chính sách và mục tiêu chất lượng, cần kiên quyết và đi đầu trong việc đảm bảo và cải tiến chất lượng Cán bộ, nhân viên trung gian cần cùng với lãnh đạo trong việc triển khai thực hiện các chính sách chất lượng Họ có quan hệ với thị trương và khách hàng, các đối tác nên có ảnh hưởng không chỉ trong mà con ngoài doanh nghiệp nữa.Công nhân là người trực tiếp thực hiện các yêu cầu về đảm bảo và nâng cao chất lượng Họ được trao quyền có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về đảm bảo, cải tiến chất lượng và chủ động sang tạo đề xuất các kiến nghị về đảm bảo và nâng cao chất lượng.

-Quản lý chất lượng phải toàn diện và đồng bộ

Chất lượng của sản phẩm có được là nhờ sự phối hợp của tất cả các yếu tố thuộc mọi lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội… lien quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng các chính sách, mục tiêu chất lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra và dịch vụ sau bán Nó cũng thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của mọi cán bộ, công nhân viên thuộc mọi cấp ngành, bộ phận Vì vậy cần đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ.

- Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với đảm bảo và cải tiến chất lượng. Đảm bảo và cải tiến chất lượng là hai vấn đề có lien quan mật thiết với nhau. Đảm bảo chất lượng bao gồm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng Cải tiến chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển lien tục không ngừng của công tác quản lý chất lượng Vì vậy muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng và cải tiến không ngừng.

- Quản lý chất lượng theo quá trình

Theo cách quản lý này, ở mại khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng đó là xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thiết kế sản xuất, dịch vụ sau bán hàng Để phòng ngừa là chính và ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém giảm đáng kể chi phí kiểm tra và sai sótrong kiểm tra cần thực hiện quản lý chất lượng theo quá trình.

Kiểm tra là khâu cuối cùng và đặc biệt quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào Nếu là việc mà không kiểm tra thì không biết công việc được tiến hành đến đâu, không có hoàn thiện không có đi lên… Trong quản lý chất lượng kiểm tra nhằm hạn chế và ngăn ngừa nhữn sai sót tìm những biện pháp khắc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh để đảm bảo và nâng cao chất lượng ngày một tốt hơn.

2 Các chức năng của quản lý chất lượng

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG

Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long

1 Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long

1.1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long

Tên đầy đủ của Ngân hàng Kiên Long là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long, và tên gọi tắt là: Ngân hàng Kiên Long;

- Tên tiếng Anh: Kienlong Rural Commercial Joint Stock Bank và tên gọi tắt tiếng Anh là : KienLong Bank;

- Slogan: Ngân hàng Kiên Long –‘Sẵn lòng chia sẻ.’

-Trụ sở giao dịch chính:

+Tại: Xã Long Thạch, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang; + Điện thoại: (077) 822690;

+Email: kienlong@hcm.vnn.vn +Website: www.kienlongbank.com;

Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng Kiên Long là kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra Kiên Long còn phát triển thêm một số dịch vụ phi tín dụng như trao đổi ngoại tệ, đầu tư.

1.3 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần;

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long được thành lập và hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn được huy động từ nguồn ban đầu được chia làm những phần bằng nhau gọi là cổ phần, chứng từ xác nhận cổ phần được gọi là cổ phiếu Ở NHTMCP Kiên Long mệnh giá mỗi cổ phần là 1000.000 đồng Việt Nam.

2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 25/10/1995

- Vốn điều lệ theo giấy phép tại thời điểm mới thành lập là 1,2 tỷ đồng

 Giấy phép hoạt động số 0056/NN-GP ngày 18/09/1995 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp;

 Giấy phép thành lập số 1115/GP-UB ngày 02/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp.

2.2 Các giai đoạn phát triển:

Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng Kiên Long không phải được đánh dấu qua việc đổi tên, mà qua các lần thay đổi vốn điều lệ Trong khi đó một số NHTMCP Nông thôn khác thường có xu hướng đổi tên khi chuyển đổi mô hình hoạt động thành NHTMCP Đô thị, NHTMCP Kiên Long (Kienlong Bank) đã không ngừng “làm mới” mình bằng những chiến lược phát triển không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn mang đậm những nét văn hoá rất riêng

 Từ 25/10/1995 đến 31/12/2005: Trong thời gian này Ngân hàng đã nhiều lần thay đổi vốn điều lệ Khi mới thành lập vốn điều lệ của Kiên Long chỉ là 1,2 tỷ đồng nhưng tính tới ngày 31/12/2005 nó đã tăng lên 29 tỷ VNĐ

 Từ 31/12/2005 đến 31/05/2007: Trong hơn một năm này, vốn điều lệ của Kienlongbank đã tăng lên 10 lần.Tính tới ngày 31/05/2007 vốn điều lệ của Ngân hàng là 290,003 tỷ VNĐ.

 Ngày 31/05/2007, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã tăng vốn điều lệ đợt I năm 2007 từ 290 tỷ đồng lên 580 tỷ đồng.

Qua thời gian hoạt động, ngày 15/11/2007 Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kiên Long đã lập phương án tăng vốn điều lệ đợt II năm 2007 gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang Sau đó, ngày 26/11/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kiên Giang có Công văn số 250/NHNN- KG gửi Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long về việc chấp thuận cho thay đổi mức vốn điều lệ đợt II năm 2007.

- Theo đó, mức vốn điều lệ đợt II năm 2007 từ 580 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng Hiện Ngân hàng TMCP Kiên Long đã gửi hồ sơ tăng vốn Điều lệ đợt

II năm 2007 qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và đang chờ sự chấp thuận của UBCKNN để tiến hành các thủ tục tăng vốn cho kịp với kế hoạch đã đề ra.

Dự kiến trong đợt phát hành kỳ này sẽ bán cổ phần tăng vốn cho cổ đông cũ và nhân viên Ngân hàng là 419.994 cổ phần (mệnh giá cổ phần: 1000.000đ). Trong đó bán cổ phần tăng vốn cho cổ đông cũ là 399.994 cổ phần, bán cho nhân viên Ngân hàng 20.000 cổ phần.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong đó chủ yếu là cấp tín dụng và một số dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng Tuy nhiên trong tương lai không xa, Ngân hàng Kiên Long sẽ mở rộng lĩnh hoạt động sang các ngành phi ngân hàng.

Mục tiêu chiến lược của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long là sinh lợi thông qua việc không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rông thị trường kinh doanh và phạm vi ảnh hưởng Thông qua các hoạt động Ngân hàng để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng vốn cho hoạt động của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ và đời sống; thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long thực sự là Ngân hàng của Đảng và của dân, hoạt động cho chính mình và cho toàn xã hội;vì mục tiêu dân giàu nước mạnh mà toàn Đảng,toàn dân ta đang ra sức phấn đấu.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long từng bước phát triển sản phẩm và thị trường; đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh; mở rộng quan hệ với các đói tác lớn nước ngoài và vững mạnh tiến bước, trong tương lai không xa trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Văn hóa kinh doanh ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long luôn được chú trọng, bởi đây là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng thương hiệu.Thương hiệu chính là bản sắc văn hóa độc đáo mà khách hàng và công chúng trao tăng cho mỗi doanh nghiệp nhờ sự cảm nhân trong quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ Thương hiệu Kienlong Bank được khách hàng ghi nhận bằng ba chữ “Tâm – Tín – Kiên” Gắn bó với vùng đất Kiên Giang hơn

10 năm, có thể nói Kienlong Bank đã thấu hiểu vùng đất này và người dân nơi đây, vui buồn với biết bao kỉ niệm Trong buổi đầu hoạt động, khách hàng củaKienlong Bank phần nhiều là nông dân, giúp vốn cho nông dân làm ăn Chính bản chất thật thà, chất phác, nghĩa tình của người dân Nam Bộ đã tạo nên sự gắn kết đặc biệt giữa Ngân hàng Kiên Long với vùng đất nghĩa tình này Do vậy, dù có mở rộng hoạt động trên khắp cả nước, dù có “vươn ra biển lớn” thì Kienlong Bank vẫn coi Kiên Giang là quê hương, là cái nôi hình thành nên Ngân hàng và là hậu phương vững chắc cho sự phát triển của mình; Kienlong Bank mãi mãi tri ân vùng đất này Đó là sự thể hiện của tâm và tín Còn chữ Kiên, còn được thể hiện ngay từ chính tên gọi của ngân hàng: “Kiên Long” không chỉ khởi nguyên từ ý nghĩa là

“Rồng ở Kiên Giang” mà còn mang hàm nghĩa mạnh mẽ kiên định với sứ mệnh kinh doanh của mình.

Kienlong Bank luôn chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo nên bản sắc riêng “Trong khi xu hướng thế giới đang tẩy chay những công ty lớn được mệnh danh là “những gã khổng lồ vô tâm”, thì Slogan “Ngân hàng Kiên Long – Sẵn lòng chia sẻ” như một lời hứa của Kienlong Bank với toàn thể khách hàng và người dân cả nước: Ngân hàng Kiên Long sẵn lòng chia sẻ với mọi người những khó khăn trong công việc kinh doanh, chia sẻ những cơ hội, những ước mơ, hoài bão, kinh nghiệm, chia sẻ những trăn trở hay cả niềm vui khi thành công, nỗi buồn khi gặp khó khăn, mất mát…” Ngân hàng Kiên Long luôn lấy giá trị cốt lõi từ chữ “Tâm” trong suốt 13 năm qua và sẽ tiếp tục phát huy nền tảng ấy, phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.”

Tình hình thị trường và các nguồn lực

Ngân hàng Kiên Long không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động ra nhiều tỉnh và thành phố trong cả nước Hiện nay hầu hết các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đều có sự hoạt động mạnh mẽ của Kiên Long

Kiên Giang là quê hương, là hậu phương vững chắc của Ngân hàng Kiên Long Từ nơi đây Ngân hàng vươn rộng ra toàn quốc Tính đến ngay 25/01/2008 KienLongbank đã có tới 21 chi nhánh, PGD đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước:

44 Phạm Hồng Thái - TX Rạch Giá - Kiên Giang.

44 Phạm Hồng Thái - TX Rạch Giá - Kiên Giang.Tel: (077) 869950; Fax: (077) 871171.

139 đường 30/04 , Khu phố 1 - Thị trấn Dương Đông - huyện Phú Quốc - Kiên Giang.

Ngã ba Bến Nhứt - xã Long Thạnh - huyện Giồng Riềng - Kiên Giang.

5 PGD Kinh 8 Địa chỉ: 345 ấp Đông Phước, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang(gần nhà thờ Giáo xứ Trung Thành Kinh 8). Điện thoại: (077)730900; Fax (077)730900.

Phố Kinh B - huyện Tân Hiệp - Kiên Giang.

Thị Trấn Giồng Riềng - huyện Giồng Riềng - Kiên Giang.

386 QL 80, ấp Ngã Ba, TT Kiên Lương - huyện Kiên Lương - Kiên Giang.

1A Cách Mạng Tháng 8 - P Vĩnh Lợi - TX Rạch Giá - Kiên Giang. Tel: (077) 912468; Fax: (077) 912468.

Tại số 1-2 Lô 1 Trung tâm thương mại Hà Tiên, Mạc Thiên Tích, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Điện thoại: (077) 952810; Fax: (077) 952810

120 khóm A, TT Tân Hiệp, Tân Hiệp, Kiên Giang. Điện thoại: (077) 727268; Fax: (077) 727268

Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Hà Nội. Địa chỉ: Số 34A phố Hàn Thuyên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện Thoại: (04)9334744; Fax: (04)9334740

13 PGD Bạch Mai Địa chỉ: Số 291 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện Thoại: (04)9046939; Fax: (04)9046939

14 PGD Vĩnh Thuận Địa chỉ: Số 942 ấp Vĩnh Phước 2, TT Vình Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Điện Thoại: (077)580460; Fax: (077)580460

Số 60, Khu vực 3, Thị trấn Thứ 3 huyện An Biên. Điện thoại: (077)510858; Fax:(077)510858.

16 Chi nhánh Sài Gòn Địa chỉ: 197-199 Lý Thường Kiệt, P6, Q.Tân Bình, TP.HCM.

17 PGD Bình Tây Địa chỉ: 34A Hậu Giang, P2, Q6, TP.HCM Điện thoại: (08)9690245; Fax:(08)9690245

18 Chi nhánh Cần Thơ Địa chỉ: số 6A, Đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Điện thoại: (071)817112-817115; Fax:(071)817114

19 Chi nhánh Đà Nẵng số 222 Hùng Vương - Quận Hải Châu 2 - Thành Phố Đà Nẵng

38A Quang Trung, P11, Q.Gò Vấp, Tp.HCM ĐT: 08.9210375; FAX: 08.9210376

21 PGD An Thới khu phố 3 Thị trấn An Thới huyện Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang.

1.2 Phân loại thị trường và sản phẩm

-Tình hình thị trường của Ngân hàng Kiên Long hiện nay: Mỗi ngày, trên thế giới có nhiều Ngân hàng thành lập và cũng có nhiều Ngân hàng không tồn tại được phải giải thể Hoạt động tài chính diễn ra mạnh mẽ và cạnh tranh ngày càng gay gắt, bởi tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biêt, nó mang nhiều đặc thù riêng nên lĩnh vực kinh doanh này tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển, cùng với nó ngành Tài chính-Ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biêt là khoảng hai năm trở lại đây các hoạt động tài chính diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết Đó là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, sự xuất hiện hàng loạt công ty tài chính như các công ty mua bán nợ, các công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, đặc biêt nhất là sự xuất hiện và mở rộng phạm vi hoạt động của rất nhiều ngân hàng Tính tới thời điểm hiện tại Ngân hàng Kiên Long đã có được chỗ đứng không nhỏ trên thị trường Viêt Nam và vẫn không ngừng củng cố nó

+Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động tính đến31/12/2007 là 791.512 triệu đồng, tăng 101.532 triệu đồng, tăng 14,7% so với năm 2006

Bảng 1: Nguồn huy động vốn

1.Tiền gửi của KBNN và TCTD khác

3 Tiền gửi của TCKT, dân cư

4 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư

( Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Kiên Long )

- Khách hàng của Ngân hàng Kiên Long:

Hiện thân của Ngân hàng Kiên Long là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Kiên Long, do đó khách hàng từ buổi ban đầu của Ngân hàng chủ yếu là nông dân Kiên Giang Ngày nay, Ngân hàng Kiên Long đã song hành với những thành công của họ Từ xuất phát điểm đó, Kiên Long mở rộng sang các lĩnh vực khác của ngành Ngân hàng Hiện nay khách hàng của Kiên Long là tất cả những người có nhu cầu vay vốn, gửi tiền, chuyển tiền, đổi ngoại tệ, thanh toán,…Mặc dù vậy khách hàng chính của KienLong Bank vẫn là khách hàng trong nước.

- Sản phẩm: Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, phát triển theo hướng chuyên môn hóa,kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong ngành Ngân hàng Các hoạt động chính của Ngân hàng Kiên Long

Tín dụng là toàn bộ những hoạt động huy động và cho vay tiền và các tài sản kh ᠈ c.Nó biểu hiện mối quan hệ giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng,quản lý tài sản giữa các chủ thể kinh tế trong xã hội.Đây là lĩnh vực hoạt động chính và thường xuyên nhất của ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long nói riêng,thường chiếm hơn 70%hoạt động của ngân hàng Hoạt động tín dụng này chủ yếu diễn ra tại các địa điểm: Hội sở, Chi nhánh Rạch Giá, PGD Phú Quốc, Chi nhánh Bến Nhứt, PGD Kinh 8, PGD 02, PGD 03, PGD 04, PGD Rạch Sỏi, PGD Hà Tiên, PGD Tân Hiệp.

Ngân hàng có rất nhiều loại hình tín dụng, sau đây là một số loại hinh tín dụng cơ bản của NHTM CP Kiên Long:

* Cho vay sản xuất nông nghiệp: Đây là hoạt động đặc trưng của Ngân hàng Kiên Long Bởi ngay từ lúc thành lập, đối tượng khách hàng đầu tiên mà Kiên Long hưóng đến là bà con nông dân Nam Bộ Ngân hàng có nhiều chế độ và ưu đãi cho nông dân Điều này trước tiên được bà con nông dân tỉnh Kiên Giang ghi nhận

Tín dụng cho sản xuất nông nghiệp có hai loại: Ngắn hạn có thời hạn từ

1 đến 12 tháng và trung hạn có thời hạn từ 13 tháng trở lên. Đối tượng vay vốn: Vay sản xuất nông nghiệp, vay sản xuất nông ngư cơ, vay chế biến nông sản, đơn vị kinh doanh sản xuất nhỏ. Điều kiện vay vốn: có ba điều kiện cần thiết sau: Có hộ khẩu thường trú tại địa phương, tài sản thế chấp thực sự là quyền sở hữu của mình (có đóng thuế trước bạ) và thủ tục vay vốn có xác nhận của chính quyền địa phương.

Thủ tục vay vốn: Gồm đơn xin vay vốn kèm theo khế ước và tờ khai tài sản thế chấp. Định mức: Vay sản xuất nông nghiệp tối đa 5.000.000 đ/ha, và mỗi hộ vay không quá 30.000.000đ, các đối tượng khác không quá 50% giá trị tài sản thế chấp.

Lãi suất cho vay: Xin liên hệ số 869950 gặp phòng Kinh doanh để biết lãi suất chính xác và mới nhất.

Ngắn hạn: Thời hạn từ 1 đến 12 tháng.

Trung hạn: Thời hạn từ 13 tháng trở lên. Đối tượng vay vốn : các doanh nghiêp sản xuất,doanh nghiệp thương mại,du lịch,các hộ kinh doanh cá thể…có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hoăc kinh doanh dịch vụ,có đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng.

Thủ tục vay vốn: tượng tự như cho vay nông nghiệp. Định mức: không có định mức cụ thể.

Lãi suất cho vay: tương tự trên.

Trả góp ngày: Thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Trả góp đối với CB-CNV: Với hình thức lãi gộp trong ngắn hạn và dài hạn.

Trả góp xe: Với hình thức lãi gộp hoặc trừ lùi trong ngắn hạn và dài hạn

Hiện vật cầm cố: Kim khí điện máy, các loại xe gắn máy, vàng bạc đá quý.

Các loại giấy tờ có giá trị: Sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Ngân hàng TMCP Kiên Long, nhận thu đổi các loại ngoại tệ thông dụng trên thế giới Bảng tỷ giá thi đổi ngoại tệ được Ngân hàng Kiên Long cập nhật hàng ngay trên Website của Ngân hàng Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ tại các địa điểm hoạt động của Ngân hàng Khách hàng có nhu cầu sẽ được hướng dẫn chi tiết cũng như làm các thủ tục nhanh gọn và chính xác. Các địa điểm thực hiện hoạt động này: Hội sở, Chi nhánh Rạch Giá, PGD Phú Quốc, Chi nhánh Bến Nhứt, PGD Kinh 8, PGD 02, PGD 03, PGD 04, PGD Rạch Sỏi, PGD Hà Tiên, PGD Tân Hiệp, Chi Nhánh Hà Nội, PGD Bạch Mai…

+Chuyển tiền nhanh trong và ngoài tỉnh:

Ngân hàng TMCP Kiên Long, nhận chuyển tiền nhanh trong và ngoài tỉnh Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ tại các địa điểm hoạt động của Ngân hàng Kiên Long Khách hàng có nhu cầu sẽ được hướng dẫn chi tiết cũng như làm các thủ tục một cách nhanh gọn và chính xác Các địa điểm hoạt động: Hội sở, Chi nhánh Rạch Giá, PGD Phú Quốc, Chi nhánh Bến Nhứt, PGD Kinh 8, PGD 02, PGD 03, PGD 04, PGD Rạch Sỏi, PGD Hà Tiên, PGD Tân Hiệp, Chi Nhánh Hà Nội, PGD Bạch Mai…

Các loại hình huy động vốn của Ngân hàng Kiên Long:

*Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9tháng,

12 tháng,18 tháng, 24tháng, 36 tháng, 60 tháng Với các hình thức trả lãi: đầu kỳ, hàng tháng, 3 tháng một lần, cuối kỳ.

*Huy động bằng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi

*Các hình thức tiền gửi khác

Hoạt động huy động vốn diễn ra tại hầu hết các chi nhánh, PGD củaNgân hàng Kiên Long Các thủ tục được tiến hành nhanh gọn, chính xác, ân cần, tận tâm Mục tiêu của Ngân hàng Kiên Long khi phục vụ khách hàng trong lĩnh vực này: "Sự thành công của quý khách hàng là sự thành công của chúng tôi" Đặc biệt tiền gửi của khách hàng đã được đăng ký bảo hiểm tiền gửi

+Chi trả tiền nhanh nước ngoài – Western Union:

Ngân hàng TMCP Kiên Long, nhận chi trả chuyển tiền nhanh ngoài nước một cách nhanh nhất thông qua dịch vụ chuyển tiền của WESTERN UNION Khách hàng có nhu cầu có thể liên hệ tại các địa điểm hoạt động của Ngân hàng Khách hàng có nhu cầu sẽ được hướng dẫn chi tiết cũng như làm các thủ tục nhanh gọn và chính xác.

+ Các loại dịch vụ khác: Ngoài các hoạt động trên Ngân hàng Kiên Long còn thực hiện một số dịch vụ khác:

- Thanh toán các loại thẻ Master Card, Visa Card và trả dưới dạng USD.

- Thanh toán SEC du lịch các dạng SEC USD và SEC Euro.

Các dịch vụ này cũng được thực hiện trên tất cả các chi nhánh, văn phòng giao dịch… của Ngân hàng Kiên Long.

Bảng 2: Các nhóm khách hàng

(Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Kiên Long)

1.3 Hợp tác kinh doanh và trao đổi

Ngày 05/06/2007 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long đã ký hợp tác chiến lược với hai đối tác chiến lược là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á

Châu (ACB) và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn ( Saigon Tourist )nhằm hướng tới xây dựng Kiên Long thành ngân hàng hoạt động an toàn đa năng và hiệu quả.

Thực trạng hoạt động tín dụng ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long

Chính sách tín dụng của Kiên Long rất linh hoạt, thay đổi, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế nói chung và của thị trường tài chính nói riêng Đồng thời, tùy theo nhóm, đối tượng khách hàng khác nhau mà Kiên Long cũng có các chính sách khác nhau Ví dụ: khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân là 2 nhóm đối tượng có mục tiêu, nhu cầu sử dụng khác nhau vì vậy chính sách của Ngân hàng cũng khác nhau.

+Đối với cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam;

Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 Có khả năng trả nợ, có vốn tự có tham gia vào việc xây dựng, sửa chữa nhà, chuyển nhượng bất động sản;

 Có HKTT hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh, Thành phố nơi hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Kiên Long hoạt động.;

 Bất động sản chuyển nhượng, mua bán, xây dựng, sữa chữa phải toạ lạc trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Kiên Long hoạt động;

 Có giấy phép xây dựng, sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định; (trừ các trường hợp sửa chữa nhỏ)

 Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm ) dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh Tài sản thế chấp có thể là chính căn nhà, nền nhà dự định xây dựng hoặc bằng tài sản khác được Ngân hàng Kiên Long chấp nhận.

 Thời hạn cho vay: o Đối với cho vay sửa chữa, hợp thức hoá nhà ở: Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng; o Đối với cho vay xây dựng nhà, chuyển nhượng bất động sản: Thời hạn cho vay lên đến 15 năm.

 Loại tiền vay: VND hoặc vàng (SJC 99,99) hoặc đồng VN đảm bảo theo giá trị vàng;

 Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng

 Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của Ngân hàng Kiên Long

 Phương thức trả nợ: Trả góp vốn chia đều hàng tháng, lãi hàng tháng tính theo dư nợ giảm dần, hoặc các phương thức trả nợ khác

+ Đối với doanh nghiệp: Cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân

 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép hành nghề (còn hiệu lực) hoặc không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế đang hoạt động kinh doanh (đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh)

 Có HKTT hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh, Thành phố nơi hội sở hoặc các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Kiên Long hoạt động;

 Phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả

 Có vốn tự có tham gia vào phương án, dự án sản xuất kinh doanh

 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

 Khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả nợ vay

 Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm Các tài sản khác được Ngân hàng chấp nhận) dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được bên thứ ba có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh

 Thời gian cho vay: Được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay o Ngắn hạn: Tối đa 12 tháng o Trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng o Dài hạn: Trên 60 tháng

 Loại tiền vay: VND hoặc vàng (SJC 99,99)

 Mức cho vay: Theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không vượt quá giá trị TSĐB theo quy định Ngân hàng

 Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của Ngân hàng Kiên Long

1/ Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của Ngân hàng Kiên Long

2/ Hồ sơ pháp lý: CMND / Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có)

3/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề ( nếu là doanh nghiệp )

4/ Hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố

5/ Phương án kinh doanh, dự án đầu tư

6/ Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Hợp đồng mua hàng, Hóa đơn, chứng từ (nếu có)

3.3 Quy trình vay vốn Ở NHTM CP Kiên Long quy trình vay vốn được quy định chặt chẽ trong nội quy tín dụng của Ngân hàng Nhìn chung quy trình vay gồm những công việc chính sau:

- Khách hàng đến giao dịch: Đây là bước đầu tiên của quy trình vay, thường những người có nhu câu vay tiền sẽ liên hệ với nhân viên tín dụng của ngân hàng để được vay vốn; tuy nhiên trong một số trường hợp nhân viên tín dụng sẽ chủ động tìm kiếm khách hàng, giới thiệu các loại dịch vụ tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

- Nhân viên tiếp nhận hồ sơ: Đây là bứơc công việc thứ hai được thực hiện sau khi khách hàng đã tìm hiểu về các dịch vụ tín dụng của ngân hàng Nhân viên tín dụng sẽ giúp khách hàng hoàn thiện thủ tục hồ sơ để được cấp tín dụng; trong một số trường hợp có thể nhân viên tín dụng làm giúp khách hàng một số giấy tờ nhất định theo quy định của pháp luật và nội quy của ngân hàng.

- Nhân viên tiếp xúc và làm việc với khách hàng: Sau khi hồ sơ của khách hàng được hoàn thiện, nhân viên tín dụng sẽ làm việc cụ thể với khách hàng về thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh… số lượng và thời hạn vay, ….

- Trưởng hoặc phó trưởng phòng tín dụng thẩm định hồ sơ vay: Sau khi nhân viên tín dụng thẩm định sơ bộ về hồ sơ vay vốn của khách hàng, trưởng hoặc phó phòng sẽ tiếp nhận và thẩm định cụ thể để trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt.

- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc thẩm định lại hồ sơ và phê duyệt: Đây là bước mà Giám đốc sẽ căn cứ vào tinh hình chính sách và hoạt động cuar ngân hàng; hồ sơ vay vốn của khách hàng; và theo đề nghị của trưởng phòng tín dụng để ra quyết định cuối cùng về việc có cấp tín dụng hay không.

- Nhân viên tín dụng chuyển hồ sơ sang bộ phận kế toán : Sau khi hồ sơ đã được phê duyệt, nhân viên tín dụng sẽ chuyển sang cho bộ phận kế toán đẻ chò giải ngân.

- Giải ngân cho khách hàng vay: Bộ phận kế toán sẽ thực hiện viêc giải ngân cho khách hàng vay vốn.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG

Các giải pháp chính

1 Tăng cường sự thỏa mãn khách hàng

1.1 Cải tiến dịch vụ hỗ trợ

Ngân hàng cần tạo điều kiện thuận cho khách hàng trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, muốn vậy cần phải:

-Có thủ tục hướng dẫn cấp tín dụng chi tiết cho khách hàng bao gồm: điều kiện cấp tín dụng, thủ tục quy trình cấp, các yêu cầu đòi hỏi

-Cung cấp thông tin cần thiết một cách đầy đủ cho khách hàng về Ngân hàng, quá trình hoạt động, định hướng, quy định tín dụng về hạn mức, kỳ hạn vay để khách hàng có thể tim hiểu xem mình có đủ điều kiện được cấp tín dụng không.

-Cán bộ tín dụng cần giúp đỡ khách hàng trong việc làm thủ tục quy trình xin cấp tín dụng, tài sản đảm bảo

1.2 Cải tiến công tác marketting ngân hàng

Hoạt động marketting trong ngân hàng nhằm đạt được những mục đích sau:

- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chủng loại, số lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đồng thời có các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng Hệ thống marketting luôn phải nổ lực trong việc cung cấp phong phú các chủ ᠈ g loại sản phẩm sao cho người tiêu dùng có thật nhiều quyền lựa chọn đồng thời mang lại cho người tiêu dùng khả năng tìm thấy các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ và tiện lợi trong quá trình sử dụng

- Hệ thống marketting ngân hàng không chỉ dừng lại ở mức độ thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng mà còn tác động vào cả các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, tác động vào môi trường tinh thần con người không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống trên mọi lĩnh vực.

Marketting ngân hàng có các đặc điểm sau:

- Marketting ngân hàng tuân thủ Lý thuyết Hệ thống, đó là:

+ Toàn bộ các yếu tố về hệ thống có mối quan hệ ràng buộc và tương tác lẫn nhau.

+Bất kỳ sự thay đổi nào của yếu tố hệ thống cũng dẫn tới khi thay đổi của kết quả cuối cùng trong quan hệ cung úng dịch vụ đến khách hàng.

- Sản phẩm của ngân hàng là hình thúc cung ứng dịch vụ, mang hình thái phi vật chất như đã phân tích.

- Hình ảnh của ngân hàng trên thị trường là tông thể các yếu tố từ trình độ của cán bộ nhân viên đến cơ sở vật chất kỹ thuật.

Hoạt động marketting ngân hàng phải thực hiện tốt 3 mục tiêu là: tăng khả năng sinh lợi, tăng sức mạnh trong cạnh tranh, và an toàn trong kinh doanh Và phải thực hiện 2 nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, cần phải nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường, thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng.

Thứ hai, cần có những chính sách và giải pháp thích hợp để thắng các đối thủ cạnh tranh, đạt được các mục tiêu lợi nhuận.

2 Nâng cao chất lượng công tác tài chính

2.1 Nâng cao chất lượng thông tin phân tích

Việc thu thập thông tin đầu vào để phân tích khách hàng là hết sức quan trọng Bởi thông tin cho phép các chuyên viên tín dụng có thể phân tích và đánh giá khách hàng cách chuẩn xác, từ đó mới có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp cho việc ra các quyết định tài trợ tín dụng Thông thường thông tin có được thông qua khảo sát và kiểm tra thực tế về khách hàng, xem các báo cáo tài chính của khách hàng Tuy nhiên các báo cáo tài chính đôi khi cũng không phản ánh đúng tình hình thực tế, nó có thể khách hàng “bóp méo” thông tin để thực hiện mục đích vay vốn của họ.

Phải có sự kiểm tra của kiểm toán độc lập với các doanh nghiệp khi gửi báo cáo tới Ngân hàng Để đảm bảo đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá khách hàng, Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, dự trữ dữ liệu về khách hàng,

2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính

Thông tin dù hoàn thiện và đầy đủ đến đâu thì cũng không thể dùng ngay để ra quyết định mà phải qua quá trình xử lý để có được những kết luận thiết thực hơn Để thông tin có thể phát huy hết tác dụng thì việc phản ánh về tình hình tài chính khách hàng là hết sức quan trọng Phương pháp phân tích chủ yếu đang được áp dụng chủ yếu ở NH TM CP Kiên Long là phương pháp tỉ số, phương pháp so sánh, so sánh kết hợp cho điểm, phương pháp Dupont. Riêng phương pháp Dupont là sự tách một tỷ số tổng hợp thành một tích của các chuỗi tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều này cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp từ đó nhận biết được nguyên nhân của vấn đề

Tách ROA = ( Thu nhập st ) / ( Tổng tài sản ) (Thu nhập st / Doanh thu ) x (Doanh thu / Tổng tài sản)

Tách ROE = ( Thu nhập st)/ (Vốn chủ sở hữu ) ROA x ( Tài sản / Vốn chủ sở hữu)

2.3 Hoàn thiện nội dung phân tích

Các báo tài chính phân tích là: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.Cán bộ tín dụng cần xem xét mức tồn quỹ của doanh nghiệp, nếu mức tồn quỹ quá nhỏ thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đến hạn bị đe dọa nhưng nếu quá lớn thì làm giảm khả năng sinh lời của vốn vay

Nghiên cứu thuyết minh báo cáo tài chính trong đo tập trung chế độ hạch toán áp dụng tại các doanh nghiệp kiểm tra tính sơ bộ, tính hợp lý của số liệu trên các báo cáo tài chính Đây được coi là bước kiểm tra đầu tiên mà chuyên viên tín dụng không được bỏ qua Đi sâu hơn nữa khi phân tích khi phân tích bảng cân đối kế toán Ngân hàng đã phân tích chỉ tiêu vốn lưu động ròng NWC nhưng chưa lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn để phân tích diễn biến của nguồn vốn và việc sử dụng vốn

Về chỉ tiêu tài chính đang sử dụng để phân tích cần lưu ý: việc tính toán các chỉ tiêu cần kỹ càng, cẩn thận, loại bỏ các khoản mục không cần thiết để chỉ tiêu phản ánh chính xác hơn.

3 Xây dụng chính sách tín dụng linh hoạt

3.1 Chính sách về lãi suất

Ngân hàng cần áp dụng lãi suất hợp lý, tạo được sự hài hòa lợi ích giữa người gửi, người vay, và ngân hàng (trung gian tài chính) Đối với lãi suất tiền gửi cần lớn hơn lạm phát để duy trì lãi suất thực dương(+) đảm bảo lợi ích cho ngươi gửi tiền, khuyến khích để huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức Đối với lãi suất tiền vay, cần được xác định sao cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn có thể chấp nhận được; đó là mức mà kinh doanh vẫn còn có lãi Tuy nhiên để ngân hàng có thể có nguồn lợi nhằm bù đắp cho các chi phí nhân công, cơ sở vât chất và đầu tư mở rộng quy mô, phạm vi cũng như thu lơi nhuận, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long cần có chính sách chênh lệch lãi suất hơp lý giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi

Lãi suất trên thị trường thường xuyên biến động Do vậy, Ngân hàng cũng phải nắm bắt thường xuyên diễn biến của nó trên thị trường để có sự điều chỉnh khi càn thiết, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh.

Các giải pháp hỗ trợ

1 Đa dạng hóa hình thức và đối tượng vay Để tạo được mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng là điều hết sức cần thiết nhưng làm thế nào để gây được uy tín thu hút đông đảo khách hàng Đa dạng hóa mở rộng đối tượng cho vay kết hợp với đa dạng hóa phương thức cho vay là giải pháp tốt để đáp ứng nhu cầu khách hàng cách tốt nhất Để tạo điều kiện cho các đối tượng được tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long cần đưa ra những loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu khách hàng.

2 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp

Quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là quan hệ 2 chiều tác động và phụ thuộc vào nhau Ngân hàng cung cấp vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh và ngược lại, khách hàng tạo cơ sở và điều kiện cần thiết để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển Để duy trì và phát triển tốt mối quan hệ này,ngân hàng cần chủ động tìm kiêm khách hàng cũng như làm tốt việc chăm sóc khách hàng.

Trong điều kiện, nền kinh tế mở cửa sản xuất kinh doanh phát triển không ngừng thì vấn đề tín dụng không chỉ tập trung trong tay một vài ngân hàng lớn mà số lượng các ngân hàng hay tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rất đa dạng, cạnh tranh gay gắt và quyết liệt Vì vậy khách hàng có quyền tự do lựa chọn ngân hàng phù hợp với mục đích ngân hàng Thông thường ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng với khách hàng đến với mình nhưng trong bối cảnh hiện nay nếu ngân hàng chỉ dừng lại tại đó thì sẽ

3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên

Trong tất cả các nguồn lực của ngân hàng cũng như bất kỳ tổ chức nào, nguồn nhân lực luôn có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Con người là vốn quý nhất, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần các nhân tố tích cực của con người Tiếp tục tuyển chọn, đào tạo, và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, chuyên viên tín dụng là hết sức cần thiết.

Do vậy tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm xử lý công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn đảm bảo được tiến độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Hiện nay, đất nước ta đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, điều này tạo ra rất nhiều cơ hội những cũng không it thách thách thức cho ngân hàng trong việc cạnh tranh Chính điều này làm cho việc tuyển chọn, đào tạo nhân tài có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh.

Cán bộ quản lý cần có kiến thức, kỹ năng vững vàng, dày dặn kinh nghiệm cũng như có bản lĩnh và lập trường vững vàng để quản lý tốt các hoạt động, đánh giá khách hàng và nhân viên chính xác hơn, hiệu quả hơn.

III Một số kiến nghị vói Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Kiên long

1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Qua tình tình theo dõi, nghiên cứu và phân tích thực tế, em xin kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước một số vấn đề sau:

- Thứ nhất là, cần có chính sách lãi suất linh hoạt hơn Trong nhưng năm gần đây thị trường tài chính phát triển hết sức mạnh mẽ, nền kinh tế Đất nước hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới Chính vì vậy lãi suất và tình hình thị trường tài chính trong nước cũng biến động theo tình hình tài chính quốc tế Mặt khác, lạm phát những năm qua rất cao năm 2007 là 12,6% để đảm bảo lãi suất thực tế dương ( lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát). Như vậy việc có chính sách lãi suất linh hoạt hơn là điều rất cần thiết, nhất là với tình hình như hiện nay.

- Thứ hai là, cần có các chính sách để kìm chế lạm phát hiệu quả hơn. Như đã nói ở trên, trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan Ở nước ta tình hình lãm phát rất cao, điều này có nhiều tác động trở lại không tốt cho nền kinh tế, như đời sống của đại bộ phận người dân lao động có mức sống thực tế ngày càng giảm, giảm hấp dẫn đầu tư, gây sự phân bố lại nguồn lực khác với mong muốn trong nền kinh tế…

- Thứ ba là, tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh Để tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng cũng như tăng hiệu quả hoạt động, tăng tính tự chủ cho các ngân hàng quốc doanh, Nhà nước cần cổ phần hóa các ngân hàng Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Viêt Nam đã được cổ phần hóa, cần tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh còn lại.

2 Kiến nghị với ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kiên Long

Sau đây là một số kiến nghị của em đối vói Ngân hàng Kiên Long:

- Thứ nhất là, cần tăng cường nâng cao và cải tiến chất lương dich vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng, dịch vụ cơ bản nhất của Ngân hàng Nên thành lập bộ phận phòng ban chuyên trách về quản lý, kiểm soát chất lượng và áp dụng các tiêu chuẩn về quy trình khoa học và hiệu quả nhất trong toàn Ngân hàng.

- Thứ hai là, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ Cơ sở hạ tầng tốt giúp cho việc quản lý nhanh và hiệu quả hơn Các hệ thống thiết bị c᠈ng nghệ cao cung giúp Ngân hàng dễ dàng hợp tác với các ngân hàng quốc tế, đồng thời việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng tốt hơn.

- Thứ ba là, tiếp tục mở rộng thị trường, thiêt lập thêm các chi nhánh mới trên những mảng thị trương tiêm năng để thực hiện chiến lược xây dựng Kiên Long thành môt Ngân hàng thương mại bán lẻ lớn, phục vụ hâu hết nhu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng.

Ngày đăng: 12/07/2023, 17:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Nguyễn Đình Phan, Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà Xuất bản Lao động và Xã hội Khác
2. Giáo trình Kinh tế chính trị, 2007, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Khác
4. Trang Web của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long Khác
5. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, 2007, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
6. Jonh S. Oakland, Quản lý chất lượng đồng bộ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w