1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành muối việt nam

67 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Ngành Muối Việt Nam
Thể loại Đề Án Môn Học
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 63,66 KB

Cấu trúc

  • PhÇn I......................................................................2 (3)
    • 1. Bối cảnh, đặc điểm chung của ngành (3)
      • 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành muèi (3)
        • 1.1.1. Từ năm 1986 trở về trớc (3)
        • 1.1.2. Từ năm 1986 đến năm 1997 (3)
        • 1.1.3. Từ năm 1998 đến nay (4)
      • 1.2 Vai trò của muối trong đời sống và trong sản xuất (6)
        • 1.2.1 Trong đời sống (6)
        • 1.2.2 Trong sản xuất (7)
      • 1.3 Đặc điểm sản xuất muối (8)
    • 2. Thách thức và cơ hội của ngành sản xuất muối (10)
      • 2.1 Thách thức (10)
      • 2.2 Cơ hội (11)
    • II. Tình hình sản xuất và kinh doanh muối (13)
      • 1. Sản xuất muối ăn và các nhu cầu khác (13)
        • 1.1 Sản xuất muối (13)
          • 1.1.1 Công nghệ sản xuất (13)
          • 1.1.2 Diện tích sản xuất muối (14)
      • 2. T×nh h×nh chÕ biÕn muèi (16)
      • 3. Lu thông muối (17)
        • 3.1 Tổ chức màng lới cung ứng (17)
        • 3.2 XuÊt nhËp khÈu (17)
        • 3.3 Giá mua muối và công tác thu mua (18)
        • 3.4 Thị trờng muối (20)
      • 4. Đầu t phát triển sản xuất muối (21)
        • 4.1 Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng các đồng muối hiện có (21)
        • 4.2 Xây dựng kinh tế xã hội nông thôn vùng muèi (22)
      • 5. Đời sống diêm dân (23)
    • III. Đánh giá nhận xét chung (25)
      • 1. Những kết quả đạt đợc (25)
      • 2. Tồn tại và nguyên nhân (25)
        • 2.1 Những tồn tại chính (25)
        • 2.2 Nguyên nhân (26)
  • PhÇn II.................................................................19 (28)
    • I. Phơng hớng và mục tiêu phát triển (28)
      • 1. Dự báo thị trờng cân đối cung cầu (28)
        • 1.1 Dự báo thị trờng (28)
        • 1.2 Dự kiến cân đối cung - cầu năm 2005 (30)
          • 1.2.1 Nhu cầu sử dụng (30)
          • 1.2.2 Cung 2005 (0)
          • 1.2.3 Cân đối cung cầu 2005 (31)
      • 2. Các chỉ tiêu phát triển 2005 (32)
        • 2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh (32)
          • 2.1.1 Sản xuất muối (32)
          • 2.1.2 Tinh chÕ muèi (33)
          • 2.1.3 Lu thông (34)
        • 2.2 NhËp khÈu (34)
        • 2.3 Công tác quy hoạch (34)
      • 3. Các chủ trơng phát triển ngành hàng (35)
        • 3.1 Xác định nhu cầu muối (35)
        • 3.2 Phơng hớng phát triển (36)
    • II. Giải pháp phát triển ngành (37)
      • 1. Những giải pháp chủ yếu về sản xuất (37)
        • 1.1 Giải pháp nâng cao sản lợng (0)
          • 1.1.1 Sản xuất muối ăn và các nhu cầu tiêu dùng (37)
          • 1.1.2 Sản xuất muối công nghiệp (43)
        • 1.2 Giải pháp nâng cao chất lợng (44)
          • 1.2.1 Nâng cao chất lợng muối ăn và các nhu cầu khác (44)
          • 1.2.2 Nâng cao chất lợng muối công nghiệp (45)
      • 2. Những giải pháp về khoa học công nghệ (46)
        • 2.1 Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất chế biến muối theo định hớng sau (46)
        • 2.2 Thực hiện các dự án khuyến diêm (47)
      • 3. Đào tạo nguồn nhân lực (48)
      • 5. Chính sách của nhà nớc (49)
        • 5.1 Tiếp tục làm hoàn thiện cơ chế chính sách tiêu thụ muối cho diêm dân (51)
        • 5.2 Chính sách về đầu t (54)
        • 5.3 Chính sách về thị trờng (56)
        • 5.4 Chính sách về thuế (58)
      • 6. Công tác quản lý (59)
    • III. Kiến nghị (59)

Nội dung

Bối cảnh, đặc điểm chung của ngành

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành muèi.

1.1.1 Từ năm 1986 trở về trớc

Công tác quản lý sản xuất ngành muối do Cục Công nghiệp muối đảm nhiệm; Cục Công nghiệp Muối là đơn vị đợc các Bộ Nội Thơng, Bộ Công Nghiệp Nhẹ, Bộ Lơng Thực và Thực Phẩm, Bộ Công nghiệp Thực Phẩm luân phiên quản lý; Còn công tác lu thông phân phối muối do Công Ty muối Trung ơng thuộc Bộ Nội Thơng đảm nhận. Vào thời kỳ này nhu cầu sử dụng muối trong nớc cha nhiều, muối sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống của nhân dân và ở dạng muối thô, rất ít muối tinh; phần còn lại phục vụ cho nhu cầu bảo quản chế biến hải sản và một ít cho công nghiệp ; Về tình hình sản xuất, trong thời kỳ này diện tích sản xuất muối toàn quốc từ 9.000 đến 10.000 ha, sản lợng trung bình hàng năm đạt từ 450.000 đến 550.000 tấn, chất lợng thấp Để ổn định sản xuất, hàng năm nhà nớc vẫn sử dụng nguồn kinh phí ngân sách thông qua Cục Muối có chân rết tại các điạ phơng là các Chi cục muối và các HTX sản xuất muối để thực hiện việc khai hoang mở rộng, phát triển và cải tạo tu bổ đồng muối, cơ sở hạ tầng.

Năm 1986 nhà nớc giải thể Cục Công nghiệp muối, công tác kinh doanh muối đợc chú trọng và Tổng Công ty muối ra đời, tiền thân của nó là Công Ty muối Trung ơng thuộc Bộ Nội Thơng, sau này là Bộ Thơng Mại Song do buông lỏng công tác quản lý nên từ năm 1986 đến năm

1997, hàng loạt các HTX sản xuất muối tan rã, nếu còn thì cũng chỉ là hình thức Đồng thời hầu hết các đồng muối giao cho chính quyền địa phơng (cấp xã) quản lý đều xuống cấp, nhiều đồng muối bị bỏ hoang hoá hoặc chuyển đổi sang sản xuất thuộc lĩnh vực nghề nghiệp khác do vậy đời sống diêm dân gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó sản xuất muối thủ công mang tính tự cung tự cấp, thị trờng hàng hoá cha hình thành, các cơ sở kinh doanh của nhà nớc vẫn quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, cha phát huy đợc vai trò nòng cốt trong lĩnh vực kinh doanh muối mặc dầu đã có hệ thống lu thông rộng khắp dẫn dến tình trạng thừa, thiếu muối cục bộ ở nhiều nơi, không khuyến khích diêm dân phát triển sản xuất Về tình hình sản xuất, trong thời kỳ này diện tích sản xuất muối toàn quốc từ 9.000 đến 10.000 ha, sản lợng trung bình hàng năm đạt từ 450.000 đến 550.000 tấn, chất lợng muối thÊp.

Trớc thực trạng công tác quản lý ngành muối bị buông lỏng từ cấp trung ơng xuống cấp cơ sở, đồng thời đời sống ngời làm muối gặp nhiều khó khăn đặc biệt có nơi bà con diêm dân sống rất cơ cực Năm 1998 Chính phủ đã tổ chức lại công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh muối ở cấp Trung ơng công tác quản lý Nhà nớc ngành muối giao cho Bộ NN và PTNT và đơn vị thực hiện là Cục Chế biến NLS và NNNT, nay là Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối; ở cấp địa phơng là các Sở NN và PTNT quản lý Đơn vị kinh doanh muối nòng cốt của nhà nớc là Tổng Công ty muối đợc chuyển từ Bộ Thơng Mại về Bộ NN và PTNT, các Công ty muối địa phơng đợc củng cố, tổ chức lại Đồng thời để định hớng và khuyến khích phát triển muối ngang tầm với vai trò, vị trí của ngành này, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch, sản xuất, lu thông muối đến năm 2010 tại quyết định số 980/1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm

1997 Ban hành Nghị định số 19 /1999 NĐ-CP về sản xuất cung ứng muối iốt cho toàn dân và Quyết định số 153/1999/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển muối.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Sở

NN và PTNT tại các tỉnh có sản xuất muối mới tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nớc ngành Muối từ các Ngành Thơng mại, hải sản vào cuối năm 1998 Từ đó đến nay Bộ đã cùng các Sở nhanh chóng nắm bắt và chỉ đạo sát sao ngành muối đảm bảo cung ứng muối thô cho công nghiệp, cho các ngành sản xuất khác và muối iốt cho nhân dân cả nớc từ đồng bằng đến vùng núi và không chỉ đảm bảo về số lợng mà cả về chất lợng ngày càng đợc nâng cao Đồng thời Bộ và một số tỉnh còn quan tâm đặc biệt đến công tác đầu t nâng cấp cơ sở hạ tầng các đồng muối có hiệu quả và phát triển mới các đồng muối ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhằm ổn định sản xuất, nâng cao đời sống diêm dân và phát triển kinh tế xã hội nông thôn vùng sản xuất muối.

1.2 Vai trò của muối trong đời sống và trong sản xuÊt

Tầm quan trọng của muối trong đời sống Việt Nam đợc nhấn mạnh trong quyết định 135 năm 1999 của Thủ t- ớng chính phủ:

“Muối bao gồm muối thờng, muối dùng cho sản xuất công nghiệp và muối ăn là mặt hàng thiết yếu cho đời sống của nhân dân, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp Nhng sản xuất không ổn định và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên và những ngời sản xuất muối còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.”

Muối ăn là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của các gia đình Không một loại gia vị nào có thể thay thế cho muối ăn Đặc biệt là muối ăn có trộn Iốt, là một loại muối ăn vô cùng quan trọng vì nó có tác dụng trong phòng trừ một số bệnh cho con ngời Vai trò của muối ăn đã đợc kiểm nghiệm trong thực tế Đánh giá cao vai trò của muối ăn có trộn Iốt, ngày 10 tháng 4 năm 1999 Chính phủ đã ban hành nghị định số 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối Iốt cho ngời ăn.

Thiếu hụt Iốt ảnh hởng đến năng lực trí tuệ…Các rối loạn do thiếu hụt Iốt nh chúng ta đã biết không phải chỉ là vấn đề biếu cổ ở địa phơng và trớc hết là các tổn thơng não, ảnh hởng đến năng lực trí tuệ, sức sáng tạo, khả năng học tập, lao động của cả cộng đồng Phụ nữ và trẻ em là các đối tợng nhạy cảm nhất với sự thiếu hụt Iốt Ngời phụ nữ thiếu Iốt ngay trớc khi thụ thai và trong những tháng đầu mang thai có thể sinh trẻ đần độn, bị khuyết tật Thiếu Iốt làm tăng tỷ lệ sảy thai, thai chết lu…Theo tổ chức Y tế thế giới và UNICEF cho rằng gây ra các tổn thơng não ở ng- ời có thể phòng ngừa đợc Nhân ngày phát động phong trào toàn dân dùng muối Iốt 2/11/1998, Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Việc toàn dân dùng muối Iốt là vấn đề hết sức quan trọng Chơng trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt đã đạt đợc kết quả đáng phấn khởi, tỷ lệ bớu cổ đã giảm rõ rệt Chủ trơng dùng muối Iốt là chủ trơng cho cả nớc không chỉ là miền núi mà cả các vùng đồng bằng đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long Mong rằng các đồng chí tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chủ trơng này đặc biệt là những vùng đồng bằng ch- a quen cần vận động sao cho đồng bào quen dùng muối Iốt thờng xuyên Chơng trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt không chỉ giải quyết những khó khăn về đời sống vật chất mà còn có ý nghĩa lớn về phát triển dân trí và phát triển nòi giống của đất nớc chúng ta” Hiện nay trên thế giới đã có hơn 100 nớc có luật để toàn dân dùng muèi Ièt.

Từ những vai trò trên của muối Iốt ta thấy đợc tầm quan trọng của muối trong đời sống hàng ngày.

Những năm tới, hoà nhập với xu thế phát triển và vận hành nền kinh tế thị trờng có sự quản lí của Nhà nớc, đặc biệt là chủ động chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành muối có một vai trò và vị trí rất quan trọng nhằm đảm bảo nhu cầu muối xã hội trong việc tiêu dùng trực tiếp cho dân, cho các ngành sản xuất và tiêu dùng khác, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp hoá chÊt.

Muối chủ yếu đợc dùng trong các ngành giao thông (làm tan băng, tuyết), làm mềm nớc, công nghiệp dệt, chế tạo kim loại, cao su, xà phòng, thuộc da…Đặc biệt, ngành hoá chất sử dụng nhiều nhất tới 60% lợng muối công nghiệp, tiếp đến là ngành giấy và bột giấy Vì vậy có thể nói, muối có mặt hầu hết trong các ngành sản xuất Đóng vai trò quan trọng lúc là nguyên liệu, lúc lại là dung môi giúp cho các ngành phát triển nhất là công nghiệp hoá chất.

1.3 Đặc điểm sản xuất muối.

Việt Nam là một nớc có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất muối Diêm dân cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối Ngành muối cũng là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế nhng vai trò của nó cha đợc khẳng định trong đời sống Ngành muối có những đặc điểm sản xuất sau:

Thứ nhất: Sản xuất còn mang tính chất thời vụ Sản xuất chủ yếu là ba tháng hè khi có nắng nhiều nên thu nhập chủ yếu cũng dồn vào ba tháng hè Ngoài ra các tháng còn lại trong năm chỉ sản xuất rất ít do nắng không nhiều chính vì vậy mà có nhiều thời gian nông nhàn Thu nhập của diêm dân không đều trong năm.

Thứ hai: Sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Nơi sản xuất chủ yếu là ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. o Nắng quá nhiều cũng không tốt cho sản xuất vì lợng nớc bốc hơi quá nhiều không đủ cho sản xuất nên không thể tiến hành hoạt động sản xuất. o Nắng quá ít cũng không thuận lợi cho sản xuất do nắng không đủ làm nớc bốc hơi gây khó khăn cho sản xuất. o Thời tiết đột ngột thay đổi chuyển từ nắng sang ma có thể làm cho công sức một ngày làm việc của diêm dân mất trắng do không thu hoạch kịp. o Năng suất không ổn định do thời tiết luôn không thuận lợi từ đó làm cho thu nhập của diêm dân thấp và không ổn định.

 Thứ ba: Công nghệ sản xuất còn thủ công và lạc hậu.

Công cụ sản xuất thô sơ cha đợc cơ giới hoá, hiện đại công cụ sản xuất nên sản phẩm làm ra chủ yếu là muối đen có chất lợng thấp.

Thách thức và cơ hội của ngành sản xuất muối

“Ngành muối là ngành cổ xa, đồng thời là ngành vĩnh hằng và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại.”, đây là một định nghĩa phổ biến nhng rất tổng quát, toát nên quy luật tất yếu của ngành hàng đặc thù này trong mọi thời đại.

Cùng với sự phát triển của các ngành nghề khác trong xã hội, ngành muối đang dần bớc từng bớc để khẳng định tầm quan trọng của mình trong đời sống và trong sản xuất Đứng trớc quá trình phát triển của các ngành khác và đặc biệt là trong quá trình hội nhập đã đặt ra cho ngành muối nhiều cơ hội nhng cũng có không ít khó khăn.

 Sản xuất muối của nớc ta còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên năng suất cha cao và không ổn định

 Công nghệ sản xuất muối nguyên liệu còn quá lạc hậu, 2/3 sản phẩm làm ra theo phơng pháp cổ truyền, thao tác thủ công là chủ yếu, giá thành sản phẩm cao, chất lợng từ thấp đến rất thấp nên khó tiêu thụ do sức cạnh tranh yếu.

 S ản xuất còn phân tán và manh mún, năng suất lao động cha cao còn chênh lệch giữa các vùng, miền dẫn đến sự cạnh tranh không cân sức, thiệt hại phần lớn lao động thủ công ở những địa bàn không lợi thế, đẩy giá trị sản phẩm xã hội xuống thấp so với các mặt hàng thiết yếu khác, hạn chế phát triển, đời sống chủ yếu của diêm dân rất bấp bênh không bảo đảm

 C ác đồng muối có quy mô vừa và nhỏ cũng đang sản xuất ra muối có chất lợng không đủ tiêu chuẩn cho sản xuất công nghiệp hoá học, phải nhập khẩu hàng năm từ 100.000 tấn (2003) đến 560.000 tấn (2001), trong khi đó nhu cầu cho thị trờng muối công nghiệp đang có xu thÕ t¨ng rÊt nhanh trong nh÷ng n¨m tíi, tõ 200.000 tÊn hiện nay lên 840.000 tấn (2007) Khi hội nhập, thuế nhập khẩu giảm từ 15% hiện nay xuống còn 5%, muối ngoại càng có cơ hội lấn át muối nội địa và quan trọng một nền công nghiệp hoá chất không thể phát triển bền vững khi không chủ động đợc nguồn cung nguyên liệu từ sản xuất trong n- íc

Nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên đợc đánh thức với cách nhìn mới thông qua quy hoạch và đầu t vùng sản xuất muối tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với điều kiện “u đãi” về nắng, gió, độ muối cao trong nớc biển, vùng này có thể biến thành một khu Công nghiệp Tổ hợp muối và hoá chất đảm bảo cung cấp hàng triệu tấn muối cho sản xuất công nghiệp trong tơng lai, vừa tạo ra nguồn nớc ót dồi dào, nếu đợc khai thác hết, hiệu quả kinh tế đem lại có thể tăng gấp đôi trên một đơn vị diện tích đất đai so với hiện nay, vừa hỗ trợ tạo sức cạnh tranh cao cho sản phẩm muối của NaCl.

Về khả năng xuất khẩu chúng ta đang có những lợi thÕ tiÒm Èn:

 Thứ nhất, các nớc trong khu vực kể cả Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất trong nớc không đáp ứng cho nhu cầu, phải nhập khẩu khoảng 14 triệu tấn năm từ Mêhicô, úc, ấn Độ, nếu ta tạo ra đợc nguồn sản phẩm dồi dào thì lợi thế về cự li sẽ tạo đợc thị truờng xuất khẩu, không hạn chế với sức cạnh tranh cao.

 Thứ hai, vài năm gần đây các nhà buôn Nhật Bản và Hàn Quốc đã phát hiện muối Việt Nam ở phía bắc (đợc sản xuất theo công nghệ phơi cát) và ở phía nam (theo ph- ơng pháp phơi nớc cổ truyền) có vị ngon, dịu cho ngời ăn, đứng đầu các nớc trong khu vực kể cả so sánh với muối của Trung Quốc nên đã có một số hợp đồng đa muối ở hai khu vực này sang Nhật Bản và Hàn Quốc đang có nhiều triển vọng Nếu tổ chức khai thác tốt hai thị trờng này thì ta đã biết biến hạn chế về công nghệ thành lợi thế riêng trong thơng mại quốc tế.

Một lợi thế khác là muối cung cấp cho các dân sinh đã qua chế biến với cùng một chất lợng thì giá muối bán ra trên thị trờng của ta thấp hơn từ 1/5 – 1/10 so với muối nhập khẩu cùng loại từ Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản…

Nếu có chính sách tốt, quản lí tốt, điều hành tốt,quảng bá thơng hiệu, nâng cao chất lợng mẫu mã, bao bì thì muối nội không những chỉ đứng vững trên thị trờng trong nớc mà còn có lợi thế cạnh tranh ngang ngửa trong thị trêng khu vùc.

Tình hình sản xuất và kinh doanh muối

1 Sản xuất muối ăn và các nhu cầu khác.

Việt Nam là một nớc có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất muối Diêm dân rất cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất muối ăn Hiện nay Việt Nam có 20 tỉnh sản xuất muối, trải dọc bờ biển theo các phơng pháp sản xuất.

Do điều kiện tự nhiên về khí tợng, thuỷ văn, đất đai… và quy mô sản xuất nên việc sản xuất muối thô trong cả nớc chia ra ba loại công nghệ chủ yếu:

 Công nghệ phơi cát: Đợc ứng dụng ở các tỉnh phía

Bắc: Loại hình công nghệ này rất lạc hậu nên hầu hết các nớc trên thế giới không còn sử dụng (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình).

 Công nghệ phơi nớc phân tán: ứng dụng trong các hộ, quy mô ruộng nhỏ, khó áp dụng cơ giới hoá nên năng suất không cao, chất lợng không tốt Nhiều nớc cũng đã bỏ loại hình công nghệ này, chuyển sang sản xuất theo hình thức công nghiệp: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tầu, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu

 Công nghệ phơi nớc công nghiệp (Phơi nớc tập trung): Là công nghệ tiên tiến, có thể cơ giới hoá ở mức độ cao Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Nhìn chung diện tích không ổn định giao động từ 11.500 ha đến 15.000 ha, sản lợng và năng suất bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết (năm 2004 đạt 1.049.286 tấn, n¨ng suÊt: 70,5 tÊn/ha).

Mặc dù phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhng sản xuất muối trong những năm qua đã đáp ứng đợc nhu cầu tiêu dùng và một phần nhu cầu công nghiệp trong nớc và tham gia xuÊt khÈu.

1.1.2 Diện tích sản xuất muối

Năm 2001 trở về trớc, diện tích sản xuất muối toàn quốc ổn định trên dới 13.000 ha Năm 2002 diện tích sản xuất muối tăng đột biến lên 14.889 ha, chủ yếu ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bến Tre, Bạc Liêu và SócTrăng…; sản lợng muối toàn quốc cũng đạt con số kỉ lục1.049.286 tấn Năm 2003 diện tích sản xuất lại giảm xuống14.048 ha nh trớc Nguyên nhân của tình trạng tăng giảm diện tích trong giai đoạn này 2002 – 2003 là do đầu nh÷ng n¨m 2000, nÒn kinh tÕ níc ta cã nhiÒu chuyÓn biÕn tích cực, trong đó có ngành hoá chất, chăn muôi, dầu khí… có nhu cầu sử dụng muối ngày càng tăng mạnh, đồng thời năm 2000 và năm 2001 thời tiết lại bất thuận lợi cho sản xuất nên sản lợng muối toàn quốc chỉ đạt từ 558.763 tấn đến 567.899 tấn, thấp hơn những năm sản xuất bình th- ờng khoảng 200.000 tấn Để bù đắp lợng thiếu hụt do sản xuất trong nớc không đáp ứng đợc nhu cầu, các cơ sở đã nhập khẩu muối từ ấn Độ, Trung Quốc, úc…, mà đỉnh cao là năm 2001 nhập khẩu 560.000 tấn Đồng thời do giá muối lên cao cha từng có, bà con diêm dân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phá rừng, bỏ nuôi tôm chuyển sang làm muối Tại đây muối đợc sản xuất theo phơng pháp phơi n- ớc phân tán, chi phí đầu t thấp (chủ yếu là công lao động), song do việc đầu t đơn giản (ô kết tinh không lăn nén) nên chất lợng muối rất xấu (muối đen) Do năm 2002 sản xuất muối đạt hiệu quả thấp nên năm 2003 bà con diêm dân các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long chuyển gần 2.000 ha sang sản xuất hoặc bỏ hoang

Sản xuất trong níc (tÊn)

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Về chất lợng muối phơi cát và phơi nớc phân tán, phần lớn chỉ đạt tiêu chuẩn hạng hai, thậm chí có nơi cha thể đa vào xếp loại Vì vậy, về cơ bản muối sản xuất theo phơng pháp phơi cát và phơi nớc phân tán chỉ đáp ứng đợc nhu cầu chế biến, bảo quản hải sản và chăn nuôi. Còn phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt chỉ đáp ứng đợc phần nào cho những ngời có thu nhập thấp nh nông thôn, miÒn nói.

Về chất lợng muối công, tuy có chất lợng cao hơn muối phơi cát và muối phơi nớc phân tán, nhng vẫn thấp hơn nhiều so với chất lợng muối của ấn Độ, Trung Quốc và úc… không những thế muối công nghiệp của ta còn không ổn định về chất lợng, đặc biệt khi giá muối lên cao vào những năm mất mùa Hiện tại muối công nghiệp của ta sản xuất chỉ đáp ứng đợc một số nghành công nghiệp nh sản xuất thức ăn gia súc, bảo quản chế biến hải sản, sản xuất xút - clo bằng điện cực thuỷ ngân hoặc màng amiăng Ch- a đáp ứng đợc yêu cầu sản xuất xut – clo có sử dụng màng trao đổi ion nh công ty cổ phần hữu hạn Vedan đang sử dụng Công ty Vedan yêu cầu chất lợng muối có tiêu chuẩn rất cao so với muối công nghiệp Việt Nam đang sản xuất nh Mg ≤ 0,05; Ca ≤ 0,07…Vì vậy hàng năm công ty này vẫn nhập khẩu muối từ úc khoảng 100.000 tấn về để phục vụ sản xuất.

2 T×nh h×nh chÕ biÕn muèi.

Suốt 10 năm, từ năm 1999 đến năm 2000, hầu nh ngành muối cha trang bị dây chuyền chế biến muối tinh riêng biệt nào mà chỉ có một số thiết bị nghiền rửa gắn với các xởng chế biến muối ăn Từ năm 2000 đến nay, Tổng công ty muối và một số địa phơng đã đầu t 8 dây chuyền chế biến muối tinh với công suất 5 tấn/giờ, dựa chủ yếu vào công nghệ và thiết bị trong nớc, chỉ có một số thiết bị trong nớc cha chế tạo đợc mới phải nhập nh máy ly tâm liên tục Tuy nhiên quy mô các cơ sở này còn nhỏ, công nghệ cha hiện đại nên chất lợng muối cha cao. Đến nay tổng số các cơ sở sản xuất muối ăn trong toàn quốc là 86 cơ sở Đã xây dựng đợc hệ thống xí nghiệp chế biến muối ăn (muối iốt) và tổ chức sản xuất cung ứng muối iốt trong toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của chơng trình phòng chống rối loạn do thiếu iốt Đến nay độ phủ muối trên toàn quốc đạt 89,58%.

3.1 Tổ chức màng l ới cung ứng

 Tổng công ty muối là đơn vị nòng cốt của toàn ngành muối hiện có 11 công ty kinh doanh và 1 xí nghiệp vận tải có nhiệm vụ chở muối, cung ứng cho các địa ph- ơng, đặc biệt là các tỉnh miền núi.

 Các lực lợng bao gồm các công ty địa phơng và các cơ sở t nhân điển hình nh công ty TNHH Khánh Vinh (Hải Phòng), Công ty Khánh Tờng, Xí nghiệp muối iốt Đồng Lợi, Công ty TNHH Vạn Phớc…

 Xuất: Trong 5 năm 1999-2004, Việt Nam đã tham gia xuất khẩu đợc một lợng muối 66318 tấn, gồm muối thô,muối tinh và muối dinh dỡng, đạt kim ngạch : 3038046USD

 Nhập: Do chất lợng muối cha đáp ứng đợc yêu cầu của một số nhà máy hoá chất, nên hàng năm vẫn phải nhập khẩu một số muối khoảng 60 000 tấn đến 130000 tấn. Riêng 2 năm thời tiết bất thuận, sản lợng muối trong nớc giảm mạnh, giá muối tăng cao lợng muối nhập khẩu đã tăng lên tới 564030 tấn (2001) và 266172 tấn ( 2002) Tổng số l- ợng muối nhập khẩu 5 năm 1999- 2004 là : 1343798 tấn, phải chi ra một lợng ngoại tệ trị giá : 32765789USD

3.3 Giá mua muối và công tác thu mua Đặc điểm của muối là giá trị thấp, 10kg muối thô ch- a bằng 1kg gạo Việc vận chuyển muối cũng có những khó khăn nhất định Diêm dân là những ngời dân nghèo, thu nhập của họ chủ yếu trông vào hạt muối Vì vậy giá muối có ảnh hởng rất lớn đến đời sống của họ

Năm 1998-1999 sản xuất muối đợc mùa, đồng thời giá muối cũng xuống rất thấp.( xem bảng 2), thậm chí việc mua bán muối bị ngừng trệ vì không ai mua, đời sống bà con diêm dân khổ cực Năm 2000-2001 giá muối đột ngột tăng tới mức cha từng có; bà con diêm dân phấn khởi song không có nhiều muối bán vì thời tiết bất thuận cho việc sản xuất muối Và đây là thời điểm thuận lợi cho một số doanh nghiệp nhập khẩu muối, trong đó có tổng công ty muối Việc nhập khẩu để bù đắp lợng thiếu hụt trong nớc không sản xuất đợc là việc làm cần thiết, song đáng tiếc một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã nhập khẩu quá mức dẫn đến cung vợt cầu vì thế lợng tồn của năm 2001 chuyển sang 2002 là 283000 tấn, đồng thời năm 2002 thời tiết lại thuận lợi cho sản xuất muối, trong khi đó các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lại tăng nhanh diện tích sản xuất dẫn đến sản lợng muối năm 2002 đạt con số kỷ lục cha từng có trên 1 triệu tấn, làm giá muối hạ ảnh hởng đến đời sống diêm dân

Bảng 2 Giá muối tại các vùng trong cả n ớc

Giá muối trung bình (đ/kg) N¨m

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đánh giá nhận xét chung

1 Những kết quả đạt đợc.

Mặc dù còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhng sản xuất muối trong những năm qua đã đáp ứng đợc nhu cầu tiêu dùng và một phần nhu cầu công nghiệp trong nớc và tham gia xuất khẩu.

 Đã xây dựng đợc hệ thống xí nghiệp chế biến muối ăn ( muối Iốt) và tổ chức cung ứng muối Iốt trên toàn quốc, đáp ứng yêu cầu của chơng trình toàn dân dùng muối Iốt.

 Công tác đào tạo nguồn nhân lực, công tác khuyến diêm đã đợc triể khai và đạt thành quả bớc đầu.

 Tuyên truyền phổ biến các chủ trơng chính sách tới các ngành, các cấp và diêm dân tơng đối tốt Công tác quản lý ngành muối từ trung ơng tới địa phơng bớc đầu đã đi vào nề nếp sau hàng chục năm buông lỏng quản lý.

 Đầu t cơ sở hạ tầng đồng muối và nông thôn vùng muối đợc tăng cờng cả về số lợng và chất lợng.

2 Tồn tại và nguyên nhân

 Sản xuất còn phân tán, cha tập trung quy mô lớn, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lợng sản phẩm thấp, giá thành cao, kém năng lực cạnh tranh với sản phẩm nớc ngoài trong quá trình hội nhập

 Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối yếu kém.

 Công tác đổi mới quản lý doanh nghiệp ngành muối, kiện toàn và phát triển ngành muối cha đợc quan tâm đúng mức.

 Việc đầu t cho sản xuất, chế biến và cơ sở hạ tầng vùng muối có khá hơn nhng cha đáp ứng đợc yêu cầu Đời sống diêm dân còn gặp nhiều khó khăn

 Công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ khoa học kỹ thuật ngành muối cha đợc quan tâm đúng mức, cán bộ chuyên môn ngành muối hiện còn thiếu.

 Việc xây dựng cơ quan nghiên cứu khoa học về ngành muối triển khai chậm, cha có kết quả cải tiến công nghệ sản xuất để chuyển giao cho diêm dân.

 Thiếu quy hoạch đồng bộ

 Chậm ban hành giá sàn cho diêm dân.

 Đầu t cha đúng mức cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chế biến, nghiên cứu khoa học về muèi.

 Tổ chức điều hành cha tốt hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh trong sản xuất, chế biến, lu thông muối Đặc biệt là việc tổ chức tiêu thụ muối cho diêm dân, cha xây dựng và chuyển đổi các HTX diêm nghiệp.

 Bộ máy quản lý Nhà nớc về ngành muối yếu kém, cha tập trung, cha đáp ứng đợc nhu cầu nhiệm vụ

 Cán bộ quản lý thiếu kiến thức chuyên môn, giải quyết công việc theo cảm tính thiếu khoa học, năng lực kém, đặc biệt là chuyên môn về ngành muối.

Phơng hớng và mục tiêu phát triển

1 Dự báo thị trờng cân đối cung cầu

1.1 Dự báo thị tr ờng

Sản lợng sản xuất muối của Việt Nam năm 2004 đạt khoảng 820.000 tấn do Miền Trung và Nam Bộ gặp thời tiết thuận lợi, miền bắc vụ sản xuất chính bị nắng ma xen kẽ nhiều nên năng suất giảm, nhng bù lại sản xuất vụ chiêm có nhiều thuận lợi Nên sản lợng giảm không đáng kể, so với năm 2003 sản lợng muối cả nớc giảm khoảng 5% Nhu cầu tiêu dùng cả nớc năm 2004 khoảng 1200 tấn muối, nguồn cung đạt khoảng 1120 tấn cộng với lợng muối tồn kho năm 2003 khoảng 300 ngàn tấn do đó vẫn đáp ứng nhu cÇu vÒ muèi ¨n trong níc.

Từ những năm 2000, ngành hoá chất dự kiến đến năm 2005 sẽ có bớc phát triển đột phá, nhng đến nay cha có biến động nhiều Còn các ngành khác nh chế biến hải sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi và phục vụ ăn uống vẫn sử dụng muối nh những năm 2003, 2004…nên tạm ớc lợng tiêu thụ muối năm 2005 khoảng 1.240.000 tấn

Năm 2005 dự đoán giá muối tại các khu vực nh sau

 ở nam bộ: o Loại muối trắng khoảng 300 - 400 đ/kg o Muối đen khoảng 160 - 250 đ/kg

 Giá bán lẻ muối trắng và muối Iốt trên thị trờng có thể ấn định nh năm 2004, muối trắng hạt khoảng 900 – 1200 ®/kg, muèi Ièt 700 – 1500 ®/kg

Hiện tại, sản xuất trong nớc bình quân đạt 800.000 tấn/năm dao động 15-20% theo thời tiết khí hậu Nhu cầu khoảng 1,10 triệu tấn, trong đó dân sinh là 500.000 tấn, công nghiệp 300.000 tấn, các ngành sản xuất khác 300.000 tấn, vì vậy liên tục từ năm 2000 đến nay phải nhập muối hàng năm

Đến năm 2005, dự đoán nhu cầu 1,5 triệu tấn, trong đó cho sản xuất công nghiệp 1 triệu tấn, còn thiếu 700.000 tấn tơng đơng 5000 ha diện tích mới.

Đến năm 2010, dự đoán nhu cầu cần 2 triệu tấn, trong đó muối cho sản xuất và công nghiệp 1,5 triệu tấn, còn thiếu 500.000 tấn (so với năm 2005) và 1,2 triệu tấn so với hiện tại, tơng đơng 8000 ha so với hiện tại.

Đến năm 2020, dự đoán nhu cầu muối sẽ là 2,6 triệu tấn, cần phát triển thêm 4000 ha (so với 2010)

Từ dự đoán về thị trờng có thể nhận thấy nhu cầu sử dụng muối ngày càng nhiều nhng sản xuất cha đáp ứng đ- ợc nhu cầu muối Cần phải có các biện pháp thích hợp để cung cầu gặp nhau.

1.2 Dự kiến cân đối cung - cầu năm 2005

Dự đoán nhu cầu sử dụng muối của toàn xã hội năm

 Cho công nghiệp hoá chất : 175.000 tấn

 Bảo quản chế biến hải sản : 80.000 tấn

 Dùng cho những nhu cầu khác : 235.000 tấn

 Dù tr÷ gèi vô n¨m sau : 250.000tÊn

 Hao hụt trong lu thông:70.000 tấn

 Cho ¨n uèng: 520.000 tÊn o Muối tinh quy ra thô: 220.000 tấn o Muèi trén ièt: 100.000 tÊn o Muối thô: 200.000 tấn

 Cho công nghiệp hoá chất: o Vedan: 120.000 tÊn o Việt Trì:18.000 tấn o Giấy Bãi Bằng :13.000 tấn o Hoá chất CBMN: 6000 tấn

 Bảo quản chế biến hải sản: 80.000 tấn o Chế biến nớc mắm: 60.000 tấn ( trong doanh nghiệp ) o Bảo quản chế biến: 20.000 tấn (trong dân)

 Dùng cho nhu cầu khác: 235.000 tấn o Thức ăn chăn nuôi :180.000 tấn o Thuéc da :250 tÊn o Làm pin, nhuộm vải, trồng trọt, trong y tế… 55.000 tÊn

 Hao hụt vận chuyển trong lu thông phân phối và lu kho: 70.000 tÊn

Cân đối: cung- cầu:1.270.000 tấn – 1.240.000 tấn 30.000 tÊn

 Ghi chú Cân đối cung cầu năm 2004:

Nhu cầu sử dụng: Dự đoán nhu cầu sử dụng muối của toàn xã hội năm 2004 là1.251.000 tấn.

Nguồn cung cấp: 1.356.000 tấn đợc cung từ các nguồn sau: o Chuyển tồn từ năm 2003 sang 2004: 100.000 tấn o Dù tr÷ gèi vô n¨m 2004: 150.000 tÊn o Sản xuất trong nớc: 850.000 tấn o Nhập khẩu( chủ yếu muối công nghiệp): 120.000 tÊn

Cân đối cung- cầu năm 2004: o Cung – cÇu = 100.000 tÊn

 Ghi chú: cân đối cung cầu năm 2003

Nhu cầu sử dụng: dự đoán nhu cầu sử dụng muối của toàn xã hội năm 2003 là 1.256.000 tấn

Nguồn cung cấp :1.356.000 tấn đợc cung cấp từ các nguồn sau: o Chuyển tồn từ năm 2002 sang: 236.000 tấn o Dù tr÷ gèi vô n¨m 2003: 150.000 tÊn o Sản xuất trong nớc: 850.000 tấn o Nhập khẩu ( chủ yếu muối công nghiệp):120.000 tÊn

Cân đối cung cầu năm 2003: Cung – cầu 0.000 tÊn.

2 Các chỉ tiêu phát triển 2005.

2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

 Diện tích sản xuất: Năm 2005 diện tích sản xuất toàn quốc đạt 12.200 ha, trong đó đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ 2765 ha, Cửu Long 3.562 ha.

 Sản lợng: Nếu thời tiết diễn bình thờng, dự kiến sản l- ợng cả nớc đạt 885 tấn; Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ: 236.000 tấn; Duyên Hải miền trung: 98.000 tấn, Đông Nam Bộ:3 95.000 tấn và Đồng Bằng Sông Cửu Long: 156.000 tÊn.

Trong đó: o Muối sản xuất tại các đồng muối phơi cát và phơi nớc phân tán là: 625.000 tấn. o Muối sản xuất tại các đồng muối công nghiệp: 260.000 tÊn

Kế hoạch tinh chế muối năm 2005 của các doanh nghiệp nhà nớc và cổ phần là 238.000 tấn.

 Tổng công ty muối sản xuất:180.000 tấn, trong đó: o Muối thô iốt: 65.000 tấn o Muèi tinh trén ièt:115.000 tÊn

 Công ty muối Ninh Thuận sản xuất và huyện Ninh Hải: 48.000 tÊn

 Công ty cổ phần Khánh Hà sản xuất:10.000 tấn.

Còn lại là các xởng chế biến của các ngành dợc, thơng mại và các tỉnh.

 Dự kiến của doanh nghiệp trong năm 2005: o Mua vào: 400.000 tấn với doanh số mua vào 153.000 triệu đồng o Bán ra: 369.200 tấn muối các loại với tổng doanh số bán ra là 276.128 triệu đồng.

Sau khi cân đối cung- cầu, để đảm bảo nhu cầu trong nớc, năm 2005 cần nhập khẩu khoảng 150.000 tấn muối công nghiệp.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển muối công nghiệp đến 2010 Theo đó đến năm 2005, sản lợng muối đạt 1,54 triệu tấn; năm 2010 sẽ đạt 2,5 triệu tấn… Chất lợng muối sẽ đợc nâng cao, đáp ứng 720 ngàn tấn cho công nghiệp hoá chất, đáp ứng 300 ngàn tấn cho ngành sản xuất khác và xuất khẩu năm 2005 Đến năm 2010, cung cấp 1,5 triệu tấn cho ngành công nghiệp hoá chất; 500 ngàn tấn cho sản xuất khác và xuất khẩu. Để làm đợc điều này, từ nay đến 2006, Bộ sẽ thực hiện các giải pháp quy hoạch: quy hoạch 6.600 ha sản xuất muối công nghiệp tại các tỉnh duyên hải miền trung và Đông Nam Bộ, từng bớc xây dựng thành các khu công nghiệp mới; đầu t chiều sâu và mở rộng các đồng muối công nghiệp: Hàn Khái,Tri Hải, Cà Ná, Đầm Vua,Vĩnh Hảo… đẩy mạnh tốc độ xây dựng đồng muối Quán Thẻ rộng

2510 ha với công suất 308 ngàn tấn/năm; Xây dựng thêm

4920 ha đồng muối công nghiệp mới tại Quảng Nam; Quảng Ngãi Việc đầu t mở rộng các đồng muối sẽ đợc triển khai theo hớng quy mô lớn để áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất. Đầu t chiều sâu, nâng cao năng suất đạt từ 140 đến 160 tấn/ha, đảm bảo chất lợng phục vụ nhu cầu trong nớc và xuÊt khÈu.

3 Các chủ trơng phát triển ngành hàng

3.1 Xác định nhu cầu muối

Muối ăn tính trên bình quân đầu ngời 6 kg/năm Số lợng chỉ thay đổi theo mức tăng dân số, nhng chất lợng đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng Dự báo năm 2005 cần 520.000 tấn và năm 2010 cần 550.000 tấn ( muối dùng làm nguyên liệu chế biến muối ăn ).

Trong sản xuất công nghiệp, muối chủ yếu đợc sử dụng trong ngành hoá chất Ngoài ra muối còn đợc sử dụng trong bảo quản và chế biến thuỷ hải sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, thuộc da…Theo kế hoạch phát triển ngành hoá chất giai đoạn 2001- 2005 đã đợc Thủ tớng Chính phủ phê duyệt, tổng công ty hoá chất Việt Nam đang khẩn trơng xây dựng dự án sản xuất Sôđa ( Na2CO3) công suất ban đầu 200.000 tấn/năm và dự án sản xuất xút do EDC quy mô 200.000 tấn/năm, dự kiến mỗi năm hai dự án này sẽ sử dụng khoảng 640.000 tấn muối/năm Đồng thời hàng năm các nhà máy giấy, hoá chất, Vedan vẫn sử dụng khoảng150.000 tấn/năm Sau năm 2005 sẽ xây dựng thêm nhà máy sản xuất Sôđa (Na2CO3) và nhà máy sản xuất xút đa nhu cầu về muối công nghiệp lên tới 1,5 triệu tấn/năm.

Có thể nhận thấy rằng nhu cầu về muối trong nớc là rất lớn cả về muối ăn lẫn muối dùng trong công nghiệp.Trên cơ sở đó, kế hoạch phát triển sản xuất của các bộ, ngành ( hoá chất, chăn nuôi, dầu khí…) Sử dụng muối từ nay đến

2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và đa ra các chỉ tiêu cần đạt nh sau:

Chi tiêu số lợng: Đơn vị:1.000 tÊn.

1.Nhu cầu cho ăn uống và sinh hoạt 550

2.Nhu cầu công nghiệp hoá chất 1.500

3.Nhu cầu cho ngành sản xuất khác và xuÊt khÈu 500

3.2 Ph ơng h ớng phát triển.

 Chỉ đầu t tại các địa phơng đã có quy hoạch để tránh hiện tợng chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi hải sản và các ngành nghề khác.

 Để ngng hẳn nhập khẩu vào năm 2005, ngành muối cần đầu t chiều sâu để nâng cao chất lợng.

 Đẩy mạnh đầu t phát triển các đồng muối công nghiệp tại các tỉnh Duyên Hải Miền Trung và Đông Nam Bộ trên cơ sở nhà nớc ( Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) đầu t cơ sở hạ tầng (gần đê mặn, đê ngọt, cống đầu mối, kênh cấp I, điện, đờng…) đồng thời kêu gọi các tổ chức cá nhân trong và ngoài nớc tham gia đầu t xây dựng đồng muối hiện tại để sản xuất ra muối có chất lợng cao đáp ứng mọi nhu cầu của các cơ sở công nghiệp.

Giải pháp phát triển ngành

1 Những giải pháp chủ yếu về sản xuất

1.1 Giải pháp nâng cao sản l ợng

1.1.1 Sản xuất muối ăn và các nhu cầu tiêu dùng

 Các tỉnh phía Bắc: tập trung cải tạo nâng cấp 1963 ha trên tổng số 2.874 ha Cải tiến công nghệ sản xuất,trang bị công cụ, máy móc thích hợp để nâng cao năng suất giảm cờng độ lao động, đa năng xuất bình quân đạt từ 70 tấn/ha lên 100 tấn/ha, sản lợng đạt 287.000 tÊn/n¨m. ở các vùng ven biển Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá… nhân dân còn đang sản xuất muối theo kiểu múc từng gáo nớc lên để bốc hơi, cạo lấy từng hạt muối, cách sản xuất đã có từ ngàn năm Bên cạnh các nề muối bờ ruộng từ

4 đến 6 cm 2 xây bằng vôi, cát, bồ hóng, là một số nớc chạt và những mảnh sân phơi cát Buổi sáng, ngời ta vãi cát biển thành lớp mỏng để phơi thật khô cho chất mặn xất lại, rồi chiều tối đem đổ cát đó xuống hồ nớc chạt mặn cho nớc biển trở lên mặn hơn, đa nồng độ nớc biển từ 20 0 Be’( Bô - mê) lên tới khoảng 30 - 40 0 Be’ Sáng hôm sau ngời ta múc nớc đó đổ lên xăm xắp từ 2cm - 3cm, ánh nắng mặt trời làm cho nớc muối bốc hơi, muối dần dần kết tinh và tới chiều ngời ta dùng cái nạo sắt nạo lấy lớp muối đó đổ lên xe cút kít đẩy về.

Cách làm việc này bắt con ngời phải làm việc khẩn trơng vất vả, trung bình một ngời thu hoạch đợc 33kg muối một ngày, muối lẫn nhiều tạp chất Việc sản xuất phụ thuộc vào tình hình nắng ma từng buổi, chỉ một trận m- a bất ngờ có thể làm tiêu tan công phu cả hai ngày lao động.

Bờ biển Miền Bắc nớc ta dài trên 3.200 km là một nguồn sản xuất muối ăn vô tận.Thế nhng, sản lợng muối ăn của miền Bắc còn thấp và kém chất lợng do quy trình sản xuất còn lạc hậu nh đã nói ở trên Đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn chấm dứt phơng pháp sản xuất cũ này, chuyển sang áp dụng một phơng pháp quy mô rộng lớn hơn, năng xuất thu hoạch cao hơn, lao động con ngời nhẹ nhàng hơn và nhất là phẩm chất của muối đảm bảo dùng trong công nghiệp đợc. ở vùng đồng muối hai huyện Gia Rai và Ngọc Hiển ( thuộc tỉnh Bạc Liêu – Nam Bộ) việc sản xuất muối đợc tiến hành theo phơng pháp quy mô nh các đồng muối ven biển nam nớc Pháp và đã mang lại hiệu quả cao Các đồng muối phía Bắc cũng có thể áp dụng phơng pháp sản xuất này.

Sau đây là tóm tắt sơ lợc quá trình sản xuất:

Khi thuỷ triều dâng cao, ngời ta tháo nớc biển ở nồng độ 3,5 0 Be’, từ một con mơng chuyển lên hệ thống thứ nhất những khoanh ngoài ( chỗ nào mức thuỷ triều cao không đủ sức cho nớc biển tràn vào có thể dùng một loại máy bơm nớc) Thực tế những khoanh này đóng vai trò các bể lắng, sâu từ 20 cm- 40cm, rộng hàng trăm mẫu, có khi mấy trăm mẫu Do ảnh hởng của nắng, gió một phần nớc bốc hơi đi, nồng độ lên tới 8 0 Be’ Một ít ôxít sắt (Fe2O3) và canxi cacbonat (CaCO3) lắng đọng xuống đáy.

Qua hệ thống thứ hai , nớc biển đậm đặc hơn, nồng độ lên tới 18 0 Be’, CaCO3 thiếp tục lắng, kéo theo cả canxi sunfat ( CaSO4).

Thành phần các chất NaCl MgCl M gSO4

CaSO4 naBr Kcl Khối lợng lắng(kg) 222,9 28,5 18,72 1,7 4,3 4,05

Chảy qua những bể chuyển tiếp, nớc tràn vào các bể phơi đến mức 10 cm, những bể này có diện tích xấp xỉ với diện tích những khoanh trong (hình vuông , mỗi cạnh độ 140 - 150 cm ) mức nớc 10cm đó đợc duy trì cố định, muối lắng xuống từ từ.

Giữa các khoanh, các bể chỗ nớc chảy qua, ngời ta đặt những lát phên rộng từ 1-3mm Mặt các khoanh, các bể, các nền phơi phải thật phẳng tháo nớc vào phải thật mau, duy trì mức nớc cho cố định, liên tục, đều đặn.

Hơi nớc bay đi, nồng độ nớc biển không ngừng tăng lên, ngời ta có thể phân ra 3 loại muối:

Loại 1: ( NaCl 95%-98%) do nớc 25 0 Be’-27 0 Be’ để lắng xuống

Loại 2: (NaCl 92%-95%) do nớc 27 0 Be’-29 0 Be’ để lắng xuống

Loại 3: do nớc 29-32,5 0 Be’ để lắng xuống

Nớc có nồng độ trên 32,5 0 Be’ gọi là nớc ót.

Thờng ngời ta lấy muối loại 2 sử dụng vào ngành công nghiệp hoá chất Bằng phơng pháp này, cứ 54 m 3 nớc biển 5,5 0 Be’ thì thu đợc 1 tấn muối Chu kì sản xuất trung bình là 4 tháng, mỗi năm thu hoạch 2 lần muối sản xuất.

Công nghệ sản xuất này có những u điểm sau:

1 Tơng đối thuần khiết nhờ các tạp chất đã dần lắng xuống sau một quá trình chảy chậm tuần tự vòng qua các tầng, các ô, các khoanh tỉ lệ Fe2O3, CaCO3, CaSO4 trong muối hạ xuống rất nhiều.

2 Quy mô sản xuất rộng lớn, năng suất cao, thu hoạch nhiÒu.

3 Tốn rất ít nhân lực, trừ đợt thu hoạch muối, còn suốt cả mùa chỉ cần một số ngời coi sóc, sửa sang chút đỉnh.

Khi nghiên cứu để áp dụng phơng pháp sản xuất muối này ở vùng ven biển Miền Bắc ta phải khắc phục mấy trở ngại sau:

 Tập quán sản xuất cũ, lâu đời của nhân dân rất khó thay đổi Đây là một cuộc cách mạng trong sản xuất, một cuộc đấu tranh gay go về t tởng.Trớc hết lãnh đạo ngành muối phải thật thông mới có thể vận động nhân dân làm

 Thời tiết thất thờng ở miền Bắc có ảnh hởng đến việc sản xuất muối theo thời vụ khác với ở Nam Bộ có 2 mùa ma nắng phân biệt rõ rệt, trong mùa nắng rất ít ma.

 Nớc biển ngoài Bắc (nồng độ 20 0 Be’) ít mặn hơn nớc biển trong Nam (nồng độ 30 0 Be’) do đó cũng ảnh hởng đến năng suất.

Nhng các trở ngại đó có thể khắc phục khi mà trở ngại lớn nhất về t tởng về tập quán đã đợc trừ bỏ Bộ nông trờng quốc doanh, sở muối trung ơng nên phối hợp tổ chức và chỉ đạo một nông trờng muối điển hình, áp dụng ph- ơng pháp mới để rút kinh nghiệm và làm gơng thực tế cho diêm dân.

Trở ngại về thời tiết là trở ngại chung vì sản xuất muối theo lối hiện nay thu hoạch từng ngày cũng gặp trở ngại đó Thời tiết ở ven biển nam Trung Quốc cũng tơng tự nh vùng ven biển Miền Bắc nớc ta, thế mà ở đó ngời ta vẫn tiến hành theo phơng pháp mới đợc thì nhất định ta cũng có thể tiến hành sản xuất thành công.

Còn trở ngại về nồng độ nớc biển thấp có thể giải quyết bằng cách dùng một lợng nớc biển lớn gấp hai so với việc dùng nớc biển 3,5 0 Be’, nghĩa là diện tích những khoảnh trong phải rút xuống, chỉ bằng độ 1/10 những khoảnh ngoài và tránh lấy nớc biển ở những nơi gần lạch sông hoặc phía dới các cửa sông, để nớc khỏi bị loãng thêm.

Nhng mặt khác việc áp dụng phơng pháp mới ở vùng biển Miền bắc nớc ta có mặt thuận lợi căn bản là diêm dân hầu hết đã vào hợp tác xã, trên cơ sở sản xuất đã cải tạo, cuộc cách mạng kỹ thuật sản xuất Hơn nữa ta còn nhiều vùng đồng biển bao la bát ngát bỏ hoang có thể tổ chứckhai khẩn, có thể xây dựng thành các nông trờng muối quèc doanh.

Kiến nghị

Sau khi thực hiện đề án, tôi xin có một số kiến nghị sau để ngành muối đợc quan tâm và phát triển đúng với tầm quan trọng của nó.

1 Đề nghị Bộ có ý kiến với UBND các tỉnh chỉ đạo sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm hoàn thành việc lập quy hoạch sản xuất, chế biến và lu thông muối Đồng thời sau khi đã có quy hoạch cần có chính sách ổn định diện tích sản xuất muối để giảm nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nớc đặc biệt là sản xuất các tỉnh phía bắc.

2 Đề nghị bộ phân công, tổ chức lại công tác quản lý ngành muối và cho bổ sung thêm cán bộ chuyên môn để tăng cờng năng lực quản lý; Để có sự thống nhất chỉ đạo từ trung ơng xuống địa phơng tránh tình trạng chỉ đạo chồng chéo hoặc bỏ sót công việc nh hiện nay

3 Đề nghị lãnh đạo bộ chỉ đạo Vụ kế hoạch xem ngành muối nh ngành chăn nuôi, thuỷ lợi, cây trồng để bố trí vốn đầu t xây dựng cơ bản, ngành muối cũng có hạng mục riêng và đợc bố trí vốn cân đối hợp lí giữa các ngành do bộ quản lý nhằm đảy nhanh tiến độ nâng cấp cải tạo các đồng muối, đặc biệt là các đồng muối công nghiệp.

4 Đề nghị xây dựng lại một giá muối hợp lí ngang bằng với mặt bằng xă hội để diêm dân có thể sống đợc bằng nghề muối

Ngành muối là một ngành thực sự quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và có một vị trí không thể thay thế đợc. Muối có vai trò quan trọng nh vậy nhng sự quan tâm của các ngành các cấp dành cho ngành muối là cha xứng đáng với vị trí của nó Công nghệ sản xuất muối vẫn là một công nghệ sản xuất lạc hâu mang tính chất thủ công, cơ sở hạ tầng cha đợc quan tâm đầu t Thị trờng muối không ổn định, giá muối bấp bênh, giá thấp so với mặt bằng xã hội. Chính vì thế mà đời sống bà con diêm dân vẫn là một trong những đời sống khó khăn nhất.

Trong khuôn khổ bài viết , tôi đã cố gắng đa ra cách nhìn khái quát nhất, những đánh giá chung nhất về ngành muối để từ đó đa ra một số đề suất cũng nh phơng hớng phát triển ngành hàng này trong những năm tới.

Khi thực hiện đề tài tôi đã cố gắng có thể làm tốt nhất trong nhận thức của mình, mong nhận đợc sự quan tâm và đánh giá đúng của các thầy cô giáo về đề án mà tôi vừa hoàn thành!

Danh mục tài liệu tham khảo.

Báo cáo tổng kết của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thực trạng phát triển ngành muối 2 i Những hiểu biết chung về ngành sản xuất muối 2

1 Bối cảnh, đặc điểm chung của ngành 2

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành muèi 2

1.1.1 Từ năm 1986 trở về trớc 2

1.2 Vai trò của muối trong đời sống và trong sản xuất 4

1.3 Đặc điểm sản xuất muối 5

2 Thách thức và cơ hội của ngành sản xuất muối 7

II Tình hình sản xuất và kinh doanh muối 9

1 Sản xuất muối ăn và các nhu cầu khác 9

1.1.2 Diện tích sản xuất muối 10

2 T×nh h×nh chÕ biÕn muèi 11

3.1 Tổ chức màng lới cung ứng 12

3.3 Giá mua muối và công tác thu mua 12

Bảng 2 Giá muối tại các vùng trong cả nớc 13

4 Đầu t phát triển sản xuất muối 14

4.1 Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng các đồng muối hiện có 15

4.2 Xây dựng kinh tế xã hội nông thôn vùng muèi 15

III Đánh giá nhận xét chung 17

1 Những kết quả đạt đợc 17

2 Tồn tại và nguyên nhân 17

Phơng huớng và giải pháp phát triểN ngành 19

I Phơng hớng và mục tiêu phát triển 19

1 Dự báo thị trờng cân đối cung cầu 19

1.2 Dự kiến cân đối cung - cầu năm 2005 20

2 Các chỉ tiêu phát triển 2005 22

2.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh 22

3 Các chủ trơng phát triển ngành hàng 24

3.1 Xác định nhu cầu muối 24

II Giải pháp phát triển ngành 26

1 Những giải pháp chủ yếu về sản xuất 26

1.1 Giải pháp nâng cao sản lợng 26

1.1.1 Sản xuất muối ăn và các nhu cầu tiêu dùng 26

1.1.2 Sản xuất muối công nghiệp 30

1.2 Giải pháp nâng cao chất lợng 30

1.2.1 Nâng cao chất lợng muối ăn và các nhu cầu khác 30

1.2.2 Nâng cao chất lợng muối công nghiệp 31

2 Những giải pháp về khoa học công nghệ 32

2.1 Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất chế biến muối theo định hớng sau: 32

2.2 Thực hiện các dự án khuyến diêm 33

3 Đào tạo nguồn nhân lực 33

5 Chính sách của nhà nớc 34

5.1 Tiếp tục làm hoàn thiện cơ chế chính sách tiêu thụ muối cho diêm dân 35

5.3 Chính sách về thị trờng 39

Ngày đăng: 12/07/2023, 11:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w