1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển khai trung tâm điều hành và bảo dưỡng omc tại viễn thông hà nội

67 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MẠNG QUẢN LÝ VIỄN THÔNG TMN (3)
    • 1.1 Mở đầu (3)
    • 1.2 Nguyên lý chung và các khái niệm của TMN (3)
      • 1.2.1 Khái niệm và nguyên lý của TMN (3)
      • 1.2.2 Quan hệ giữa TMN và mạng viễn thông (5)
      • 1.2.3 Các khuyến nghị của TMN (6)
    • 1.3 Kiến trúc chức năng (9)
      • 1.3.1. Chức năng phần tử mạng NEF (10)
      • 1.3.2. Chức năng hệ điều hành OSF (10)
      • 1.3.3. Chức năng trạm làm việc WSF (11)
      • 1.3.4. Chức năng thích ứng Q (11)
      • 1.3.5. Chức năng trung gian MF (12)
    • 1.4 Kiến trúc vật lý (12)
      • 1.4.1. Các khối vật lí (13)
      • 1.4.2 Các giao tiếp (18)
      • 1.4.3 Các giao diện (20)
    • 1.5 Kiến trúc phân lớp logic (21)
    • 1.6 Các chức năng quản lý trong TMN (23)
      • 1.6.1 Quản lý hiệu năng (23)
      • 1.6.2 Quản lý sự cố (24)
      • 1.6.3 Quản lý cấu hình (25)
      • 1.6.4 Quản lý tài khoản (25)
      • 1.6.5 Quản lý bảo mật (26)
    • 1.7 Phân lớp quản lý trong TMN (27)
      • 1.7.1 Cấu trúc phân lớp (27)
      • 1.7.2 Đặc điểm của hệ thống khai thác và bảo trì OMC (29)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI (33)
    • 2.1 Mạng điện thoại cố định PSTN (33)
    • 2.2 Mạng xDSL (34)
      • 2.2.1 Dịch vụ Mega VNN (35)
      • 2.2.2 Dịch vụ Mega Wan dùng xDSL (37)
    • 2.3 Mạng truyền dẫn của Viễn thông Hà nội (38)
    • 2.4 Kết luận chương 2 (40)
  • CHƯƠNG III: TRIỂN KHAI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNG OMC TẠI HÀ NỘI (41)
    • 3.2 Triển khai TMN tại VNPT (41)
    • 3.3. Cấu hình mạng OMC1 của Viễn thông Hà nội (42)
      • 3.3.1 Kiến trúc đấu nối thiết bị mạng OMC1 Viễn thông Hà Nội (42)
      • 3.3.2. Đấu nối logic OMC1 viễn thông Hà Nội (44)
      • 3.3.3 Địa chỉ và chức năng các PC tại trung tâm OMC1 Viễn thông HN (45)
      • 3.3.4 Nguyên lý hoạt động của OMC (47)
      • 3.3.5 Một số chức năng quan trọng trong hệ thống OMC (48)
    • 3.4 Kết luận chương 3 (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)

Nội dung

MẠNG QUẢN LÝ VIỄN THÔNG TMN

Mở đầu

Hiện nay, vấn đề quản lý mạng luôn là mối quan tâm hàng đầu và là một trong những vấn để quan trọng nhất trong mạng viễn thông của các nhà khai thác viễn thông Với những khả năng mà hệ thống quản lý mạng viễn thông đem lại, cùng với sự phát triển của mạng lưới các nhà khai thác đều xây dựng cho mình các hệ thống quản lý mạng để áp dụng quản lý cho các mạng riêng.Nhằm đạt được thống nhất giữa các hệ thống quản lý mạng, khả năng liên kết cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng của các hệ thống Liên minh viễn thông quốc tế (ITU-T) đã đưa ra các khuyến nghị và các mô hình mạng quản lý viễn thông (TMN) Trong chương này trình bày các nội dung về nguyên lý của TMN, các chuẩn liên quan đến TMN cũng như các nội dung về các mô hình chức năng, mô hình vật lý, các giao diện quản lý…

Nguyên lý chung và các khái niệm của TMN

1.2.1 Khái niệm và nguyên lý của TMN

TMN (Telecommunication Management Network) là mạng quản lý viễn thông cung cấp các hoạt động quản lý liên quan tới mạng viễn thông ITU-T đã công bố từ năm 1988 một số khuyến nghị về các hệ thống quản lý điều hành mạng viễn thông Các khuyến nghị này tập hợp thành họ khuyến nghị M.30 Các khuyến nghị này thường xuyên được bổ sung, sửa đổi nhằm đưa đến những tiêu chuẩn thống nhất về hệ thống điều hành, quản lý mạng viễn thông đối với toàn cầu.

Trước hết, như định nghĩa trong khuyến nghị của ITU-T M.3100

(1995) do nhóm nghiên cứu IV: “TMN là một mạng riêng liên kết các mạng viễn thông tại những điểm khác nhau để gửi/nhận thông tin đi/đến mạng và để điều khiển các hoạt động của mạng” Nói một cách khác,TMN sử dụng một mạng quản lý độc lập để quản lý mạng viễn thông bằng các đường thông tin riêng và các giao diện đã được chuẩn hoá.

TMN chứa nhiều hệ điều hành, một mạng thông tin dữ liệu và những phần tử quản lý.

TMN chỉ ra trạng thái thực hiện chức năng quản lý của phần tử mạng thuộc phạm vi của TMN (như hệ thống chuyển mạch, hệ thống truyền dẫn v.v.) Ở dưới là mạng dữ liệu mà TMN dùng để truyền tải thông tin quản lý có thể giống như một mạng mà TMN quản lý hoặc được thiết kế như mạng truyền dẫn TMN phải cung cấp các chức năng và thông tin quản lý giữa các hệ điều hành với nhau, giữa các hệ điều hành với các thành phần mạng và các thông tin liên quan tới các hệ điều hành khác.

Mạng quản lý viễn thông cung cấp các chức năng quản lý và truyền thông cho việc khai thác, quản lý, bảo dưỡng mạng và các dịch vụ viễn thông trong môi trường đa nhà cung cấp thiết bị Mạng quản lý viễn thông thống nhất việc điều hành quản lý các mạng khác nhau trong đó các thông tin quản lý được trao đổi qua các giao diện và giao thức đã chuẩn hoá.

TMN không chỉ quản lý sự đa dạng của mạng viễn thông mà còn quản lý một phạm vi lớn về thiết bị, phần mềm và những dịch vụ trên mỗi mạng. Sau đây là một số ví dụ về các mạng, các dịch vụ viễn thông và một số thiết bị chính có thể được quản lý bởi TMN:

− Các mạng công cộng và mạng riêng bao gồm cả mạng dịch vụ ISDN (Intergrated Services Digital Network) băng rộng và băng hẹp (bao gồm cả ATM), các mạng thông tin di động, các mạng thoại riêng, các mạng riêng ảo và các mạng thông minh.

− Các thiết bị truyền dẫn (bộ ghép kênh, bộ phối luồng, thiết bị chuyển kênh SDH ).

− Các hệ thống truyền dẫn số và tương tự (cáp, cáp sợi quang, vô tuyến, vệ tinh ).

− Các tổng đài số và tương tự.

− Các mạng WAN, LAN, MAN.

− Các mạng chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh.

− Các dịch vụ viễn thông, các dịch vụ kèm theo và đầu cuối người sử dụng. Đặng Quang Phi TCHCD06VT

ExT TS Ex TS Ex

Mạng truyền số liệu DCN

1.2.2 Quan hệ giữa TMN và mạng viễn thông

Nhiệm vụ của mạng quản lý viễn thông là quản lý để khai thác các dịch vụ trên mạng viễn thông có hiệu quả, đồng thời nó hỗ trợ các dịch vụ viễn thông tạo ra nguồn doanh thu mới và giảm chi phí quản lý, khai thác và bảo dưỡng mạng Vì vậy nó phải đảm bảo tính linh hoạt, có khả năng mở rộng và nâng cấp, tiết kiệm tài nguyên mạng Mạng quản lý viễn thông có thể quản lý tập trung hoặc phân tán phù hợp với quy mô mạng quản lý, nó có thể là một mạng rất đơn giản kết nối một hệ thống khai thác (OS) với một thành phần mạng (NE), nó có thể là một mạng rất phức tạp kết nối nhiều OS, NE và máy trạm (WS).

Mạng quản lý viễn thông không chỉ cung cấp chức năng quản lý và truyền thông giữa các OS, giữa OS và các phần tử mạng viễn thông, nó còn có thể cung cấp các chức năng quản lý và truyền thông cho các mạng quản lý khác để hỗ trợ quản lý cho các mạng viễn thông quốc gia và quốc tế.

Hình 1.1 Mô tả mối quan hệ giữa TMN và mạng viễn thông.

Mạng viễn thông gồm rất nhiều thiết bị viễn thông (số hoặc tương tự) như các hệ thống truyền dẫn, hệ thống chuyển mạch, các thiết bị ghép kênh,các bộ xử lý điều khiển, các thiết bị đầu cuối… trong mạng quản lý viễn thông chúng được gọi là các phần tử mạng (NE) Lưu ý rằng về mặt chức năng, TMN là một mạng riêng để quản lý mạng viễn thông, nó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin quản lý, nó kết nối với mạng viễn thông và các mạng khác qua các điểm tham chiếu khác nhau, hay nói cách khác một số phần của mạng TMN có thể là một mạng logic gắn kết trong mạng viễn thông

1.2.3 Các khuyến nghị của TMN

TMN được Ban dịch vụ của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-T – International Telecommunications Union - Telecommunications Services Sector) xác định trong chuỗi các khuyến nghị M.30 Bảng 2.1 dưới đây cho ta thấy các khuyến nghị của TMN và ngày ban hành, sửa đổi bổ sung mới nhất.

Bảng 1.1 : Các khuyến nghị của TMN

Tiêu đề của khuyến nghị Ký hiệu Ngày

Tổng quan về các khuyến nghị TMN M.3000 02/2000

Các nguyên lý trong TMN M.3010 11/2005

Các xem xét trong TMN M.3013 02/2000

Khung cho quản lý tích hợp giữa mạng lai ghép kênh và gói

Thông số kỹ thuật giao diện TMN M.3020 07/2007 Khung ngôn ngữ đánh dấu viễn thông (tML

Mô hình điều hành viễn thông nâng cao

TMN cho mạng thế hệ sau NGN M.3060 03/2006

Mô hình thông tin mạng quản lý M.3100 04/2005 Báo cáo sự thích ứng đối tượng quản lý cho mô hình giao diện mạng

Các dịch vụ quản lý TMN cho mạng chuyển mạch kênh

Tập hợp các thông tin quản lý TMN M.3180 10/1992 Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Tổng quan về các khuyến nghị M.3000

Các thuật ngữ và các định nghĩa M.60

Các xem xét trong TMN

Tổng quan về bảo mật trong TMN

Các dịch vụ quản lý TMN : tổng quan M.3200 04/1997 Các dịch vụ quản lý TMN: bảo dưỡng của quản lý B-ISDN

Các dịch vụ quản lý TMN cho quản lý bảo mật IMT-2000

Các dịch vụ quản lý TMN: Lỗi và thực hiện quản lý cho truy nhập ISDN

Khả năng quản lý TMN tại giao diện F M.3300 10/1998 Khung yêu cầu quản lý cho giao diện X của

Những quy định cho giao diện B2B và C2C trong quản lý mạng NGN

Các yêu cầu quản lý dịch vụ cho việc trao đổi thông tin thông qua giao diện X-TMN để cung cấp dịch vụ viễn thông khẩn cấp

Các chức năng quản lý của TMN M.340

Khi các mạng viễn thông có TMN chúng trở thành dễ dàng phối hợp về mạng và thiết bị giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau Tóm lại khả năng phối hợp có thể đạt được giữa các mạng được điều hành.

TMN sử dụng các nguyên tắc hướng đối tượng điều hành và các giao diện chuẩn xác định truyền thông giữa các thực thể điều hành trên mạng Chuẩn giao diện điều hành dành cho TMN được gọi là giao diện Q3 Kiến trúc TMN và các giao diện được định nghĩa trong các khuyến nghị M.3000, được xây dựng trên cơ sở các chuẩn kết nối các hệ thống mở (OSI - Open System Interconnection) hiện hành. Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Mô hình tổng quát thông tin trong TMN

Khung yêu cầu cho giao diện X M.3320

Tiềm năng quản lí tại giao diện F M.3300

Danh mục thông tin quản lí TMN M.3180

Các chức năng quản lí TMN M.3400

Chế độ thông tin cho dịch vụ quản lí TMN M.310x.x

Dịch vụ quản lí TMN Series M.32xx

Dịch vụ quản lí và miền quản lí TMN M.3200

Trạng thái hoạt động của đối tượng quản lí

Sơ lược về các giao thức cho giao diện Q3

Q.81x Đồ án tốt nghiệp đại học Chơng I Mạng quản lý viễn thụng TMN

Hình 1.2: Mối liên hệ giữa các khuyến nghị TMN

Những chuẩn này bao gồm nhưng không giới hạn đến :

− Thủ tục thông tin điều hành chung (CMIP - Common Management Information Protocol) - xác định các dịch vụ trao đổi giữa các thực thể là như nhau.

− Gợi ý để xác định các đối tượng điều hành (GDMO - Guideline For Definition of Managed Objects) - cung cấp tạm thời cho việc phân loại và mô tả các nguồn lực được điều hành.

− Một chú ý syntax rút gọn (ASN.1 - Abstract Syntax Notation One) - cung cấp luật syntaxcho các kiểu dữ liệu.

− Mô hình quy chiếu kết nối hệ thống mở (Open Systems Interconnect Reference Model) - xác định 7 lớp của mô hình quy chiếu OSI.

Từ khi ban hành, các chuẩn TMN đã được bám sát và theo nó là hàng loạt các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn như Diễn đàn điều hành mạng (Network Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Management Forum - NMF), hãng Bellcore, Viện tiêu chuẩn Viễn thôngChâu Âu (ETSI - European Telecommunications Standards Institute) Tổng thể NMF và Bellcore đã tạo nên các yêu cầu chi tiết; tại cùng thời điểm đó các diễn đàn công nghệ trung tâm như: Diễn đàn phối hợp khai thác Mạng cáp quang đồng bộ SIF (SONET - Synchronous Optical Network InteroperablityForum) và diễn đàn Phương thức truyền dẫn không đồng bộ ATMF(Asynchronous Transfer Mode Forum) cùng đưa ra các giao diện phù hợp yêu cầu điều hành của TMN.

Kiến trúc chức năng

TMN có ý nghĩa đối với truyền tải và quá trình thông tin liên quan tới việc quản lý các mạng thông tin Cấu trúc chức năng của TMN bao gồm một tập các khối chức năng, một tập các điểm tham chiếu và một tập các chức năng Khối chức năng là thực thể logic trình diễn chức năng quản lý quy định. Các điểm tham chiếu hay còn gọi là điểm tiêu chuẩn phân chia giữa hai khối chức năng và hai khối chức năng thông tin với nhau thông qua điểm tham chiếu Một hoặc nhiều hơn các chức năng thành phần tạo ra một khối chức năng, việc truyền thông tin giữa các khối là chức năng thông tin số liệu.

Các khối chức năng của TMN bao gồm:

− Chức năng phần tử mạng NEF.

− Chức năng hệ thống điều hành OSF.

− Chức năng trạm làm việc WSF.

− Chức năng thích ứng QAF

− Chức năng trung gian MF. Đặng Quang Phi TCHCD06VT

QAF NEF QAF m m Đồ án tốt nghiệp đại học Chơng I Mạng quản lý viễn thụng TMN

Hình 1.3: Các khối chức năng và các điểm tham chiếu

Các điểm tham chiếu và giao diện trong TMN sẽ được trình bày trong mục 1.4 về kiến trúc vật lý TMN.

1.3.1 Chức năng phần tử mạng NEF

NEF (Network Element Function) là một khối chức năng thông tin của TMN nhằm mục đích giám sát hoặc điều khiển NEF cung cấp các chức năng viễn thông và hỗ trợ trong mạng viễn thông cần được quản lý NEF bao gồm các chức năng viễn thông - đó là chủ đề của việc quản lý Các chức năng này không phải là thành phần của TMN nhưng được thể hiện đối với TMN thông qua NEF.

1.3.2 Chức năng hệ điều hành OSF.

OSF (Operation System Function) cung cấp các chức năng quản lý. OSF xử lý các thông tin quản lý nhằm mục đích giám sát phối hợp và điều khiển mạng viễn thông Chức năng này bao gồm:

− Hỗ trợ ứng dụng các vấn đề về cấu hình, lỗi, hoạt động, tính toán, và quản lý bảo mật.

− Chức năng tạo cơ sở dữ liệu để hỗ trợ: cấu hình, topology, tình hình điều khiển, trạng thái và tài nguyên mạng.

− Hỗ trợ cho khả năng giao tiếp giữa người và máy thông qua thiết bị đầu cuối của người sử dụng. Đặng Quang Phi TCHCD06VT

− Các chương trình phân tích cung cấp khả năng phân tích lỗi và phân tích hoạt động.

− Khuôn dạng dữ liệu và bản tin hỗ trợ thông tin giữa hai thực thể chức năng TMN hoặc giữa hai khối chức năng TMN của các thực thể bên ngoài (người sử dụng hoặc một TMN khác).

− Phân tích và quyết định, tạo khả năng cho đáp ứng quản lý Có hai khía cạnh: hỗ trợ cho phần tử được quản lý bởi OSF, cung cấp các chức năng viễn thông là các đối tượng quản lý cho mạng viễn thông cần được quản lý.

Sự quản lý này được thể hiện đối với TMN thông qua các chức năng hỗ trợ lưu lượng Các chức năng cấu trúc không phải là một phần của TMN, tuy nhiên các chức năng hỗ trợ lại là một phần bản thân TMN.

1.3.3 Chức năng trạm làm việc WSF.

WSF ( Work Station Function ) cung cấp chức năng cho hoạt động liên kết giữa người sử dụng với OSF WSF có thể được xem như chức năng trung gian giữa người sử dụng và OSF Nó chuyển đổi thông tin ra khỏi OSF thành khuôn dạng có khả năng thể hiện được với người sử dụng Vị trí của WSF như một cổng giao tiếp nằm trên ranh giới của TMN.

QAF (Q Adapter Function) cung cấp sự chuyển đổi để kết nối NEF hoặc OSF tới TMN, hoặc những phần tử mạng không thuộc TMN với TMN một cách độc lập.

Chức năng thích ứng Q được sử dụng để liên kết tới các phần tử TMN mà chúng không hỗ trợ các điểm tham chiếu TMN chuẩn Một ví dụ được minh họa ở hình vẽ dưới Trong ví dụ này một thực thể chức năng điều hành phi TMN (non-TMN OSF) và một thực thể phần tử mạng phi TMN (non-TMN NEF) được kết nối tới TMN Nhiệm vụ của cả hai QAF là biên dịch giữa điểm tham chiếu q và điểm tham chiếu m Vì q là các điểm tham chiếuTMN còn m là các điểm tham chiếu phi TMN, hình vẽ chỉ ra QAF tại biên của TMN.

TMN TMN chuÈn chiÕu chuÈn chiÕu chuÈn chiÕu chuÈn chiÕu m q q m

Hình 1.4: Chức năng thích ứng Q

1.3.5 Chức năng trung gian MF

MF (Mediation Function) hoạt động để truyền thông tin giữa OSF và NEF, cung cấp chức năng lưu trữ, lọc, biến đổi trên các dữ liệu nhận được từ NEF Chức năng trung gian hoạt động trên thông tin truyền qua giữa các chức năng quản lý và các đối tượng quản lý MF cung cấp một tập các chức năng cổng nối (Gateway) hay chuyển tiếp (Relay), nó làm nhiệm vụ cất giữ (lưu), biến đổi phù hợp, lọc phân định và tập trung thông tin Vì MF cũng bao gồm các chức năng xử lý và truyền tải thông tin, do đó không có sự phân biệt lớn giữa MF và OSF MF bao gồm hai loại hình chức năng:

+ Các chức năng truyền tải thông tin ITF (Information Tranfer Funtion).

− Dịch/ ánh xạ địa chỉ.

+ Các chức năng xử lý thông tin:

Kiến trúc vật lý

Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Tiếp theo mô hình chức năng, kiến trúc vật lý TMN chỉ rõ giới hạn của các nút mạng và các giao diện thông tin giữa các nút Các nút (như OS và các phần tử mạng) và các sự liên kết giữa các nút có thể được ánh xạ tới cả những thực thể phần cứng và phần mềm TMN bao gồm năm loại nút khác nhau và 4 loại liên kết Mỗi nút được ký hiệu bởi chức năng cung cấp bởi nút đó Mỗi đường liên kết được ký hiệu bởi giao diện giữa hai nút.

Hình 1.5 : Kiến trúc vật lý TMN

Các chức năng quản lý có thể được thực hiện trong sự khác nhau của các cấu hình vật lý Mối quan hệ của các khối chức năng tới thiết bị vật lý được trình bày ở bảng 2.2 Nó định rõ các khối vật lý quản lý theo tập các khối chức năng mà mỗi khối này được cho phép để chứa đựng. Đối với mỗi khối vật lý, có một khối chức năng mà là đặc điểm của nó và có tính chất bắt buộc để chứa đựng Nơi đó còn tồn tại các chức năng khác tuỳ chọn cho các khối vật lý để bao hàm.

OS là hệ thống mà thực hiện các chức năng hệ điều hành OSF như đã miêu tả trong kiến trúc chức năng TMN OS có thể cung cấp tuỳ chọn và QAF và các WSF Trong thực tế nó xử lý thông tin có liên quan tới quản lý viễn thông nhằm mục đích theo dõi điều khiển và giám sát mạng viễn thông.

OS cung cấp khả năng chủ yếu của hệ thống quản lý TMN, OS cung cấp khả năng giám sát hoặc khả năng điều khiển cho đáp ứng quản lý Một OS có thể được kết nối với OS khác, với cả một TMN giống nó hoặc một TMN khác.

Phần tử mạng NE bao gồm thiết bị viễn thông (hoặc các nhóm/các phần của thiết bị viễn thông) và thiết bị trợ giúp hoặc bất kỳ mục hoặc các nhóm, các mục tính toán liên quan tới môi trường viễn thông mà thực hiện các NEF.

Phần tử mạng NE có thể bao gồm bất kỳ tuỳ chọn của các khối chức năng quản lý theo các yêu cầu thực hiện của nó NE có một hoặc nhiều hơn các giao diện loại Q tiêu chuẩn và có thể có tuỳ chọn các giao diện F và B2B/ C2B.

NE tồn tại như thiết bị mà không có một giao diện tiêu chuẩn sẽ giành được sự truy cập tới cơ sở hạ tầng quản lý thông qua một chức năng tương thích Q Chức năng tương thích Q này sẽ cung cấp chức năng cần thiết để biến đổi giữa giao diện quản lý tiêu chuẩn và không tiêu chuẩn.

Bảng 1.2 Mối quan hệ của khối vật lý và khối chức năng quản lý

NEF MDF QAF OSF WSF

QA M Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Chức năng trạm làm việc

1.4.1.3 Thiết bị trung gian MD

Một MD thực hiện chức năng trung gian như đã định nghĩa trong kiến trúc chức năng TMN.

Nhiệm vụ của chức năng trung gian là xử lý thông tin truyền giữa OS và phần tử mạng đảm bảo làm cho thông tin phù hợp Chức năng tại những điểm này có thể là lưu trữ, chuyển đổi, lọc, xắp xếp và phân loại thông tin.

WS là hệ thống mà thực hiện các WSF Các chức năng trạm làm việc dịch thông tin ở điểm tham chiếu f tới một khuôn dạng có thể hiển thị ở điểm tham chiếu giao diện người máy và ngược lại.

Một trạm làm việc TMN có thể trở thành đầu cuối kết nối thông tin số liệu tới một OS hay một MD Thiết bị kết nối đầu cuối này có khả năng biên dịch thông tin ở điểm tham chiếu f đã được mô tả trong mô hình thông tin TMN thành khung hiển thị cho người sử dụng ở điểm tham chiếu g hay ngược lại Thiết bị đầu cuối sẽ có lưu giữ dữ liệu, xử lý dữ liệu và hỗ trợ giao diện.

Như trong hình 1.8, ta thấy một phần của trạm làm việc nằm trong ranh giới TMN và một phần ở bên ngoài TMN Một trạm làm việc thực hiện hai loại chức năng: chức năng hiển thị và chức năng WSF.

Hình 1.6: Trạm làm việc WS

Chức năng hiển thị cung cấp cho người sử dụng đầu vào, đầu ra vật lý và những phương tiện diễn giải để xâm nhập, hiển thị và sửa đổi những chi tiết của thông tin bên trong của một TMN Chức năng này cũng cung cấp sự hỗ trợ cho giao diện người-máy, được gọi là điểm tham chiếu g Giao diện người-máy có thể là một hàng lệnh, đường dẫn hay cửa sổ cơ sở.

Một WSF cung cấp cho người sử dụng những chức năng chung tại thiết bị đầu cuối để xử lý đầu vào, đầu ra của dữ liệu đến hay đi từ thiết bị đầu cuối của người sử dụng Những chức năng này bao gồm an toàn truy cập tới thiết bị đầu cuối, phân tách và xác nhận tính hợp lệ đầu vào; đặt khuôn dạng và xác nhận tính hợp lệ của đầu ra; duy trì cơ sở dữ liệu, hỗ trợ danh mục, màn hình, cửa sổ và thanh cuộn.

Một trạm làm việc phải có một giao diện F và không gồm bất kỳ OSF nào Nếu OSF và WSF được kết hợp làm một thì xẽ được xem như một OS. Lưu ý rằng một trạm làm việc như là một nút của TMN nó không truyền đạt cùng ý nghĩa như ”trạm làm việc” trong thế giới máy tính.

1.4.1.5 Thành phần Đáp ứng QA

Một đáp ứng Q có thể là một phần cứng, phần mềm hoặc là sự kết hợp cả hai Đáp ứng Q thực hiện chức năng đáp ứng Q (QAF) nơi chuyển đổi một giao diện phi TMN thành một giao diện TMN Một QAF biến đổi giao diện cho giao diện lớp Q3 và Qx Một đáp ứng Q có thể gồm một hay nhiều QAF. Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Hình 1.7: Các cấu hình khác nhau của đáp ứng Q

Một QAF thực hiện hai chức năng cơ bản: chuyển đổi thông tin và chuyển đổi giao thức.

Kiến trúc phân lớp logic

S - OSF x q3 Lớp quản lý kinh doanh

Lớp quản lý dịch vụ

Kiến trúc phân lớp logic hay phân tầng logic (LLA) là một khái niệm về cấu trúc của chức năng quản lý mà tổ chức và các nhóm nghiên cứu gọi là

“các tầng logic” và khái niệm này mô tả mối quan hệ giữa các tầng Một tầng logic là một khái niệm riêng biệt phản ánh các nội dung quản lý riêng biệt được sắp xếp bởi các mức khái niệm trừu tượng khác nhau (chẳng hạn tầng quản lý kinh doanh, tầng quản lý dịch vụ, tầng quản lý mạng, tầng quản lý phần tử).

Những tác động qua lại chức năng giữa các khối chức năng OSF trong vòng các tầng logic khác nhau được mô tả bởi điểm tham chiếu Qua điểm tham chiếu tương tự, các khối chức năng quản lý truyền thông tin quản lý phù hợp để được thực hiện chức năng quản lý theo lý thuyết.

Mối quan hệ của kiến trúc phân tầng logic và kiến trúc thông tin quản lý có thể được mô tả bởi kiến trúc thông tin quản lý đưa ra qua một loạt quan niệm Mỗi quan niệm thực hiện các phần tử thông tin từ các mô hình thông tin mà có thể được trưng bày hoặc chuyển đổi ở các điểm tham chiếu giữa các khối chức năng trong các tầng của LLA.

Mạng quản lý viễn thông là một hệ thống vừa có khả năng quản lý các thực thể vật lý như các thành phần mạng NE, thiết bị nguồn, thiết bị điều hoà nhiệt độ… vừa có khả năng quản lý các thực thể logic như lập kế hoạch dịch vụ, lịch làm việc, kế toán, an toàn, an ninh, ký kết hợp đồng Để đơn giản hoá quá trình thiết kế mạng quản lý viễn thông TMN, người ta chia các chức năng TMN ra thành bốn lớp quản lý chức năng Mỗi lớp vừa có nhiệm vụ quản lý các thực thể trong lớp vừa có nhiệm vụ cung cấp các thông tin quản lý cho lớp bên trên

−Lớp quản lý phần tử mạng (NEML-Network ElementManagerment Layer)

− Lớp quản lý mạng (NML- Network Managerment Layer)

− Lớp quản lý dịch vụ (SML- Service Managerment Layer)

− Lớp quản lý kinh doanh (BML- Business Managerment Layer) Đặng Quang Phi TCHCD06VT

NE - OSF x q3 Lớp quản lý mạng

Lớp quản lýphần tử Đồ án tốt nghiệp đại học Chơng I Mạng quản lý viễn thụng TMN

Hình 1.10: Các lớp quản lý của TMN

Các chức năng quản lý trong TMN

Theo quan điểm quản lý mạng, chức năng quản lý mạng được chia thành năm nhóm chức năng, mỗi nhóm biểu diễn một tập các hoạt động do người quản lý hay khách hàng thực hiện Trong nhiều trường hợp, cả hệ thống quản lý mạng và các phần tử mạng thông minh cùng tham gia thực hiện.

Việc vận hành quản lý được phân tách dựa trên cơ sở định nghĩa tổng quát OSI về các chức năng OAM&P và theo một cách chung nhất đối với các loại hình dịch vụ và công nghệ, các chức năng quản lý bao gồm:

Cung cấp hoạt động với khả năng kiểm soát và tiêu chuẩn để đánh giá sự liên tục của tài nguyên mạng để phân tích sự đánh giá đó và tạo ra sự điều chỉnh để cải thiện hoạt động mạng.

Quản lý hiệu năng bao gồm 4 nhóm chức năng cơ bản: giám sát, điều khiển quản lý, phân tích và đảm bảo chất lượng đặc tính.

Thu thập các loại dữ liệu về: lưu lượng mạng (thời gian, số cuộc gọi thực hiện thành công, tỷ lệ thành công và không thành công các cuộc gọi qua từng nút mạng); dữ liệu đo chất lượng truyền dẫn; các dữ liệu quản lý phần mềm nút chuyển mạch bao gồm các số liệu về cập nhật phần mềm, sự cố phần mềm, hệ thống tự khởi động lại; dữ liệu về các mã chọn cuối của các nút chuyển mạch; dữ liệu khiếu nại khách hàng; dữ liệu từ phía đối tác,

Từ các loại số liệu thu thập nói trên tiến hành chọn lọc dữ liệu, đánh giá mức độ phản ánh nhiều ít đến hiệu quả khai thác mạng trên cả hai mặt kỹ thuật và kinh tế.

Từ các số liệu thống kê hàng ngày, hàng tháng, hàng năm phân tích đưa ra xu thế hoạt động của mạng trên các tiêu chí: lưu lượng, lỗi và sự cố, chất lượng độ tin cậy thiết bị, khả năng đáp ứng của người khai thác và hàng loạt số liệu khác, đưa ra xu thế của mạng trong tương lai gần và xa để có kế hoạch bổ sung cần thiết.

Quản lý sự cố là tập hợp các chức năng cho phép phát hiện, cô lập và sửa các sự cố những hoạt động không bình thường của mạng viễn thông và môi trường của mạng Bao gồm 3 chức năng chính: giám sát cảnh báo, cô lập sự cố, sửa chữa và kiểm tra lỗi.

− Giám sát cảnh báo bao gồm: phân tích số liệu thu được từ các cảnh báo khác nhau, chọn lọc số liệu cảnh báo để so sánh tìm ra mối tương quan giữa các thành phần mạng và tương quan theo thời gian Chức năng này cung cấp khả năng giám sát trạng thái của NE trong thời gian gần với thời gian thực. Khi có lỗi xuất hiện, NE sẽ thông báo lỗi lên hệ thống điều hành, dựa vào đó TMN quyết định tính chất và mức độ của lỗi.

− Cô lập sự cố: Từ các thông tin về lỗi và sự cố xảy ra trên mạng, phân tích và cần thiết thì dùng các phương tiện đo kiểm tra mạng để xác định nguyên nhân gây ra lỗi, vị trí xảy ra lỗi và sự cố trên mạng Việc kiểm tra lỗi Đặng Quang Phi TCHCD06VT có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau đây: TMN chỉ thị cho NE thực hiện việc phân tích mạch hoặc các hoạt động thiết bị, việc xử lý được thực hiện hoàn toàn bên trong NE và kết quả được tự động đưa tới TMN.

Cách thứ hai là việc phân tích được thực hiện bên trong TMN, trong trường hợp này TMN chỉ yêu cầu NE cung cấp truy nhập tới mạch hoặc thiết bị quan tâm và không có các tin báo nào khác trao đổi với NE.

− Sửa chữa và kiểm tra lỗi: Kiểm tra thực trạng và mức độ nguy hiểm của lỗi, phạm vi ảnh hưởng của lỗi và xử lý lỗi bằng các phương tiện như hiệu chỉnh các chỉ tiêu, khôi phục hoặc khởi tạo lại cấu hình hệ thống Khi thông tin sự cố ban đầu không đủ để xác định lỗi thì thông tin bổ sung do các thủ tục xác định vị trí lỗi cung cấp, các thủ tục này có thể sử dụng các hệ thống kiểm tra bên trong và bên ngoài và có thể đặt dưới sự điều khiển của hệ thống quản lý mạng viễn thông

Quản lý cấu hình thực hiện việc lập kế hoạch và cài đặt NE, liên kết NE với mạng và hình thành những dịch vụ khách hàng sử dụng mạng Theo khuyến nghị M3400 (1992) của ITU-T việc quản lý cấu hình được chia làm 3 nội dung chính: cung cấp; trạng thái và điều khiển NE; và cài đặt NE.

− Cung cấp cấu hình mạng từ khi mới lắp đặt và sự thay đổi cấu hình đến hiện tại.

− Quản lý Trạng thái cấu hình đang làm việc.

− Quản lý việc lắp đặt phần cứng theo cấu hình đã được thiết kế.

− Quản lý việc khởi tạo hệ thống theo cấu hình đã định.

− Quản lý số lượng thiết bị, phụ tùng để thay thế và đã được thay thế để có được cấu hình hiện tại.

− Quản lý việc sao lưu cấu hình được thay đổi theo quá trình khai thác và bảo dưỡng mạng lưới trên cả phần cứng và phần mềm, chất lượng khi thay đổi cấu hình trên thực tế, khôi phục lại cấu hình

Cung cấp việc thiết lập các chức năng cho phép việc sử dụng dịch vụ mạng được đo đạc và giá thành cho việc sử dụng được xác định Nó cung cấp các khả năng:

− Thu thập số liệu liên quan tới tính cước.

− Thiết lập các tham số phục vụ cho việc lập hóa đơn.

− Thu thập số liệu cuộc gọi khách hàng, kênh thuê riêng theo tốc độ và dung lượng khách hàng thuê và chất lượng dịch vụ từ các hệ thống thống kê tự động và nhân công trên mạng để tính cước khách hàng theo các quy định hiện hành hợp pháp hợp lệ, cung cấp hoá đơn chi tiết hoặc tổng hợp cho khách hàng tuỳ theo quy định hợp pháp.

Phân lớp quản lý trong TMN

Mạng điều hành viễn thông TMN (Telecommunications Management Network) được tổ chức ITU-T (International Telecommunications Union – Telecommunications sector) xác định như là mô hình cho điều hành mạng một cách hiệu quả trong môi trường thế giới có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị viễn thông. Ý tưởng cơ bản đằng sau TMN là cung cấp một kiến trúc có tổ chức để có thể kết nối nhiều hệ thống khai thác khác nhau và thiết bị thông tin để trao đổi thông tin điều hành dùng kiến trúc đã được thống nhất với các giao diện và thủ tục được chuẩn hoá

Nói một cách chung nhất, hệ thống khai thác, bảo trì và điều hành được cấu trúc theo hệ kiến trúc với nhiều trung tâm khai thác và bảo trì (OMC – Operation Maintenance Centers) điều khiển nhiều phần tử mạng lưới Các OMC có thể được điều khiển từ các trung tâm điều hành mạng (NMC – Network Management Center).

Các trung tâm quản lý trong TMN gồm có:

NMC (Network Management Centre ) quản lý hệ thống tổng thể ở cấp NMS hay lớp hệ thống mạng trong mô hình TMN

OMC ( Operation and maintenance centre) quản lý ở cấp EMS hay lớp quản lý phần tử mạng trong mô hình TMN, một hoặc nhiều mạng có cùng chức năng như PSTN, PLMN, xDSL…

OSS là hệ thống quản lý cao nhất hoạt động trên nền tảng giao diện của NMS. OSS cung cấp các công cụ điều khiển cho người quản trị

Hình 1.11: Phân cấp quản lý trong TMN

Trung tâm Khai thác và Bảo trì (OMC)

Nhiệm vụ của OMC (Operation and Maintenance Center) là điều khiển nhiều thành phần mạng, các nút chuyển mạch có thể được kết nối với OMC bằng các đường X25 Chức năng cơ bản của OMC là quản lý mạng phần tử, quản lý báo hiệu, quản lý lưu lượng mạng phần tử, hỗ trợ Mediation cho NMC và chức năng điều hợp giao diên Q ( Q3 Adapter )

Trung tâm điều hành mạng NMC Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Trung tâm điều hành mạng lưới NMC (Network Management Center) cho phép người khai thác thông qua nó mà điều khiển toàn bộ mạng từ một nút trung tâm mạng NMC có thể điều khiển nhiều OMC khác nhau trên mạng NMC thực hiện các chức năng giám sát toàn bộ mạng, phân tích sự cố tập trung, quản lý lưu lượng liên mạng, quản lý báo hiệu liên mạng và hỗ trợ OMC quản lý các phần tử mạng

1.7.2 Đặc điểm của hệ thống khai thác và bảo trì OMC

Khi tìm hiểu về hệ thống điều hành mạng viễn thông, ta cần xem xét khái niệm khai thác - bảo trì được thực hiện như thế nào trong ngay một hệ thống chuyển mạch, một hệ thống thu nhỏ của mạng lưới viễn thông Các mạng lưới viễn thông hiện đại ngày một phức tạp hơn, công cụ phục vụ cho khai thác, bảo trì và điều hành mạng một cách hiệu quả luôn là mối quan tâm của các nhà khai thác mạng lưới Trong khai thác và bảo trì tập trung, trung tâm mạng lưới được kết nối với các nút mạng bằng các kênh truyền dữ liệu để trung tâm mạng điều khiển phần mềm các nút thực hiện các chức năng khai thác và bảo trì.

 Các công việc bảo trì :

Các công việc bảo trì tối thiểu phải dự báo, phát hiện và xác định vị trí lỗi và xử lý lỗi xảy ra Các lỗi mạng lưới được phát hiện tự động phát hiện trong quá trình giám sát và trao đổi thông tin với hệ thống chuyển mạch và cảnh báo được đưa ra để chỉ thị các lỗi và sự cố hệ thống Thuê bao cũng có thể thông báo sự cố và ngay lập tức lỗi được phát hiện và các hành động xử lý được thực hiện Dưới đây là một số ví dụ công việc bảo trì được áp dụng trong mạng lưới viễn thông :

- Phát hiện lỗi, đo kiểm tra và sửa chữa lỗi đường dây thuê bao

- Phát hiện lỗi, đo kiểm tra và sửa chữa lỗi các đường trung kế

- Sửa chữa lỗi các trạm chủ mạng thông tin di động

- Kiểm tra can nhiễu trong hệ thống chuyển mạch nhóm và chuyển mạch thuê bao

- Bảo trì nguồn điện và các hệ thống phân phối của chúng

 Các công việc khai thác :

Khai thác bao gồm tất cả các công việc cần thiết nhằm làm cho các nút chuyển mạch tương thích với các nhu cầu thay đổi của mạng lưới :

- Kết nối và cắt kết nối các thuê bao

- Thay đổi dữ liệu các nút chuyển mạch, thiết lập các tuyến lưu lượng mới, phân tích bảng B (bảng đầu số thuê bao bị gọi), các thay đổi khác về lưu lượng

- Thu thập các thông tin tính cước cuộc gọi và thay đổi mức tính cước khi có yêu cầu

- Thu thập các số liệu thống kê về mạng lưới và các số liệu đo lưu lượng mạng

Nội dung công việc : kết nối hoặc cắt kết nối các thuê bao đối với nội hạt, đối với cổng quốc tế thì kết nối hoặc cắt kết nối các đường trung kế ra mạng quốc tế hoặc mạng quốc gia

Nhóm chức năng giám sát bao gồm các chức năng giám sát liên tục lưu lượng trên các đường trung kế và đường dây thuê bao Chức năng giám sát được thiết kế để xác định khối hư hỏng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc xác định vị trí xảy ra lỗi.

Khi các chức năng giám sát phát hiện lỗi xảy ra trên khối thiết bị thì lập tức khối đó được đưa ra khỏi dịch vụ và bị khoá lại ngay Khi các chức năng Đặng Quang Phi TCHCD06VT giám sát phát hiện lỗi hoặc can nhiễu trong hệ thống con điều hành lưu lượng thì sẽ đưa ra tín hiệu cảnh báo (ví dụ như tuyến bị nghẽn, các trung kế bị chiếm và không giải phóng được, ) Tín hiệu cảnh báo cũng được đưa ra khi đo bảo trì cần thiết phải thực hiện Điều hành lưu lượng mạng lưới

Các mạng được xác định và thiết lập với quy mô đủ để chuyển tải lưu lượng ở mức chuẩn nhất định nào đó theo tính toán có thể trở nên quá tải hoặc bị nghẽn trong trường hợp lưu lượng tăng một cách bất thường hoặc lỗi phần cứng bất ngờ xuất hiện Những điều kiện đó có thể khoá các cuộc gọi mới xuất hiện đang ở trạng thái thiết lập và như vậy nó làm giảm khả năng truyền đưa cuộc gọi của mạng Các nghiên cứu cho thấy lưu lượng từng vùng bị quá tải hoặc nghẽn có thể nhanh chóng lây lan và làm ảnh hưởng đến các phần khác của mạng quốc gia hoặc quốc tế.

Trong chương 1 chúng ta đã tìm hiểu những kiến thức tổng quát về mạng quản lý viễn thông, các kiến trúc cũng như thành phần trong mạng. Ngoài ra, nội dung chương này cũng đưa ra khái niệm, mối quan hệ giữa trung tâm khai thác bảo trì (OMC) và trung tâm điều hành mạng (NMC) trong hệ thống mạng quản lý viễn thông TMN, làm tiền đề cho các chương tiếp theo trong đồ án … Đặng Quang Phi TCHCD06VT

DGG DAH PLO TQY TKC GBT TTI NTL TDHKLN LTG OCD HVG

TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Mạng điện thoại cố định PSTN

Cấu hình PSTN của Viễn thông Hà nội bao gồm 15 tổng đài Host, 2 tổng đài Tandem, 160 tổng đài vệ tinh, với tổng dung lượng đang sử dụng trên 1 triệu lines ( Hình 2.1 )

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức mạng PSTN của Viễn thông Hà nội

Các tổng đài Tandem Đinh Tiên Hoàng, Host Đinh Tiên Hoàng, Host Đức Giang, Host Đông Anh, Host Phủ Lỗ, Host Trâu Quỳ, Host Trần KhátChân, Host Giáp Bát do Công ty Điện thoại Hà nội 1 quản lý Các tổng đài

Tandem Cầu Giấy, Host Thanh Trì, Host Nam Thăng Long, Host Thượng Đình, Host Kim Liên, Host Láng Trung, Host Ô Chợ Dừa và Host HùngVương do Công ty Điện thoại Hà nội 2 quản lý Việc đấu nối với các tổng đài quốc gia và quốc tế được thực hiện thông qua 2 tổng đài Tandem Đinh TiênHoàng và Cầu Giấy

Mạng xDSL

315/448 DXN.A11 219/224 DTH.A31 123/128 LTK.A11 30/416 HHH.A11 437 /448 HGA.A11 284/352

CMO.A11 246/256 PLT.A11 128 /128 DCV.A11 63/128 MHG.A41 73/112 PLT.A41 112 /112 MHG.A11 TMI.A11 245/256

GBT.I22 172.21.2.4 TGH.I21 172.21.2.7 BKA.I21 172.21.2.8 QLI.I21 172.21.2.9 TMI.I22 172.21.2.6 TMI.I21 172.21.2.5

DTH.I11 172.21.1.1 PNL.I11 172.21.1.2 HHH.I11 172.21.1.3 HGA.I11 172.21.1.4 PTN.I11 172.21.1.5 DXN.I11 172.21.1.6 NHH.I11 172.21.1.7 QTH.I11 172.21.1.8

Acc Switch DAH Acc Switch DAH Acc Switch PLO Acc Switch NDU Acc Switch DTH

Hình 2.2 Cấu hình mạng xDSL của Viễn thông Hà nội

Mạng xDSL của Viễn thông Hà nội cung cấp 2 loại hình dịch vụ cơ bản:

- Mega Wan Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Dịch vụ Mega VNN trên nền mạng xDSL của Viễn thông Hà nội hiện nay phát triển mạnh với:

- 4 BRAS với tổng năng lực lên tới 128.000 phiên truy cập đồng thời

- Trên 150 trạm DSLAM với tổng dung lượng khoảng 150.000 port, dung lượng sử dụng trên 120.000 thuê bao, cung cấp dịch vụ ADSL, ADSL2+

Sử dụng MAN-E làm mạng truyền tải với 4 node core, 16 node truy nhập. 2.2.1.1 Một số đặc tính của dịch vụ

 Luôn luôn sẵn sàng (always on): vì số liệu truyền đi độc lập với việc gọi điện thoại/Fax, đường vào Internet của ADSL luôn sẵn sàng

 Dễ dùng, không còn phải quay số, không vào mạng/Ra mạng, không phải trả cước nội hạt

 Ưu điểm về tốc độ kết nối: Tốc độ là 2Mbps cho đường tải dữ liệu xuống và 640Kbps cho đường đưa dữ liệu lên mạng phù hợp hơn với người sử dụng phải thường xuyên khai thác thông tin trên Internet

 Công nghệ ADSL có thể phục vụ cho các ứng dụng đòi hỏi phải truy cập Internet với tốc độ cao như: Giáo dục và đào tạo từ xa, xem video theo yêu cầu, trò chơi trực tuyến, nghe nhạc, hội nghị truyền hình, …

 Tránh được tình trạng vẫn phải trả cước khi quên ngắt kết nối

 Không tín hiệu bận, không thời gian chờ

 Vẫn có thể nhận và gọi điện thoại khi đang truy nhập Internet

 Giá rẻ, dùng đến đâu trả đến đó

2.2.1.2 Giá cước dịch vụ MegaVNN

Hiện nay dịch vụ MegaVNN do viễn thông Hà nội cung cấp bao gồm nhiều loại hình phong phú với những mức giá cước khác nhau Bảng 2.1 sau đây thể hiện những loại mức dịch vụ MegaVNN dươc dùng phổ biến nhất trên địa bàn Hà nội: Mega VNN - Easy, Family, Extra và Maxi.

STT Loại cước Mega VNN - Easy

Tốc độ tối đa 512Kbps/256Kbps

Mega VNN - Family Tốc độ tối đa 768Kbps/384Kbps

1 Cước thuê bao tháng 28.000đ/tháng 45.000đ/tháng

2 Cước 1 Mbyte theo lưu lượng sử dụng gửi và nhận

3.000 Mbyte đầu tiên: 45đ Các Mbyte tiếp theo: 41đ

3 Cước trần: tổng cước thuê bao tháng và cước sử dụng không vượt quá:

4 Cước trọn gói (trả luôn một lần hàng tháng để sử dụng dịch vụ không hạn chế, không phụ thuộc lưu lượng)

Tốc độ tối đa 1024Kbps/512Kbp s

Mega VNN - Maxi Tốc độ tối đa 2048Kbps/640Kbps

1 Cước thuê bao tháng 82.000đ/tháng 165.000đ/tháng

2 Cước 1 Mbyte theo lưu lượng sử dụng gửi và nhận

6.000 Mbyte đầu tiên: 55đ Các Mbyte tiếp theo: 41đ

3 Cước trần: tổng cước thuê bao tháng và cước sử dụng không vượt quá:

4 Cước trọn gói (trả luôn một lần hàng tháng để sử

550.000đ/tháng 700.000đ/tháng Đặng Quang Phi TCHCD06VT dụng dịch vụ không hạn chế, không phụ thuộc lưu lượng)

Bảng 2.1 Bảng giá cước dịch vụ MegaVNN

2.2.2 Dịch vụ Mega Wan dùng xDSL

Là dịch vụ mạng riêng ảo của VTHN, cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh nghiệp (như các văn phòng, chi nhánh, cộng tác viên từ xa, v.v ) thuộc các vị trí địa lý khác nhau tạo thành một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng rộng xDSL.

Hình 2.3 Mô hình mạng Mega Wan của VTHN

Dịch vụ này có tính linh hoạt và ổn định cao theo các yêu cầu riêng biệt của khách hàng Nó có tầm với mở rộng, nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế. MegaWAN sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức (Multil Protocol Label Switching), giao thức của mạng thế hệ tiếp theo Là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền mạng IP/MPLS Dịch vụ VPN/MPLS cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn giản, thuận

Cáp quang cấp II HOST

Ring II HOST Ring II

HOST tiện với chi phí thấp hơn nhiều so với các công nghệ trước đây nhưLeaseLine, FrameRelay Cho phép vừa truy nhập mạng riêng ảo, vừa truy nhập Internet.

Mạng truyền dẫn của Viễn thông Hà nội

Để phục vụ cho nhu cầu phát triển và đảm bảo chất lượng các loại hình dịch vụ viễn thông, đòi hỏi phải có một hệ thống mạng truyền dẫn lớn, tốc độ cao và đáp ứng được dung lượng lớn Viễn thông Hà nội đã có một hệ thống truyền dẫn SDH rất lớn của các hãng Siemens, Huawei cung cấp rất nhiều nút mạng.

- Vòng Ring cấp 2 (liên đài): 2 Ring tốc độ 10Gbps với 11 node, 4 Ring tốc độ 2,5 Gbps với 24 node, và 3 Ring tốc độ 622 Mbps với 13 node

- Vòng Ring cấp 3(nội đài): có trên Ring nối từ tổng đài Host tới tất cả các tổng đài vệ tinh.

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức mạng cáp quang cấp 2 và 3 của Viễn thông HN Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Hình 2.5 Cấu hình mạng truyền dẫn SDH

Tính đến NGàY 31/01/2008 sơ đồ mạng truyền dẫn sdh do công ty điện thoại Hà nội 1 quản lý

HOST Giáp Bát host mai động t©n mai lạC trung

CSND yên phụ vân hồ minh khai bạch đằng ipas mơ Táo

XUÂN GIANG bách khoa bà triệu chợ mơ đại la

ATM-Switch Ring ATM ouTDOOR ©u c¥

CN NỘI BÀI NỘI BÀI

MINH TRÍ MINH PHÚ SÓC SƠN

CN BTLONG ĐẠI MẠCH NAM HỒNG VÂN TRÌ

CSND tr©u quú ninh hiệp ngọc thụy gia l©m phè NguyÔn v¨n cõ yên viên

THƯỢNG THANH thạch bàn sài đồng

TÂN ẤP yên phụ QUẢNG AN

FPT VẠN BẢO phủ lỗ

MÊ LINH PLAZA KIM CHUNG

Kết luận chương 2

Trong những năm gần đây, Viễn thông Hà nội có những bước tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng thuê bao lẫn chất lượng dịch vụ, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú Trong thời gian tiếp theo, phải tập trung mũi nhọn vào các dịch vụ sau: điện thoại cố định nội hạt, đường dài liên tỉnh và quốc tế, điện thoại di động, Internet băng rộng ADSL, xDSL, dịch vụ truyền số liệu và các dịch vụ mới trên nền mạng NGN

Tiếp tục duy trì phát triển thuê bao sử dụng dịch vụ truyền thống trên cơ sở hạ tầng mạng đã đầu tư Định hướng triển khai mới các dịch vụ hội tụ trên mạng NGN, phát triển các thuê bao trên cơ sở hạ tầng mạng mới có khả năng cung cấp các dịch vụ tích hợp (Thoại, dữ liệu, giải trí ). Đặng Quang Phi TCHCD06VT

TRIỂN KHAI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH BẢO DƯỠNG OMC TẠI HÀ NỘI

Triển khai TMN tại VNPT

Hiện nay, VNPT đang triển khai lớp quản lý mạng NMS theo đúng mô hình TMN, từng bước xây dựng TMN cho mạng viễn thông Việt Nam Hệ thống VNPT- NMS ( Network management System) được xây dựng trên nền tảng giải pháp quản lý mạng của công ty Alcatel ( Pháp ) nhằm đáp ứng những yêu cầu của VNPT theo mô hình TMN.

Mạng viễn thông của VNPT mà NMS quản lý được chia thành 4 mạng con (Sub network ) tương ứng với 4 OMC là : mạng quốc tế ( VTI ), mạng đường trục ( VTN ), mạng nội vùng 1 ( HNIPTT) và mạng nội vùng 2 ( HCMPTT)

Hình 3.1 Phân cấp quản lý hệ thống VNPT- NMS

Trung tâm điều hành bảo dưỡng OMC1 Viễn thông Hà nội nằm trong mạng nội vùng 1(HNIPTT) thuộc hệ thống quản lý mạng NMS theo mô hình TMN của VNPT.

Cấu hình mạng OMC1 của Viễn thông Hà nội

3.3.1 Kiến trúc đấu nối thiết bị mạng OMC1 Viễn thông Hà nội

Mạng OMC của công ty đã đấu nối tới 5 tổng đài Host Alcatel (Đinh Tiên Hoàng, Trần Khát Chân, Giáp bát, Đức Giang, Trâu Quỳ) với 2 cổng terminal (LAS) nối vào mỗi tổng đài Đấu nối tới 2 tổng đài NEAX (Đông Anh, Phủ Lỗ) với 1cổng terminal (IP-HUB) nối vào mỗi tổng đài

Mạng máy tính Client tại OMC và 02 server đã đợc kết nối vào Switch OMC tại 75 ĐTH Tại Switch OMC đã cấu hình các VLAN quản lý server và client theo chức năng sử dụng.

Chơng trình OMPC (Phần mềm khai thác bảo dỡng tổng đài Alcatel) đã đợc cài trên máy client (10.10.30.40) kết nối tới 5 tổng đài Alcatel, máy này có khả năng gõ lệnh vào tổng đài Trên máy trạm 10.10.30.41 cài chơng trình Đặng Quang Phi TCHCD06VT

OMPC kết nối tới 5 tổng đài Alcatel nhng chỉ đa số liệu ra, không gõ lệnh đ- ợc.

Chơng trình quản lý cảnh báo các Host đã đợc cài đặt trên máy client (10.10.30.42) tại OMC kết nối thông tới 5 tổng đài Alcatel, 2 tổng đài NEAX.

Chơng trình báo cáo, cập nhật dung lợng, lu lợng tự động đợc cài đặt trên máy client (10.10.30.42).

Hình 3.2 Cấu hình vật lý mạng OMC1 của Viễn thông Hà nội

Cấu hình mạng quản lý viễn thông của Viễn thông Hà nội bao gồm:

- Mạng LAN tại OMC: Đấu nối 2 máy chủ, 9 máy client vào Switch OMC Đấu nối Switch vào mạng MAN- Ethernet của VTHN qua bộ chuyển đổi quang điện Netlink 1100s-60km, tốc độ 96Mbps.Tại Switch OMC đã cấu hình các VLAN quản lý server và client theo chức năng sử dụng.

- 5 Host Alcatel có 4 Host mỗi Host đấu nối tới OMC qua 2 cổng terminal LAS thông qua 1 bộ máy tính, 1 bộ chuyển đổi quang điện, qua mạng MAN- Ethernet VTHN với tốc độ 16Mbps Riêng Host ĐTH nối trực tiếp 2 cổng terminal LAS vào Switch OMC không qua mạng MAN- Ethernet của VTHN.

NMS TruyÒn dÉn, Host §TH, Tandem

MD HOST TRAN KHAT CHAN

- 2 Host NEAX Đông Anh và Phủ Lỗ, mỗi Host đấu nối tới OMC qua 1 cổng terminal IP-HUB thông qua 1 bộ máy tính(2 NIC), 1 bộ chuyển đổi quang điện, qua mạng MAN- Ethernet VTHN với tốc độ 16Mbps.

- Các terminal của các đơn vị ngoài nh trung tâm Điều hành thông tin,

DVKH…đấu nối vào Switch OMC qua các cổng Fast Ethernet.đấu nối vào Switch OMC qua các cổng Fast Ethernet.

3.3.2 Đấu nối logic OMC1 Viễn thông Hà Nội

Hình 3.3 Cấu hình logic mạng OMC1 của Viễn thông Hà nội

Cấu hình đấu nối logic mạng OMC1 của Viễn thông Hà nội được thể hiện trong hình 3.3, trong đó:

 Máy chủ server làm chức năng trung gian giao tiếp giữa các terminal khai thác tại OMC, các terminal của các đơn vị ngoài…đấu nối vào Switch OMC qua các cổng Fast Ethernet.với cổng terminal tại tổng đài Host.

 Mọi truy nhập vào tổng đài Host đều phải do server cấp quyền truy nhập.

 Mọi giao dịch giữa các terminal từ xa và Host đều đợc server ghi lại và lu trữ. Đặng Quang Phi TCHCD06VT

 Trên server có chơng trình tự động lấy số liệu lu lợng, dung lợng từ các Host cập nhật vào Web tại server OMC Các đơn vị ngoài nếu cần có thể đợc cấp user để xem và lấy số liệu.

 Chơng trình xử lý luồng dữ liệu trên server có khả năng phân tích địa chỉ IP của terminal và IP cổng tổng đài Host, do vậy có khả năng mở rộng, tiển khai các terminal tới tận bàn giao dịch viên phục vụ khách hàng ngay lập tức.

3.3.3 Địa chỉ và chức năng các PC tại trung tâm OMC1 Viễn thông HN

Hệ thống thiết bị dùng cho quản lý, khai thác và điều hành OMC tại viễn thông Hà nội bao gồm 2 server đặt tại trung tâm OMC và các terminar đặt tại OMC và các tổng đài Host Địa chỉ và chức năng của các PC này được liệt kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Phân bố các PC tại OMC1 tại VTHN

Tên máy tÝnh Password IP Port number chức năng

CT bản đồ giám sát cảnh báo

) terminal E10§TH qua 1 cổng LAS

Máy tính tại Host TKC

Máy tính tại Host GBT

Máy tính tại Host §GG

16 TQY Omctqy 10.10.30.6 Máy tính tại Host Đặng Quang Phi TCHCD06VT

Máy tính tại Host §AH

Máy tính tại Host PLO

3.3.4 Nguyên lý hoạt động của OMC

Mạng OMC 1 của Viễn thông Hà nội chạy trên nền mạng MEN của VTHN theo mô hình điểm - đa điểm với nhánh chủ đặt tại OMC và 6 nhánh con kết nối tới các tổng đài Host (4 Host Alcatel và 2 Host Neax)

Cách thức và đờng đi từ máy giám sát và máy khai thác OMPC tại OMC tới các cổng LAS tổng đài đợc minh hoạ trong hình 3.4

Hình 3.4 Đường đi từ Host Phủ Lỗ, Đông Anh đến OMC

- Alcatel ĐTH nối trực tiếp 2 cổng terminal LAS vào Switch OMC không qua mạng MAN- Ethernet của VTHN

- 4 Host ĐG, GB, TQ, TKC mỗi Host đấu nối tới OMC qua 2 cổng terminal LAS thông qua 1 bộ máy tính, 1 bộ chuyển đổi quang điện, qua mạng MAN- Ethernet VTHN với tốc độ 16Mbps.

Nguyên lý kết nối từ OMC đến cổng terminal (IP-Hub) của Host NEAX Đông Anh và Phủ Lỗ có khác một chút vì có giao diện ra của tổng đài là IP

Máy giám sát cảnh báo có địa chỉ IP là 10.10.30.42 được đấu vào Swich 24 port thông qua dây mạng, sau qua bộ chuyển đổi quang điện vào mạng Man E của viễn thông HN, sau đó lại qua bộ chuyển đổi quang điên để vào máy tính đặt tại Hots ĐA, PL vói các địa chỉ IP lần lượt là 10.10.30.7, 10.10.30.8 Máy tính tại đầu ĐA,PL được bố trí thêm 01 card mạng nữa để cắm vào Hub của tổng đài với đ/c IP là 10.10.0.110( với PL) và 10.10.0.161( Với ĐA) IP của tổng đài PL là 10.10.0.134, ĐA là 10.10.0.166.

3.3.5 Một số chức năng quan trọng trong hệ thống OMC

3 3.5.1 Chức năng chuyển đổi giao diện

Do giao diện của hệ thống Host Alcatel kết nối với các terminal là giao diện RS232 và trung tâm OMC kết nối với các Host qua mạng MAN- E theo địa chỉ IP nên cần phải có chương trình chuyển đổi tín hiệu RS232 (cổng

COM) sang IP (cổng RJ45) và ngược lại Đó chính là chương trình: “Serial

Port Server.exe” hiện nằm ở thư mục “C:\OMC\” trong thư mục này có thêm

Kết luận chương 3

Trung tâm khai thác và bảo dưỡng OMC1 của Viễn thông Hà nội đang trong giai đoạn mới đi vào hoạt động, nhưng đã thấy rõ được tính hiệu quả trong quá trình điều hành hệ thống chuyển mạch của Hà nội Nó đáp ứng được yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất tại đơn vị cũng như tính tất yếu đòi hỏi xây dựng 1 hệ thống tập trung có thể điều khiển nhiều thành phần mạng, các nút chuyển mạch… Các hệ thống OMC này có thể được có thể kết nối nhiều hệ thống khai thác khác nhau và thiết bị thông tin để trao đổi thông tin điều hành dùng kiến trúc đã được thống nhất, đó chính là mạng điều hành viễn thông quốc gia TMN sau này. Điều đáng chú ý là trung tâm OMC1 của VTHN được đầu tư không tốn kém nhưng đã mang lại tính lợi ích cao. Đặng Quang Phi TCHCD06VT

KẾT LUẬN CHUNG Đồ án gồm 3 chương, bắt đầu bằng việc giới thiệu tổng quan về mô hình quản lý mạng viễn thông TMN, tiếp đến là tìm hiểu về mạng viễn thông Hà nội, sau đó giới thiệu về hệ thống quản lý mạng NMS để từng bước hoàn thiện TMN tại VNPT, và cuối cùng là chi tiết triển khai mô hình trung tâm điều hành bảo dưỡng OMC tại Viễn thông Hà nội

Hiện nay mạng lưới của VNPT đã và đang phát triển rất nhanh, chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam Việc nâng cao chất lượng toàn diện của hệ thống mạng nói chung không thể chỉ thực hiện ở một tỉnh, thành nào, mà nó phải có chiến lược chung của toàn Ngành Trong xu hướng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường viễn thông hiện nay, việc đảm bảo thông tin thông suốt, và đem lại nhiều dịch vụ mới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng để cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần Mô hình quản lý mạng OMC là mô hình quản lý tiên tiến, đạt hiệu quả cao, đã đem lại giải pháp quản lý mạng toàn diện, tập trung cho các đơn vị lớn trong VNPT nói chung và Viễn thông Hà nội nói riêng

Do thời gian và trình độ có hạn nên bản đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn nữa

Ngày đăng: 11/07/2023, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w