Chất lượng GDĐHnhìn chung còn thấp, nguồn nhân lực được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xãhội, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy lạc hậu, khoảng cách công bằng xãhội tr
Trang 1Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học
Việt NamBiên tập bởi:
Phạm Phụ
Trang 2Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học
Trang 3MỤC LỤC
1 Lời nói đầu
2 Lời giới thiệu
4.3 Giáo dục đại học “đại trà” và sự “phân tầng”, 1998
4.4 Tấm áo mới cho mô hình ĐH quốc gia, 1998
4.5 Về quy mô và chất lượng các trường ĐH của Mỹ, 1998
4.6 Về thiết kế và tổ chức mạng lưới các trường đại học, 1999
4.7 Vài ý kiến tản mạn về giảng dạy ở đại học, 1999
4.8 Khuôn mặt mới của giáo dục đại học, 2000
4.9 Một vài ý kiến về “Các giải pháp tổ chức lại ĐH quốc gia”, 2000
4.10 Trắc nghiệm khách quan và đổi mới tuyển sinh ĐH, 2001
4.11 Về chất lượng nền giáo dục đại học, 2001
4.12 Dịch vụ GDĐH là một loại hàng hoá đặc biệt, 2001
4.13 Về quy mô và chất lượng GDĐH Việt Nam, 2002
4.14 5 Đề nghị về tuyển sinh đại học, 2002
4.15 Nghĩ về sự đồng thuận trong giáo dục, 2002
4.16 Về chất lượng ở ĐH Quốc gia Tp HCM, 2003
4.17 7 Đề nghị về “chương trình khung” giáo dục đại học, 2003
4.18 7 Đề nghị về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật giáo dục, 20044.19 Về cơ chế Hội đồng trường ở trường đại học, 2004
4.20 5 Đề nghị về nâng cao chất lượng và đánh giá chất lượng giáo dục đại học,2004
4.21 Ý tưởng dự án: Xây dựng chương trình hành động cải cách GD, 2004
4.22 Tổ chức quản lý ở đại học, 2004
4.23 Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa thế giới và Việt Nam vềgiáo dục đại học trước xu thế toàn cầu hóa, 2004
4.24 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, 2004
4.25 Một phương án tài chính ở trường đại học tư thục có “mức lợi nhuận thíchhợp”, 2004
Trang 44.27 Giáo dục tổng quát trong các chương trình Giáo dục đại học, 2004
4.28 Luận về “hàng hóa dịch vụ GDĐH” và công bằng xã hội, 2004
4.29 Học phí đại học: một chính sách công phức tạp, 2004
4.30 5 Đề nghị về các giải pháp giáo dục đại học, 2004
4.31 Đổi mới quản lý giáo dục đại học, 2004
4.32 Giáo dục đại học mới là cấp bách, 2004
4.33 Triết lý giáo dục còn chưa được làm rõ, 2005
4.34 Luật giáo dục sửa đổi và WTO, 2005
4.35 Ba vấn đề cấp bách của Giáo dục Đại học, 2005
4.36 Ý kiến về dự thảo Đề cương chi tiết Đề án đổi mới Giáo dục Đại học Việt Namgiai đoạn 2006-2020, 2005
4.37 3 Đề nghị về Luật giáo dục (sửa đổi) và đổi mới giáo dục, 2005
4.38 Dịch vụ Giáo dục Đại học và cơ chế thị trường, 2005
4.39 Khoa học, công nghệ và hoạt động nghiên cứu trong đại học, 2005
4.40 7 chính sách tài chính cho giáo dục đại học, 2005
5 Liên quan và Hỗ trợ
5.1 Quản lý và thủ tục “ra-quyết-định đa tiêu chí”, 1991
5.2 Về việc đào tạo “thạc sĩ quản trị kinh doanh”, 1992
5.3 Một vài ý kiến về tổ chức Tổng công ty, 1998
5.4 Các quan chức ở Nhật được tuyển chọn như thế nào?, 2000
5.5 Giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột ở Việt Nam, 2001
5.6 Kiến thức đơn thuần không cứu vãn được chúng ta, 2003
5.7 "Ai là người làm chủ thực sự các doanh nghiệp Nhà nước?", 2003
5.8 Dự luật doanh nghiệp Nhà nước dưới góc nhìn của "tài chính doanh nghiệp",2003
5.9 Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ: Người thích đứng ở biên giới, 2004
5.10 5 Đề nghị về việc lựa chọn các dự án quan trọng quốc gia, 2005
5.11 5 Câu hỏi cho chuyện “tăng học phí”, 2005
5.12 Tăng học phí: Nhìn từ đại học mà chưa nhìn từ xã hội, 2005
Tham gia đóng góp
Trang 5Lời nói đầu
Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam sau giai đoạn trì trệ trong thập kỷ 80, bước sangnhững năm 90 của thế kỷ trước đã có được một số phát triển khá ấn tượng Về quy mô,
số lượng sinh viên (SV) đã tăng lên với tốc độ bình quân 18% năm trong giai đoạn từ1991-2000 và hiện nay đã có con số khoảng 1,1 triệu Về cơ cấu hệ thống, bên cạnh
hệ thống gồm 214 trường ĐH và cao đẳng (CĐ) công lập (2004), hiện nay đã có trên
30 trường ĐH và CĐ ngoài công lập, trên 10 ĐH và CĐ của nước ngoài và hàng trămchương trình liên kết đào tạo Về nguồn lực tài chính, bên cạnh hệ thống ĐH ngoài cônglập, Nhà nước cũng đã có chính sách thu học phí ngay ở các trường ĐH công lập Ngoài
ra, hiện nay cũng đã có khoảng 40.000 SV đang du học tự túc (kinh phí gia đình) ở nướcngoài, ước tính chi phí gần 300 triệu Đôla hàng năm
Tuy nhiên, những phát triển vừa qua đã diễn ra trong bối cảnh của nền kinh tế đangtrong quá trình chuyển đổi, nền GDĐH đã bộc lộ rất nhiều bất cập Chất lượng GDĐHnhìn chung còn thấp, nguồn nhân lực được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xãhội, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy lạc hậu, khoảng cách công bằng xãhội trong GDĐH tăng lên, quản lý “vừa ôm đồm vừa lỏng lẻo”, nhiều tiêu cực cũng đãnảy sinh v.v… Tất cả những biểu hiện ấy đã làm cho các cấp lãnh đạo, cộng đồng GDcũng như toàn xã hội băn khoăn, lo lắng, thậm chí đôi khi phẫn nộ và lên án gay gắt
Trong bối cảnh đó, khoảng 5-7 năm qua, rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm, traođổi bàn tròn, “chuyên mục báo chí” v.v… về chuyên đề GDĐH đã được tổ chức, khôngchỉ của bộ GD và Đào tạo (GD&ĐT) mà còn của Hội đồng quốc gia GD, Liên hiệp hộikhoa học kỹ thuật Việt Nam, Báo Nhân dân, Hội khuyến học Việt Nam, Hiệp hội cáctrường ĐH ngoài công lập, các Viện nghiên cứu v.v… Và đối tượng tham gia, khôngchỉ là các cấp lãnh đạo của Nhà nước , bộ GD&ĐT, các trường ĐH, thầy cô giáo ĐH…
mà còn các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà báo, Việt kiều và cả các nhà
GD của nước ngoài
Các bài báo, kiến nghị, tham luận, phản biện và trả lời phỏng vấn của báo chí v.v…
được tập hợp lại trong quyển: “Về khuôn mặt mới của GDĐH Việt Nam” này chính là
các bài viết của tác giả cho các hội nghị, hội thảo… nói trên Đây cũng là những bài viết
đã được đăng tải trên các tạp chí, các báo: Tia Sáng, Giáo Dục, Giáo Dục và Thời Đại,Hoạt động Khoa học, Sinh viên Việt nam, Nhân dân, Quốc tế, Pháp luật, Thanh niên,Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Người Lao động…, trên VN Net, VN Express và ở các kỷyếu của Hội đồng Quốc gia GD, bộ GD&ĐT v.v Nội dung các bài viết bao gồm tươngđối nhiều vấn đề trong GDĐH, từ cơ cấu hệ thống, tổ chức quản lý, chương trình đàotạo, phương pháp giảng dạy, quy mô và chất lượng, tuyển sinh ĐH… cho đến kinh tế
- tài chính ĐH, cơ chế thị trường, công bằng xã hội trong GDĐH v.v Hy vọng rằng,
Trang 6Nam; b) Thông tin về một số xu thế phát triển GDĐH trên thế giới và c) Theo dõi đượcmột phần nào đó những tranh luận xung quanh các vấn đề về GDĐH trong giai đoạnhiện nay Từ đó, người đọc có thể có thêm dữ liệu để tham gia ý kiến trong những dịptranh luận và đóng góp cho GDĐH.
Hiện nay, Nhà nước đang chuẩn bị “Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn2006-2020” Chắc rằng, trong một vài năm đến sẽ có rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo,tọa đàm… để những “nhóm có lợi ích liên quan” (lãnh đạo ở địa phương, các trường
ĐH, thầy cô giáo, phụ huynh, SV, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhàtài trợ, các nhà đầu tư…) tham gia vào quá trình lựa chọn chính sách và thực hiện chiếnlược dài hạn này Và do vậy, hy vọng rằng tập sách nhỏ này cũng có thể có ích chẳngnhững cho những người trực tiếp liên quan đến GDĐH mà còn cho rộng rãi công chúng
có quan tâm đến GDĐH
Các bài viết luôn gắn với những vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau của GDĐH ViệtNam trong khoảng 10 năm qua Vì vậy, để thuận lợi cho độc giả trong việc theo dõi cácdiễn biến, các bài viết được bố trí theo tuần tự thời gian Tuy vậy, ở phần mục lục cũng
có hệ thống các bài viết theo từng nhóm chủ đề để thuận tiện cho các độc giả muốn thamkhảo theo vấn đề
Các bài viết thể hiện nhận thức và cách nhìn riêng của tác giả Tác giả vốn lại là một kỹ
sư, một nhà giáo có ít nhiều tự nghiên cứu về GDĐH chứ không là một người chuyênnghiên cứu theo các dự án về GD Do vậy, có thể có một số sai sót nào đó trong thôngtin, trong dữ liệu thống kê cũng như trong cách nhìn còn có phần hạn chế của mình.Kính mong quý độc giả chỉ bảo và góp ý cho (Địa chỉ liên lạc: Chương trình MSM,trường Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam;E-mail:msmsim@hcm.vnn.vn)
Tp HCM 20/11/2005
Trang 7Lời giới thiệu
Tôi rất mừng được đọc cuốn Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam gồm 52
bài báo, trả lời phỏng vấn hoặc kiến nghị do GS Phạm Phụ viết từ 1996 tới 2005, trong
đó có 40 bài trực tiếp nghiên cứu về giáo dục đại học và 12 bài bàn về những vấn đềkinh tế chính trị xã hội rộng hơn nhưng cũng giúp soi sáng cho việc tìm hiểu giáo dụcđại học
Các bài nói trên đề cập đến hầu hết các vấn đề thời sự vừa nóng bỏng vừa cơ bản củagiáo dục đại học Việt Nam Qua mỗi bài, người đọc đều thấy rõ sự nghiên cứu công phu
về lý luận cũng như về thực tiễn tình hình giáo dục đại học ở ta và trên thế giới Đặcbiệt, người đọc thấy rõ tâm huyết của người viết đối với nền đại học Việt Nam, vừa bứcxúc về hiện trạng, vừa tin tưởng vào tương lai nền đại học của ta trong hoàn cảnh đứngtrước rất nhiều thách thức
GS TS Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ là một nhà khoa học nghiên cứu và giảng dạy có
uy tín ở ta về ngành Thuỷ điện Đó là chuyên môn chính của ông Nhưng cũng từ lâu,ông quan tâm nghiên cứu thêm về các vấn đề của giáo dục đại học; tuy đây là công việctay trái của GS Phạm Phụ, nhưng qua các bài báo tập hợp trong cuốn sách này, ngườiđọc chắc cũng công nhận ông là một nhà nghiên cứu uyên bác ở nước ta về giáo dục đạihọc
Trong lời tựa của cuốn sách, GS Phạm Phụ viết: “Hy vọng rằng, người đọc có thể thêmđược: a) Một số thông tin về GDĐH Việt Nam; b) Thông tin về một số xu thế phát triểnGDĐH trên thế giới và c) Theo dõi được phần nào đó những tranh luận xung quanh cácvấn đề về GDĐH trong giai đoạn hiện nay” Tôi tin và tôi chắc các độc giả cũng sẽ đồng
ý với tôi là cuốn sách của GS Phạm Phụ hoàn toàn ứng đáp được các yêu cầu đó
Tôi muốn nhấn mạnh vào một mong muốn của GS Phạm Phụ khi ông viết tiếp: “Từ đó,người đọc có thể có thêm dữ liệu để tham gia ý kiến trong những dịp tranh luận và đónggóp cho GDĐH” Chân lý chỉ được sáng tỏ qua tranh luận Nền học thuật của một nướcchỉ được phát triển và có sinh khí nếu có tranh luận nhiệt tình, cởi mở trong sự lắng nghenhau và tôn trọng nhau theo phương phâm “Chân lý là trên hết” (Chân lý ở đây xin đượchiểu là tốt nhất, có ích nhất cho đất nước ta) Có cùng nhau tranh luận để làm sáng tỏnền GD Việt Nam ta hiện nay cần đổi mới, cần cải cách như thế nào, tạo ra một sự đồngthuận sâu rộng trong xã hội ta về các vấn đề đó thì mới mong nền giáo dục Việt Namtiến lên nhanh chóng, không có hay ít có những vấp váp lớn, những đường vòng, gây ranhững trì trệ hay tổn thất không đáng có
Tôi vui mừng được đọc cuốn sách của GS Phạm Phụ, không những vì tôi thấy có nhiều
Trang 8những cơ sở của các ý kiến không giống với cách suy nghĩ của tôi Muốn tranh luận vìmục đích lợi ích của đất nước, phải tìm hiểu cẩn thận, đầy đủ và chính xác những ý kiếnkhác với mình.
Tôi mong, cũng như GS Phạm Phụ mong là các độc giả của cuốn sách này – kể cảnhững cơ quan có trách nhiệm về giáo dục ở nước ta – sẽ tham gia tích cực hơn vào cuộctranh luận đang diễn ra về “quốc sách hàng đầu” ở nước ta Trên tinh thần đó, tôi xinđược trân trọng giới thiệu với tất cả những ai quan tâm tới nền GDĐH Việt Nam cuốnsách phong phú và nghiêm túc của GS Phạm Phụ
Hà Nội, Tháng 10 năm 2005
Lê Văn Giạng, Nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp
“Về khuôn mặt mới của Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam” là tập hợp các bài viết của
GS Phạm Phụ trong gần 10 năm qua 10 năm qua là giai đoạn đầu của công cuộc đổimới cơ bản GDĐH ở Việt Nam và cũng là thời kỳ có nhiều thay đổi trong triết lý GDĐHtrên thế giới Trong bối cảnh đó, phải có tư duy mới và đương nhiên cũng phải có nhữngdòng ý kiến khác nhau Do vậy, phát biểu ý kiến riêng trong giai đoạn này luôn có “rủiro” Trước hết, rất mừng là GS Phạm Phụ đã không tránh né các “rủi ro” đó
Trước khi nhận được bản thảo cuốn sách nầy, thực ra tôi đã đọc phần lớn các bài viết vàtrả lời phỏng vấn báo chí của GS., đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông
- thông tin hoặc qua mail trực tiếp của GS cho tôi Và, trong các cuộc hội thảo về giáodục, tôi cũng đã nhiều lần nói vui với những người tham dự: “Tôi và GS Phạm Phụ ítkhi gặp nhau, nhưng qua các bài viết của GS., tôi cảm thấy chúng tôi như đã biết nhau
và hiểu nhau từ thời tiền kiếp vậy”
Sau nữa, phải nói rằng, mặc dù là một người vốn chuyên về khoa học - kỹ thuật, nhưng
GS Phạm Phụ đã nắm khá chắc về các xu thế, các kinh nghiệm của GDĐH trên thế giớicũng như thực tiễn của Việt Nam Từ đó, GS đã có nhiều đề xuất khá xác đáng và hợp
lý Tôi đặc biệt cổ vũ GS Phạm Phụ trong việc đi sâu vào các mặt về quản lý và kinh tế– tài chính của GDĐH Có thể nói, đây là những mảng đang còn khá trống vắng trongthiết kế chính sách GDĐH ở Việt Nam và cũng là mảng mà tôi có ước vọng nghiên cứunhưng chưa có điều kiện thực hiện do có những khó khăn cả về mặt khách quan lẫn chủquan
Hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ rất có ích chẳng những cho các nhà lãnh đạo, nhà quản
lý, các thầy cô giáo mà còn cho đông đảo công chúng có liên quan và có quan tâm đếnGDĐH Vì vậy, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc
Tp.HCM, Tháng 10 năm 2005
GS Dương Thiệu Tống Tiến sĩ Giáo dục học (Ed.D.)
Trang 9Các chữ viết tắt
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACT Chương trình khảo thí đại học và cao đẳng của Mỹ
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
CTNXH Chịu trách nhiệm xã hội
Trang 10FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
HRD Phát triển "tài nguyên con người"
KH&CN Khoa học và công nghệ
KT& KĐCL Khảo thí và kiểm định chất lượng
Trang 11LNGL Lợi nhuận giữ lại
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trang 12QSD Quyền sử dụng
SAT Kỳ thi đánh giá trình độ học vấn của Mỹ
SAV Chương trình Thụy sĩ - Viện cơng nghệ Chu - Việt nam
SDC Chương trình hợp tc pht triển của Thụy sĩ
UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc
Trang 13Giáo dục đại học
9 Đề nghị về giáo dục đại học, 1996
Các đề nghị sau đây chủ yếu liên quan đến GDĐH và chỉ giới hạn trong một số vấn đề
về khoa học – công nghệ có thể đang còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhằm cung cấp
thêm tài liệu tham khảo cho hội nghị TW2 (Ở đây không đặt vấn đề xem xét tổng thểvấn đề Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), nêu lại những ý kiến đã tương đối thống nhất cũngnhư nói về các giải pháp)
Đã có Báo cáo của Dự án VIE 89/022 về GD
Các đề nghị cũng được xây dựng dựa trên Hệ quan điểm chỉ đạo của NQTƯ IV tháng
1/1993 về GD-ĐT, xét đến nhu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa(CNH-HĐH), xu thế của thế giới và tình hình thực tế cũng như tâm lý dân chúng ởnước ta
Nước ta là nước có quy mô trung bình và nghèo, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, lại chịunhiều ảnh hưởng về GD-ĐT của các nước lớn / giàu, ảnh hưởng của nền GD nặng về
“tinh hoa / tháp ngà” của nước Tàu xưa, nền GD nặng tính “hàn lâm” trước đây củanước Pháp, ảnh hưởng phương thức đào tạo nhân lực phục vụ chiến lược công nghệ chủyếu theo kiểu “dẫn đầu” của Liên xô trước đây và phần nào đó của Mỹ v.v… Rất trântrọng tham khảo những mặt tốt của họ nhưng các đề nghị ở đây đặc biệt lưu ý đến nhữngảnh hưởng bất lợi / không thích hợp nói trên trong bối cảnh của Việt Nam
VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ƯU TIÊN
Ngày nay trên thế giới người ta đều cho rằng yếu tố nhân lực đang và sẽ có vai trò chiến
lược then chốt nhất trong phát triển (gồm 4 yếu tố: tài nguyên, vốn, kỹ thuật và nhânlực) Thế nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều nước chưa lựa chọn được cho mình một
chiến lược thích hợp và khả thi Trong lựa chọn chiến lược GD-ĐT, giữa nhận thức /
chủ trương và thực tiễn luôn là một khoảng cách đáng kể
Ở nước ta, nguồn lực cho GD-ĐT còn rất hạn chế Ngân sách từ Nhà nước (NSNN) vẫnphải là nguồn lực chính Và vì vậy, cho dù có tăng ngân sách GD từ từ lên đến 15-16%của tổng NSNN vào năm 2000 và mở rộng hơn sự đóng góp của nhân dân có lẽ cũngkhó mà thực hiện được các chỉ tiêu dự kiến hiện nay Trong khi đó:
+ Các chỉ số về tỷ lệ người biết chữ, học sinh phổ thông xấp xỉ như các nước đang phát
triển trong vùng, còn tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo trên dân số lại rất thấp (tỷ lệ
Trang 14+ Sự phân tầng giàu nghèo ở nước ta hiện nay khoảng 7-8 lần (tính theo thu nhập bình
quân của 20% dân cư giàu nhất và 20% dân cư nghèo nhất) Sự phân tầng về số học sinhtốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở của hai lớp dân cư nói trên ước tính khoảng 3-5lần Nhưng sự phân tầng về số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và ĐH có lẽ đãtrên 20 lần
Từ các phân tích trên:
Đề nghị 1: Trước mắt tập trung ưu tiên nguồn lực cho việc đào tạo lực lượng lao động
từ công nhân, trung học nghề cho đến ĐH, sau ĐH… để nâng tỷ lệ này từ mức 10-12% hiện có lên đến 24-25% vào năm 2000
Là con số đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ và Bộ GD-ĐT
và giữ các chỉ số khác như ở mức hiện nay.
Đề nghị 2: “Xã hội hóa” GD ở mức: Sự phân tầng trong GD-ĐT phải ít hơn sự phân
tầng trong phát triển kinh tế, cả trong khu vực trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và ĐH, sau ĐH.
VỀ “TINH HOA VÀ ĐẠI CHÚNG”
Một nền GD-ĐT phục vụ phát triển như luôn phải bao gồm cả hai mặt có một mức độ
“đối lập” nhất định là: “tinh hoa” và “đại chúng” (hay “đại trà”) Ở Mỹ có gần 4.000
trường ĐH, cao đẳng thì có trên 1.400 trường ĐH, cao đẳng cộng đồng 2 năm Chấtlượng, trình độ bằng cấp ĐH ở đấy chênh lệch nhau rất lớn (cả so với Châu Âu) Ở Nhật
có trên một nửa trong số trên 1.200 trường ĐH của họ là ĐH ngắn hạn từ 2-3 năm ỞThái Lan, số SV dạng “ghi danh” ở ĐH mở có tỷ lệ khá cao Ở Đức có hệ đào tạo “songhành” (Duales System), Nhà nước “công nhận” bằng cấp do các xí nghiệp đào tạo vàcấp phát
Ở Đức khoảng một nửa thanh niên tuổi 15-18 học ở hệ này và do đó tỷ lệ thất nghiệpcủa tuổi trẻ chỉ khoảng 7%, trong khi đó tỷ lệ này ở Pháp là 25%
Ở nước ta, những “người có ảnh hưởng” thường có “tư chất tinh hoa” và điều kiện họctập, trưởng thành thuận lợi hơn trung bình nhiều Có lẽ vì vậy, những người này cũngthường có xu thế thiên về “tinh hoa” Ngược lại, đào tạo “đại trà” là hết sức cần thiết.Nhưng cách nói: Chất lượng: “nằm trong hệ bằng cấp quốc gia” dễ gây ra sự hiểu lầm
về sự đồng nhất chất lượng của các cơ sở đào tạo Trong khi đó, để phục vụ phát triển
chúng ta cần phải có một đội ngũ cán bộ ĐH và sau ĐH đủ lớn – một đội ngũ đại trà Việc tăng nhanh số lượng SV tuyển hàng năm hiện nay lên gấp 3-4 lần so với con số cách đây 5-6 năm, tạm thời làm cho chất lượng bình quân của khối “đại trà” có giảm
Trang 15sút là có thể giải thích được Hàn Quốc trước đây họ cũng đã có sự chấp nhận như vậy
để tăng nhanh số lượng SV nhằm phục vụ cho phát triển.
(có một bộ phận tinh hoa) và cân đối cả về cơ cấu trình độ, ngành nghề và sự phân bổ
theo lãnh thổ Trên thực tế, SV hầu như không trở về địa phương, không học một sốngành nghề rất cần thiết cho xã hội (Ở ĐH Cần Thơ năm qua gần như không có SVnộp đơn vào các ngành Chăn nuôi – Thú y, Nông, Lâm, Thủy sản)
Từ các phân tích trên:
Đề nghị 3: Thiết lập một hệ thống các trường ĐH gồm:
+ Các ĐH có tính chất quốc gia chủ yếu cho đào tạo tinh hoa, đa lĩnh vực, quy mô vừa phải, trực thuộc toàn diện bộ GD-ĐT
+ Các ĐH / Cao đẳng công lập, kể cả Cao đẳng cộng đồng, chủ
yếu để đào tạo đại trà, trực thuộc các tỉnh / thành và một số ĐH chuyên ngành trực thuộccác bộ chuyên môn;
+ Các ĐH / Cao đẳng tư thục, để đào tạo đại trà, nặng về dạy nghề, trực thuộc các phápnhân tư, kể cả các doanh nghiệp lớn
Và có một cơ chế đủ liên thông để người học dễ dàng học tiếp tục (suốt đời), học lên bậc cao hơn, đổi ngành và tạo kiến thức liên ngành
Thế giới ngày nay rất cần những người có kiến thức tổng quát (generalists).
.
Đề nghị 4: Từng bước có những sách lược tương ứng với quan điểm: có nhiều cấp độ
chất lượng ngay trong một cấp đào tạo và bằng cấp là bằng của một trường ĐH cụ thể nào đó
Nhưng đương nhiên phải có những chuẩn mực/ tiêu chí quốc gia có tính chất tối thiểu cho bằng cấp của từng nhóm trường đó và có sự quản lý về chuyên môn của Bộ GD- ĐT.
,
Nhiều cố gắng vừa qua về vấn đề “tương đương bằng cấp” gần như không thành công .
Đề nghị 5: Trong các ĐH công lập cần ưu tiên đặc biệt cho 3 nhóm: a) Đào tạo tinh hoa
cán bộ lãnh đạo / quản lý cấp cao; b) Đào tạo tinh hoa một số ngành khoa học / công nghệ lựa chọn; và c) Đào tạo một số ngành thuộc các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp,
Trang 16VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GDĐH
Nhà nước cần thống nhất quản lý GD nói chung và GD-ĐH nói riêng Tuy nhiên, đặcđiểm của GD-ĐH là chương trình rất đa dạng và nội dung, chất lượng chủ yếu phụ thuộcvào những thầy cô giáo ở cơ sở nhà trường Trong nền GD phục vụ phát triển, số lượng
SV, số lượng trường ĐH sẽ tăng lên nhiều, loại hình đào tạo lại cũng rất đa dạng và thựctiễn cũng có nhiều cấp độ chất lượng như đã nói ở trên
Ngoài ra, trong quản lý còn có vấn đề gọi là “phạm vi quản lý / kiểm soát có hiệu quả”
(span of control) Với những tổ chức quá lớn thì khó khăn là nếu chia ra nhiều cấp sẽlàm “nát” cấu trúc của hệ thống, thông tin quản lý chậm chạp và quan liêu, nếu chia ra
ít cấp thì mỗi cấp có số đầu mối trực thuộc quá lớn không thể quản lý có hiệu quả
Hiện nay bộ GD-ĐT đã có đến hàng trăm đầu mối quản lý (số trường ĐH, sở GD-ĐT vàcác đơn vị trực thuộc) Vì vậy, sắp đến khó có thể tiếp tục quản lý như vừa qua và cần
phân cấp, ủy quyền, cần nâng cao hơn tính tự chủ của các cơ sở.
Từ các phân tích trên:
Đề nghị 6: Quản lý của Nhà nước / Bộ chỉ nên tập trung vào chiến lược và chính sách,
quy chế và tiêu chuẩn
Ví dụ: Tỷ lệ số thầy giáo cần có trên số SV.
, kiểm tra, thanh tra và giám định phân loại chất lượng đào tạo; từng bước để cho các trường ĐH có tính tự chủ nhiều hơn và chịu trách nhiệm về những bằng cấp do họ cấp.
Đề nghị 7: Nên sắp xếp các trường ĐH có quy mô vừa phải, xét theo “quy mô kinh tế”
(economies of scale), khả năng quản lý và các mặt xã hội khác
Trong “GD ĐH về công nghệ cho các nước Châu Á ở thế kỷ 21”, các Nhà GD lớn khuyên: Có lẽ trường ĐH không nên vượt quá quy mô 10,000 SV.
; xem lại việc lập ĐH đạicương và phânban trung học về mặt cơ cấu của hệ thống cũng như mục tiêu đào tạo.
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ CNH-HĐH
Nước ta còn chậm phát triển Do đó trong CNH-HĐH chúng ta không thể chủ yếu theochiến lược kiểu “Dẫn đầu” (Leader) như của Mỹ, của Liên xô cũ và của Nhật gần đây,kiểu “Theo sát” (Follower) như của Nhật, của các nước phát triển Châu Âu, mà cầnchủ yếu theo chiến lược kiểu “Mở rộng” (Extender) và kiểu “Khai thác” (Exploiter) củanhững nước đang phát triển
Trang 17Công nghệ cũng thường là những loại hàng hóa có thể đem ra mua bán được Chuyển
giao công nghệ về thực chất là những vụ giao dịch thương mại “Bản chất của một chiến lược công nghệ là một chiến lược kinh doanh” Do đó chúng ta không thể dừng lại ở
những định hướng, lĩnh vực công nghiệp trọng điểm
0 Thường nói: công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới, v.v…
0… ở mức độ tổng quát mang tính nguyên lý như hiện nay mà phải nghiên cứu để lựachọn những nhóm sản phẩm cụ thể
1 Vào thập niên 70 và đầu 80, Hàn Quốc đã phân tích thị trường và lợi thế so sánh để lựa chọn 5- 6 nhóm sản phẩm cụ thể để đầu tư, và hoạt động khoa học – công nghệ lúc ấy chủ yếu cũng xoay quanh các nhóm sản phẩm trọng điểm cụ thể đó.
1và phải “mua một số” và “làm lấy một số” Cả hai con đường đều có rủi ro cao Tuy
nhiên con đường phát triển công nghệ ở giai đoạn đầu chủ yếu vẫn phải là chuyển giao công nghệ, trong đó chủ yếu vẫn là qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhập khẩu
máy móc thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật (như ở Malaysia), các dịch vụ tư vấn và mua patent,license cùng các “hợp đồng chìa khóa trao tay” (Singapore, Philippines)
3 Nhưng vừa qua, một tỷ lê lớn số “tinh hoa” đã tập trung vào khu vực này.
3.
Đề nghị 9: Nhà nước cần thành lập một “hội đồng tư vấn về phát triển nhân lực và giáo
dục quốc gia” để giúp chính phủ không chỉ về mặt GDĐT mà còn là chính sách nhân lực, thất nghiệp và việc làm v.v…
LỜI KẾT
Các đề nghị trên đây đã được trao đổi với một số nhà giáo, nhà quản lý nhưng có lẽ còn
khác với nhiều ý kiến hiện nay Một số đề nghị chỉ mang tính định hướng để từng bước
chuyển đổi cơ chế đào tạo nhằm tương thích với thực tiễn trong 10-15 năm đến có thểhình dung được
Trang 18Các vấn đề tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH, 1997
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC
Ngày nay vấn đề “phát triển tài nguyên con người” (Human Resources Development)
được thế giới cho là vấn đề quan trọng nhất trong phát triển Nó vừa có tính chất “mụcđích” vừa có tính chất “phương tiện” Phát triển để phục vụ cho chính con người vànguồn nhân lực cũng là một yếu tố sản xuất có tính chất quyết định nhất để phát triểnkinh tế xã hội nói chung
Giáo sư Lester C T
1) Trưởng khoa quản lý của MIT và là thành viên của Ủy ban Quốc gia về chính sáchnhân lực và Hội đồng các cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ
1)có nói: Trong quá khứ để một cá nhân, một công ty, một quốc gia phát triển có kếtquả, để có thể cạnh tranh với “người hàng xóm” của mình, người ta dựa vào cả 4 yếutố: tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, kỹ thuật và nhân lực Nhưng tình hình vừa quacũng như nhìn về tương lai, giáo sư Lester C T cho rằng: yếu tố thứ nhất và yếu tố thứhai (ít nhất là ở quy mô công ty) đã rút khỏi “phương trình” nói trên, yếu tố thứ ba - kỹ
thuật – cũng đã giảm bớt vai trò của nó Còn lại, kỹ năng và trình độ GD của lực lượng lao động sẽ chiếm vai trò then chốt nhất có tính chiến lược.
Điều đó, nước nào trên thế giới ngày nay hình như cũng đã nhận thức được Vậy mà, cónước đã không đưa ra được một chính sách ưu tiên thực sự cho GD - ĐT; có nước đãkhông lựa chọn được một chiến lược đúng đắn Có nước có nền GD - ĐT khá tốt nhưnglại vẫn chưa đưa được lợi thế này vào công cuộc phát triển kinh tế như trường hợp củaPhilippine Như vậy giữa nhận thức và chính sách, giữa chính sách và hiệu quả, giữahiệu quả lĩnh vực và hiệu quả tổng thể vẫn còn là những khoảng cách lớn Chính vì vậy
mà trong khoảng một trăm nước nghèo và đang phát triển chỉ có trên dưới mười nướcphát triển tốt
Ngay cả trường hợp của Thái Lan, Hồng Kông hay Mỹ cũng có những vấn đề về nguồnnhân lực Thái Lan phát triển tương đối tốt nhưng họ đang rất thiếu cán bộ kỹ thuật cóchất lượng Trong quá khứ họ chỉ có hơn 20% cán bộ tốt nghiệp về khoa học kỹ thuật(Họ đã có kế hoạch tăng tỉ số này lên 40%) Hơn nữa, do những nguyên nhân khác nhau,nhiều người đã chuyển nghề và nhiều người đã không vươn lên được trình độ cao về kỹthuật Còn Hồng Kông, được xem là trung tâm về nhiều phương diện của Châu Á nhưng
họ có rất ít công nghiệp hiện đại Họ đã nhận ra rằng, không thể tiếp tục dựa vào kinh
tế dịch vụ mà phải chuyển sang một xã hội lấy công nghệ làm nền tảng (Technology –based Society) Trong khi đó, vấn đề ở Mỹ là, về cơ bản họ gần như không có hệ thống
Trang 19GD sau trung học phổ thông cho những người không vào ĐH và cao đẳng Và họ cũngcho rằng, họ có thụt lùi về kinh tế so với người Nhật một phần là do họ chỉ có nền GDtốt hơn so với Nhật cho lớp trên 10 – 20% của dân số, còn lại họ để thua người Nhật nền
GD cho nửa dưới của dân số Tiến sĩ Saburo Okia
2) Chủ tịch Viện ĐH quốc tế Nhật bản, là thành viên của Ủy ban điều hành Câu lạc bộRome và vốn là kỹ sư điện
2)cũng đã nói: Một trong những yếu tố làm cho Nhật Bản phát triển kinh tế thành côngsau chiến tranh thế giới thứ 2 là nhờ Nhật Bản đã có một đội ngũ lao động đông đảo(kể cả kỹ sư) có chất lượng cao và chi phí thấp
Việt Nam hãy còn là một nước kém phát triển Để phát triển, có lẽ Việt Nam cũng phảidựa vào cả 4 yếu tố nói trên Tuy nhiên, có thể cho rằng, khả năng xây dựng được mộtđội ngũ lao động cân đối và có chất lượng là một lợi thế so sánh tương đối duy nhất củaViệt Nam Con người Việt Nam có truyền thống hiếu học, thông minh và cần cù ViệtNam cũng đã hình thành được một hệ thống GD tương đối toàn diện và có tỷ lệ dân sốbiết chữ cũng như mặt bằng dân trí tương đối khá 88% và 4,5 năm Theo số liệu điềutra năm 1989, ở nhóm lao động chính từ 15-34 tuổi, số năm trung bình được đào tạo là9,5 năm Có thể cho rằng, một số vấn đề còn bất cập trong hệ thống GDĐT và đội ngũlao động là những hệ lụy của thực trạng kinh tế chưa phát triển cũng như những thiếusót trong chính sách và tổ chức hơn là tiềm năng của chính nền GD của Việt Nam cũngnhư con người Việt Nam Việt Nam còn có một lực lượng người Việt ở nước ngoài kháđông đảo mà mặt mạnh của họ là tiềm năng chất xám và cầu nối (không phải là nguồnvốn)
Chính vì vậy, cấu tố con người (humanware)
3)Công nghệ được hiểu là gồm có 4 cấu tố: Technoware (máy móc), humanware (conngười), infoware (thông tin) và orgaware (tổ chức)
3)Việt Nam phải chăng nên được xem là một cấu tố có thể tạo được một bước nhảy vọttrong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa Một tờ báo Mỹ: ‘‘Tài nguyên con ngườinhư là tất cả những gì Việt Nam đang có…’’ Gần đây Ngân hàng thế giới lại có nhậnxét: Tài nguyên của Việt Nam hạn chế, Việt Nam sẽ phát triển trên cơ sở nguồn nhânlực hơn là những nguồn tài nguyên thiên nhiên… Do đó, các biện pháp về nguồn nhânlực phải được xem là một vấn đề then chốt nhất trong chiến lược công nghiệp hoá vàhiện đại hóa ở nước ta
THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI
Hiện nay, nước ta có khoảng 35 triệu lao động Về mặt cơ cấu, theo ước tính năm 1992
có khoảng 75,0% dân số từ 13 tuổi trở lên có tham gia vào các hoạt động kinh tế, 78%
Trang 2026%, các dân tộc thiểu số khoảng 13,5% Sự phân bổ theo lĩnh vực là: Khu vực 1: nônglâm nghiệp: 36,7%; Khu vực 2: công nghiệp: 20,6%; Khu vực 3: dịch vụ: 38,2% và cáclĩnh vực khác: 4,5% Tỉ lệ tăng dân số trên dưới 2% Mức độ đô thị hoá là 22%.
Theo tổng điều tra 1989: tỉ lệ thất nghiệp của cả nước là 5,8% trong đó nông thôn 4%
và thành phố là 13,2% Tỷ lệ thất nghiệp của độ tuổi 13 – 14 (không đi học) ở các vùng
đô thị là 67,3% và ở độ tuổi 15 – 19 là 45,7% Ở các vùng nông thôn, các tỷ lệ trêntương ứng là 27,4% và 17% Tuy nhiên cũng có tài liệu ước tính ở nông thôn 28% lựclượng lao động chỉ có việc làm không thường xuyên, trên 50% làm việc dưới 200 ngàytrong một năm và 22% lực lượng lao động ở thành phố không có việc làm Lực lượnglao động ước tính tăng khoảng 1 triệu/ năm cho khoảng 15 – 20 năm đến Lực lượng laođộng kỹ thuật chiếm 12% lực lượng lao động, trong đó 20,3% có trình độ ĐH, 35,5% cótrình độ trung cấp và 44,4% là công nhân có tay nghề
Xem GDĐT là quốc sách hàng đầu, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về mặt này trongnhững thập niên qua như đã nói ở trên Tuy nhiên, nếu cho rằng tỷ số dân chúng biếtchữ là tương đối khá, 88%, thì tỷ số này phân phối rất không đều Dân số các tỉnh miềnnúi chỉ chiếm 13,5% nhưng tỷ lệ số người mù chữ lại đến 35% Ở một số nhóm dân tộc
ít người tỷ số người mù chữ lên đến 70% Ở đồng bằng sông Cửu Long, số trẻ em mùchữ là 28% Về mặt bằng dân trí cũng vậy, cả nước là 4,5 năm, Hà nội, 5,9 năm, thànhphố Hồ Chí Minh 5,2 năm, Hậu giang 3,3 năm và Tây nguyên 2,5 năm
Cũng theo tổng điều tra 1989, cả nước có 24,0% dân số tốt nghiệp tiểu học, 6,9% tốtnghiệp trung học, 2,7% tốt nghiệp các trường dạy nghề và 1,6% tốt nghiệp ĐH và caođẳng Căn cứ trên số liệu 1993 ta thấy, tỷ lệ số học sinh tiểu học và trung học so vớidân số của Việt Nam xấp xỉ tỷ lệ này của các nước trong vùng (16,81% và 4,7%),nhưng tỷ lệ SV trên dân số lại rất thấp; trong khi Thái Lan: 1,53%, Singapore 2,14%,Philippine 2,8% thì Việt Nam chỉ xấp xỉ 0,2% Cả nước hiện nay đã có đến 103 cáctrường ĐH và Cao đẳng, tăng từ 85 năm 1980 đến 103 năm 1990, nhưng số SV giảmliên tục từ 153.671 xuống còn 126.025 Về tổ chức đào tạo nghề nghiệp, cả nước hiện
có 270 trường trung cấp kỹ thuật, 242 trường dạy nghề và 200 trung tâm dạy nghề ở cácđịa phương Năm học 1990-1991, tổng số học sinh trung học chuyên nghiệp là 138.508giảm từ 155.760 ở năm 1980, và học sinh học nghề là 100.150 giảm từ 244.100 ở năm1980
Trong mấy năm gần đây, số SV ĐH đã tăng lên một cách đột ngột, đặc biệt là số SV ởcác trường ĐH mở (ước tính có trên dưới 50.000 SV trong năm học 1993-1994) và SVđào tạo tại chức (tăng gấp 3 lần so với năm học 1987-1988 và có đến trên 89.000 người)
Thực trạng nói trên rõ ràng không đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, ngay cả trong giai đoạn khởi đầu hiện nay Khi thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đương nhiên nhu cầu đòi hỏi còn cao hơn và phải có những dựbáo về nguồn nhân lực theo cả về số lượng, cơ cấu và trình độ Đáng tiếc vấn đề này cho
Trang 21đến nay vẫn còn chưa được thực hiện Tuy nhiên, đối chiếu với những định hướng và dựbáo phát triển, theo phương thức nghiên cứu chẩn đoán (diagnosis) chúng ta có thể rút
ra những vấn đề tồn tại sau đây:
• Vấn đề mặt bằng dân trí: Như đã nói trên, mặt bằng dân trí (MBDT) hiện nay ở
nước ta chỉ khoảng 4,5 năm Trong khi đó, MBDT của Malaysia năm 1967 là5,0 năm và của Hàn Quốc năm 1980 là 8,0 năm Hơn nữa, cần lưu ý là từ năm
1979 đến năm 1989, MBDT ở nước ta chỉ nâng lên được 0,1 năm Tuy nhiên,như ở trên đã nói, tỷ lệ số học sinh trên dân số ở nước ta cũng đã xấp xỉ vớinhiều nước trong vùng và ở nhóm tuổi lao động chính từ 15-34 tuổi, số nămtrung bình được đào tạo là 9,5 năm, trong khi đó tỷ lệ công nhân lành nghề,
trung học chuyênnghiệp và SV trên dân số hãy còn rất thấp Vậy phải chăng,
vấn đề MBDT đang khu trú chủ yếu ở khu vực này?
• Tỷ lệ mất cân đối: Trước hết ta thấy, lực lượng lao động kỹ thuật ở nước ta chỉ
có 12% dân số là một tỷ lệ khá thấp Do đó cần phải tăng quy mô đào tạo Mặtkhác, tỷ lệ giữa 20,3% có trình độ ĐH, 35,5% có trình độ trung cấp và 44,4% làcông nhân lành nghề cũng là một tỷ lệ không hợp lý Lẽ ra chúng ta nên có, ví
dụ, khoảng 4 cán bộ trung cấp kỹ thuật có kỹ năng cao trên một kỹ sư Nhưnghọc sinh không muốn vào học các trường trung cấp Đó là hệ quả, một phần củatâm lý Á Đông (và đặc biệt là của Việt Nam) và một phần là do thiết kế hệthống đào tạo thiếu liên thông-“ngõ cụt” và do cả việc “bao cấp” trong đào tạo
Ở thành phố Hồ Chí Minh hàng năm có khoảng 10.000 học sinh vào các trường ĐHnhưng chỉ có khoảng 6.000 học sinh thi vào các trường trung học chuyên nghiệp và cáctrường này thường chỉ tuyển được trên 50% chỉ tiêu Ngay trong đội ngũ cán bộ có trình
độ ĐH và trên ĐH, số cán bộ về luật pháp, hành chính, quản lý, kinh doanh v.v… cóchất lượng cũng có một tỷ lệ rất thấp Mặt khác, trong lực lượng lao động có trình độcao ở Việt Nam có rất ít “chuyên gia” loại “tổng quát” (generalists) nhưng tỷ lệ nhữngchuyên gia về khoa học cơ bản lại tương đối cao Do đó, tỷ lệ về cơ cấu, lĩnh vực cònthiếu cân đối
(3) Chất lượng lao động thấp: Đây là hệ quả của công tác đào tạo Về GD và chất lượng
đào tạo đã có một nghiên cứu toàn diện qua dự án VIE/89/002, phối hợp giữa bộ GDĐT,UNDP và UNESCO Điều tôi muốn nói thêm ở đây là, phải chăng chúng ta đã bị ảnhhưởng quá nhiều của những nền GD truyền thống, hàn lâm và đã để cho chương trình
- nội dung đào tạo bị tách xa cuộc sống, tách xa sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, tách xa khả năng xin việc làm Trong đào tạo cán bộ kỹ thuật và dạy nghề, chươngtrình thường thiếu hẳn phần “GD tổng quát” hay “GD tự do” (Liberal education) Nhữngngười tốt nghiệp thiếu khả năng giải quyết vấn đề (problem solving) và khả năng thíchnghi, thiếu tác phong lao động công nghiệp và làm việc theo nhóm (teamwork)
(4) Sử dụng thiếu hiệu quả: Như chúng ta đã biết, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Trang 22này được đào tạo chuyên nghiệp Phần lớn số cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp lạilàm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ;trong khi đó, nông lâm ngưnghiệp với trên 70% lực lượng lao động lại chỉ thu hút được có 7% số cán bộ này Hiệnnay còn có hiện tượng nhiều cán bộ kỹ thuật được đào tạo “để phục vụ công cộng” đãnhanh chóng chuyển sang ngành khác Khoảng 5-7 năm gần đây, có lẽ trên 75% số kỹ
sư thủy lợi tốt nghiệp ở ĐH Bách Khoa Tp.HCM đã bỏ ngành sau khi ra trường
Mặt khác, ở một chừng mực nào đó, chúng ta cũng đã có được một đội ngũ cán bộ khoahọc và kỹ thuật có trình độ chuyên môn khá, có một số đỉnh cao mà chúng ta đã vớitới Nhưng thật đáng tiếc, nhiều người còn chưa được sử dụng đúng chỗ, còn chưa đượctrọng dụng, hưởng lương bổng chưa được tương xứng Hiện tượng chảy máu chất xámcũng đã xuất hiện trong 3-4 năm gần đây
TÓM LẠI
Phát triển nguồn nhân lực được xem là một yếu tố có tính chiến lược then chốt nhất chophát triển kinh tế-xã hội nói chung và công nghiệp hóa - hiện đại hóa nói riêng Đâycũng là một lợi thế so sánh tương đối của Việt Nam Tuy nhiên, nguồn nhân lực của ViệtNam hiện nay lại đang còn rất nhiều bất cập nếu nhìn cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu,lĩnh vực, trình độ và sự tương thích với mục tiêu chiến lược của công nghiệp hóa - hiện
đại hóa của đất nước ?
Trang 23Giáo dục đại học “đại trà” và sự “phân tầng”, 1998
Trong năm ba năm gần đây và đặc biệt là từ sau ‘‘Hội nghị đào tạo ĐH toàn quốc’’ tại
Hà Nội (9-11/4/1998) các cấp lãnh đạo đã thực sự băn khoăn, dư luận xã hội đã thực sựbối rối trước những vấn đề của GDĐH Băn khoăn, bối rối đến nỗi báo chí đã phải dùngđến những từ ngữ như: “ĐH Việt Nam – cuộc thử nghiệm bất thành”, “Hai ĐH quốcgia(ĐHQG)… vẫn còn như một bức tranh dang dở” Vậy thì vấn đề đang nằm ở đâu ?
Áp lực của nhu cầu đào tạo ĐH đại trà.
Theo một khảo sát mới nhất về GDĐH trên thế giới thì ngày nay người ta đang có xuthế xem văn bằng ĐH là tấm giấy thông hành không thể thiếu để tuổi trẻ có thể lọt quađược bộ máy sàng lọc của người thuê việc và là một hình thức đầu tư có hiệu quả caocho tương lai Hơn nữa, con người đương thời luôn có nhu cầu đuợc học và được hiểubiết Hai nhu cầu chính đáng và cần thiết này trùng hợp nhau, đưa đến một áp lực rất lớntrong việc mở rộng nhanh quy mô GDĐH Do đó, nền GDĐH không còn chỉ dành riêng
cho một bộ phận “tinh hoa” mà đã trở thành một nền “GDĐH đại trà” (mass).
Trên thế giới số lượng SV đã tăng lên rất nhanh trong nhiều thập niên qua Theo thống
kê năm 1993 của Liên Hiệp Quốc, quy mô GDĐH tính theo tỷ lệ SV trong độ tuổi 18
-22 ở các nước phát triển cao, trung bình đã là 23,4%, phát triển vừa – 14% và phát triểnchậm – 5,7% Tỷ lệ đó hiện nay ở Pháp là trên 35%, Tây Ban Nha trên 25%, Nauy gần20%, Thái Lan trên 10% Về tốc độ tăng, Canada sau 10 năm (1985 – 1995) đã tăng tới26%, đưa tỷ lệ nói trên lên 40% Ở Mỹ, sau 130 năm (1840 – 1970) số SV vào ĐH tăng
417 lần trong khi dân số chỉ tăng 12 lần
Những thay đổi của sứ mệnh.
Cho đến những năm đầu của thế kỷ trước, trường ĐH vẫn thường được hiểu như là “nơibảo vệ những tri thức và khoa học, sự thật và nguyên lý, v.v…” Thậm chí người ta còncho rằng: cần phải tách rời việc “mưu cầu chân lý” khỏi những “quan tâm cần thiết” củanhân loại Thế giới từ nửa sau thế kỷ 20 không còn như vậy nữa, trường ĐH ngày nay
lại được hiểu như là “Nơi sản xuất và truyền bá tri thức vì những lợi ích thiết thực của con người”.Cùng với nhu cầu đào tạo đại trà, SV ĐH ngày nay không còn chủ yếu là
những tăng đồ và y sinh nữa, chương trình đào tạo ĐH ngày nay không chỉ chủ yếu làcác môn học thuộc về (Tiếng Anh gọi là) “Liberal Education” nữa, không chỉ có Ngữpháp, Logic và Hùng biện, không chỉ có Hình học, Đại số và Thiên văn, v.v…Trường
ĐH, Giáo sư ĐH và SV ĐH ngày nay đã được “bình thường hóa”.
Mặt khác, quan trọng hơn là những thay đổi về sứ mệnhcủa các trường ĐH trong nền
Trang 24GD trên thế giới đã tranh luận dai dẳng vấn đề này từ những năm 60 Và ở Anh đã từng
có những nhận định gần như chính thức: “Nhiều hơn có nghĩa là tồi hơn” Vậy phảichăng các trường ĐH hiện nay đã không còn đáp ứng được những sứ mệnh mới củamình?
Hai xu hướng trong mối quan hệ quy mô và chất lượng.
Xu hướng thứ nhấtxem trường ĐH phải là “tinh hoa” (như nhau) và sứ mệnh của nó
vẫn phải là: kết hợp đào tạo trình độ / chất lượng cao với nghiên cứu khoa học (NCKH)như kiểu trường ĐH mà ngày nay người ta gọi là ĐH kiểu truyền thống (TraditionalUniversity) Thực tiễn cho thấy, gần như không một nước nào thiết lập được một hệthống như vậy trong bối cảnh của đào tạo đại trà Lý do trước hết là chi phí, (kể cả ởnhững nước dành đến 20-25% ngân sách quốc gia cho GD) Sau nữa, với số đông: tàinăng, tư chất, sở thích, hoàn cảnh, chất lượng được đào tạo ở trung học, v.v… của SV
để hoàn thành chương trình 4 năm, tỷ lệ tốt nghiệp cũng khá thấp; ở Đức SV cũng phảingồi chật ở các hội trường lớn và rất hiếm khi gặp được thầy cô giáo
Trong khi đó, xu hướng thứ hai khẳng định rằng: “Nhiều hơn chắc chắn là tồi hơn nếu ta
cứ cố tình biện bạch là tất cả các trường ĐH đều như nhau” Từ đó, từng bước họ thiết
lập một hệ thống GDĐH đại trà phân tầng: Một số ít ĐH kiểu truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng cao và chú trọng NCKH, đa số các ĐH còn lại có chức năng chủ yếu
là đào tạo nghề nghiệp (vocational education) Trên thực tế, một hệ thống “nhị nguyên”
(binary) như vậy rẻ hơn, hiệu quả hơn và thích ứng tốt hơn với tài năng và nhu cầurất khác nhau của SV Phần Lan, Thụy Sĩ, Úc, Mỹ, một số bang ở Đức…đang đi theo
xu hướng này Ở Úc có hệ thống trường đào tạo nghề sau trung học phổ thông TAFE(Technical and Further Education) Ở Đức có hệ thống ĐH gọi là “Fachhochsehulen”chú trọng những môn học kỹ thuật và dạy nghề Ở Mỹ có hệ thống CĐ cộng đồng (đãtừng bị thế giới chế nhạo)
Thuộc xu hướng này, trường hợp của bang California thường được trích dẫn như một
ví dụ thành công Họ đã tạo nên một cơ cấu 3 tầng các trường ĐH để đảm bảo tính đa
dạng: Ở đỉnh là 9 trường ĐH chọn lọc khoảng 12% số SV và bên dưới là hệ thống ĐH
“multi-campus” thu nhận khoảng 26% SV và dưới cùng là khoảng 100 trường ĐH cộngđồng đào tạo trên 1 triệu SV của bang Nhờ cơ cấu này mà họ, một mặt mở rộng đượccửa của các trường ĐH, mặt khác lại xây dựng được nhiều trường ĐH có chất lượng
Trang 25cao nhất trên thế giới như Berkeley, California Institute of Technology (chưa đến 2.000SV), Standford (tiền thân và là trung tâm của khu công nghệ cao Silicon Valey ngàynay), v.v…
Những băn khoăn bối rối trong chất lượng đào tạo.
Trong những thành tựu của 10 năm đổi mới, có lẽ chủ trương “mở rộng quy mô(GDĐH), đa dạng hóa các loại hình đào tạo, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách
để phát triển, v.v…” đã được thực tiễn sinh động khẳng định là con đường đúng Tuynhiên, trên con đường này, đúng là đang có những băn khoăn, bối rối
Trước hết, đó là những băn khoăn bối rối về chất lượng đào tạo bộ GDĐT nói: “Chất
lượng GDĐH đang được nâng dần trên một số mặt”, “có những cải tiến bước đầu” GS.Nguyễn Văn Hiệu nói: “Sự tụt hậu của hệ thống GDĐH so với chính chúng ta trongnhững thập kỷ trước” (Thời báo kinh tế Việt Nam, 11/4/98) Thiết nghĩ, chưa phải lànhư vậy
Trên thực tế, ở Việt Nam tỷ lệ SV trên dân số tính đến năm 1990, chỉ có 0,2%, còn rấtthấp so ngay với các nước trong vùng như Indonesia 1,0%, Thái Lan 1,6% Vì vậy, khi
có chủ trương mở rộng quy mô và xã hội hóa GD, số lượng SV đã tăng lên rất nhanh,tăng hơn 5 lần sau 7-8 năm, đưa tỷ lệ trên lên được xấp xỉ 1,0% Hiện nay đã có khoảngtrên 700.000 SV Và mục tiêu chiến lược của ngành GDĐT cho những năm sắp đến vẫnlà: Tăng tỷ lệ SVĐH trong độ tuổi từ 4,9% hiện nay lên 7% năm 2000, 15% năm 2010
và 25% năm 2020 (Văn kiện Hội nghị TW2) Như vậy, mặc dù số lượng SV đã tăng rấtnhanh trong những năm qua, số lượng SV vẫn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những thập
kỷ đến
Khi mở rộng nhanh quy mô, chúng ta thực sự đã chuyển từ một hệ thống GDĐH chodưới 5% sang một hệ thống GDĐH cho khoảng 25% số học sinh tốt nghiệp trung họcphổ thông và từng bước chuyển sang nền GDĐH đại trà Trong bối cảnh đó, chất lượng
đào tạo bình quân của cả hệ thống GDĐH có giảm xuống là điều đương nhiên, thiết nghĩ
chẳng có gì là phải băn khoăn bối rối Cần tạm thời chấp nhận điều đó Hàn Quốc trướcđây cũng đã từng chấp nhận như vậy
Giải pháp là một mạng lưới trường ĐH có dạng phân tầng.
Nếu giả thiết, chúng ta thừa nhận xu hướng thứ hai của thế giới, phải chăng giải phápcho những băn khoăn bối rối nói trên là một mạng lưới các trường ĐH có dạng phântầng cho khoảng 10-15 năm đến như sau:
1 Các trường ĐH đa lĩnh vựcquốc lập có tính chất quốc gia đào tạo thiên về tinh hoa, theo diện rộng, liên ngành và chú trọng NCKH Các trường này sẽ đào tạo
Trang 26phải và trực thuộc toàn diện bộ GDĐT Các ĐH đào tạo năng khiếu và đào tạotheo những mục tiêu đặc biệt cũng thuộc nhóm này.
2 Các trường ĐH đa ngànhcông lập và tư thục (dân lập), đào tạo chủ yếu về kỹ thuật – nghề nghiệp (technical & vocational) có tính chất đại trà, thầy cô giáo
chủ yếu làm công tác giảng dạy Các trường ĐH này đào tạo khoảng 40% tổng
số SV và có thể trực thuộc toàn diện vào bộ GDĐT hoặc trực thuộc vào các bộchuyên môn – kỹ thuật, ủy ban nhân dân (Sở GDĐT) các tỉnh / thành, các tổngcông ty lớn
3 Phát triển từng bước một hệ thống Đại học cộng đồng (ĐHCĐ) ở một số địa phương để đào tạo đại trà phù hợp với nhu cầu và ngành nghề của địa phương,
thời gian đào tạo 2 năm Một số ít SV giỏi ở các trường này có thể học cácchương trình chuyển tiếp (transfer programs) để thi chuyển vào các ĐH 4 nămkhác Học phí ở các ĐHCĐ rất rẻ và một tỷ lệ lớn SV được nhận học bổng từngân sách địa phương Trong khoảng 10-15 năm đến, các ĐHCĐ đào tạo
khoảng 35 - 40% tổng số SV
Phải chăng đó là giải pháp cơ bản cho những băn khoăn bối rối nói trên ?
Trang 27Tấm áo mới cho mô hình ĐH quốc gia, 1998
LTS Từ năm 1996, khi còn là đại biểu Quốc hội khóa IX, Giáo sư Phạm Phụ đã có chín
đề nghị về giáo dục đại học (ĐH) Theo ông là nên sắp xếp lại các trường ĐH có quy
mô vừa phải, xem lại việc lập ĐH đại cương (ĐHĐC)… Bây giờ, ông vừa là Giáo sưtrường ĐH Kỹ thuật, vừa đảm nhận vai trò trưởng ban quản lý dự án khu công nghệ caoTP.HCM
Sau Hội nghị đào tạo ĐH toàn quốc tại Hà Nội tháng 4 – 1998, một trong những vấn đềđang tranh cãi là sự hình thành và phát triển của các đại học quốc gia (ĐHQG) Mặc dùcác ĐH này ra đời từ chủ trương và quyết định của Chính phủ, nhưng thực tế hoạt độngvài năm đã bộc lộ nhiều vấn đề đáng quan tâm Giáo sư Phạm Phụ nói ông thực sự lolắng cho nền giáo dục ĐH của đất nước với ý thức trách nhiệm và tâm huyết của mộtngười thầy lâu năm… Ông đã dành thời gian trao đổi với phóng viên TTCN
NÊN CÓ BA, BỐN ĐH MANG TÍNH CHẤT QUỐC GIA TẠI TP.HCM:
Quả đúng là sau hội nghị đào tạo ĐH toàn quốc tại Hà Nội, những người có trách nhiệm
và tâm huyết với nền GD nước nhà đã thực sự băn khoăn, lo lắng như Giáo sư Tuynhiên, điều mà các đại biểu tranh cãi nhiều ở hội nghị là mô hình ĐHQG và quy trìnhđào tạo hai giai đoạn thì dường như vẫn chưa ngã ngũ…?
• Mục tiêu hình thành ĐHQG ai cũng đã rõ Chúng ta hoàn toàn có thể có những
ĐH tiêu biểu trong vùng, trong khu vực Nhưng trong quá trình thực hiện đãlàm nảy sinh những chệch choạc giữa biện pháp thực hiện với chủ trương, do
đó đã không đạt được mục tiêu mong muốn Tôi nhớ khi bắt đầu triển khai môhình này, cựu Bộ trưởng bộ GD và Đào tạo (GD & ĐT) Trần Hồng Quân có lần
đã thừa nhận với tôi: Bộ cũng chưa được tham khảo kỹ
Nét cơ bản của GDĐH chúng ta là từ quy trình đào tạo theo kiểu “tinh hoa” chuyển sang
“đại trà” Cổng trường ĐH không còn xa vời như trước nữa đối với giới trẻ, song nhữngtrường ĐH đa lĩnh vực không vì thế mà quy mô phải lớn Kinh nghiệm của thế giới chothấy, các trường ĐH có chất lượng cao thường là có quy mô vừa phải Ở Mỹ, các trường
có chất lượng hàng đầu thế giới như ĐH kỹ thuật California chỉ có 1.973 sinh viên (SV),Học viện kỹ thuật Massachusette (MIT): 9.960 SV, ĐH Standford: 14.048 SV… ĐHChiangmai (Thái Lan) chỉ khoảng 11.000 SV… Đây đều là những ĐH đa lĩnh vực, vớitính chất quan trọng thể hiện ở những ngành học liên ngành
Trong khi đó, ĐHQG TP.HCM có quy mô tới 130.000 SV Tỉ lệ SV/ Giảng viên trungbình đã là 48, ở một số bộ phận tỉ lệ này lên đến 80, 100 Chúng tôi không khỏi e ngại
Trang 28không thể nói là sát nhập để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực Đấy là chưa nói tớikhả năng quản lý trước một quy mô “khổng lồ” như trên Như vậy khó lòng có thể đạtđược mục tiêu xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao đạt trình độ quốc tế Giáo sưHoàng Tụy đã rất có lý khi ông nói về mô hình ĐHQG: “Một kinh nghiệm buồn về ýtưởng hay nhưng thực hiện không hay”.
Tại hội nghị đào tạo ĐH, có ý kiến cho rằng nên sắp xếp lại mô hình ĐHQG TP.HCMbằng cách cho tách riêng trở lại một số trường Thậm chí có người nói nên thành lậpnhững ĐH mới hoàn toàn Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
• Nếu lập ra một ĐHQG mới hoàn toàn rồi quy tụ người giỏi về, dần dần xâydựng một trung tâm đào tạo chất lượng cao thì trước mắt tính khả thi còn thấp,nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay Theo tôi, ở thành phố có thể hìnhthành ba, bốn ĐH có tính chất quốc gia để tạo sự cạnh tranh trong đào tạo Cáctrường thành viên như ĐH Kinh tế, ĐH Kỹ thuật… vốn đã có tính chất củatrường ĐH đa ngành Trường ĐH Tổng hợp (cũ) đã có ít nhiều tính chất đa lĩnhvực Do đó, từ các trường này, hoàn toàn có thể phát triển thêm một số lĩnh vực
để tại TP.HCM có một số trường có tính chất của ĐHQG truyền thống đa lĩnhvực, với quy mô mỗi trường khoảng 20.000 – 30.000 SV
Còn cách tổ chức lắp ghép máy móc các trường ĐH truyền thống đã có để thành một
ĐH quá lớn như hiện nay đã gặp phải những bất lợi như: SV tập trung quá đông, vượtquá khả năng quản lý, thêm cấp trung gian, hiệu quả kinh tế thấp và không phù hợp vớitâm lý tổ chức truyền thống Hơn nữa, kiểu lắp ghép trên còn dễ tạo ra “quán tính trìtrệ”, độc quyền hơn là tạo ra những “nhân tố mới”…
Như vậy, cái gọi là ĐHQG hiện nay sẽ tồn tại ra sao?
• Tất nhiên không có phương án nào là hoàn hảo hết Nhưng trong tình hình hiệnnay, tôi cho rằng ĐHQG TP.HCM hiện có chỉ nên ở dạng liên hiệp, hoặc hiệphội các trường ĐH như nhiều nước đã thực hiện Liên hiệp này chịu trách
nhiệm tổ chức những quan hệ như hợp tác nghiên cứu, chuyển trường, đặc biệt
là phương án liên thông giữa các trường ĐH Các ĐH có tính chất quốc gia chỉduy trì những chương trình đào tạo của chính mình Bộ trưởng Nguyễn MinhHiển khi trao đổi với tôi qua ĐT đã hỏi: “ĐHQG hiện nay nên chữa bằng cáchnào?”, và tôi cũng đã trả lời như trên Ở Mỹ cũng có một “Liên hiệp ĐH Trung-Tây” gồm mười trường ĐH ở vùng Trung – Tây theo dạng này
LÀM GÌ KHI BỎ ĐH ĐẠI CƯƠNG?
• Bộ GD-ĐT đã quyết định theo tinh thần của hội nghị đào tạo ĐH là không hình thành riêng một trường ĐH đại cương (ĐHĐC) Nhưng, ở ĐHQG TP.HCM, người ta đã họp bàn nhiều lần vẫn chưa có một quyết định chính thức về số
Trang 29phận hơn 16.500 SV khoá 1998 sẽ được tuyển mới vào tới đây Theo Giáo sư thì nên chọn giải pháp nào?
• Lập riêng một ĐHĐC bằng cách ghép các bộ phận giảng dạy đại cương ở một
số trường thành viên, tách rời SV ở giai đoạn một với ngành nghề mà họ đãchọn, và không cân đối số lượng tuyển sinh “đầu vào” với khả năng đào tạogiai đoạn chuyên ngành, từ đó tạo nên một khung cửa hẹp đối với SV khi phảivượt qua một “kỳ thi ĐH thứ hai” khắc nghiệt để vào học chuyên ngành làkhông thể chấp nhận Vả lại chứng chỉ ĐHĐC trong thực tế đã trở thành những
“bán thành phẩm” chưa thể tạo liên thông khi đổi ngành hoặc đổi trường …
Theo tôi, không có gì phải băn khoăn về giải pháp thay thế khi không còn ĐHĐC Đaphần các ĐH hiện nay đều đã có bộ phận giảng dạy khối kiến thức cơ bản ở giai đoạnnày Vì vậy, SV chọn vào ngành nào của trường nào thì cứ về đấy mà học thôi Nếu cótăng cường thêm mảng kiến thức nào đó thì “Liên hiệp các trường ĐH” với sự chỉ đạocủa bộ GD-ĐT có kế hoạch phối hợp giảng viên để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy
• Thưa Giáo sư, các trường cũng đang lúng túng trước quyết định bỏ kỳ thi
chuyển giai đoạn từ khóa học 1997?
• Tôi cho rằng vẫn cần thiết tổ chức một kỳ thi tuyển vào giai đoạn chuyên ngànhđối với những SV có nguyện vọng đổi ngành, hoặc muốn chuyển trường …Còn đối với những SV đã chọn ngành từ khi thi tuyển vào rồi thì không phải thichuyển giai đoạn nữa Căn cứ vào điểm học tập trung bình chung của SV để xéttuyển vào giai đoạn chuyên ngành Nếu thiếu điểm, SV phải học lại Các
trường áp dụng học chế tín chỉ cũng tương tự như vậy ?
HỒNG QUỲNH thực hiện
Trang 30Về quy mô và chất lượng các trường ĐH của Mỹ, 1998
1 most/ 2 highly/ 3 more/ 4 competitive/ 5 less/ 6 non-competitive, bao gồm cả điểm trắc nghiệm khi nhập học (SAT hoặc ACT) và biến thiên trong một phạm vi rất rộng so với nhiều nước.
Còn quy mô thì được chia thành 4 nhóm
Được chia thành 4 nhóm: 1 ≥20.000 SVĐH; 2 12.000 – 19.999; 3 4.000 – 11.999; 4 < 4.000
MỘT VÀI SỐ LIỆU
• Về quy mô, có trên 80% số trường có quy mô dưới 4.000 sinh viên ĐH
(SVĐH), trong đó khoảng 30% có quy mô dưới 1.000, thậm chí một số trường
có số SV chỉ đạt đến con số hàng trăm, hàng chục (thường là các trường tôngiáo)
Đến năm 1995, chỉ có 31 trường có quy mô trên 20.000 SVĐH, 6 trường có trên 30.000SVĐH Trường có số SVĐH lớn nhất là University of Texas at Austin: 35.088 SVĐH.(cũng là trung tâm của Khu Công nghệ cao Austin)
Nếu tính cả SV sau ĐH và các loại khác cũng không có trường
nào có quy mô đến 50.000 Có lẽ trường có tổng số SV lớn nhất là Ohio State University:46.676 SV
1 Về chất lượng, các trường có chất lượng đào tạo cao
Sự sắp hạng là tương đối và thay đổi sau một số năm nhưng các trường này gần như luôn ở nhóm 1.
(cạnh tranh mức 1) thường có quy mô vừa phải Tổng số SV của CaliforniaInstitute of Technology là 1.973, Princeton University là 6.419, MIT: 9.960,Georgetown University: 12.618, Standford University: 14.084, Harvard
University: 18.480 và Cornell University: 18.914,… Ở nhiều trường loại này,
số SV sau ĐH chiếm một tỷ lệ cao, số SVĐH chỉ chiếm khoảng 40-50%, trongtổng số SV Ví dụ, SVĐH của MIT chỉ có 4.495, Harvard: 6.643 Có trường cóquy mô rất nhỏ cũng được xếp vào mức cạnh tranh 1 như Pomano College ở
Trang 31Bang California chỉ có 1.402 SV Sáu trường có số SVĐH trên 30.000 nói trênđược xếp hạng về mức độ cạnh tranh như sau: 3 trường loại 3/6, 2 trường loại4/6 và 1 trường loại 5/6 Thậm chí có trường trong số này không có đào tạoPh.D Trong năm, ba thông số giới thiệu về chất lượng trường ĐH người tathường đưa con số tỷ lệ SV ĐH / thầy cô giáo Tỷ lệ này ở các trường chấtlượng cao thường dưới 10 và ít thấy trường có tỷ lệ trên vượt quá 20.
2 Về đa ngành, đa lĩnh vực, các trường nói trên như đều là “đa ngành, đa lĩnh
vực” Ở trường công nghệ MIT cũng có cả Quản trị kinh doanh, Thông tin vàBáo chí… Ngay ở Pomano College cũng có đồng thời Sinh học và Fine Arts,Toán học và Interdisciplinary studies Còn đương nhiên, ĐH kiểu như
Standford thì có cả Toán học, Kỹ thuật, Quản trị kinh doanh, Sư phạm, Y học,Luật học, v.v… (cũng là trường lập ra Standford Research Park – Trung tâmcủa Silicon Valley)
MỘT VÀI SUY LUẬN
Có lẽ người ta cho rằng:
1 Về mặt kinh tế và quản lý đào tạo, khi quy mô quá lớn thì chi phí đào tạo cho 1
SV lại tăng lên (diseconomies of scale) Quy mô còn phụ thuộc vào khả năngquản lý Cũng chính vì vậy trong “GDĐH về công nghệ cho các nước Châu Á
ở thế kỷ 21”, các nhà GD lớn khuyên: Trường ĐH kỹ thuật không nên vượt quá10.000 SV Trong quản lý, khi trường ĐH quá lớn, nếu chia ra nhiều cấp (dạngtập quyền – hierachy) thì nặng nề và quan liêu, nhưng nếu chia 3 cấp như thông
lệ (Trường, Khoa, Bộ môn) thì sẽ có quá nhiều đơn vị trực thuộc trong một cấpquản lý, vượt quá phạm vi quản lý có hiệu quả Ở một cấp khó có thể quản lýtốt trên 20-30 đơn vị trực thuộc
1 Về mặt pháp lý, không cứ cần có mối liên hệ phụ thuộc nhau, ví dụ vấn đề hợp
tác nghiên cứu, chuyển trường /liên thông…, lại gộp lại thành một đơn vị phápnhân Các quan hệ đó cần được giải quyết bằng dạng hiệp hội, bằng các camkết dân sự “Liên hiệp ĐH Trung, Tây Hoa Kỳ”, MUCIA, gồm 10 trường ĐH ởvùng Trung – Tây được thành lập năm 1994 là một ví dụ Vả lại, sự “cạnhtranh” lành mạnh giữa các trường ĐH vẫn rất cần thiết (Có lẽ vì vậy mà liênquan đến chất lượng / sắp hạng họ đã dùng “mức độ cạnh tranh” – competitive
để phân loại)
2 Về mặt chất lượng đào tạo, để đáp ứng nhu cầu khách quan, với “GDĐH đại
trà” (mass higher education) trên thế giới ngày nay họ chấp nhận quan điểm: cónhiều cấp độ chất lượng ngay trong một cấp đào tạo ĐH và phải đồng thời cóđào tạo “tinh hoa – chất lượng cao” và đào tạo “đại trà” Tinh hoa phải là số ít,đại trà là số nhiều Theo khảo sát năm 1997, thế giới cho rằng, mô hình thànhcông là mô hình có 3 cấp độ chất lượng và nêu ý “more will mean worse” Như
Trang 32cao Vả lại quy mô còn phải gắn với chất lượng, một phần thể hiện qua tỷ lệ sốlượng SV / thầy giáo như đã nói ở trên.
3 Về vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực, ngay quy mô dưới 10.000 SV vẫn tổ chức tốtviệc đào tạo đa ngành đa lĩnh vực Vả lại cần phải có nhiều trường đa ngành đalĩnh vực và quan trọng hơn là xây dựng một số chương trình đào tạo
(curriculum) có tính chất liên ngành (interdisciplinary studies) “Tính đa ngành,
đa lĩnh vực” còn cần thể hiện trong chính mỗi chương trình đào tạo chứ “đangành, đa lĩnh vực” không có mục đích tự thân
TÓM LẠI
Xu thế của thế giới hiện nay là “GDĐH đại trà” do đó phải có nhiều cấp độ chất lượng.Mặt khác, vấn đề “định chế tổ chức” (institutional aspects) là rất quan trọng trong tổchức thực hiện Do đó, quy mô các trường ĐH cùng với quan niệm về chất lượng đàotạo ở Mỹ là những nội dung rất đáng tham khảo ?
Trang 33Về thiết kế và tổ chức mạng lưới các trường đại học, 1999
Hiện nay Nhà nước đang xem xét phương án mạng lưới các trường ĐH (MLĐH) cho đến năm 2020 qua đề án của bộ GD và Đào tạo (GDĐT) Nhằm góp phần làm rõ vấn
đề, bài viết này đề xuất một số nguyên tắc, tiêu chí thiết kế và một vài giải pháp cho mạng lưới.
NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ ĐẶC TRƯNG
MLĐH ở đây được hiểu là mạng lưới trường cho GD sau Trung học phổ thông, baogồm cả đại học (ĐH) và Cao đẳng (CĐ) như đã nêu trong Điều 34 của Luật Giáo dục(Tertiary / Post - secondary Education) Nói đến MLĐH trước hết là nói đến nhiệm vụcủa GDĐH và từ đó là tính chất và cơ cấu của hệ thống Nhiệm vụ tổng quát của GDĐH
là phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực và thoả mãn nhu cầu học tập chính đáng của
nhân dân, nhiệm vụ này đang từng bước được cụ thể hoá trong quá trình xây dựng chiến lược / “tầm nhìn” (Vision) cho GDĐH Việt Nam hiện nay Về mặt tính chất và cơ cấu
của hệ thống, nói về MLĐH là nói về quy mô, sự phân bổ sứ mạng / nhiệm vụ (Mission),
cơ cấu xã hội - trình độ - ngành nghề, sự phân bố trên lãnh thổ và cách tổ chức quản lý.Việc sắp xếp lại MLĐH để phát triển còn cần phải đặt trong bối cảnh của thực trạng,chính sách của Nhà nước và những ràng buộc về nguồn lực
Để có thể thiết kế được các yếu tố nói trên, trước hết có lẽ cần dự tính những biến đổi vàphác thảo những nét đặc trưng cơ bản nhất của GDĐH Việt Nam trong khoảng 20 nămtới Chúng tôi cho rằng các biến đổi và đặc trưng đó là:
• Cần có thêm hàng triệu “chỗ học” mới
Ở nước ta, trong 8 - 9 năm qua số lượng SV đã tăng lên quá nhanh, trên 5 lần Hiện nay
có khoảng 720 ngàn SV Tuy vậy số SV năm 1997 cũng chỉ mới chiếm 4,9% số thanhniên trong độ tuổi (18 -23 tuổi) Theo dự kiến tỷ lệ này sẽ đạt 7% năm 2000, 15% năm
2010 và 25% năm 2020 (Dự thảo Văn kiện hội nghị TW2).
Như vậy, đến năm 2020, MLĐH ít ra phải đáp ứng cho được số lượng SV nhiều gấp trên
5 lần hiện nay, nghĩa là cần có thêm trên 3 triệu “chỗ học” mới cho số SV tăng thêm
Tốc độ tăng bình quân tương đối hợp lý, khoảng 9%/năm (trong 7 - 8 năm qua, tốc độ
tăng khoảng 20%/năm) Việc tăng nhanh số lượng SV là phù hợp với xu thế “bùng nổ sĩsố” trên thế giới Tuy nhiên, con số 3 triệu “chỗ học” mới nói trên thực sự là một nhiệm
vụ nặng nề của GDĐH
• GDĐH sẽ có dạng “Phân lớp ”
Trang 34Một biến đổi cơ bản của nền GDĐH Việt Nam trong 10 năm qua và khoảng 20 năm đến
là sự chuyển hoá từ một nền GDĐH cho thiểu số tinh hoa (Elite Higher Education) từng bước sang một nền GDĐH đại chúng (Mass Higher Education) Từ con số 20 SV trên
một vạn dân cuối những năm 80 sang con số gần 100 SV hiện nay và 400 - 500 SV trên
1 vạn dân vào năm 2020, nền GDĐH đang và sẽ biến đổi hoàn toàn về chất
Với một nền GDĐH đại chúng, MLĐH phải được tổ chức có dạng phân lớp Đây không
còn là một sự lựa chọn mà là một thực tế tất yếu và gần như không có con đường nàokhác Trên thế giới có lẽ không có một nước nào đủ nguồn lực để đảm bảo “chất lượngcao như nhau” với một “phổ “ duy nhất theo kiểu tổ chức ở các ĐH truyền thống trướcđây, kể cả những nuớc giàu và dành đến trên dưới 20% ngân sách quốc gia cho GD Đâycũng là sự hợp lý nếu xét về phía cơ cấu nguồn nhân lực (phía Cầu) cũng như sự phânhoá khá rộng về tư chất và trình độ của học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông - nguồnvào của các trường ĐH (phía Cung)
• Một hệ thống mở, liên thông và đa dạng hóa nhiều hơn
Hệ thống GDĐH trong tương lai sẽ là một hệ thống đa dạng hoá cả về loại hình đào tạo, hình thức sỡ hữu, nguồn lực tài chính,v.v… và mở ra đối với xã hội Đây cũng là một xu
thế của GDĐH trên thế giới “học tập suốt đời”, “xã hội học hành” v.v
Hiện nay, chúng ta đã có hai trường ĐH mở, có tổng cộng 17 trường ĐH dân lập và báncông, số SV chiếm khoảng 16% tổng số SV Vậy với hơn 3 triệu “chỗ học” mới cho
SV, trong tương lai tỷ lệ SV của trường ĐH dân lập, bán công sẽ chiếm một tỷ lệ baonhiêu? Điều này còn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước Tuy nhiên, nếu so sánhngân sách dành cho GDĐH (hiện chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu) và nhu cầu kinhphí trong bối cảnh cần tăng nhanh số luợng SV nói trên (có lẽ cần không dưới năm, sáu
chục ngàn tỷ đồng để có hơn 3 triệu “chỗ học” mới), xu thế chung vẫn là phải mở rộng hơn nữa việc đa dạng hoá.
Về mặt loại hình đào tạo, ngày nay trên thế giới đã có những “xí nghiệp trithức’’(Knowlegde Factory), có những tổ chức không còn phân biệt được là khoa(Faculty) hay hãng (Firm) Ở Trung Quốc có rất nhiều “xí nghiệp khoa học - kỹthuật”mà thực chất là liên kết tổ chức quản lý-giảng dạy giữa một trường ĐH và một xínghiệp Những xu thế này có lẽ cũng sẽ xảy ra ở Việt Nam ngay trong những thập niênđầu thế kỷ
• Cơ cấu của hệ thống và phân bố trên lãnh thổ hợp lý hơn
Trước hết là vấn đề công bằng xã hội và bình đẳng về cơ hội học tập Theo một vài ướclượng thống kê chưa chính thức, sự phân tầng giàu nghèo ở nước ta hiện nay khoảng 8lần (tính bằng tỷ số thu nhập bình quân của 20% dân số giàu nhất và của 20% dân sốnghèo nhất) Tuy nhiên, sự phân tầng về số SV tốt nghiệp ĐH (tính theo tỷ số SV thuộc
Trang 35hai lớp dân cư nói trên) có thể đã lên đến 20 lần Về mặt phân bố SV trên một vạn dân,bình quân của cả nước hiện nay là khoảng 100 SV trong khi ở các vùng sinh thái Đồngbằng sông Cửu Long và Tây Bắc chỉ có 17 SV Tính theo đơn vị tỉnh, thì có khá nhiềutỉnh chưa có đến 10 SV trên một vạn dân (Tp HCM – 428 và Hà Nội - 1270), thậm chícòn trên 10 tỉnh chưa có một trường CĐ nào.
Về mặt cơ cấu trình độ và ngành nghề, hiện nay chúng ta có gần 700 ngàn SV trình độ
ĐH nhưng chỉ có chưa đến 120 ngàn SV cao đẳng, trong đó chủ yếu lại là SV Sư phạm.Chúng ta cũng đang có đến 43,8% SV Kinh tế và Luật nhưng chỉ có 3,1% SV các ngànhNông – Lâm - Ngư trong bối cảnh của một nước có mức đô thị hoá chỉ mới 22% Do
vậy, MLĐH cũng cần phải góp phần giải quyết những mất cân đối này thông qua các
“Tiêu chí ràng buộc”
• Sẽ tiến hành phân cấp trong tổ chức quản lý
Hiện nay cả nước có190 trường ĐH, trong đó bộ GDĐT trực tiếp quản lý toàn diện 49trường, nhưng chiếm đến trên 70% số SV (khoảng 530 ngàn ), cùng với việc quản lý
“song hành trực thuộc” 61 Sở GDĐT Nghĩa là, bộ GDĐT đang có trên 100 đầu mốiquản lý.Về phương thức quản lý, chủ yếu vẫn là kiểu quản lý của “Bộ chủ quản” Bộvẫn muốn “Tổ chức quản lý công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong nhà trường ĐH
- cao đẳng”
Như vậy hiện nay đã có tình trạng vượt quá “khả năng giám sát” của Nhà nước , gây ra
sự nhũng nhiễu của cấp trung gian và Nhà nước không còn đủ sức để chú trọng nhữngvấn đề lớn hơn: Ví dụ, số nghiên cứu sinh từ 1992 đến 1995 chỉ có 8,8% về khoa học -
kỹ thuật, nhưng có đến 41,9% về kinh tế xã hội (ở Thái Lan những năm 80, số SV làmtiến sĩ về kinh tế - xã hội chỉ xấp xỉ số SV làm tiến sĩ về nông - lâm - ngư) v.v…
Khi số SV tăng lên đến vài ba triệu, số trường ĐH có lẽ sẽ là 500-600, trong đó có nhiềutrường ĐH dân lập, bán công Con đường tất yếu là phải thực hiện phân cấp trong quản
lý và đề cao nguyên tắc tự chủ đi kèm với trách nhiệm xã hội của các truờng ĐH Khi đó
Bộ mới có điều kiện để tập trung nhiều hơn vào công việc quản lý Nhà nuớc như: Chiếnlược và ngân sách, chính sách và tiêu chuẩn / quy chế, giám sát và thanh tra, v.v…
CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ THIẾT KẾ
GD nói chung và GDĐH nói riêng đang đứng trước một loạt các nghịch lý và tháchthức: áp lực của nhu cầu học tập và nguồn tài lực cũng như số lượng sử dụng bị hạnchế (SV tốt nghiệp ĐH bị thất nghiệp!), số lượng và chất lượng, cạnh tranh cần thiết và
cơ hội bình đẳng về học tập, quản lý (của Nhà nước) quá nhiều và quá ít, v.v… Vì vậy,rất khó có đuợc những nguyên tắc để giải quyết vấn đề một cách hoàn toàn thoả đáng
Mặt khác, lẽ ra một nguyên tắc, một tiêu chí thiết kế phải là một vấn đề nghiên cứu Ở
Trang 36các nước và những phán đoán kiểu “heuristic” để đưa ra những ước lượng gần đúng banđầu.
• Về cơ cấu của hệ thống GDĐH phân lớp
Theo số liệu ở một số nước, cơ cấu hợp lý có thể như sau:
(a) Phân lớp 1: là loại “tinh hoa”, chất lượng cao, chủ yếu nhằm phục vụ các đỉnh cao
và các lĩnh vực có lợi thế so sánh, chương trình đào tạo theo kiểu của ĐH truyền thống
Số SV phân lớp này chiếm khoảng 12-15% tổng số SV
(b) Phân lớp 2: là loại ĐH “đại trà”, nhằm phục vụ trực tiếp các hoạt động kinh tế xã
hội chương trình đào tạo hướng tới thực hành và kỹ năng áp dụng kiến thức vào thực
tế, thiên về “kỹ thuật nghề nghiệp” (Technical and Vocational) Số SV thuộc phân lớpnày chiếm khoảng 30 – 35%
(c) Phân lớp 3: là lớp SV có trình độ Cao đẳng, chủ yếu phục vụ loại nhu cầu phổ cập.
chương trình đào tạo nặng về thực hành, ngành nghề phải phù hợp với nhu cầu của địaphương / cộng đồng, và thời gian đào tạo từ 2-3 năm Số SV thuộc phân lớp này chiếmkhoảng 50 - 60%
Cơ cấu hiện nay rất không hợp lý Phân lớp thứ 3 chỉ chiếm duới 17% mà chủ yếu lại
là SV ngành sư phạm Phân lớp thứ 1 và thứ 2 thường học chung một chương trình đàotạo chương trình này, nói chung, có tính chất và cấu tạo của loại chương trình dành chophân lớp thứ 1 nhưng trình độ và chiều sâu lại thuộc chương trình dành cho phân lớpthứ 2
Để đào tạo loại SV phân lớp 1, có lẽ cần xúc tiến việc thành lập mới hai trường ĐHQG
1) Trong bối cảnh hai ĐHQG Hà Nội và Tp HCM đã được hình thành theo kiểu ghép các trường ĐH hiện có.
1) có tính chất là những “Trung tâm đào tạo chấtlượng cao đạt trình độ quốc tế” (Tài
liệu chuẩn bị Văn kiện Đại hội VIII) ở Hà Nội và Tp HCM Đây là trường ĐH đa lĩnhvực kiểu Research – Oriented, nhưng trước mắt cần chú trọng những lĩnh vực mớitrong phát triển sau này hoặc cần thay đổi nhiều về nội dung như: Kinh tế, Luật, Hànhchánh công, Công nghệ thông tin… thời gian hình thành 10-15 năm với quy mô đầy đủkhoảng 15-20.000 SV, trong đó có thể một nửa là SV sau ĐH và có nhiều ưu tiên vềkinh phí, chế độ
Bên cạnh đó, cần sớm tổ chức các “chương trình danh dự” (Honor) theo kiểu Research– Oriented với số SV thi vào đạt kết quả giỏi trong một số ngành được lựa chọn ở cáctrường ĐH có truyền thống (có thể là 24 trường ĐH “hạt nhân” đã nêu trong Đề ánMLĐH của bộ GDĐT) Các trường ĐH hạt nhân này đang chiếm một tỷ lệ SV rất lớn(ở khu vực Tp.HCM khoảng 75%) Do vậy chỉ có thể tổ chức một số “chương trình
Trang 37danh dự” ở các truờng ĐH này để góp phần đào tạo phân lớp 1 – tinh hoa nói trên Cácchương trình này khác chương trình cho phân lớp 2, có thời gian đào tạo dài hơn bìnhthuờng một năm và cũng không hoàn toàn giống chương trình Honor ở các nước.
• Về tính chất và cơ cấu trường ĐH
Trên thế giới tồn tại phổ biến các loại trường ĐH đa lĩnh vực và đa ngành - đơn lĩnhvực Ơ Thái Lan, trường Y Dược Mahidol là một trường ĐH lớn nổi tiếng; Ba trường
ĐH độc lập đều có tên King Mongkut’s Institute of Technology (xác định theo địa danhkèm theo) là những trường ĐH kỹ thuật, trong đó trường ĐH Thonburi chỉ có 3 khoa
Ơ Hà Lan các trường ĐH Delf, Eindhoven là ĐH đào tạo chuyên ngành kỹ sư, ĐHWageningen là trường Nông – Lâm Đa lĩnh vực là để thuận lợi trong hợp tác giải quyếtcác vấn đề khoa học, dễ tạo ra các ngành học liên ngành (Interdisciplinary Studies), dễ
bổ sung kiến thức tổng quát và liên ngành trong đào tạo, chứ đa lĩnh vực không có mụcđích tự thân Các kiểu cơ cấu trường ĐH này không có liên hệ trực tiếp với quy mô lớn
và chất lượng cao Rất nhiều trường ĐH đa lĩnh vực trên thế giới có quy mô vừa và nhỏ
Về mặt cơ cấu tổ chức, hầu hết các trường ĐH trên thế giới đều có cơ chế tổ chức 3cấp (hoặc ít hơn): trường ĐH, Khoa (Faculty/ College/ School) và Bộ môn Trong tiếngAnh, từ College là để gọi một trường trong trường ĐH, nhưng cũng là để chỉ trường ĐHhoặc cao đẳng nói chung Ví dụ, ở Mỹ gọi chung các trường ĐH là “4 years Colleges”
Từ University thì chỉ để gọi riêng trường ĐH, đặc biệt là các ĐH đa lĩnh vực (chứ không
để gọi trường cao đẳng) Trước năm 1975 ở Miền Nam gọi University có tính đa lĩnh vực là “Viện ĐH” chứ không phải viện ĐH là một trường ĐH (University) trong đó lại có nhiều trường ĐH (Universities) Điều 38 của Luật GD cũng chỉ gọi University
là truờng ĐH chứ không gọi là Viện ĐH Có ý kiến cho rằng, ở Mỹ có nhiều viện ĐHtrong đó có nhiều trường ĐH Thật ra, đó là những hệ thống ĐH ở dạng “MulticampusSystem” Do theo cơ chế liên bang và không có một bộ GDĐT riêng ở cấp liên bang,nhiều bang ở Mỹ có một hoặc một số hệ thống với kiểu tổ chức khá khác nhau nhưng tất
cả đều có hội đồng quản trị (Governing Board) Người đứng đầu thực thi (CEO) gọi làPresident hoặc Chancellor Trong hội đồng quản trị có quan chức điều hành GDĐH củabang (State Higher Education Excutive Officer), quan chức này cũng có thể là “Ngườiđứng đầu thực thi của hệ thống”, có những người lãnh đạo lập pháp (như Speaker of theState house) và có cả đại diện của giáo viên
2) Ở Bang California, họ có 4 hệ thống và hiệp hội ĐH chứ không phải 4 viện ĐH Đó
là University of California gồm 10 trường ĐH với 170 ngàn SV, The California StateUniversity gồm 23 trường ĐH với 350 ngàn SV, California’s Independent Colleges andUniversities (Tư thục) gồm 71 trường ĐH với 193 ngàn SV và California CommunityColleges gồm 106 trường với 1,4 triệu SV Cao đẳng Ở Michigan và Ohio thì lại không
có hệ thống mà chỉ có cơ quan phối hợp (Coordinating agency)
2)
Trang 38Từ đó, đề nghị tổ chức trường ĐH theo cơ chế 3 cấp: trường ĐH, Khoa, Bộ môn và
sử dụng cả loại trường đa lĩnh vực cũng như đangành - đơn lĩnh vực(như Y dược, Xây dựng, Nông lâm…), nhưng chú trọng việc hình thành một số ĐH đa lĩnh vực, chất lượng
cao, quy mô vừa ở các thành phố lớn, các trung tâm khu vực
Chủ trương của Nhà nuớc lập ĐH Quốc gia(ĐHQG) để đào tạo chất lượng cao, đạt trình
độ quốc tế là một ý tưởng tốt đẹp và hoàn toàn hợp lý Tuy nhiên trong thực hiện, ĐHQGTp.HCM đã được hình thành bằng cách ghép nhiều trường ĐH lớn trong vùng, và hiệnnay đã có quy mô lên đến 150 ngàn SV, chiếm trên 90% tổng số SV ĐH công, gần 3/4tổng số SV ĐH các loại ở khu vực Tp.HCM, có tỷ lệ SV/ Giáo viên là 48/1 Thật khó cóthể cho rằng, ưu tiên, trọng điểm hoặc chất lượng cao cho cả khối 150 ngàn SV này (ưutiên cho 90%!) và trong bối cảnh trong ĐHQG Tp.HCM có cả trường ĐH thành viênvới tỷ số SV/Giáo viên đạt kỷ lục là135/1 Vì vậy, nên chăng chuyển tổ chức ĐHQG
Tp.HCM hiện nay thành “Hiệp hội các trường ĐH khu vực Tp.HCM”
3) Có thể tham khảo thêm các kiểu tổ chức hệ thống và các chức năng trong “The Multicampus System - Perspectives on Practice and Prospects”, 1999
3) nhằm góp phần giải quyết vấn đề phân công và hợp tác trong đào tạo, NCKH, xác
lập mối liên thông dọc, ngang trong GDĐH khu vực và giúp đỡ các trường cao đẳng,
ĐH ở các địa phương?
• Về quy mô trường ĐH
Quy mô nhỏ nhất và quy mô trung bình có thể xác định qua khái niệm “Quy mô có hiệu
quả về mặt kinh tế” (Economies of scale) Tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam còn chưađược nghiên cứu Có thể tham khảo các con số có liên quan ở một số nước Nước Úc đãnghiên cứu quy mô kinh tế (Economic Size) và xác định quy mô trường ĐH nên nằmtrong khoảng từ 4.000 đến 10.000 SV tuỳ loại trường (Thực tế ở Úc có nhiều trường
ĐH quy mô nhỏ hơn 4.000 SV và lớn hơn 10.000 SV) Ở Thái Lan, trừ hai trường ĐH
mở, quy mô trung bình của cả ĐH công và tư là vào khoảng 4.000 SV Hệ thống ĐHchính quy của Trung Quốc có 1.054 trường (1995) với gần 3 triệu SV, nghĩa là quy môtrung bình khoảng 3.000 SV Ở Hà Lan, quy mô trung bình: 5.000 SV (ĐH - 12.000 và
CĐ -3.500) Ở Mỹ, trong khoảng 2.000 trường ĐH 4 năm của họ, có đến 80% số trường
có quy mô dưới 4.000 SV ĐH Vậy phải chăng quy mô trung bình của các trường ĐHViệt Nam nên nằm trong khoảng 8.000 đến 10.000 SV, trường CĐ trong khoảng 4.000– 5.000 SV nhưng không nên nhỏ hơn 3.000 SV
Quy mô lớn nhất có lẽ nên suy luận qua khái niệm “Phạm vi quản lý có hiệu quả” vàtrình độ quản lý thực tế ở Việt Nam Người ta cho rằng, mỗi cấp quản lý khó có thể quản
lý tốt trên 15-20 đầu mối (đương nhiên còn tuỳ cấp quản lý) Vì vậy, nếu theo cơ chếquản lý 3 cấp thì mỗi truờng ĐH không nên có quá 1.500-2.000 giáo viên Theo tiêu chítrung bình khoảng 15-20 SV /1 Giáo viên, thì có thể cho rằng, quy mô trường ĐH lớnnhất không nên vượt quá 30.000 SV Cũng cần lưu ý là: khi quy mô quá lớn thì chi phí
Trang 39đào tạo cho một SV có khi lại tăng lên, người ta gọi là “tăng quy mô, giảm hiệu quả”(Diseconomies of Scale)
Có một số con số để tham khảo thêm như sau: ở Hà Lan chỉ có hai trường ĐH lớn nhất,mỗi trường có 28.000 SV Trong khoảng 2.000 trường ĐH 4 năm ở Mỹ (1991) chỉ có 31trường có quy mô trên 20.000 SV ĐH, 6 trường có quy mô lớn hơn 30.000 SV ĐH vàtính cả SV sau ĐH cũng không có trường nào có đến 50.000 SV Trong tài liệu: “GDĐH
và công nghệ cho các nước Châu Á ở thế kỷ 21”, các Nhà GD Châu Á còn khuyên:
“Trường ĐH không nên vượt quá quy mô 10.000 SV” Hơn nữa, phải chăng có quy môlớn mới có chất lượng cao? Ngược lại, những trường có quy mô quá lớn thường chấtlượng không cao
Từ đó có thể cho rằng, quy mô lớn nhất các tường ĐH của Việt Nam không nên vượtquá 30.000 SV Tiêu chí này có lẽ cũng chỉ nên áp dụng cho một số trường ĐH lớn đã
có (Riêng ĐH mở là loại hình khác, có thể có quy mô rất lớn) Với các trường ĐH mớithành lập hay được nâng cấp ở các địa phương, cần có sự phân bố rộng hơn trên lãnhthổ, có lẽ quy mô lớn nhất không nên vượt quá 20.000 SV đối với ĐH và 10.000 SV đốivới cao đẳng
• Về sự phân bố trên lãnh thổ
Trong 7 - 8 năm qua, số SV đã tăng hơn 5 lần và chủ yếu là tăng số SV ở trình độ ĐH
Vì vậy đã có sự mất cân đối quá lớn về cơ cấu xã hội và trình độ Cần từng bước khắcphục sự mất cân đối này Trước mắt, từ nay đến năm 2005, phải chăng cần giữ nguyêntổng số SV ĐH như hiện nay (có điều chỉnh giữa các lĩnh vực) để củng cố và tập trungtăng số cao đẳng lên khoảng 400 ngàn SV và phân bố rộng trên các địa phương để cảithiện sự bình đẳng về cơ hội học tập và sự mất cân đối về cơ cấu trình độ
Vì vậy, đề nghị mỗi tỉnh có ít nhất một trường cao đẳng hoặc ĐH đa ngành (hoặc đa lĩnhvực) và đa hệ.Quy mô SV ở mỗi tỉnh phụ thuộc vào dân số và mức độ phát triển kinh tếcủa tỉnh đó Tuy nhiên, nếu số SV trên một vạn dân bình quân lúc đó khoảng 150 thì con
số này ở các tỉnh không ít hơn 50 SV (số SV cao đẳng không còn tập trung vào các đôthị lớn) “Mô hình hướng tâm” nêu ra trong Đề án của bộ GD- ĐT về mật độ SV thực tế
đã tồn tại và có lẽ chỉ nên áp dụng cho trình độ ĐH, trong đó chủ yếu là ĐH phân lớp 1
Hiện nay, hầu hết các tỉnh đã có trường CĐ sư phạm, trung học sư phạm hoặc trường
CĐ, trung học thuộc các ngành nghề khác Tuy nhiên phần lớn các trường này có quy
mô nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, chất lượng không cao và thực sự cũng chưa bị “yếu tốtruyền thống” ràng buộc quá nhiều Vì vậy, hy vọng có thể thuyết phục được để sát nhập
và hình thành các trường CĐ nhưng đa hệ và có quy mô lớn hơn (lớn hơn quy mô kinh
tế tối thiểu nói trên)
Trang 40Do thu nhập dân cư ở các tỉnh còn quá thấp, các trường CĐ này nên có hình thức sỡ hữu
là công lập(hệ thống Cao đẳng cộng đồng ở Mỹ là công lập và ở Châu Âu gần như không
có trường ĐH tư), một ít trường hợp có thể là bán công, học phí rất rẻ và có một tỷ lệ lớn
SV được nhận học bổng từ ngân sách địa phương Về cơ cấu ngành nghề, buớc đầu chủyếu là sư phạm, y tế, nông lâm và một số lĩnh vực kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của địaphương chương trình đào tạo ở một số trường có thể theo kiểu Cao đẳng cộng đồng, có
2 loại: “chương trình ngành nghề kết thúc” (Terminal Programs) chiếm khoảng 70-80%
số SV và “chương trình chuyển tiếp” (Transfer Programs) chiếm khoảng 20-30% số SV
SV học chương trình chuyển tiếp sẽ được liên thông thi vào giai đoạn 2 của các trường
ĐH 4 năm trở lên với những ưu tiên nhất định
Việc hình thành mạng lưới các trường cao đẳng này cũng sẽ góp phần làm thay đổi bộmặt của các tỉnh lỵ, bộ mặt nông thôn, giảm bớt sự phân tầng kinh tế, giữ được cán bộcho các địa phương đồng thời góp phần làm giảm đi áp lực dân số ở các đô thị lớn Mạnglưới này cũng là sự thể hiện Nghị quyết của Bộ chính trị “Về một số vấn đế nông nghiệp
và phát triển nông thôn” gần đây
• Về tỉ lệ SV trên giáo viên
Có thể sử dụng tỉ lệ SV trên giáo viên và số m2 phòng ốc trên đầu SV (với cách tínhquy đổi khác nhau tuỳ thuộc loại trường , chương trình đào tạo, cấp độ chất lượng…) đểlàm tiêu chí cho việc lập trường mới, nâng cấp trường , phát triển quy mô và xây dựngchỉ tiêu về số lượng tuyển sinh Trong năm ba năm trước mắt, tiêu chí này còn có thể
sử dụng để hiệu chỉnh cơ cấu ngành nghề và quy mô bất hợp lý của một số trường hiện
có (tỉ lệ SV/Giáo viên quá lớn) Theo kinh nghiệm của các nước, tỉ lệ này thường từ 12/
1 – 20/1 tuỳ theo tính chất của trường và lĩnh vực ngành nghề (Trung Quốc năm 1992
có tỉ lệ bình quân chỉ 6/1) Tuy nhiên ở nước ta con số bình quân hiện nay là 30/1 và cótrường ĐH còn lên đến 100/1 và hơn nữa
Vì vậy, từ nay đến năm 2005 đề nghị sử dụng tiêu chí: tối đa 30 SV/1 giáo viên cơ hữuđối với trường công, 50 SV/1 giáo viên cơ hữu đối với trường bán công, dân lập vàtrường ĐH mới thành lập Sau năm 2005, các tiêu chí tương ứng sẽ là 20 SVvà 30 SV/
1 giáo viên Với các truờng ĐH có tính chất quốc gia, đào tạo có chất lượng cao, tiêuchí trên sẽ là 20 SV/1 giáo viên cho đến năm 2005 và 15 SV/1 giáo viên sau năm 2005.Ngoài ra ở đây còn cần thiết kế thêm một số tiêu chí khác như: tỉ lệ SV sau ĐH trên tổng
số SV, số giáo viên có học hàm, học vị trên tổng số giáo viên, về cơ sở vật chất, về kinhphí trên đầu SV v.v…
Với các trường ĐH và CĐ nhỏ, các trường mới thành lập hoặc mới nâng cấp ở các địaphương, vấn đề giáo viên là một “nan giải” Vì vậy cần tổ chức, sắp xếp và sát nhập lại
ở dạng đa ngành, đa hệ, để vừa đảm bảo quy mô kinh tế, vừa tận dụng được đội ngũgiáo viên Truớc mắt, cần phân công các “trường ĐH hạt nhân” làm nhiệm vụ đỡ đầu”,
cử “Giáo viênbiệt phái” đến các trường này Ngoài ra, cần sử dụng cả cán bộ có trình