1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lời Tiểu Thuyết Trong Giã Biệt Bóng Tối.docx

81 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lời Tiểu Thuyết Trong 'Gió Biệt Bóng Tối'
Tác giả Tạ Duy Anh
Người hướng dẫn Phạm Thị Minh Hòa
Trường học ĐHSP Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 110,78 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (1)
    • I. Lí do chọn đề tài (1)
    • II. Lịch sử vấn đề (2)
    • III. Phạm vi nghiên cứu (5)
    • IV. Đóng góp của khoá luận (6)
    • V. Phương pháp nghiên cứu (6)
    • VI. Cấu trúc khoá luận (6)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (7)
  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỜI TIỂU THUYẾT (7)
    • I. Lời văn nghệ thuật (7)
      • 1. Khái niệm (7)
      • 2. Đặc trưng lời văn nghệ thuật (8)
        • 2.1. Tính hình tượng (9)
        • 2.2. Tính tổ chức cao (11)
        • 2.3. Tính mơ hồ đa nghĩa (12)
        • 2.4. Tính cá thể hoá (13)
        • 2.5. Lời văn nghệ thuật vừa là phương tiện vừa là đối tượng miêu tả (14)
      • 3. Các thành phần của lời văn nghệ thuật (15)
        • 3.1. Lời gián tiếp (15)
          • 3.1.1. Lời kể (16)
          • 3.1.2. Lời tả (18)
          • 3.1.3. Lời bình luận - trữ tình ngoại đề (19)
        • 3.2. Lời trực tiếp (20)
          • 3.2.1. Đối thoại (21)
          • 3.2.2. Lời độc thoại (23)
        • 3.3. Lời nửa trực tiếp (24)
    • II. Lời tiểu thuyết (24)
      • 2. Đặc trưng của lời tiểu thuyết (25)
        • 2.1. Tính đối thoại (25)
        • 2.2. Tính hiện tại (27)
        • 2.3. Tính trò chơi (29)
        • 2.4. Tính tổng hợp (30)
      • 3. Lời và sự biến đổi của tiểu thuyết trong lịch sử phát triển văn học (32)
        • 3.1. Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1900-1930 (32)
        • 3.2. Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (33)
        • 3.3. Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-1975 (34)
        • 3.3. Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1975 (34)
  • CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG CỦA LỜI TIỂU THUYẾT TRONG" GIÃ BIỆT BÓNG TỐI" CỦA TẠ DUY ANH (37)
    • I. Từ đổi mới ý thức nghệ thuật đến đổi mới lời tiểu thuyết trong "Giã biệt bóng tối" của Tạ Duy Anh (38)
      • 1. Từ nhu cầu muốn phơi bày đời sống hiện thực gai góc, bề bộn đến việc sử dụng lời tiểu thuyết mang đậm tính chất đời thường, thô ráp, thông tục (38)
      • 2. Từ nhu cầu muốn trình bày những suy tư, trải nghiệm về cuộc sống đến việc sử dụng lời tiểu thuyết giàu chất triết lí (42)
      • 3. Từ nhu cầu muốn nhận thức lại quá khứ đến việc sử dụng lời tiểu thuyết (46)
    • II. Mối quan hệ của các thành phần trong lời tiểu thuyết "Giã biệt bóng tối" (51)
      • 1. Mối quan hệ giữa lời người kể chuyện - lời nhân vật (51)
        • 1.1. Lời người kể chuyện bị chen ngang bởi lời nhân vật (51)
        • 1.2. Sự lên tiếng tự do của các nhân vật (54)
      • 2. Mối quan hệ giữa lời độc thoại và lời đối thoại (55)
        • 2.1. Lời đối thoại bị "độc thoại hoá" (55)
        • 2.2. Lời độc thoại bị "đối thoại hoá" (57)
    • I. Cách thức tổ chức từ vựng (61)
    • II. Cách thức tổ chức cú pháp (65)
    • III. Cách thức tổ chức văn bản (68)
    • IV. Cách thức tổ chức giọng điệu, nhịp điệu (70)
    • C. PHẦN KẾT LUẬN (73)

Nội dung

LỜI TRONG TIỂU THUYẾT “GIÃ BIỆT BÓNG TỐI” CỦA TẠ DUY ANH 1 Khãa luËn tèt nghiÖp Lêi trong tiÓu thuyÕt A PHẦN MỞ ĐẦU I Lí do chọn đề tài 1 Ý nghĩa lí luận Văn học là nghệ thuật ngôn từ Từ ngôn từ, văn[.]

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Văn học là nghệ thuật ngôn từ Từ ngôn từ, văn học phản ánh hiện thực dưới nhiều góc độ và trong nhiều chiều thời gian, không gian Có thể nói, chất liệu ngôn từ vừa là yếu tố giúp phân biệt văn học với các môn nghệ thuật khác, vừa là yếu tố công cụ làm nên khả năng phản ánh vô hạn cho văn học Do đó, ngôn từ giữ một vai trò quan trọng trong cấu trúc văn bản nghệ thuật nói riêng, trong việc sáng tạo văn học nói chung Vì vậy, nghiên cứu về ngôn từ và hình thức tổ chức của ngôn từ - lời văn là điều cần thiết đối với chuyên ngành lí luận nói riêng, đối với các chuyên ngành nghiên cứu về văn học nói chung.

Tiểu thuyết trong tiến trình phát triển văn học đang ngày càng khẳng định tính ưu việt của mình về nhiều phương diện Một trong những phương diện ấy là lời văn nghệ thuật Có thể nói, lời trong tiểu thuyết vừa cho thấy sự phát triển của ngôn từ tiểu thuyết so với các thể loại khác, vừa cho thấy sự phát triển của lời văn văn xuôi so với lời trong thơ ca Bởi ý nghĩa nêu trên, người viết thấy cần thiết phải nghiên cứu lời trong tiểu thuyết.

Sớm được biết đến như một nhà văn có khát vọng mãnh liệt trong việc đổi mới, Tạ Duy Anh không ít lần "làm nóng" bầu không khí phê bình văn học bằng những sáng tác gây nhiều tranh cãi Qua những sáng tác khen, chê không dứt ấy, Tạ Duy Anh khẳng định một bản lĩnh "bước qua lời thề", "viết như một sự vượt qua chính mình".Thực tế cho thấy nhà văn đã có những đóng góp mới mẻ cho nền văn học nước nhà trên nhiều phương diện: Nhân vật, cốt truyện, kết cấu…Một trong số đó có ngôn ngữ và lời văn nghệ thuật Trong năm gần đây

(2008), Tạ Duy Anh tiếp tục "trình làng" cuốn tiểu thuyết " Giã biệt bóng tối" Cuốn tiểu thuyết này, đến lượt mình cũng gây không ít tranh cãi trong bạn đọc và giới phê bình Người cho đó là bước thụt lùi và "sự bế tắc trong lối viết" của

Tạ Duy Anh Người cho tác phẩm là một sự khẳng định "tiểu thuyết vẫn còn đất sống và thời đại của nó vẫn còn" Để có thể đánh giá và khẳng định đúng giá trị

2 của cuốn tiểu thuyết " Giã biệt bóng tối" cũng như vai trò của Tạ Duy Anh trong bối cảnh chung của nền văn học đương đại, người viết lựa chọn đề tài: Lời tiểu thuyết trong " Giã biệt bóng tối"

Trong chương trình giáo dục hiện nay, các nhà biên soạn sách giáo khoa đã đưa tác phẩm " Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh vào sách ngữ văn lớp 6 Vì vậy, việc nghiên cứu lời trong tiểu thuyết " Giã biệt bóng tối" của Tạ DuyAnh còn mang lại ý nghĩa thực tiễn Cụ thể, nó định hướng cho công tác dạy và học trong việc tiếp nhận tác phẩm được sâu sắc, chính xác, toàn vẹn.

Lịch sử vấn đề

1 Lịch sử nghiên cứu lời tiểu thuyết

Trong lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết, không phải ngay từ đầu lời tiểu thuyết đã được quan tâm nghiên cứu Phải đến khi " Lý luận và thi pháp tiểu thuyết" của M.Bakhtin ra đời, vấn đề về lời trong tiểu thuyết mới được đặt ra một cách cụ thể, xác đáng Trong công trình này, Bakhtin dành hai mục lớn để nói về ngôn ngữ tiểu thuyết và tiểu thuyết phức điệu của Đôxtôiepxki Qua đó, tác giả chỉ ra tính đa thanh như một đăc trưng riêng biệt của lời tiểu thuyết: "tiếng nói của nhân vật chính hầu như bao giờ cũng ảnh hưởng (đôi khi mãnh liệt) đến lời văn của tác giả, gửi gắm vào trong nó những từ ngữ của người khác (lời ẩn giấu của nhân vật) và bằng cách đó làm phân lập, phức hợp hoá tiếng nói của tác giả" [6,123] Đồng thời, Bakhtin cũng chỉ ra sự pha trộn giọng điệu, xoá nhoà ranh giới giữa tiếng nói tác giả và tiếng nói người khác và đặc điểm "nói cái của mình bằng ngôn ngữ người khác và cái của người khác bằng ngôn ngữ của mình" [6,122] trong lời tiểu thuyết.

Năm 1963, trong " Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki" , M.Bakhtin tiếp tục đưa ra những vấn đề lí luận về lời tiểu thuyết Trong đó, nhà nghiên cứu đã hệ thống hoá lời văn thành ba loại cơ bản: Lời văn trực tiếp hướng tới đối tượng của nó, lời văn có tính khách thể và lời văn nhằm vào lời người khác Đặc biệt, thông qua việc phân tích cặn kẽ tiểu thuyết của Đôxtôiepxki, M.Bakhtin đồng

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội thời chỉ ra đặc điểm các thành phần trong lời tiểu thuyết như: Lời độc thoại - đối thoại, lời nhân vật - tác giả.

Trên cơ sở lí thuyết do nhà nghiên cứu nước ngoài đưa ra, các nhà lí luận Việt Nam cũng đặt ra vấn đề nghiên cứu lời văn nghệ thuật nói chung, lời tiểu thuyết nói riêng Cụ thể, trong công trình mang tính tổng hợp về lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên: " Lí luận văn học" , tác giả đã đề cập đến lời trong tiểu thuyết với tư cách dấu hiệu phân biệt tiểu thuyết với các thể loại khác: "Tiểu thuyết hấp thu mọi lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời trong văn học và ngoài văn học tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau" [7,394 ].

Bên cạnh các công trình mang tính tổng hợp, lời tiểu thuyết còn được nghiên cứu trong một số luận văn, khoá luận, báo cáo khoa học Trong đó, lời tiểu thuyết được triển khai thành một hệ thống mang đặc trưng phong cách tác giả như khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Minh Nguyệt: " Đặc trưng phong cách kết cấu lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết " Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài" , Đặng Nguyệt Anh: " Đặc trưng lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết " Số đỏ" của

Vũ Trọng Phụng" , Trương Thị Hằng Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết " Ăn mày dĩ vãng" của Chu Lai" … Bên cạnh đó, lời tiểu thuyết còn được nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố liên quan như: nhịp điệu, điểm nhìn trong các công trình: " Nhại (parody) trong tiểu thuyết " Paris 11 tháng 8" của Thuận (Trần Thị Thu Hương), " Nhịp điệu tự sự trong Chinatown của Thuận" (Đỗ Thị Thoan),

" Ý thức về nhịp điệu trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới" (Lê Thị Thanh Huyền)…Thậm chí, lời tiểu thuyết còn được đề cập đến như một phương diện đổi mới trong bối cảnh văn học hiện nay: " Bước đầu tìm hiểu một số phương diện đổi mới trong tiểu thuyết " Cơ hội của Chúa" của Nguyễn Việt Hà"

Nhìn chung, các công trình khoá luận và báo cáo mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lời tiểu thuyết dựa trên những đặc trưng của lời văn nghệ thuật.Những lí thuyết do M.Bakhtin đưa ra có thể coi là kiến thức cơ sở cho mọi công trình nghiên cứu về lời trong tiểu thuyết nhưng còn mang tính khái quát và dựa trên thực tiễn sáng tác của tiểu thuyết nước ngoài Vấn đề lời trong tiểu thuyết

Việt Nam, đặc biệt là trong các tiểu thuyết đương đại do đó, cần được nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn.

2 Về việc nghiên cứu lời trong tiểu thuyết " Giã biệt bóng tối"

Xuất hiện trong làng văn học như một hiện tượng thường xuyên gây

"sốc", Tạ Duy Anh tiếp tục tạo ra những phản ứng trái chiều trong độc giả khi

Giã biệt bóng tối" ra đời Có thể nói, cuốn tiểu thuyết đã gây ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi trên hệ thống mạng với vấn đề cốt yếu: " Giã biệt bóng tối" - sự thành công hay bước thụt lùi trong sự nghiệp sáng tác của Tạ Duy Anh? Một số lượng đáng kể các bài báo được đăng tải đều xoay quanh nội dung này Trong đó, bàn về vấn đề lời văn nghệ thuật trong tác phẩm, tác giả Nguyễn Thị Bình đã đưa ra nhận xét chung: "Đọc hết 262 trang sách, là chứng kiến thêm một lối kết cấu tiểu thuyết theo kiểu Tạ Duy Anh: không thấy đâu gianh giới của tác giả và nhân vật Tác giả có nhiều lúc phải chen ngang mới có cơ hội xuất hiện, đôi khi chỉ để đính chính hoặc giải thích cho lời kể của nhân vật rồi lại bị nhân vật

“thô bạo” ngắt lời Các nhân vật trong tác phẩm phải tự giới thiệu về mình, người thì xưng tôi, người xưng tao, người xưng tớ… và đôi khi cùng một sự kiện, mỗi người nhớ hoặc kể lại một khác" [9]

Nếu như Nguyễn Thị Bình chủ yếu nêu ra đặc điểm tổ chức lời văn trong tác phẩm thì Nguyễn Thanh Tú với bài viết trên báo văn nghệ quân đội đã thống kê các dạng lời kể trong Giã biệt bóng tối" : "Vang lên trong tiểu thuyết là nhiều lời kể chuyện: lời người dẫn chuyện, lời nhân vật thằng bé (Thượng) xưng "tôi"; lời của quỷ xưng "tao"; lời của nhân vật phụ thứ nhất - gã đào mỏ xưng "tớ" rồi chuyển sang xưng "tôi"; lời nhân vật phụ thứ hai - nhà thiết kế, lời ả cave xưng "tôi"

… Lời kể ở ngôi thứ ba chiếm một tỉ lệ rất ít (các trang từ 89 đến 98, từ 100 đến

125, từ 213 đến 223, tổng cộng là 45 trang, chiếm 16,4%) Nhiều lời kể đã tạo ra sự đa dạng về giọng kể, cái giọng thản nhiên khách quan của người dẫn chuyện" (vannghequandoi.com.vn) Hữu đạt trong " Vài suy nghĩ về sự đổi mới của tiểu thuyết nhân đọc " Giã biệt bóng tối" của Tạ Duy Anh" đã chỉ sự chuyển đổi ngôi xưng trong lời kể như một sự đổi mới trong cách viết của Tạ Duy Anh: "

Theo lẽ thông thường, để nhận giúp người đọc nhận diện ra sự khác biệt này

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội nhà văn thường sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và tên các nhân vật làm chủ thể Nhưng Tạ Duy Anh muốn cố ý phá đi cái lẽ thông thường ấy bằng cách chuyển tất cả về ngôi thứ nhất với các từ xưng gọi"tôi", "tao" [15]

Bàn về lời văn trong " Giã biệt bóng tối" , bên cạnh những ý kiến tỏ ra khen ngợi, còn thấy xuất hiện phản ứng trái chiều Cụ thể, trên nguồn vannghequandoi.com, Phùng Gia Thế trong quá trình chỉ ra "sự bế tắc" trong lối viết của Tạ Duy Anh đồng thời đã chỉ ra sự hạn chế về việc tổ chức lời văn thông qua các điểm sau: Tác giả để cho nhân vật của mình nói tục một cách quá

"sỗ sàng", toàn bộ tác phẩm chỉ tồn tại lời một giọng thuộc về người kể chuyện. Một số ý kiến khác, có vẻ khách quan hơn thì cho rằng lời văn nghệ thuật trong

Giã biệt bóng tối" có sự đổi mới nhưng sự đổi mới ấy chưa đủ để làm nên một sự phá cách mang tính cá nhân.

Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi lí luận, người viết lựa chọn tìm hiểu lời trong tiểu thuyết Để làm rõ khái niệm này dưới góc độ lí luận, người viết đưa ra những khái niệm và những quan điểm có liên quan đến lời trong tiểu thuyết Thêm vào đó, khái niệm lời văn nghệ thuật còn được hiểu như một chỉnh thể thống nhất bao gồm các thành tố cấu thành: Lời trực tiếp, lời gián tiếp Tất cả các thành tố này đều được nghiên cứu từ góc độ khái niệm đến cấu trúc Đặc biệt, bên cạnh việc chỉ ra những lí thuyết chung về lời văn nghệ thuật, người viết đồng thời cũng đưa ra hệ thống lí thuyết riêng về phần lời trong tiểu thuyết.

Về phạm vi tư liệu khảo sát, người viết lựa chọn tiểu thuyết của tác giả

Tạ Duy Anh với tác phẩm được xuất bản muộn nhất tính đến thời điểm hiện nay: “Giã biệt bóng tối” , NXB Hội Nhà Văn.2008 để kiểm chứng cho lí thuyết đưa ra Từ tác phẩm này, người viết triển khai cấu trúc phần lời và chỉ ra trong

6 mạch vận động của tiểu thuyết đương đại, lí thuyết về lời văn có khác biệt gì so với mô hình lí thuyết đã đưa ra.

Đóng góp của khoá luận

Thông qua việc triển khai đề tài: “Lời trong tiểu thuyết “Giã biệt bóng tối” của Tạ Duy Anh, người viết muốn củng cố và khẳng định những thành tựu lí luận về tiểu thuyết theo mạch vận động của tiểu thuyết đương đại.

Bên cạnh đó, lời văn nghệ thuật có thể nói là một phương diện đổi mới của tiểu thuyết hiện nay Do đó, đề tài góp phần khẳng định thành công và những đóng góp của tiểu thuyết đương đại đối với tiến trình phát triển của tiểu thuyết nói riêng, đối với nền văn học Việt Nam nói chung.

Tuy không được đánh giá xuất sắc nhất ở thể loại tiểu thuyết xong Tạ DuyAnh cũng đã có những đóng góp đáng kể cho mạch vận động và phát triển của thể loại này Vì vậy, việc lựa chọn sáng tác của ông làm đối tượng nghiên cứu góp phần đánh giá những thành công cũng như hạn chế của Tạ Duy Anh.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

Cấu trúc khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm các nội dung chính sau:

- Chương I: Những vấn đề chung về lời tiểu thuyết

- Chương II: Đặc trưng lời tiểu thuyết trong " Giã biệt bóng tối" của Tạ Duy Anh

- Chương III: Một số hình thức tổ chức lời tiểu thuyết trong " Giã biệt bóng tối" của Tạ Duy Anh

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội

PHẦN NỘI DUNG

Theo " Từ điển Tiếng Việt" của Hoàng Phê chủ biên, lời được hiểu là: "Trời

(dùng trong các lời kinh, lời cầu nguyện của Kitô giáo) Đức Chúa lời" [51,586]. Như vậy, ngay từ thời cổ xưa, sức mạnh của lời đã được khẳng định trong mối tương quan với thế giới huyền bí, đức tin của con người Lời mang sức mạnh của đấng sáng thế, có khả năng cứu rỗi và cải tạo vạn vật Tuy nhiên, đó là một cách hiểu trừu tượng về lời Trên thực tế, lời có khả năng tác động, ảnh hưởng và chi phối cao đến đối tượng tiếp nhận Nhưng, lời không chỉ thuộc về thế giới siêu hình và các Đấng tối cao Một cách cụ thể và khoa học, tác giả Hoàng Phê đưa ra cách hiểu thứ hai về lời, gần gũi và phù hợp với cách hiểu hiện nay: "

Chuỗi âm thanh phát ra trong khi nói mang một nội dung trọn vẹn nhất định"

[51,586] Với ý nghĩa này, chúng ta có thể qui lời về dạng phát ngôn nói xét trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Tuy nhiên, lời không chỉ tồn tại ở dạng phát ngôn nói Lời có thể xuất hiện dưới dạng lời nói nhưng lời cũng có thể xuất hiện dưới dạng lời văn Định nghĩa về lời văn , " Từ điển Tiếng Việt" đưa ra quan niệm của mình: "Hình thức diễn đạt bằng ngôn ngữ được viết thành văn" [51,586]. Như vậy, trước hết, tác giả từ điển khẳng định: Lời văn lấy ngôn ngữ làm cơ sở nhưng các đơn vị ngôn ngữ này phải được tổ chức "thành văn" "Được viết thành văn" là đặc điểm khu biệt lời văn với các dạng lời khác Nó qui định tính cấu thành văn bản và tính chịu sự chế ước từ những chuẩn mực hành văn của lời văn.

Trên cơ sở khái niệm từ điển đưa ra, lời văn được hiểu là cách thức diễn đạt của ngôn ngữ xét trên bình diện viết so với lời tồn tại dưới dạng phát ngôn nói Do đó, lời văn chịu sự qui định của những phong cách văn bản mà nó tạo thành Nói cách khác, những dấu hiệu giúp phân biệt lối viết và lối nói là cơ sở

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỜI TIỂU THUYẾT

Lời văn nghệ thuật

Theo " Từ điển Tiếng Việt" của Hoàng Phê chủ biên, lời được hiểu là: "Trời

(dùng trong các lời kinh, lời cầu nguyện của Kitô giáo) Đức Chúa lời" [51,586]. Như vậy, ngay từ thời cổ xưa, sức mạnh của lời đã được khẳng định trong mối tương quan với thế giới huyền bí, đức tin của con người Lời mang sức mạnh của đấng sáng thế, có khả năng cứu rỗi và cải tạo vạn vật Tuy nhiên, đó là một cách hiểu trừu tượng về lời Trên thực tế, lời có khả năng tác động, ảnh hưởng và chi phối cao đến đối tượng tiếp nhận Nhưng, lời không chỉ thuộc về thế giới siêu hình và các Đấng tối cao Một cách cụ thể và khoa học, tác giả Hoàng Phê đưa ra cách hiểu thứ hai về lời, gần gũi và phù hợp với cách hiểu hiện nay: "

Chuỗi âm thanh phát ra trong khi nói mang một nội dung trọn vẹn nhất định"

[51,586] Với ý nghĩa này, chúng ta có thể qui lời về dạng phát ngôn nói xét trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Tuy nhiên, lời không chỉ tồn tại ở dạng phát ngôn nói Lời có thể xuất hiện dưới dạng lời nói nhưng lời cũng có thể xuất hiện dưới dạng lời văn Định nghĩa về lời văn , " Từ điển Tiếng Việt" đưa ra quan niệm của mình: "Hình thức diễn đạt bằng ngôn ngữ được viết thành văn" [51,586]. Như vậy, trước hết, tác giả từ điển khẳng định: Lời văn lấy ngôn ngữ làm cơ sở nhưng các đơn vị ngôn ngữ này phải được tổ chức "thành văn" "Được viết thành văn" là đặc điểm khu biệt lời văn với các dạng lời khác Nó qui định tính cấu thành văn bản và tính chịu sự chế ước từ những chuẩn mực hành văn của lời văn.

Trên cơ sở khái niệm từ điển đưa ra, lời văn được hiểu là cách thức diễn đạt của ngôn ngữ xét trên bình diện viết so với lời tồn tại dưới dạng phát ngôn nói Do đó, lời văn chịu sự qui định của những phong cách văn bản mà nó tạo thành Nói cách khác, những dấu hiệu giúp phân biệt lối viết và lối nói là cơ sở

8 để xác định lời văn Trong đó, lời văn mang đặc điểm riêng của loại văn bản nó trực thuộc

Từ quan niệm của chuyên ngành nghiên cứu văn học, các tác giả " Từ điển thuật ngữ văn học" đưa ra cách hiểu về lời văn nghệ thuật: "Dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm" [21,187] Như vậy, lời văn nghệ thuật là một yếu tố có mối liên hệ trực tiếp với ngôn ngữ nghệ thuật, đồng thời góp phần cấu thành văn bản nghệ thuật Nói cách khác, đó là một dạng lời văn chịu sự chi phối của những nguyên tắc thuộc về phong cách nghệ thuật Đây cũng chính là điểm khác biệt so với lời văn trong các văn bản khác như: Hành chính công vụ, chính luận, báo chí Nói như " Từ điển thuật ngữ văn học" : "lời văn nghệ thuật phục tùng cấu trúc hình tượng của tác phẩm, phục tùng đặc điểm của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật và có tính tổ chức rất cao" [21, 188].

Là một hình thức tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học, lời văn nghệ thuật có ý nghĩa, vai trò như thế nào xét trong chỉnh thể tác phẩm văn học nói chung? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó, có không ít nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề phân tích đặc trưng lời văn nghệ thuật trong những sáng tác cụ thể của những tác giả cụ thể Tuy nhiên, lời văn nghệ thuật, chịu sự chi phối của các qui luật nghệ thuật, có tính vĩnh viễn nhưng không vì thế mà không biến đổi theo dòng chảy của lịch sử Do đó, câu hỏi: Lời văn nghệ thuật có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với sáng tạo nghệ thuật vẫn luôn là "lời mời gọi" sự tham gia tìm hiểu của các nhà nghiên cứu.

2 Đặc trưng lời văn nghệ thuật

Lời văn nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không đơn thuần là lời nói trong cuộc sống Nó là lời nói tự nhiên đã được tổ chức, sắp xếp theo những nguyên tắc, quy luật nghệ thuật nhất định Nếu như lời nói tự nhiên thiên về tính cá thể, tính phụ thuộc hoàn cảnh giao tiếp, tính nhất thời, bột phát, không trọn vẹn, đầy đủ thì lời văn nghệ thuật lại thiên về tính khái quát, tính không phụ thuộc hoàn cảnh giao tiếp, tính vĩnh viễn, trọn vẹn, đầy đủ Đặc biệt, trong vănPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội bản nghệ thuật, lời văn luôn hướng tới tính duy nhất phù hợp với tình ý định nói. Trong khi đó, lời nói tự nhiên mang tính chất tự do "muốn nói gì thì nói", cùng một nội dung có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau Bởi vậy, lời văn nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng khác với lời nói tự nhiên và mang những đặc trưng riêng biệt Những đặc trưng ấy được biểu hiện cụ thể qua những tính chất sau:

Tính hình tượng không phải là đặc tính riêng của văn học Đây là đặc tính chung của nghệ thuật Chẳng hạn, trong âm nhạc, ca từ luôn đem tới sự hình dung, tưởng tượng về một chủ thể Chủ thể ấy được nhận biết qua cảm xúc, tâm trạng điển hình của nhạc phẩm Trong điêu khắc, từ sự tạo hình trong đường nét, tác giả đem tới sự tri nhận về hình tượng cho người xem Tương tự như vậy, điển ảnh cũng có khả năng biểu đạt tính hình tượng qua sự phối hợp âm thanh, màu sắc, hình ảnh, ánh sáng Tuy nhiên, điểm khác biệt trong tính hình tượng của văn học so với các lĩnh vực nghệ thuật khác chính là chất liệu biểu hiện của nó Văn học không biểu hiện tính hình tượng qua giai điệu, đường nét hay hình ảnh trực quan Văn học biểu hiện tính hình tượng qua ngôn từ Lời văn nghệ thuật lại là phương thức tổ chức của ngôn ngữ nghệ thuật Do đó, tính hình tượng là một đặc trưng khu biệt của văn học nói chung, của lời văn nghệ thuật nói riêng.

Trước hết, tính hình tượng của lời văn được biểu hiện ở khả năng đại diện Lời văn có thể " đại diện cho tư tưởng, lương tâm thời đại, cho giai cấp, thế hệ, cho non sông đất nước." [33,314] Chẳng hạn, lời văn của Holden Cawffle trong " The catcher in the rye" - Bắt trẻ đồng xanh (J.D.Salinger) về hình thức là lời của nhân vật nhưng xét về nội dung nó mang tính đại diện cho một tư tưởng nhận thức cuộc đời: "Nhưng tôi ở với nó chừng hai tháng mặc dù nó làm tôi ngán điên lên, chỉ vì nó là một thằng thổi sáo miệng rất bảnh, bảnh nhất tôi từng nghe Bởi thế tôi không hiểu được những tụi đáng chán ấy Có lẽ bạn cũng không nên nuối tiếc lắm nếu bạn thấy một đứa con gái bảnh kết hôn với chúng.

Chúng không hại ai, phần đông những tụi ấy, và chúng có thể là những đứa thổi sáo bảnh mà không ai biết được, hay chúng có thể làm một cái gì ấy rất thiện nghệ một cách bí mật Ai biết được? Tôi không biết" [40,192] Trên hết, lời văn còn có thể đại diện cho một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ hay một hình tượng nghệ thuật Như vậy, tính hình tượng của lời văn nghệ thuật chính là khả năng đại diện cho một chủ thể thẩm mĩ, một tư tưởng nhất định.

Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật khác biệt với tính tạo hình Tính tạo hình thuộc về bản chất của hình tượng nghệ thuật nhưng không đồng nhất với tính hình tượng Tạo hình là phương thức nghệ thuật cơ bản để tái hiện hình tượng Do đó, thông qua các hình ảnh, đường nét, hình khối…mang tính biểu tượng cao, cảm xúc đa nghĩa mà hình tượng được tạo thành Như vậy, bản thân tính hình tượng đã bao hàm trong nó khả năng tạo hình Vì vậy, lời văn mang tính hình tượng tất yếu phải là lời miêu tả "thần sắc" của đối tượng Nói cách khác, lời văn nghệ thuật phải truyền đạt "sự vận động, động tác nội tại của toàn bộ thế giới, cảnh vật, con người được tái hiện trong tác phẩm" [33,316] Chẳng hạn, để biểu hiện tâm trạng của nhân vật tôi trong " Búp bê Bắc Kinh" ( Xuân Thụ), tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: "Tâm trạng tôi trong những ngày đó giống như cọng củi khô, gặp lửa là bùng lên, vì bất cứ chuyện gì" và hình ảnh biểu cảm: "Trong kí ức của tôi, quê luôn có màu vàng, chan hoà ánh nắng và là nơi chốn hạnh phúc Từ tuổi ấu thơ, tôi đã mơ tới màu vàng đó, mong được nó sưởi ấm…" Màu vàng, ánh nắng là những hình ảnh gợi sự ấm áp nhưng nhằm diễn tử sự cô đơn, giá lạnh trong tâm hồn nhân vật cũng như khát khao xua tan được sự cô đơn, giá lạnh đó

Người ta thường nói tới sự miêu tả sinh động trong tác phẩm văn học.Tính sinh động trong lời miêu tả chính là biểu hiện của tính hình tượng trong lời văn nghệ thuật Do đó, nắm được cái "thần", "khí chất" nhưng trên hết lời văn phải làm sống dậy sức sống của đối tượng Dù sự vật được nói tới hoàn toàn vô tri giác nhưng dưới lời văn nghệ thuật chúng vẫn tồn tại như những sự vật biết cảm thức và có đặc điểm nhận dạng riêng Chẳng hạn, thế giới đồ vật, con vật,Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội cảnh quan, thiên nhiên - môi trường tự chúng không có khả năng lên tiếng. Nhưng, thông qua lời văn nghệ thuật, những đối tượng này vẫn hiện lên chân thật, rõ nét, sinh động Một lời văn nghệ thuật được coi là đặc sắc khi lời văn ấy mô tả được sự vật như những "linh hồn sống" chứ không phải là những khúc gỗ và viên đá vô cảm Đó là lí do vì sao lời văn mang trong nó sức mạnh huyền ảo, kì bí.

Lời văn nghệ thuật biểu hiện những điều tưởng chừng phi logic như: Tình cảm, cảm xúc…Nhưng, ngay cả khi lấy tâm tư, tình cảm của con người làm trọng tâm phản ánh, lời văn nghệ thuật vẫn phải mang tính tổ chức cao Đó chính là lí do vì sao thơ ca thuộc thể loại trữ tình nhưng có tổ chức rành mạch, được biểu hiện ở vần, nhịp, niêm, đối Tính tổ chức là yêu cầu bắt buộc của lời văn khoa học Tuy nhiên, với lời văn nghệ thuật, tính tổ chức cao không đơn thuần chỉ là sự sắp xếp một cách trật tự, chính xác, chặt chẽ mà trên hết đó là sự tổ chức khéo léo của người nghệ sĩ nhằm đem tới những hiệu quả nghệ thuật Vì vậy, tính tổ chức cao của lời văn có khi còn là việc tạo ra các khoảng trống không diễn tả hết của ngôn từ Chẳng hạn, lời văn nghệ thuật trong thơ Haikư là sự "vắn tắt tình ý", tạo nên sự kiệm lời và kiểu cấu tứ riêng:

A sa gao Chiếc gàu vương hoa bên giếng

Dành xin nước nhà bên

(Basho) Lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học Do đó, ngôn ngữ trong lời văn không đơn thuần là ngôn ngữ tự nhiên, mang ý nghĩa đơn nhất, cố định Ngược lại, nằm trong chỉnh thể nghệ thuật thống nhất, ngôn ngữ nghệ thuật dung nạp trong nó những lớp ý nghĩa có khi mới lạ, khác lạ Đây là cơ sở tạo nên những cách tân của người nghệ sĩ Như vậy, để đạt được sự độc đáo nghệ thuật, trước hết lời văn phải thể hiện được tính chỉnh thể, trọn vẹn trọng tính qui định chung của việc tổ chức tác phẩm văn học Nói cách khác, mọi cách tân nghệ

1 2 thuật không phải là sự phá vỡ tính tổ chức của nghệ thuật để tạo nên sự "phá phách" Ngược lại, mọi sự cách tân độc đáo đều phải bắt nguồn từ một kiểu tổ chức độc đáo Do đó, tính tổ chức của lời văn nghệ thuật có tính qui định riêng và giữ vai trò quan trọng để nâng lời nói hằng ngày lên mức nghệ thuật.

2.3 Tính mơ hồ đa nghĩa

Giữa những tham vọng biểu đạt của con chữ, ý nghĩa giống như ảo ảnh không gian ba chiều không "lộ thiên" ngay trên bề mặt văn bản Trái lại, tuỳ vào khả năng thẩm định và tưởng tượng của mỗi người mà những lớp ý nghĩa được

Lời tiểu thuyết

Phan Cự Đệ trong " Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại" có nói: "Những nhà viết tiểu thuyết lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói" [732,16] Tiếng nói trong tiểu thuyết được nhận thức thông qua lời văn nghệ thuật Do đó, nhà tiểu thuyết thực sự tài năng phải là người có khả năng tổ chức lời văn nghệ thuật. Vậy, lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết có thể hiểu như thế nào? M.Bakhtin trong " Lý luận và thi pháp tiểu thuyết" đã có nhận định: "Lời tiểu thuyết bao giờ cũng mang tính tự phê phán" [6,91] Lời tiểu thuyết trước hết là lời văn nghệ thuật dung nạp trong nó những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết Do đó, lời tiểuPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội thuyết tất yếu phải có sự khác biệt so với lời trong thơ ca và lời trong truyện ngắn Cụ thể, lời trong " Rừng Na - Uy" phải khác so với lời trong tập truyện ngắn

" Đom đóm" mặc dù của cùng tác giả Lời tiểu thuyết là hình thức tổ chức ngôn ngữ trong tiểu thuyết, góp phần biểu hiện thế giới quan tác giả Thông qua lời tiểu thuyết, cuộc sống được mở rộng theo chiều kích của thể loại Bởi vậy, sự định danh chuẩn xác nhất cho lời trong tiểu thuyết chính là việc chỉ ra những đặc trưng thuộc về thể loại của nó.

2 Đặc trưng của lời tiểu thuyết:

Cuộc sống là sự đối thoại không ngừng giữa con người với con người, giữa vùng dân cư này với vùng dân cư khác, giữa những phân mảnh của bản thể. Với tư cách là thể loại "ăn bám vào thực tế, cuộc sống", tiểu thuyết do đó tất yếu không phản ánh thế giới trong tính khép kín, thống nhất, duy nhất Ngược lại, tiểu thuyết xác lập sự bình đẳng giữa nhân vật và tác giả, dung nạp trong mình những hệ tư tưởng khác nhau và đặt tất cả trong thế đối thoại Từ đó, lời văn mở ra nhiều chiều đối sánh và mang tính đối thoại từ trong bản chất Nói cách khác, đối thoại từ bên trong là đặc tính của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết

Ra đời trong một "thế giới tự do", nhân vật thoát khỏi cái bóng bao trùm của tác giả Do đó, nó tự xác lập hệ tư tưởng của mình và không cam chịu làm những"nô lệ im lặng" Sự lên tiếng tự do và sự không dung hợp, không đơn nhất, độc nhất một luồng tư tưởng, một hệ tư tưởng trong tác phẩm khiến lời trong tiểu thuyết không thể độc thoại Trái lại, từ trong bản chất, chúng được đối thoại hoá Tính đối thoại này được biểu hiện, trước hết qua cấu trúc nội tại của lời trong tiểu thuyết Nói như M.Bakhtin: "Các quan hệ đối thoại có thể xuất hiện không chỉ giữa những lời phát ngôn (tương đối) trọn vẹn, mà còn có thể có được ở bất cứ bộ phận có nghĩa nào của lời phát ngôn, thậm chí đối với một từ riêng biệt cũng vậy…" [6,91] Trên thực tế, tiểu thuyết là một thể loại có khả năng "mời gọi" sự tham gia kết hợp của nhiều ngôn ngữ thuộc nhiều thể loại và lĩnh vực cuộc sống khác nhau Từ đó, ngôn ngữ tiểu thuyết tạo thành một hệ

2 6 thống soi sáng lẫn nhau, đối thoại nhau Trong " T mất tích" , lời của chồng T kể lại quãng thời gian còn ở căn hộ HLM có sự pha trộn, đối thoại giữa lớp ngôn ngữ

"tiêu dùng" và ngôn ngữ "ban giám khảo": "Lăm lăm trong tay cuốn sổ ghi chép, họ cho điểm từ gậm cầu thang đến giá đựng xà phòng Thiếu quạt thông hơi - trừ năm điểm, lờ nướng chạy bằng gaz chứ không bằng điện - trừ năm điểm, ngăn đá tủ lạnh hơi bé - trừ năm điểm, bàn thái thịt chưa được lắp đèn riêng - trừ năm điểm…".

Lời nói là một "môi trường mãi mãi vận động, mãi mãi biến đổi của giao tiếp, của đối thoại" Bởi vậy, lời nói không chỉ khép kín trong bản thân mình và đối tượng của mình Trái lại, nó có xu hướng dung nạp lời của người khác vào chỉnh thể nội tại của mình, thậm chí trong lời độc thoại nội tâm cũng có thể cho thấy dấu vết của một người đối thoại ngầm với anh ta: "Tôi nghĩ, tôi thích các người, các người ạ, vì thế nên tôi mới có thể lộ rõ ra là tôi thích các người Tôi có thể chỉ là một đứa trẻ con ương ngạnh, nhưng tôi thấy thế chẳng sao cả" ( Búp bê Bắc Kinh - Xuân Thụ) Tự trong lời nhân vật còn có sự phân đôi của bản thể để tự đối thoại: "Mày gõ nhè nhẹ vào cánh cửa Cửa mở, mày lẻn vào Mắt gặp mắt, và mày thật ra cảm thấy một chút ngượng ngùng Cái cảm giác thấp hèn đã quên đi nhiều ngày lại tự nhiên bột phát không ngờ nổi Mày chó chết thậm chí còn suýt nữa buột miệng nói "Chào anh", nhưng anh ta thậm chí không nhận ra sự có mặt của mày." Ở đây, Xuân Thụ tự tách mình thành hai cái tôi khác biệt. Một cái tôi không can dự, đang quan sát, suy nghĩ về một cái tôi hành động và một cái tôi được quan sát, đánh giá Qua hình thức tự đối thoại, nhân vật cố gắng diễn đạt tường tận những lời phát biểu có thể có của người khác về mình.

Lời tiểu thuyết mang tính đối thoại, tuy nhiên đối thoại ở đây không đơn giản chỉ là sự phân chia thành những câu đối đáp như trong kịch nói mà là đối thoại mang đặc thù của tiểu thuyết Đối thoại trong tiểu thuyết đem lại tính không thống nhất, không trọn vẹn, không duy nhất về thế giới quan cũng như chủ thể phát ngôn Có thể nói tiểu thuyết là một thế giới tự do ngôn luận, ở đó không có quyền lực ngôn ngữ nào được coi là tối thượng Nói như NguyênPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội ngọc: "Tiểu thuyết là nghệ thuật về sự bất định cuộc đời, về sự phi chân lí độc tôn, về tính đa nguyên chân lí của thế giới Văn học đến với tư duy tiểu thuyết là khi nó từ bỏ niềm tin về thuyết tuyến tính nhân quả, về tính bất định của cuộc đờ và hiểu ra rằng ở đời có vô số chân lý cùng tồn tại, đồng thời chẳng có cái nào phải hơn cái nào cả" [52]

Tiểu thuyết là thể loại của thì hiện tại chưa hoàn thành mang theo những dự báo, tiên tri của tương lai Khi tiểu thuyết viết về quá khứ đã qua đi, quá khứ ấy vẫn đem lại cảm thức về thời hiện tại Nói cách khác, tiểu thuyết đã xoá bỏ ranh giới giữa thời đại được hư cấu trong tác phẩm với thời đương đại đang tiếp diễn trong thực tế Do đó, lời tiểu thuyết tất yếu dung nạp trong nó thì hiện tại chưa hoàn thành Tính chất hướng vào hiện tại của lời trong tiểu thuyết, trước hết được biểu hiện ở nội dung thông tin Lời tiểu thuyết là lời về những khoảnh khắc thực tại Nội dung biểu đạt của nó không nằm ngoài quĩ đạo của thì hiện tại Cụ thể, lời văn trong " Lụa" là lời kể xuôi theo thì hiện tại, nắm bắt những khoảnh khắc rung động được cảm nhận tinh tế của con người Cho đến cuối truyện, lời kể vẫn cho thấy cuộc sống là sự tiếp diễn không ngừng và sự sống thuộc về thì hiện tại tiếp diễn Khi lời tiểu thuyết hướng tới những thời khắc đã qua, ảo giác tự sự về hiện tại đang tiếp diễn không hề mất đi Ngược lại, tính chất hiển thị tức thời vẫn được đem lại trong cảm nhận của người đọc Đó là khi nhân vật chính trong " Kinh thánh của một người" (Cao Hành Kiện) nhớ lại lần ra đi và chấm dứt mối tình với cô gái mặc quân phục: "Anh đã tiến vào hành lang xuất cảnh, trước cũng như sau đều là những hành khách nước ngoài, và "ca" cùng tên anh văng vẳng đâu đây , tuy rất xa mà anh vẫn nhận rõ giọng người con gái.Ngước nhìn lên tầng thượng nhà ga, chao ôi, một thân hình vận đại y quân phục, đội mũ màu xanh lá cây nghiêm chỉnh, có điều chẳng phân biệt được khuôn mặt là ai" Mọi sự kiện đều nằm trong dòng hồi ức và thuộc về dĩ vãng không trở lại Nhưng, khi câu chuyện được tái hiện, cảm giác về quá khứ đã đi qua bị lấn áp và mờ đi bởi ảo giác về cái hiện thực đang tiếp diễn do lời văn

2 8 nghệ thuật tạo ra Như vậy, tính hướng tới hiện tại là một đặc trưng khu biệt tiểu thuyết với các thể loại ra đời trước nó.

Lời tiểu thuyết là lời trong thực tại, lời mang tính thực tại Nó dung nạp trong mình tính đương đại của ngôn ngữ Đó là lí do vì sao ngôn ngữ tiểu thuyết có sự rút ngắn khoảng cách với ngôn ngữ thời đại mà tiểu thuyết ra đời Mặt khác, lời tiểu thuyết không bị đóng khung trong một khuôn khổ nhất định Trái lại, nó biến đổi và thích ứng với mọi sự đổi thay của thời đại Bởi vậy, lời tiểu thuyết không bao giờ bị cũ đi mà luôn đảm bảo tính thực tại trong quá trình tiếp biến và phát triển của mình

Từ cuộc cọ xát với hiện thực, lời tiểu thuyết ra đời như một phương tiện ghi nhận kết quả trải nghiệm của người nghệ sĩ Bởi vậy, lời tiểu thuyết là sự truyền tải những trải nghiệm cá nhân đến số đông nhân loại Trên cơ sở đó, nhân vật trong tác phẩm luôn xuất hiện trong tâm thế đang tồn tại, đang suy ngẫm hoặc đang hành động Mọi lời nhân vật đưa ra đều biểu hiện sự tác động của khoảnh khắc của hiện tạo đối với nó hoặc sự tác động trở lại của nó đối với thực tại Cụ thể, lời nhân vật trong " Kitchen" (Banana Yoshimoto) luôn biểu hiện dòng mạch cảm xúc của nhân vật trước sự tác động của hiện tại: "Bất chợt, từ sâu trong cõi lòng, tôi muốn quẳng đi tất cả, cả việc bước đi và việc phải sống tiếp Chắc chắn rồi ngày mai sẽ tới Chưa bao giờ tôi cảm thấy điều ấy lại phiền luỵ đến thế như lúc này." Như vậy, quá trình trải nghiệm của nhân vật trong tác phẩm luôn được biểu hiện thông qua lời văn nghệ thuật Lời văn này dung nạp trong nó mối quan hệ qua lại giữa hiện tại sống và sự tri nhận của nhân vật Trên cơ sở đó, lời trong tiểu thuyết có sự tiếp xúc tối đa với cái hiện tại đang hoàn thành

Tóm lại, tính chất hướng tới hiện tại không chỉ là đặc trưng khu biệt tiểu thuyết với các thể loại khác mà đó còn là đặc điểm chung của phương thức tự sự hiện đại Do đó, tính hiện tại của lời tiểu thuyết đồng thời đem lại tính hiện đại cho tiểu thuyết Nói như Đặng Anh Đào: "Người viết tiểu thuyết không hoàn toàn xuất phát từ truyền thống, từ những lời truyền tụng, tình tiết có sẵn, mà ngay cả

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội khi sử dụng chúng, họ xuất phát từ sự thể nghiệm của chính họ đối với…hiện tại" và đó chính là cơ sở xác định "hình thức kể chuyện hiện đại" [17,14].

Trò chơi là bản chất của nghệ thuật Trong đó, người thực bị cuốn vào thế giới tưởng tượng và trở thành người chơi Nhiệm vụ của người chơi được thực thi thông qua việc tham gia vào quá trình giải mã văn bản Đặc biệt, xác lập ranh giới cho thế giới hư cấu là đường biên lời văn nghệ thuật Có thể nói, lời văn nghệ thuật vừa là sự mời gọi tham gia giải mã trò chơi nghệ thuật vừa là phượng tiện cho biết các quy tắc, luật lệ Bởi vậy, lời văn nghệ thuật tất yếu mang tính trò chơi.

Tính trò chơi của lời tiểu thuyết chính là nguyên tắc tổ chức trò chơi trong việc xây dựng phần lời Đó là sự phân bố và tổ chức phần lời theo những quy luật nhất định Thậm chí, lời có thể tạo ra một mê cung ngôn ngữ, trong đó, mọi khái niệm cơ bản đều được sắp đặt và sử dụng không hoàn toàn theo ý nghĩa thông thường Tuy nhiên, ý nghĩa ấy phải phục tùng tính toàn vẹn của chỉnh thể nghệ thuật thống nhất Lời văn trong " Cô gái chơi dương cầm" là sự hệ thống hoá và tổ chức lại những cách hiểu quen thuộc về ngôn từ Với sự thích nghi và biến đổi của tiểu thuyết hiện nay, tính trò chơi được biểu hiện đa dạng bằng những cách tân về lời văn nghệ thuật Cụ thể, đó là trò chơi giễu nhại của ngôn ngữ, sự xác lập khoảng cách giữa lời tác giả và lời nhân vật Uy quyền tuyệt đối của lời tác giả bị phá vỡ bởi sự chuyển giao vai trò người kể chuyện và người phát ngôn chủ đạo Trong " Vân vy" (Thuận), lời nói là trò chơi của sự phân nhánh mạch kể. Lời nhân vật chiếm ưu thế trong tác phẩm và tự do ngôn luận bất kể sự cho phép của tác giả trên bề mặt văn bản.

ĐẶC TRƯNG CỦA LỜI TIỂU THUYẾT TRONG" GIÃ BIỆT BÓNG TỐI" CỦA TẠ DUY ANH

Từ đổi mới ý thức nghệ thuật đến đổi mới lời tiểu thuyết trong "Giã biệt bóng tối" của Tạ Duy Anh

1 Từ nhu cầu muốn phơi bày đời sống hiện thực gai góc, bề bộn đến việc sử dụng lời tiểu thuyết mang đậm tính chất đời thường, thô ráp, thông tục

Là nhà văn trưởng thành trong cay đắng cuộc đời, Tạ Duy Anh mang theo ước vọng "bước qua lời nguyền" để tiến tới hành trình khai phá sự thật từ những góc khuất sâu kín, tăm tối nhất của loài người Trái với quan niệm văn chương phải là sự phản ánh những điều cao cả, đẹp đẽ nhất của con người, Tạ Duy Anh lựa chọn cái ác, cái xấu làm đối tượng miêu tả chính của mình Theo suy nghĩ của ông: "Chúng ta không thể chạy trốn cuộc đời vì ngay cả cái chết cũng không giúp giải thoát được nó một cách tuyệt đối…Cách tốt nhất là đối mặt với nó, giống như mọi cuộc giải phẫu khác, rủi ro luôn cận kề và luôn phải đối mặt với thất bại" Truy tìm sự thực và giải mã cuộc sống với tất cả tính nguyên vẹn trần trụi của nó là khát vọng của "lão Tạ" Nhà văn cho rằng chỉ có con đường "làm cho mọi người ghê sợ và kinh tởm bạo lực bằng việc phơi bày nó" mới có thể

"thanh trừ" tội ác ra khỏi bản thể Nhìn chung, tham vọng phản ánh hiện thực trong tính bề bộn, qui mô là tham vọng của các nhà tiểu thuyết từ cổ điển đến hiện đại Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển, mỗi giai đoạn, mỗi tác giả lại có cách thức riêng để giải quyết nhiệm vụ chung này Với Tạ Duy Anh, việc phản ánh hiện thực quan trọng không ở cách thức phản ánh hiện thực mà ở việc :" anh ta tìm được cái gì khả dĩ có ích từ cách khai thác ấy" Như vậy, với Tạ Duy Anh hình thức phản ánh phải gắn liền với ý nghĩa mà nó có thể mang lại.

Do đó, nghệ thuật có giá trị là nghệ thuật biết cách phản ánh Nói cách khác, việc lựa chọn cách thức phản ánh hiện thực của nhà văn phải hướng tới mục đích cụ thể, xác đáng

Tham vọng phản ánh hiện thức một cách qui mô và hoành tráng thuộc về các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa Tiểu thuyết đương đại hiện nay đangPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội thu hẹp diện phản ánh để đi về bề sâu Nhận thức về cái hiện thực đang tiếp diễn trở thành cảm thức thường nhật của con người Có thể lấy câu nói của nhân vật bào thai trong " Thiên thần sám hối" của Tạ Duy Anh làm cơ sở: "Tôi cảm nhận cuộc sống ngoài kia như một cái gì khủng khiếp đang diễn ra hằng ngày"

[110,3] Với Tạ Duy Anh, hiện thực nhưng phải là hiện thực tàn khốc, gai góc mới khiến ông day dứt, trăn trở Nhà văn được chuẩn bị về mọi mặt để thu nhận và phản ánh "loại" hiện thực ấy vào tác phẩm của mình: "Mỗi cá nhân có một cách nhìn hiện thực được qui định trước hết bởi môi trường sống, khả năng nhận thức, những ám ảnh về hạnh phúc và tương lai mà họ trải qua, chiều hướng tư tưởng mà họ theo đuổi…Nó thuộc về sự bí ẩn cá nhân, không thể lí giải bằng cách qui định bịa đặt chủ quan như phần lớn những nhà nghiên cứu thô thiển vẫn làm Tôi được chuẩn bị từ chính cuộc đời để khai thác hiện thực như những gì mọi người…cho là gai góc" [401-402,2] Bởi vậy, phản ánh hiện thực gai góc, bề bộn không chỉ là tham vọng mà còn là nhu cầu của Tạ Duy Anh trong bước đường sống để viết của mình Nhu cầu ấy được gởi gắm trọn vẹn trong thể loại tiểu thuyết: "Trong tôi luôn có hai phần trái ngược, một phần ngọt ngào của làng quê văn hoá với những ký ức đẹp đã ghi dấu vào tuổi thơ với những trò thả lờ câu ếch Phần thứ hai là mảng hiện thực khốc liệt của đời sống xã hội tôi dành cho tiểu thuyết".

Từ những quan niệm nghệ thuật được phát ngôn trực tiếp hay gián tiếp thông qua nhân vật của mình, Tạ Duy Anh tìm đến lối biểu hiện tương xứng. Nói cách khác, Tạ Duy Anh thông qua thực tiễn sáng tác để chứng minh tính chân lí của vấn đề lí thuyết đưa ra Từ đó, ta có thể tìm thấy những "dấu hiệu" ảnh hưởng của quan niệm trong quá trình sáng tác như việc phản ánh hiện thực từ góc nhìn bào thai chưa thành người, lối tổ chức cốt truyện lắp ghép, dòng thời gian đảo lộn…Đặc biệt, trong việc sử dụng lời văn nghệ thuật, "dấu ấn" quan niệm được biểu hiện rõ nét qua việc lựa chọn hệ thống lời văn mang đậm tính chất đời thường, thô ráp, thông tục.

4 0 Đánh dấu hành trình tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là " Khúc dạo đầu" Tuy nhiên, phải đến " Lão Khổ" , nhà văn mới thực sự khẳng định được vị thế của mình trong thể loại tiểu thuyết Ngay từ tiểu thuyết " Lão Khổ" , nhân vật đã có những phát ngôn "rất bạo mồm": "Con đĩ! Cái cân chợ trời của mụ làm thiệt mạng oan biết bao nhiêu người Mụ sẽ còn hút máu kẻ vô tội bởi trong tay mụ rặt những đồ rởm" Có thể nói nhân vật của "lão Tạ" văng tục, chửi mắng như một cách để

"lột trần" bản chất xấu xa, tồi tệ của hiện thực Bản chất ấy chỉ "những lời chó đểu" mới lột tả hết Trên thực tế, viêc đưa ngôn ngữ đời thường vào tác phẩm là xu hướng chung của tiểu thuyết đương đại Tuy nhiên, cách ăn nói vừa thông tục, vừa ngoa ngoắt lại là "đặc điểm nhận diện" lời văn của Tạ Duy Anh Bởi vậy, với " Khúc dạo đầu" hiền lành, bạn đọc chưa thể tìm thấy "dấu ấn" Tạ Duy Anh Bước sang " Lão Khổ" , lời văn "thấm" chất thô ráp, thông tục của đời thường Tác giả không ngần ngại dung nạp cả những câu chửi, câu văng tục vào tác phẩm của mình Nhân vật phát ngôn bất chấp ranh giới đời và văn: "Mẹ kiếp! Lão nghĩ - kiếp người thật chẳng sung sướng gì Chết thì cũng phải đái một bữa cho đàng hoàng Và lão vạch quần giữa đất trời" [245,2] Thậm chí, ngay cả những nhân vật hiền lành như bà Khổ cũng có lúc không "hiền tí nào": "Cái hồi sửa sai đã bảo đái vảy vào, quan với tước cho thêm nặng đũng", "Cha sư bố nó chứ đời!" Dường như nhân vật của Tạ Duy Anh dồn tất cả những uất ức, căm phẫn của mình vào lời Bởi vậy, lời văn trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh thường "gây sốc" cho những bạn đọc quen với lối diễn đạt nhẹ nhàng, mượt mà. Tuy nhiên, chính những lời văn thông tục này khiến nhân vật của "lão Tạ" "đời" hơn bao giờ hết Không chỉ nhân vật, bản thân sự miêu tả của người kể chuyện cũng "thấm đẫm" chất thông tục Ngay cả khi lời kể ấy xuất phát từ điểm nhìn của một bào thai: "lát sau có tiếng thở dồn dập, tiếng cào cấu xuống chiếu.

Người đàn bà giường bên oằn mình lên, răng nghiến ken két có vẻ như bà ta không muốn ai biết mình lên cơn đau dữ dội…Có lúc bà ta chống cả hai tay xuống chiếu, nâng hẳn người lên Rồi một khối đỏ rực tách khỏi cơ thể bà ta Nó

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội từ từ trôi ra trong khi bà ta gần như kiệt sức, răng nghiến chặt vào vành môi khô nứt Bà ta hằn học nhìn chiếc bọc lùng nhùng" [17,3] Tiếp nối ba vụ "xì - căng - đan" do ba cuốn tiểu thuyết trước gây ra, " Giã biệt bóng tối" sử dụng một hệ thống lời văn gai góc đến độ Phùng Gia Thế coi đó là sự văng tục "sống sít", "đi qua giới hạn của văn chương" Trên thực tế, tiểu thuyết " Giã biệt bóng tối" xuất hiện lớp ngôn ngữ dung tục cùng lời chửi với cường độ và mức độ đậm đặc hơn tất cả các cuốn tiểu thuyết đã xuất bản của Tạ Duy Anh Không phải không có cơ sở khi nhà văn đã phát ngôn: "Tôi đang lo có người bảo tôi càng già càng cay nghiệt hơn đấy" Tính chất "cay nghiệt" ấy không phải chỉ đến " Giã biệt bóng tối" mới có Đó là đặc điểm có thể "nhận dạng" trong phần lời của các cuốn tiểu thuyết đã xuất bản trước đó Tuy nhiên, đến " Giã biệt bóng tối" , nhân vật được phát ngôn tự do đến độ xâm lấn cả vùng ngôn ngữ của tác giả Lời văn "phóng túng" hơn bao giờ hết Nhân vật trong bóng tối hay nhân vật quỉ bạ đâu chửi rủa đấy, gằm ghè, gây sự với người kể chuyện, với các nhân vật khác, với cả bạn đọc Chỉ trong một cảnh xuất hiện, nhân vật đã để lại dấu ấn bằng tràng ngôn ngữ "quỉ ám": "Ra cái vẻ ông kễnh Ra vẻ đấng nam nhi Nam nhi nam nhiếc điếc đít bọ Nó sẽ cắt tiết mày, chỉ sớm hay muộn thôi Nó đang tìm tia…Thôi nào, cắn nát, đục ngang khoét dọc, bôi bẩn, đập phá tan tành…Khẩu hiệu khẩu hiệc"

[242-243,3] Nếu như tiểu thuyết " Thiên thần sám hối" từng gây kinh ngạc cho độc giả về những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống thì tiểu thuyết " Giã biệt bóng tối" gây "sốc" cho dư luận bằng chính lời văn "sôi sục chất hiện thực":"Kẻ lưu manh thực sự phải vượt qua tất cả biểu hiện bề ngoài Nghĩa là đạt đến mức cao nhất của lưu manh thì lại giống như một người lịch lãm, uyên áo và cái chính là có bề ngoài của một nhà đạo đức như tôi đã nói Khi đó, anh hành xử hoàn toàn tự nhiên, trắng trợn, đểu giả, trơ trẽn…tất tật đều mềm mại, nhi nhiên nhuần nhuyễn như nước vậy" [202,1] Sự lạnh lùng, bàn quang đến mức trắng trợn trong lời của nhân vật phụ thứ hai: nhà thiết kế đã khiến người đọc bàng hoàng trước hiện thực quanh mình Một hiện thực giả dối tồn tại tự nhiên như khát thì người

4 2 ta cần nước Một hiện thực không dễ nhận ra đằng sau vẻ trá hình của một trí thức: "Tôi cần phải biết mọi mánh khoé để sao cho không nằm trong số những kẻ bị lãng quên Và thật sung sướng khi có thể nói trắng ra mình là một tri thức lưu manh Cần gì phải giữ kẽ Không phải ai cũng đạt đến được cái tầm như vậy" Thật giả lẫn lộn đến nỗi thật hoá ra giả, giả lại làm giống như thật Trên đời này, điều giả còn nhiều hơn điều thật Người đọc không ít lần "sởn da gà" khi chạm phải chất hiện thực được Tạ Duy Anh đổ tràn trên trang giấy Đó là những lời chia sẻ không chút ngượng ngùng của cô gái điếm kể về mánh khoé hành nghề của mình: "Anh chẳng biết của giả là gì đâu, để em nói cho nghe Bọn ngựa non háu đá mới tập tọng ăn chơi ấy, đôi khi chưa kịp vào bụng em, mới ở khu giáp ranh thôi đã xong phim rồi Cái trò đàn ông mà ra cha nó rồi thì chỉ mong chuồn cho nhanh" [167,1] Đó là lời gã say rượu huênh hoang: "Mày tưởng ông không có tiền trả công cho mày à? Tiền ông để ở trong bướm vợ ấy, lát nữa ông móc ra cho mày xem…hè hè Ngày nào ông chẳng moi tiền từ đó đi uống rượu"

[94,1] Đó là lời tán tỉnh thô tục của lão phụ trách an ninh "bắt bồ" với vợ người ta: "Đến của em cất kĩ thế anh còn biết nữa là…Biết rằng (ý a) của cô có mười tám cái lông, cái rụng cho chồng còn cái xoăn tít thì cho anh…tình tình tình chát ý a…" [106,1] Đó là lời văng tục vô văn hoá, cục cằn của ông cán bộ phụ trách trại giam: "Khi địt nhau mày có im lặng thế không, nói cho biết nhé, không rên ư ử như chó cái thì còn lâu mới móc được tiền của khách" [235,1]…

Như vậy, từ nhu cầu phản ánh hiện thực gai góc, bề bộn, Tạ Duy Anh đã lựa chọn phương thức biểu đạt tương ứng: lời văn nghệ thuật mang đậm tính chất đời thường, thông tục, thô ráp Quan niệm thể hiện thế giới quan của tác giả Nó chi phối tất cả các yếu tố cấu thành tác phẩm Trong đó, lời văn nghệ thuật vừa là phương tiện vừa là phượng diện biểu hiện thế giới quan, quan niệm của tác giả Do đó, một cách tất yếu, từ quan niệm phải đi tới lời văn Nói cách khác từ ý tưởng nghệ thuật phải đi đến việc hiện thực hoá bằng ngôn từ.

2 Từ nhu cầu muốn trình bày những suy tư, trải nghiệm về cuộc sống đến việc sử dụng lời tiểu thuyết giàu chất triết lí

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội

Mối quan hệ của các thành phần trong lời tiểu thuyết "Giã biệt bóng tối"

1 Mối quan hệ giữa lời người kể chuyện - lời nhân vật

1.1.Lời người kể chuyện bị chen ngang bởi lời nhân vật

Tác giả Nguyễn Thị Bình trong " Khi nhà văn Tạ Duy Anh " Giã biệt bóng tối" đã có nhận định: "Đọc hết 265 trang sách, là chứng kiến thêm một lối kết cấu tiểu thuyết theo kiểu Tạ Duy Anh: không thấy đâu ranh giới của tác giả và nhân vật Tác giả có nhiều lúc phải chen ngang mới có cơ hội xuất hiện, đôi khi chỉ để đính chính hoặc giải thích cho lời kể của nhân vật rồi lại bị nhân vật "thô bạo" ngắt lời" [9] Trên thực tế, sự bình đẳng giữa nhân vật và người kể chuyện là xu hướng chung trong văn xuôi hiện nay Tuy nhiên, với Tạ Duy Anh, uy quyền

5 2 của người kể chuyện toàn tri không chỉ bị tước bỏ hoàn toàn mà thậm chí còn bị nhân vật lấn áp, "chiếm ngôi" Ngay trong lần đầu "ra mắt" bạn đọc, câu chuyện của người dẫn chuyện đã được một số nguồn thông tin khác nhau cung cấp: Tường thuật trên một bản tin thời sự, dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kì lạ Người dẫn chuyện chỉ làm nhiệm vụ tổng kết: "Vâng, mặc dù mỗi người một ý nhưng gần như tất cả dân làng Thổ Ô đều tập trung ở nhận định chắc chắn có bàn tay của ma quỉ" Ngay lời tổng kết cũng hạn chế màu sắc chủ quan cá nhân Thay vào đó, người dẫn chuyện mượn điểm nhìn của dân làng Thổ Ô để phát ngôn Nhưng cho đến thời điểm này, người kể chuyện chưa hề bị lán áp hoàn toàn Anh ta vẫn là người giữ ngôi vị bao quát chung và kể lại mọi chuyện Tuy nhiên, khi cốt truyện chính được bắt đầu, người kể chuyện đã bị đẩy ra ngoài rìa trước sự xuất hiện của người kể chuyện xưng "tôi": Thằng bé:

"Mọi người gọi tôi là thằng lang thang do thói quen hơn là ác ý…" Cứ thế, nhân vật tự kể câu chuyện của mình mà không cần thông qua người kể chuyện Có chăng lời của người biên tập chỉ mang tính chất bổ sung, giải thích Trong quá trình nhân vật thằng bé xưng "tôi" và kể câu chuyện của mình, người dẫn chuyện có xen được vào một đoạn những ngay sau đó đã bị nhân vật "cướp lời":

"…trước đó độ hai tháng có sự xuất hiện của một thằng bé lang thang ở phố dạt về…Mỗi khi tỉnh lại, nó liền cố nhớ xem hành trình nào đã đưa nó đến với ngôi miếu hoang này Thế là tôi sợ hãi bỏ đi ngay sau lời đe doạ chọc mù mắt của gã đàn ông mà tôi biết gã không định đùa" [34 - 35,1] Như vậy, lời người kể chuyện chỉ là sự xen ngang và đuổi theo sự tường thuật của nhân vật Thông tin của người dẫn chuyện đến sau thông tin của nhân vật Do đó, vô hình chung, lời nhân vật đã phần nào "vô hiệu hoá" giá trị lời người kể chuyện Với trường hợp này, Phùng Gia Thế có nhận định: "Cố ý để nhân vật quyền phát ngôn, nhưng nhân vật luôn bị người kể chuyện cướp lời Người kể chuyện có ý ẩn mình đi đứng sau nhân vật, thậm chí thấp hơn nhân vật, nhưng, nhiều, tiếc rằng, nhiều lúc nó còn đứng cao hơn cả bạn đọc, khiến bạn đọc cứ phải ngước nhìn" Trên thực tế, người kể chuyện và nhân vật có sự giằng co lời kể Tuy nhiên, lúc thìPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội người kể chuyện thắng thế, lúc thì nhân vật thắng thế Câu chuyện vẫn được tiếp diễn nhưng được kể dưới nhiều góc độ, điểm nhìn khác nhau Có thể nói đây là một dạng cốt truyện lồng ghép: trong câu chuyện chung có những nhánh câu chuyện nhỏ Các câu chuyện nhỏ ghép lại tạo thành một mạch truyện hoàn chỉnh.

Giã biệt bóng tối" bao gồm một hệ thống các nhận vật: lớn có, bé có, lương thiện có, độc ác có, người lao động có, tri thức cũng có Trong đó, các nhân vật đóng vai trò "cốt cát" bao giờ cũng xuất hiện kèm theo lời tự giới thiệu. Nói như Nguyễn Thị Bình: "Các nhân vật trong tác phẩm phải tự giới thiệu về mình" Lời giới thiệu của mỗi nhân vật lại có sự khác nhau Người giới thiệu rụt rè, nhã nhặn: "Mọi người gọi tôi là thằng lang thang do thói quen hơn là ác ý". Người giới thiệu hằn học, gây sự: "Những kẻ hợm hĩnh, đui mù, không biết lại cứ hay dạy khôn người khác đã gọi tao như vậy với ngụ ý miệt thị rõ ràng Nhưng tao nói trước cho mà biết chả nhằm nhò gì đâu Chả khiến bọ đây mếch lòng đâu" Người giới thiệu suồng sã, thân mật, đôi chút tự kiêu: "Tớ là dân chính cư của làng Thổ Ô, học hết phổ thông trung học, tức là thừa khả năng làm chủ tịch huyện, quan phụ mẫu hưởng bổng lộc như nước" Mỗi người một kiểu đã tự khẳng định vị thế của mình trong tác phẩm Ở đây, chúng ta có thể thấy điểm khác biệt so với mối quan hệ giữa người kể chuyện truyền thống và nhân vật. Với người kể chuyện truyền thống, mọi phần lời giới thiệu đều thuộc quyện hạn của anh ta Nhân vật muốn "xuất đấu lộ diện" phải được thông qua lời người kể chuyện hàm ẩn hoặc tường minh Tuy nhiên, ở đây, Tạ Duy Anh đã để cho nhân dân tự do phát ngôn và tự do "chiếm ngôi" kể của người kể chuyện Mặc dù vậy, người kể chuyện vẫn cố gắng dành lại quyền được kể câu chuyện của mình Tuy nhiên, lời kể thường xuyên bị chen ngang.

Sự tổ chức lời văn trong mối quan hệ lời người kể chuyện bị xen ngang đã làm mất tính thống nhất, tập trung, quy về một mối của tác phẩm Thay vào đó là thế giới nghệ thuật với sự đa thanh của lời nói Tại đó, nhân vật được tự do phát ngôn, quyền hạn của tác giả bị hạn chế đến mức tối đa Cách tổ chức lời

5 4 văn như vậy đem lại cách tiếp nhận tự do cho bạn đọc Bạn đọc có thể nghe theo bất cứ tiếng nói nào trong tác phẩm mà không buộc phải quy thuận theo một lời phát ngôn duy nhất từ phía tác giả Đây cũng là cơ sở để tạo nên tính đa nghĩa, đa tầng tiếp nhận của tác phẩm.

1.2 Sự lên tiếng tự do của các nhân vật

Sự bình đẳng giữa tác giả với nhân vật và giữa các nhân vật với nhau là mối quan hệ phổ biến trong các tiểu thuyết đương đại hiện nay Tuy nhiên, nếu như các tiểu thuyết khác chỉ dừng lại ở tính chất đa thanh của tiểu thuyết thì Tạ Duy Ang với " Giã biệt bóng tối" đã đẩy sự bình đẳng trong quyền phát ngôn giữa các nhân vật tới mức "loạn khẩu" Trên thực tế, khi tham gia vào một cuộc thoại, các nhân vật giao tiếp buộc phải tuân thủ một số quy tắc nhất định Trong đó, quy tắc về lượt lời không cho phép sự cướp đoạt lượt lời của người khác cũng như "dẫm" lên lời người khác Nhưng, trong " Giã biệt bóng tối" , các nhân vật không ngại ngùng vi phạm các qui tắc hội thoại Giữa các phần lời của nhân vật có sự xen ngang lẫn nhau Chẳng hạn đan xen lời của nhân vật quỷ: "Tao là một thằng đứng đắn, đứng đắn hơn bất cứ thằng đứng đắn nào trên đời Chỉ xem tao giữ lời hứa thì đủ biết" là lời của thằng bé Thượng: "Khi đó tôi đang ngồi co quắp trong ngôi miếu hoang, có lẽ nước mắt đã thấm ướt cả một khoảnh đất" Như vậy, không chỉ lời người dẫn chuyện bị xen ngang, ngay cả lời nhân vật cũng bị xen ngang và liên tiếp bị nhân vật quỉ nhảy vào can thiệp bằng lời Thậm chí, mô típ bán linh hồn cho quỉ còn được biểu hiện ở việc nhắc lại lời của quỉ Nói cách khác, nhân vật bị chi phối về phần lời: "Nào, thằng oắt con chết tiệt kia Thằng oắt con chết tiệt kia Mày có thấy công trình dang dở của tao không Mày có thấy công trình dang dở của tao không." [243,1] Đỉnh cao của sự lên tiếng tự do của các nhân vật là trong một đoạn, xuất hiện liên tiếp các phần lời của các nhân vật khác nhau: "Tâm hồn người này vô cùng trong sạch vì nó được gột từ sự ô uế - chị chỉ vào người đàn bà đi cùng Con điếm kia ở đâu mò ra triết lí gì thế, triết lí triết liếc, làm hỏng việc của tao rồi Chị! Em chờ chị từ cả ngàn năm trước Chị hãy đưa em đi theo chị, đi thật xa Tại sao cô lại ở đây, vào đúng lúc này, và cả aiPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội kia nữa" [245,1] Cuộc đổ xô của các phát ngôn đã tăng kịch tính cho câu chuyện.

Sự tổ chức các phần lời của nhân vật không phân định ranh giới đã tạo ra sự "loạn khẩu" (theo cách dùng từ của tác giả) trong tác phẩm Trên thực tế, sự tổ chức này sẽ khiến bạn đọc nghi ngờ vào sự cần thiết phải xuất hiện nhiều điểm nhìn trong tác phẩm Tuy nhiên, ở đây tác giả muốn mượn phần lời để biểu hiện cuộc đấu tranh trong tư tưởng của con người vươn tới phần tốt đẹp Sự giằng co giữa mọt bên thiện - một bên ác được trực diện hoá qua các phát ngôn Nếu như ở các nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết khác, cuộc vượt thoát trong tâm tưởng được cụ thể hoá bằng sự đổi thay trong tâm lí, hành động thì ở các nhân vật trong " Giã biệt bóng tối" cuộc vượt thoát này trước hết phải được biểu hiện ở sự giằng co về phát ngôn Có thể nói đây là một trong những tìm tòi ít nhiều mang tính cách tân, đổi mới của Tạ Duy Anh.

Như vậy, thế giới trong " Giã biệt bóng tối" là thế giới của quá trình trải nghiệm để vượt thoát sự bao trùm của bóng tối Không phải ngẫu nhiên tính triết luận trong lời văn của Tạ Duy Anh gắn liến với tính chất đối thoại Chất triết lí, suy nghiệm ở đây không mang tính áp đặt, duy nhất Trái lại, tác giả muốn biểu hiện nó một cách dân chủ trong tương quan với sự tiếp nhận của bạn đọc Vì vậy, tư thế đối thoại là tư thế khiến bạn đọc dễ đón nhận những trải nghiệm, suy tư của tác giả hơn bao giờ hết Lời văn nghệ thuật đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc đối thoại hoá tư tưởng, góp phần hình thành tính đa thanh trong tiểu thuyết Nhìn chung, trong tiến trình sáng tác của mình Tạ Duy Anh đã có những nỗ lực trong việc tìm…để viết Bên cạnh những ý kiến khen, chê không ngớt, chúng ta cũng phải công nhận rằng, tác giả này đang có những đóng góp nhất định cho sự vận động của tiểu thuyết đương đại.

2 Mối quan hệ giữa lời độc thoại và lời đối thoại

2.1 Lời đối thoại bị " độc thoại hoá"

Lời đối thoại trong quá trình giao tiếp không được đáp trả sẽ rơi vào trạng thái độc thoại "Độc thoại hoá" lời đối thoại là sự chuyển giao từ lời đối thoại

5 6 sang lời độc thoại Khi mới xuất hiện, lời mang mục đích của đối thoại, tức hướng tới một đối tượng nhất định, cần đáp trả Tuy nhiên, vì một lí do nào đó, lời đối thoại rơi vào thế chỉ có một người phát ngôn Người nghe chỉ tiếp nhận mà không có sự hồi đáp Sự luân phiên lượt lời trong đối thoại bị phá vỡ Khi ấy, lời đối thoại mang tính chất của lời độc thoại, tất yếu bị "độc thoại hoá". Trong " Giã biệt bóng tối" không ít lần nhân vật dùng hình thức là câu đối thoại nhưng về bản chất lại là câu độc thoại Chẳng hạn, khi nhân vật quỉ hướng lời nói của mình vào nhân vật thằng bé lang thang Xét về hình thức, lời được phát ngôn trực tiếp ra bên ngoài, có đối tượng tiếp nhận cụ thể Giữa người phát và người nhận không bị ngăn cách bởi không gian, thời gian, có sự đối mặt trực diện Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhân vật quỉ lại không được Thang nhận thức cũng như cậu bé không có khả năng nghe thấy những lời quỉ nói Do đó, nhân vật cậu bé lang thang - đối tượng tiếp nhận lời thoại bị "vô hiệu hoá" khả năng hồi đáp Vì vậy, xét từ phía nhân vật quỉ, về hình thức là lời đối thoại nhưng xét trong mối tương quan với nhân vật thằng bé thì bản chất lại là lời độc thoại Ở đây có sự vênh lệch giữa những dấu hiệu thuộc về hình thức và bản chất bên trong Xét trong mối quan hệ với nhân vật quỉ nó là lời đối thoại nhưng xét trong mối quan hệ với nhân vật Thang - thằng bé lang thang thì nó chỉ là lời độc thoại. Ngay cả khi lời thoại của quỉ đáp trả đúng những lời nhân vật Thang đưa ra thì với Thang lời nói của mình chỉ mang tính độc thoại Lời của nhân vật quỉ đáp lại lời thằng bé lang thang nhưng chỉ có hắn nghe được và hắn cũng không được đáp trả Do đó, trong mối quan hệ với người tiếp nhận, lời của quỉ vẫn rơi vào thế độc thoại: " Tôi sẽ còn giết người nếu chẳng may có kẻ nào đó tìm cách bức hại tôi còn tôi thì buột ra lời nguyền rủa họ Thế chả là công lý sao? Hại nhân nhân hại sự nào tại ta mày cứ có voi đòi tiên có tiên vòi chức tước thế thì ông nội mày đây biết đường chó nào mà lần Ai có thể giúp tôi tránh khỏi điều đó?

Có giời giúp con ạ Liệu có bao nhiêu người tin tôi có khả năng ấy, để họ tránh xa tôi…" [140,1] Có thể nói, xen kẽ giữa những lời độc thoại của nhân vật béThang là lời đối thoại của quỉ Những lời đối thoại đã bị "độc thoại hoá" KhôngPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội chỉ lời thoại của nhân vật thằng bé lang thang bị xen ngang, ngay cả người kể chuyện cũng bị xen vào: "Vâng xin cảm ơn Thực ra thì chả ai biết cụ thể điều gì diễn ra trong căn nhà của gã Bính ngoài thằng bé do gã lôi ra từ miếu hoang nhưng suốt những năm tháng bị hành hạ nhiều nhất nó chỉ một mực câm lặng.

Nó sẽ không thể câm lặng mãi, tao cam đoan như vậy những thằng không biết thì im đi nhé." [208,1] Ở đây, nhân vật quỉ chỉ muốn xen vào cướp lời của người dẫn chuyện Tuy nhiên, đoạn diễn thuyết của lão bị rơi vào thế độc thoại, một mình mình nói một mình nghe.

Sử dụng hình thức lời đối thoại bị "độc thoại", Tạ Duy Anh nhằm cụ thể hoá tiếng nói thứ hai bên cạnh tiếng nói thuộc về tâm thức của mỗi người Điều đặc biệt là kiểu lời đối thoại này chỉ dành cho nhân vật quỉ Dường như Tạ Duy Anh muốn thể hiện bên cạnh tiếng nói của mỗi người luôn song song tồn tại tiếng nói của quỉ dữ, chỉ có điều chúng ta có nghe thấy và làm theo lời nói đó hay không Khi bản thể "vô trùng" với tiếng nói của quỉ thì tất yếu lời nói bị rơi vào độc thoại Tiếng nói của quỉ đại diện cho ý thức của quỉ Do đó, sự can thiệp bằng lời của quỉ vào lời của nhân vật là một phương thức biểu hiện sự xâm lấn, mong muốn thống trị ý thức của nhân vật Nhân vật nào không có khả năng chối bỏ sẽ bị những ý tưởng đen tối thống trị Tạ Duy Anh đã thông qua phương diện như một yếu tố mang tính biểu tượng để truyền tải ý tưởng về cuộc đấu tranh loại bỏ phần u tối, độc ác trong bản thể nhân loại.

2.2 Lời độc thoại bị " đối thoại hoá"

Cách thức tổ chức từ vựng

Lời văn nghệ thuật là hình thức tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm văn học.

Do đó, mọi lời văn đều bắt nguồn từ sự tổ chức ngôn từ Nhà văn thực sự có tài phải là người biết tổ chức, sắp xếp từ ngữ sao cho lời văn mang đậm dấu ấn của mình Với " Giã biệt bóng tối" , Tạ Duy Anh đã "trình làng" những cách thức tổ chức từ vựng tạo lời mang đậm phong cách riêng của tác giả

Trước hết xét về cách thức tổ chức cụm từ, Tạ Duy Anh thường tạo ra các cụm động từ bằng cách kết hợp động từ chính với bổ ngữ mang sắc thái biểu cảm cao: để lại bà hơ hớ, phì pheo đồn thầm, nói trắng hóe ra, đang ngoác miệng hát, phiền phiệc thèm chết cha…Nhìn chung, đây đều là những động từ mang hàm nghĩa tiêu cực, nhằm giễu nhại đối tượng hoặc hành động của đối tượng được nói đến Cách kết hợp giữa bổ ngữ đa phần là tính từ mang sắc thái mỉa mai với động từ thiên về cử động của miệng đã cho thấy tính chất đánh đổ hình tượng của nhà văn Trong tác phẩm, trường hợp cụm động từ được tổ chức bình thường không phải không có Tuy nhiên, ở đây, có thể nói lối tổ chức cụm động từ như trên tiêu biểu hơn cả cho lời văn và phong cách Tạ Duy Anh Với lối tổ chức cụm động từ thiên về mô tả sắc thái của hành động hơn là hành động đã cho thấy cái "thần" của đối tượng được miêu tả: Dung tục, thô lỗ, bất chính, cục cằn Đặt trong tương quan so sánh với cách thức tổ chức cụm động từ của Chu Lai trong " ăn mày dĩ vãng" , chúng ta thấy Chu Lai thường dùng các từ ngữ mang chức năng miêu tả, giàu tính tạo hình thành phần bổ ngữ cho động tà chính Qua đó, tạo sự hình dung về động tác của đối tượng một cách cụ thể, rõ nét hơn: Nhìn chấp chới, thập thững đưa chân ngồi chất chưởng, hỏi phập phồng…Trái lại, Tạ Duy Anh thiên về nắm bắt sắc thái của hành động hơn là các cử động Do đó, cách thức tổ chức cụm động từ trong " Giã biệt bóng tối" đem tới

6 2 cái nhìn bề sâu về đối tượng, cảm nhận rõ rệt bản chất của đối tượng thông qua hành động của anh ta. Ở cụm danh từ, Tạ Duy Anh thường tạo ra những cụm định danh thâu tóm bản chất của đối tượng được gọi tên Do đó, danh từ trung tâm thường được gắn liền với hàng loạt thành phần bổ ngữ: Tri thức nửa mùa thèm tiền, thèm quyền chết cha; bậc quan tai mắt triều đình mỗi năm hai mươi vạn hộc, bổng lộc nhiều như nước; các cộng sự đầy lòng ái quốc; bà goá lắm tiền; một kẻ lưu manh có đẳng cấp; một ông "thượng đế" khá kì quặc; một phụ nữ ba đảm đang tay cầm cày vai đeo súng hông lủng lẳng thêm giỏ khoai luộc Tất cả các cụm danh từ này đều được tổ chức dưới dạng cụm chủ vị, tức nếu phân tách thành phần cấu trúc thì cụm danh từ nào cũng có thể bao gồm chủ ngữ và vị ngữ Lối tổ chức cụm danh từ như vậy đem lại cái nhìn tổng thể về đối tượng được gọi tên Đặc biệt, trong cách sử dụng danh từ để định danh đối tượng của mình, Tạ Duy Anh có những cụm từ tương đương để thay thế Nói cách khác, cùng một đối tượng nhưng có thể qui chiếu thành những tên gọi khác nhau, có những cách định danh khác nhau Chẳng hạn: Ông cán bộ về hưu = đồ dê già, đồ báo hại, đồ thối thây…; ả gái điếm = ả gái làm tiền, ả cave, mụ già làm tiền, loại bán trôn, người đàn bà ấy, nàng…Từ những cách gọi nhân vật khác nhau, Tạ Duy Anh đã cho ta thấy cùng một đối tượng nhưng trong mắt mỗi loại người lại có cách định danh khác nhau Người thì quí trọng, người thì coi thường Cuộc sống là muôn màu, muôn vẻ và sự đánh gia về một con người thường khó có sự thống nhất. Nguyên nhân chủ yếu là vì bản chất mỗi con người thường tồn tại những mặt đối lập hài hoà trên cơ sở thống nhất Cách sử dụng linh hoạt cách định danh đối tượng đã đem lại cho bạn đọc sự nhìn nhận, đánh giá nhân vật trong tính đa chiều, toàn vẹn

Tương ứng với lối tổ chức cụm động từ thiên về biểu hiện sắc thái của hành động là cụm tính từ có khả năng miêu tả ở mức cực độ: Trắng toát, đen đặc đen đặc, dằng dặc dằng dặc, lạnh tanh lạnh ngắt, thối hoăng…Những cụm từ này có khả năng tác động mạnh vào giác quan của người đọc và đều mang sắc thái tiêuPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội cực Dường như tác giả muốn gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc về cái xấu, cái đáng ghê tởm để từ đó muốn hình thành ý thức "thanh lọc" trong bạn đọc.

Bên cạnh việc tổ chức các lớp từ ngữ thành những cụm từ mang phong cách Tạ Duy Anh, trong " Gã biệt bóng tối" , tác giả còn gia tăng cách biểu đạt mới cho ngôn từ Nói cách khác, tác giả có sự diễn đạt lại ngôn từ, khoác lên cho nó hình thức mới: Nói trắng phớ ra = nói hết ra; thì bỏ mẹ = thì chết, lộ bem rồi = lộ rồi; nói chuyện cứt gì = nói chuyện gì; cái trò thụt ra thụt vào = quan hệ; còn mầu mỡ riêu cua lắm = trẻ, đẹp; quá trình ăn no nằm ườn xác chờ chết = hưởng thụ cuộc sống…Trên thực tế đây là lối diễn đạt có thể gặp trong cuộc sống đương đại Ở đây, tác giả đã dung nạp vào lời văn nghệ thuật của mình ngôn ngữ của cuộc sống hiện đại Phần lớn là ngôn ngữ thuộc về tầng lớp lao động, lưu manh, gái điếm Có thể nói, chưa bao giờ tần số xuất hiện của các lớp từ thông tục xuất hiện dày đặc như " Giã biệt bóng tối" Dường như tác giả đã mạnh bạo hơn trong việc để nhân vật phát ngôn tự do bất chấp ranh giới giữa đời và văn Đây chính là một trong những lí do khiến lời nói của nhân vật có tính đối thoại trực diện với bạn đọc.

Trong cách thức tổ chức từ vựng, "lão Tạ" đã đưa vào cuốn tiểu thuyết của mình hàng loạt hình ảnh so sánh mang tính chất mới lạ: bóp mạnh vào bụng dưới như bóp bong bóng đựng rượu lậu, chữ xấu - y như con lăng quăng dính đầu vào nhau, trắng nhễ nhại như bụng con gái, cái cách nhìn như chó đánh hơi, miệng mở to như miệng hà mã…Có thể nói các vế so sánh ở đây đều được diễn tả ở mực độ thậm xưng, tức là phóng đại tính chất của sự vật, sự việc được so sánh Đặc biệt sắc thái do các vế so sánh đem lại đều bao hàm nghĩa phê phán giễu cợt Bởi vậy, hình ảnh so sánh vừa mang tính tạo hình nhưng trên hết còn gợi ra sắc thái biểu đạt của đối tượng được so sánh Đây chính là sự thống nhất trong cách thức tổ chức từ vựng của Tạ Duy Anh Từ việc lựa chọn từ ngữ, tổ chức cụm từ đến xây dựng hình ảnh so sánh, ví von đều phải biểu hiện được đúng bản chất, cái "thần" của sự vật, sự việc Nhờ đó, lời văn nghệ thuật của

"lão Tạ" bên cạnh tính tạo hình còn có tính biểu cảm cao Cùng với việc sáng

6 4 tạo hình ảnh so sánh là việc sử dụng sáng tạo các câu tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ vào lời văn nghệ thuật Đó là sự tổ chức hay diễn đạt lại những câu tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ quen thuộc cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh phát ngôn: Đừng có đùa với pháp luật (đừng có đùa với lửa), đi cũng dở mà ở thì đương nhiên ngay cả quỉ cũng hãi (đi thì cũng dở ở cũng không xong), bổng lộc nhiều như nước (tiền nhiều như nước), ba hào một mớ ổi ương, ông về ông ỉa chùm tương nhà mày (ba hào một mớ trầu cay, sao anh không hỏi những ngày còn không), đổ thêm dầu vào cơn bốc hoả (đổ thêm dầu vào lửa)…Nhìn chung, đây là một cách nhại tục ngữ, quán ngữ, ca dao nhằm gia tăng ý niệm trên lớp ngôn từ quen thuộc Cùng với việc nhại tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ là việc nhại ở cấp độ từ Chỉ trong vòng 262 trang tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã đưa ra hàng loạt từ vựng bị nhại về âm đọc: Kịch kiệc, lý luận lý liệc, ngụ ngôn ngụ nghiếc, khẩu hiệu, khẩu hiệc, chó chiếc, mèo miệc, giun giếc, lợn liệc, cố vấn cố viếc, giáo sư giáo siếc, tiến sĩ tiến siệc, nghiên cứu nghiên kiếc…Lối nhại âm đọc của các từ vô hình chung đã "vô hiệu hoá" giá trị của một từ cơ bản Trong ngôn ngữ của quỉ kiểu nhại này xuất hiện dày đặc Điều đó cho thấy sự vô nghĩa trong việc biểu hiện của từ với các ý đồ đen tối Từ việc nhại hệ thống từ ngữ,

Tạ Duy Anh đã thực hiện cuộc lộn trái thế giới Trong đó, ngay cả tiếng nói cũng thấy được "cái bóng ngôn ngữ" của chính mình Nói cách khác, thế giới của " Giã biệt bóng tối" là thế giới của sự khúc xạ Mọi vật soi vào đó đều có hình ảnh khúc xạ cụ thể.

Nhìn chung, sự tổ chức lời văn nghệ thuật ở cấp độ từ vựng cho thấy khả năng tổ chức ngôn từ của người nghệ sĩ Một người nghệ sĩ tài năng phải là một bậc thầy về ngôn ngữ Mỗi nhà văn có những cách diễn đạt lời văn khác nhau phần lớn do cách tổ chức ngôn từ của họ có sự khác nhau Như vậy, để có được giọng văn riêng, lời văn mang phong cách cá nhân đòi hỏi bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ ngay từ cấp độ tổ chức từ vựng Không phải ngẫu nhiên tác phẩm đoạt giải nôbel năm 2004 lại là một tác phẩm có những cách tân lớn trong việc tổ chức lại cách diễn đạt thông thường về từ Phá vỡ lối tư duy sáo mòn của bạnPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội đọc về những lớp nghĩa cố định của ngôn từ không phải là điều dễ dàng Tuy nhiên, đó là nhiệm vụ chung của người nghệ sĩ chân chính Tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời nhau Do đó, từ việc thay đổi lối diễn đạt cũ mòn, cách hiểu cổ điển về từ ngữ sẽ góp phần thay đổi tư duy nhận thức của con người Văn học là một loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ, tất yếu phải đem đến sự tác động về mặt tư duy ngôn ngữ cho bạn đọc.

Cách thức tổ chức cú pháp

Thông qua quá trình phân tích, khảo sát, người viết nhận thấy, lời văn của

Tạ Duy Anh thường xuất hiện các kiểu câu đặc trưng cho nội dung biểu đạt của tác phẩm Trước hết, loại câu xuất hiện với tần số cao hơn cả là loại câu kiệt kê. Loại câu này thường bao gồm phần liệt kê xuất hiện dưới dạng vế câu hoặc thành phần câu Sự liệt kê thuộc về thành phần câu bao gồm thành phần chủ ngữ: "Bọn trộm cướp, nghiện hút, cò mồi, bảo kê, chạy hộ, làm sổ đỏ, đăng lý khai sinh, khai tử, khai thuế, xin giấy phép…chết hết rồi hay sao mà chẳng thấy có vụ việc gì bõ bèn cả" [181,1]; thành phần trạng ngữ: "Sáng, trưa, chiều, tối mồm miệng nồng nặc hơi men, rồi lu bù kí cá, phong bì, nhờ vả, phỉnh nịnh, mặt mũi ai nấy đều như quan lớn đại nhân" [184,1], thành phần bổ ngữ: "Khi đó anh hành xử hoàn toàn tự nhiên, trắng trợn, đểu giả, trơ trẽn…tất tật đều mềm mại, nhi nhiên, nhuần nhuyễn như nước vậy" [202,1], thành phần định ngữ: "Anh ta cầm bút vạch lên tờ giấy những đường thẳng cắt nhau, những vòng tròn, những ô vuông, những lối đi ngoằn ngoèo nhỏ xíu và đẩy về phía tôi" [203,1] Như vậy, những câu liệt kê thường được tổ chức trong một dung lượng khá dài Điều này cho thấy tính chất xô bồ, hỗn tạp của cuộc sống Mặt khác, tổ chức câu văn dài mang tính liệt kê còn cho thấy sự sự phức tạp, muôn dáng vẻ của cuộc sống. Trong đó, sự thật và giả dối bất phân, lẫn lộn Bên cạnh lối tổ chức câu văn dài theo lối liệt kê là câu văn được tổ chức theo lớp lang, bao gồm nhiều vế Trong đó, có những vế câu biểu hiện quan hệ trái ngược: "Nó rất nghiêm khắc, khốc liệt, vô cùng đáng sợ với những kẻ thiếu thành khẩn, nhưng lại cực kì vị tha,mềm mại với ai có tình thần tôn trọng nó" [176,1]; có những vế câu biểu hiện

6 6 quan hệ tăng cấp: "Nào là đồ dê già, nào là đồ giả dối, đồ thối thây, đồ báo hại, đồ độc ác…đến nỗi anh cán bộ phải doạ vả cho vào miệng bây giờ, đúng là gái đĩ già mồm, ả mới tạm chịu ngồi yên" [171,1]; có vế câu biểu hiện quan hệ diễn giải, giải thích: "Chứ không phải hứa suông rồi để đấy chục năm này sang chục năm khác đưa ra hết lý do này đến lí do khác, nào thiên tai, giặc giã, nội tình ngoại sự bất thường, dịch bệnh…nghĩa là trăm thứ nhưng chẳng qua là cái lí của đồ mặt dày phản trắc, bất tài lại còn đạo đức giả" [126,1] Tính chất phức tạp, bề bộn của cuộc sống tiếp tục được thể hiện trong việc tổ chức câu văn lớp lang, nhiều vế Đặc biệt, câu văn dài nhưng thường thiếu thành phần câu Nếu tách khỏi văn cảnh, khó có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa biểu hiện của câu văn. Cách thức tổ chức này đem lại sự lạ hóa trong việc tổ chức lời văn ở cấp độ cú pháp Nó cho thấy sự kéo dài lê thê của cuộc sống, tính chất bất ổn, phi lí của thế giới Những chuỗi thanh âm dài là sự biểu hiện cho nội tâm nhiều biến động, phức tạp và không giản đơn của tác giả Tham vọng dung chứa chất hiện thực bề bộn của cuộc sống cũng là một trong nguyên nhân khiến dung lượng của câu văn được kéo dài Trong đó, tính sự kiện thường song hành với tính biểu cảm. Bạn đọc không chỉ tiếp nhận thông tin về sự vật, sự việc được phản ánh trong câu văn mà trên hết cảm nhận được tính chất của các sự vật, sự việc được thông báo đó Chẳng hạn, thông qua câu thanh minh, diễn giải của gã đào mỏ về mối quan hệ của gã với ả Cave, bản chất của cả hai được hé mở: "Vâng, lần nào cô ta cũng bảo với tôi, anh cứ vô tư mà sung sướng đi, đừng có hoãn cái sự sung sướng lại, bởi vì cứ hoàn đi hoãn lại nhiều lần là mắc bệnh thần kinh đấy, em không lợi dụng anh đâu" [176,1].

Bên cạnh những câu văn có cấu trúc dài nhưng lỏng lẻo là những câu văn lệch chuẩn so với cú pháp thông thường Đó là những câu văn được tổ chức ngắn gon, ít từ, thiếu thành phần câu: "Hạnh phúc hạnh phiếc đàng hoàng Có thế chứ"; "Cho ăn gì được nấy"; "Nói gì đến ngày ba bữa" [69,1]; "Oé, đứ đừ"; "Câm họng"; "Thời thế chó má thật"; "Cứ là thối hoăng", ""Ra oai ra iếc"; "Đáng đời!", "Ước iếc loạn xì ngầu"…Cách thức tổ chức ngắn gọn, cô đọng của câu văn có khả năng

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội gây ấn tượng mạnh Đồng thời, nó cho thấy tính chất dồn nén thông tin, cảm xúc và nhịp điệu nhanh, gấp trong lời kể của nhân vật Đặc biệt, những loại câu này thường được sử dụng liên tiếp trong cùng một đoạn văn và cho cùng một đối tượng, tạo nên giọng điệu đặc trưng của nhân vật: giật cục, cụt lủn: "Mới thử hai mạng thôi Thỉnh thoảng cũng phải cho tao ra oai chứ Ra oai ra iếc Hai cái mạng chó ấy ăn nhằm gì Nhưng mà gọn ghẽ đấy chứ" [99,1].

Trong " Giã biệt bóng tối" , sự lặp từ trong một câu là một trong những cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật Đó có thể là sự lặp lại phụ từ: "Tớ nhìn anh chàng đang chơi trò trên chiếc máy vi tính rồi nhìn quanh rồi nhìn xuống đũng quần vừa ướt vừa khai rồi nhìn vu vơ lên bức tượng thạch cao rồi thờ thẫn nhìn lên trời rồi nhìn mọi người đang hối hả chen nhau trên đường rồi nhắm mắt lại len lén ra ngoài, bụng khấn thầm tổ tiên ông bà sống khôn chết thiêng phù hộ độ trì không bị ai gọi giật trở lại" [182,1] Sự lúng túng, bối rối của nhân vật không được diễn đạt trực tiếp thành văn Tuy nhiên, những dấu hiệu ngôn từ, cụ thể là sự lặp lại phần phụ từ đã cho thấy tâm thế của nhân vật Tuy nhiên, không phải sự lặp từ nào trong việc tổ chức cú pháp đều nhằm diễn tả tâm trạng của nhân vật Sự lặp từ có khi đem lại ý khẳng định cho lời thông báo: "Tao là một thằng đứng đắn, đứng đắn hơn bất cứ thằng đứng đắn nào trên đời" [125,1] Bên cạnh đó, sự lặp từ trong câu văn còn là phương thức biểu đạt cảm xúc của nhân vật Mạch cảm xúc bị kìm nén, bột phát ra bằng sự láy lại các thực từ: "Trong cơn tức tưởi nó đã kêu trời, gọi đất, gọi bà ngoại và hình như gọi cả quỷ thần"

[124,1] Như vậy, câu văn lặp phụ từ hoặc thực từ mang những ý nghĩa biểu đạt không thống nhất Nó có sự linh hoạt về giá trị sử dụng và có tính phụ thuộc văn cảnh cao Tuy nhiên, sử dụng thành công loại câu này cho thấy sự mềm dẻo trong cách viết của nhà văn Có thể nói Tạ Duy Anh đã phá vỡ chuẩn mực của các câu văn truyền thống thông qua việc kéo dài câu văn, hạn chế sự xuất hiện của các thành phần câu nhưng đồng thời cho lặp lại một số từ nhất định Bước đột phá tính qui phạm này đem lại hiệu quả cao cho câu văn được tạo thành.

Tóm lại, trong cách thức tổ chức cú pháp, Tạ Duy Anh có xu hướng phá vỡ tính chuẩn mực cổ điển của một câu văn bình thường Trong đó, câu văn được kéo dài về số chữ nhưng lại khuyết thiếu một số thành phần câu Ngay cả những câu hạn chế tối đa về số chữ cũng không toàn vẹn về cấu trúc Có thể nói, tính hoàn chỉnh về cú pháp trong các câu văn của Tạ Duy Anh được hạn chế ở mức tối đa Loại câu được nhà văn "ưa thích" hơn cả thuộc về những câu lệch chuẩn, không đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ Thiếu thành phần câu nhưng không vì thế sự lặp từ không diễn ra Trái lại, thách thức với sự thừa từ vô nghĩa trong việc hành văn, Tạ Duy Anh để cho nhân vật của mình lặp những từ cần thiết Có thể nói, những từ được lặp là những từ khoá cho biết tâm thế, cảnh ngộ nhân vật rõ nét nhất Từ cách thức tổ chức cú pháp lệch chuẩn, nhà văn đồng thời mở ra lối tổ chức văn bản phi truyền thống.

Cách thức tổ chức văn bản

Nhiều nhà phê bình cho rằng " Giã biệt bóng tối" được kể dưới nhiều điểm nhìn Quả thực, đa chiều hoá điểm nhìn trần thuật là một đặc điểm nổi bật trong phương thức kể chuyện của " Giã biệt bóng tối" Tính chất điểm nhìn có nhiều ảnh hưởng và chi phối tới cấu trúc văn bản Vì vậy, từ điểm nhìn được đa dạng hoá,mạch truyện được phân nhánh theo lời kể của từng nhân vật hình thành tính phân mảnh, lồng ghép trong cấu trúc văn bản Nếu ví toàn bộ tác phẩm là mạch chảy lớn của cuộc đời thì mỗi nhân vật, đại diện cho một số phận, một cuộc đời riêng mang theo câu chuyện của mình hoà nhập vào dòng chảy chung Do đó,bên cạnh mạch truyện chính, tác phẩm còn có nhiều mạch truyện riêng rẻ, góp phần làm nên tính toàn vẹn của câu chuyện chính Chẳng hạn, cùng với sự xuất hiện của nhân vật trung tâm: chú bé lang thang là câu chuyện đấu tranh chống lại sự cám dỗ của bóng tối và tội ác Cùng với sự xuất hiện của nhân vật quỉ là câu chuyện chiếm giữ linh hồn, lối kéo đồng minh vào thế giới bóng tối Toàn tác phẩm có hai nhân vật phụ thì cả hai đều có câu chuyện riêng của mình.Trong đó, câu chuyện của gã đào mỏ có nhiều liên quan đến sự việc chính Kết cấu phân nhánh của mạch truyện hình thành cấu trúc văn bản phân mảnh TrongPhạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội đó, câu chuyện của mỗi cá nhân là một mảnh ghép hoàn thành bức tranh cuộc sống toàn vẹn, đa dạng, phức tạp Cốt truyện chính dần được hé mở và tiếp diễn thông qua các câu chuyện riêng, lẻ Câu chuyện về mỗi cá nhân là nguồn cung cấp thông tin cho câu chuyện chính Vén tầm màn bí mật cho các sự vụ kì lạ ở làng Thổ Ô có công lao của tất cả các nhân vật.

Bên cạnh sự phân nhánh cốt truyện, ta còn bắt gặp kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện Cụ thể, trong câu chuyện "hoang đường và không phải dành cho người yếu bóng vía" được dẫn bởi người kể chuyện còn có sự đan lồng một số câu chuyện khác Đó là câu chuyện về thời kì cải cách, câu chuyện của một nhà thiết kế "vớ" được một ông khách "sộp", câu chuyện về bộ mặt xã hội theo bước chân cậu bé lang thang, câu chuyện về một ả Cave hoàn lương Nhìn chung, những câu chuyện này không đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn chỉnh cốt truyện trung tâm Nó tồn tại song song với cốt truyện chính, nằm trong câu chuyện chung của mỗi cá nhân Có thể nói đó là những lát cắt cuộc đời của mỗi nhân vật trước ki đi tới góp mặt vào câu chuyện trung tâm Do đó, nó vừa thuộc về mạch vận động chung của tác phẩm, vừa chỉ thuộc về những cá thể riêng lẻ Đây là sự đan lồng khéo léo của nhà văn Bằng cách thức tổ chức này, văn bản không quá dài về dung lượng nhưng khối lượng thông tin về cuộc sống vẫn vô cùng phong phú và đa dạng Người đọc không cần trải qua một quá trình lâu dài, dõi theo số phận nhiều thăng trầm của nhân vật để nắm bắt bức tranh đời sống rộng lớn, qui mô Bản thân dung lượng nhỏ đã ẩn chứa trong nó dòng mạch lớn.

Xét trên cấp độ cấp bản, toàn bộ tác phẩm là một sự tổ hợp của lời kể lớn. Lời kể này quán xuyến toàn bộ mạch truyện chính Trong đó, lời kể phân nhánh khi cốt truyện có tính chất phân chia thành những mảnh truyện nhỏ Lời kể phân hoá khi có nhiều cốt truyện song song tồn tại Do đó, cách thức tổ chức văn bản có thể coi là cấp độ cao nhất của lời văn nghệ thuật xét trên bình diện hình thức.Cấp độ tổ chức văn bản đạt tới độ đặc sắc, độc đáo sẽ đem lại tính hấp dẫn cho câu chuyện, sự thành công trong nghệ thuật trần thuật và biểu đạt ý tưởng của

7 0 tác giả Có thể nói một cây viết cứng tay và thực sự tài năng phải có khả năng tổ chức văn bản, làm chủ việc hình thành kết cấu cốt truyện và có được những thủ pháp trần thuật mới mẻ.

Cách thức tổ chức giọng điệu, nhịp điệu

Nhịp điệu, giọng điệu là những yếu tố có mối liên hệ mật thiết với lời văn nghệ thuật Có thể nói, lời văn mang tính chất quyết định đối với việc tổ chức nhịp điệu trong tác phẩm và được giọng điệu cụ thể hoá về mặt cấu âm Trên cơ sở đó, mọi sự tổ chức nhịp điệu và giọng điệu đều có thể coi là một hình thức tổ chức lời trong tác phẩm.

Trong " Giã biệt bóng tối" , sự tổ chức nhịp điệu được biểu hiện ở sự phân bố thành phần động - tĩnh không đòng đều giữa những đoạn văn bản Cụ thể, trong phần lời có sự lấn áp của các thành phần tĩnh Sự lấn áp này được thực hiện thông qua sự chêm xen của các thành phần tĩnh vào sau mỗi sự kiện và lời nhân vật Có thể nói sau mỗi sự kiện được kể và lời phát ngôn của nhân vật, thành phần miêu tả, trữ tình ngoại đề luôn xuất hiện: "Buổi tối tôi rúc vào nách bà và thiếp đi trong những câu chuyện cổ tích luôn luôn dở dang Giờ đây tất cả những điều đó chỉ còn lại trong nỗi nuối tiếc của tôi" [27,1] Không chỉ chêm xen, thành phần tĩnh còn có sự lấn áp hoàn toàn trong nhiều đoạn văn bản: "Hỏi như giáo sư tiến sĩ ấy nhỉ? Gà sống thiến sót chứ là cái quái gì mà tinh tướng. Lại còn tham gia ban bệ này, hội đồng nọ, cố vấn cố viếc nữa chứ…" [77,1] Liên tiếp trong lượt lời của nhân vật là phần đánh giá, nhận xét riêng về "bọn giáo sư giáo siếc, tiến sĩ tiến siệc" Sự xuất hiện của các yếu tố sự kiện hoàn toàn vắng bóng Thậm chí, nếu được xuất hiện, sự kiện chỉ đóng vai trò được kể lại, được nhắc lại có bổ sung lời bình luận: "Cuối cùng, khi ngồi bệt xuống ven đường, tôi chỉ ước muốn chính tôi bị trừng phạt, tôi sợ phải trở về ngôi miếu hoang lạnh và hôi hám, phải gặp lại lão già rách rưới biết tàng hình, chứng kiến vẻ nhơn nhơn vô cảm vĩnh viễn của lão Tôi thấy rõ lão bám tôi như bám sát một con mồi, kéo tôi vào bóng tối mênh mông do lão trùm lên" [136,1]

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội

Nhìn chung, tác phẩm tồn tại dưới dạng thức các câu chuyện kể mang tính luận đề Do đó, tính chất động, tính sự kiện phần nào bị thủ tiêu bởi sự kể lại, nhắc lại của nhân vật Tuy nhiên, không phải vì thế " Giã biệt bóng tối" thiếu vắng những đoạn có độ căng về nhịp điệu Sự hồi tưởng của nhân vật quỉ về thời kì cải cách là sự liệt kê liên tiếp các sự kiện chém giết Sự liệt kê này đã tái hiện không khí kinh hoàng của một giai đoạn lịch sử phạm nhiều sai lầm Trên cơ sở tổ chức nhịp điệu: phân bố không đồng đều thành phần động - tĩnh đã đem lại sự đa dạng về tính chất cho lời văn: Lúc dềnh dàng, triết lí; lúc ồn ào, gay gắt…

Cùng với sự tổ chức nhịp điệu, cách thức tổ chức giọng điệu trong tác phẩm cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành lời văn nghệ thuật Trong

Giã biệt bóng tối" , sự tổ chức giọng điệu là sự tổ chức các bè âm phức điệu Đó là sự xuất hiện của "dàn đồng ca" pha tạp nhiều chất giọng: Giọng hiền lành, ngây thơ của nhân vật Thang: "Tôi sẽ đi tìm chị, với bất kể giá nào Dù phải ăn đói mặc rách, tôi cũng phải biết chị ở đâu, đang còn sống hay đã chết Chị đừng chết nhé, em cầu xin chị đấy" [242,1]; giọng hằn học, nanh độc của quỉ: "Mày chết đến nơi rồi Nguyền rủa nó đi Nào thẳng oắt con chết tiệt kia" [243,1]; giọng thánh ca, thanh lọc để hướng thiện của cô gái làm nghề mại dâm: "Chúng ta sẽ sống với nhau như những con người để được chết như những con người…"

[245,1] Cùng với sự hợp xướng nhiều giọng điệu khác nhau, bản thân mỗi nhân vật cũng có sự pha trộn nhiều giọng điệu Cụ thể, sự pha trộn đó được biểu hiện ở sự chuyển đổi giọng điệu từ hiền sang dữ Chẳng hạn, nhân vật gã đào mỏ kể từ lần xuất hiện đầu tiên (trang 151) mang giọng điệu suồng sã, thân mật nhưng đến thời điểm gặp cậu bé Thang, giọng điệu của nhân vật đã chuyển sang gay gắt, thông tục: "Mày biết tao là ai không? Mày làm sao mà biết được Chính tao cũng chỉ vừa mới biết tao là ai Nhưng đi theo tao thì rồi mày cũng sẽ biết"

[197,1] Ngược lại với nhân vật gã đào mỏ, nhân vật làm nghề gái điếm lại có sự chuyển đổi từ giọng "anh, chị" sang giọng hiền lành, thuần khiết Như vậy, bản thân giọng điệu của mỗi nhân vật đã không mang tính thống nhất mà có sự biến đổi theo từng giai đoạn Thậm chí, sự pha trộn giọng điệu còn được biểu hiện

7 2 trong cấu trúc nội tại lời nhân vật Cụ thể, đó là trường hợp nhại lại giọng điệu người khác trong giọng điệu của nhân vật Chẳng hạn, trong giọng điệu của nhân vật quỉ có hiện tượng nhại lời của các nhà tri thức, khoa học, nhại lời nhắc vở trong thể loại tuồng…

Lời văn là sự tổ chức một cách nghệ thuật các lớp từ vựng, cấu trúc cú pháp, cấu trúc văn bản trong tác phẩm văn học Thông qua các cấp độ tổ chức của mình, lời văn hình thành phong cách riêng của nhà văn Ở từng cấp độ tổ chức lời văn đòi hỏi tài năng của người nghệ sĩ và giữa các cấp độ này cần có sự thống nhất một cách biện chứng Cấu trúc văn bản là hình thức tổ chức cao nhất của lời văn bởi suy cho cùng bao trùm toàn tác phẩm là một lời văn lớn hay một diễn ngôn nghệ thuật Cấp độ ngôn từ, từ vựng là cấp độ cơ sở cho lời văn bởi lời văn là hình thức tổ chức của ngôn ngữ nghệ thuật Như vậy, lời văn là sự tổ chức ngôn ngữ có lớp lang, trình tự Nó đòi hỏi khả năng lựa chọn, sắp xếp và tổ chức tài tình của người nghệ sĩ Không phải mọi sự diễn đạt đều có thể qui về lời văn và không phải bất kì văn bản nào cũng được coi là có lời văn nghệ thuật. Lời văn là nơi thể hiện đẳng cấp của mỗi cây bút nhưng đồng thời cũng là nơi cho thấy hạn chế trong cách hành văn Bởi vậy, để phát huy sức mạnh của lời, nhà tiểu thuyết đồng thời phải là bậc thầy lớn về ngôn ngữ Nói như Phan Ngọc:

"Những nhà viết tiểu thuyết lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói".

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội

PHẦN KẾT LUẬN

Lời văn mở ra không khí tiếp nhận tác phẩm và tạo nên dư ba trong lòng bạn đọc Bên cạnh đó, lời văn còn giữ một vị trí quan trọng trong kết cấu văn bản ngôn từ Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu tác phẩm, cần thiết phải nắm vững lí thuyết về lời văn nghệ thuật Lời văn trong mỗi tác phẩm và dưới bàn tay mỗi tác giả ít nhiều có những đặc điểm khác nhau Nhưng, xem xét một cách khái quát, khi nói về lời văn nghệ thuật nói chung, lời tiểu thuyết nói riêng, chúng ta có thể lưu ý các điểm chính sau:

1 Xuất phát từ một dạng lời trong cuộc sống, lời văn chịu sự chế định của các quy tắc, nguyên tắc và quy luật nghệ thuật để trở thành lời văn nghệ thuật. Không tồn tại giản đơn và cố định, lời văn nghệ thuật có sự đa dạng về thành phần và biến đổi linh hoạt theo từng thời kì lịch sử Có thể nói, toàn bộ tác phẩm là một hệ thống lời văn được tổ chức theo dụng ý nghệ thuật của người nghệ sĩ. Bên cạnh lời văn nghệ thuật, cuộc sống còn tồn tại các dạng lời khác nhau Tuy nhiên, lời văn nghệ thuật đánh dấu sự khác biệt của mình so với các dạng lời phi nghệ thuật và phi văn học ở tính hình tượng và tính tổ chức cao Nhưng không phải sự diễn đạt nào mang tính hình tương và tổ chức cao đều có thể trở thành lời văn nghệ thuật Những tính chất thuộc về đặc trưng của lời văn nghệ thuật phải đạt đến mức độ chuẩn xác, phù hợp với yêu cầu cũng như quy luật nghệ thuật mới được dung nạp vào hệ thống lời văn của tác phẩm văn học.

2 Lời tiểu thuyết là dạng phát ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật trong thể loại tiểu thuyết Bên cạnh những tính chất chung của lời văn nghệ thuật, lời tiểu thuyết còn dung nạp trong mình những tính chất thuộc về thể loại riêng biệt, bao gồm: Tính đối thoại, tính hướng tới hiện tại, tính trò chơi và tính tổng hợp Những tính chất này làm nên sự khác biệt giữa lời tiểu thuyết và các dạng lời văn nghệ thuật trong các thể loại khác Do đó, lời văn bên cạnh đặc trưng nghệ thuật, tất yếu tồn tại những đặc trưng thuộc về thể loại.

3 Xét trên cấp độ tổ chức lời văn, từ vựng là cấp độ cơ sở và văn bản là cấp độ cao nhất thuộc về hình thức lời văn Một văn bản, suy cho cùng được bao trùm bởi một lời văn lớn Lời văn này được hình thành trên cơ sở các lớp từ vựng sinh động Không nằm ngoài quy luật tổ chức nêu trên, lời trong tiểu thuyết cũng được tạo thành từ sự tuyển chọn ngôn từ và tuân theo một phong cách tổ chức lời nhất định của nhà văn Có thể nói, cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật nói chung, lời tiểu thuyết nói riêng quyết định sự thành công của một tác phẩm văn học cũng như sự định hình phong cách cho một tác giả Con đường tìm tới sự độc đáo trong tổ chức lời văn phụ thuộc nhiều vào tài năng thiên bẩm, quá trình rèn luyện và tu dưỡng của người nghệ sĩ Tuy nhiên, muốn trở thành một tiểu thuyết gia lớn, cần thiết phải đổ nhiều công sức cho con đương nhiều chông gai những cũng hứa hẹn nhiều hoa hồng này.

4 Lời tiểu thuyết tuân theo qui tắc thể loại Do đó, một cách tất yếu nó thực thi những nhiệm vụ của tiểu thuyết Trên bình diện xã hội, từ ý thức phản ánh cái hiện tại đang tiếp diễn, lời tiểu thuyết là sự biểu hiện sinh động ngôn ngữ và ý thức thời đại Trên thực tế, tiểu thuyết là thể loại có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi của thời đại Khả năng thích ứng này đem lại khả năng biểu hiện vô cùng cho lời tiểu thuyết Tuy nhiên, bất kì lời văn nào cũng hướng tới tính hiện tại của một thời đại nhất định và chịu sự chi phối của cảm quan thời đại Do đó, ý nghĩa biểu hiện ngôn ngữ và ý thức thời đại là một trong những ý nghĩa bền vững và tiêu biểu cho lời tiểu thuyết.

Như vậy, lời tiểu thuyết vừa là vẻ đẹp hành văn của tác phẩm, vừa là thành phần hứa hẹn nhiều khả năng biểu đạt nghệ thuật Với ý thức đổi mới thể loại hiện nay, các nhà văn cần thiết phải quan tâm đến sự đổi mới lời văn Tuy nhiên, vịêc đổi mới lời văn không phải là một việc đơn giản, dễ làm Nó đòi hỏi công sức và tài năng của người nghệ sĩ Vì vậy, mọi sự sáng tác đều nên bắt đầu từ sự tìm kiếm một lối hành văn cho riêng mình

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội

1 Tạ Duy Anh Giã Biệt bóng tối NXB Hội Nhà Văn.2008

2 Tạ Duy Anh Lão Khổ, thiên thần sám hối NXB Hội nhà văn.2004

3 Tạ Duy Anh Thiên thần sám hối NXB Đà Nẵng.2004

4 Tạ Duy Anh Đi tìm nhân vật NXB văn hoá dân tộc.2002

5 Đặng Nguyệt Anh Đặc trưng lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết " Số đỏ"của

Vũ Trọng Phụng Luận văn thạc sĩ.2005

6 M.Bakhtin Lý luận và thi pháp tiểu thuyết Bộ văn hoá thông tin và thể thao trường viết văn Nguyễn Du.HN.1992

7 M.Bakhtin Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki NXB Giáo dục.1993

8 Hoàng Thị Bình Các phương thức tổ chức lời nói bên trong của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại Luận văn thạc sĩ.2008

9 Nguyễn THị Bình Khi nhà văn Tạ Duy Anh " Giã biệt bóng tối" evan.com.vn

10 Lê Nguyên Cẩn Tính chất trò chơi trong tiểu thuyết DonQuitote Thông báo khoa học, số 6.2000

11 Đỗ Hữu Châu Đại cương ngôn ngữ học NXB Giáo dục.2006

12 Ngô Thị Kim Cúc Đọc " Giã Biệt bóng tối", tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.nguyenhien.net

13 Đoàn Ánh Dương Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết). vannghequandoi.com.vn

14 Đặng Anh Đào Tính chất hiện đại của tiểu thuyết Tạp chí văn học, số 2.19949

15 Hữu Đạt Vài suy nghĩ về sự đổi mới tiểu thuyết nhân đọc " Giã biệt bóng tối"của Tạ Duy Anh.vannghequandoi.com.vn

16 Phan Cự Đệ Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại NXB Giáo dục.2003

17 Gillian Brown - George Yule Phân Tích diễn ngôn NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

18 Nguyễn Thị Hồng Giang Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết Khoá luận tốt nghiệp.2005

19 Gordon E.Slethaug Lý thuyết trò chơi Tạp chí văn học nước ngoài Số 4, 2008

20 Văn Giá Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây Evan express.net

21 Lê Bá Hán Từ điển thuật ngữ văn học NXB Giáo dục.2007

22 Lê Thị Diễm Hằng Kiểu kết cấu trò chơi trong tiểu thuyết Sơn Táp Tạp chí sông Hương, số 238, tháng 12 - 2008

23 Trương Thị Hằng Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết " Ăn mày dĩ vãng"của Chu Lai Báo cáo khoa học.2004

24 Đào Duy Hiệp Độ dài và cấu trúc tiểu thuyết.evan express.net

25 Vũ Thanh Huyền Đối thoại nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh

Châu sau 1975 Khoá luận tốt nghiệp 2005

26 Lê Thị Thanh Huyền Ý thức về nhịp điệu trong một tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới Luận văn thạc sĩ.2006

27 Trần Thị Thu Hương Nhại (parody) trong tiểu thuyết Pairis 11 tháng 8 của Thuận Khoá luận tốt nghiệp 2008

28 Nguyễn Xuân Huy Đặc sắc lời văn trần thuật của Nguyễn Khải trong truyện ngắn sau 1975 Khoá luận tốt nghiệp.2001

29 Cao Hành Kiện Kinh thánh của một người NXB Công an nhân dân.2007

30 Tôn Phương Lan Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh. Vienvanhoc org.vn

31 Nguyễn Thị Bích Liên Lời văn giễu nhại - tính chất lưỡng hướng của tiếng cười dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Báo cáo khoa học 2003

32 Nguyễn Trường Lịch Đôi điều về đổi mới tiểu thuyết trong bối cảnh giao lưu văn hoá.Vienvanhoc org.vn

33 Phương Lựu (chủ biên) Lí luận văn học NXBGD.2007

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội

34 Nguyễn Thị Ninh Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh Luận văn thạc sỹ.2005

35 Nguyễn Phước Bảo Nhân Tiểu huyết hiện đại sự hội ngộ của các tư duy trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Hopluu.net

36 Lê Thiếu Nhơn (thực hiện) Nhà văn Tạ Duy Anh Giã biệt bóng tối

37 Trần Nhương Vắng bóng tiểu thuyết hay

38 Hà Thu Nga Bước đầu tìm hiểu một số phương diện đổi mới trong tiểu thuyết " Cơ hội của Chúa"của Nguyễn Việt Hà Báo cáo khoa học.2004

39 Nguyễn Thị Minh Nguyệt Đặc trưng phong cách kết cấu lời nghệ thuật trong tiểu thuyết " Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài Khoá luận tốt nghiệp.2008

40 J.D.Salinger The catcher in the rye NXB văn học.2008

41 Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền, Lê Lưu Oanh Tự sự học NXB Đại học sư phạ Hà Nội.2004

42 Phạm Xuân Thạch Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu? Vietnamnet.vn

43 Bùi Việt Thắng Giã biệt bóng tối - một trò chơi ngôn từ trí tuệ

44 Bùi Việt Thắng Tiểu thuyết Việt Nam chưa có thương hiệu Duc-anh.com

45 Phùng Gia Thế Lý giải về sự khó đọc của tiểu thuyết hiện nay. Nguyenlan.com

46 Phùng Gia Thế Tạ Duy Anh - Sự bế tắc của lối viết.vannghequandoi.com.vn

47 Vũ Ngọc Tiến Vài suy nghĩ về trào lưu tiểu thuyết thế kỉ XX Vanvn.net

48 Đỗ Thị Thoan Nhịp điệu tự sự trong Chinatown của Thuận Báo cáo khoa học.2006

49 Anh Tuấn Có chăng lối viết hậu hiện đại trong tiểu thuyết " Bụi mưa trên mái nhà" Anhtuanmai.opera

50 Xuân Thụ Búp bê Bắc Kinh NXB văm học.2005

51 Hoàng Phê Từ điển Tiếng Việt NXB Đà Nẵng.2000

52 Nguyễn Thị Hải Phương Kiểu cốt truyện phân mảnh trong tiểu thuyết Việt

Nam thời kì đổi mới Kỷ yếu hội nghị nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ Đại học sư phạm Hà Nội, tháng 2/ 2008

53 Vân Phương Giã biệt bóng tối bằng gì? Thanhnien.com

54 Lưu Thị Lan Phương Đặc trưng phong cách cấu trúc lời nói nghệ thuật trong " Cỏ lau"của Nguyễn Minh Châu Luận văn thạc sỹ.2007

55 " Giã biệt bóng tối"và cách kể của tiểu thuyết hôm nay.vannghequandoi.com.vn

56 " Giã biệt bóng tối" - tiểu thuyết mới nhất của Tạ Duy Anh FAHASA

57 Eugen Fink Ốc đảo của hạnh phúc: Về bản thể của sự chơi Tạp chí văn học nước ngoài Số 4 2008

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội môc lôc

I Lí do chọn đề tài 1

II Lịch sử vấn đề 2

III Phạm vi nghiên cứu 5

IV Đóng góp của khoá luận 6

VI Cấu trúc khoá luận 6

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỜI TIỂU THUYẾT 7

2 Đặc trưng lời văn nghệ thuật 8

2.3 Tính mơ hồ đa nghĩa 12

2.5 Lời văn nghệ thuật vừa là phương tiện vừa là đối tượng miêu tả 14

3 Các thành phần của lời văn nghệ thuật 15

3.1.3 Lời bình luận - trữ tình ngoại đề 19

2 Đặc trưng của lời tiểu thuyết: 25

3 Lời và sự biến đổi của tiểu thuyết trong lịch sử phát triển văn học 32

3.1 Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1900-1930 32

3.2 Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 33

3.3 Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-1975 34

3.3 Lời trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1975 34

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG CỦA LỜI TIỂU THUYẾT TRONG " GIÃ BIỆT BÓNG TỐI" CỦA TẠ DUY ANH 37

I Từ đổi mới ý thức nghệ thuật đến đổi mới lời tiểu thuyết trong "Giã biệt bóng tối" của Tạ Duy Anh 38

1 Từ nhu cầu muốn phơi bày đời sống hiện thực gai góc, bề bộn đến việc sử dụng lời tiểu thuyết mang đậm tính chất đời thường, thô ráp, thông tục 38

2 Từ nhu cầu muốn trình bày những suy tư, trải nghiệm về cuộc sống đến việc sử dụng lời tiểu thuyết giàu chất triết lí 43

3 Từ nhu cầu muốn nhận thức lại quá khứ đến việc sử dụng lời tiểu thuyết mang tính đối thoại 46

II Mối quan hệ của các thành phần trong lời tiểu thuyết "Giã biệt bóng tối" 51

1 Mối quan hệ giữa lời người kể chuyện - lời nhân vật 51

1.1.Lời người kể chuyện bị chen ngang bởi lời nhân vật 51

1.2 Sự lên tiếng tự do của các nhân vật 54

2 Mối quan hệ giữa lời độc thoại và lời đối thoại 56

2.1 Lời đối thoại bị "độc thoại hoá" 56

2.2 Lời độc thoại bị "đối thoại hoá" 57

Phạm Thị Minh Hòa Trờng ĐHSP Hà Nội

Ngày đăng: 10/07/2023, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w