1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương.docx

73 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân Vật Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương
Tác giả Nguyễn Bình Phương
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Văn Học
Thể loại Khóa Luận
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 118,27 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (1)
    • I. Lí do chọn đề tài (1)
    • II. Lịch sử vấn đề (2)
      • 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (4)
    • I. Những tiền đề của sự cách tân tiểu thuyết nói chung và nhân vật tiểu thuyết nói riêng trong thời kì đổi mới (7)
      • 1. Tiền đề xã hội (7)
      • 2. Tiền đề về văn hoá, văn học (9)
        • 2.1. Không khí dân chủ trong đời sống văn học thời kì đổi mới (9)
        • 2.2. Nhu cầu phát triển của bản thân thể loại (11)
    • II. Ý thức cách tân tiểu thuyết của các nhà văn thời kì đổi mới (12)
    • III. Ý thức cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (14)
  • CHƯƠNG II: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (7)
    • I. Các dạng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (17)
      • 1. Nhân vật thực (18)
        • 1.1. Nhân vật tàn khuyết (19)
          • 1.1.1. Nhân vật mắc bệnh và bị những dị tật bẩm sinh (19)
          • 1.1.2. Nhân vật tàn khuyết tâm lí do bị những ám ảnh dị thường (21)
        • 1.2. Nhân vật “lạc lõng” (27)
        • 1.3. Nhân vật mang sức mạnh huỷ diệt (31)
      • 2. Nhân vật kì ảo (18)
        • 2.1. Nhân vật biến dạng (32)
        • 2.2. Nhân vật tiền kiếp, hậu kiếp (34)
        • 2.3. Kiểu nhân vật “linh hồn” (35)
      • 1. Con người “vô thức” (38)
        • 2.2. Con người cô đơn (42)
        • 2.3. Con người khát khao sống và vươn lên (45)
  • CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (17)
    • I. Đặt nhân vật dưới những điểm nhìn khác nhau (48)
    • II. Đặt nhân vật trong một không gian và thời gian nghệ thuật đặc biệt (49)
      • 1. Không gian đồng hiện (49)
      • 2. Thời gian đồng hiện (51)
    • III. Xây dựng nhân vật với bút pháp huyền thoại (53)
      • 1. Xây dựng những giấc mơ để khám phá đời sống tâm linh nhân vật.54 2. Xây dựng nhân vật với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (54)
    • IV. Khắc họa nhân vật bằng một hệ thống ngôn ngữ mới lạ (59)
      • 1. Sử dụng kĩ thuật dòng ý thức (59)
      • 2. Sử dụng ngôn ngữ nhại (61)
      • 3. Sử dụng hệ từ ngữ và câu văn đặc biệt (62)

Nội dung

ĐỀ TÀI 1 A PHẦN MỞ ĐẦU I Lí do chọn đề tài 1 Ý nghĩa lí luận Vấn đề thể loại là vấn đề quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của văn học Nói như Bakhtin “thể loại chứ không phải phương pháp hoặc tr[.]

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài

Vấn đề thể loại là vấn đề quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của văn học Nói như Bakhtin “thể loại chứ không phải phương pháp hoặc trường phái sáng tác là những nhân vật chính của tấn kịch văn học” [2;7].

Diện mạo văn học được góp mặt bởi sự hiện diện của thơ ca, kịch, truyện ngắn, kí… “Là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới” [2;8], tiểu thuyết luôn giữ một vị trí quan trọng trong mọi nền văn học.

“Chiếc máy cái” này vẫn đang từng ngày, từng giờ vận động không ngừng nghỉ góp phần đẩy cả guồng máy văn học về phía trước

Nhân vật văn học chính là linh hồn, tạo nên sức sống của những tác phẩm văn học thuộc mọi thể loại Đó không chỉ là phương tiện khái quát nghệ thuật, thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc sống và con người, mà còn là thước đo tài năng và sự sáng tạo của tác giả đó

Tầm quan trọng của vấn đề thể loại và nhân vật văn học chính là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài thuộc lĩnh vực này để nghiên cứu.

Quan sát văn học thời kì đổi mới những năm gần đây, ta thấy nhiều những dấu hiệu chuyển biến tích cực Gương mặt của Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Hoàng Diệu… đã tạo cho văn học nước nhà một sắc diện mới Trong cuộc chạy đua ngấm ngầm nhưng không kém phần quyết liệt giữa các thể loại, tiểu thuyết ViệtNam dường như có một độ lùi nhất định Vận động chậm với những bước tiến ngắn, nhưng tiểu thuyết nước ta vẫn đạt được nhiều cách tân quan trọng,trong đó cách tân về nhân vật tiểu thuyết là điểm nhấn rõ nét nhất Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu khái quát một cách toàn diện và hệ thống những chuyển biến ở phương diện này của tiểu

2 thuyết Khoá luận của chúng tôi muốn bước đầu nhận diện những cách tân này của tiểu thuyết Việt Nam qua một hiện tượng tiêu biểu: Nguyễn BìnhPhương.

Lịch sử vấn đề

1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ngay sau khi vừa ra đời đã dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Nhìn chung dư luận và giới phê bình đã tìm được tiếng nói chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Tất cả đều thống nhất cho rằng những sáng tác này đều bao chứa trong nó một nội dung sâu sắc và một nghệ thuật tiểu thuyết điêu luyện

Về chủ đề tư tưởng của các tiểu thuyết, tác giả Phùng gia Thế trong bài viết Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương , đã khẳng định: “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời, sự đổ vỡ của những trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng của đời sống, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người” [36].

Về cốt truyện, tác giả Hồ Bích Ngọc trong cuốn luận văn thạc sĩ:

Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết sau khi phân tích nhiều bình diện của tiểu thuyết Nguyễn

Bình Phương khẳng định rằng: “Sự phân rã cốt truyện là điểm thổn rất rõ và diễn ra trên hầu hết các tiểu thuyết của ông […] Sự phá huỷ cốt truyện như trên cũng đồng nghĩa với việc nhà văn từ chối một hiện thực “tả thực”, một hiện thực “chụp ảnh” để đến với “một chân trới mới của tiểu thuyết”: một hiện thực của tâm linh, của trí nhớ và trí tưởng tượng đầy sáng tạo và bất ngờ ” [30;12].

Vấn đề vô thức trong các sáng tác của Nguyễn Bình Phương cũng đã được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu khác nhau Đặng ThịLan Anh với báo cáo khoa học Cuộc thăm dò cái vô thức trong Thoạt kì

3 thuỷ của Ngưyễn Bình Phương đã nhận diện được vô thức trong Thoạt kì thuỷ với tư cách là “một cảm hứng”, “một lối viết” và “một quan niệm nghệ thuật về con người” Tác giả Đoàn Cầm Thi trong Sáng tạo văn học, giữa mơ và điên cũng khẳng định rằng: Nguyễn Bình Phương là “nhà văn Việt Nam đương đại đã đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” [36].

Cũng trong Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết , Hồ Bích Ngọc tiếp tục khẳng định về kết cấu trò chơi rubích với sự lắp ghép giữa các thể loại kịch, thơ, truyện và sự dung hợp giữa các ẩn dụ và biểu tượng, sự đồng hiện về thời gian, không gian, ý thức và vô thức Tác giả khẳng định: “Có thể nói, kết cấu các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhìn chung đã đạt được tính hiện đại Hiện đại ngay từ quan niệm về nó: kết cấu không đơn thuần là hình thức Kết cấu là sự mô hình hoá đời sống, mô hình hoá những cái nhìn của nhà văn về cuộc đời” [30;41] Ngoài ra Hồ Bích Ngọc cũng đi sâu tìm hiểu những nỗ lực kiếm tìm về ngôn ngữ và giọng điệu để hiện đại đai hoá tiểu thuyết của nhà văn.

Tất nhiên trong những bài nghiên cứu, phê bình về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng có một số những ý kiến trái chiều Nhà phê bình Nguyễn Hoà trong bài viết: Một cách lí giải về thực trạng tiểu thuyết Việt

Nam đương đại đã cho rằng những cách tân của một số tác giả trong đó có

Nguyễn Bình Phương “chưa thật sự làm nên những đột biến trong tư duy thể loại, vẫn chỉ là những tìm tòi hình thức, mà nếu chuyên chú vào hướng đi ấy, chưa hẳn đã có thành tựu”[44;209] Hàn Thuỷ trong Trăng đen - đọc Thoạt kì thuỷ của Nguyễn Bình Phương lại đề cập đến một phương diện khác: “Nếu đây là một cố gắng đi tìm kiếm cái vô thức sâu thẳm và mênh mông của con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng thì với khung cảnh quá chật hẹp của Thoạt kì thuỷ, chưa thể gọi là Nguyễn BìnhPhương đã thành công” [41]

Tất nhiên những ý kiến trích dẫn trên chỉ là những nhận định của cá nhân người nghiên cứu Có nhiều những nhận đinh khác nhau khi nhìn nhận sáng tác một nhà văn cũng không phải là một điều lạ Thậm chí, có thể nói rằng Nguyễn Bình Phương đã thành công với điều đó

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Song song với việc đi sâu tìm hiểu tác phẩm, vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu

Tác giả Phùng Gia Thế trong bài Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn

Bình Phương đã nhận định rằng: “Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là hiện thân cho nỗi đau đớn cùng cực của thân phận người Họ thường là đám đông ô hợp, trong đó có nhiều người điên, quái dị, đơn độc, bản năng, bệnh hoạn, méo mó tự thân Họ luôn phải ngụp lặn miên man giữa hai bờ thực - ảo, vật lộn đau đớn kiếp con người” [37].

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng trong Người đi vắng – Ai đọc Nguyễn

Bình Phương hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết Việt Nam cuối thế kỉ , đã phân tích những ám ảnh của các nhân vật trong Người đi vắng và khẳng định: “Nguyễn Bình Phương đang đối mặt với chủ nghĩa hiện thực truyền thống và tầm đón nhận của độc giả Việt Nam khi phản ánh đời sống bằng tiểu thuyết mà nhân vật không có tiểu sử (lý lịch) cụ thể, không gắn bó với những sự kiện lịch sử - xã hội, không tồn tại trong một cốt truyện có đầu đuôi, huyền thoại hóa đời sống sinh hoạt tức là không phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của đại chúng đã được định hình trong môi trường thẩm mỹ của truyện cổ tích, truyện Nôm và tiểu thuyết sử thi” [11].

Trong báo cáo khoa học Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Những đứa trẻ chết già - Nguyễn Bình Phương và luận văn tốt nghiệp Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương , tác giả Hoàng Thị Quỳnh Nga cũng đã phân

5 chia các nhân vật trong hai tiểu thuyết này ra thành những kiểu loại khác nhau: kiểu nhân vật tiêu biểu cho thời gian tuần hoàn, nhân vật nghịch dị, nhân vật có khả năng gây sát thương cao, nhân vật ám ảnh và nhân vật mắc bệnh Đặc biệt cuốn luận văn thạc sĩ Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết của Hồ Bích Ngọc đã dành một dung lượng nhất định để nói về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Trong phần ngiên cứu của mình, Hồ Bích Ngọc đã chỉ ra những đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương để khẳng định “việc từ chối quan niệm điển hình hoá của chủ nghĩa hiện thực” như

“một ứng xử hiện đại về nhân vật” của nhà văn [30;43]

Tuy nhiên xuất phát từ những mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác nhau mà các bài viết và các công trình nghiên cứu cũng có những cách triển khai vấn đề khác nhau Và nhìn chung trong những công trình nghiên cứu này, vấn đề nhân vật được nhắc đến cũng chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu Chưa có một công trình tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề này trong phạm vi tất cả năm tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phưong Trên cơ sở tiếp thu những gợi ý từ những người đi trước, khoá luận của chúng tôi mong muốn sẽ làm được điều đó

Những tiền đề của sự cách tân tiểu thuyết nói chung và nhân vật tiểu thuyết nói riêng trong thời kì đổi mới

Là tấm gương phản ánh đời sống, văn học luôn theo sát lịch sử phát triển của đất nước và dân tộc, ghi lại cuộc sống dân tộc trong những thời kì khác nhau. Đất nước sạch bóng quân thù, bước vào thời kì xây dựng và phát triển Thời kì đổi mới - kỉ nguyên mới với rất nhiều cơ hội thuận lợi đã tạo đà phát triển cho đất nước ta; đồng thời cũng làm xuất hiện rất nhiều khó khăn, thách thức buộc chúng ta phải kiên tâm vư ợt qua Dấu ấn của những cơ hội và thách thức, những thuận lợi và khó khăn đó in dấu trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực văn học. Đầu tiên phải thấy rằng: đất nước đổi mới đã tạo ra một mảng hiện thực mới cho văn học phản ánh Đó chính là hiện thực khắc nghiệt thời kinh thế thị trường Mảng hiện thực này đòi hỏi một cách viết khác với những tụng ca của văn học cách mạng Cuộc sống hiện đại với bao điều điều phức tạp và những trái khoáy trong cơ chế vận hành của nó đã mở ra những vùng

“thâm u” trong đời sống con người - những vùng khuất nẻo mà trước nay văn chương chưa từng “đặt chân” đến Con người hiện đại không còn là

“một khối nguyên phiến nhìn mặt nào cũng giống nhau” mà mang “khuôn mặt đa diện” với những ẩn số chưa có lời giải đáp Nhiệm vụ của văn học hiện đại là phải đi sâu khám phá, tìm lời giải đáp cho những ẩn số đó. Không yêu cầu nhà văn dựng lên những tượng đài kì vĩ, những vĩ nhân, những anh hùng mà trong đó con người chỉ còn là ảo ảnh, là những

“manơcanh” không có suy nghĩ, nền văn học mới cần những chân dung

8 thực, những con người thật trong cuộc sống đời thường dung dị Nên chăng những thanh âm rộn ràng của văn học cách mạng phải được thay bằng một âm thanh khác phù hợp với cảm hứng và thị hiếu của con người hiện đại. Văn học mới cần những kĩ thụât sáng tác mới Chỉ có thay đổi cách viết mới đáp ứng được những nhu cầu phản ánh của hiện thực đương thời Như vậy, chính những tác động của nền kinh tế thị trường đã góp phần không nhỏ trong việc định hình một tư duy văn học mới: tư duy dân chủ và đối thoại. Hội nghị “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” đã dành được sự hoan nghênh và ủng hộ của đông đảo nhà văn Phần lớn ý kiến trong hội thảo đã đi đến thống nhất rằng: đổi mới tư duy là điều cần kíp nhất để có được những tiểu thuyết có giá trị thực sự trong bối cảnh văn hoá mới này.

Tiến sĩ Nguyễn Phượng trong bài viết: “Văn học và nền kinh tế thị trường mười năm cuối thế kỉ” đã đặt ra mối tương quan giữa văn học và nền kinh tế thị trường, đồng thời đưa ra câu hỏi: “Thương mại hoá, tại sao không?” [23] Ta thấy rằng: nền kinh tế thị trường với sự thương mại hoá không chỉ tạo ra một vùng hiện thực mới cần văn học với những kĩ thuật mới phản ánh mà còn hình thành một bối cảnh mang tính tất yếu đó là sự cạnh tranh, như người ta thường nói, hết sức khốc liệt giữa những người hoạt động văn hoá Trong nền kinh tế thị trường, tất cả mọi thứ đều biến thành hàng hoá trong đó có cả những sản phẩm văn hoá Điều này có nghĩa văn học được đặt đúng vào mảnh đất nuôi sống nó là công chúng Sự quay về với văn học trung đại (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…) và văn học nước ngoài (Sexpia, Banzac…) của độc giả hiện nay là điều đáng báo động đối với văn học đương đại Tâm lí đọc thay đổi – đây là hệ quả quan trọng nhất của sự tương tác giữa văn học với bối cảnh xã hội mới Tất nhiên không loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực do sự xuống cấp của văn hoá đọc hiện đại.Nhưng tác động của quy luật cung - cầu sòng phẳng này phần nào cũng trở thành một nguồn lực không nhỏ kích thích tư duy sáng tạo văn học phát triển Phải đổi mới để tạo hứng thú cho độc giả nếu anh còn muốn tồn tại.

9 Đó dù sao cũng một lời khích lệ chân thực nhất đối với các nhà văn hiện nay

Là một phần quan trọng nền văn học nước nhà, có lẽ tiểu thuyết cần có những cách tân sớm nhất và mạnh mẽ nhất Nói cách khác, tiểu thuyết cần phải đổi mới tư duy sớm nhất

2 Tiền đề về văn hoá, văn học.

2.1 Không khí dân chủ trong đời sống văn học thời kì đổi mới. Đại hội đảng lần thứ VI (1986) là một mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng Nếu truớc đây, sự chi phối của chính trị đến văn học đã “giết chết” không ít “những tài năng mới nở” với những cách tân nghệ thuật đáng ghi nhận thì bây giờ tư tưởng “cởi trói cho văn nghệ” đã thực sự tạo ra một bầu không khí dân chủ trong đời sống văn học Nguyễn Minh Châu lên tiếng “đọc lời ai điếu cho một nền văn nghệ minh hoạ” Văn chương không bị o ép, gò bó trong những hạn định, những khuôn khổ chật hẹp nữa Các nhà văn đã có một môi trường mới, mặc sức thử nghiệm những đổi mới nghệ thuật của mình Hơn bao giờ hết, những cách tân, đổi mới trong văn học luôn luôn được chờ đợi và trân trọng Đây là một sự động viên, khích lệ đối với văn nghệ sĩ trên con đường lao động nghệ thuật đầy khó khăn, vất vả.

Bầu không khí dân chủ ấy hiện hình cụ thể trong các cuộc tranh luận văn học Đặc biệt nhất là cuộc tranh luận: “Văn học và phản ánh hiện thực” diễn ra vào những năm chuyển giao thế kỉ quan trọng Sự góp mặt của nhiều nhà nghiên cứu đã tạo ra một tiếng nới mới về vấn đề phản ánh hiện thực trong văn học Cái nhìn khác về vai trò của hiện thực đã khiến văn học linh hoạt hơn trong cách phản ánh đời sống và người đọc cũng linh hoạt hơn trong cách tiếp nhận văn học trong mối tương quan với đời sống Văn học hiện đại chấp nhận cả những điều tưởng chừng như phi lí, chấp nhận cả những kí hiệu, những ẩn dụ về con người… miễn rằng những điều đó có ý nghĩa nghệ thuật Phản ánh đời sống nhân sinh không chỉ có cách viết “nệ

1 0 thực” mà còn có cả sự tham gia của những bút pháp mới Văn học hiện đại đang dần “lột xác” để đi đến những chân trời nghệ thuật rực rỡ sắc màu

Thế kỉ mới với xu thế hội nhập và phát triển cũng đã mở rộng cánh cửa cho sự kết nối tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới Các sản phẩm nước ngoài du nhập ào ạt vào Việt Nam Trong đó có sản phẩm văn hoá, văn học Không khí dân chủ do đại hội đảng VI khơi dậy trong đời sống văn nghệ đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc dịch thuật các tác phẩm văn học nước ngoài Không chỉ những tác phẩm kinh điển thế giới với sự mực thước truyền thống nữa, các tác phẩm mới của các nhà văn đương đại cũng được dịch một cách rộng rãi Những bậc thầy của văn học thế giới đã mang đến cho văn học Việt Nam những phôi thai ban đầu của sự cách tân Từ

Hemingway, Kafka… đến những Camus, Jame Joy… Sự giao lưu và gặp gỡ giữa văn học phương Tây và văn học Việt Nam đã đưa đến nhiều những kết quả khác nhau Song điều dễ nhận thấy nhất là tất cả những đổi mới nghệ thuật của tiểu thuyết phương Tây hiện đại đã tác động mạnh mẽ vào văn học Việt Nam tạo ra những biến chuyển trong ý thức những người cầm bút Tất nhiên đó không phải là học tập một cách máy móc mà là học tập để phát huy và làm giàu thêm những gì mình đã có Rất nhiều nhà văn của chúng ta đã làm được điều này để cho ra đời những tiểu thuyết xuất sắc Có thể kể ra những cái tên như: Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương… Đồng thời việc mở rộng dịch thuật tác phẩm nước ngoài đã đặt văn học Việt Nam vào một thế cạnh tranh khốc liệt Trong đó, ta thấy tiểu thuyết là thể loại “bị cạnh tranh” mạnh mẽ nhất Điều này liên quan đến sự đổi mới tâm lí đọc mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên Văn học nước ngoài, đặc biệt là tiểu thuyết hoàn toàn có khả năng lấn át văn học Việt Nam nếu sáng tác của chúng ta không hay, không hấp dẫn Đổi mới để hoàn thiện, tạo sức hút cho tác phẩm của mình trở thành nhu cầu cần kíp cho các cây bút đương đại nói chung và các cây bút tiểu thuyết nói riêng.

2.2 Nhu cầu phát triển của bản thân thể loại.

Văn học Việt Nam chia thành hai mảng rõ rệt: văn xuôi và thơ ca. Hoà cùng nhịp đập của văn học học thế giới, văn học Việt Nam cũng đã có những bước tiến không ngừng

Rất đúng khi nói rằng muốn thấy nền văn học của một quốc gia phát triển đến đâu, hãy nhìn vào diện mạo của tiểu thuyết Có lẽ vì lí do đó mà tiểu thuyết Việt Nam luôn nằm ở trung tâm điểm trong đời sống văn học. Không thể phủ nhận những nỗ lực của nhiều cây bút tâm huyết với nghề nhưng tại sao sau rất nhiều cố gắng, nền tiểu thuyết nước nhà vẫn thiếu rất nhiều so với vị thế của nó và sự trông đợi của độc giả Trong khi đó, cũng bấy nhiêu thời gian, thi ca Việt Nam đã hoàn thành vài cuộc cách mạng, từ thơ có vần đến thơ không vần, thơ siêu thực, thơ tự do, thơ mini, thơ đàn, thơ họa, thơ không lời, thơ bãi rác, thơ dơ , những thơ chưa được đặt tên, gắn với tên tuổi của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Quốc Chánh, Phan Bá Thọ, Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy

Có lẽ những cách tân quyết liệt nhất, cả về hình thức lẫn nội dung trong văn học Việt Nam đương đại, đều đến từ các thử nghiệm trên địa hạt thi ca Còn

“tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?” [9]

“Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?” [9] Câu hỏi này đã được đặt ra và giới văn học cũng có rất nhiều những câu trả lời dành cho nó Cả một bàn tròn đã được lập ra để trao đổi về vấn đề này Ít nhiều sức lực đã được khơi dậy để đẩy cỗ xe tiểu thuyết của chúng ta đi lên… Những gương mặt tiểu thuyết đáng chú ý: Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Xuân Khánh…đã làm nên một diện mạo mới cho văn học nước nhà. Nhưng bên cạnh một số những tác giả và những tác phẩm có giá trị thực sự, vẫn có những dấu chấm rất mờ nhạt Nhà phê bình Nguyễn Hoà đã nhận định:“Hàng chục năm qua, tiểu thuyết Việt Nam loay hoay trong nỗ lực vượt qua các thành tựu đã có mà xem chừng chưa vượt, dường như các tiểu thuyết gia ở Việt Nam vẫn chưa vươn tới một tầm vóc tư tưởng có khả năng

1 2 bao quát, thấu triệt và trừu xuất về không gian - thời gian lịch sử rộng lớn trong tương quan với số phận con người, mà tạm bằng lòng với việc sáng tạo “những hiện tượng tiểu thuyết” cho từng giai đoạn văn học” [10].

Ý thức cách tân tiểu thuyết của các nhà văn thời kì đổi mới

Như trên đã nói, sự cách tân tiểu thuyết không phải xuất hiện tự phát mà được hình thành một cách rất có ý thức trong suy nghĩ của những nhà văn hiện đại Hơn ai hết, chính các nhà văn là những người nhận thức rõ nhất về hiện trạng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Và cũng chính họ đang nỗ lực tìm những cách thức sáng tác mới.

Thuận - một tác giả được đánh giá rất cao hiện nay đã phát biểu rằng:

“Tiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn họcViệt Nam Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê

1 3 a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại; làm sao áp được vào một cái tên quốc tế nào đó; và chỉ sợ đổi mới quá mức, người đọc không kịp ôm hoa ra chào” [40] Đó không chỉ là thực trạng chung của tiểu thuyết mà còn là thực trạng chung của cả nền văn học đổi mới Nhà văn Nguyên Ngọc đã thẳng thắn thừa nhận: “Không ai nói rằng Đổi Mới đã dừng lại Nhưng rõ ràng trong văn học, từ sau năm 1991, bỗng dưng chững lại rất rõ ràng Từ ấy đến nay, đương nhiên các nhà văn vẫn viết và sách vẫn ra, nhiều giải thưởng văn học vẫn được trao thường xuyên Vẫn có những tác phẩm đọc được Nhưng không có hiện tượng mới, không có sự khởi xướng gì mới, không có những Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài hay Bảo Ninh Tình hình nhìn chung làng nhàng” [3].

Từ những nhìn nhận thẳng thắn như vậy đã trở thành động lực thúc đẩy ý thức cách tân tiểu thuyết của các nhà văn đương đại Những cây bút nhiệt thành với nền tiểu thuyết nước nhà đã và đang lao động miệt mài với những dụng tâm nghệ thuật chân chính Đây cũng là lí do để nhà văn Võ Thị Hảo thấy “lạc quan về tiểu thuyết Việt Nam [9] Bà khẳng định: “Nhiều đồng nghiệp của tôi đang lao động một cách nghiêm cẩn, bền bỉ, nhiều người viết hay, thậm chí sẵn sàng trả giá bằng cả cuộc đời cho sự viết của mình” [9].

Quan niệm mới về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đem đến cho các nhà văn một ý thức mới về tiểu thuyết Nghệ thuật tiểu thuyết bây giờ là “nghệ thuật viết”; và viết tiểu thuyết bây giờ chính là “chơi tiểu thuyết” Nhận thức rõ ràng và sâu sắc này đã giúp tiểu thuyết Việt nam đạt được nhiều thành tựu Không thể phủ nhận rằng trên con đường tiến lên của tiểu thuyết đã có nhiều cây ra hoa, kết trái Ta cũng có thể thấy nỗ lực của những cây bút như Nguyễn Khải, Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh,Nguyễn Bình Phương… với xu hướng “viết lại nội dung chứ không phải kể lại nội dung”, đào sâu vào cái tôi bản thể cùng với nhiều những cách tân đáng lưu tâm trong vấn đề trần thuật, không gian, thời gian của tiểu thuyết…

Những tác phẩm : “Gặp gỡ cuối năm”, “Thời gian của người”, “Cơ hội của chúa”, “Nỗi buồn chiến tranh”, “Lão khổ”, “Thiên thần sám hối”,

“Người đi vắng”, “Thoạt kì Thủy”… đã ghi tên tuổi của những người sinh thành ra nó trong lịch sử văn học nước nhà.

Tất nhiên để làm được những điều đó, các nhà văn không chỉ cần một ý thức cách tân sâu sắc mà còn cần một ý thức nghề nghiệp nghiêm túc Bởi lẽ “Viết là một nghề không ai dạy được ai Cách duy nhất là con đường tự học” [40] Xin dẫn ý kiến của Nguyễn Huy Thiệp, cây đại thụ của truyện ngắn Việt Nam và cũng là một nhà tiểu thuyết nhiều tâm huyết để khép lại nội dung này: "Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển phong phú và đa dạng Luôn luôn có những cơ hội dành cho tuổi trẻ Trong lãnh vực văn học cũng vậy Vấn đề là phải có tình yêu với nó Không có tình yêu thì chẳng làm được gì cả" [3].

NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Các dạng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Tạo nên nét độc đáo cho những trang văn của Nguyễn Bình Phương ta phải kể đến một hệ thống nhân vật đặc biệt Nếu như trong lĩnh vực truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đã gây “sốc” cho độc giả với những nhân vật của mình thì trong lĩnh vực tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương là một trong số ít những tác giả đã xây dựng được một hệ thống nhân vật “bám đuổi dai dẳng” người đọc ngay cả khi họ gấp sách lại

Tiếp cận với hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi thấy hệ thống nhân vật đó có thể được phân chia theo nhiều cách với những tiêu chí khác nhau Tất nhiên sự phân chia nào cũng chỉ là tương đối Sự thống kê của chúng tôi (trong phạm vi năm tiểu thuyết đã xuất bản của Nguyễn Bình Phương) cũng chỉ là một cách phân loại và cũng chỉ tóm lược được những kiểu dạng nhân vật cơ bản, có tần số lặp đi lặp lại nhiều nhất Ở đây chúng tôi lấy vai trò của yếu tố kì ảo làm tiêu chí phân loại Kết quả phân loại như sau:

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Đặt nhân vật dưới những điểm nhìn khác nhau

Việc đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật trong các sáng tác đương đại không còn là điều quá mới mẻ Nguyễn Bình Phương đã tiếp thu một cách nhuần nhuyễn kĩ thuật này và thể hiện thành công trong các sáng tác của mình Không còn bóng dáng của một người kể chuyện “biết tuốt” nữa Nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn được đặt dưới ống kính vạn hoa, được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau, tạo ra những “hình hài” mới. Trong con mắt của Hiền, Tính (Thoạt kì thuỷ) là kẻ khát máu đáng ghê tởm; nhưng trong cái nhìn cua Hưng, Tính lại là một người “đồng cam cộng khổ”,

“cùng hội cùng thuyền”… Tương tự như thế, Khẩn (Ngồi) là một người chồng “hờ” đáng trách với Mình nhưng lại là một người tình lí tưởng trong Nhung, một người bạn tốt trong quan hệ với Thuý… Nhân vật dường như cũng không trùng khớp với những ý tưởng ban đầu của nhà văn về nó Tính cách nhân vật có những vận động nội tại của riêng mình Cuộc sống xung quanh nhân vật với những mảng màu sáng - tối khác nhau cũng dần lộ diện. Cái nhìn đa diện về con người và cuộc sống trong những sáng tác của Nguyễn Bình Phương được thể hiện rõ nét ở đây Với kĩ thuật trần thuật này Nguyễn Bình Phương đã chứng minh rằng: “tiểu thuyết là nghệ thuật về sự bất định của cuộc đời, sự phi chân lí độc tôn, về tính đa nguyên chân lí thế giới” [35;8].

Nguyễn Bình Phương đã không chỉ dừng ở đó Điểm khác trong việc di chuyển điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của ông là việc trao điểm nhìn ấy cho các nhân vật tàn khuyết tâm lí và các nhân vật kì ảo Cô gái với

Trí nhớ suy tàn trong ám ảnh miên man về Tuấn, Vũ, những góc phố Hà

Nội, người đàn ông điên và cây điệp vàng phố Bà Triệu…; những con người cô đơn mang nặng ám ảnh, những xác chết, những bào thai trong cõi Người đi vắng và những người điên trong Thoạt kì thuỷ … Mỗi điểm nhìn ấy tương ứng với một tiếng nói và một góc nhìn độc đáo về đời sống Tất nhiên, lựa chọn cho mình những chủ thể để trao điểm nhìn trần thuật một cách đặc biệt như vậy, Nguyễn Bình Phương cũng có dụng ý của riêng mình Nhân vật tàn khuyết về tâm lí đương nhiên sẽ không có một tư duy mạch lạc và những suy nghĩ theo đúng lôgic thông thường Kiểu tư duy của dạng nhân vật này chủ yếu là tư duy đứt đoạn, nhảy cóc Tâm trạng của họ là những mảnh vỡ ghép lại mà những mảnh vỡ ấy do chính nhân vật ấy tự tạo ra Tâm lí nhân vật đã được nhà văn gợi mở theo cách đó Người đọc tìm được những nét tâm lí ấy bằng cách xâu chuỗi tất cả các mảnh vỡ ấy Nhà văn không “nhảy vào” miêu tả nội tâm nhân vật như trong các sáng tác truyền thống mà để cho nội tâm ấy được tự nhiên bộc bạch qua sự nghiền ngẫm, suy tư của độc giả Điều này liên quan đến một kĩ thuật tiểu thuyết mới mà Nguyễn BìnhPhương đã sử dụng trong các tiểu thuyết của mình: kĩ thuật dòng ý thức Ở điểm nhìn trần thuật của những nhân vật kì ảo, ta thấy thế giới xung quanh hiện hình sống động với hai cõi âm – dương đều nhoè nhoẹt nhiều mảng màu sáng tối Tư duy dân chủ trong xây dựng nhân vật của Nguyễn BìnhPhương cũng thể hiện rõ trong cách lựa chọn này.

Đặt nhân vật trong một không gian và thời gian nghệ thuật đặc biệt

Mỗi nhân vật văn học đều phải tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định Nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cũng được nhà văn “xây dựng cho” những không gian và thời gian để tồn tại Tất nhiên đó là kiểu không gian, thời gian riêng trong sáng tác Nguyễn Bình Phương

Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó (Từ điển thuật ngữ văn học) Không gian nghệ thuật cũng có thể coi là một sự mã hoá tư tưởng của nhà văn,

“một quan niệm về thế giới và con người, một phương thức chiếm lĩnh thực tại , một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn” [34;166]

Ta thấy rằng trong năm cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, ngoại trừ Trí nhớ suy tàn , tất cả các tác phẩm còn lại đều có bối cảnh là không gian mảnh đất Thái Nguyên, quê hương của nhà văn Các địa danh có thật: sông Linh Nam bãi Nghiền sàng, núi Rùng … cứ trở đi trở lại trong tác phẩm Có thể coi đó là một sự trả nghĩa với nơi đã sinh thành ra mình. Nhưng cũng cần lưu ý rằng những địa danh đó dường như không có ý nghĩa định vị xác định mà đơn thuần chỉ là những cái tên mà thôi Điều đặc biệt là Nguyễn Bình Phương đã xây dựng song song với không gian có thực ấy là một không gian kì ảo, siêu thực Sự phân tuyến và đồng hiện của những không gian khác nhau được thể hiện trong hầu hết các tác phẩm Những đứa trẻ chết già gồm có hai cõi không gian âm và dương Cõi Dương là làng

Phan với những điều thần bí hoang đường “toàn ma quỷ với những chuyện lạ lùng” tựa như ngôi làng trong Trăm năm cô đơn của Marquez Cõi âm là cuộc linh du vào thế giới vô thường của chuyến xe trâu và nhân vật tên Ông. Thực và siêu thực đan xen, không gian thực được ảo hoá để trở nên siêu thực Cõi huyền bí ấy tiếp tục di chuyển sang Người đi vắng Không gian ở đây mang tính chất huyền thoại với cuộc sống của một thế giới khác đang thì thầm dưới lòng đất nơi những nghĩa địa và bãi tha ma Không gian ấy còn là sự đồng hiện giữa không gian quá khứ của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và không gian hiện tại nơi có cơ quan và gia đình Thắng Với

Thoạt kì thuỷ , Nguyễn Bình Phương lại xây dựng một không gian ban sơ man dại và bí ẩn: không gian Linh Sơn Đó cũng đồng thời là một không gian ám ảnh chết chóc và ma mị với màu đỏ bầm của máu in trên nền trời. Ngay cả Trí nhớ suy tàn và Ngồi , hai tác phẩm lấy bối cảnh Hà Nội cũng vậy Trí nhớ suy tàn không miêu tả một Hà Nội tráng lệ trong nắng mai mà là một Hà Nội trong ảo giác với nhiều đoạn rẽ, ngã rẽ như một mê cung, mê trận, được chính nhân vật vẽ ra trong tâm tưởng của mình Bên cạnh đó là một không gian tù đọng, ngột ngạt trong cuộc sống thực tại (ngôi nhà của bà già độc thân với thế giới đồ vật lấn át con người)… Hà Nội thực tại xuất hiện trong Ngồi với tất cả những “nhếch nhác” ngày thường của nó, ồn ào và nhiều bụi bặm Cũng trong Ngồi , ta còn thấy một lớp không khác gian trong những ám ảnh tâm lí ma mị của các nhân vật Với Khẩn là không gian huyền thoại nơi lưu giữ những kỉ niệm về Kim Với người đàn bà bán khoai nướng là không gian tù ngục, nơi lưu giữ những ám ảnh về tội ác của mình. Với Thuý là không gian sông nước, gắn liền với ám ảnh về người chống mất tích và cuộc ngoại tình điên rồ với Nghĩa… Đồng hiện những không gian khác nhau là cơ sở để nhà văn tiếp tục xây dựng kiểu thời gian đồng hiện trong tác phẩm của mình

Tương ứng với không gian đồng hiện, các sáng tác của Nguyễn Bình Phương cũng thường có kiểu thời gian đồng hiện

Hiện thực lai ghép âm dương trong Những đứa trẻ chết già tạo ra kiểu thời gian lai ghép giữa thực và ảo Thời gian ảo gắn liền với cuộc đời của Ông và cuộc hành trình trên chiếc xe trâu cùng kí ức miên man bất tận về một ngôi làng xa xăm trong tiềm thức Thời gian thực gắn liền với cuộc đời Hải với những biến cố lớn nhỏ xảy ra trong gia đình lão Liêm, gia đình ông Trình Hai phân đoạn thời gian tưởng như tách rời ấy lại được gắn kết với nhau bởi ám ảnh về kho của bám riết hai kiếp sống của Ông và Hải Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương vì thế vẫn không rơi vào sự rời rạc, thiếu thống nhất

Trí nhớ suy tàn có sự đồng hiện giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ Thời gian hiện tại bắt đầu khi “mấy tháng nữa sẽ tròn 26 tuổi”, qua sinh nhật và kết thúc khi Em rời bỏ Hà Thành Quá khứ trỗi dậy, quãng thời gian hiện thực rất ngắn ấy được kéo dài với những kỉ niệm từ “ngày bé lạc trong khu phố cổ” [17;9], thời sinh viên “náo loạn và không biết mệt”

[17;12], ngày Tuấn đi… Trí nhớ suy tàn của cô gái đã tạo ra một thời gian quá khứ song song tôn tại với thời gian hiện tại, thậm chí, còn có phần lấn át cả thời gian hiện tại

Người đi vắng cũng có kiểu đồng hiện thời gian như vậy Những cái tên như công chúa Diên Bình, Lê Sát, Đội Cấn và Lập Nham… tạo không khí cổ xưa cho thiên chuyện Thời điểm hiện tại là cuộc sống của gia đình Thắng và một đoàn văn công Chỉ khác là thời gian quá khứ ở đây không phải là quá khứ của một nhân vật mà là quá khứ, lịch sử của cả vùng đất Thái Nguyên Cốt truyện Người đi vắng vì vậy cũng có sự phân chia rõ ràng, riêng biệt Mặt khác trong Người đi vắng còn có sự đồng hiện thời gian quá khứ và thời gian hiện tại trong cuộc đời từng nhân vật Điều này liên quan đến những ám ảnh từ quá khứ nhân vật phải chịu đựng mà chúng ta đã nói trong phần trước Mỗi khi kí ức ấy xuất hiện, nhân vật hoàn toàn bị động để kí ức đó dẫn dắt, lạc vào một không gian khác và một thời gian khác Đây không phải là một đặc điểm riêng của Người đi vắng mà là một đặc điểm chung của hầu hết những tác phẩm của Nguyễn Bình Phương.

Ngồi tái hiện thời gian quá khứ khi chuyện tình của Khẩn và Kim diễn ra Tương ứng với không gian mang tính huyền thoại, thời gian quá khứ ở đây cũng đậm màu sắc huyền thoại với những câu chuyện kể, những lời nhắn gửi, hẹn ước… Thời gian hiện tại trong Ngồi lại bộn bề với những sự việc xảy ra trong cơ quan Khẩn với mối quan hệ của Khẩn với Minh, với Nhung và với Thúy…

Cuộc đời Tính trong Thoạt kì thuỷ (20 năm) được đồng hiện với cuộc đời của con cú (45 phút) Nhân vật Tính còn được đặt trong thời gian tâm tưởng, vô thức và điên loạn của riêng mình

Thời gian hiện tại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thường không có sự đảo lộn Ta có thể coi đây là kiểu thời gian tuyến tính đơn thuần Nhưng thời gian quá khứ trong những tiểu thuyết đó thì lại hiện hình qua những mảnh kí ức, những vụn nhỏ ám ảnh của nhân vật (thậm chí là của những nhân vật điên và suy tàn trí nhớ) nên đứt gẫy, lộn xộn Thời gian phi tuyến tính này chồng lớp lên thời gian tuyến tính tạo ra hiện tượng kéo căng và dồn nén thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Điều này thấy rõ nhất trong Thoạt kì thuỷ với sự kéo căng cuộc đời con cú trong 45 phút và sự dồn nén cuộc đời Tính trong 20 năm, Người đi vắng với mấy thế kỉ lịch sử và vài tháng ngắn ngủi của Thắng và Hoàn

Tại sao Nguyễn Bình Phương lại xây dựng kiểu không gian và thời gian đồng hiện như vậy? Kiểu không gian và thời gian này có ý nghĩa như thế nào với việc xây dựng các nhân vật tiểu thuyết?

Khi đồng hiện hai kiểu không, thời gian vô hình chung nhà văn đã tạo ra những cuộc sống khác nhau cho nhân vật Con người trong cuộc đời thực có thể bị che khuất bởi những lí do nào đó nhưng con người trong cuộc sống tâm tưởng thì có lẽ sẽ thấy được đến từng góc khuất Hơn nữa kiểu con người hai cuộc sống này không chỉ cho thấy con người thật hơn mà ngay bản thân sự tương phản giữa những không gian và thời gian khác nhau còn cho ta thấy một phần của bức tranh hiện thực tác giả muốn phản ánh Không khí huyền thoại bao trùm nhưng thiên tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng bởi chính kiểu không - thời gian ấy Đăng đối và bổ sung cho nhau,không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương giúp người đọc tìm ra những sợi dây nối giữa những con người khác nhau trong từng nhân vật Như vậy, ta có thể nói Nguyễn Bình Phương đã thành công?

Xây dựng nhân vật với bút pháp huyền thoại

Huyền thoại không phải là một vấn đề mới trong văn học nhưng cho đến nay vẫn là một vấn đề hết sức phức tạp

Huyền thoại tồn tại với nhiều cấp độ: huyền thoại tồn tại với tư cách một thể loại, huyền thoại tồn tại như một kiểu tư duy, nhưng phổ biến nhất vẫn là huyền thoại tồn tại với tư cách là một thủ pháp Ta gọi đó là thủ pháp huyền thoại hoá Trong văn học, thủ pháp này được coi là một công cụ để xây dựng thế giới nghệ thuật của nhà văn - tức là nó có tư cách một bút pháp nghệ thuật

1 Xây dựng những giấc mơ để khám phá đời sống tâm linh nhân vật.

Thủ pháp nghệ thuật này được sử dụng phổ biến trong văn học thế giới và văn học Việt Nam từ rất nhiều năm trước Điều kì lạ là càng về sau, khi xã hội phát triển, những điều kì ảo dường như không còn có chỗ tiếp tục tồn tại nữa thì lại xuất hiện ngày càng nhiều trong các sáng tác văn học. F.Kafka, J.Joyce… trong văn học thế giới; Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Minh Châu, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái… và Nguyễn Bình Phương trong văn học Việt Nam là những minh chứng điển hình cho điều đó Có thể giải thích vấn đề này như thế nào? Đợt sóng lớn này xuất phát từ nhiều nhân tố nhưng có một nhân tố cơ bản là chủ nghĩa hiện thực không làm thoả mãn các nhà văn khi họ muốn miêu tả những vấn đề phức tạp trong đời sống đương đại vốn có nhiều vỉa quặng Thủ pháp huyền thoại hoá không chỉ giúp các nhà văn khai phá những tầng chìm ấy của hiện thực mà còn có thể đi sâu vào miêu tả phản ánh đời sống tâm linh của con người Lê Thu Hương trong luận văn

Phương thức huyền thoại hoá và sự thể hiện đời sống tâm linh trong văn xuôi Việt Nam từ sau năm 1975 đã chỉ ra những những bình diện trong đời sống tâm linh mà thủ pháp huyền thoại hoá đã giúp các nhà văn khai phá: những linh cảm, tâm cảm, khả năng thông linh, điềm báo và những giấc mộng, những ám ảnh, tiếng vọng tâm thức… Ta thấy những bình diện này được thể hiện một cách rất rõ nét trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương

Chúng tôi đã chỉ rất rõ những ám ảnh của nhân vật tiểu thuyếtNguyễn Bình Phương ở phần trước Những giấc mơ của nhân vật cũng được tác giả dụng công khắc họa Đôi khi, những giấc mơ ấy còn được liệt kê thành một phần phụ lục của cuốn tiểu thuyết (Phụ lục II: Những giấc mơ củaTính và Hiền trong Thoạt kì thuỷ ) Giấc mơ có một ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người đọc hiểu về nội tâm nhân vật khi nó gắn liền với những ám ảnh, những nỗi lo âu thường trực và những biến cố trong cuộc sống của nhân vật.

Giấc mơ của Hoàn về người con gái là tiền kiếp của mình là minh chứng cho tâm trạng bức bối bởi cuộc sống ngột ngạt trong thực tại của nhân vật Giấc mơ này là sự phủ định, chối bỏ đời sống thực tại một cách im lặng của nhân vật

Giấc mơ của Khẩn (Ngồi) thường gắn liền với những ám ảnh của anh về Kim, về Sư Thiều, về người bà của Nhung Giấc mơ của Minh thì gắn liền với ám ảnh về sự tan biến của bản thân trong cuộc sống vô nghĩa mà mình đang theo đuổi (hình ảnh tấm vải trong suốt, đẹp vô ngần nhưng khi mặc vào Minh thấy mình biến mất) Giấc mơ của Thúy thì gắn liền với sự kiện người chồng mất tích… Đáng chú ý hơn cả là những giấc mơ trong Thoạt kì thuỷ Có thể nói rằng những giấc mơ ở đây là những giấc mơ được sử dụng một cách hiệu quả và thành công nhất Những giấc mơ của Tính gắn liền với những ám ảnh về máu, bạo lực, trăng…với những hính ảnh về con dao giết lợn, về ông Điện, ông Khoa, thằng bé điên (những người sẽ là nạn nhân của bản năng khát máu nơi Tính) Những giấc mơ của Hiền thì gắn liền với thân phận hẩm hiu, bất hạnh của cô

Như vậy các giấc mơ trong tiểu thuyết còn có ý nghĩa dự báo những hành động nhân vật sẽ làm và những sự kiện sắp diễn ra Trong những giấc mơ ấy ta thấy những hụt hẫng, những dằn vặt, những chao đảo điên rồ… của nhân vật Trạng thái tỉnh – mê đó làm hiện diện rõ nét con người bên trong của nhân vật rõ hơn bao giờ hết Khai thác những giấc mơ, Nguyễn BìnhPhương đã đi theo hướng thăm dò vô thức Đây là một đặc sắc về nghệ thuật nhưng đồng thời cũng gắn liền với quan niệm về con người vô thức của nhà văn mà chúng ta đã đề cập đến trong phần trước

2 Xây dựng nhân vật với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Thế giới tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là thế giới của những bí ẩn, những âm thanh ma quái và những chuyện tưởng chừng như không có trong thực tế (chuyện người hoá rắn, hoá trẻ con (Những đứa trẻ chết già) , cây cối, xác chết, ngựa biết nói (Người đi vắng) , người chết gửi thư và nói chuyện (Ngồi) …) Tất cả kết dệt nên thành một hình thức “giả liêu trai” – nhân tố của một mảng văn học được gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo không chỉ thể hiện qua việc tạo dựng một không gian, thời gian lai ghép hay những phần hiện thực không có thật như đã nói ở trên mà thể hiện rõ nhất trong việc khắc họa nhân vật với bút pháp huyền thoại Các kĩ thuật viết đặc trưng của chủ nghĩa này như: đánh tráo, phóng đại, lồng ghép được nhà văn sử dụng một cách triệt để.

Nhứng điều bình thường trong đời sống các nhân vật thì được Nguyễn Bình Phương miêu tả như những điều kì ảo, lạ lẫm thông qua hệ thống chi tiết cụ thể, tỉ mỉ, kĩ lưỡng đến kinh ngạc Ngôi nhà của vợ chồng Thắng

(Nguời đi vắng) được nhắc đến không chỉ một lần trong tiểu thuyết mà mỗi lần lại được miêu tả rất kĩ càng: “ ngôi nhà quét vôi xanh nhạt, có kẻ chỉ đỏ, ban công hình vòng cung […],chiếc ban công vồng lên như một bắp chuối bị phạt ngang chóp” [16;180] Việc giết lợn trong Thoạt kì thuỷ cũng được miêu tả với sự tỉ mỉ đến từng chi tiết: “Ông Ðiện đi trước, tay cầm dao, tay cầm gậy, vai khoác một vòng dây thừng Tính lẽo đẽo bám theo cạnh Lúc ấy còn sương, trông ông Ðiện với Tính mờ ảo, chập chờn như ma Khi ông Ðiện bắt lợn, Tính túm hai chân sau của lợn ghì vào ngực Con lợn nặng hơn tạ giãy đạp, nhưng không kêu được chỉ rên ư ử [18;13] Một việc đơn giản là xoá những kí tự đã viết trên màn hình máy vi tính cũng trở thành một

“sự kiện lớn” trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Khẩn nhấn phím xoá từ trái sang để xoá các câu thừa Những con chữ xô nhau chạy tới con trỏ đánh dấu rồi biến mất ở đó, làm như cái vạch dọc nhỏ bé nhấp nháy kia là cái vực sâu vô cùng tận, Khẩn buông tay, những con chữ dừng lại đột ngột, bàng hoàng, khi Khẩn nhấn tiếp phím thì những đổ xô vào cái vạch dọc để rồi biến mất tăm mất tích Khẩn hình dung ra những kí tự kia là người và một kí tự bị xoá đi, biến mất thì cuộc đời này lại dở dang thêm một chút, vô nghĩa thêm một chút Ý nghĩ ấy thôi thúc Khẩn đánh tên mình và sau đó tư xoá nó đi Khẩn vừa nhấn ngón tat thì chữ Khẩn chạy xô tớicái vạch xoá, nó chạy nhanh tới mức Khẩn dùng tay thì chữ K đã bị xoá chỉ còn chữ hẩn, Khẩn tiện tay nhấn nhịp nữa và còn lại chữ ẩn Khẩn đọc lại phần chưa bị xoá thấy càng ngày chúng càng khó hiểu hơn, di kì hơn và cuối cùng chỉ còn lại kí tự n, nó loé lên trong đồng tử Khẩn kèm theo tiếng thét thảng thốt đen chói sau cái vạch dọc nhỏ bé với một khoảng trống lớn phía trước”

[19;114] Hoàn toàn có thể tóm lược sự kiện ấy bằng một vài câu ngắn gọn và đơn giản Tất nhiên đây là một mã khoá nghệ thuật mang nhiều dụng ý của nhà văn và đồng thời cũng là một chi tiết minh chứng cho việc sử dụng kĩ thuật của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Nguyễn Bình Phương

Kĩ thuật đánh tráo còn được thể hiện qua giọng điệu mạch lạc, chính xác khi miêu tả những sự kiện kì lạ như những hiện tượng rất đỗi bình thường trong cuộc sống Cái chết kì lạ của lão Biền, lão Hạng (Những đứa trẻ chết già) được kể lại mà không hề thêm vào một lời bàn tán của dân làng cũng như suy nghĩ của nhân vật Ông Chuyện kì lạ về hai chiếc đầu lâu gỗ trong gia đình ông Mộc: “một đêm đang nằm trên sập bỗng nghe tiếng trẻ con trò chuyện Vốn người bạo gan, ông nằm im lắng nghe Đấy là hai chiếc đầu lâu ở cổ hai con hạc rì rầm trao đổi với nhau Chúng nói bằng âm thanh lành lạnh:

Chuyện về người thợ tên Quang: “Kiền tò mò lén đi theo Quang, anh ta thấy Quang ngồi trên cỏ cho đến lúc nửa đêm thì có một người con gái đi đến Cô gái này trắng mở như khói, chẳng nhìn rõ mặt mũi gì cả Gió mùa hè từ núi ùa xuống mát rượi, mùi hoa phong lan phẳng phất thơm xen với mùi cỏ ngào ngạt.

Khắc họa nhân vật bằng một hệ thống ngôn ngữ mới lạ

Nguyễn Bình Phương đến với văn đàn bằng một phong cách văn chương mới lạ Phong cách ấy hiện hình ngay từ chính ngôn ngữ Đồng thời ngôn ngữ đặc biệt ấy cũng có vai trò nhất định trong việc thể hiện nhân vật

1 Sử dụng kĩ thuật dòng ý thức.

Khía cạnh đầu tiên của ngôn ngữ khắc hoạ nhân vật mà chúng ta cần đề cập đến chính là ngôn ngữ độc thoại nội tâm Độc thoại nội tâm là một khái niệm không mấy xa lạ đối với độc giả đương đại Các nhà văn sử dụng độc thoại nội tâm như phương tiện hữu hiệu để thể hiện nhân vật Tuy nhiên mỗi tác giả lại có “những biến ảo không ngừng” trong cách khai thác phương tiện nghệ thuật này Nguyễn Bình Phương và các sáng tác của ông cũng vậy Ta có thể tìm thấy rất nhiều những đoạn độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Đó là những suy tư sâu kín bên trong của Thắng, của Hoàn, của Ông, của Khẩn… trước những vấn đề trong cuộc sống Việc thể hiện độc thoại nội tâm theo cách truyền thống này vẫn tỏ rõ vị thế của nó trong việc bộc lộ những ẩn nghĩ bên trong những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

Kĩ thuật độc thoại nội tâm khi được đẩy đến mức độ cao hơn sẽ chuyển thành dòng ý thức Ở Nguyễn Bình Phương, như đã nói ở phần trên, kĩ thuật này gắn liền với một dạng thức độc đáo của việc di chuyển điểm nhìn trần thuật: trao điểm nhìn trần thuật cho các nhân vật tàn khuyết tâm lí và nhân vật kì ảo Hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều mang hơi hướng dòng ý thức Kĩ thuật tự sự hiện đại này cho phép sự khám phá và thể hiện “con người bên trong con người” được sâu sắc hơn Cuốn tiểu thuyết mang dấu ấn dòng ý thức rõ hơn cả là Trí nhớ suy tàn Nhân vật xưng Em là một cô gái bình thường nhưng cũng lại rất bất thường vì chính nhưng suy nghĩ vỡ vụn, không liền khối của mình Dòng ý thức miên man đưa cô về với những kỉ niệm với hai người bạn trai của mình Một thứ “tạp ghi của trí nhớ”, mớ bòng bong của những suy nghĩ lộn xộn cho ta thấy cuộc sống nhạt nhẽo, vô hướng, mất thăng bằng và không điểm tựa của nhân vật. Tất cả đều lờ mờ, đều vô hình khối và rất khó nắm bắt Có cái gì đó không tuân theo những suy nghĩ thông thường Phi lôgic nhưng đó mới chính là những quy luật của cảm xúc, của tâm lí con người

Hình thức đặc biệt nhất trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm mà Nguyễn Bình Phương đã sử dụng là những lời câm Việc sử dụng lời câm trong ngôn ngữ của nhân vật có thể thấy rõ nhất trong hệ thống ngôn ngữ của Tính

(Thoạt kì thuỷ) Trong ngôn ngữ của nhân vật này thì những lời câm chiếm một số lượng khá lớn Tính tồn tại một cách hờ hững, điên loạn với thế giới bên ngoài nhưng lại sống hết mình với những câm lặng của riêng hăn Do đó lời câm chính là sự dồn tụ của dấu ấn quá khứ, hình ảnh của thực tại và khao khát về tương lai Nội dung chủ yếu của những lời câm là những ám ảnh của nhân vật về trăng, máu, bạo lực, cái chết: “sao máu Hiền lênh láng thế hả mẹ…?” “Máu lênh láng đầy trời, đầy đất, ngập tận cổ, bố gánh về tưới rau” Những lời câm giúp nhà văn soi chiếu, lí giải bản chất điên của Tính và đồng thời diễn tả phong phú tâm hồn bị thương tật của hắn Chất điên được nhìn từ bên ngoài, soi xét từ bên trong, thực đến mức người đọc nghi ngại chính bản thân mình Ngôn ngữ câm của nhân vật đã đẩy người đọc vào một thế giới ảo giác, gạt bỏ lí trí và sống bằng cảm nhận của mình Đây là dạng thức đặc biệt nhất của ngôn ngữ nhân vật mà trước Nguyễn Bình Phương chưa có ai làm được.

2 Sử dụng ngôn ngữ nhại

Bên cạnh ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Nguyễn Bình Phương còn sử dụng dạng ngôn ngữ nhại

Thoạt kì thuỷ có một chương viết về tiểu sử của nhân vật Viết tiểu sử nhưng thực chất lại là phi tiểu sử Tiểu sử của Hưng được ghi chép lại như sau: “Con trai duy nhất của ông bà Xuân Thương binh chống Mỹ, nhưng không có thẻ, nhiều người nghi là thương binh giả Sống độc thân Ðôi khi sốt đột ngột” [18;1] Không chỉ ở tiểu sử của nhân vật Hưng mà tiểu sử của các nhân vật khác cũng xuất hiện rất nhiều những chi tiết băng quơ, mơ hồ:

“nghe đồn”, “không rõ”, “đôi khi”, “hình như”… Rất nhiều những chi tiết phi tiểu sử như cô Nheo “người như củ nhân sâm”, Tính “lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt” [18;1]… cũng được tác giả ghi chép trong phần này. Đồng thời, Nguyễn Bình Phương đã đánh đồng tất cả, “khai sinh” ra một dạng tiểu sử mới: tiểu sử dành cho vật: “Cú mèo: Lông hoa mơ, sải cánh dài

40 phân Mỏ khoằm, sắc Bị bắn rụng lúc 11 giờ 15 Bay lên lúc 12 giờ. Không rõ bay tới đâu” [18;1] Ngôn ngữ nhại và cách viết nhại của Nguyễn

Bình Phương ngay từ đầu đã cho thấy sự trái khoáy trong tính cách các nhân vật, dự báo những hiện tượng bất thường sẽ xuất hiện trong tiểu thuyết Mặt khác khi viết tiểu sử của con vật, Nguyễn Bình Phương đã thể hiện quan niệm mới của ông về nhân vật tiểu thuyết: tất cả các sinh thể đều bình đẳng như nhau trong tư cách này Điều này cũng góp phần lí giải vì sao thế giới nhân vật của Nguyễn Bình Phương có rất nhiều những nhân vật là đồ vật

Người đi vắng có ghi lại một chuỗi những sự kiện lịch sử Cách ghi lại các sự kiện dường như giống với sử biên niên:

“Sử chép: ngày 23 tháng 8 giờ Dần ở Ghềnh đá thuộc châu TháiNguyên có thần xuất hiện để lại dấu chân to bằng cái thúng.

Sử lại chép: vẫn ngày 23 giờ Ngọ tại khu Võ Nhai, một người đàn bà sinh ra cục thịt vuông có một con mắt mở trừng trừng.

Nhưng sử không chép rằng ngày 23 tại Thái Nguyên một người đàn ông đã tự tử vì vợ ngoại tình với viên tri huyện Đồn rằng viên tri huyện này to cao, sống muic thẳng và lông mày rậm lượn từ từ về hai bên thái dương”

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương viết về lịch sử nhưng với một ngôn ngữ nhại lịch sử rõ nét Qua đó, nhà văn cũng thể hiện quan niệm của mình: Lịch sử phải được viết với tất cả những điều khuất lấp và con người cũng phải được khám phá cả những phần còn ẩn chìm Mặt khác mượn chính những hình thức ngôn ngữ đã có trong chính sử, Nguyễn Bình Phương đã tạo ra không khí huyền thoại, làm phông nền cho sự xuất hiện những nhân vật kì ảo trong tiểu thuyết

3 Sử dụng hệ từ ngữ và câu văn đặc biệt.

Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Bình Phưong còn được thể hiện ngay trong việc sử dụng từ ngữ và câu văn trong mỗi tiểu thuyết

Trí nhớ suy tàn xuất hiện rất nhiều những kiểu từ dạng như “hình như”, “có lẽ”… Chính những kiểu dạng ngôn ngữ như vậy đã góp phần khắc hoạ trí nhớ đang suy tàn của nhân vật em Đồng thời nó cũng cho thấy sự nhạt nhoà, vô hướng của tâm trạng nhân vật

Bước vào Thoạt kì thuỷ , ta bắt gặp rất nhiều những từ ngữ chỉ hành động mạnh: “cắn, đạp, giã, chọc tiết…” và những từ tượng thanh, tượng hình, từ láy chỉ nhưng đặc điểm, tính chất có phần thái quá (nghiêng về phần rùng rợn, ma quái): “giãy giụa, tâng tâng, đỏ au…” Kiểu dạng ngôn ngữ này mở ra một môi trường bạo lực và “tiết lộ” rất nhiều về bản chất bạo lực của những con người nơi đây Đáng chú ý hơn nữa là cách sử dụng kiểu ngôn ngữ đối thoại nhiều khoảng lặng, khoảng trắng Đây từng là sở trường của nhà văn MĩHemingway, được các nhà văn Việt Nam học tập và thể hiện trong sáng tác của mình (Bảo Ninh, Tạ Duy Anh…) Nguyễn Bình Phương là một trong số những tác giả đó Lan man trong dòng kí ức bất tận, các nhân vật của Nguyễn Bình Phương thường nghĩ nhiều hơn nói Do đó đối thoại thường rời rạc, buồn tẻ thậm chí vô nghĩa: Đối thoại giữa cụ Điển và Kỉ trong “Người đi vắng ”:

- Thế vợ con Thắng như thế nào?

Kỉ nhìn vào lòng bàn tay nói thoảng:

- Ban công hình bi chuối… sơn xanh…” [16;183]. Ở đây Kỉ không nói với cụ Điển mà đang nói với chính mình, đang theo đuổi dòng suy nghĩ của riêng mình Cũng có khi nhân vật cùng hướng vào nhau nói chuyện nhưng mạch chuyện vẫn cứ rời rạc, không ăn nhập:

“Anh Hưng đấy à? Sao lại ở đây?

Chả biết nữa. Ăn sáng chưa? Đêm. Ừ đêm dài quá đi mất Em đói.

Rán trăng lên mà ăn Ừ, rán trăng, rán trăng!”

[18;38 ] (Đối thoại giữa Hưng và Tính trong Thoạt kì thuỷ ) Những lời bâng quơ dù đầu ngô mình sở vẫn có liên hệ với nhau theo lôgic riêng của nó Đó chính là những lời tri âm mang bản chất điên loạn

(Rán trăng) Đó cũng chính là mạch ngầm văn bản, ẩn dưới bề nổi của ngôn ngữ mà không phải ai cũng có thể hiểu ngay được Ta cũng có thể thấy rằng nội dung đối thoại không phải là điều mà tác giả chú ý Đặt những đoạn đối thoại trên vào câu truyện, phải chăng Nguyễn Bình Phương muốn nói đến những cái ngẫu nhiên bất quy tắc của đời sống? Tâm lí bất định của nhân vật cũng được thể hiện rõ hơn qua kiểu ngôn ngữ nhiều khoảng lặng như thế

Ngày đăng: 07/07/2023, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w