1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết nguyễn bình phương và nguyễn việt hà

138 822 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2

NGUYEN DUC TOAN

NHUNG YEU TO HAU HIEN DAI TRONG TIEU THUYET NGUYEN BINH PHUONG VA NGUYEN VIET HA luễn vn th!c sU v'n hac Người hướng dẫn: PGS TS Trương Đăng Dung Hà Nội, 2010 I.MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

1.1 Tiểu thuyết — xét từ góc độ thể loại, không cam chịu một hình thức hoàn kết

Trang 2

hết những khả năng uyên chuyển của nó" [19; 23] bởi thế, đến nay, tiểu thuyết vẫn "đương là hiện tượng động, khó nắm bắt và hiện đại mới mẻ" [50; 7] Nó luôn phát

triển, kiếm tìm và gắn liền với sự phá vỡ chính mình đề vươn tới khả năng tự biểu hiện,

phản ánh dường như vô tận Nói như M Kundera - tiểu thuyết gia xuất sắc người Pháp gốc Tiệp: “Tiểu thuyết là một trong những vị trí cuối cùng ở đó con người còn có thể giữ được những mối quan hệ của mình với cuộc sống trong tổng thể của nó" [102; 73]

Vì thế, sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết vẫn luôn là đề tài bàn luận sôi nổi Thể loại

này không chỉ được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm mà ngay cả các nhà văn, các nhà tiểu thuyết cũng bàn bạc sôi nổi Sức hấp dẫn của thẻ loại là lí do cơ bản để chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu

1.2 Ở Việt Nam, từ 1986 đến nay, sự đôi mới của đời sống văn hóa - xã hội đã tạo

điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới của văn học, trong đó có tiểu thuyết Có người khẳng định rằng: “những năm cuối thế kỉ XX là những năm của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, và “lịch sử tiểu thuyết Việt Nam chưa có thời nào sảnh được với thời kì này: đồ sô về khối lượng, phong phú về chủ đề, sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của tác

phẩm ” [8§; 46] Đặc biệt những năm cuối thập ki 80 đầu thập ki 90 đã đồng thời xuất

hiện một số tiểu thuyết ngắn của những nhà văn trẻ có ý thức làm mới ngòi bút

Trên văn đàn, tiểu thuyết ngày càng khẳng định vai trò là “xương sống”, là “cột trụ” của nền văn học Những hiện tượng mới lạ, những cách tân táo bạo gây dư luận ồn ào và kéo dài, những tranh cãi gay gắt, những diễn biến phức tạp và bất ngờ của quá trình tiếp nhận văn học hầu như diễn ra trong lĩnh vực tiểu thuyết Đây cũng là giai đoạn tiêu thuyết chúng tôi chọn nghiên cứu trong luận văn

Trang 3

đương đại thì quy hết về hậu hiện đại, mà chỉ muốn nói, trong cái đương đại hàm chứa

những mầm mống của thi pháp hậu hiện đại

Tiểu thuyết Việt Nam gần đây có nhiều tín hiệu đổi mới, nhiều khuynh hướng tìm

tòi thể nghiệm, quẫy cựa để “khơi thông dòng cháy” (Nguyên Ngọc) Những sáng tác của các cây bút tiểu thuyết đương đại như Nguyễn Xuân Khánh, Châu Diên, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Thuận như cuộc tìm kiếm và khai thác tiềm năng thể loại vốn đã được làm cách đây khá lâu ở phương Tây Họ đã góp phần tạo nên bước vận động mới của tiểu thuyết Việt Nam Nghiên cứu về tiểu thuyết của họ, nhiều nhà nghiên cứu - phê bình đã tìm thấy những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây

Luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu là tiêu thuyết của Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà còn vì những lí do cơ bản sau:

- Số lượng các sáng tác tiểu thuyết của hai nhà văn này đủ để đưa ra những nhận xét, đánh giá theo hướng mà chúng tôi chọn nghiên cứu; và từ thực tế tác phẩm cho thấy, trong chừng mực nào đó hai nhà văn đã tạo cho mình những nét phong cách

tương đối ồn định

- Chủ nghĩa hậu hiện đại (Poszmodernism) là khái niệm ngày càng phổ biến trên thế giới, ở phương Đông và cả ở Việt Nam Nó vừa là sự tiếp nối, phát triển đồng thời là sự phản biện chủ nghĩa hiện đại một cách sâu sắc và toàn diện Ảnh hướng của nó

trên cả điện rộng và bề sâu là điều không thể phủ nhận Chủ nghĩa hậu hiện đại đã tạo

nên bước đột phá và đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vuc: triét hoc, mi hoc, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, văn hóa, giáo dục và văn chương Đối với văn học, nó đã tạo nên một trào lưu sáng tác rộng rãi ở phương Tây với nhiều cây bút tiêu biếu: Calvino, Umberto Eco, Donald Bartheme, Milan Kundera Ở Châu Á hiện nay, trong đó có Việt Nam cũng đang xuất hiện nhiều nhà văn viết theo xu hướng này Có nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận điều này: Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa, từ hai hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài đã nêu lên dấu ấn hậu hiện đại trong văn học

Việt Nam sau thời kì đổi mới [Xin xem thêm 128] Trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam

Trang 4

vào bản thân nó những yếu 16 hậu hiện đại: giải — khu biệt hóa và phi tâm hóa; tính chất hỗn loạn và bắt ổn của trật tự đời sống; sự xáo trộn giữ hư và thực, giữa cái siêu nhiên huyền bí và cái đời thường; những kiểu cấu trúc mới, mảnh vỡ, liên văn bản, gián cách; trò chơi cấu trúc, trò chơi ngôn ngữ, bút pháp nhại, nghịch dị, huyền ảo Các yếu tô cơ bản của hậu hiện đại đã được các nhà văn Việt Nam tiếp biển ở nhiễu mức độ, ở từng phong cách” [13; 104]

- Dấu hiệu hậu hiện đại, nếu đem lý thuyết phương Tây làm hệ quy chiếu, có những yếu tố được tìm thấy khá rõ nét trong tổ chức tác phẩm của hai nhà tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà Những công trình nghiên cứu, lí luận — phé bình, các luận văn khoa học, các bài báo và tạp chí chuyên ngành trong phạm vi khảo sát đã bàn nhiều về tiểu thuyết của hai nhà văn trên, nhưng chưa có công trình hay bài

viết nào bàn về vấn đề dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết một cách hệ thống Có

chăng, chỉ là những bài phê bình phát lộ một vài phương diện riêng lẻ nào đó của một số tác phẩm (các bài viết của Đoàn Cẩm Thị, Thụy Khuê, Nguyễn Hòa ) Bên cạnh đó là những bài viết cảm nhận toàn bộ những tiểu thuyết của hai nhà văn như là việc hướng dẫn cách tiếp cận tác phẩm (các bài viết của Thụy Khuê, Phùng Gia Thế, Đoàn Anh Duong )

Qua khảo sát nguồn tài liệu tham khảo, chúng tôi thấy có thể sắp xếp thành 3 nhóm:

* Các công trình nghiên cứu, bài viết đăng tái trên website, bảo — tạp chỉ chuyên ngành nghiên cứu chung về văn học hậu hiện đại

* Các công trình nghiên cứu, bài viết đăng tái trên website, bảo — tạp chỉ chuyên ngành nghiên cứu chung về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

* Các công trình nghiên cứu, bài viết đăng tái trên website, bảo — tạp chỉ chuyên ngành nghiên cứu chung về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà

Trang 5

thành những gợi ý quan trọng trong khi chúng tôi triển khai hệ thống luận điểm của luận văn

Nhìn một cách đại để, các bài viết và công trình nghiên cứu đã khẳng định việc Nguyễn Bình Phương đã vượt ra ngoài lối tư duy của tiểu thuyết truyền thống để tìm kiếm những tiềm năng khác của tiểu thuyết ở các phương diện nội dung cũng như kĩ

thuật trần thuật Tuy nhiên, đó mới chỉ là những phát hiện riêng lẻ ở cấp độ tác phẩm

hay ở từng phương điện nào đó của tiểu thuyết Do đó chưa có điều kiện đi sâu vào những ảnh hưởng và tiếp thu văn học hậu hiện đại thế giới trong tiêu thuyết Nguyễn Bình Phương trên một cấp độ tổng thể

Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi nhận thấy những thể nghiệm tiểu thuyết của nhà văn chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng theo đúng hướng Có người tiếp cận theo khuynh hướng đạo đức, có người lại đọc tác phẩm của anh bằng cách đọc truyền thống - Đó là những cách tiếp cận không tương

hợp Một số bài viết đã khẳng định được Nguyễn Việt Hà đã bứt mình ra khỏi lối mòn

tư duy của tiểu thuyết truyền thống để tìm kiếm những thể nghiệm mới về nội dung

cũng như nghệ thuật viết tiêu thuyết Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là những nhận định

mang tính chất riêng lẻ, có lúc cảm tính, chưa đi sâu vào những thể nghiệm thực sự riêng của nhà văn cũng như đưa ra cái nhìn toàn diện về đóng góp cũng như hạn chế của cây bút này Qua các bài viết chúng tôi nhận ra chưa có nhà nghiên cứu — phê bình

nào đề cập đúng mức tới biểu hiện, những ảnh hưởng của văn học hậu hiện đại thế giới

trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà - hướng mà chúng tôi chọn nghiên cứu trong luận văn

Vì những lí do trên, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Wh#ững yếu tố hậu

hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà” là việc cần làm

và có ý nghĩa thiết thực Đó cũng là con đường thuận lợi dé tac giả luận văn có được sự nhìn nhận khách quan và khoa học về những đóng góp của hai nhà văn trên trong tiến trình tiểu thuyết đương đại Đồng thời, những khó khăn và kết quá bước đầu của quá trình thực hiện luận văn sẽ là bài học quý báu cho tác giả tìm hiểu về văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng trên bước đường nghiên cứu khoa học sau này

Trang 6

Luận văn không dừng lại tìm hiểu, hệ thống hóa những yếu tố hậu hiện đại ở sáng tác của hai nhà văn trên mà mục đích cao hơn là đưa ra một cái nhìn, một sự nhận diện

và cắt nghĩa trên mức độ khái quát nhất để trả lời một số câu hỏi: Ở Việt Nam da ton

tại một thứ chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học hay chưa? Nếu có chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam thì khởi nguôn từ đâu, đang dừng lại ở mức độ nào? Phải chăng tắt cả những gì của văn học đương đại đều coi là dấu ấn hậu hiện đại ? Để có được một cảm quan hậu hiện đại thì cần có những điễu kiện gì” Nói cách khác, chúng tôi cố gắng tìm cơ sở để văn học Việt Nam tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại và phác họa diện mạo chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam Từ đó cũng mạnh dạn định giá lại một cách khách quan những ảnh hưởng của văn học hậu hiện đại trong sáng tác

Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà qua cái nhìn so sánh

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát, nhận điện dấu hiệu hậu hiện đại qua thực tế sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận

văn là những tiểu thuyết của hai nhà văn Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà

4.2 Tìm hiểu những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết đương đại là mong muốn

lớn của người thực hiện luận văn nhưng khi bước vào thực hiện chúng tôi gặp không ít khó khăn trong khâu tìm kiếm tư liệu Bởi vậy, chúng tôi tự giới hạn đề tài nghiên cứu ở những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà - hai nhà văn trẻ được coi là có những nỗ lực cách tân sáng tác của mình theo khuynh hướng hậu hiện đại, đồng thời số lượng tiểu thuyết (ở Nguyễn Bình Phương — 5 cuốn và Nguyễn Việt Hà - 2 cuốn), cần và đủ để cho phép người nghiên cứu đi sâu vào những vấn đề mà

mục đích và nhiệm vụ đề tài đã đặt ra

Nguyễn Bình Phương với các tiểu thuyết: Trí nhớ suy tan (tai ban theo ban in năm 2000 của Nhà xuất bản Thanh niên), Nxb Văn học, 2006; Thoạt kì thúy, Nxb Hội nhà văn, 2004; Những đứa trẻ chết gia (Tai ban lần thứ 2), Nxb Văn học, 2008;

Trang 7

Nguyễn Việt Hà với hai tiểu thuyết Cơ hội cúa Chúa (tái bản lần thứ 2), Nxb Hội nhà văn, 2006; Khải huyền muộn, Nxb Hội nhà văn, 2005 chúng tôi chọn là đối tượng nghiên cứu trong luận văn

Trong quá trình triển khai nội dung, sự mở rộng sang tiêu thuyết của các nhà văn

đương đại khác chỉ có tính chất liên hệ làm rõ vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu

5% Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thống kê, khảo sát - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp hệ thống

6 Đóng góp cúa đề tài

Tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu và những ý kiến gợi mở từ các công trình, bài viết luận văn phác thảo trong chương mở đầu một số vấn đề về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương thế giới va Viét Nam (Chang hạn như: /jeh sử hình thành và phát triển của thuật ngữ, đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam — cơ sở hình thành và điện mạo chung ) Bên cạnh đó, trong phần nội dung chính:

- Khi nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, ở chương 2, chúng tôi chỉ ra: sự thể nghiệm và cách tân tư duy tiểu thuyết của nhà văn này xuất phát từ quan niệm nghệ thuật mới về con người và đời sống Bên cạnh đó là ý thức mới về cấu trúc thể loại, từ đó dẫn đến việc chối bỏ quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực Đồng thời những tìm kiếm mới về ngôn ngữ, giọng điệu trong sự ảnh hướng có ý thức từ khuynh hướng văn học hậu hiện đại thế giới cũng tạo nên cá tính sáng tạo khá đậm nét trong sáng tác Từ đó tác giả luận văn làm sáng tỏ những đóng góp riêng mang đặc trưng phong cách Nguyễn Bình Phương và trả lời cho câu hỏi dấu ấn hậu hiện đại trong những tiêu thuyết này biểu hiện ở mức độ nào

Trang 8

sống đến quan niệm nghệ thuật về con người theo cảm quan hậu hiện đại Những cách tân trong việc đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật, nỗ lực đổi mới kết cấu cốt truyện; những ứng xử mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật; những tìm tòi về ngôn ngữ, giọng điệu phần lớn là sự vận dụng và làm quen những kĩ thuật, thủ pháp của văn học hậu hiện đại phương Tây Những bình diện này đều được chúng tôi triển khai thông qua cái nhìn so sánh với các yêu tổ nằm trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã được trình bày ở chương 2 Tuy vậy, thao tác so sánh không nhằm

đánh giá tài năng của nhà văn, mà nhằm khẳng định: ở cùng một thời điểm, một

khuynh hướng sáng tác, cùng ảnh hưởng của một cảm quan đời sống, bằng tài năng và sự nỗ lực không ngừng, mỗi nhà tiểu thuyết sẽ có một khuôn mặt riêng với những đóng góp riêng Từ đó ở mức độ cần thiết, chúng tôi đi đến những luận điểm khoa học về những dấu hiệu hậu hiện đại của trong tiểu thuyết của hai nhà văn

II NOI DUNG

CHUONG I - SU VAN DONG CUA TU DUY TIEU THUYET

TU SAU THOI Ki DOI MỚI VÀ SỰ XUẤT HIEN CUA KHUYNH HUONG HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

Trang 9

Tiéu thuyét từ khi ra đời xứng đáng là thê loại có khả năng ôm chứa phạm vi đời sống rộng lớn với tất cả sự phong phú, phức tạp và chiều sâu khôn cùng của nó Giai đoạn 1945 — 1975, với nguyên lí “văn học phản ánh hiện thực” và yêu cầu quán triệt lí luận về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, văn học trở nên gắn bó với đời sống xã

hội hơn, theo sát từng biến có lịch sử Tính hiện thực được đồng nhất với quan niệm lí

tưởng về hiện thực Sự lệ thuộc của nhà văn vào hiện thực khi đó sau này được Nguyễn Minh Châu nhìn lại: “ cững phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lôi viết minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn” [107; 130]

Phát hiện “con người cộng đồng” trong mỗi cá nhân, con người như sản phẩm hoàn hảo của hiện thực cách mạng là cống hiến của văn học với tư cách một mặt trận tư tưởng Từ những mối quan hệ chung nhất đến bản ngã cá nhân đều được nhìn nhận theo chuẩn mực chung Hiện thực về con người là cái “có thể biết trước ” Cái nhìn lí tưởng hóa lúc đó đáp ứng yêu cầu chính trị và chuẩn thẩm mĩ thời đại Con người có lí tưởng cao cả, con người quên “cái tôi” riêng, hy sinh cho cái chung một cách thanh thản, nhẹ nhõm, con người nhiều khát vọng cống hiến, ít nhu cầu hưởng thụ trở thành hình mẫu phô biến Nếu diễn đạt theo M Bakhtin thì đó là quan niệm con người kiểu sử thi, mà “Trong thé giới sử thi, không có chỗ cho bắt cứ một sự dang đở, một sự chưa quyết đoán, một sự "có vấn đề" nào hết" [19; 44]

1.1.2 Một số đặc điểm thể loại tiểu thuyết

Trang 10

ca, tôn vinh Hoàn cảnh xã hội của các nhân vat thường là những hoàn cảnh có ý nghĩa đặc biệt, đó là những thời khắc cam go, gay cắn, mang tính chất thử thách con người về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, tỉnh thần hy sinh cho độc lập thống nhất tổ quốc

Một khía cạnh khác, xét về phương thức trần thuật, lúc này, lập trường của người trần thuật là duy nhất có giá trị đối với mọi sự đánh giá, lí giải đời sống Quan hệ giữa tác giả và nhân vật chính diện là mối quan hệ đồng nhất Nhà văn là người phát

ngôn chân lí, người biết trước tất cả và luôn luôn đúng Các nhân vật đều được phân cực rạch ròi nhằm thể hiện lập trường nhất quán của nhà văn Người kể chuyện, vì thé thường đứng cao hơn bạn đọc, không bao giờ kế với thái độ do dự hay hoài nghi Anh ta tuyệt đối tin vào mình và không diễn ra cuộc phản biện nào giữa nhà văn và độc giả Ý thức “độc thoại” là chị em song sinh với cái hiện thực “hoàn kết”, “được biết trước”,

phần nhiều là “như nó phải có”, “cần có” Đây là kiểu tự sự duy nhất một điềm nhìn

Thứ ba, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của tiểu thuyết trong suốt giai đoạn này là thứ ngôn ngữ nhất quán, tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc ngữ pháp, chọn lựa kĩ lưỡng ngôn từ để đạt mục đích biểu cảm và truyền tải thông điệp cuộc sống Văn chương không dung nạp thứ ngôn ngữ thô tục, nó là tắm thảm nhiều màu được nhà văn dệt nên từ ý tưởng sáng tạo đẹp đẽ Giọng điệu trần thuật cũng nhất quán: giọng khẳng định, ngợi ca của một cái nhìn tin tưởng, lạc quan bao trùm

1.2 Tư duy tiểu thuyết Việt Nam sau thời kì đối mới 1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người

Sau 1975, tiểu thuyết đã có sự nới rộng phạm vi hiện thực, hiện thực lúc này là cái

chưa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp, cần phải khám phá, tìm tòi Nhà văn

lựa chọn hiện thực nào không quan trọng bằng cách đánh giá của anh ta về hiện thực ấy Nhà văn không coi việc dựng lại trung thực bức tranh đời sống là mục đích của nghệ thuật, không quan niệm hiện thực phải được miêu tả theo đúng logic thông thường mà có thể chỉ là phương tiện đề diễn tả suy nghĩ, chiêm nghiệm và cả sự phiêu

lưu bút pháp trong khát vọng chiếm lĩnh cái thế giới vô cùng rộng lớn và nhiều bí ẩn

Trang 11

Thật vậy, lịch sử văn hoc, nhìn theo một góc độ nào đó là lịch sử của những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người Giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975, con người cá nhân phức tạp và bí ẩn đã thay thế cho kiểu con người sử thỉ — con người cộng đông trước đó Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải nhìn

nhận lại nhiều điều Tiểu thuyết sau 1975 nói riêng xuất hiện kiểu con người “không

trùng khít với chính mình”, con người phức tạp, nhiều chiều Vì thế, đem lại cảm giác con người là một tiểu vũ trụ đầy bí ấn, không thể biết trước và không thể biết hết Nhà văn giai đoạn này muốn đối thoại với quan niệm giản đơn, phiến diện, nhiều chủ quan duy ý chí của văn xuôi giai đoạn trước Nhà tiểu thuyết quan niệm mọi sự lí tưởng hóa con người đều trở nên giả dối Văn xuôi ít có những nhân vật đẹp đẽ, hoàn hảo; nói đúng ra những dạng thức nhân vật lí tưởng bị lấn át, lu mờ bởi thế giới nhân vật của đời thường phàm tục

1.2.2 Một số đổi mới đáng chú ý trong thể loại tiểu thuyết

Chất tiểu thuyết tăng dần thay thế cho chất sứ thi của giai đoạn 1945 — 1975

Cảm hứng thế sự đem lại cho văn xuôi nhiều chất tiểu thuyết hơn, trước hết là nhờ ở khá năng chiếm lĩnh con người ở góc độ đời tư Cảm hứng thế sự cuối cùng tìm đến hiện thực con người, quy chiếu về số phận con người với những quan hệ xung quanh sự tổn tại của nó, phát hiện những “vấn đề tự nó” Do đó, bán thân hiện thực tiểu thuyết là một trong những hiện thực có thể có, nó không tất yếu mà ngẫu nhiên, biến hóa Bởi lẽ, "Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực” [19; 30]

Trang 12

của mình, góp phần “phi huyễn hoặc” các thần thánh, kéo gần họ về cõi người Cũng như không gian, thời gian của sinh hoạt thế sự, thời gian đời tư phụ thuộc vào trải nghiệm của cá nhân, bị chỉ phối bởi tâm lí tình cảm của cá nhân

Như một hệ quả tất yếu, khi nhà văn đào sâu vào thế giới riêng tư của con người

thì tiểu thuyết xuất hiện kiểu nhân vật có “vấn đề tự nó”, những “quá trình tâm lí, quá trình đời sống” sẽ trở thành mối quan tâm lớn nhất “Những nhân vật này cho thấy một

đặc điểm thi pháp văn xuôi hiện nay là coi trọng “vấn đề”, coi trọng “tư tưởng” hơn tính cách, nhân vật chủ yếu là phương tiện để nhà văn chuyển tải quan niệm về đời

sống” [30; 141] Chính M Bakhtin cũng từng nhận định “nh vấn để là nét mới và đặc thù của tiểu thuyết, đặc điểm của nó là luôn luôn nhận thức lại, kiến giải lại, đánh giá

lại Cái trung tâm, nơi xuất phát mọi hoạt động biện giải và biện hộ cho quá khứ được di chuyển vào tương lai” [20; 48]

Riêng khuynh hướng trần thuật qua nhiều điểm nhìn khác nhau đã là một đôi

mới không phải nhỏ so với văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 Mỗi điểm nhìn trần thuật

gắn với một sự trải nghiệm, và như vậy, hiện thực được đánh giá theo nhiều cách Người đọc tự nhiên được lôi cuốn vào “trò chơi” của nhà văn vì anh ta được dành cho

quyền quyết định sau cùng đối với cái hiện thực mà nhà văn trình bày Mỗi chỉ tiết trở

thành "điểm rơi" của tư tưởng, chỉ tiết nào cũng đầy sức gợi và có khả năng kích thích

đối thoại rất mạnh Tiểu thuyết khẳng định thành công khát vọng dân chủ hóa nghệ

thuật của thời đại bằng kiểu “người kế chuyện không đáng tin cậy” Trần thuật nhiều điểm nhìn sẽ làm cho tiểu thuyết đạt tới hiệu quả thẩm mĩ phong phú hơn, bất ngờ hơn nhờ tính đa tầng, phức điệu

Không thể không kẻ đến sự đổi mới phương diện ngôn ngữ tiểu thuyết sau 1975,

vì “Đến thể hệ các nhà văn thời kì đổi mới thì ngôn ngữ đã thật sự trở thành đối tượng

miêu tả của văn chương” [20; 169] Các nhà văn không biết đến những gửi thưa kiểu cách, những nghỉ lễ khách sáo mà ngang nhiên tôn vinh thứ ngôn ngữ đầy góc cạnh, cá tính, thứ ngôn ngữ được ý thức bằng tư thế dân chủ, bình đẳng giữa con người với con

người Nghĩa là vấn đề “viết như thế nào” được đặt lên hàng đầu

Trang 13

như thế và sự dung nạp thoải mái thành phần khẩu ngữ, cố tình xô lệch cú pháp, nhất là sự công khai “nhạt” mọi thứ ngôn ngữ kiểu cách; xuất hiện nhiều lối nói trần trụi, bụi bam, dan da lam cho khoảng cách giữa nghệ thuật và những xô bồ của cuộc sống được rút ngắn Ngôn ngữ tiểu thuyết cũng tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận Kỹ thuật lồng ghép, cắt đán của điện ảnh được sử dụng rộng rãi, do đó có khi mạch văn đi chậm nhưng sức nén của thông tin thì rất lớn

Giọng điệu đa dạng trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 biểu hiện những cách cảm thụ đời sống khác nhau, phát triển trên tinh thần dân chủ hóa Bên cạnh giọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng hoài nghi theo kiểu “luôn luôn có sự nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” (M Bakhtin) Bồ sung cho giọng điệu này là giọng chất vấn, đay đả Hứng thú nghiên cứu đời sống và trải nghiệm cá nhân cùng thái độ tự tin về mình đem lại giọng điệu từng trải, lọc lõi Ở các nhà tiểu thuyết trẻ nổi bật giọng giễu nhại, họ ứng xử với văn chương rất tự do Có thể khái quát rằng: “Cùng với sự vận động tích cực của tư duy văn học, ngôn ngữ văn xuôi (trong đó có tiểu thuyết) ngày càng linh hoại, sinh động và giàu chất đời thường Tuy nhiên trong quá trình vận động, nó có lúc không tránh khỏi cực đoan ”[20; 188]

1.3 Giới thuyết về trào lưu văn học hậu hiện đại thế giới và sự xuất hiện

khuynh hướng này ở Việt Nam

Chủ nghĩa hậu hiện đại có nội hàm rộng và vẫn đang vận động, biến đổi không ngừng Chính vì vậy, bao quát đầy đủ lí thuyết về chủ nghĩa hậu hiện đại, nhất là trong phạm vi một luận văn thạc sĩ là điều bất khả Chúng tôi tự giới hạn ở việc giới thiệu

tổng quát những lí thuyết đã được biết tới với mục đích làm nổi bật tỉnh thần chủ yếu của khái niệm, đồng thời tìm những điểm có ý nghĩa thiết thực đối với việc khám phá thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của hai nhà văn mà chúng tôi chọn nghiên cứu

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển thuật ngữ “chú nghĩa hậu hiện đại” Chủ nghĩa hậu hiện đại vốn được hiểu theo nhiều cách Trong nghệ thuật, chủ nghĩa hậu hiện đại khởi phát từ kiến trúc và hội họa Người ta đã dày công đưa ra mốc

cụ thể đánh dấu sự thay thế chủ nghĩa hậu hiện đại đối với chủ nghĩa hiện đại ở hai lĩnh

Trang 14

thé Chir postmodern dugc manh nha tt cuối năm 1934 và được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1939 trong bộ sach lich str dé s6 A study of History cia Arnold Toynbee

Danh tit posmodernism được dùng một cách phổ biến vào thập niên 1960 Nhiều nghệ sĩ, nhà văn, nhà phê bình như Rauschenberg, Cage, Burroughs, Barthelme, Eielder, Hassan, Sontag dùng thuật ngữ này để chỉ sự cạn kiệt của chủ nghĩa hiện đại và mô tả một khuynh hướng mới đang được hình thành, vượt qua những giới hạn của

chủ nghĩa đó Đến đầu những năm 70 của thế ki XX, khuynh hướng hậu hiện đại ảnh

hưởng rộng hơn, được giới trí thức đại học như Bell, Kristevia, Lyotard, Derrida, Foucault, Baudrillard, Jameson dem ra ban luan và là hiện tượng đặc thù của triết học, mĩ học, phê bình văn học Mặc dù còn gây ra nhiều tranh cãi nhưng trong thực tế, tỉnh thần hậu hiện đại đã thấm thấu vào đời sống, trên mọi phương diện, ở mọi quốc gia, không chỉ tại những cường quốc phương Tây và Mỹ mà còn thâm nhập vào những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu Thực tế sáng tác này được giới đại học tại Pháp nâng lên thành lí thuyết và trở lại ảnh hưởng đến đời sống, sáng tác và học thuật Mĩ Cũng từ đó, chủ nghĩa hậu hiện đại lan rộng ra các nước Châu Âu, châu Úc,

châu Mĩ La tỉnh và các quốc gia Châu Á (điển hình là Ấn Độ, Nhật Bản và Trung

Quốc)

Khác với trào lưu, trường phái văn học khác, chủ nghĩa hậu hiện đại không có tổ chức, không có tuyên ngôn Giới nghiên cứu thừa nhận chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau chủ nghĩa hiện đại, tương đương với thời hậu hiện đại trong văn chương, là sự kế thừa và phủ nhận chủ nghĩa hiện đại, bao gồm nhiều khuynh hướng sáng tác như

kịch phi lí, tiểu thuyết mới, hiện thực huyền ảo và trào lưu hậu hiện đại Hiểu theo

nghĩa hẹp thì chủ nghĩa hậu hiện đại dùng để chỉ trào lưu hậu hiện đại, trào lưu văn học với các tác giả tiêu biểu như Barthelme, Italo Calvino, Umberto Eco Song hiểu như thế nào thì cũng không thể coi đó là khuynh hướng độc tôn Chủ nghĩa hậu hiện đại là

một thực thể động, một khuynh hướng mở, tồn tại bên cạnh và chuyển lưu một cách tự

nhiên với các khuynh hướng, trào lưu khác

Trang 15

mu6n", con J Baudrillard — hé qua cua sw bung n6 thong tin dai chung; J F Lyotard — "kết thúc đại tự sự"; Derrida — "giải trung tâm"; Foucault — "khảo cổ học tri thức" Theo họ, hậu hiện đại hình thành như hệ quả tất yếu của cuộc đại khúng hoảng về nhận thức luận xuất hiện từ nửa cuối thế ki XIX cùng với sự phá sản của khoa học thực chứng “Sự quá tải của nhận thức con người trước lượng trí thức của nhân loại được tích lũy trong nhiều thế kỉ và phát triển theo cấp số nhân vào thời hiện tại dẫn tới sự phá sản nhận thức, con người rơi vào tình trạng "chắn thương hậu hiện đại" và "biến mắt", xét từ cái nhìn truyền thống về con người — trung tâm vũ trụ, những cd tinh khong 16, hodn chinh" (15; 42]

1.3.2 Đặc điểm của chú nghĩa hậu hiện đại

1.3.2.1 Sơ lược về chủ nghĩa hậu hiện đại (tương chiếu với chủ nghĩa hiện đại)

Rất nhiều nhà nghiên cứu khi nói về chủ nghĩa hậu hiện đại luôn đặt nó trong thế

so sánh với chủ nghĩa hiện đại (ta thường gặp những cách lập luận “zếu như chủ nghĩa

hiện đại thì chủ nghĩa hậu hiện đại ") Đỏ là phương pháp luận cần thiết vì những

đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ nồi bật khi đặt bên cạnh chủ nghĩa hiện đại

Về phương diện lí thuyết, chủ nghĩa hậu hiện đại đến từ phương Tây với các đại

diện tiêu biểu là J F Lyotard, P Anderson, T Eagleton, F Jameson, J Baudrillard, I Hassan C6 thé hiểu Hậu hiện đại như là một sự phản ứng lại với chủ nghĩa hiện đại (cái hiện đại), phản ứng lại những mô thức định san Post (sau) ở đây không có nghĩa

chỉ một tiến trình lịch sử, cái này ra đời thì cái kia biến mắt, mà là một sự phản ứng trở

lại Thế nên, hậu hiện đại là một khái niệm phi thời, nghĩa là trong bất kì xã hội nào,

thời kì nào có sự khủng hoảng tỉnh thần cũng có thể tồn tại tỉnh thần hậu hiện đại "Là

Trang 16

trung Hình thức (liên kết, đóng) Phản hình thức (không liên kết, mở) Mục đích Trò chơi Sắp đặt Tình cờ

Tôn ti trật tự Hỗn loạn vô chính phủ

Quyền chỉ phối, biểu tượng Sự cạn kiệt, im lặng

Trang 17

tinh

Hoang tuéng Tâm thần phân liệt

Nguyên gốc/ Nguyên nhân Khác — khác/ dấu vết

Đức chúa cha Chúa Thánh thần

Lập luận thái quá Mia mai

Xác định rõ Không xác định rõ

Tính siêu việt Phẩm chất vốn có

Sơ đồ trên đây của Hassan như một sự mường tượng về chủ nghĩa hậu hiện đại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, có cả cảm thức triết học, ngôn ngữ học, phân tâm học đem lại cái nhìn tương đối rộng, tương liên giữa hiện đại và hậu hiện đại nhưng nó cũng rẤt có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu văn học

1.3.2.2 Một số tư trớng cơ bán cúa chú nghĩa hậu hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại đang vận động không ngừng và diện mạo của nó chưa được xác định cụ thể Chúng tôi tạm khái quát một số tư tưởng cơ bản dựa trên những công trình nghiên cứu về hậu hiện đại đã được công bồ trong thời gian gần đây:

* Cảm quan hậu hiện dai (Postmodern sesibility)

Là kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt, phản ánh tâm thức của thời hậu hiện đại, hậu kĩ nghệ Đó là cảm giác về một thế giới hỗn độn, nơi mà không còn bắt cứ tiêu chuẩn

giá trị có ý nghĩa định hướng nào, thể hiện sự khủng hoảng niềm tin đối với những giá

trị đã tồn tại trước đó

Cảm quan hậu hiện đại biểu lộ rõ nhất trong lĩnh vực lí thuyết phê bình, đó là lối

viết đặc trưng: “lối viết tiểu luận nhiều ấn dụ” * Hiện thực quả thặng (Hyper Reality)

Đây là một trong những cảm thức chủ yếu của thời hậu hiện đại Khái niệm này

được dùng đầu tiên bởi nhà lí thuyết hậu hiện đại người Pháp là Jean Baudrilard để chỉ

Trang 18

quyén uy với chúng ta hơn cá những sản phẩm thật thì khi đó chúng ta đang tồn tại trong vương quốc của hiện thực thậm phon

* Bat tín nhận thức (Epistemological uncertainty)

Là một phạm trù thế giới quan tiêu biểu nhất cho ý thức hậu hiện đại, gắn liền với

phạm trù cảm quan hậu hiện đại, xác định tính hoài nghi đối với nhận thức: Con người không có khá năng nắm bắt bản chất, quy luật cơ bản của thực tại luôn biến áo, thay đổi chớp nhoáng Quan điểm của các lí thuyết gia: J Derrida, M Folcault, J Lacan, G Deluxe, R Barthes thì bất tín nhận thức và chối bỏ quan điểm lịch sử và thuyết quyết định luận

* Phú nhận “Đại tự sự ” (Grand - narratives)

“Đại tự sự” là khái niệm do Jean Francois Lyotard đưa ra trong cuốn sách nỗi tiếng Điều kiện hậu hiện đại (La Condition Postmoderne) xuất bản ở Paris năm 1979, “Đại tự sự” là danh từ Lyotard dùng để chỉ những hệ thống ý thức chủ đạo chỉ phối hoạt động của con người trong những thời đại khác nhau Thời hiện đại với nhiều đại tự sự gò ép con người vào khuôn khổ, không cho phép tư duy độc lập Theo Lyotard, cần phải đánh đồ những đại tự sự mà con người đã “chấp” vào Ông phủ nhận triệt để những đại tự sự về tri thức trong xã hội hậu hiện đại

Bất tín đại tự sự, Lyotard thiên về những tiểu tự sự (little narratives) trong đó con người tự tư duy, tự phản ứng theo cách riêng của mình chứ không gò vào những quy ước, định đề có sẵn Tuy nhiên, tuyên ngôn đánh đồ đại tự sự của Lyotard lại bị phê phán rằng đó chính là một đại tự sự, đó cũng là “tính nhị nguyên” của ngôn ngữ, khó giải triệt, trừ khi “bất lập văn tự”

* Giải cầu trúc (Deconstruetion) — Giải trung tâm (Decentering)

Giải cấu trúc (còn gọi là Hậu cấu trúc — Poststructuralism) vốn là một trường phái

phê bình xuất hiện tại Pháp cuối thập niên 1960, gắn với những tên tuổi lớn như

Trang 19

Theo Derrida, mỗi cấu trúc luôn tổn tại một trung tâm và được tạo nên ít nhất có một cặp đối lập nhị phân Để tran áp các mặt đối lập trong cặp nhị phân, đảm bảo tính bền vững của cấu trúc, cần phải có một trung tâm Bên trong một cấu trúc, đù có những mặt đối lập, sự xung đột và chuyển hóa nhưng do có sự điều phối của trung tâm nên cấu trúc vẫn mang tính khép kín Khi khép mình vào cấu trúc, vào trung tâm thì ta đã tự trói mình vào những cực đoan, những “đại tự sự”, đứng trong một cấu trúc ta không thể biết tới cái khác biệt bên ngoài cấu trúc, vì thế, hậu cấu trúc chủ trương phải giải cấu trúc, giải trung tâm

Derrida chỉ ra cách giải cấu trúc Điều cần làm là tìm ra sự mất cân xứng trong cặp nhị phân, rồi tìm cách phá vỡ lằn ranh đối lập ấy tạo nên sự gắn kết lỏng lẻo Ứng dụng vào phê bình văn học, giải cấu trúc đề xướng cách đọc như là một sự phản biện văn bản, là quá trình đi tìm những vô thức tiềm ấn trong văn bản mà người viết không ý thức được chứ không phải quá trình giải mã văn bản Cách đọc của giải cấu trúc chú ý đến những tính chất cắt đoạn những mảnh vỡ của mạch văn

* Tỉnh liên văn bản của một văn bản (Inter — textulity)

Khái niệm do Julia Kristeva dua ra nam 1967 và trở thành một khái niệm căn bản trong việc phân tích các tác phẩm văn chương hậu hiện đại, gốc rễ sâu xa của nó là từ các công trình nghiên cứu của Mikhain Bakhtin về ngôn ngữ và tiểu thuyết

Theo đó, văn bản không được hình thành từ ý đồ riêng của tác gia khi sáng tác mà chủ yếu từ các văn bản trước đó Mỗi văn bản chính là liên văn bản, tập hợp của nhiều

mảnh vụn một cách vô thức Quan niệm này gắn liền với “cái chết về chủ thể” (M

Folcault), “cai chết của tác gia” (The death of the author)) do Roland Barthes tuyên cáo vao nam 1989

M Folcault nhan xét về liên văn bản như sau: “Biên giới của một cuốn sách không bao giờ thực sự rõ ràng: vượt ra ngoài nhan để, dòng chữ đầu tiên và dấu chấm cuối cùng, vượt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức mang tính tự sự của nó, nó bị bắt gặp quả tang là đang hòa lẫn vào một hệ thống quy chiếu dến các cuốn sách khác, các văn bản khác, các câu văn khác, nó chỉ là một cái gút trong mạng lưới lớn Cuốn sách không phải là vat thé chúng ta cầm trên tay, sự thống nhất của nó thường biến dạng và

Trang 20

* Tinh nhuc thé (Corporality)

Tính nhục thể là khái niệm của chủ nghĩa hậu cấu trúc và chủ nghĩa hậu hiện đại Nó là hệ quả của tính dục hóa ý thức lí luận và mĩ học phương Tây và là cơ sở cho việc

giải nhân cách hóa chủ thể

Việc đưa ra nguyên tắc nhục thể kéo theo nó ba khuynh hướng (đúng hơn, nó chỉ đóng vai trò tăng cường thêm ba khuynh hướng đã bộc lộ từ lâu) Thứ nhất, hòa tan tính tự trị và uy tín của chủ thể vào các hành vi nhục cảm, tức là vào những trạng thái ý

thức nằm ngoài quyền năng của ý chí và lí tính Thứ hai, việc nhấn mạnh các chấn

động nhục cảm làm gia tăng sự chú ý đến khía cạnh bệnh hoạn của nó Và cuối cùng tính dục như sự thể hiện tập trung và rõ ràng nhất của nhục cảm được gần như tất cả các nhà lí luận hậu cấu trúc đặt lên hàng đầu, lấn át tất cả những hình thức biểu hiện tình cảm còn lại Về nguyên tắc, điều này có thể lí giải sự quan tâm của văn học tới vấn đề tính dục

Mặc dù đây là khái niệm chưa được ấn định về mặt thuật ngữ và đang được các

nhà lí luận định danh một cách khác nhau nhưng chúng tôi đề cập đến nó bởi coi đây là

một trong những biểu hiện giải nhân cách hóa của chủ nghĩa hậu hiện đại Nó liên quan đến vấn đề quan trọng của văn chương hậu hiện đại chủ nghĩa: vấn đề tính dục

1.3.2.3 Các thú pháp nghệ thuật cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại

Lối viết hậu hiện đại tự do phóng khoáng, chơi đến tận cùng, thể nghiệm mà

không đặt ra mục đích cho trò chơi của mình nên nó sống với cái ngẫu nhiên Khuôn định các thủ pháp của văn chương hậu hiện đại là điều khó khăn nhưng có thể nêu ra ở đây một số thủ pháp thường gặp:

* Nhại văn (Pastiche)

Trang 21

viết cũ về văn phong, văn phạm Các nhà viết tiểu thuyết hậu hiện đại thường mượn phong cách của những truyện cao bồi, truyện khoa học giả tưởng làm khung, sườn cho

tác phẩm của mình Đây là hình thức nhại rất phổ biến: tiêu biểu như các tác phẩm The

name of the rose (Tén cua doa héng) cia Umberto Eco, Binh nhi co gidi Paul Klee dé mắt một chiếc phi cơ giữa Mibertshofen, tháng ba 1916 của Donald Bartheme

* Phan manh (Fragment)

Trong một văn bản hậu hiện đại, nhà văn chú ý nhiều đến tính chất phân mảnh, không cấu trúc, không trung tâm Họ phá vỡ văn bản thành những đoạn ngắn, phân

chia bởi những khoảng trống, những nhan đề, những con số hay biểu tượng, chen lẫn

những kí hiệu, hình vẽ, kiểu chữ một cách lộn xộn, không liên quan gì đến câu chuyện đang kể Cách viết này khiến ta không thể tìm ra cốt truyện, chủ đề, đề tài, không có phiến đoạn nào phụ thuộc vào phiến đoạn nào

* Không tuyển chọn (Non selection)

Nhà văn hậu hiện đại thích sự ngẫu hứng, du hành một cách tình cờ, không đặt ra cốt truyện, không lựa chọn chỉ tiết, không diễn giải gì cả mà chỉ tạo ra những khả thể về câu chuyện, dựa vào đó độc giả đọc theo cách của riêng mình Văn chương hậu hiện

đại, vì thế, đòi hỏi ở độc giả một thái độ chủ động trong tiếp nhận Tác phẩm được làm rỗng nghĩa, không quy luật, không trật tự

* Doan mach (shortcut)

Doan mach vốn là từ chuyên môn của khoa học điện tử, chỉ một đoạn nối trong mạch điện làm cho đường truyền tải dòng điện trở nên ngắn hơn so với thông thường Trong văn học hậu hiện đại, đoản mạch là thủ pháp tác giả bước thắng vào tác phẩm, đối thoại với người đọc để rút ngắn mọi quan hệ giữa thế giới bên trong văn bản với thế giới bên ngoài của người đọc, xóa nhòa ranh giới này, tạo trò chơi bình đẳng về luật chơi Trong nhiều tác phẩm, nhà văn còn bàn cả về kĩ thuật viết và tiến trình xây dựng tác phẩm Như thế, ở vị trí khách quan và tỉnh táo, người đọc sẽ đối xử với tác phẩm như một văn bản tạo nghĩa

* Sáng tạo ra nhiều thủ pháp mới

Trang 22

thậm phdén, bao nhiéu hinh thite cing khéng đủ để dung chứa Vì vậy, những tìm tòi, thể nghiệm mới luôn vẫy gọi các nhà văn; từ đó mà nhiều thủ pháp mới được tạo ra Chắng hạn thủ pháp cắt dán (Cut and paste) vốn được dùng trong điện ảnh, công nghệ vi tính được nhà văn dùng để thể hiện những mảnh vụn rời rạc của hiện thực Nghệ sĩ hậu hiện đại còn chấp nhận mọi chất liệu để tạo nên tác phẩm Họ cũng dùng lại tất cả những gì đã từng có trong văn chương nhân loại Đó chính là thái độ không lựa chọn,

phi trung tâm của tỉnh thần hậu hiện đại

1.3.2.4 Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam

* Cơ sở để văn học Việt Nam tiếp cận với chú nghĩa hậu hiện đại

Trước đây, khi một vài dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại bắt đầu được nhận diện

ở văn học Việt Nam, nó bị phản đối gay gắt, nhiều người cho rằng làm gì có ở Việt

Nam thứ gọi là hậu hiện dai Dan dan, thứ "quả lạ" ấy đã được tiếp nhận với thái độ bớt dé dat hơn, và phần đông ý kiến đi đến thống nhất là ở Việt Nam có những dấu hiệu,

tỉnh thần của hậu hiện đại dù chưa hình thành một trào lưu, chủ nghĩa rộng rãi như ở phương Tây, và "đến nay thì hẳu như đa số đều công nhận sự tôn tại của nó" [146; 100] Có những lí do sau đây để một quốc gia như Việt Nam có thé tiếp cận với chủ nghĩa hậu hiện đại - sản phẩm của xã hội hậu công nghiệp, hậu kĩ nghệ:

Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu triết học và là một khuynh hướng nghệ thuật đã xóa bỏ lí thuyết trung tâm, mở rộng vùng ảnh hưởng và là cơ hội để vùng văn hóa ngoại biên phát triển Thực tiễn, như nhận định của Hans Bertent và Doure Folkema thì “ở những quốc gia truyền thống hiện đại chủ nghĩa hoặc truyền thống avant — garde còn quá mạnh, việc tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ gặp nhiễu khó khăn Ngược lại, ở những quốc gia chủ nghĩa hậu hiện đại ít nhiều vắng bóng, việc tiếp cận vẫn có thể được thực hiện được, tuy nhiên sự tiếp nhận ít nhiều vắng bóng ấy sẽ ảnh hưởng lên điện mạo của chủ nghĩa hậu hiện đại ở đó” [147] Quá trình toàn cầu hóa khiến cho sự tiếp nhận các trào lưu, xu hướng cũng diễn ra nhanh, mạnh hơn và không có lí do gì để hậu hiện đại không du nhập vào Việt Nam theo quá trình này Củng với dong thác văn hóa này, các khuynh hướng triết học quan trọng xác định bộ

mat tinh than thế ki XX: chủ nghĩa Frued, hậu Frued, chủ nghĩa hiện sinh, các trường

Trang 23

thông tin và lí thuyết về sự hỗn độn, bản thể học văn hóa và tân chủ nghĩa Mác cũng có mặt ở Việt Nam thông qua các tác phẩm dịch thuật, giúp các nhà văn và các nhà nghiên cứu có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về thực tại và con người, nhận thức được tính không phù hợp của mĩ học hiện thực cổ điển đối với những đối tượng phản ánh mới

Mặt khác, tâm thức con người Việt Nam hiện nay cũng khiến mỗi cá nhân dễ gặp

gỡ với tinh than hậu hiện đại: sự hoài nghi, cảm giác cô đơn, bat an, nỗi ám ảnh về tính

phi lí của cuộc sống hơn là việc tìm cách thiết lập trật tự của nó Bản thân việc phản ánh tâm thức này trong văn học đã làm cho văn học đến gần cảm quan hậu hiện đại

Nhà văn Việt Nam hiện nay, đặc biệt là sau cao trào đổi mới, luôn có ý thức tự

vấn trong sự cọ xát với những giá trị văn hóa nhân loại, hướng đến những tác phẩm

lớn, để văn chương "xuất khẩu" có thể có chỗ đứng trên văn đàn thế giới Việc gặp gỡ hay tiếp thu những trào lưu, chủ nghĩa thịnh hành trên thế giới trong sáng tạo là việc đương nhiên Ở đó, công tác dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người viết lĩnh hội những tư tưởng mới, những thủ pháp mới để hình thành tác

phẩm mới

Đồng thời truyền thống văn hóa của Việt Nam cũng có những nhân tố làm cơ sở giúp chúng ta tiếp thu chủ nghĩa hậu hiện đại Theo Nhật Chiêu thì tư tưởng thiền của các nước phương Đông (trong đó có Việt Nam) đã ôm chứa những định đề của Giải

cấu trúc Hiểu như thế thì hậu hiện đại không chỉ là một thời kì mà là một mạch ngầm

tư tưởng xuyên suốt, là nhân sinh quan, là triết lí sống qua nhiều thời đại * Diện mạo của chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam

Như đã nói, văn học Việt Nam không thể mang đầy đủ các đặc điểm của chủ

nghĩa hậu hiện đại thế giới do những đặc trưng riêng về hoàn cảnh lịch sử xã hội và

tâm thế tiếp nhận Theo Nguyễn Hưng Quốc thì hậu hiện đại ở Việt Nam là một thứ "hậu hiện đại nguyên hợp" bao gồm ba nội dung chính : "một, tiếp nhận chủ nghĩa hậu

Trang 24

hậu hiện đại, trong đó, các yếu 16 mang tinh hậu hiện đại được đấy lên thành các yếu tô chủ đạo" [147] Nhà nghiên cứu Lã Nguyên cũng đã khẳng định rằng: "Xiz nói ngay, tôi không nghĩ là trong văn học Việt Nam đã xuất hiện các trường phải, khuynh hướng hay trào lưu hậu hiện đại với ý nghĩa đây đủ của khái niệm ấy Nhưng tôi có cơ sở để tin là sẽ tìm ra những dấu hiệu, hoặc có thể gói là các yếu 16 hậu hiện đại trong

sáng tác của một số cây bút tiêu biểu của văn học thời đổi mới " [128; 13]

Thực ra, nếu hiểu "chủ nghĩa" theo cách cổ điển, nghĩa là mang tính triết học và gắn với những trường phái triết học nào đó, thì gọi là "chủ nghĩa hậu hiện đại" còn nhiều bất ồn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam; có lẽ vì thế có nhiều người thay thế bằng các cụm từ khác như tâm thức hậu hiện đại, hoàn cảnh hậu hiện đại, điều kiện hậu hiện đại, văn hóa hậu hiện đại Những cụm từ này chỉ đặc trưng trạng thái lịch sử thời đương đại; “và chúng ta nên hiểu, chủ nghĩa hậu hiện đại là khải quát về một cách

thức nhìn nhận thể giới" [14T; 100]

Đã có thể nhắc đến một thế hệ nhà văn Việt Nam sáng tác với tỉnh thần hậu hiện

đại như : Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình

Phương, Châu Diên, Thuận, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh trong văn xuôi và Trần Dần,

Lê Đạt, Hoàng Hưng, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Bùi Giáng, Ngô Tự Lập, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, nhóm thơ Mở Miệng trong thơ Chúng tôi không khẳng định có hắn một chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam nhưng tin rằng tinh thần, dấu ấn của khuynh hướng này thì thực sự đã xuất hiện và thâm nhập khá sâu trong sáng tác văn chương khoảng 20 năm trở lại đây

Trở lên, chúng tôi đã cố gắng khái quát những nét chung nhất về chủ nghĩa hậu hiện đại để làm nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu hiện tượng Nguyễn Bình Phương

Trang 25

CHUONG 2- YEU TO HAU HIEN DAI TRONG TIEU THUYET NGUYÊN BÌNH PHƯƠNG

2.1 NHUNG DOI MOI VE KET CAU

2.1.1 Phá húy mô hình cốt truyện truyền thống, thé hiện cái hiện tại chưa hoàn kết

Văn hóa đọc truyền thống vốn coi trọng cốt truyện Trong tiểu thuyết truyền thống, một cốt truyện hấp dẫn được xem là một yếu tố quan trọng để lôi cuốn người

đọc Cũng vì vậy, dễ dàng nhận thấy hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một

hiện thực đơn nhất, có mở đầu, có kết thúc, có khả năng tóm tắt được Đó là kết quả

của một cách nhìn mang tính tiên nghiệm của nhà văn về đời sống - một cuộc sống vận động theo chiều tuyến tính, mang tính tất định Và do đó, văn học "đạy cho con người những chân lí tuyệt dối, độc tôn Mọi sự bắt trắc ở đời ( ) chỉ được coi như những tai nạn ngoại lệ lẻ loi" [163; 8]

Sự phân rã cốt truyện là một xu hướng khá phổ biến trong văn học đương đại - có lẽ xuất phát từ một quan niệm mới về hiện thực: một hiện thực có thể có nhiều đáp án,

một cuộc sống luôn vận động, biến chuyển, không dừng lại, không khép kín Sự phá

hủy cốt truyện như trên cũng đồng nghĩa với việc nhà văn từ chối một hiện thực "tả thực", hiện thực "chụp ảnh", để đến với "một chân trời mới của tiểu thuyết": một hiện thực của tâm linh, của trí nhớ và trí tưởng tượng đầy sáng tạo bất ngờ

Với tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, sự phân rã cốt truyện có thể nhận thấy rất rõ và diễn ra trên hầu hết các tiểu thuyết của ông, dẫn đến tình trạng không thể tóm

tắt, kể lại Với Trí nhớ suy tàn chỉ có thê kể lại rằng : "Một cô gái Hà thành, với hai

Trang 26

trong một môi trường đầy bạo lực của những kẻ điên loạn, cơn khát máu ngày càng nặng, hắn giết người xung quanh và tự hủy diệt (Thoạt kì tháy) Cấu trúc lập thể phổ

biến trong hầu hết tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương khiến cho Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Ngôi không thê kể lại một cách rành mạch Người đọc có cảm

giác mình chưa kịp định hình, bắt nhịp với sự kiện trước đã bị cuốn, bị ném vào sự kiện sau không liên quan gì đến sự kiện ban đầu Viết trở thành sự liệt kê ngẫu nhiên các sự kiện

Có thể thấy, không đến mức coi cốt truyện như một trong những "kẻ thù thực sự của tiểu thuyết" (tiểu thuyết hậu hiện đại) [16; 245] như John Hankes, bởi Nguyễn Bình Phương vẫn giữ lại một số biến cố quan trọng trong cuộc đời các nhân vật nhưng cảm quan chung là cốt truyện đã được giản lược hóa, trở nên mờ nhạt, đứt gãy, có khi bị phá tung thành những mảnh vỡ phi trật tự Sự đứt gãy của các mạch truyện một cách ngẫu nhiên nhưng lại đầy dụng ý trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được xem là sự khúc xạ của một thế giới nhiều đồ vỡ, nhiều xáo trộn và bất ổn, nhà văn mang tâm thức của người nghệ sĩ hậu hiện đại

Khi không còn một cốt truyện li kì để cuốn hút người đọc, nhà văn buộc phải thể hiện bản lĩnh nghệ thuật của mình qua nghệ thuật trần thuật Thông thường, sự buông lơi cốt truyện thường gắn với bút pháp ảo hóa, huyền thoại hóa và kỹ thuật dòng ý thức

2.1.2 Kỹ thuật dòng ý thức và những sáng tạo trong điểm nhìn trần thuật Đây là một trong những kĩ thuật tự sự hiện đại của thế giới rất được các nhà văn hiện đại ưa thích bởi nó có thể tạo ra những chiều sâu khôn cùng của việc khám phá và thể hiện "con người bên trong con người"

Nếu như sự di chuyển điểm nhìn là một đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại, thì ở

tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đặc trưng này còn có một đặc tính khá nổi bật,

đó là xu hướng trao điểm nhìn trần thuật cho các nhân vật dị biệt Đó có thể là nhân vật

Trang 27

Trong 5 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương mà chúng tôi chọn khảo sát

thì Trí nhớ suy tàn là cuốn có hơi hướng dòng ý thức rõ nhất Một cô gái rất bình

thường nhưng lại không bình thường bởi cô không sống với thực tại mà luôn sống trong một chuỗi ý nghĩ ngôn ngang nào Tuấn, nào Vũ, nào cây ôi trước nhà, nào những mê cung của đường phố Hà Nội Chắp nối những mảnh vụn trong dòng suy cảm của cô gái, người đọc cảm nhận được một cuộc sống vô hướng, không điểm tựa của nhân vật, bởi vì có một điểm tựa duy nhất là quá khứ thì trí nhớ về nó cũng đã suy tàn Bao bọc lấy cô gái là sự nhạt nhẽo, chán nản, ngột ngạt nhưng ngay cả các trạng thái đó cũng không nắm bắt được một cách rõ ràng

Ở Người i vắng, điểm nhìn được phân tán về mọi phía, mọi góc độ Vai trò của người kế chuyện phần lớn được trao cho các nhân vật và chúng tự nói lên tiếng nói của

mình Tiếng nói đó có khi được thốt lên từ các sự vật Dòng sông, cây chuối, cây

nhãn tự kế chuyện mình : "Trong không khí nồng nông gây gây của bệnh viện này, ta đã ra đời" (lời cây chuối, trang 193), "7ø vươn qua lớp lá mục chồng chéo hàng vạn đời” (lời dòng sông, trang 48), “Mình là một cái chân được người ta vẽ ra nhưng bị bỏ quên” (lời cái chân trong bức vẽ, trang 260), “Em là một bụi Cậm cam, hãy giúp em” (lời của bụi cậm cam, trang 160), "Người ta don Tuyết mắt tích, mình biết Tuyết trôi di" (Lời của một tử thi trên chiếc băng ca của bệnh viện, trang 132) Các "nhân vật" này có vai trò của ngôi thứ nhất, với các đại từ nhân xưng /ø, mình, em Sự luân chuyển điểm nhìn ở đây góp phần làm nên tính đa âm, đa giọng cho tác phẩm, mặt

khác cũng khiến cho người đọc khó theo dõi nếu như không đọc liền mạch, không tư

duy trong khi đọc

Trang 28

[216; 104] Còn đây là mong ước: "Hiên đừng bỏ đi Trăng đen, trăng đen không thấy

đến” Hay những nhu cầu nhục dục: "Đập, Hiền cứ nát ra, vỡ ra, kêu rên khoái trá ( ) Hiền có bả vai tròn Tròn sáng quắc" [216; 51] Và hơn hết là khao khát được hủy diệt, tàn sát đến tận cùng : “Đập, đập, đập, đập "/ "Đá sống lại này, đá này, đá sống lại này,

đá này" [216; 53] Nhat nhanh va chắp nối những mẫu vụn của cảm xúc Ấy, ta thấy được những ẩn ức sâu xa trong con người Tính Như vậy, dòng ý thức như những dòng cháy lang thang bất định trở thành một phương tiện vừa để phá vỡ tính liên tục của mạch truyện (tức là phá vỡ kết cấu truyền thống), vừa là một trong những cách hợp lí hóa cái ảo Với dòng ý thức của những nhân vật dị biệt, khả năng đó càng được nhân

lên gấp bội vì có thể chấp nhận cả những cái nhìn kì dị, phi lí nhất và cho ta những khám phá bắt ngờ về thế giới

2.1.3 Kết cấu lắp ghép - trò chơi ru-bích

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chúng ta được tham gia vào trò chơi day tinh tri tuệ Sức hấp dẫn lớn nhất của những tiểu thuyết này nằm ở kết cấu trần

thuật, đó là một kết cấu lắp ghép (mowage) mang hơi hướng hậu hiện đại với những

mảng hiện thực như những khối vuông được lắp ghép theo kiểu trò chơi ru - bích, một kết cấu đồng hiện

2.1.3.1 Lắp ghép các thể loại : kịch, thơ, truyện, huyền thoại vào tiểu thuyết để tạo nên một cầu trúc phức hợp

Một trong những yếu tố khiến cho bản thân thẻ loại tiểu thuyết luôn vận động là vì "tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ

thuật cúa các loại văn học khác" [2; 394] Trong "Lí luận và thi pháp tiểu thuyết”, M Bakhtin đã nhận ra: “»ó (tức tiểu thuyết) lấn ái thể loại này, thu hút thể loại kia vào

Trang 29

dụng một cách triệt để, góp phần tạo nên một gương mặt khác với tiểu thuyết truyền

thống

"Anh là con mắt buôn

Bên bờ sông mở sương hoang vắng Đêm nay ai bước vào trăng ”

(Người đi vắng)

Trí nhớ suy tàn cũng là một cuốn tiểu thuyết đậm tính thơ bởi đó là chuỗi kí ức

đã bị màn đêm bao phủ nên nó đậm chất mơ hồ, mờ ảo; bởi những mối liên tưởng vừa gần gũi, vừa nhảy cóc từ vấn đề này sang vấn đề khác, do một trí nhớ mông lung xướng lên và Nguyễn Bình Phương chỉ là người ghi lại Thogr kì thúy dung chứa trong

nó những đặc điểm của kịch và thơ Tính kịch thể hiện trước hết ở việc tác giả đành

han mot chuong dé giới thiệu các nhân vật Bên cạnh đó, đối thoại nhiều đoạn giống

như kịch khi phi tang hết mọi hình thức kể trong đó tác giả bỏ hết giải thích, bỏ mọi

liên lạc giữa những diễn biến xảy ra Thơ còn hiện diện ở lối viết văn theo cấu trúc thơ,

mỗi câu là một thực thể độc lập không nhất thiết phải liên lạc với nhau : “Hiền cầm rau

vừng tung cho lợn Lợn cười thành trăng Lạnh lắm, mẹ ạ Công công cũng sắp hết

rồi "[216; 27] Những câu văn ấy đều có khả năng tạo sinh một hình ảnh, một bối cảnh

độc lập, cho nên khi lắp ghép một cách vô trật tự những câu Ấy với nhau, tác giả đã tạo ra một lối nói mơ của người điên, trong đó có sự hòa hợp sâu sắc giữa mơ và tỉnh, giữa

sự thực trần trụi đã bị xóa nhòa nhưng vẫn trỗi dậy thành một thực thể hỗn loạn trầm

uất trong mơ

Những lời câm của Tính cũng giống như một bài thơ văn xuôi; đặc biệt, trong phần phụ lục của tác phẩm cũng có chứa một bài thơ của mụ điên : "Chạm vào cỏ trang/ Minh se sé hién vé/ Trang mach rang có con chỉm nâu trong bồng hoa nâu/ Khuya nào cũng mái mê hót/ Hót vào giác mơ của trăng" [216; 158] Bài thơ ấy thê hiện niềm khao khát hạnh phúc nhưng lại không bao giờ chiến thắng được nỗi sợ hãi của mụ điên

Trang 30

song song trong tiéu thuyét tao thanh phan truyén nam gitra phan Tiểu sử và Phụ chú, trong phần P#„ chứ lại được lồng truyện ngắn Và cỏ của nhà văn Phùng - một sự tiếp nối đầy thú vị : "thoạt kì - thủy — và cỏ" Đây chính là kết cấu truyện lồng truyện

Sự liên phối các khả năng biểu hiện nghệ thuật của các thẻ loại khác vào tiểu

thuyết ở Người đi vắng và Những đứa trẻ chết gia cua Nguyễn Bình Phương lại được triển khai theo hướng khác, đó là sự kết hợp: thơ — huyền thoại — các truyện nhỏ vào tiểu thuyết

Người đi vắng, có vẻ như mạch truyện bị xé vụn thành những mảnh rời rạc, nhưng xâu chuỗi các mảnh đó lại, ta vẫn nhận ra hai mạch chính: Chuyện gia đình Thắng — Hoan: buéi gid me Thang 6 qué > Hoan bi tai nạn — bàn bạc việc xây nhà ở

quê Thắng — Hoàn nằm viện —› chuyện xây nhà, những quan hệ phức tạp ở cơ quan

Thắng và đoàn văn cơng của Hồn —› ở quê xây nhà bị động mạch, Sơn chết —› Thắng ngoại tình với Thư —› Cuộc trôi về tiền kiếp cua Hoan

Chuyện khởi nghĩa của Đội Cấn: bàn bạc kế hoạch — đêm dây binh —> ngày tự do thứ nhất —> ngày tự do thứ hai —> ngày tự do thứ ba —› ngày tự do thứ tư —› ngày cuối cùng

Sự lồng ghép hai mạch truyện, một thuộc về quá khứ, một của hiện tại như trên khiến cho tính liên tục của sự kiện bị phá vỡ đồng thời là cơ sở để nhà văn đưa huyền thoại vào tác phẩm Bên cạnh đó là những đoạn thơ xuất hiện ngẫu hứng một cách chủ ý và người đọc cảm nhận ở cuốn tiểu thuyết một âm hưởng man mác, một thế giới mong manh huyền bí nhưng ngọt ngào quyền rũ:

"Gió mang đến đôi cánh mỏng như lời Hoa thủy tiên những bàn tay trắng Những tiếng chuông mở cửa vào im lặng

Anh là con mắt buôn mệt mỏi của trời xanh " [215; 40]

Ngồi là sự kết hợp giữa thơ — kịch — huyền thoại Cấu trúc thơ được biểu hiện bằng bốn bài thơ rất độc đáo xuất hiện ở cuối các phần 1, 28, 32, 42 Bốn bài thơ này khác với những bài thơ có trong tiểu thuyết khác, bởi chúng có một hình thức rất lạ: khi

là sự kéo dài, tách từng chữ trong một từ (bài I, 4), khi lại tạo ra khoảng cách giữa các

Trang 31

các chữ về liền nhau tạo độ kết dính (bài 3) Xu hướng xé lẻ, chia cắt một câu thơ thành

nhiều đòng không tuân theo quy tắc ngữ pháp thông thường đã khiến mỗi từ tồn tại như một điểm nhấn, tạo cho bài thơ tính tạo hình đầy ấn tượng

Khi bàn về sự thu hút các thể loại khác trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, PGS TS Nguyễn Thị Bình kết luận: “Dân trọng tâm chú ÿ vào bút pháp, vào việc tạo lập văn bản — theo nghĩa khái quát nhất chính là đặc tính của tư duy thơ Khai thác đặc tính này, tiểu thuyết Việt Nam đương đại một mặt chứng tỏ khát vọng không ngừng khám phá những tiềm năng thể loại, mặt khác nó đánh dấu một sự chuyển đổi quan trong trong ý niệm về văn chương" [32; 48]

Kết cấu của Những đứa trẻ chết già được bỗ đôi, gồm những chương và Vô thanh xen kẽ nhau, trong đó, Jô £hanh là phần câu chuyện của âm giới, còn các chơng là câu chuyện của người trần Kết cấu truyện lồng truyện cũng được sử dụng với những câu chuyện được xâu chuỗi bởi dòng ý thức của nhân vật Ông, và phiêu diêu trong dòng hồi tưởng của nhân vật này, người đọc được chứng kiến rất nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau, có thể về Ông, cũng có thể về những người đã sống và chết ở ngôi làng kì quái mà Ông từng sống Giống như Người di vắng, tác phẩm này cũng dung chứa

trong nó những yếu tố huyền thoại nhưng không có màu sắc lịch sử như ở Người đi

vắng mà chủ yêu là những huyền thoại mang hơi hướng truyền kỳ

Bên cạnh cấu trúc thơ, Wgổi còn dung chứa trong nó những đặc điểm của kịch

“Mở màn và khép màn chỉ có một nhân vật chính, cô đơn, u mê, xuất hiện và biến mắt Còn ở giữa kịch thì lại đông đúc, bát nháo Đầu và kết thúc thì mờ mờ ảo ảo, hư hư thực thực nhưng ở phần giữa thì mọi thứ lại thực đến nghẹt thở" [219; 74] Với cấu trúc kịch, người đọc như bị tung vào một cuộc sống bam dập, thác loạn, cuộn xiết Tính chất huyền thoại của tác phẩm được đặt vào trong những câu chuyện giống như vô số mảnh truyền thuyết lưu truyền trong dân gian — một huyệt đất chứa tỉnh rồng, giấc mơ

về Kim

Trang 32

muốn thể hiện ý tưởng về một hiện thực phân mảnh, đa chiều luôn biến chuyển, một hiện thực mà các đối cực luôn tổn tại cạnh nhau

2.1.3.2 Lắp ghép các ẩn dụ và biểu tượng

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương còn được đan dệt bởi một hệ thống các ẩn dụ và biểu tượng có sức khái quát lớn, có tính đa nghĩa và là một phương thức tư duy nghệ thuật đặc trưng của nhà văn Khi tham gia vào cấu trúc văn bản, biểu tượng mang tính siêu thực đã trở thành một dạng mã hóa tư tưởng chủ đề tác phẩm, mã hóa những suy tưởng mang tính chủ quan của nhà văn về đời sống, tạo nên một cấp độ hiện thực mới: hiện thực siêu thực

Hệ thống biểu tượng được sử dụng lặp đi lặp lại ám ảnh trong 7hogr kì thúy gồm: Trăng - Cú — Chó - Đêm Mỗi biểu tượng vừa mang một ý nghĩa khái quát riêng, vừa liên đới ý nghĩa với nhau

Trăng trong Thoạ kì thúy đầy những ám ảnh ma quái, gắn chặt với cuộc đời Tính Tính là đứa trẻ bị tổn thương từ trong bụng mẹ, lớn lên trong tiếng găm chén lách cách đầy thèm thuồng của người bố nát rượu, trong một môi trường đầy bạo lực và một

cuộc sống luôn bị đe dọa Phải chăng, tất cả cái hiện thực ngột ngạt ấy đã hóa thân vào

trăng, dồn đuôi, bao bọc xung quanh Tính, khiến Tính không thoát ra được Và trong sự giành giật giữa ý thức và bản năng u tối, có lúc bản năng đã thắng Nó được biến đổi thành một biểu tượng khác: trăng đen Trăng đen di liền với dục vọng hủy diệt của Tinh: “Trang den, trang den khéng thay đến Cũng chẳng rõ nữa Bao nhiêu là yết hấu ” [216; 89] Nó thúc day Tinh giét kién, giét cong céng, giét lon, giét ong Dién,

ông Khoa và cuối cùng là hiếu sát tự hủy diệt mình trước Hiền, trước cái đẹp của cuộc sống, biểu tượng của sự sống; cái vô thức thất bại Nguyễn Chí Hoan cho rằng, ở đây,

“nó tìm được lối thoát trong một sự thăng hoa kép rất mơ hồ: hàng phục (bằng cách tự sát) trước một biểu tượng về cái đẹp và đồng thời chuyển hóa thành cái cao cả” [§]]

Song hành với biểu tượng trăng, các biểu tượng Cú, Chó, Đêm trong Thøg¿ kì

Trang 33

lại có mối liên hệ ngầm như một điềm báo Từ điển biễu tượng văn hóa thế giới cho

biết: “Cú là sứ giá của ban đêm và có liên đới với mặt trăng Thần thoại Hy Lạp biến

nó thành kẻ cắt đứt sợi dây số mệnh” Nó biểu thị “sự lạnh giá, đêm tối và chết chóc ,

là kẻ canh giữ các nghĩa địa” [§; 220] Như vậy, Cú có mối liên quan mật thiết đến các

yếu tố thuộc về vô thức, bản năng Cùng thời điểm Tính chết, linh hồn con cú bay lên Cái vô thức thất bại nhưng không biến mat mà như đang lẫn khuất đâu đây chờ cơ hội

tái sinh

Cùng với Cú, Chó cũng là biểu tượng gắn liền với cái vô thức “Các thần thoại

trên thế giới đều liên kết chó với thần Chết, với âm phủ , với những vương quốc do

các thần âm ti hay thái âm điều khiển Chó có chức năng dẫn hồn” [8; 181] dẫn dắt con

người trong cõi vô thức Trong Thogt kì thúy, điệp khúc “Mắt chó vàng như trăng” được thoát ra từ miệng nhân vật tưởng như vô nghĩa nhưng không hẳn thế Tính nhặt đá ném trăng nhưng khi gặp ánh mắt lạnh lẽo của con vật dẫn hồn, Tính đờ người tê liệt và mắt khá năng kháng cự Cái vô thức đã chiến thắng

Trăng, cú, chó và cái vô thức - tất cả đều được diễn ra trong đêm Đêm cũng là hình ánh của cái vô thức, là thời điểm của những giác mộng mà ở đó, mọi chỗ đựa tâm lí mất đi, cái vô thức được giải phóng với những xung năng mạnh mẽ nhất Những ý

nghĩ man dại hay những hành động kì quái nhất của Tính hầu như đều diễn ra trong

đêm Trăng, Cú, Chó, Đêm bên cạnh Lửa là biểu tượng của sự hủy diệt — sự trùng điệp của các hình ánh biểu trưng mà Nguyễn Bình Phương tạo ra trong Thoat kì thúy với ý nghĩa liên đới nhau, như những vệ tính châu tuần cái hạt nhân vô thức, đã tạo nên trong người đọc về bầu khí quyên ngột ngạt, ma quái trong tác phẩm; nó kéo căng các sự kiện, tạo độ nén cho tác phẩm

Trong Những đứa trẻ chết già, có một biêu tượng đầy ám ảnh, đó là chiếc xe trâu

đi trong hoàng hôn rễ rà mệt mỏi của vùng trung du, bỏ lại phía sau “những quả đồi

chằm chậm lùi lại”, khiến ta liên tưởng đến một cỗ xe đi vào hư vô Phái chăng, chết không phải là kết thúc mà là tiếp tục một cuộc du trình bất tận vào cõi linh thiêng

“đòng Linh Nham cũng như chiếc xe trâu, tải vận các cuộc đi vào vĩnh cửu” [100]

Tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn cũng được lắp ghép bởi những hình ảnh biểu tượng

Trang 34

Đây là hai nhân vật mang tính biểu tượng cho sự hiện diện của tiềm thức, của trí nhớ nhưng là trí nhớ đang suy tàn, chập chờn hư ảo Trong tiểu thuyết còn có một biểu tượng đáng chú ý khác, đó là ba vạch lượn song song, xuất hiện ba lần đều vào thời điểm “nhạy cảm” Lần thứ nhất nó xuất hiện trong mơ: “Ở một bức tường không phải xây bằng gach ai đã vạch ba đường lượn song song gợi đến sông, gợi đến ký hiệu của

một kẻ thần kinh hỗn loạn và trôi đi và biến mất các hình ảnh” [217; 13] Lần thứ hai,

“vừa ăn vừa nhìn ra ngồi trơng xe, lại vừa để ý tìm ai đó Một bức tường tróc lở có vẽ ba sọc ngoằn ngoèo như kí hiệu về sông dẫn tới một chiếc cổng cũ và chiếc cổng dẫn vào ngôi nhà cấp bốn mái ngói rêu đen Trong nhà có một người đàn ông trạc bốn tư

bốn nhăm sống độc thân Đó là em trai người đàn ông điên phó Bà Triệu” [217; 82]

Và lần thứ ba trên chiếc tàu rời khỏi Hà thành: “Ngá người ra sau, đầu vô tình tựa lên ba đường lượn song song do hành khách nghịch ngợm nào đỏ vạch thẳng vào lưng ghế” [217; 133] Ba vạch lượn song song — dòng sông - kẻ bị thần kinh nhiễu loạn, chính Nguyễn Bình Phương đã có lần giải thích về biểu tượng này: “cháy đi vì người đang tù đọng, dừng lại vì người đang trôi đi, tỉnh táo lại vì người đang nhiễu loạn, u mê? — Nó là tất cả những điều đó Tôi nghĩ thời đại căng thăng này ai cũng có ba cái

vạch lượn song song ấy đeo ở bên mình” [142]

Trong tiêu thuyết Những đứa tré chết già, Nguyễn Bình Phương đã sáng tạo ra hình ảnh núi mang dáng hình con Nghê Nghê vốn là biểu tượng của tài lộc, hơn nữa,

mỗi khi nó xuất hiện thường gắn với một hiện tượng bắt thường Con Nghê hiện hình

trong cuộc sống thực nơi một làng Phan xa xôi nào đó và trong niềm mong chờ của cả hai dòng họ, trở thành con vật thiêng Hai dòng họ tranh giành nhau kịch liệt để khao khát được chiếm lĩnh chiếc đầu của con vật thiêng Con Nghê chính là biểu tượng cho lòng tham vô đáy và niềm tin mê muội của con người

Trong tiểu thuyết Người đi vắng, rồng hiện lên bốn lần với bốn điểm nhìn của các đối tượng khác nhau, trở thành biểu tượng đa nghĩa Ông Khánh hân hoan trong niềm

giao cảm, bà Khánh sợ hãi, Thắng ngạc nhiên rồi trở về tâm thế bình thường, lão Bính vừa sợ lại vừa khao khát Tác giả muốn hướng đến cái gì đó lớn lao, cao cả, đối lập với

Trang 35

Ở tiểu thuyết Ngài, Rồng cũng được nhắc đến, gợi ra trong khung cảnh Khẩn,

Ngọc, Trương đi chơi phủ Tây Hồ Khẩn đột nhiên lặng đi: "ở bờ nước sát với mép

vườn nhà Trương có một vùng sáng lạ kì, nó long lạnh, rồn rộn như có tắm Sương hắt từ dưới đáy hỗ lên Khẩn hỏi, cái gì sáng thế? Trương chằm chậm đứng dậy, tính rỗng đấy" [219; 44] Một hiện tượng thiên nhiên, trong một cái nhìn tháng thốt và đôi câu đối thoại hờ hững gợi lên một điều gì thần bí làm hoang mang con người Hình ảnh con rồng bay lượn trên không trung hay bóng dáng tượng hình của nó thể hiện khát vọng và sức mạnh của tự do thần thánh Xuất hiện trong Ngôi còn là hình ảnh lặp đi lặp lại của

con bướm Người thường xuyên nhất nhìn thấy sự hiện diện của nó là nhân vật Khẩn

Lần thứ nhất nó gây ra cảm giác hoảng loạn, lần thứ hai là sự thương xót ở nhân vật “nghe nói bướm là hỗn người" và Khẩn "cúi nhặt con bướm đặt nó lên chiếc lá của cây hỗng xiém" [219; 41] Con bướm đã "trở thành", "sắm vai" một nhân vật trong mối tương quan thầm lặng với nội tâm nhân vật Khẩn Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì Nhật Bản quan niệm bướm là những vong linh phiêu lãng, tượng trưng cho sự hồi sinh Nếu quan sát kĩ những lần xuất hiện của bướm, ta thấy ẩn nấp đâu đó bóng dáng, khuôn mặt, cử chỉ, âm thanh của một linh hồn: “Cái thân khía những đường vòng màu vàng nhạt của con bướm run lên thế mà không hệ có ý định quấy đảo, cất cánh" [219; 177] Hồn ma của Quân đã hiện về giữa cõi trần nhưng sau đó tủi cực nhận ra sự có mặt của mình trên cõi đời này là vô nghĩa, con bướm chấp nhận tìm về cõi hư vô Con bướm hay linh hồn người đã khuất trở về, tuy mong manh nhưng cũng đủ gợi bao điều đáng suy nghĩ về cách ứng xử, quên và nhớ trên cõi nhân sinh này

Trang 36

Bình Phương đã tạo ra được trong tác phẩm của mình một bầu không khí tiểu thuyết với “chiều sâu của những tư tưởng triết học và độ vang mở sâu xa trong tinh than người đọc ” [6T]

2.1.4 Kết cấu đồng hiện

Nguyễn Bình Phương viết tiéu thuyết với một mê đồ trận của cấu trúc đồng hiện,

nó giúp cho người đọc sống nhiều lần với thế giới sự kiện của tác phẩm Đồng hiện,

trong tiêu thuyết của nhà văn này, không dừng lại ở hướng đi truyền thống là sự phá vỡ thời gian hiện thực, sự cùng chung sống của quá khứ, hiện tại và tương lai trong tâm tưởng nhân vật Từ cảm quan hậu hiện đại, vận dụng những thủ pháp biểu hiện nghệ thuật, Nguyễn Bình Phương đã tạo ra các dạng thức đồng hiện phong phú:

2.1.4.1 Đồng hiện của thời gian tuyến tỉnh và phi tuyến tính

Đồng hiện thời gian tuyến tính và phi tuyến tính (dưới các dạng thức: fhởi gian tâm tưởng, thời gian hồi cố, thời gian ảo giác ) là đặc điểm xuyên suốt các tiêu thuyết của Nguyễn Binh Phương Thoat ki thiiy là sự đồng hiện của hai cuộc đời: cuộc đời thằng Tính và con cú Cuộc đời con cú kéo dài trong 45 phút là thời gian tuyến tính,

diễn ra từ khi nó bị ném đá đến lúc nó bay lên: “mười một giờ mười lăm con cú giật

minh rơi từ vòm lá sung xuống” — “mười hai giờ con cú bay, chẳng cân biết tới phương nào ” [216; ?] Quãng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời con cú được lồng ghép vào một số thời điểm trong cuộc đời Tính, tương ứng với cá lịch sử sinh thành và hủy

diệt của ngôi làng 45 phút chồng lên 20 năm, 20 năm lại dồn nén trong 45 phút Đồng

hiện hai tuyến thời gian chẳng có quan hệ gì với nhau trong Thogr kì thúy còn tạo ra tính phi trật tự: vừa dồn nén, vừa kéo căng, cuộc sống của con người bị đấy lùi ra xa, được đặt tương ứng với khoảnh khắc đề thấy cái hữu hạn của cuộc đời, gây cảm giác xa lạ về thế giới Đó là một dấu hiệu của cảm quan hậu hiện đại trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương

Kết cấu tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn dựa trên độc thoại nội tâm của nhân vật Cái

Trang 37

Ở Người đi vắng, tồn tại cùng một lúc là cảnh công chúa Diên Bình đời Lý, nghe

lời phụ hoàng lấy thủ lĩnh của khởi nghĩa Phú Lương thế ki XII; là cảnh Lê Sát chém Lê Nhân Chu thé ki XV; là cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn và Lập Nham đầu thế ki XX;

và cuộc sống hiện tại của gia đình cụ Điển, ơng Khánh, một đồn văn công Những sự kiện của huyền thoại cổ xưa đươc đặt bên cạnh các sự kiện đang diễn ra trong thực tại , tác động vào những diễn biến của thực tại khiến cho thời gian tuyến tính bị phá hủy Nếu coi Wgười đi vắng là sự lồng ghép của hai cốt truyện chủ yếu: truyện về một

gia đình ở thời hiện tại (gia đình Thắng) và truyện về một vùng đất (chủ yếu là truyện

về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn) thì ta thấy mạch truyện thứ nhất diễn ra trong khoảng hơn một tháng, từ khi Thắng về quê đến cái chết và cuộc trôi đạt về quá khứ của Hoàn; mạch truyện thứ hai chỉ diễn ra trong năm ngày: từ đêm khởi sự đến sau ngày tự do thứ tư thì Đội Cần tự tử Ở mạch truyện thứ nhất, thời gian trôi chảy ào ạt, các mốc thời gian cụ thể bị xóa đi trong khi ở mạch truyện thứ hai thời gian lại hiện lên với từng

mốc cụ thể, chinh xac: “thang mudi năm 1917”, “đó là ngày 11/1/1918”, “10 giờ 17

phút khởi sự ", “ba giờ chiều sở giám binh” tạo cho người đọc cảm giác lịch sử đang hiện diện trước mất, thời gian lịch sử như ngưng đọng Thời gian thực tại chảy trôi ào ạt, đây các sự kiện trở thành quá khứ, trong cái mênh mông của thời gian, con người chỉ như một chấm nhỏ

Những đứa tré chết già tái hiện cùng lúc hai lớp thời gian: cuộc đời hữu hạn và thế giới bên kia là vô cùng, hai lớp thời gian này đi ngược chiều nhau Thời gian thực

được tính bằng cuộc đời nhân vật Trường (chảy trôi theo chiều tuyến tính) Ngược lại,

ở cõi âm, dòng kí ức của nhân vật Ông lại ngược dòng, trở về những câu chuyện của quá khứ, đó là quá khứ của quá khứ, bởi người chết vốn là kí ức của hiện tại, thì kí ức của người chết sẽ là kí ức của kí ức

2.1.4.2 Sự đồng hiện của không gian thực và không gian siêu thực

Trí nhớ suy tàn gây cảm giác về một không gian tù đọng, ngột ngạt, nơi giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, nơi “những dòng người xa lạ mỏi một, những ngọn

đèn đường sáng lẻ tẻ, nhẫn nại ” [217; 14] Ấn tượng về sự tù đọng rõ nhất ở căn nhà của bà già độc thân, với thế giới đồ vật như lấn át con người: “Dưới ánh điện nêông

Trang 38

tắt, bộ bàn ghế giả cổ bóng lộn, chiếc mũ thủy thủ gắn sau ghế, bằng khen, con sóc

nhdi bông cùng chìm sâu vào bóng tối” [217; 21] Đó là một thứ không gian giam hãm,

đóng khung con người, làm nền cho những suy cảm lộn xộn, đứt nối của nhân vật Nhưng Trí nhớ suy tàn còn có một không gian khác, gây ảo giác về một ma trận, một mê cung với nhiều ngả rẽ Đó là một không gian siêu thực, được cảm nhận qua tâm tưởng và qua những trải nghiệm cá nhân của nhân vật, một mê cung tâm lý - “Ngày bé đã từng lạc ở khu phố cổ ( ) loanh quanh hàng tiếng đồng hỗ trong Hàng

Mã, Ngõ Gạch, Hàng Đông” [217; 9]

Sự tái hiện đồng thời hai dạng không gian trên trong tác phẩm tạo sự cộng hưởng cảm giác về một cuộc sống ngột ngạt, vô hướng của con người thời hiện đại, cảm giác về “sự trôi dạt của một cá nhân bé nhỏ trong xã hội” [141; 13]

Trong Những đứa trẻ chết già không gian chia thành hai tuyến rất rõ nét đó là cõi

âm và cõi dương Không gian ấy có vai trò là điềm báo cho mỗi biến có trong cuộc đời

các nhân vật Gắn với việc vợ Trường hấp ốm, nằm liệt giường: “Ngày mùng 7 tháng 6 giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên một cột khí hình con

rắn ” [218; 11] Gắn với sự kiện thằng Liêm đi học: “Mùa thu, dip nó (Liêm) ẩi học

vỡ lòng, tự nhiên sét đánh cháy một nứa chân cầu Linh Nham” [218; 13] Nó góp phần tạo nên một hiện thực đầy bí ẩn bao trùm lên cuộc sống con người, bí an từ lời

nguyễn về con Nghê đến cội rễ gia đình, dòng họ

Không gian Linh Sơn trong Thoạể kì tháy lại mang dáng dấp một xóm nhỏ bị cuộc sống văn minh con người lãng quên Không gian tương thích với cuộc sống bạo lực và hủy diệt của câu chuyện, nó không dừng lại ở cấp độ hiện thực nữa mà là không gian tâm tưởng, là những vùng tối mênh mông trong cõi vô thức của con người

Người đi vắng — không gian bị cắt vụn và sự đồng hiện các loại không gian ở đây tương ứng với sự đồng hiện của các lớp thời gian Không gian hiện tại có: không gian công sở (cơ quan Thắng và đoàn văn công), không gian bệnh viện, không gian gia đình (gia đình cụ Điển và gia đình ông bà Khánh) Không gian quá khứ gồm: không gian của cuộc khởi nghĩa của Đội Cắn, không gian đề lao Thái Nguyên Nhưng nét đáng

chú ý ở đây là chúng không lần lượt xuất hiện theo trình tự diễn tiến của thời gian mà

Trang 39

Bên cạnh đó, mỗi nhân vật của Người đi vắng lại đuổi theo một thứ không gian trong tâm tưởng - thứ không gian được khúc xạ qua hồi ức nhân vật nên mang màu sắc siêu thực Không gian của Người đi vắng còn là thứ không gian mang tính huyền của những nghĩa địa, những bãi tha ma, với cuộc sống của một thế giới khác đang thì thầm

dưới lòng đất Rồi có cả những mảng không gian hiện lên như những bức tranh siêu thực, hoành tráng và nên thơ, chăng hạn: "Cjiểu không đi về chân trời như người ta

van tuong, chiễu lặn vào Cậm Cam Lũ trẻ trâu biết được bí mật đó, với sự tỉnh quải,

chúng xơi tất cả các buổi chiễu ” [215; 173]

2.1.4.3 Đồng hiện cúa vô thức và ý thức

Thuyết Phân tâm học của S Frued khiến người ta đã kinh ngạc chăng khác nào tìm ra một lục địa mới trong lịch sử vì nhận ra rằng ngoài ý thức ra, trong tâm lí con người còn có vương quốc của tiềm thức và vô thức nữa

Trong văn học Việt Nam, yếu tố vô thức thường xuất hiện rải rác ở một số tác

phẩm (Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo

Ninh ) nhưng chưa bao giờ được quan tâm như một chủ đề chính, hay một yếu tố song hành với ý thức Hai, ba chục năm về trước thì thấy vô thức lại càng không có một vị trí đáng kế nào trong văn học, bởi nền văn học sử thi trước 1986 là nơi để ý chí được đề cao hơn đâu hết, nơi mà lí trí con người có thể điều khiển được mọi suy nghĩ, hành động, tình cảm của con người

Trong dòng chảy tiểu thuyết đương đại, Nguyễn Bình Phương được coi là “nhà văn Việt Nam đương đại đã đẩy cuộc thăm dò về vô thức đi xa nhất” [176] Cô gái trong Trí nhớ suy tàn không có một nhân cách rõ nét Ý thức và “không ý thức được” là hai trạng thái luôn thường trực trong cô Tiểu thuyết Người đi vắng đặc biệt quan tâm đến đời sống tâm linh của nhân vật ở góc độ “những ám ảnh” Thắng mang mặc

cảm mình là kẻ giết người - dù là giết kẻ thù trong một cuộc chiến tranh Sự trở đi trở lại của tiéng rao “khan khan ủ ê”: “4¿ £hiến đê .ê ê” khiến độc giả nhận ra mỗi con

người đều mang trong mình một nỗi sợ hãi vô hình về một “khuyết tật” nào đó trên cơ

thể hay trong tỉnh thần — một sự “tự thiến”: “7m thằng bé nhói đau, chân tay bún rủn,

Trang 40

Thoat ki thúy, trở thành “cuộc phiêu lưu trong vô thức” Sự đồng hiện của ý thức và vô thức ở đây như một bức tranh tượng trưng mà tâm điểm lại thuộc về mảng màu tối đậm tương ứng với cõi vô thức mộng mị của con người Nhà văn tập trung

khám phá thế giới người điên, thế giới của những giấc mộng nơi mà vô thức biểu hiện

ở dạng cực điểm của nó Câu nói vô nghĩa: “Mắt chó vàng như trăng” ban đầu được thốt ra từ miệng Tính, rồi truyền sang Hưng, rồi đến ông Phùng Với câu “thần chú” đó, Tính đã quy tụ được bên mình rất nhiều người điên, điều đó chứng tỏ điên là một phần tiềm ẩn trong mỗi con người, đù ít hay nhiều và Tính là nơi mà thứ năng lượng ma quái ấy kết tụ mãnh liệt nhất Thế giới ấy có sự đồng hiện của thực và mơ, điên và

tỉnh, ý thức và vô thức Bản năng xâm hại bộc lộ rõ nhất ở Tính — chiếc nam châm hút

vào trong nó mọi hình ảnh của bạo lực vốn tràn ngập trong cuộc sống xung quanh, kết hợp với một năng khiếu sát sinh vốn tiềm ấn trong Tính không bị kiềm tỏa Ngay đến Hiền - con người được ví như giò phong lan mánh mai, thanh sạch cũng có lúc khơng thốt khỏi sự chiếm hữu của bản năng xâm hại: “Hiên lấy con dao ra nhìn kĩ thấy đầu dao tím bằm Trời đổ mưa, chóp nhoằng lên ( ) Hiền giơ dao, nhằm vào lưng chẳng

định đâm, đúng lúc ấy, chép lại nhoằng lên ( ) Hiền buông dao ” [216; 102] Hành

động giơ dao của Hiển, một mặt, là hành động của ý thức phản kháng, chống lại số phận; mặt khác, còn xuất phát từ những ấn ức, những dồn nén, những nỗi đau trong đời sống riêng tư cùng những ám ảnh chết chóc trong môi trường xung quanh và từ chính chồng mình

Thoạt kì thúy dành một phần không nhỏ để nói về một thứ bản năng thắm sâu

nhưng cũng rất đỗi nhân văn của con người - bản năng tính dục Bản năng này có lúc

được kiểm soát bởi ý thức, bị kìm nén và sự kìm nén quá mức sẽ tạo thành những ấn ức và có lúc bùng lên mạnh mẽ dưới sự điều khiển của vô thức Sự kìm nén của bà Liên

đã không thắng nổi tiếng gọi của bản năng, trở thành hành động buông mình trong giây lát Còn với Hiền, tuyệt vọng hơn, ám ảnh hơn, bản năng có lúc biến thành hành động man dai: “Hién phanh do, cui dp ngudi xudng, cà mạnh ngực vào tảng đá Vú Hiền sây

Ngày đăng: 28/10/2014, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w