1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tương phản trong kịch

60 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 65,2 KB

Cấu trúc

  • A. ĐẶT VẤN ĐỀ (1)
    • I. Lí do chọn đề tài (1)
    • II. Lịch sử vấn đề (2)
    • III. Giới thuyết khái niệm (6)
    • IV. Nhiệm vụ và đóng góp của báo cáo (13)
    • V. Cấu trúc báo cáo (13)
  • B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (14)
  • CHƯƠNG I: TƯƠNG PHẢN QUA CÁC CẶP NHÂN VẬT (15)
    • I. Các nhân vật cặp đôi (16)
      • 1. Cặp nhân vật Hernani - Don Carlos (16)
      • 2. Cặp nhân vật Dona Sol – Don Ruy Gomez (24)
    • II. Các nhân vật cặp ba (29)
      • 1. Cặp ba nhân vật Don Carlos – Hernani – Dona Sol (29)
      • 2. Cặp ba nhân vật Hernani – Don Ruy Gomez – Dona Sol (32)
      • 3. Cặp ba nhân vật Don Carlos – Hernani – Don Ruy Gomez (34)
  • Chơng II: Nghệ thuật tơng phản qua xung đột kịch (38)
    • I. Xung đột tình yêu – quyền lực (39)
    • II. Xung đột bao dung – vị kỉ (42)
  • CHƯƠNG III: Nghệ thuật tơng phản qua không – thời gian kịch thời (47)
    • I. Không – thời gian hạnh phúc – bất hạnh (48)
    • II. Không thời gian: che chở - đối đầu (52)
    • C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ (55)

Nội dung

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Thi pháp là một trong những yếu tố quyết định đến đặc trưng của một nền văn học, một giai đoạn văn học, một trường phái hay một khuynh hướng văn học Văn học thể hiện sự vận động biến đổi qua sự thay thế của các hệ thống thi pháp Với tư cách là một trào lưu lớn của văn học phương tây thế kỉ XIX, Chủ nghĩa lãng mạn cũng có một hệ thống thi pháp đặc thù Nghệ thuật tương phản thuộc hệ thống thi pháp đó Đây là thủ pháp phổ biến cho tất cả các thể loại (thơ, kịch, tiểu thuyết), cho mọi tác giả thuộc trào lưu này. Nhưng ở mỗi thể loại, ở mỗi tác giả và mỗi tác phẩm lại có sự đặc sắc riêng.

Với “Hernani” nghệ thuật tương phản khá đậm nét Nó giống như sợi chỉ đỏ kết cấu nên toàn bộ tác phẩm Bằng nghệ thuật tương phản tác giả tổ chức nên một hệ thống nhân vật hết sức độc đáo: các cặp nhân vật Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả thể hiện kịch tính trên cơ sở những xung đột từ nhiều phía Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả phá vỡ quan niệm tính duy nhất về không gian, thời gian tạo ra mô hình những không – thời gian mới: không – thời gian vận động, biến đổi.

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

TƯƠNG PHẢN QUA CÁC CẶP NHÂN VẬT

Các nhân vật cặp đôi

1 Cặp nhân vật Hernani - Don Carlos

Hernani và Don Carlos là những nhân vật trung tâm của vở kịch. Bằng sợi dây liên kết vô hình – nghệ thuật tương phản, tác giả đã xây dựng nên một hình tương nhân vật độc đáo: cặp đôi nhân vật nhà vua - tướng cướp Cụ thể, nhà văn đã tạo cho hai nhân vật những đặc điểm trái ngược nhau rồi khéo léo đặt cả hai vào cùng một mối quan hệ - tạo ra sự ràng buộc để hai nhân vật mâu thuẫn, đối chọi với nhau Nhờ đó, đặc điểm của mỗi nhân vật được làm sáng rõ, tính cách nhân vật được tô đậm tạo nên độ sắc nét cho hình tượng nhân vật Qua đó, xung đột kịch được bộc lộ thường xuyên và sâu sắc Tư tưởng của tác giả được khẳng định dựa trên sự tranh

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội biện nhưng vẫn có sự nhất quán Đây cũng là cách làm chung của V.Hugo khi xây dựng các cặp nhân vật.

Cũng như phần đa các nhà văn của thế kỉ XIX, Hugo luôn thể hiện tư tưởng chính trị của mình trong các sáng tác Ông từng tuyên bố: “Từ nay trở đi, tôi dự định tiến hành việc sáng tác song song với việc vật lộn về chính trị tất cả khi nào cần thiết”[186; 6] Do vậy những nỗ lực nhằm đạt được “tự do văn học” của ông có liên hệ mật thiết với những nỗ lực nhằm đạt tự do về chính trị đương thời V.Hugo rất quan tâm đến địa vị chính trị của các nhân vật trong sáng tác của mình Nhân vật có thể không có tên đầy đủ, không có lai lịch rõ ràng nhưng nhất thiết phải thuộc một giai cấp xác định Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kết cấu là tạo nên sự tròn đầy cho nhân vật mà còn bộc lộ tư tưởng của nhà văn Trong “Hernani” , sự đối lập về địa vị chính trị của Hernani và Don Carlos là rất sâu sắc Đó là sự đối lập giữa một tên tướng cướng cướp và một ông vua, giữa một tên phiến loạn và bậc chí tôn, một kẻ chỉ có “nghèo khổ”, “bóng đêm”, “những khu rừng” và những “cuộc chạy trốn” với một người “có Caxti, Aragon và Nava, và Muyêc-xi, Leon và mười vương quốc nữa, và các xứ Flamăng và Ấn Độ với bao nhiêu mẻ vàng” (2; II) Ở đây, lần đầu tiên trong kịch trường Pháp xuất hiện một nhân vật trung tâm như Hernani: xuất thân bình dân, thấp hèn đến cái tên cũng không trọn vẹn, có tư tưởng nổi loạn Nó xa lạ và vượt thoát ra khỏi quy phạm, ngay cả sự phóng khoáng của nghệ thuật Baroque Táo bạo hơn, V.Hugo đã đặt “đứa con kì quái” của mình ngang hàng và trong thế đối lập với “đứa con cưng ” của thời đại – một ông vua Sự đối lập về địa vị chính trị của hai nhân vật này được Hugo giới thiệu ngay ở đầu tác phẩm Tự điều này cũng có thể là một tiền giả định đưa đến những ý nghĩa nhất định Nhưng nếu chỉ dừng ở đây thì chưa phải là bút pháp tương phản và sự sáng tạo của tác giả cũng chưa hoàn thành Mà tác giả phải thiết lập mối quan hệ ràng buộc giữa các nhân vật để tạo ra sự cố kết của một cặp nhân vật.

Giữa Hernani và Don Carlos tồn tại một mối thù – một cái lực hút vô hình hút hai nhân vật lại gần nhau Hernani là người luôn nung nấu mối thù đó Với chàng, khi chỉ cần nghe đến tiếng “vua” là chàng đã giận sôi lên rồi:

“Vua! Vua! Cha tôi bị cha hắn kết tội phải chết trên đài xử chém; câu chuyện cũ ấy xảy ra đã lâu lắm rồi, nhưng đối với vong hồn tên vua đã chết, đối với con nó, đối với người vợ góa của nó, đối với tất cả họ hàng nhà nó, mối hận thù của tôi vẫn còn mới nguyên!” (2; I)

Mối thù ấy càng sôi sục khi chàng biết vua là kẻ ngáng trở tình yêu của mình:

“À! Thế ra chính mi đã muốn cuộc hôn nhân khả ố này! Càng hay.

Ta đương tìm mi, mi lại dẫn xác vào con đường ta đi!” (2; I)

Mối thù của Hernani mang nhiều biểu hiện của kịch cổ điển Nó giống như một bổn phận đã được tiền định trước cho cuộc đời chàng Nó chi phối cuộc sống của chàng: “Có một lúc ta phân vân giữa yêu đương và căm thù! Trái tim ta không đủ rộng cho cả nàng (Dona Sol) và ngươi (Don Carlos), yêu nàng ta lãng quên mối căm thù ngươi đè trĩu trong lòng” (4; I). Điều này dễ khiến bạn đọc liên hệ đến mối thù của Đôn Rô-đri-gơ trong vở bi kịch cổ điển Lơ xít của Corneille Nhưng nếu Corneille đẩy cao xung đột giữa bổn phận bảo vệ danh dự và đam mê tình yêu cá nhân thì Hugo lại không để Hernani đối diện sâu sắc với xung đột đó Ông đã hợp nhất mối thù của gia đình với mối thù riêng: Với Hernani, Don Carlos vừa là con của kẻ thù giết cha vừa là kẻ chiếm đoạt tình yêu của chàng Xung đột lúc này xảy ra giữa hai nhân vật Hernani và Don Carlos chứ không phải trong một nhân vật Hernani.

Trên sân khấu, sự đối lập địa vị chính trị được thể hiện trực quan thông qua sự khác nhau về y phục của các nhân vật Một ông vua sẽ vận trên người “một bộ quần áo bằng nhung lụa rất sang trọng, theo kiểu trang phục xứ Caxti năm 1519” (1; I) Còn một tên tướng cướp sẽ vận “bộ quần áo tráng sĩ lục lâm xứ Aragon màu xám, một áo giáp bằng da, một thanh kiếm, mộtLớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội con dao găm và một chiếc tù và thắt lưng” (1; I) Trong diễn biến của vở kịch, sự đối lập tương phản được thể hiện qua việc Hernani là người cầm đầu bọn giặc nổi lên khắp rừng núi Aragon, còn Don Carlos là có nhiệm vụ thanh trừ Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là sự tương phản trong nhân phẩm của hai nhân vật này Ta nhớ lại trước đó, sự thể hiện hình tượng nhân vật bị trị trong văn học luôn bị “trói buộc về mọi mặt bởi những sự ràng buộc của tình trạng lệ thuộc, các dục vọng của họ bị kìm hãm bởi các áp lực tàn nhẫn của tính chất tất yếu ở bên ngoài” (213; 7) V.Hugo đã giải thoát cho họ khỏi những áp chế đó Ông đã xây dưng nhân vật theo sự tư do của nghệ thuật. Theo đó, người đọc cũng được tự do đánh giá về phẩm chất nhân vật mà không bị mặc định về địa vị giai cấp gì cả Một ông vua hoàn toàn có thể mang một nhân phẩm thấp hèn và một tên tướng cướp không có lí do gì không được mang một nhân phẩm cao quý.

Don Carlos xuất hiện trong một hoàn cảnh rất đặc biệt Một ông vua trong đêm tối, chui qua một chiếc cửa nhỏ, lần theo một lối đi tối để vào nhà một tiểu thư Đó là một sự xuất hiện lấm lét của một kẻ có những hành động vụng trộm thiếu minh bạch Người đọc sẽ thấy thắc mắc tại sao một ông vua đầy quyền năng, tôn quý lại không thể xuất hiện đường hoàng tại nhà của một vị đại thần? Phải chăng lúc này, ẩn dưới lớp áo quần đế vương ấy là tâm hồn của một kẻ lưu manh? Thêm vào đó, vị vua ấy còn xuất hiện cùng với sự dối trá, xảo quyệt Để vào được phòng Dona Sol, Don Carlos đã đánh lừa Dona Jodepha Hắn đi vào bằng lối Hernani vẫn đi, gõ cửa như Hernani vẫn gõ, đứng ở chỗ cầu thang Hernani vẫn đứng, khoác áo choàng như Hernani vẫn khoác,…Đêm tối và những mánh khóe đã giúp Don Carlos đột nhập trót lọt Không dừng ở đó, khi bị phát hiện, Don Carlos đã dùng những lời lẽ đe dọa Jodepha:

“Kêu thêm hai tiếng nữa là mụ, mụ sẽ chết đó!” (1; I)

Hay “Này mụ, nói hở ra nửa lời là mụ chết đấy” (1; I)

Sự xuất hiện của Don Carlos thật không khác gì sự xuất hiện của thần chết hay như cách gọi của Jodepha: “một con quỷ” Nó đem đến sự hoảng sợ và reo rắc tai họa cho mọi người.

Tiếp ngay sau là sự xuất hiện của Hernani Chàng cũng đi vào cùng một lối như Don Carlos nhưng lối đi tối tăm ấy đã được soi sáng bởi ánh sáng của tình yêu Chàng bước vào đường hoàng trong sự trông ngóng của mọi người Nếu như vị vua tôn quý Don Carlos đem đến sự hãi hùng và khiếp đảm thì tên tướng cướp Hernani lại mang đến sự che chở và bảo vệ U Jodepha đã thốt lên: “Chàng có thanh gươm sắc, cầu trời tránh cho chúng con khỏi cảnh địa ngục” (1; I) Thật thú vị khi người ta lại đặt niềm tin vào một tên tướng cướp chứ không phải một vị vua Màn xuất hiện đột ngột, bất ngờ và “ấn tượng” của hai nhân vật đủ để người đọc có những suy đoán nhất định về nhân phẩm của hai nhân vật.

Hành động của Don Carlos không xứng đáng với địa vị của một vị vua Ở màn đầu tiên, khi đối diện với Đônha Jodepha, Don Carlos đã “ rút ở thắt lưng ra một con dao găm, một túi tiền và hăm dọa”:

“Thưa bà, bà vui lòng trọn hoặc túi tiền này, hoặc con dao này” (1; I) Một con dao găm với những lời hăm dọa là hành động của một tên cướp Một túi tiền và những lời đe nẹt là hành động của một kẻ cửa quyền ô lại Đối với Dona Sol – người phụ nữ hắn yêu, Don Carlos cũng không từ buông ra những lời nói sỗ sàng và đê tiện:

“Ồ! Nàng còn muốn giọng nói nào dịu dàng hơn nữa? Vẫn là một tình nhân, lại là một tình nhân làm vua!” (2; I) hay nữa: “Gớm cô ả! Ta không còn ngạc nhiên tại sao người ta lại yêu một tên phản loạn!” (2: I) rồi: “Vậy là tôi cũng đem tình yêu hiến dâng cô nương Chúng ta hãy chia nhau Được không? Tôi thấy trong tâm hồn tốt đẹp của cô nương chứa chan bao tình yêu, bao nhân hậu, bao tình cảm âu yếm, chắc chắn có đủ cho hai anh nhân tình” (1: I)

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Cùng với đó là những hành động khiếm nhã và thô bạo: “chạy đến nắm lấy cánh tay nàng giữ lại”, “cố kéo nàng”, “hùng hổ túm lấy nàng”,…

Một vài dẫn chứng trên đã lột tả sự tầm thường trong nhân cách của Don Carlos Đồng thời qua đây ta còn thấy được sự táo bạo và tinh tế trong việc lựa chọn ngôn ngữ của V.Hugo Trong khi những nhà soạn kịch hậu sinh của chủ nghĩa cổ điển đang ra sức mài rũa ngôn ngữ cho thất tròn trịa và thanh nhã thì ông không ngần ngại đưa ra thứ ngôn ngữ thơ đời thường xù xì và gai góc Hơn nữa, chúng lại được đặt trên miệng một ông vua!

Trái lại với Don Carlos, Hernani cư xử hết sức lịch thiệp Chàng luôn dành cho Dona Sol – người yêu của chàng những lời lẽ đầy tôn trọng và yêu thương:

Các nhân vật cặp ba

Victo Hugo đã từng viết: “Trong kịch cổ điển có nguyên tắc “bắt chước tự nhiên” – giống như thật nhưng trên sân khấu chúng ta chỉ nhìn thấy những cái khuỷu tay của hành động kịch, còn bàn tay của hành động kịch thì lại ở đầu kia Chúng ta không có những hồi, những lớp mà chỉ có những bài tường thuật, không có những cảnh mà chỉ có những bài tả cảnh…” [31; 12]. Tức là ông phê phán kịch cổ điển xây dựng nhân vật khiên cưỡng quá, áp đặt quá khiến những hành động của nhân vật mang đậm tính minh hoạ Hugo đã dùng bút pháp tương phản để khắc phục nhược điểm này Nghĩa là ông đặt hành động của nhân vật trong mối tương quan với hành động của nhân vật khác Từ đó chỉ ra tính có lí do, tính phù hợp của hành động với nhân vật đó. Các cặp nhân vật vừa là hình thức vừa là hệ quả của cách làm này.

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu các cặp đôi nhân vật, phần này ta tìm hiểu đến các cặp ba nhân vật để thấy rõ hơn nghệ thuật tương phản của Hugo trong vở kịch.

1 Cặp ba nhân vật Don Carlos – Hernani – Dona Sol

Trong vở kịch này, V.Hugo đã xây dựng nên một tình yêu đẹp giữaHernani và Dona Sol Mối tình này có nét giống với mối tình của Romeo –

3 0 lại lạ so với truyền thống bởi nó là mối tình của “một con đom đóm yêu một vì tinh tú” – một tên tướng cuớp yêu một vị công nương (sau trở thành một motif trong sáng tác của Hugo) Đương nhiên là nó sẽ bị xã hội ngăn cấm.

Và chính Don Carlos là đại diện cho sự ngăn cấm ấy Điều thú vị nằm ở chỗ, bằng việc “hạ bệ” nhà vua “lên ngôi” cho tên tướng cướp, Hugo đã biến một vấn đề nặng nề đó mang hình thức của một trò chơi Một trò chơi cút bắt của tình yêu Don Carlos, Hernani và Dona Sol đều là những người chơi bình đẳng Nhà văn dùng ngòi bút tương phản để thể hiện cách chơi và sự chơi của từng người. Đối với Hernani và Don Carlos, Dona Sol vừa là người cùng chơi vừa là phần thưởng của cuộc chơi Ở hồi I, cả hai người cùng chọn một cách chơi – gặp Dona Sol tại phòng ngủ của nàng: lẻn vào lâu đài Silva khi Don Ruy Gomez đi vắng Hai người cùng đi qua một cánh cửa bí mật, cùng đứng ở chỗ cầu thang bí mật, cùng mặc một tấm áo khoác trùm đầu bí ẩn Sự khác biệt nằm ở chỗ Hernani được chào đón còn Don Carlos thì không Dona Sol đã dành tình cảm của mình cho một trong hai người chơi Đây là điều hoàn toàn có thể chấp nhận trong luật chơi của thần tình ái Và đáng ra trò chơi đã kết thúc, với người thắng cuộc là Hernani Nhưng do hiếu thắng, Don Carlos không chấp nhận:

“Ai cũng đến lượt! Này ông ạ, ta hãy nói thẳng Ông yêu cô nương và đôi mắt huyền của cô nương tối nào cũng đến và soi mắt ông vào đấy, như thế được lắm Tôi cũng yêu cô nương và muốn biết ai là kẻ bao lần tôi thấy trèo qua cửa sổ vào đây khi tôi đứng lại ở ngoài cửa ra vào” (2; I)

Khi một người chơi không chấp nhận kết quả thì cuộc chơi vẫn phải tiếp tục Hernani đuổi theo giết Don Carlos – một cách bảo vệ tình yêu; Don Car Los lùng giết Hernani và tìm bắt Dona Sol – một cách cướp đoạt tình yêu; Dona Sol chống lại Don Carlos và dõi theo Hernani – một cách bảo vệ tình yêu Trong quá trình chơi, tinh thần của các nhân vật được thể hiện rất rõ Hernani ban đầu thể hiện một quyết tâm mãnh liệt: phải giết Don Carlos.Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội Đó là sự cộng hưởng của mối thù cá nhân với mối thù nhà: Don Carlos vừa là kẻ tình địch vừa là kẻ thù giết cha chàng:

“Nghe đây Cha ông đã giết hại cha tôi, tôi căm thù ông Ông đã đoạt tước hiệu và tài sản của tôi, tôi căm thù ông Cả hai chúng ta lại yêu cùng người đàn bà, tôi căm thù ông, đúng, ta căm thù mi đến tận xương tủy!” (2; II)

Nhưng như đã nói, chàng lại nhận thấy sự bất lực của mình và chàng nhụt chí:

“Ôi! Đương ngã xuống vực sâu mà còn bứt lấy bông hoa thì thật là có tội Thôi, anh đã được hưởng hương hoa như thế là đủ rồi! Em hãy nối cuộc đời đã bị anh vò nát với một cuộc đời khác…” (4; II)

Mỗi khi như vậy, chàng lại được tiếp thêm sức lực từ Dona Sol Dona Sol có một tinh thần kiên định từ đầu đến cuối Nàng không đắn đo khi phải chia sẻ với Hernani “quả núi, khu rừng, dòng suối” của chàng, “chiếc bánh lưu đày” của chàng, “chiếc giường cỏ xanh rậm rạp” của chàng, thậm chí

“đài xử chém” của chàng Với nàng, những ý nghĩ trên của Hernani chẳng khác gì một “sự phản bội” Nhờ tinh thần đó mà nàng có đủ sức mạnh để chống lại Don Carlos Cả ba người luôn ở trong thế giằng co quyết liệt Đã có khi Don Carlos đưa ra một đề nghị thương lượng:

“Vậy là tôi cũng đem tình yêu của tôi hiến cô nương Chúng ta hãy chia nhau Được không? Tôi thấy trong tâm hồn tốt đẹp của cô nương chứa chan bao tình yêu, bao nhân hậu, bao tình cảm âu yếm, chắc chắn là có đủ cho hai anh nhân tình” (2; I)

Nhưng bởi đó là những lời bỉ ổi của một kẻ vị kỉ nên nó không được chấp nhận Cuộc chơi chỉ dừng lại khi có một sự giảng hoà xuất phất từ lòng bao dung:

“Don Carlos: (với Hernani)- Đôn Joăng, trái tim khanh xứng đáng với dòng họ cao quý của khanh.

(chỉ Dona Sol)- Nó cũng xứng đáng với nàng Quỳ xuống, quận công!

(Hernani qùy xuống, Don Carlos tháo huân chương Lông cừu vàng của mình quàng lên cổ chàng)” (4; IV)

Cuộc chơi kết thúc trong sự hoà giải Mỗi người đều hỉ hả trong niềm hạnh phúc: Hernani và Dona Sol ngây ngất trong tình yêu trọn vẹn, Don Carlos hả hê trong quyền lực tối thượng.

2 Cặp ba nhân vật Hernani – Don Ruy Gomez – Dona Sol

Như đã phân tích ở trên, nếu Hernani là kẻ nổi loạn chính trị thì Dona Sol là kẻ nổi loạn trong tình yêu Còn Don Ruy Gomez không chỉ là kẻ đại diện cho danh dự dòng họ Silva, cho những quan niệm xã hội bảo thủ mà sự xuất hiện của lão ở cuối tác phẩm cùng với chiếc tù và khiến ta liên tưởng đến biểu tượng của “định mệnh” Theo đó, giữa Hernani, Dona Sol và Don Ruy Gomez tồn tại mối quan hệ giữa những kẻ nổi loạn và “định mệnh”.

Khi nghiên cứu vở kịch này từ trước tới nay, chúng ta đã quá để ý đến hình tượng nhân vật nổi loạn chính trị là Hernani mà chưa chú ý đến hình tượng nhân vật nổi loạn trong tình yêu là Dona Sol Nhưng khi phân tích thái độ của hai nhân vật nầy đối với “định mệnh” mới thấy ở mức độ nào đó, Dona Sol là hình tượng nổi bật hơn.

Nghệ thuật tơng phản qua xung đột kịch

Xung đột tình yêu – quyền lực

Như đã nói, đề tài của vở kịch là câu chuyện tình yêu “rối rắm” của Hernani, Don Carlos, Dona Sol và Don Ruy Gomez Xuất hiện bên cạnh câu chuyện tình yêu này (cụ thể là giữa ba nhân vật Hernani, Don Carlos và Dona Sol) là một mối thù.Thế nhưng xung đột không nảy sinh từ mâu thuẫn tình yêu – thù hận Hugo không có ý định xây dựng một kiểu xung đột tình yêu – thù hận theo truyền thống Ông lại dựa vào mối quan hệ tương phản của các nhân vật để tạo ra xung đột tình yêu – quyền lực.

Tình yêu giữa Hernani và Dona Sol vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa đậm chất lãng mạn thời đại Đó là thứ tình yêu trần tục không phù phiếm, thần thánh, lãng mạn nhưng không thoát tục Sự say mê, nồng nhiệt trong tình yêu được thể hiện trực tiếp qua những lời thoại của các nhân vật. Nhưng đó không phải là những lời nói rất mực hoa mĩ, thanh nhã như kiểu Romeo – Juliet mà rất giản dị và “đời sống”:

“Dona Sol:- Giêxu! Áo khoác của anh ướt sũng! Trời mưa to lắm ư? Hernani:- Tôi không rõ.

Dona Sol:- Chắc anh lạnh lắm?

Hernani:- Có hề gì đâu.

Dona Sol:- Anh cởi áo khoác này ra vậy.

Hernani:- Dona Sol bạn gái của tôi…

Dona Sol:- Ngài đến chậm quá đấy thưa ngài! Nhưng ngài có lạnh

Hernani:- Tôi ấy à! Đứng gần em, người tôi nóng như lửa đốt…” (2; I)

(GS Phùng Văn Tửu sử dụng cặp đại từ “anh, em” với Dona Sol thực sự cũng thể hiện điều này)

Ta nhận thấy tính khẩu ngữ rất đậm nét trong những câu thoại như thế Đặc biệt hơn khi đây lại là những câu thơ.V.Hugo đã ném vào tai những hậu sinh của chủ nghĩa cổ điển – những người luôn ưa chuộng thứ thơ trau chuốt một thứ thơ tự do với những ý thơ cũng hết sức tự do Thêm vào đó là những chỉ dẫn sân khấu hết sức táo bạo Ông để cho nhân vật được hành động hết sức tự nhiên: Dona Sol “chạy lại với chàng ”, “sờ áo của chàng”,

“cởi áo khoác cho chàng”,…; Hernani “ôm ghì lấy nàng”, “ngả đầu vào vai nàng”,… Chính những điều này thôi cũng đủ kích thích sự bùng nổ của kịch truờng bấy giờ Điều chúng tôi muốn nói ở đây là tuy dùng cách thể hiện “tự do” như vậy nhưng Hugo không làm cho tình yêu ấy trở nên suồng sã, xốc nổi mà càng sôi nổi, chân thành.

Mối tình giữa Hernani và Dona Sol còn được tô đậm ở sự trong sáng và cao thượng Dona Sol luôn thể hiện lòng chung thuỷ rất mực với Hernani. Nàng yêu chàng tha thiết và sẵn sàng chia sẻ cuộc sống chạy trốn của chàng hay quyên sinh để giữ tròn trinh tiết với chàng Bởi thế, những lời nói muốn rời bỏ nàng của Hernani mới như là sự phản bội Nhưng với Hernani, đó là lối thoát tốt nhất cho cuộc đời nàng Chàng tâm niệm: “Em đương sống còn anh chết rồi Anh chẳng thấy có lí do gì để em tự chôn mình theo anh dưới mộ” (4; III) Với trái tim đau nhói, chàng thỉnh cầu Dona Sol: “Ôi! Trốn đi! Hãy tránh ra khỏi con đường tai vạ của anh Trời ơi! Anh sẽ làm khổ em ngoài ý muốn của anh mất thôi” (4; III) Thực ra tất cả những lời nói đó cũng chỉ xuất phát từ lòng cao thượng Có thể với ai đó, tình yêu có thể ích kỉ nhưng với Hugo lòng cao thượng mới làm nên tình yêu đích thực: “Cơ sở của tình yêu là lòng khoan dung, là sự tha thứ”

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Hugo đã để cho tình yêu say đắm và cao thượng của Hernani, Dona Sol xung đột gay gắt với quyền lực của Don Carlos Trung tâm của xung đột là sự đối đầu giữa Dona Sol Và Don Carlos Dona Sol là người kiên định nhất trong tình yêu và cũng là người phải đối diện với nhiều sự ngăn trở nhất: quyền lực của nhà vua, áp chế của gia đình và phần nào cả sự mặc cảm của người yêu.Tuy vậy, nàng luôn dũng cảm chống đỡ tất cả Tình yêu của nàng trở thành một đối cực trực tiếp với quyền lực tối thượng của Don Carlos.

Don Carlos là một ông vua luôn luôn đam mê quyền lực:

“Don Ruy Gomez:- Đức vua vốn được chúa phù hộ, lại không bao giờ nghĩ đến ngôi hoàng đế hay sao?

Don Ruy Gomez:- Vậy ngôi hoàng đế sẽ về tay ngài.

Don carlos:- Ta biết thế.” (2; I)

Hắn mù quáng tưởng rằng quyền lực là vạn năng: không chỉ giúp hắn làm bá chủ thiên hạ mà còn giúp hắn chiếm đoạt tình yêu của kẻ khác Hắn đem quyền lực ra đàn áp Hernani, dũ dỗ Dona Sol Nhưng mỗi lời hắn nói ra đều bị Dona Sol đối trả quyết liệt:

“Don Carlos:- Ta sẽ phong nàng làm nữ quận công

Dona Sol:(đẩy y ra)- Thôi đi1 Thật là nhục!

Don Carlos:- Quận chúa nhé?

Dona Sol:- Vua Don Carlos, ngài đi mà ve vãn những đứa con gái không ra gì, nếu ngài dám xử sự bỉ ổi với tôi, tôi sẽ tỏ ra cho ngài thấy thế nào là công nương và thế nào là phụ nữ.

Don Carlos:- Này! Nàng cùng chia sẻ ngai vàng và danh dự của ta. Đi theo ta, nàng sẽ là vương phi, hoàng hậu…

Dona Sol:- Không! Đó là bùa, là bả…” (1; II)

“Bả quyền lực” của Don Carlos đã bị tình yêu và lòng kiên định của

4 2 nhằm chế ngự nàng nhưng nàng đã dùng cái chết để chống lại: “Dona Sol buồn bã và cả quyết bước lại gần cái tráp đựng đồ nữ trang, mở ra lấy con dao găm gài vào trong ngực” (6; IV) Nàng dám dõng dạc tuyên bố với Don Carlos: “Chàng đối với tôi như đế quốc đối với bệ hạ” Vinh dự được trị vì một vương quốc rộng lớn có hơn gì khi có được tình yêu trọn vẹn! Don Carlos có thể có được quyền hành tối thượng! Nhưng Don Carlos không thể nắm giữ được Dona Sol, quyền lực không thể giam cầm được tình yêu!

Qua việc thể hiện xung đột này, V Hugo đã bộc lộ những suy tưởng về đời sống chính trị đương thời ông sống: “Khi có quyền lực, người ta không có tình yêu, và khi có được tình yêu người ta không thể có quyền lực.Phải chăng kinh nghiệm sống của một nhà thơ bắt đầu nổi tiếng và sự chịu đựng những cuộc tranh chấp, đố kị, cùng với khung cảnh xã hội đã khiến cho nhà thơ có một dự cảm cay đắng về cái hố sâu ngăn cách quyền lực - tình yêu!” [480; 4]

Xung đột bao dung – vị kỉ

Victo Hugo là nhà văn có tư tưởng nhân đạo lớn Trong các sáng tác của mình, ông luôn thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối con người Điều đó không chỉ chi phối cách chọn lựa và xây dựng hình tượng nhân vật (ta đã thấy ở phần trên) mà còn chi phối cách ông nêu và giải quyết các vấn đề. Ông thường nêu ra những vấn đề liên quan đến số phận con người và giải quyết chúng trên nền tảng của lòng bao dung Ở “Hernani” cũng vậy Với nghệ thuật tương phản, nhà văn luôn đặt lòng bao dung đối sánh với lòng vị kỉ tạo nên một xung đột cơ bản nữa trong vở kịch: xung đột bao dung – vị kỉ.

Nếu như xung đột tình yêu – quyền lực được biểu hiện chủ yếu trên bình diện mối quan hệ giữa các nhân vật thì khi thể hiện xung đột bao dung – vị kỉ nhà văn chủ yếu khai thác mâu thuẫn bên trong của nhân vật Nhân vật bị giằng co giữa sự vị kỉ và lòng bao dung trong con người mình Nhân vật dượt đuổi và trở thành nô lệ của khát vọng nhưng đôi lúc bị chững lại bởi lòng bao dung.

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Don carlos là kẻ đam mê quyền lực Trở thành hoàng đế - bậc chí tôn là “ham muốn tột bậc” của con người này Hắn sẵn sàng vứt bỏ danh dự để có được “ba phiếu bầu” – nấc thang cuối cùng lên bục vinh quang Hắn không trừ thủ đoạn nào để thanh trừ Hernani và “những người mưu sự” – những thế lực cản bước tiến của hắn Với Don Carlos, Hernani không chỉ là tình định mà còn là tên phiến loạn Tuy vây, trong thực tâm hắn vẫn nhìn ra giá trị của Hernani:

“Dù hắn là đầu đảng hay thủ lĩnh, cũng chưa từng có ông vua nào mặt mũi oai nghiêm bằng” (1; II)

Lúc ấy, lòng vị kỉ đã không che kín con mắt lí trí của Don Carlos. Chẳng vậy mà đã có lúc hắn không nỡ giết Hernani:

“Nhưng đừng có giết chết hắn đấy! Xét cho cùng đó cũng là tay hảo hán, vả lại giết chết một người là điều nghiêm trọng lắm” (1; II)

Những lời nói như vậy được thốt ra bởi một ông vua tàn nhẫn như thần chết, xảo quyệt như ma quỷ khiến ta không khỏi hoài nghi Không chỉ thế, ở cuối tác phẩm Don Carlos còn thể hiện sự mâu thuẫn giữa quyền lực vị kỉ và Nhân dân Một mặt hắn ao ước có được quyền lực tối cao:

“Hoàng đế! Hoàng đế! Làm hoàng đế! Ôi tức điên lên không được làm hoàng đế!” (2; IV)

Nhưng mặt khác hắn lại thấy được sự vô nghĩa của tước vị khi đối diện với Nhân dân – Đại dương:

“A! Các ngươi mưu đồ bá vương đi! Và hãy xem cát bụi còn lại của một vị hoàng đế!

… Các vua chúa! Hãy nhìn xuống dưới mà xem! A! Nhân dân! Đại dương! Sóng dào dạt không ngừng! Chẳng có vật gì ném xuống mà không khuấy động tất cả! Sóng dập ngai vàng và ru êm nấm mộ!” (2; IV)

Chính những lời đối thoại, những lời độc thoại nội tâm như vậy đã làm chiếc cầu dẫn đến hành động giảng hoà của Don Carlos ở sau:

“Thù hằn và giận dữ, ta muốn quên hết Thôi ta tha tội cho các ngươi. Đó là bài học ta thấy nên dạy cho đời” (4; IV).

Ta thấy nó giống như một lời phát biểu của tác giả vậy Tác giả thể hiện tư tưởng hoà giải, xoa dịu mâu thuẫn qua hành động khiên cưỡng của nhân vật Don Carlos đã có hành động mang đậm lòng bao dung nhưng có cảm giác mâu thuẫn bao dung – vị kỉ vẫn tồn tại Lòng bao dung của hắn mang tính chất của một sự ban phát!

Don Ruy Gomez lại là kẻ mù quáng níu giữ danh dự bản thân, danh giá dòng họ Với lão, danh dự là tất cả ý nghĩa cuộc sống Lão làm mọi việc đều nhằm phục vụ thói háo danh của mình Khi thấy Don Carlos và Hernani cùng Dona Sol ở trong phòng lão đã định giết hai người để bảo vệ trinh tiết cho Dona Sol nhưng kì thực là để bảo vệ danh dự của lão Sự việc hắn giúp Hernani trốn thoát khỏi Don Carlos cũng không nằm ngoài việc chứng tỏ danh dự của một người Tây Ban Nha - lòng mến khách Nhưng cũng cần thấy trong trường hợp này, Hugo đã khéo léo thể hiện mâu thuẫn bên trong của Don Ruy Gomez: bao dung – vị kỉ Phần trên ta đã nói, hành động tiến lại từng bức ảnh dòng họ Silva là sự xung đột ngầm với Dona Sol thì chính sự ngập ngừng khi bước đến từng bức ảnh là biểu hiện xung đột trong suy nghĩ của lão Cưới Dona Sol là cách bảo vệ danh giá và tôn nghiêm của lão và dòng họ Silva tối ưu nhất Và lúc ấy, Hernani chính là kẻ ngáng trở lớn nhất Do vậy, với lòng vị kỉ lão hoàn toàn có thể giao nộp Hernani cho vua. Tuy thế lòng bao dung có trong tiềm thức văn hoá của lão đã ngăn lão làm việc đó Lão đã rất ngập ngừng khi bước đến trước bức ảnh chân dung của mình – chỗ Hernani nấp rồi mới cả quyết:

“Thà rằng thấy gai mọc đầy trên những tháp canh trước đây, còn hơn thấy một vết nhơ ăn ruỗng thanh danh dòng họ Silva lâu đời” (6; III).

Câu nói trên đã hợp lí hoá những hành động đáng ngạc nhiên của Don Ruy Gomez Nó vừa thể hiện được ý đồ của tác giả vừa không phá vỡ sự nhất quán trong tính cách nhân vật Ruy Gomez vẫn là một ông quận côngLớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội già ích kỉ Sau khi Don Carlos vừa đi khỏi, lão đã quay ra thanh toán thù hằn với Hernani:

“Anh chàng kia, lại đây đâm chết ta hoặc lại đây mà chịu chết” (7; III)

Và lão buộc Hernani phải ràng buộc với lão bằng một lời hứa:

“Hernani:- Thế nhé, thưa quận công, tôi sẽ là cánh tay của ông bác, tôi sẽ trả thù cho ông bác Sau đó, ông bác sẽ giết tôi” (7; IV)

Ta đã phân tích, hành động Don Ruy Gomez đòi giết Hernani trong tâm hồn là một sự thể hiện của Định mệnh Nhưng đó là xét trong mối quan hệ cặp ba nhân vật, còn chỉ xét riêng nhân vật này sẽ thấy đó là biểu hiện của lòng vị kỉ Trong khi tất cả mọi người đều vui mừng trước lời tuyên bố của Don Carlos thì riêng lão hậm hực:

“Đâu phải dòng máu quý phái của kẻ hạ thần” (4; IV)

Và trong đêm hạnh phúc nhất của Hernani và Dona Sol, lão đã đến với chiếc tù và và lọ thuốc độc Lòng vị kỉ đã biến lão trở thành thần chết Lọ thuốc độc đủ lấy đi tính mạng của Hernani và Dona Sol và cũng đủ làm lão thức tỉnh:

“Chết rồi! Ôi! Khốn khổ thân tôi!” (6; V)

Lão tự tử! Lòng vị kỉ được thoả mãn đồng nghĩa với sự huỷ diệt!

Qua việc thể hiện hai xung đột: xung đột tình yêu – quyền lực, xung đột bao dung – vị kỉ, Hugo đã thể hiện rõ tinh thần nhân đạo tiến bộ của mình Đối với ông, quyền lực chị trị không phải là vạn năng, tình yêu mới là sức mạnh bất diệt; lòng bao dung đưa đến những “đám cưới”, lòng vị kỉ dẫn tới những “nấm mồ”.

Qua đây, ta cũng thấy được tài năng của Hugo trong việc biểu hiện những xung đột kịch Với ông một vở kịch không thể chỉ có một hành động kịch Do vậy, nó không chỉ có một xung đột chủ đạo mà luôn đan cài rất

“tam duy nhất” của kịch cổ điển ông chỉ đồng ý quy tắc “duy nhất về hành động” nhưng qua đây thấy rõ ràng ông đã làm nó biến đổi đi Không phải là có một hành động chi phối xuyên suốt vở kịch mà có rất nhiều hành động thống nhất tạo nên kịch tính của vở kịch.

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Nghệ thuật tơng phản qua không – thời gian kịch thời

Không – thời gian hạnh phúc – bất hạnh

Trong vở kịch, các điểm dừng thời gian Hugo sử dụng đều là ban đêm Và ông để cho nhân vật Hernani không ít lần thừa nhận: “bóng đêm là của anh” Nếu đặt Hernani trong thế tương phản với Don Carlos ta sẽ có một liên tưởng thú vị: Don Carlos là vị vua của “ban ngày” còn Hernani là vị vua của “ban đêm” Điều này sẽ rất hợp lí để lí giải tại sao trong vở kịch tác giả lại xây dựng hình tượng Hernani như một vị vua còn Don Carlos lại như một tên cướp PGS.TS Lê Nguyên Cẩn đã nhận xét: “Một đặc điểm nữa rất quan trọng của kiểu không – thời gian mà V Hugo sáng tạo là Đêm Trước hết,đêm tối là một phản đề yêu quý của ông Trong toàn bộ sáng tác của ông, cảLớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội thơ, kịch lẫn tiểu thuyết thì đêm đóng một vai trò đặc hiệu Đêm là lúc Hernani hành động, khi tìm đến với Dona Sol, khi đụng đầu với Don Carlos… đêm của V Hugo nói chung là đêm của hoạt động, là không – thời gian sản sinh”[74; 2] Đêm có khi được cụ thể hóa trong một khoảng thời gian xác định: một giờ đồng hồ tại lâu đài Silva lúc Don Ruy Gomez vắng nhà Một tiếng đồng ấy tạo thành một điểm dừng không gian quan trọng trong tác phẩm: tạo nên sự biến đổi Khoảng thời gian đó, Dona Sol thoát khỏi sự kiềm tỏa của ông chú Ruy Gomez, vứt bỏ thân phận công nương để đến với Hernani Đó cũng là cơ hội duy nhất trong ngày Hernani có thể gặp Dona Sol tại lâu đài Silva Thời gian ngắn ngủi đó trở thành thời gian có ý nghĩa nhất, đáng sống nhất mỗi ngày trong đời của họ Nếu như xã hội ban ngày giam hãm họ trong những hàng rào giai cấp tù túng và cách xa nhau thì xã hội “ban đêm”cho họ tự do và hạnh phúc Họ sinh ra và sống cuộc sống “ban ngày” bất hạnh và tìm thấy hạnh phúc lúc “ban đêm”:

“Dona Sol:-Vâng, giờ này của chúng ta.

Hernani:- Giời này thôi Sau đó cần gì? Phải quên đi hoặc phải chết.

Em ơi! Một giờ bên em! Một giờ, đúng thế, đối với một kẻ muốn cả cuộc đời và sau đó là vĩnh viễn” (2; I)

Thế nhưng đó cũng là khoảng thời gian cho nguy hiểm xuất hiện Bởi khi các nhân vật được lờ đi cái địa vị xã hội chính là lúc họ sống đúng với sở nguyện và bộc lộ rõ bản chất con người Don Carlos không còn vẻ oai nghiêm của một vị vua mà xuất hiện như một con quỷ gây bất hạnh cho những người khác Hắn là nguyên nhân phá hoại hạnh phúc của Hernani và Dona Sol Với nhân phẩm thấp kém, xấu xa của một tên lưu manh, Don Carlos xứng đáng là một tên cướp Với nhân phẩm tốt đẹp, cao quý của một nhà quý tộc, Hernani xứng đáng là một vị vua Một giờ ấy, tại không gian đó, quyền lực bị “hạ bệ” và nhân phẩm “lên ngôi” Có thể đặt một giờ ấy

5 0 xếp theo một trật tự mới, vận hành theo một quy tắc mới Mỗi nhân vật thì được nhìn dưới một giác độ mới: tự do và dân chủ.

Một biến thể khác của tương phản đêm – ngày là tương phản bóng tôi – ánh sáng Ngay trong những chỉ dẫn sân khấu của Hugo ta đã nhận thấy mối quan hệ tương phản này:

Hồi I: “Một phòng ngủ Ban đêm Một ngọn đèn trên bàn”

Hồi II: “Ban đêm Trên mặt trước các dinh thự, còn thấp thoáng một vài cửa sổ có ánh đèn”

Hồi V: “…Tòa lâu đài đèn thắp sáng rực Ban đêm”

Trong mối quan hệ này “ban đêm” là biểu thị của “bóng tối”, “những ngọn đèn” là biểu thị của “ánh sáng” Và nếu ở trên ta thấy trong mối quan hệ với “ban ngày”, “ban đêm” là điểm dừng không – thời gian lí tưởng thì trong mối quan hệ với “bóng tối”, “ánh sáng” cũng có vai trò như vậy “Ánh sáng” – ngọn đèn là tín hiệu của tình yêu, của hạnh phúc Dona Sol đã ước hẹn với Hernani rằng khi nào nàng thắp đèn phòng, chàng đến và hai người sẽ cùng trốn đi:

“Ngày mai, dưới cửa sổ phòng em, nửa đêm, nhớ đừng sai hẹn đấy. Anh sẽ vỗ tay ba lần” (3; I)

Cả Hernani và Dona Sol và nhất là Dona Sol coi đó là một cơ hội tìm đến với hạnh phúc trọn vẹn Họ không ngờ Don Carlos đã nghe thấy những lời của Dona Sol Và cái ánh đèn dẫn lối cho Hernani đến với Dona Sol trở thành ánh đèn đưa đường cho Don Carlos Không ai ngờ được hắn mong mỏi có ánh đèn ấy đến mức nào:

“Hỡi ô cửa kính đáng nguyền rủa kia! Bao giờ mi mới sáng lên? Đêm nay trời tối mù mịt! Dona Sol ơi, hãy đến ngời sáng như ngôi sao trong bóng tối đi!” (1; II)

Họ càng không thể ngờ đến âm mưu bỉ ổi của hắn:

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

“Trong khi tên cướp có bộ mặt phong nhã ấy còn nán lại đâm chém ai, hoặc đào cái mồ nào đó, ta rón rén đến cuỗm con chim câu của nó đi” (1; II)

Một lần khác, trong khung cảnh “đèn thắp sáng rực”, “tiếng kèn sáo tưng bừng”, tại lâu đài Aragon, Hernani được tổ chức đám cưới cùng Dona Sol Tưởng rằng với lòng bao dung của Don Carlos, họ đã có được hạnh phúc trọn vẹn; ánh sáng rực rỡ của những ngọn đèn sẽ dẫn đường cho họ đi từ xã hội “ban đêm” ra làm lành với xã hội “ban ngày” Đó sẽ là một sự hòa giải mang đến hạnh phúc tròn đầy Nhưng không, trong sự rực sáng của niềm vui bỗng có “một người mặc Domino đen vào” Đó không phải “người chết”, không phải “ma quỷ” mà là Don Ruy Gomez – thần chết Đầu óc xấu xa chứa đầy lòng vị kỉ của lão đem đến bất hạnh cho mọi người Lão muốn lấy mạng Hernani, phá hoại hạnh phúc mà không thuộc về lão Cuối cùng, Hernani đã chết, Dona Sol cũng chết nhưng mục đích của lão không đạt được, họ vẫn bên nhau: “Một lát nữa thôi, chúng ta sẽ cùng giương cánh bay về miền ánh sáng mới Chúng ta hãy bay sóng đôi đến một thế giới tốt đẹp hơn” (6; V) Dù hạnh phúc chỉ có trong hi vọng và tưởng tượng nhưng nó cũng làm ta thấy lạc quan Hugo nhận thức được rằng hạnh phúc trọn vẹn là điều rất khó đạt được Ngay cả khi ta thấy hạnh phúc kề bên thì đâu đó bất hạnh vẫn tồn tại Thế giới trong sáng tác của Hugo là thế giới “khó lường”,thế giới không chỉ có thiện thần ngự trị mà còn đầy những ma quỷ ẩn hình.Chúng ta sẽ cảm nhận điều này rõ hơn khi phân tích mối quan hệ tương phản không – thời gian che chở - đối đầu.

Không thời gian: che chở - đối đầu

PGS.TS Lê Nguyên Cẩn đã nhận xét: “Không gian mà Hugo tạo ra có đặc điểm riêng không hòa lẫn với kiểu không gian của các nhà văn khác. Trước hết không gian này mang tính lãng mạng thể hiện qua sự xa lạ, kì ảo của nó, thứ hai là các không gian này thường mang tính chất hang động, dáng vẻ hang động và cho dù được gắn với một địa danh cụ thể nào đó thì chất cụ thể cũng không lộ ra mà chỉ trở nên trìu tượng hơn” [73; 2] Ta thấy rằng ngay từ những vở kịch đầu tiên của ông đã xuất hiện kiểu không gian này Cụ thể, trong “Hernani” có hai không gian như thế: lâu đài Silva và hầm mộ Saclomanho. Để vào được lâu đài Silva, để tới được phòng ngủ của Dona Sol, Hernani và Don Carlos phải leo qua một cái cửa sổ, băng qua một lối đi tối, đứng dưới chiếc cầu thang và đợi Dona Jodepha dẫn đường Những sự việc xảy ra trong căn phòng ấy sẽ là bí mật đối với kẻ nào đứng ngoài cửa sổ. Don Carlos chính là kẻ bao lần hướng con mắt về phía cửa sổ để rình rò. Điều này tạo thành tương phản giữa trong lòng hang và ngoài cửa hang Thú vị là trong lòng hanh thì sáng, sáng vì ánh đèn, sáng vì những đôi mắt ngời yêu thương còn ngoài cửa hang lại tối, tối vì màn đêm, tối vì sự xấu xa, vị kỉ.

Sự tương phản ấy bị xóa nhòa khi Don Carlos vào được bên trong Lúc đó,

“cái hang” trở thành một tụ điểm Đó là nơi đối đầu của tình yêu và quyền lực:

“Don Carlos: (hùng hổ túm lấy tay nàng)- Đã thế! Nàng yêu ta hay không cũng mặc! Nàng vẫn phải đi, và tay ta khỏe hơn tay nàng Nàng phải đi! Ta muốn lấy nàng…

Dona Sol:( giẫy rụa)- Đã có tất cả, lẽ nào, là một ông vua, ngài lại chiếm của anh ấy người con gái tội nghiệp này, anh ấy chỉ có tôi mà thôi?” (1; II) Đó là nơi khát vọng yêu đương tự do đối đầu với tư tưởng bảo thủ:

“Don Ruy Gomez:… Ta tưởng nàng trinh bạch, trong trắng và thiêng liêng đối với mọi người, thế mà ta đây, thân danh là Ruy Gomez de Silva,Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội chỉ cần đi vắng một tiếng đồng hồ đã không tránh khỏi có ngay một tên đánh cắp danh giá lẻn vào được!

Dona Sol:- Thưa quận công…!” (3; I)

Nhưng lâu đài Silva cũng hơn một lần che chở cho Hernani Lần đầu, Don Carlos đã dùng thân phận nhà vua để che chở cho chàng khỏi cơn cuồng nộ của Don Ruy Gomez:

“Don Ruy Gomez: (quay trở lại và chỉ Hernani)- Thưa vị này là ai? Don Carlos:- Bây giờ hắn đi Đó là một kẻ tuỳ tùng của ta.”(3; I) Lần thứ hai, Don Ruy Gomez đã dung danh giá dòng họ Silva để che chở Hernani thoát khỏi sự truy lùng của Don Carlos:

“Don Carlos:- Quận công, ta sẽ cho phá sập các tháp canh vì sự táo tợn quá đáng của ngươi và trồng gai thay vào đó!

Don Ruy Gomez:- Thà rằng thấy gai mọc đầy trên nền tháp canh trước đây, còn hơn thấy một vết nhơ ăn ruỗng thanh danh dòng họ Silva lâu đời” (6; III).

Hầm mộ của Saclomanho được dựng lên sâu khấu chẳng khác gì một cái hang sâu và tối: “Khán giả không nhìn được đến tận cuối gian hầm; tầm mắt bị chặn lại bởi các cửa cuốn, các cầu thang và các hàng cột dọc ngang trong bóng tối” Để vào được hầm mộ ta phải dùng đèn, dùng đuốc Nhưng với nguồn sáng nhỏ nhoi đó, những người ở cửa hầm không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy những người ở cuối hầm Căn hầm bị phân ra thành hai đầu chiến tuyến Trong đó, Don Carlos dẫn tuỳ tùng đuổi bắt Hernani và “những người mưu sự”; Hernani và “những người mưu sự” đang bàn tính kế hoạch hành thích Don Carlos Thật mỉa mai khi những tên phiến loạn lại được che chở trong hầm mộ của một vị hoàng đế còn vua lại trở thành kẻ đột nhập. Đối đầu xảy ra giữa Don Carlos và Hernani là đối đầu “một mất một còn”. Don Carlos quyết tâm trừ khử toàn bộ những kẻ dám chống lại hắn:

“Bè đảng tụ họp ở nơi này đây! Ta sắp tóm gọn tất cả bọn chúng trong tay ở nơi này đây!” (1; IV)

Hernani thề rằng sẽ tự tay giết chết Don Carlos, chàng nói với Don Ruy Gomez:

“Đời tôi thuộc quyền ngài, đời hắn thuộc quyền tôi” (3; IV)

Người đọc cứ tưởng rằng mâu thuẫn sẽ được giải quyết bằng một trận đối đầu “nảy lửa”, nhưng không với sự “lãng mạn” của mình Hugo đã giải quyết bằng một sự hoà giải Don Carlos sau khi nghe tin mình đã trở thành

“Sáclơ! Vua của những người La Mã, đức bệ hạ chí tôn, đức hoàng đế” đã quyết định tha bổng cho Hernani và “những người mưu sự” Hugo muốn coi hành động đó như một sự khoan hồng, bao dung của một vị vua anh minh! Chỉ cần một lời nói “Ta tha tội cho các ngươi” của Don Carlos đủ sức che chở cho Hernani và tình yêu của chàng khỏi “búa rìu” xã hội Bởi vậy, “được lời như cởi tấm lòng”, chàng “quăng dao nhọn của mình đi” và nói với Dona Sol: “Ôi, lòng căm hờn của anh bay biến hết!”(4; Iv).

Cùng một không – thời gian, V.Hugo đã đẩy sự đối đầu lên đỉnh điểm đồng thời giải quyết nó một cách nhanh gọn Đó là tài năng nghệ thuật của ông nhưng cũng là hạn chế trong tư tưởng của nhà văn này Ông nhìn ra được mâu thuẫn xã hội nhưng lại đưa ra một cách giải quyết quá “cải lương”, đúng hơn là bế tắc Cái kết đậm tính bi kịch của tác phẩm một lần nữa khẳng định điều này.

Hugo đã phá vỡ quy tắc duy nhất về không – thời gian của chủ nghĩa cổ điển, tìm ra một cách thể hiện mới vừa phóng khoáng vừa phù hợp với điều kiện sân khấu: không – thời gian vận động, biến đổi Bằng việc sử dụng khéo léo nghệ thuật tương phản, ông đã biến các điểm dừng không – thời gian trở thành những tụ điểm không – thời gian: không – thời gian hạnh phúc – bất hạnh, không – thời gian đối đầu – che chở Đó là môi trường thuận lợi để thể hiện xung đột kịch, một cách tạo nên sự căng thẳng trong kịch.

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Tương phản là một cách tổ chức độc đáo các hình tượng nghệ thuật. Đó chính là cách nhà văn các hình tượng trái ngược nhau về bản chất hay xu hướng phát triển trong cùng một mối quan hệ - ràng buộc chúng ở một phương diện nào đó hằm làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Nghệ thuật tương phản rất phù hợp với sự thể hiện trực tiếp của nghệ thuật sân khấu Tương phản trong kịch bộc lộ xung đột, tạo nên kịch tính và được thể hiện trực tiếp qua những hành động và lời thoại của nhân vật Với

“Hernani” , nghệ thuật tương phản được thể hiện khá đậm nét Nó giống như sợi chỉ đỏ kết cấu nên toàn bộ tác phẩm.

1 Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả đã xây dựng những hình tượng trung tâm dựa trên sự tổ chức hệ thống nhân vật khá độc đáo: cặp nhân vật trong đó có nhân vật cặp đôi và nhân vật cặp ba Với nhân vật cặp đôi, tác giả xây dựng lên những nhân vật trái ngược nhau và khéo léo đặt chúng vào trong cùng một quan hệ - tạo ra sự ràng buộc nhằm để các nhân vật mâu thuẫn, đối chọi nhau Hernani và Don Carlos tồn tại mâu thuẫn phức hợp. Ban đầu, đó là mâu thuẫn về địa vị chính trị giữa một tên tướng cướp và một vị vua Sau đó lại là mâu thuẫn về nhân phẩm, tính cách giữa một con người cao quý và một kẻ thấp hèn Qua đó, tác giả muốn tìm đến một trật tự xã hội mới: trật tự của sự công bằng Hernani chính là biểu trưng cho tư tưởng ấy. Bên cạnh đó là sự đối lập giữa Dona Sol và Don Ruy Gomez: mâu thuẫn giữa khát vọng tình yêu tự do và tư tưởng thủ cựu Nếu như Hernani là kẻ nổi loạn chính trị thì Dona Sol chính là kẻ nổi loạn trong tình yêu Cả hai cùng tuyên chính với những thế lực chóp bu, những thành trì vững chắc nhất của xã hội Và trong cuộc đấu tranh ấy, người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối tưởng chừng như dễ bị phụ thuộc lại là người tiềm ẩn sức mạnh to lớn nhất.

Các nhân vật cặp ba được xây dựng dựa trên sự biểu tượng hóa các

5 6 một trò chơi tình yêu Qua đó, Hugo muốn nhắn nhủ: “Cơ sở của tình yêu là lòng khoan dung, là sự tha thứ” Cặp ba nhân vật Hernani – Don Ruy Gomez – Dona Sol là biểu tượng của mối quan hệ giữa những kẻ nổi loạn và Định mệnh Qua đó, tác giả thể hiện được bi kịch chung của những kẻ nổi loạn và sự bế tắc trong giải quyết mâu thuẫn xã hội của chính ông Cặp ba nhân vật Don Carlos – Hernani – Don Ruy Gomez là biểu tượng cho mối quan hệ giữa triều đình và dân chúng Qua đó thể hiện tư tưởng nhân dân của Hugo khi mà ông khẳng định bản chất cao quý của người bình dân, lên án sự thấp hèn của bọn quý tộc Tất cả thể hiện ước mơ thay đổi xã hội của ông: xã hội – “bầu ánh sáng vĩ đại”.

2 Bằng nghệ thuật tương phản, tác giả thể hiện kịch tính dựa trên xung đột từ nhiều phía: xung đột tình yêu – quyền lực, xung đột bao dung – vị kỉ Xung đột tình yêu – quyền lực thường trở đi trở lại trong các sáng tác của V.Hugo Các nhân vật thường bị đặt vào trong những tình huống phải lựa chọn giữa tình yêu và quyền lực để từ đó khăng định bản chất của mình. Qua đó, tác giả khẳng định: quyền lực không phải là vạn năng, tình yêu mới là bất diệt Xung đột bao dung – vị kỉ thường được thể hiện qua hai nhân vật là Don Carlos và Don Ruy Gomez: mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Và bi kịch xảy ra khi lòng bao dung không có chỗ đứng Từ đó, Hugo khẳng định thêm: lòng bao dung đưa đến những “đám cưới”; sự vị kỉ dẫn đến những

3 Bằng nghệ thuật tương phản, Hugo đã phá vỡ quan niệm tính duy nhất về không gian, thời gian của chủ nghĩa cổ điển, tạo ra một mô hình không – thời gian mới: không – thời gian vận động, biến đổi Với mỗi kiểu không – thời gian lại hàm chứa những ý nghĩa nhất định tạo nên những mô hình không – thời gian giàu tính biểu tượng: không – thời gian hạnh phúc – bất hạnh, không – thời gian đối đầu – che chở Không – thời gian vận động từ ánh sáng đến bóng tối, từ ban ngày đến ban đêm, từ hạnh phúc đến bất hạnh Qua đó, nhà văn muốn nói hạnh phúc trọn vẹn rất khó đạt được NgayLớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội cả khi hạnh phúc kề bên thì đâu đó vẫn tiềm ẩn những bất hạnh Nhưng dù hạnh phúc chỉ có trong hi vọng và tưởng tượng thì vẫn làm ta thấy lạc quan. Không – thời gian đối đầu – che chở thể hiện rõ mâu thuẫn giữa các nhân vật Trong cùng một không – thời gian, Hugo đẩy xung đột lên đến đỉnh điểm bằng một cuộc đối đầu sống mái, đồng thời giải quyết nó bằng một sự che chở hết lòng! Điều đó thể hiện tài năng của tác giả nhưng cũng thể hiện hạn chế của nhà văn này Ông nhìn ra bản chất “khó lường” của thế giới, phát hiện ra những mâu thuẫn chồng chéo trong xã hội nhưng lại giải quyết nó một cách quá “lãng mạn” và “cải lương”.

“Hernani” chỉ là một trong những sáng tạo của V.Hugo, nghệ thuật tương phản chỉ là một yếu tố trong bút pháp lãng mạn của ông Bởi thế, đề tài nghiên cứu này cũng chỉ là một kiến rất nhỏ về sự nghiệp văn chương củaHugo Theo hướng tiếp cận này, chúng tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu để có được những nhận xét toàn diện hơn.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 C Baudelaire : Victo Hugo, TCVH, số 5, 2008

2 Lê Nguyên Cẩn (cb): Tác gia tác phẩm nước ngoài trong nhà trường:

3 Lê Văn Chín : Huy Gô với chủ nghĩa cổ điển, TCVH, số 5 – 6, 1985

4 Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân,…: Văn học phương tây, nxb GD, 2007

5 Nguyễn Thị Thúy Hà : Cái grotesque trong tiểu thuyết Don Quijote của

6 Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm : Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương tây, in lần hai, nxb ĐH và THCN, 1985

7 Heghen : Mĩ học, nd Phan Ngọc, nxb Văn học, 2005

8 Đỗ Đức Hiểu : Mấy vấn đề về kịch và thi pháp kịch, TCVH, số 2, 1998

9 Đỗ Đức Hiểu : Victo Hugo chiến đấu, TCVH, số 5, 1998

10 Đỗ Đức Hiểu (cb): Lịch sử văn học Pháp.T2, nxb Ngoại văn, 1990

11 Đỗ Đức Hiểu : Victo Hugo – một thiên tài sáng tạo, TCVH, số 3, 1972

12 V.Hugo : Tựa Cromwell, tài liệu Thư viện ĐHSP

13 Phương Lựu, Trần Đình Sử, … :Lí luận văn học, nxb GD, 2004

14 Phan Thị Miến : Tuyển tập kịch: Hernani, Marion de Lorme, Ruy- Plas/

15 Nhiều tác giả : Victo Hugo ở Việt Nam, nxb Viện văn học, 1985

16 Nhiều tác giả : Victo Hugo với chúng ta Nhân kỉ niệm 100 năm ngày mất của V.Hugo, H: Tác phẩm mới, 1985

17 Đỗ Tú Oanh : Cái grotesque trong bi kịch của Shakespare, LVTS, ĐHSP, 1994

18 Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh : Lịch sử văn học

19 Trần Đình Sử (cb): Lí luận văn học T2: Tác phẩm và thể loại, nxb ĐHSP, 2008

Lớp: K57C - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

20 Tất Thắng : Một số yếu tố quan trọng trong thi pháp kịch, TCVH, số 4,

21 Lê Phong Tuyết : Hernani và những vấn đề lí luận về kịch drame,

22 Phùng Văn Tửu : Hernani: Kịch 5 hồi/V.Hugo, H: Sân khấu, 2006

23 Phùng Văn Tửu : V.Hugo một nhà văn gần gũi với chúng ta, TCVH, số

Ngày đăng: 10/07/2023, 14:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C. Baudelaire: Victo Hugo, TCVH, số 5, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Baudelaire
2. Lê Nguyên Cẩn (cb): Tác gia tác phẩm nước ngoài trong nhà trường:Victo Hugo, nxb DHSP, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: nxb DHSP
6. Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm: Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương tây, in lần hai, nxb ĐH và THCN, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm
Nhà XB: nxb ĐH và THCN
7. Heghen: Mĩ học, nd Phan Ngọc, nxb Văn học, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heghen
Nhà XB: nxb Văn học
8. Đỗ Đức Hiểu: Mấy vấn đề về kịch và thi pháp kịch, TCVH, số 2, 1998 9. Đỗ Đức Hiểu: Victo Hugo chiến đấu, TCVH, số 5, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Đức Hiểu": Mấy vấn đề về kịch và thi pháp kịch, TCVH, số 2, 19989. "Đỗ Đức Hiểu
13. Phương Lựu, Trần Đình Sử, … :Lí luận văn học, nxb GD, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Lựu, Trần Đình Sử, …
Nhà XB: nxb GD
14. Phan Thị Miến: Tuyển tập kịch: Hernani, Marion de Lorme, Ruy- Plas/V.Hugo, nxb Văn học, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Miến
Nhà XB: nxb Văn học
15. Nhiều tác giả: Victo Hugo ở Việt Nam, nxb Viện văn học, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều tác giả
Nhà XB: nxb Viện văn học
16. Nhiều tác giả: Victo Hugo với chúng ta. Nhân kỉ niệm 100 năm ngày mất của V.Hugo, H: Tác phẩm mới, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiều tác giả
17. Đỗ Tú Oanh: Cái grotesque trong bi kịch của Shakespare, LVTS, ĐHSP, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Tú Oanh
18. Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh: Lịch sử văn học Pháp.T4, H: Ngoại văn, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào, Đặng Thị Hạnh
19. Trần Đình Sử (cb): Lí luận văn học. T2: Tác phẩm và thể loại, nxb ĐHSP, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử
Nhà XB: nxbĐHSP
20. Tất Thắng: Một số yếu tố quan trọng trong thi pháp kịch, TCVH, số 4, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tất Thắng
21. Lê Phong Tuyết: Hernani và những vấn đề lí luận về kịch drame, TCVH, số 6, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Phong Tuyết
22. Phùng Văn Tửu: Hernani: Kịch 5 hồi/V.Hugo, H: Sân khấu, 2006 23. Phùng Văn Tửu: V.Hugo một nhà văn gần gũi với chúng ta, TCVH, số3, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phùng Văn Tửu": Hernani: Kịch 5 hồi/V.Hugo, H: Sân khấu, 200623. "Phùng Văn Tửu

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w