1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hình tượng nhân vật của đạo mẫu việt nam trong nghệ thuật thiết kế bìa sách thiếu nhi

88 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hình Tượng Nhân Vật Của Đạo Mẫu Việt Nam Trong Nghệ Thuật Thiết Kế Bìa Sách Thiếu Nhi
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đỗ Bảo
Trường học Trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp
Chuyên ngành Mỹ Thuật Ứng Dụng
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 309,27 KB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 2. Tình hình nghiên cứu (5)
    • 3. Mục đích nghiên cứu (6)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (7)
    • 6. Những đóng góp mới của đề tài (7)
    • 7. Cấu trúc của đề tài (7)
  • B. NỘI DUNG (9)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ĐẠO MẪU VIỆT NAM TRONG BÌA SÁCH THIẾU NHI (9)
    • 1.1. NHỮNG HÌNH TƯỢNG TÂM LINH DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI (9)
    • 1.2. HÌNH TƯỢNG TẠO HÌNH NHÂN VẬT ĐẠO MẪU (11)
      • 1.2.1. Vài nét về lịch sử phát triển và ảnh hưởng của Đạo Mẫu trong xã hội Việt Nam (11)
      • 1.2.2. Đặc điểm tạo hình Tứ vị Thánh Mẫu (16)
        • 1.2.2.1. Đặc trưng màu sắc trang phục (16)
        • 1.2.2.2. Hình tượng tạo hình của Đạo Mẫu trong Mỹ thuật cổ (19)
    • 1.3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ĐẠO MẪU TRONG BÌA TRANH TRUYỆN THIẾU (24)
  • CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ BÌA SÁCH THIẾU NHI (30)
    • 2.1. TÂM LÝ VÀ NHẬN THỨC CỦA ĐỐI TƯỢNG THIẾU NHI (30)
    • 2.2. NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ BÌA SÁCH THIẾU NHI (34)
      • 2.2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của bìa sách (35)
      • 2.2.2. Kết cấu của bìa sách (37)
      • 2.2.3. Thủ pháp thiết kế bìa sách thiếu nhi (40)
        • 2.2.3.1. Bố cục trong thiết kế bìa sách (40)
        • 2.2.3.2. Yếu tố đường nét (42)
        • 2.2.3.3. Mảng và hình khối (0)
        • 2.2.3.4. Yếu tố màu sắc (46)
        • 2.2.3.5. Nghệ thuật sử dụng chữ (50)
        • 2.2.3.6. Vai trò của nguyên lý thị giác (53)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BÌA SÁCH VÀ MINH HỌA TRUYỆN THIẾU NHI “SỰ TÍCH BÀ CHÚA THƯỢNG NGÀN” (59)
    • 3.1. HÌNH TƯỢNG BÀ CHÚA THƯỢNG NGÀN (59)
      • 3.1.1. Sự tích Bà Chúa Thượng Ngàn (59)
      • 3.1.2. Hình tượng tạo hình của Bà Chúa Thượng Ngàn (62)
    • 3.2. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ (69)

Nội dung

NỘI DUNG

1.1 NHỮNG HÌNH TƯỢNG TÂM LINH DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI

Những hình tượng trong truyện cổ dân gian đa phần đều có thần tích ly kỳ, đặc điểm tạo hình rực rỡ và sống động Những hình tượng này cũng mang những phẩm chất rất cao đẹp như giàu lòng nhân ái, giàu ý chí quật cường, giàu lòng yêu nước và cũng đầy tài phép phi thường, họ đều có công với đất nước, với nhân dân Họ có thể xuất thân từ thánh thần nhưng cũng có thể xuất thân từ người phàm trần, nhưng đều được nhân dân chịu ơn, tôn sùng và phong thánh Chính vì vậy, những hình tượng này được dân gian lưu truyền thông qua những câu chuyện cổ Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đổng Chi:

”Truyền thuyết, cổ tích đều là những truyện tự sự nằm trong loại hình tự sự dân gian, do quần chúng tưởng tượng nên, cốt truyện tương đối dài, kết thúc trọn vẹn, các tình tiết được thuật theo trình tự thời gian, và trong không gian ba tầng của người thời cổ: cõi người, cõi trời (bao gồm cả cõi tiên), cõi đất (âm phủ và thủy phủ) Nội dung của chúng, hoặc hoang đường, huyền diệu hoặc không, thường thường đề cập đến những mối quan hệ giữa con người trong xã hội có giai cấp nhiều hơn là giữa con người với tự nhiên Mục đích là gây hứng thú thẩm mỹ cho người nghe, người đọc, đồng thời cũng để giáo dục họ, nhưng không cốt gây cười, cũng không ngụ ý như các thể loại tự sự dân gian khác.”[2]

Dù các câu chuyện lưu truyền dân gian có được xếp vào loại hình nào, truyền thuyết, cổ tích hay thần thoại, chúng ta vẫn nhận thấy những hình tượng trong

TỔNG QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ĐẠO MẪU VIỆT NAM TRONG BÌA SÁCH THIẾU NHI

NHỮNG HÌNH TƯỢNG TÂM LINH DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN THIẾU NHI

Những hình tượng trong truyện cổ dân gian đa phần đều có thần tích ly kỳ, đặc điểm tạo hình rực rỡ và sống động Những hình tượng này cũng mang những phẩm chất rất cao đẹp như giàu lòng nhân ái, giàu ý chí quật cường, giàu lòng yêu nước và cũng đầy tài phép phi thường, họ đều có công với đất nước, với nhân dân Họ có thể xuất thân từ thánh thần nhưng cũng có thể xuất thân từ người phàm trần, nhưng đều được nhân dân chịu ơn, tôn sùng và phong thánh Chính vì vậy, những hình tượng này được dân gian lưu truyền thông qua những câu chuyện cổ Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đổng Chi:

”Truyền thuyết, cổ tích đều là những truyện tự sự nằm trong loại hình tự sự dân gian, do quần chúng tưởng tượng nên, cốt truyện tương đối dài, kết thúc trọn vẹn, các tình tiết được thuật theo trình tự thời gian, và trong không gian ba tầng của người thời cổ: cõi người, cõi trời (bao gồm cả cõi tiên), cõi đất (âm phủ và thủy phủ) Nội dung của chúng, hoặc hoang đường, huyền diệu hoặc không, thường thường đề cập đến những mối quan hệ giữa con người trong xã hội có giai cấp nhiều hơn là giữa con người với tự nhiên Mục đích là gây hứng thú thẩm mỹ cho người nghe, người đọc, đồng thời cũng để giáo dục họ, nhưng không cốt gây cười, cũng không ngụ ý như các thể loại tự sự dân gian khác.”[2]

Dù các câu chuyện lưu truyền dân gian có được xếp vào loại hình nào, truyền thuyết, cổ tích hay thần thoại, chúng ta vẫn nhận thấy những hình tượng trong đó đều ít nhiều mang dáng dấp lịch sử, ví dụ như các truyện Chàng Lía , Bùi Cầm Hổ, Lý Công Uẩn, Lý Ông Trọng hay là sự tích thánh Chèm ; Những nhân vật có chiến công với đất nước như Yết Kiêu, Người ả đào với giặc Minh, Lê Lợi, Hai nàng Công chúa nhà Trần Truyện Thánh Gióng, truyện Khổng Lồ đúc chuông, truyện Bố Cái đại vương lại mang âm hưởng những anh hùng ca Sự tích công chúa Liễu Hạnh, chúa Thượng Ngàn, Từ Đạo Hạnh hay sự tích Thánh Láng vừa mang yếu tố thần linh vừa mang dáng dấp lịch sử Với những đặc điểm trên, chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ gần gũi giữa các nhân vật trong truyện cổ dân gian với Đạo Mẫu Có những nhân vật có công lao với dân với nước được ca ngợi và được phong Thánh, nhưng ngược lại cũng có những vị Thánh, vị Thần lại được dân gian lý giải về tài năng và đức độ để ban cho con người cuộc sống hạnh phúc ấm no cũng như thoát khỏi tai ương Điều này khẳng định một lần nữa Đạo Mẫu mang đậm tính dân gian, chứa đựng những khát vọng sâu xa trong tâm thức người Việt.

HÌNH TƯỢNG TẠO HÌNH NHÂN VẬT ĐẠO MẪU

1.2.1 Vài nét về lịch sử phát triển và ảnh hưởng của Đạo Mẫu trong xã hội Việt Nam. Đạo Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời, từ thời nguyên thủy, nó thỏa mãn tâm lý của người nông dân cầu mong phồn thực, sự sinh sôi nảy nở; là một hệ thống các tín ngưỡng, trong đó bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ

Nữ thần, lớp thờ Mẫu Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (xem H1.1) Nguồn gốc lịch sử của đạo Mẫu có thể tạm chia làm 3 giai đoạn: Thời tiền sử, khi người Việt thờ các nữ thần thiên nhiên như Bà Nữ Oa đội đá vá trời, thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tạo ra mây, gió, sấm chớp… Nằm trong nền văn minh lúa nước, tâm thức của người Việt từ xa xưa là tâm thức thuần nông Đối tượng của người nông dân Việt là ruộng đất, là nước…, thuộc phạm trù âm Do ý thức luôn cầu ở đất ban cho của cải dồi dào, mà người Việt xưa đã định hình được vị thần nông nghiệp Vị thần này mang yếu tố âm nên khi nhân cách hóa thường có dạng nữ nhân Sự tích Man Nương được tạm coi như sớm nhất về cách thờ Mẫu nguyên thủy Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền có viết “bà Man Nương được mang tư cách là Mẫu khởi nguyên, từ bà mà các Mẫu thuộc Tứ pháp (Mây, mưa, sấm, chớp) hạ thế để mang ân huệ cho đời.” Ở đây rõ ràng là người xưa đã khoác cho tự nhiên, vũ trụ thuộc tính nữ, mang tính sản sinh, tồn trữ và che chở Có thể nói rằng, việc tôn thờ nữ thần chính là cách nhân thần hoá và tôn sùng lực lượng tự nhiên.

Giai đoạn 2, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm ThánhMẫu hay Mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng nở 100 người con Đi sâu hơn vào đời sống của người nông dân trồng lúa nước thì đất và nước là những điều kiện quan trọng hàng đầu, nó nuôi sống cây lúa để sinh sản ra thóc gạo nuôi sống con người Bởi thế, từ lâu người nông dân coi đất, nước và cây lúa như vị thần linh, đúng hơn là một biểu tượng many tính thiêng liêng và các vị thần đó đều mang tính nữ: Mẹ Đất, Mẹ Nước và Mẹ Lúa Quy trình canh tác cây lúa, từ lúc cày xới, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch đều được mở đầu bằng các nghi lễ Nhiều khâu công việc trong trồng cấy lúa đều gắn với phụ nữ, dành cho phụ nữ Bởi thế, việc trồng lúa và tín ngưỡng trồng lúa gắn với vị trí của người đàn bà - Người Mẹ Cùng với sự phát triển sản xuất và phân công lao động, nhiều hoạt động sản xuất và ngành nghề mới xuất hiện gắn với vị trí của người phụ nữ kể cả trên thực tế cũng như trên biểu tượng và thế giới tâm linh Từ đó đã xuất hiện các vị tổ sư ngành nghề là phụ nữ Các bà Mẹ cũng là các vị thần sáng tạo ra các giá trị văn hóa, là tổ của nhiều ngành nghề truyền thống như Mẹ Lúa, Mẹ Mía, Mẹ Lửa Mẹ Âu Cơ là tổ sư nghề nông tang; các

Nữ thần là tổ sư các nghề dệt, chăn tằm, trồng bông, làm muối, nghề mộc, làm bánh, làm các món ăn.

Giai đoạn 3, để từ tục thờ Thần, Nữ Thần và Mẫu Thần phát triển lên thành đạo Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, thì những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc (dạng thờ Tiên) có vai trò quan trọng Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh : “Đạo Mẫu và các tín ngưỡng dân gian khác tiếp thu ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc về nhiều phương diện Đó là các quan niệm về tự nhiên, đồng nhất con người với tự nhiên, về quan niệm Tứ phủ, Tam phủ, một số vị Thánh của Đạo giáo thâm nhập vào điện thần Tứ phủ, như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão quan, Nam Tào, Bắc Đẩu…Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ là hình thức phát triển cao nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, nhất là từ thế kỷ XVI-XVII, trong điều kiện xã hội Việt Nam thời đó xuất hiện Thánh MẫuLiễu Hạnh và bà đã trở thành vị thần chủ cao nhất Từ đây, Đạo Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng tôn giáo gắn với đời sống dân gian, thỏa mãn ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn của con người.”[16] Có thể nói, Mẫu Tam phủ,

Tứ phủ tức Tam Toà Thánh Mẫu là một bước phát triển, một quá trình "nâng cấp" "lên khuôn" từ một số hành vi tôn thờ rời rạc đến một thứ tín ngưỡng, một "đạo" có tính hệ thống hơn.

Danh xưng Mẫu là gốc từ Hán Việt, còn thuần Việt là Mẹ, Mụ (thổ ngữ miền Trung, như chùa Thiên Mụ, Mẹ Trời) Nghĩa ban dầu, Mẫu hay Mẹ đều để chỉ một người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó, là tiếng xưng hô của con đối với người sinh ra mình Ngoài ý nghĩa sưng hô thông thường, từ Mẫu và Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ Cách tôn xưng là Mẫu, Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu, đều liên quan tới các trường hợp: Các vị Thánh đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Thánh Mẫu Thiên Ya Na… đều được tôn xưng là Thánh Mẫu Điều này cũng cho chúng ta thấy: nền văn hóa Việt Nam chỉ chấp nhận những yếu tố văn hóa ngoại lai sau khi đã biến chúng thành những yếu tố thích nghi, nghĩa là sau khi đã “Việt Nam hóa” chúng.

Hình tượng Mẫu là sự tích hợp các giá trị văn hóa Thờ Mẫu tức thờ Mẹ, với đúng như tên gọi của nó đã góp phần xây dựng và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong truyền thống Trung hậu, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương yêu chồng con,… từ lâu vốn đã là những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, được ngợi ca không ít qua các tác phẩm văn học nghệ thuật Còn trong tục thờ Mẫu, hình tượng Mẫu Liễu Hạnh với tư cách vừa là tiên, vừa là người, vừa là thánh đã được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, từ hệ thống điện thờ đến thần tích, thần phả, truyền thuyết góp phần quan trọng hình thành nên trong tâm thức người Việt nói chung hình ảnh về một vị thánh mẫu vừa uy nghiêm vừa nhân từ độ lượng Hình ảnh đó đã và đang ngày càng phổ biến ở hầu khắp các đền, phủ trong cả nước, quy tụ vào nó những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam mà không phải ở quốc gia nào cũng có Đó là hình ảnh về bà mẹ xứ sở: bà mẹ Rừng, mẹ Đất, mẹ Nước mang ý nghĩa vũ trụ, che chở cho những đứa con trần gian Đó là hình ảnh thực về những người mẹ Việt Nam tảo tần làm lụng, yêu chồng thương con, hiếu thuận cùng cha mẹ Đặc biệt, đó còn là hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, nhưng không chịu khuất phục cường quyền đứng lên đòi quyền bình đẳng…Ta có thể thấy thông qua những điển tích, thần tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ của Đạo Mẫu.

Trong kiến trúc Chùa Việt: Trong quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng đầu Công nguyên và một bộ phận quan trọng của nó đã phát triển theo khuynh hướng dân gian hoá khi mà từ thời Lê (thế kỷ XV), Phật giáo mất vai trò chính trị ở cung đình thời Lý-Trần, thì Phật giáo có xu hướng dân gian hoá, tạo điều kiện cho đạo Phật và Đạo Mẫu có sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc Điều dễ nhận ra là ở hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ đều có điện thờ Mẫu.Trong đó phổ biến nhất là dạng "tiền Phật hậu Mẫu" (phía trước thờ Phật, phía sau thờ Mẫu) Việc xuất hiện Mẫu trong chùa, theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền khoảng thế kỉ XVI-XVIII Người ta đi chùa vừa để lễ Phật vừa để cúng Mẫu Nhiều khi điện Mẫu trong chùa đã tạo nên không khí "ấm cúng", nhộn nhịp hơn cho các ngôi chùa làng Một số các vị tăng ni có "căn quả" cũng trở thành tín đồ của Đạo Mẫu Ngày nay, ở hầu hết các ngôi chùa có điện Mẫu ở Miền Bắc đều thường xuyên diễn ra nghi lễ Hầu đồng

Hầu đồng - Chầu văn trong Đạo Mẫu là một di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo Nghi lễ Hầu đồng – nghi thức đặc trưng của thờ Mẫu trong đạo Tam phủ, Tứ phủ có thể coi là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa tâm linh đậm tính dân gian trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Sự tồn tại của Đạo

Mẫu là gắn với nghi lễ lên đồng và ngược lại Trong nghi lễ lên đồng đã hội tụ nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật tiêu biểu khác nhau:

Nghệ thuật trang trí, trang điểm thể hiện qua việc cắm hoa, sắp xếp đồ lễ, may mặc trang phục, trang điểm cho các ông bà đồng trước mỗi giá đồng. Công việc này thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra không phải ai cũng có thể làm tốt được Thường các con nhang đệ tử đều là những người khéo tay, có con mắt thẩm mỹ Đặc biệt là đối với các hầu dâng, trong khuôn khổ một vấn hầu, sự nhanh tay nhanh mắt, khéo léo của họ trong việc trang điểm cho ghế đồng cũng góp phần quan trọng làm nên sự thành công và hấp dẫn của vấn hầu Trước hết, lễ vật được bài trí lịch sự, tao nhã, màu sắc hấp dẫn; các thanh đồng được hóa trang đẹp đẽ trong các bộ trang phục lộng lẫy… sẽ mang lại niềm tự hào, hân hoan cho bản hội và niềm hứng khởi cho cả những người tham dự.

Về phương diện nghi lễ, nơi có đền phủ thờ Mẫu Tam phủ,Tứ phủ thì có diễn xướng Hầu bóng Về diễn xướng nghi lễ Hầu Bóng đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới Đó là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các thần linh vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm cầu sức khoẻ, tài lộc , đó là một dạng thức của Shaman giáo, tồn tại ở nhiều nước trên thế giới Để thực hiện nghi thức mang tính Shaman này, nó đã sản sinh và tích hợp các hiện tượng văn hoá nghệ thuật, như hát căn và nhạc chầu văn, múa thiêng…tạo nên một thứ sân khấu tâm linh, tượng trưng cho sự tái linh và hiện diện của thần linhTam phủ, Tứ phủ thông qua thân xác các ông đồng, bà đồng Tuy các ông bà đồng thực hành nghi thức này theo một mô thức quy định chung nhưng dường như mỗi người lại có những phong cách riêng không ai giống ai Về đại thể người ta phân thành hai dạng là “đồng tỉnh” (tạm hiểu là đồng biểu diễn – người lên đồng trong trạng thái tỉnh táo) và “đồng mê” (tạm hiểu là trình diễn trong trạng thái bị thôi miên không làm chủ được hành động, lời nói, cử chỉ của mình) Dù ở trạng thái nào thì người lên đồng cũng đều thực hiện đầy đủ các thủ tục nghi lễ theo quy định của một giá đồng Sự có mặt của nghi lễ lên đồng đã góp phần duy trì tự giác một loại hình diễn xướng dân gian lâu đời của người Việt trong một đời sống xã hội đã có nhiều biến đổi theo xu hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay Thông qua nghi lễ lên đồng mà văn hóa cổ truyền Việt Nam đã được trình diễn từ phục trang, âm nhạc cho đến tích truyện…Chính vì vậy, nghà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh với những tâm huyết nghiên cứu với Đạo Mẫu đã đánh giá : ”Đạo Mẫu và các hình thức Hầu đồng đều ẩn chứa những giá trị văn hoá nghệ thuật rất phong phú Đó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, đó còn là các hình thức văn học truyền miệng, diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc Nghi lễ Hầu đồng của Đạo Mẫu đã kết tinh, chắt lọc tạo nên một không gian tâm linh hàm chứa sự uy nghi, sang trọng, tràn ngập niềm vui và nét đẹp hình thức sân khấu tâm linh, một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống Việt Nam Chúng tôi tin rằng Đạo Mẫu - Hầu đồng sẽ được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại!”

1.2.2 Đặc điểm tạo hình Tứ vị Thánh Mẫu

1.2.2.1 Đặc trưng màu sắc trang phục Đạo Mẫu Việt Nam là loại hình tín ngưỡng mang bản sắc Việt Nam rõ rệt Có 3 dạng thức thờ Mẫu đặc trưng ở cả 3 miền: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam

Bộ chứa đựng những sắc thái địa phương riêng biệt Song mô hình thờ tổng quát, đầy đủ nhất là tục thờ Mẫu ở Bắc Bộ Hệ thống các vị thần linh trong Đạo Mẫu được phân chia theo cả chiều dọc và chiều ngang, chiều dọc phân theo quyền uy của các vị thần thánh, chiều ngang được phân theo miền (còn gọi là phủ) trong khái niệm về vũ trụ quan của người Việt cổ Có bốn miền vũ trụ tương ứng với 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người : Trời

(Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thủy phủ) và Rừng núi (Nhạc phủ) Mỗi miền có một bà mẹ (Thánh Mẫu ) cai quản Dưới các vị Thánh Mẫu là các vị Thần linh khác như: Quan lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng, các Cô, các Cậu, Quan Ngũ hổ, Lốt (Rắn thần) Các vị này cùng phù tá, trợ giúp việc cho Mẫu Về mặt số lượng, có thể thống kê được 60 vị thần linh, tuy nhiên số lượng này không cố định do tính chất địa phương hóa có thể thêm bớt một số vị và có xu hướng phát triển thêm Trong phạm vi luận văn mỹ thuật ứng dụng, chúng tôi mong muốn tìm ra những nét đặc trưng cơ bản nhất của hình tượng nhân vật của Đạo Mẫu để phù hợp với đề tài thiết kế ở chương sau nên dưới cái nhìn tổng quát, chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm tạo hình chung về mặt phục trang của Bốn phủ (Thiên, Địa, Thủy, Nhạc) gắn với bốn vị thánh Mẫu: Mẫu Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Địa phạm vi thờ Mẫu vùng Bắc Bộ.

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ĐẠO MẪU TRONG BÌA TRANH TRUYỆN THIẾU

Truyện cổ tích, thần tích về những nhân vật Đạo Mẫu thường ngắn, mang màu sắc dân gian, chứa đựng sự huyền bí, bay bổng mà lại có những chi tiết cụ thể, đời thường Nội dung truyện mang nhiều giá trị nhân văn, đạo đức, giáo dục Chính vì vậy, những truyện này ngày nay thường được chọn kể bằng hình thức tranh truyện cho thiếu nhi Đã có rất nhiều tác phẩm tranh truyện kể lại những sự tích, thần tích đó bằng nhiều vẻ đẹp tạo hình khác nhau Nhiều tác phẩm đặc sắc đã làm nên tên tuổi của người họa sĩ gắn bó với sự thành công và tâm huyết vẽ tranh truyện cổ tích cho thiếu nhi Có thể đến những tên tuổi họa sĩ thành công trong lĩnh vực này như : Ngô Mạnh Lân, Mai Long, Tạ Huy Long, Mai Hoa

Chúng tôi chọn lọc một số tác phẩm tranh truyện đã lấy đề tài từ những hình tượng nhân vật Đạo Mẫu để nghiên cứu phần thiết kế bìa sách Nếu như tranh truyện cổ tích có rất nhiều các hoạt cảnh hoặc các sự vật khác nhau như Cây tre trăm đốt, Cây khế, Của thiên trả địa, Cứu vật vật trả ân thì những hình tượng cổ tích có trong Đạo Mẫu đều là những nhân vật cụ thể Trong đó, nổi bật lên là hình tượng nhân vật Tứ Bất Tử trong dân gian với những thần tích đặc biệt Trong tư duy của người Việt, con số bốn này mang tính ước lệ và có ý nghĩa lớn Với Đạo Mẫu số 4 là tương ứng 4 miền với 4 phủ, 4 cõi Ngoài ra, Tứ (bốn) là một hằng số được dùng để khái quát về một phạm trù nào đó Ví dụ: Tứ trấn, An Nam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý,Mỗ-La-Canh-Cót tứ danh hương v.v Và việc chọn lấy 4, trong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáo nhất và có tính thời đại Trong tâm thức dân gian, Tứ bất tử của Việt Nam gồm: Thánh Tản Viên,Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh Tuy nhiên,theo một số ghi chép cổ, ngoài 4 vị Thánh này, còn có sự xuất hiện của Thánh

Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không Những tác phẩm này đều được một số nhà xuất bản chọn lọc nằm trong bộ sưu tập như: Bộ tranh truyện lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng (2013) , Truyện cổ tích Việt Nam hay nhất của Nhà xuất bản Kim Đồng (2013), Truyện cổ nước Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng (2012), Tranh truyện lịch sử Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng (2012), Tranh truyện dân gian Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng

(2013), Truyện cổ tích Việt Nam hay nhất của Nhà xuất bản Kim Đồng

(2012), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của của Nhà xuất bản Đông A (2013) ( xem H 1.9)

Một cuốn truyện tranh thường có sự kết hợp của nhiều tác giả: Tác giả vẽ minh họa đóng vai trò chính yếu, tác giả biên soạn lời, tác giả trình bày bìa, tác giả trình bày chung Phần lớn các cuốn truyện tranh này phần bìa được chịu trách nhiệm thiết kế riêng Phần bìa với những kết cấu đặc trưng : Bìa chính: Tên tiêu đề bộ sưu tập trên cùng, ví dụ: Tranh truyện dân gian Việt Nam; Tên truyện được bố cục chữ lớn và rõ nhất; Phần hình ảnh minh họa bìa, Phần logo của Nhà xuất bản được in nhỏ nằm dưới cùng Chất liệu của bìa thường là bìa mềm để phù hợp với nội dung ngắn của truyện, đồng thời phát hành với giá rẻ, với số lượng tái bản nhiều Kích thước của những cuốn truyện này thông thường là kích thước nhỏ Với một số bộ truyện thành công, nhà xuất bản sẽ phát hành thêm bản bìa cứng hoặc song ngữ hoặc với kích thước lớn hơn Phần bìa phụ (bìa lót) kết cấu bao gồm: tên bộ sưu tập truyện cỡ chữ nhỏ, tên truyện chính in cỡ chữ lớn và nổi bật nhất, dưới đó là tên những tác giả chính tạo nên tác phẩm, là tên tác giả vẽ minh họa, tên tác giả biên soạn lời được in như một thành phần chú thích và một số thông tin liên quan tới cuốn truyện như các thành phần chịu trách nhiệm xuất bản và các thông tin về nhà xuất bản, những thành phần này có thể in tại bìa phụ đằng trước hoặc phụ đằng sau Ngoài ra, trang bìa phụ thường có thêm hình minh họa nhỏ nhằm tăng vẻ sinh động Với đặc thù truyện tranh thiếu nhi, với số lượng in chính là những bản bìa mềm, sách được đóng ghim hoặc dán keo, những cuốn truyện này đa phần không có phần áo bìa, hoặc gáy sách Những thành phần phụ này chỉ xuất hiện khi bộ sưu tập được đóng gói trọn bộ hoặc phát hành bản bìa cứng đặc biệt. Đặc điểm chung của những cuốn truyện này là bìa sách thường được thiết kế với phần hình ảnh minh họa nổi bật, trực quan Nhân vật chính rõ nét, trung tâm với những đặc điểm cụ thể, động tác hướng lên phía trên với những hình ảnh lãng mạn, kỳ ảo; Ví dụ: Thánh Gióng cưỡi ngựa, tay cầm những bụi tre, Phùng Hưng với cảnh đánh nhau với hổ, Sơn Tinh với những ngọn núi hùng vĩ Đó là những hình minh họa đặc trưng nhất của nhân vật được chọn làm hình ảnh cho trang bìa Việc sử dụng phương pháp hình ảnh này cho trang bìa thường tạo được hình ảnh nhất quán với nội dung bên trong, giúp độc giả nhận được những tín hiệu ban đầu về cốt truyện để có sự hình dung, khơi gợi sự hấp dẫn bên trong cuốn truyện Chính vì vậy, thủ pháp minh họa của người họa sĩ vẽ tranh trở thành linh hồn của nội dung truyện Chính nhờ những thủ pháp này, những hình ảnh đã được khai thác để gợi mở trí tưởng tượng bay bổng của độc giả trẻ em, xây dựng thế giới quan màu sắc trong tâm hồn các em.( xem H 1.10)

Trong cuốn Công chúa Liễu Hạnh, (xem H1.11) hình tượng Công chúa Liễu Hạnh được vẽ theo thủ pháp ước lệ, với những đường nét mạch lạc, mảng phân chia rõ ràng, động tác sinh động và đầy mạnh mẽ khơi gợi tính cách quyết liệt với nhiều quyền năng thần thánh Trang bìa được nhấn mạnh vào hình ảnh và nhân vật gây ấn tượng lớn, trở thành mảng chính của bố cục, do vậy, phần chữ tên truyện được thiết kế khiêm tốn và giản dị, các thành phần chữ phụ được đưa vào như những chi tiết tạo vẻ hài hòa và sinh động cho bố cục chung Trong cuốn Chuyện ông Gióng (xem H1.12), hình tượng ông Gióng được miêu tả như một dũng sĩ trong không gian long trời lở đất với màu sắc của nền rực rỡ màu lửa và khói mây, nhân vật mặc bộ giáp sắt cùng với ngựa sắt màu xám chì tràn đầy sức mạnh Thủ pháp minh họa cách điệu nhưng vẫn giữ dáng vẻ tả thực Nằm trong bộ truyện tranh dân gian Việt Nam của Nhà xuất bản Kim Đồng nên cấu trúc bìa của truyện có định dạng chung của bộ sưu tập Nền màu có hoa văn chìm theo phong cách cổ, hình minh họa chớnh được nằm trong khung, chiếm ắ trang bỡa; tiờu đề của bộ sưu tập nằm trên cùng với dải băng cách điệu, dưới là tiêu đề tên truyện in nổi bật trên nền trắng, logo nhà xuất bản nằm dưới góc phải trang bìa Định dạng bìa đồng nhất này có ưu điểm độc giả dễ nhận biết bộ sưu tập khi nằm trên kệ sách. Độc giả có thể so sánh các hình tượng nhân vật với nhau trong cùng bộ sưu tập Trong cuốn Trần Hưng Đạo, (xem H2.13) nằm trong bộ Tranh truyện lịch sử Việt Nam 2012 (in lần thứ 5) của Nhà xuất bản Kim Đồng thì cấu trúc bìa lại mang dáng dấp khá nghiêm túc Màu nền chính của bìa tạo một sự trầm mặc kính cẩn Hình minh họa của trang bìa được nổi bật, đóng khung tạo khối ảo Phần minh họa nhân vật Trần Hưng Đạo có tính ước lệ cao nhưng nhấn mạnh chi tiết vào gương mặt thể hiện thần thái và những suy tư của đặc điểm nhân vật lịch sử Phần chữ thiết kế cân đối theo trục dọc kết hợp với phong cách trình bày giản lược khiến cho cuốn truyện mang một vẻ nghiêm túc và xưa cũ Cuốn truyện Ngô Quyền cũng nằm trong bộ truyện này cũng với một phong cách như vậy, hình ảnh tập trung vào hình minh họa được nằm riêng biệt và tập trung trên trang bìa Màu sắc của bộ truyện này mang sắc thái nghiêm túc với tông màu lạnh, tạo một cảm giác về câu chuyện có tính lịch sử và mang nhiều định hướng giáo dục Bên cạnh đó, bộ tranh truyên lịch sử

2013 lại có định dạng thiết kế bìa với màu sắc tươi tắn rực rõ hơn, cũng cấu trúc bố cục đăng đối theo chiều dọc nhưng thay đổi các tỉ lệ nhiều hơn với phần minh họa lớn, có không gian Phần minh họa vẫn rất đặc trưng nhân vật trung tâm, tính cách rõ nét Ví dụ: truyện Phùng Hưng- Bố cái Đại vương là cảnh Ngài chiến thắng hổ dữ, thần thái dũng mãnh kiên cường, truyện Ỷ Lan-

Cô gái hái dâu nổi bật hình tượng nhân vật nguyên phi nổi tiếng trong lịch sử với tài trị quốc giúp vua, đôi mắt sáng quyết đoán nổi bật cùng áo choàng đỏ.(xem H 1.14)

Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu một cách tổng quan về đạo Mẫu Việt Nam Luận văn đã đưa ra được đặc điểm tạo hình cơ bản của những nhân vật Đạo Mẫu Để tìm được những đặc điểm này, luận văn đã nghiên cứu về lịch sử hình thành Đạo Mẫu từ thưở sơ khai từ thờ Nữ thần, đến Mẫu thần, cùng với sự chọn lọc và tiếp biến văn hóa của Đạo giáo Trung Hoa đến khi trở thành 1 tín ngưỡng bản địa có hệ thống, mang đậm màu sắc dân gian của dân tộc Việt Nam ta Đó là sự kết tinh từ tâm hồn người Việt mang đậm tư duy của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, coi những yếu tố tự nhiên như trời, đất, nước, rừng trở thành hình tượng thần linh bảo trợ cho cuộc sống. Đó là sự hồn hậu trong tính cách người Việt đã lấy hình tượng người phụ nữ, người Mẹ với những đức tính tốt đẹp nhất để tôn thờ và làm chỗ dựa tinh thần Đó là tinh thần yêu nước, ý thức hướng về nguồn cội của người Việt được bộc lộ qua việc tôn thờ các vị Thánh có danh tiếng, có công trạng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Khởi nguồn từ những giá trị cao đẹp, những hình tượng của Đạo Mẫu đã đi vào nghệ thuật dân gian với vẻ đẹp rất hồn hậu Và những truyện dân gian đẹp đẽ này ngày nay thường được chọn kể bằng hình thức tranh truyện cho thiếu nhi Tư duy và quan niệm của người Việt đã mang lại cho những hình tượng nhân vật của Đạo Mẫu những màu sắc rực rỡ, những bộ trang phục đặc sắc, những đường nét tạo hình tuyệt đẹp trong các tác phẩm mỹ thuật cổ cũng như trong các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Luận văn đã tìm thấy mối liên hệ giữa đề tài Đạo Mẫu với những sản phẩm truyện dân gian thiếu nhi đã được ứng dụng thành công Đó là những tác phẩm tranh truyện và bìa sách, đã xây dựng được những hình tượng đẹp đẽ, phát huy trí tưởng tượng bay bổng trong tâm hồn thiếu nhi, góp phần ca ngợi bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ BÌA SÁCH THIẾU NHI

TÂM LÝ VÀ NHẬN THỨC CỦA ĐỐI TƯỢNG THIẾU NHI

Độ tuổi thiếu nhi được xác định từ 7 đến 11 tuổi là giai đoạn trẻ em bắt đầu theo học Tiểu học, hoặc còn gọi là Phổ thông cơ sở cấp 1 Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã khá phát triển, trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy tổng hợp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngữ nghĩa và hành vi

Tri giác của học sinh ở đầu tuổi tiểu học thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )

Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận

So với trẻ mầm non, độ tuổi tiểu học đã có trí tưởng tượng phong phú hơn nhờ đã có bộ não phát triển hơn và có vốn kinh nghiệm dày dặn hơn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Chính vì vậy, giáo dục trẻ giai đoạn này cần phải chú trọng phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức của mình một cách toàn diện.

Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này cần được phát triển bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.

Sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học: Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Trẻ lúc này chỉ quan tâm ðến những môn học, giờ học có ðồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.

Về trí nhớ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học ; Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Giai đoạn lớp 4, lớp 5 sự ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em Ở lứa tuổi này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.

Nói tóm lại, giai đoạn bước vào cấp1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môi trường thay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút Chuyển từ hiếu kỳ,tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá.Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật,nền nếp, chấp hành nội quy học tập Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết, Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học.

Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học: Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều)

Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.

Giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần sự khéo léo, tế nhị; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư.

Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học: Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ

Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình.

NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ BÌA SÁCH THIẾU NHI

Bìa sách là một ấn phẩm thuộc ngành đồ họa ứng dụng Bìa sách là một bộ phận quan trọng của sách, có thể coi là “bộ mặt” của sách Bìa sách tạo ấn tượng đầu tiên với độc giả, giúp độc giả có thể nhận được những tín hiệu về nội dung cuốn sách, kích thích trí tưởng tượng của độc giả, tạo cảm hứng cho độc giả Mặt khác, công năng của bìa sách chính là bảo vệ cho những trang sách bên trọng Do vậy, một sản phẩm sách phải có kết cấu bìa tốt, phù hợp với độ dày của những trang sách, giữ được sách lâu bền Sự kết hợp hài hòa và thống nhất giữa nội dung bên trong sách hấp dẫn, lôi cuốn với một hình thức trình bày đẹp sẽ làm tăng giá trị cho cuốn sách.

Bìa của một cuốn sách có thể chiếm tới 50% trong việc tạo ra sức tiêu thụ của sản phẩm, phải tạo ra được một ấn tượng mạnh đối với thị giác Nó phải mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh thần của tác phẩm thông qua sự cảm nhận tinh tế của người thiết kế Bìa cuốn sách là nơi người họa sĩ trình bày kiến thức và tình cảm của mình, đó là “phần chìm” Còn “phần nổi” của bìa sách là phải bắt mắt, khiến cho người đọc chú ý ngay tới cuốn sách khi họ chìm trong mênh mông sách ở một hiệu sách nào đó Bìa sách giống như cánh cửa đẹp của một ngôi nhà Nó cho ta cảm giác muốn bước vào và khám phá Điều đó khiến cho trên thị trường, cùng một cuốn sách có tới ba, bốn hình thức bìa khác nhau, cạnh tranh lẫn nhau Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc, người từng có rất nhiều bìa sách được trao giải thưởng sách đẹp hàng năm cũng khẳng định tính chất sáng tạo của bìa sách Theo ông, mỗi bìa sách là một

“tác phẩm nghệ thuật” Họa sĩ Văn Sáng ngoài việc khẳng định giá trị riêng của bìa sách cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ khăng khít giữa nội dung và bìa sách Theo ông: “Bìa mang đến cho công chúng một thông điệp, một cảm xúc, một chỉ dẫn về cách tiếp cận tinh thần tác phẩm Một bìa sách chuẩn đáng được coi như một tác phẩm độc lập” Bìa sách có giá trị tự thân, phần nào quyết định đến hứng thú mua sách của công chúng, nhất là những bìa sách do các họa sĩ uy tín thiết kế Với bìa sách, khía cạnh thu hút độc giả có tầm quan trọng lớn nhất Mỗi bìa sách còn phụ thuộc vào trình độ và gu thẩm mỹ của họa sĩ thiết kế, cũng như khâu lựa chọn họa sĩ của mỗi nhà xuất bản. Nhưng nhìn chung, với một độc giả có kinh nghiệm, những yếu tố được quan tâm trước hết lại không phải bìa sách mà là tên tác giả Có điều, chỉ một số lượng nhỏ độc giả thực sự có hiểu biết và quan tâm để có lựa chọn nhanh chóng và đúng đắn Do vậy, có một thực tế là lượng công chúng đến với sách từ bìa sách là rất đáng kể Có thể nói, bìa sách là bao bì cho sách và do đó cần truyền đạt một thông điệp hoàn chỉnh trong một cái nhìn đầu tiên.

2.2.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của bìa sách

Bìa sách vốn có lịch sử lâu đời, gắn liền với với lịch sử của sách Hình thức đầu tiên của sách là các tấm đất sét được khắc chữ được người Sumer, người Babylon và người vùng Lưỡng Hà cổ xưa sử dụng Hình thức gần gũi hơn với sách ngày nay đó là các cuộn sách (book roll) hay các cuộn giấy (scroll) của người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại

Các cuộn sách dài được chia nhỏ thành các cuộn ngắn hơn, và cùng được bảo quản trong một vật đựng Các cuộn giấy được bao bọc lại và gắn nhan đề, tên tác giả. Ở châu Á dạng sách ra đời sớm nhất là những thanh tre hoặc thanh gỗ được buộc với nhau bằng dây Một dạng sách sơ khai khác là các mảnh lụa hoặc giấy, trộn lẫn giữa vỏ cây và cây gai dầu do người Trung Quốc phát minh vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên Ban đầu, các mảnh này được viết trên một mặt bằng bút sậy hoặc bút lông và được quấn quanh một thanh trục để tạo thành cuộn Về sau, người ta còn gấp chúng theo kiểu đàn ác cóc (accordion) và nối một đầu lại để tạo thành sách Cuốn sách lại được dán vào một hộp bao giấy mỏng hoặc bọc vải. Đến thời Trung cổ, bìa sách có ý nghĩa như sản phẩm bảo vệ những trang sách quý giá, đồng thời được coi là một là một sản phẩm mỹ nghệ trang trí Sách thời Trung cổ có bìa làm bằng gỗ, thường được gia cố thêm bởi một vấu lồi bằng kim loại và được gắn vào các móc Nhiều bìa sách được đóng bằng da, đôi khi được dát vàng, bạc, men sứ hoặc đá quý Những cuốn sách đẹp đẽ này thực sự là những tác phẩm nghệ thuật, được những người chép thuê chuyên nghiệp, các hoạ sĩ và những nhà kim hoàn tạo ra vào cuối thời Trung cổ Sách rất hiếm và quý giá; chúng được đặt mua bởi một tỷ lệ rất nhỏ những người trong xã hội có tiền và biết đọc Ví dụ: Trang bìa bằng ngà voi của các sách Phúc Âm Lorsch, Bảo tàng Victoria và Albert ( xem H2.1) Đến hàng trăm năm sau ở phương Tây, bìa sách vẫn là một vật phẩm bảo vệ những trang sách đắt tiền, làm bằng tay, và không thông dụng

Sự thay đổi lớn vào năm 1820, với sự ra đời của những máy móc trợ giúp, vải và giấy đã được sử dụng để sản xuất bìa sách với chi phí rẻ hơn rất nhiều Sau đó, không chỉ rẻ hơn về chi phí, bìa sách cũng đã có thể in được nhiều màu bằng kỹ thuật in thạch bản và có sự tham gia của những hình minh họa đơn sắc (half-tone illustration) Kỹ thuật mượn từ poster của nghệ sĩ thế kỷ mười chín dần dần thâm nhập vào ngành công nghiệp sách, cũng như việc hành nghề thiết kế đồ họa Trang bìa cuốn sách không chỉ là chức năng bảo vệ cho các trang, mà còn tham gia vào chức năng quảng cáo, và trao đổi thông tin về các văn bản bên trong.

Các phong trào nghệ thuật đầu thế kỷ 20 cũng đã tạo nên một sự kích thích đối với sự phát triển hiện đại của các mẫu bìa sách Một số thiết kế bìa hoàn toàn hiện đại lần đầu tiên được sản xuất tại Liên Xô trong những năm

1920 bởi Alexandr Rodchenko và El Lissitzky.( xem H2.2)

Trong thời kỳ hậu chiến tranh, bìa sách đã trở nên cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp phát hành sách với tính cạnh tranh thương mại Bìa sách đưa ra gợi ý chi tiết về phong cách, thể loại và chủ đề của cuốn sách, thậm chí thiết kế đẩy đến giới hạn với hy vọng thu hút sự chú ý để bán hàng. Sách còn được thúc đẩy tăng doanh số bán hàng bằng việc phát hành các phụ kiện kèm theo Điển hình là cuốn truyện thiếu nhi Harry Porter (xem H2.3) Cuối những năm 1990, một số công ty đã giới thiệu loại sách điện tử, còn gọi là e-book Các thiết bị tin học này hiển thị văn bản của sách trên một màn hình nhỏ được thiết kế để có thể đọc một cách dễ dàng Sách điện tử được thiết kế đặc biệt, với trọng lượng nhẹ, cho phép dễ dàng mang theo. Nhiều loại sách điện tử còn có thêm một chiếc bút công nghệ cao để người đọc có thể đánh dấu hoặc ghi chép lên văn bản Những người kinh doanh sách và các nhà xuất bản bán sách điện tử qua mạng internet dưới dạng các tệp máy tính Thời đại của bán hàng qua internet đã không hề giảm đi tầm quan trọng của bìa sách, vì nó bây giờ tiếp tục vai trò của mình trong một hình thức kỹ thuật số hai chiều, giúp xác định và quảng bá sách trực tuyến.

2.2.2 Kết cấu của bìa sách

Về chất liệu, bìa sách có hai loại: Bìa cứng và bìa mềm Bìa cứng (hardcover , hardback , hardbound) là loại bìa có kết cấu bảo vệ cứng, thường là giấy các-tông bọc vải (cardboad), giấy nặng (heavy paper), vải thô hồ cứng(buckram) hoặc bằng chất liệu da Cuốn sách bìa cứng thường được in trên giấy không có axit , và bền hơn nhiều so với sách bìa mềm Cuốn sách bìa cứng có xu hướng chi phí nhiều hơn so với phiên bản bìa mềm của cuốn sách.Phiên bản bìa cứng của cuốn sách phổ biến thường được dành riêng cho các tác giả người (hoặc dự kiến sẽ được) thành công, tuy nhiên, nhiều cuốn sách học thuật thường chỉ được công bố trong ấn bản bìa cứng.

Việc sản xuất bìa cứng là một quá trình có lịch sử riêng, được gọi là Thuật đóng sách (Bookbinding) Quá trình này được coi là một nghệ thuật, bao gồm các kỹ thuật từ nhiều nền văn hóa và văn minh Từ quá trình này, một cuốn sách được nâng lên trở thành một tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đã trở thành một trong những thành tựu của nhân loại, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hóa Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi không nghiên cứu sâu vấn đề này và sẽ đề cập tới trong một công trình nghiên cứu khoa học khác Tuy vậy, quá trình này là một thành phần không thể thiếu trong nghệ thuật thiết kế bìa sách mà chúng tôi muốn nhắc tới (xem H 2.4)

Bìa cứng thường đi kèm với bìa "áo khoác", một lớp bìa mỏng bên ngoài cùng Trên phần gấp lại trên lớp bìa trước này nói chung là một lời giới thiệu , hoặc một bản tóm tắt của cuốn sách, phần gấp sau là nơi mà các tiểu sử của tác giả hoặc tranh minh họa

Cuốn sách với bìa mềm (softback, softcover) có mục đích giảm giá thành và phổ biến hơn với công chúng Thông thường sách bìa mềm được gắn kết bằng keo, không đóng gáy và khâu phức tạp như bìa cứng Thời kỳ đầu thế kỷ 19, những cuốn sách có bìa mềm thường gắn liền với ý nghĩa sách "rẻ tiền" như hình thức tờ rơi hoặc tiểu thuyết giải trí mang ít giá trị.

Ngày nay, sách báo hiện đại với bìa mềm được coi là sách của thị trường đại chúng hoặc sách thương mại Phiên bản bìa mềm của cuốn sách được phát hành khi một nhà xuất bản quyết định phát hành một cuốn sách trong một định dạng chi phí thấp ví dụ nhiều tiểu thuyết hoặc phiên bản mới, hoặc sách tái bản Đối với các nhà xuất bản ngày nay, việc phát hành một ấn phẩm với bìa cứng hay bìa mềm cùng với những thời điểm riêng biệt đã trở thành một chiến lược bán hàng và quảng bá nhằm đem lại doanh số cũng như thành công, tên tuổi của ẩn phẩm. Đặc biệt trong lĩnh vực truyện tranh, thể loại truyện này đã trở một loại hình sách thương mại bìa mềm điển hình Các tác phẩm này được in tái bản bìa mềm với khối lượng lớn, có thể coi như các bộ sưu tập Các nhà xuất bản đôi khi phát hành bộ sưu tập phổ biến đầu tiên trong một hình thức bìa cứng, theo sau là một tháng bìa mềm thương mại Ví dụ như Marvel Comics ' Bí mật chiến tranh và DC Comics ' Watchmen và nhiều tác phẩm khác.

Nội dung của bìa chính thường là: Đối với tiểu thuyết, tiêu đề cuốn tiểu thuyết bằng chữ lớn, tên tác giả, khẩu hiệu và biểu tượng của nhà xuất bản (trong góc).

Bìa áo khoác nội dung có thể thường là: Đối với tiểu thuyết, bao gồm một văn bản giới thiệu cung cấp cho một gợi ý của câu chuyện một cách hấp dẫn hoặc một bức tranh minh họa

GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BÌA SÁCH VÀ MINH HỌA TRUYỆN THIẾU NHI “SỰ TÍCH BÀ CHÚA THƯỢNG NGÀN”

HÌNH TƯỢNG BÀ CHÚA THƯỢNG NGÀN

3.1.1 Sự tích Bà Chúa Thượng Ngàn

Sự tích về Bà Chúa Thượng Ngàn được chọn lọc trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của nhà nghiên cứu văn hóa , giáo sư Nguyễn Đổng Chi, được truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

Bà Chúa Thượng Ngàn (Mẫu) là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mỵ Nương, con gái vua Hùng).

Khi còn trẻ, Mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng Trong địa hạt mà Tản Viên Sơn Thánh cai quản, Ngài đã dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dữ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước Rồi dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh Ngài cũng thường dùng các vị Sơn thần, Tù trưởng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi được rất nhiều điềụ Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Bình cũng biết, cũng giỏi Những khi Sơn Thánh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì

La Bình thường được cha ủy nhiệm đi thaỵ Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.

Các Sơn thần, Tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh chủ tướng Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọ người, mà còn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cây cỏ hoa lá đến hươu nai chim chóc

Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế, về trời, trở thành hai vị thánh bất tử, thì Ngài cũng phong La Bình là Công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam ta Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, Thượng Ngàn công chúa vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình Ngài bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhaụ Dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét Ngài dạy bảo con người cũng thật chu đáo, tỉ mỉ Những gì cha Ngài đã dạy, Ngài đều đem ra áp dụng Khi tiếp xúc với các Tù trưởng, Ngài cũng học thêm ở họ được nhiều điềụ Thế là Ngài lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mãi Ngài cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha Ngài chỉ mới bắt đầụ Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết trạm trổ cho thật đẹp đẽ Ở mũi các thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhaụ Cách nấu nướng thức ăn,chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mớị.

Rồi công việc đồng áng, Ngài dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo nếp thơm Trong các con vật nuôi trong nhà, Ngài đem về thêm nhiều giống gia súc mớị Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả Rồi trồng cả những hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về Công lao của Ngài đối với dân chúng thực không kể sao cho hết Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho Ngài thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của Công chúa Thượng Ngàn.

Cùng với nhiều vị thần thánh khác, Công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt Và thật là tự nhiên, khi mọi người đều gọi Ngài là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.

Lịch sử nước Việt từ các thời về trước, đã từng ghi lại các chiến công âm phù lừng lẫy của Ngài Tướng sĩ của nhà Lý đánh quân Tống, tướng sĩ nhà Trần đánh quân Nguyên, đều có Ngài âm phù Các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ Ơn và có sắc thượng phong cho Ngài Lại đến đầu hồi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì giặc Minh kéo đến bao vâỵ Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi Trong đêm tối, Công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh Ánh đuốc thiêng của Ngài, chỉ quân sĩ của ta biết được, còn quân giặc thì không thể nào nhìn thấy. Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của Công chúa Thượng Ngàn,quân ta vẫn ngày một thêm lớn mạnh Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về Từ Chí Linh, quân ta tiến vào giải phóng Nghệ An,Thuận Hóạ Sau đó,với những trận thắng oanh liệt, ở Tốt Động, ở Chi Lăng, và cuối cùng, bao vây bức hàng quân giặc ở Đông Quan,đã giải phóng hoàn toàn đất nước.

Sau chiến thắng vẻ vang, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi, viết bản Bình Ngô đại cáo, tổng kết lại cuộc chiến tranh Trong bản Bình Ngô có câu: "Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần", là nhắc lại thời nghĩa quân ở núi Chí Linh, tuy gian lao vất vả nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng, vì đã được sự âm phù, che chở của Công chúa Thượng Ngàn.

Công chúa Thượng Ngàn, cũng như bao nhiêu vị thần thánh được mọi người tôn thờ, chính là hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên Ngài có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi từ miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng.Vì vậy, ở nơi nào dân chúng cũng lập điện thờ, thờ phụng Ngài Tuy nhiên, đại bản doanh của Ngài vẫn là vùng núi non và các cửa rừng Những người đi rừng, muốn bình yên, mọi sự tai qua nạn khỏi, thường cầu xin sự che chở, phù trợ của Ngàị Ai muốn săn bắt hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được Ngài chấp thuận

3.1.2 Hình tượng tạo hình của Bà Chúa Thượng Ngàn

Hình tượng Bà Chúa Thượng Ngàn trong dân gian: Qua sự tích trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, hình tượng Bà Chúa Thượng Ngàn ( Công chúa Thượng Ngàn) đã xuất hiện từ thời Hùng Vương, song phải đến khoảng thế kỷ 16 - 17, Đạo Mẫu mới được hình thành và có điện thần với hệ thống nhất định Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hoá thân thành Tam Vị Trong Tam tòa Thánh Mẫu, Ngài là Mẫu Đệ Nhị.

Tranh dân gian về Chúa Thượng Ngàn (xem H3.1)

Bà Chúa Thượng Ngàn chính là hoá thân Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số Tượng thờ Ngài thường mặc áo xanh ngồi cạnh Mẫu Liễu hoặc Bà Chúa Sơn Trang được thờ ở cung riêng là "Động Sơn Trang" Hình ảnh của bà thường được miêu tả qua những khúc hát văn :

"Quyền Chúa bà cai khắp các cửa ngàn, ba mươi sáu động Sơn Trang tung hoành",

Trong văn Mẫu Thượng Ngàn có đoạn viết :

“Khắp đâu đâu nức danh đều biết

Chúa Thượng Ngàn lẫm liệt thần cơ

Tụ Long Bảo Lạc Tam Cờ

Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu

Khắp các châu nức danh thần nữ

Tự Lê triều quốc sử còn ghi

Danh thơm Nam Bắc Trung kì

Bảo dân hộ quốc độ trì tứ phương

Sắc Lê Mại Đại Vương trường trị Đông Cuông từ đích vị danh lam”

Và muôn dân đều trông đợi nơi Thánh Mẫu sự an lành, mạnh khoẻ :

“Hiển thánh tích lưu truyền vạn đại

Sắc tặng phong Lê Mại Đại Vương

Thông minh chính trực khác thường

Ra tay sát quỷ bốn phương thái hoà

Khắp trong nước trẻ già trai gái Đội ơn bà mạnh khoẻ sống lâu

Muôn dân lễ bái kêu cầu

Sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm”

Những hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn, thuộc Nhạc phủ:

Chầu Đệ Nhị là hoá thân của Mẫu Thượng Ngàn, vị Thánh thống soái trong các hàng Chầu, cai quản vùng núi non, sơn cước:

Vốn dòng công chúa thiên thai

Giáng về hạ giới quản cai Thượng ngàn

Quản cai các lũng cùng làng

Sơn tiny cầm thú hổ lang khấu đầu…

Tương truyền Bà là con gái của một gia đình người Mán ở Động Cuông, tỉnh Yên Bái Bà sinh ra lúc bố mẹ đã già, ngoài 50tuổi Từ nhỏ Bà chỉ làm việc thiện, không lấy chồng Sau khi mất, Bà hiển linh luôn cứu giúp dân lành, nên được nhiều nơi lập đền thờ cúng, không ai ngồi đồng mà Bà không giáng Khi giáng bà mặc sắc phục Mán, màu xanh đặc trưng cho Nhạc phủ. Trong Bách thần lục, thần tích của Chầu Đệ Nhị lại đồng nhất với thần tích của Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở vùng Bắc Lệ, Lạng Sơn.Đó chính là công chúa La Bình,con gái của Sơn Tinh, được phong là Thượng Ngàn công chúa, cai quản 81 của rừng ở cõi Nam Giao Thuộc Nhạc phủ với Chầu Đệ Nhị còn có Chầu Lục và Chầu Bé Chầu Lục gốc người Nùng ở Hữu Lũng(Lạng Sơn), Chầu Bé được thờ thành đền riêng ở Bắc Lệ(Lạng Sơn) Còn Chầu Mười gốc người Thổ,tương truyền đã có công giúp Lê Lợi đánh tan quân Liễu Thăng, trấn ải vùng Đông Bắc nước ta:

Gặp thời Thái Tổ khởi binh

Theo vua diệt giặc Liễu Thăng hàng đầu

Vua sai trấn giữ các châu

Khắp hoà Xứ Lạng địa cầu giang sơn

Nói chung, các vị Thánh hàng Chầu đều có nguồn gốc người dân tộc ở vùng núi, thuộc Nhạc phủ, dòng Tiên nữ, Khi giáng đồng, các Chầu đều ăn mặc theo trang phục dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường, nhạc chầu văn theo điệu Xá Thượng mang đặc trưng các dân tộc miền núi Cô Đôi là thị nữ của

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Sách được thiết kế trên khổ giấy A5, theo chiều dọc Đây là kích thước phù hợp với một cuốn truyện thiếu nhi, lứa tuổi này có thể cầm sách với kích thước này một cách dễ dàng Mặt khác, nội dung của truyện có số lượng trang không nhiều, do đó trọng lượng của cuốn sách nhẹ Điều này đã dẫn tới phương án kết cấu bìa :

Bìa mềm: được in 4 màu trên nền giấy có bề mặt bóng, dày hơn các trang nội dụng Đây sẽ là định dạng chính của cuốn sách, phù hợp với tiêu chí sách bìa mềm với giá thành rẻ, tái bản nhiều lần.

Bìa phụ: lớp bìa lót nằm trước phần nội dung, đưa ra thông tin về tác giả, và lớp bìa lót nằm sau phần nội dung đưa ra danh sách trong bộ truyện.

3.2.2 Tạo hình nhân vật Chúa Thượng Ngàn Đạo Mẫu chính thức trở thành tín ngưỡng có hệ thống chính thức và phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ16 và 17, do vậy, phạm vi luận văn này lấy hình ảnh tham khảo trang phục phụ nữ Việt Nam thế kỷ 17 để làm nền tảng nghiên cứu ứng dụng.

Tiến sĩ Đoàn Thị Tình với công trình nghiên cứu ‘Trang phục ViệtNam” đã đưa ra những đặc điểm về trang phục của phụ nữ thế kỷ 17:

‘‘ Trong hệ thống tượng chân dung các bà vợ vua Lê Thần Tông (1607 -1660) tại chùa Mật (Đông Sơn , Thanh Hóa), chùa Trạch Lâm (Bỉm Sơn , Thanh Hóa), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh ), ta thấy có những nét chung như: hầu hết đều mặc yếm cổ tròn ở trong cùng. Ngoài yếm là lớp áo cổ nẹp to bắt chéo; vạt bên trái đè lên vạt bên phải, được một dải thắt lưng buộc giữ không cho buông xuống Ngoài cùng là tấm áo thụng mở giữa nếu có nẹp thì nẹp viền hai tà cũng rất rộng, vòng qua cổ chạy xuống đến gấu áo, có trang trí hoa văn hoặc không Tất cả các tượng đều mặc váy, ở tư thế ngồi xếp bằng, các tấm áo đều rộng và dài Một vài tượng đeo vân kiên thêu đẹp Tiếp dưới là những dải vải thêu mũi nhọn , xếp cạnh nhau, thành mấy lớp chờm nối lên nhau phủ kín phần bụng, dài xuống đến đùi người mặc Đều có trang trí hoa văn đẹp Mũ ở mỗi tượng có những khác biệt (có lẽ là để nói lên ngôi thứ) Như mũ của tượng Chính cung Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (chùa Mật ,Thanh Hóa) và tượng của một vài bà hoàng khác, có hình Phật tọa thiền giữa vòng vân mây xoắn bay lên, trong khi ở các tượng khác thì không có Phần đỉnh mũ cũng không giống nhau Dù vậy , tất cả các mũ đều được chạm khắc tinh vi cho ta cảm giác là được làm bằng vàng, đính trân châu bảo ngọc sang trọng Các mũ đều có hai dải lụa từ sau tai buông xuống hai bên vai Trường hợp mũ không có hai dải lụa thì ở tượng ấy có một dải lụa rộng bản buộc lấy búi tóc đỉnh đầu rồi buông xuống cùng mớ tóc dày và dài xõa kín lưng rất đẹp Đồ trang sức không có gì đặc biệt , nếu có cổ tay, hoặc là một chuỗi tràng hạt , có những dây anh lạc đeo trước ngực.’’[28] (xem H3.5)

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cũng đưa ra những hình ảnh sưu tập được về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thế kỷ 17: Mệnh phụ Việt Nam thời

Lê với áo trực lĩnh màu lục, và áo cổ tròn có váy quây bên ngoài (xem H3.6)

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt cũng mô tả về phục trang của phụ nữ thế kỷ 17:

‘‘Những pho tượng các bà hoàng chùa Mật, chùa Bút Tháp và nhiều tượng thờ quý tộc khác quần áo được thiết kế bằng một quan niệm thời trang tinh vi và tỷ mẩn vô cùng, thậm chí không phân biệt được giữa quần áo và trang sức trên người Tất nhiên chúng ta cần phân biệt trạng thái của tượng thờ với sự ăn mặc trong thực tế giản dị hơn nhiều nhất là trong khí hậu nóng ẩm nước ta, nhưng thực sự họ có trang phục như vậy Một bà hoàng thông thường có mũ vàng nạm ngọc với nhiều hình phượng và hoa văn, song các bà đều quy y Phật pháp, nên những chiếc mũ đó được chạm chính giữa đức Phật còn xung quanh là các mây lửa trùm lên cao Từ trong thân thể ra ngoài, các bà mặc yếm, thủy y ( một loại áo cánh mỏng), rồi áo bồ tử như một chiếc đai ngang thân, ngoài cùng là chiếc áo xiêm dài thêu hoa văn, áo bồ tử kết chặt giữa áo thủy y và váy phía dưới Bên ngoài xiêm đôi khi là áo xiêm ngọc ngắn ngang ngực, tức là một vạt áo ngọc trùm qua vai và thường xuống đến ngực, đôi khi kéo đến qua bụng với số lượng ngọc ngà rất lớn Dưới chân các bà đi hài cánh phượng, hay guốc bồ đề cao, cong mũi như mũi thuyền.’’[21] (xem H 3.7)

Từ những nền tảng nghiên cứu văn hóa của các học giả, bản thiết kế đã áp dụng đưa ra hình ảnh của Bà chúa Thượng Ngàn trong trang phục màu xanh lá cây, với áo khoác ngoài nẹp cổ to,cùng có họa tiết vân mây, lượn sóng, đôi chỗ có họa tiết hoa cúc, lớp áo trong vạt trái bên trên vạt phải, thắt lưng buông mềm mại Mũ của ngài được thiết kế giản lược với 2 kiểu tóc búi,tóc rẽ ngôi giữa, hai bên mũ có 2 dải anh lạc bay mềm mại Với hình ảnh Bà chúa khi còn nhỏ, bản thiết kế đưa ra hình ảnh tóc xõa, chân trần, thay vì áo khoác là lớp áo choàng vai có họa tiết, cổ tròn, váy quây tạo; Thắt lưng có ba dải lụa gấm tung bay nhằm tạo ra vẻ sinh động linh hoạt với lứa tuổi nhỏ đồng thời mang dáng dấp gần gũi với người dân thường Với hình tượng trên ngai thờ, bản thiết kế còn đưa ra hình ảnh Bà chúa Thượng Ngàn ngồi cầm quạt, dựa theo hình ảnh của những tranh dân gian với các vân mây lượn sóng để tạo ra không khí trang nghiêm và huyền bí hơn Khuôn mặt của Bà chúa Thượng Ngàn mang một vẻ đầy đặn, khối cằm lớn, mắt to, tai dài, môi nhỏ là những đặc điểm thường được miêu tả trong dân gian là những hình tướng sang qúy.

Do đặc thù là truyện dành cho thiếu nhi, những phương án thiết kế đưa ra đều mang những hình ảnh giản lược, dễ hiểu, sử dụng màu sắc bắt mắt, sặc sỡ để tạo không khí vui tươi sinh động.

- Họa tiết được sử dụng trong phương án thiết kế:

- Rừng núi: Bà chúa Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi ( Nhạc phủ) hình ảnh rừng núi cũng như màu xanh lá cây rất đặc trưng được đưa vào các bản thiết kế Bản thiết kế đã đưa ra một số phương án cách điệu: Rừng núi được cách điệu bằng những hình kỷ hà tam giác, hoặc những mảng nét mang ảnh hưởng của những tranh dân gian.

- Con rắn: Trong Đạo Mẫu, hình ảnh con rắn còn được coi là một vị thần

‘‘Ông Lốt”, trong điện thờ thường được treo 2 bên, trên cao Là biểu tượng của Thuỷ Thần, thường là cặp rắn trắng (Bạch Xà) và rắn xanh (Thanh Xà), linh tượng lưỡng xà nằm vắt ngang phía trên ban thờ Công Đồng Miền rừng núi gắn liền với những loài vật như rắn, hổ, vì vậy, dân gian thường đưa những hình ảnh này có tính chất linh thiêng và đưa vào điện thờ Bản thiết kế bìa sách ‘Sự tích Bà chúa Thượng Ngàn” cũng đưa hình ảnh con rắn với mục làm tăng thêm tính huyền bí của miền rừng núi.

- Mây: Trong tranh dân gian, hình ảnh mây biểu hiện cho tầng cao, linh thiêng, bay bổng, nên hình tượng mây khá phổ biến, được cách điệu thành họa tiết trong phong cảnh, trang phục, tạo không gian Trong phương án ứng dụng này, họa tiết mây cũng được sử dụng để tạo không gian đồng thời áp dụng những nét uốn lượn này vào trang phục, và tạo mảng cho bố cục của bìa sách và tranh minh họa.

- Con hổ: Trong điện thần Đạo Mẫu có thờ Ngũ Hổ, biểu tượng Sơn thần, trấn giữ Ngũ Phương Do vậy, bản thiết kế có sử dụng những đường nét có trong tranh thờ thần Ngũ Hổ để trang trí và minh họa nhưng được giản lược và tạo vẻ mập mạp dễ thương, phù hợp với độc giả thiếu nhi

- Cái quạt: Trong những tác phẩm mỹ thuật cổ, hình tượng Bà Chúa Thượng Ngàn đều cầm quạt, đây là một trong những chi tiết để thể hiện sự điệu đà của người phụ nữ quý tộc Việt, đồng thời tạo vẻ linh thiêng bí ẩn khi che bớt một phần thân người

3.3.3 Quá trình thiết kế bìa sách và minh họa

- Tên truyện: ‘Sự tích Bà Chúa Thượng Ngàn” chia làm 3 phần để tạo bố cục, chữ Sự tích, chữ Bà Chúa, chữ Thượng Ngàn Chữ Thượng Ngàn được chọn làm chữ chính, cần nổi bật nhất, với lựa chọn loại font có chân biến thể, với những nét uốn về phần chân chữ với mục đích liên hệ với họa tiết mây trong tranh cổ, tạo cảm giác cổ xưa.

Ngày đăng: 13/09/2023, 12:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w