1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Các Dự Án Sử Dụng Vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức Không Hoàn Lại (Oda) Tại Ban Quản Lý Các Dự Án Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo.docx

126 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Dự Án Sử Dụng Vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức Không Hoàn Lại (Oda) Tại Ban Quản Lý Các Dự Án Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Tác giả Phạm Thị Hồng Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Hưng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 578,81 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC KHÔNG HOÀN LẠI TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (21)
    • 1.1. Các khái niệm về quản lý dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại (21)
      • 1.1.1. Dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại (21)
      • 1.1.2. Quản lý dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại (27)
    • 1.2. Nội dung quản lý dự án Hỗ trợ phát triển chính thức ODA viện trợ không hoàn lại của Ban quản lý dự án cấp Bộ (34)
      • 1.2.1. Lập kế hoạch triển khai dự án (35)
      • 1.2.2. Thực hiện kế hoạch quản lý dự án (36)
      • 1.2.3. Kiểm tra, giám sát quản lý dự án (39)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ban quản lý các dự án (41)
      • 1.3.1. Các nhân tố thuộc về ban quản lý dự án (41)
      • 1.3.2. Các nhân tố khác (0)
    • 1.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án ODA không hoàn lại (45)
      • 1.4.1. Đánh giá lập kế hoạch quản lý dự án (45)
      • 1.4.2. Đánh giá triển khai thực hiện kế hoạch (45)
      • 1.4.3. Đánh giá kiểm tra, giám sát quản lý dự án (47)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (49)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (49)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (49)
    • 2.2. Thực trạng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại (ODA) của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2019-2021 (56)
      • 2.2.1. Đặc điểm của các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại (vốn ODA) của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (56)
      • 2.2.2. Số lượng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn của các dự án (56)
      • 2.2.3. Tổ chức quản lý dự án ODA không hoàn lại tại Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (59)
    • 2.3. Thực trạng quản lý các dự án sử dụng vốn ODA của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo (60)
      • 2.3.1. Lập kế hoạch triển khai dự án (60)
      • 2.3.2. Triển khai thực hiện quản lý dự án (71)
      • 2.3.3. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý các dự án (89)
    • 2.4. Đánh giá công tác quản lý các dự án (92)
      • 2.4.1. Những thành tựu đạt được (92)
      • 2.4.2. Hạn chế còn tồn tại (93)
      • 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (96)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC KHÔNG HOÀN LẠI TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (49)
    • 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ban Quản lý các dự án giai đoạn 2022-2026 (105)
      • 3.1.2. Mục tiêu (106)
      • 3.1.3. Phương hướng thực hiện (107)
    • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ban Quản lý các dự án giai đoạn 2022-2025 (108)
      • 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản lý dự án (108)
      • 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý dự án (112)
      • 3.2.3. Giải pháp tăng cường cường độ và chất lượng công tác kiểm soát, giám sát quản lý dự án ODA (117)
    • 3.3. Một số kiến nghị (118)
      • 3.3.1 Đối với Chính phủ (118)
      • 3.4.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo (121)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  PHẠM THỊ HỒNG ANH QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC KHÔNG HOÀN LẠI (ODA) CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ QU[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC KHÔNG HOÀN LẠI TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Các khái niệm về quản lý dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại

1.1.1 Dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại

1.1.1.1 Nguồn vốn ODA không hoàn lại a) Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức được gọi tắt là ODA được bắt nguồn từ cụm từ tiếng Anh–Official Development Assistance Có rất nhiều Định nghĩa khác nhau về ODA:

Theo Uỷ ban Viện trợ Phát triển: Viện trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản Viện trợ và cho vay được ưu đãi, được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển, được các cơ quan chính thức của các Chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ.

Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một địa phương, một ngành được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết Hiệp định quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi Công pháp quốc tế.

Theo “Báo cáo hợp tác phát triển năm 1998” của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thì Hỗ trợ phát triển chính thức lại được định nghĩa là các nguồn hỗ trợ cho các nước đang phát triển từ các tổ chức đa phương của các cơ quan chính thức, Chính phủ và chính quyền địa phương hay của các cơ quan điều hành Chính phủ.

Khái niệm về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Theo khoản 19, điều 3,Nghị định 114/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài như sau: Vốn

ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng ODA có những đặc điểm chính:

+ Do Chính phủ một nước hoặc các tổ chức cấp cho các cơ quan chính thức của một nước.

+ Không cấp cho những chương trình, dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ cấp nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ.

+ Tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay.

Tại Việt nam: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một hình thức hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức Chính phủ, các tổ chức quốc tế (UNDP, ADB, WB, IMF ) Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) gọi chung là các đối tác viện trợ hay các nhà tài trợ nước ngoài ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Nam các hoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán. b) Khái niệm nguồn vốn ODA không hoàn lại

Theo Chính phủ (2021), nguồn vốn ODA bao gồm (i) Vốn ODA không hoàn lại; (ii) vốn vay ODA; (iii) vốn vay ưu đãi, cụ thể: a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.

Như vậy: Nguồn vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh; thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng trưởng xanh; đổi mới sáng tạo; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay.

1.1.1.2 Khái niệm dự án sử dụng nguồn ODA không hoàn lại

Dự án có nhiều quan niệm và không có định nghĩa chính thức Có thể hiểu, dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến Dự án được hiểu là “một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay kết quả duy nhất” (Từ Quang Phương, 2005) Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 , Dự án đầu tư phát triển bao gồm: chương trình, dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.

Một số khái niệm cũng cần được tìm hiểu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là dự án đầu tư xây dựng và dự án đầu tư phát triển Đối với dự án đầu tư xây dựng: Trong Luật Xây dựng (2014), dự án đầu tư xây dựng được hiểu là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Quốc hội, 2014).

Theo Viện Quản lý dự án, “Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay kết quả duy nhất” (Viện Quản lý Dự án, 2017).

Nếu xét về mặt hình thức, dự án là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai Nếu xét trên góc độ quản lý, dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế – xã hội trong một thời gian dài.

Nội dung quản lý dự án Hỗ trợ phát triển chính thức ODA viện trợ không hoàn lại của Ban quản lý dự án cấp Bộ

không hoàn lại của Ban quản lý dự án cấp Bộ.

1.2.1 Lập kế hoạch triển khai dự án

Lập kế hoạch cho dự án là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo thực hiện các lĩnh vực quản lý khác nhau khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ

Lập kế hoạch quản lý dự án ODA không hoàn lại các Ban Quản lý dự án chuyên trách cấp Bộ bao gồm kế hoạch về nội dung thực hiện trong kỳ, quy mô nguồn vốn được phê duyệt trong kỳ theo tính chất, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân Trong đó xác định mục tiêu kế hoạch, những công việc cần thực hiện, nguồn lực để thực hiện các công việc, lộ trình thực hiện các công việc, những đơn vị, cá nhân tham gia vào những công việc đó Kế hoạch quản lý dự án tại tổ chức công cấp Bộ có thể là kế hoạch hằng năm, kế hoạch tài chính ba năm hoặc năm năm.

Mục đích của xây dựng kế hoạch quản lý dự án là để cơ quan quản lý chủ động trong việc phân phối, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Trong kế hoạch quản lý dự án cần định hình rõ các mục tiêu chất lượng để hướng tới các kết quả chung của kế hoạch.

* Căn cứ lập kế hoạch triển khai dự án:

Kế hoạch quản lý dự án được lập căn cứ vào các nguồn thông tin dự kiến về kế hoạch ngân sách ODA, ngân sách đối ứng thực hiện dự án trong kỳ, yêu cầu về tiến độ giải ngân trong kỳ của cấp quản lý, thực trạng thực hiện các dự án chuyển tiếp từ kỳ trước và cân đối nguồn lực của đơn vị quản lý Từ đó đơn vị quản lý đề ra các mục tiêu về số lượng dự án mới được phê duyệt, tiến độ thực hiện các dự án mới và cũ, tiến độ giải ngân theo từng giai đoạn. Đối với các dự án nguồn vốn ODA, kế hoạch triển khai dự án cần được căn cứ chặt chẽ vào các văn bản pháp lý cốt lõi của dự án như Hiệp định vay, Văn kiện dự án được phê duyệt,… Từ đó bên cạnh việc làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện còn là căn cứ để thực hiện các thủ tục giải ngân vốn trong kỳ.

* Phê duyệt kế hoạch triển khai dự án tại ban quản lý dự án cấp Bộ:

Kế hoạch quản lý dự án ODA không hoàn lại cần được Chủ dự án phê duyệt, hoặc ủy quyền phê duyệt Đơn vị lập, trình phê duyệt kế hoạch là Ban Quản lý dự án dưới sự tham mưu của các bộ phận chuyên môn thường là những đơn vị tổng hợp thông tin hoặc chịu trách nhiệm về tài chính như phòng Tổ chức, Hành chính hoặc phòng Kế hoạch, Tài chính.

Bên cạnh kế hoạch về tiến độ, giải ngân, Lập kế hoạch chất lượng dự án là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và xác định phương thức để đạt tiêu chuẩn đó Lập kế hoạch sẽ được thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án, ứng với từng hạng mục từng công việc của dự án Lập kế hoạch chất lượng cho phép định hướng để có thể sử dụng nguồn lực hiệu quả, giảm chi phí liên quan…

1.2.2 Thực hiện kế hoạch quản lý dự án Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp. a) Quản lý tiến độ thực hiện dự án

Quản lý tiến độ thực hiện là việc lập kế hoạch, phân phối quỹ thời gian và giám sát tiến độ nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch Hoạt động này khống chế thời gian và thời hạn thực hiện từng công việc và toàn bộ dự án ở tất cả giai đoạn QLDA gồm:

- Quản lý tiến độ trong việc hình thành dự án: Quản lý tiến độ trong giai đoạn hình thành dự án bao gồm tiến độ xây dựng, trình phê duyệt chủ trương đầu tư, trình phê duyệt dự án và hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư.

- Quản lý tiến độ trong giai đoạn thực hiện dự án: Quản lý tiến độ trong giai đoạn thực hiện dự án bao gồm quản lý tiến độ trình, phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tiến độ thực hiện thiết kế thi công và lập dự toán, tiến độ phê duyệt dự toán gói thầu; Đầu thầu lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và quan trọng nhất là tiến độ triển khai nội dung các gói thầu xây dựng, cung cấp dịch vụ, thiết bị chính của dự án, bàn giao đưa vào sử dụng.

- Quản lý tiến độ trong giai đoạn kết thúc dự án bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng; Quản lý tiến độ giai đoạn kết thúc dự án tập trung vào tiến độ công tác thanh quyết toán dự án, bàn giao tài sản hình thành từ dự án cho đơn vị thụ hưởng ghi nhận tăng tài sản, đưa vào vận hành.

Quản lý tiến độ dự án bao hàm việc đưa ra một lịch trình cụ thể và kiểm soát các hoạt động nhằm đảm bảo rằng lịch trình đó phải được thực hiện Kế hoạch tiến độ của dự án được phê duyệt và khối lượng công việc phải hoàn thành là cơ sở để kiểm soát danh mục và khối lượng công việc phải hoàn thành.

Hoạt động về quản lý thời gian có thể kể ra như sau: Xác định công việc cần thực hiện của dự án; lập tiến độ thực hiện của dự án; quản lý thời gian dự trữ (để dự phòng cho các trường hợp bất khả kháng như hỏa hoạn, thiên tai,…), cập nhật khối lượng công việc được hình thành trong giai đoạn thực hiện dự án, quyết định về các vấn đề bất hợp lý để điều chỉnh tiến độ của từng công việc. b) Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng trong dự án bao gồm quản lý thi công lắp đặt xây dựng công trình và cung cấp, lắp đặt thiết bị là hoạt động của các chủ thể trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư mua sắm, thi công, bàn giao, lắp đặt và khai thác, sử dụng sản phẩm dự án, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. Quản lý chất lượng thi công lắp đặt thiết bị, công trình, chất lượng các sản phẩm kỹ thuật liên quan khác c) Quản lý chi phí dự án

QLCP dự án là việc thực hiện các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án chắc chắn hoàn thành với chi phí không được quá mức dự kiến ban đầu; đảm bảo mục tiêu, hiệu quả và các yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường trong quá trình thực hiện dự án Việc QLCP bao gồm:

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ban quản lý các dự án

1.3.1 Các nhân tố thuộc về ban quản lý dự án

1.3.1.1 Năng lực của cán bộ ban quản lý dự án

Con người đóng vai trò quan trọng mang tính chất quyết định tới công tác QLDA Yếu tố con người là hạt nhân của hoạt động quản lý, năng lực của lực lượng lao động này, đặc biệt là năng lực của cán bộ lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý.

- Điều kiện tiên quyết để một cán bộ có thể tham gia quản lý dự án là người đó phải có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp Việc chuẩn bị, trau dồi bản thân để đáp ứng với yêu cầu của công việc luôn được đánh giá cao khi mà xã hội ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn trong mọi công việc của cuộc sống.

- Bên cạnh đó, năng lực của một cán bộ không chỉ thể hiện ở mức độ hoàn thành công việc được giao Mà nó còn thể hiện ở việc xử lý các mối quan hệ xung quanh và những công việc liên quan đến quản lý dự án Bởi vì, việc quản lý dự án không phải là việc của một người, mà là công việc cần sự phối hợp của nhiều bên tham gia

- Ngoài các yếu tố trên, cán bộ QLDA phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc.

1.3.1.2 Cơ sở vật chất và việc áp dụng các công cụ công nghệ cao phục vụ quản lý dự án Đây là các yếu tố nội tại của đơn vị quản lý ảnh hưởng đến chất lượng công tác QLDA và năng suất lao động CSVC càng hoàn thiện bao nhiêu thì chất lượng của quản lý càng được nâng cao bấy nhiêu

Ngoài công việc là tổng hợp nhu cầu đề xuất của các đơn vị, thì Ban quản lý dự án cũng cần phải chú trọng đến đề xuất của chính bản thân cơ quan CSVC tạiBan quản lý cần được chú trọng cải tạo, nâng cấp thì các cán bộ mới có thể yên tâm thực hiện các công việc được giao.

Với việc phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay, công tác QLDA ngày càng hoàn thiện, hệ thống thông tin phục vụ đắc lực cho cán bộ QLDA trong công tác chuyên môn của mình Việc ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến cũng tạo điều kiện gia tăng năng suất làm việc, nâng cao công việc từ đó nâng cao chất lượng quản lý

1.3.1.3 Sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn trong bộ máy quản lý dự án

Trong công tác quản lý dự án cần có sự phối hợp, tham gia của nhiều bên liên quan Ngay trong Ban quản lý dự án, mỗi khía cạnh của dự án, mỗi loại hình dự án đều được phân công nhiệm vụ và giao cho các phòng chuyên môn phối hợp quản lý.

Vì một bộ phân chức năng phải đồng thời thực hiện nhiều dự án, nên đôi khi sẽ xảy ra mâu thuẫn về mặt phân bổ nguồn lực hoặc xung đột lợi ích, trách nhiệm. Để giải quyết vấn đề này cần có sự điều hành, quản lý tốt của các cán bộ quản lý cấp cơ sở, giữa các phòng chức năng

1.3.2 Các nhân tố nằm ngoài ban quản lý dự án

1.3.2.1 Nguồn vốn tài trợ của dự án đầu tư

Nguồn tài trợ dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đến khả năng thực thi các dự án trong điều kiện thực tiễn Dự án có quy mô nguồn vốn ổn định và đảm bảo từ nhà tài trợ sẽ có vai trò và ý nghĩa lớn đối với địa phương nhận nguồn tài trợ trong phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội Một dự án có thể có nhiều nguồn vốn tài trợ khác nhau từ Nhà nước, các nước viện trợ, tư nhân, tổ chức mong muốn đầu tư sinh lời từ dự án Do vậy, ảnh hưởng đến tình hình quản lý các đối tượng tham gia đầu tư dự án, nguồn vốn đối ứng, các đối tượng hỗ trợ chuyển vốn,…

1.3.2.2 Khung pháp lý, cơ chế chính sách

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở, tiêu chuẩn, quy chuẩn buộc chúng ta phải tuân theo trong quá trình triển khai dự án từ khâu hình thành, triển khai thực hiện và nghiệm thu vận hành bảo trì công trình Đây cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan QLNN tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra khi cần thiết Các nhân tố pháp luật như các văn bản luật, các nghị quyết, chính sách nếu không phù hợp với thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp gây ra những điểm tắc nghẽn trong quản lý dự án.

Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, các tổ chức, cá nhân đều phải nghiêm túc tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và pháp luật Việt Nam thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công tác đấu thầu cũng không nằm ngoài các quy định của pháp luật Hệ thống các văn bản pháp lý là kim chỉ nam cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và tuân theo. Trong quản lý dự án, hệ thống các văn bản pháp lý cần được ban hành đúng đắn và kịp thời với tình hình thực tế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cá nhân, tổ chức yên tâm làm việc, cũng như có những kế hoạch thực hiện được chính xác. Ngoài ra, để bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, tạo sự cạnh tranh tối đa trong đấu thầu thì Luật pháp cần có các chế tài xử lý nghiêm minh, triệt để các vi phạm.

1.3.2.3 Ảnh hưởng của các đơn vị tham gia quy trình quản lý dự án

- Các yếu tố thuộc về Đơn vị tiếp nhận dự án: Sự hài lòng của đơn vị thụ hưởng được đánh giá là yếu tố quan trọng trong quá trình đánh giá mức độ thành công của một dự án Lý do là bởi vì Đơn vị thụ hưởng là điểm bắt đầu và kết thúc của một dự án (Đơn vị đề xuất – Đơn vị tiếp nhận sản phẩm và báo cáo hiệu quả đầu tư) Trong quá trình quản lý dự án, nếu có được sự phối hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phối hợp giám sát quá trình thi công lắp đặt từ phía đơn vị thụ hưởng thì tiến độ thực hiện dự án sẽ được tăng lên đáng kể.

- Năng lực của các Đơn vị tư vấn: Năng lực của các đơn vị này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án. Nếu ĐVTV có năng lực, làm tốt các khâu khảo sát, thuyết minh dự án, đấu thầu, giám sát đúng theo quy chuẩn thì xem như là một bước thành công cơ bản của một dự án.

- Năng lực của nhà thầu: Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ trong giai đoạn thực hiện dự án Mỗi lĩnh vực đầu tư (giáo dục, y tế,dân dụng, giao thông, …) đều có tính đặc thù riêng, vì vậy đòi hỏi những nhà thầu thiết bị chuyên nghiệp phù hợp với từng lĩnh vực.

- Sự phối hợp của các đơn vị thẩm định và ảnh hưởng của các cấp có thẩm quyền: Đây là một yếu tố tuy là khách quan nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của Ban quản lý dự án.

Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án ODA không hoàn lại

Các mục tiêu chí đánh giá cụ thể khi QLDA ODA không hoàn lại bao gồm:

1.4.1 Đánh giá lập kế hoạch quản lý dự án

Công tác lập kế hoạch quản lý dự án bám sát với tình hình thực tiễn đúng quy định, nhiệm vụ được giao; kế hoạch được lập đúng biểu mẫu quy định của cơ quan, hoàn thành trình phê duyệt đúng thời hạn; mục tiêu giải ngân, tiến độ phù hợp với thực tế; các nội dung tuân thủ đúng quy định của Nhà nước và quy chế nội bộ của đơn vị Công tác lập kế hoạch có được những mốc thời gian và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn tạo ra cơ sở để các phòng ban trong bộ máy quản lý dự án hướng tới hoàn thành từng phần nhiệm vụ từ công tác lập dự án, trình phê duyệt dự án cho đến triển khai các công việc phục vụ giải ngân.

1.4.2 Đánh giá triển khai thực hiện kế hoạch a) Về thời gian dự án và tiến độ dự án

Tổ chức triển khai dự án theo đúng thời gian đề ra, đảm bảo thường xuyên liên tục giữa các công việc Chủ đầu tư, nhà thầu cung cấp thiết bị, tư vấn giám sát và các bên liên quan đảm bảo tiến độ cung cấp, lắp đặt thiết bị theo đúng tiến độ của nhà thầu đã được CĐT phê duyệt. b) Về chi phí dự án

QLCP dự án phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án và các yếu tố khách quan của kinh tế thị trường Quản lý chi phí ODA theo từng hạng mục, phù hợp với các giai đoạn thực hiện dự án, các bước phê duyệt dự án, loại nguồn vốn, và các quy định của Nhà nước; Tổng mức đầu tư, dự toán phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian thực hiên dự án Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà CĐT được phép sử dụng để thực hiện dự án. c) Về chất lượng

Chất lượng dự án được đánh giá theo từng đặc thù dự án:

Một là, đánh giá dưới góc độ của Luật xây dựng: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Với góc độ này thì chất lượng công trình phụ thuộc vào năng lực của những người tham gia xây dựng công trình (lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, khảo sát, thi công xây dựng, quản lý dự án ĐTXD và giám sát TCXD công trình); phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, vật tư và thiết bị lắp đặt vào công trình; và phụ thuộc vào công tác quản lý chất lượng các khâu trong quá trình lập và thực hiện dự án ĐTXD.

Hai là, đánh giá về mức độ an toàn, bền vững của công trình Theo Luật xây dựng thì sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế Theo đó, có 4 loại sự cố bao gồm sự cố sập đổ, sự cố về biến dạng, sự cố sai lệch vị trí và sự cố về công năng; về cấp độ có cấp I, II, III và cấp IV tùy thuộc vào mức độ hư hỏng công trình và thiệt hại về người Chính vì vậy mà mức độ an toàn, bền vững của công trình là điều cần phải được xem xét chặt chẽ và nghiêm túc.

Ba là, sự đáp ứng của công trình với các quy định về quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được phép áp dụng cho riêng dự án đã nêu trong hợp đồng xây dựng. Đối với các dự án thiết bị, chất lượng tài sản, hàng hóa thiết bị phải được tuân thủ theo quy định tại Luật số 05/2007/QH12 ngày 21/22/2007 của Quốc hội về chất lượng, sản phẩm hàng hóa Bên cạnh đó, hồ sơ giấy tờ liên quan đến các hàng hóa cần được có minh chứng rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ (CO - Certificate of origin - Giấy chứng nhận xuất xứ; CQ - Certificate of quality - Giấy chứng nhận chất lượng; ) và chứng nhận chất lượng theo quy định về CO CQ được ghi nhận rõ trong thông tư 05/2018/TT-BTC ngày 03/4/2018 của Bộ Tài chính ban hành ngày quy định về xuất xứ hàng hoá. d) Về an toàn lao động

ATLĐ trong thi công phải được tuân thủ theo quy định tại các văn bản Luật:

Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội và Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng công trình.Nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị, CĐT, tư vấn giám sát và các bên liên quan thường xuyên kiểm tra công tác ATLĐ theo đúng biện pháp an toàn, nội quy an toàn mà CĐT đã phê duyệt; e) Về bảo vệ môi trường

BVMT phải được tuân thủ theo quy định tại các văn bản Luật: Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội và Thông tư số Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về BVMT trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác BVMT ngành Xây dựng; Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT do bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành.

1.4.3 Đánh giá kiểm tra, giám sát quản lý dự án

Hoạt động kiểm tra, giám sát này phải được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt trong tất cả các khẩu từ lập kế hoạch, đến triển khai thực hiện kế hoạch, bám sát vào các quy định tại Hiệp định, văn kiện dự án với Nhà tài trợ Các chuyên đề kiểm tra, giám sát cần đa dạng và mang tính kỹ thuật cao, bao hàm, sâu sát và thực tế vào hoạt động quản lý dự án, đặc biệt là chuyên môn về các nội dung tập huấn, hội thảo, đặc trưng của dự án ODA không hoàn lại của đơn vị.

Kiểm tra giám sát có phát hiện ra sai phạm trong các hoạt động pháp lý, giải ngân của dự án… cần có tác dụng ngăn chặn được các hành vi sai trái một cách thiết thực, thường xuyên tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ; thực hiện tốt nguyên tắc, chế độ, chính sách thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của đơn vị.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN

SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC KHÔNG HOÀN LẠI CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Giới thiệu khái quát Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập theo Quyết định số 2969/QĐ-BGDĐT ngày 24/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và được

Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLCDA tại Quyết định số 5688/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2016. Địa chỉ: Số 35 Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (024).71088799

Email: bqlcda@moet.gov.vn

Ban QLCDA là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2021-2023 theo Quyết định số 2066/QĐ-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp, toàn diện của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân, có con dấu được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại, hoạt động theo quy định của pháp luật Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng việt: Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo và tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng anh: Ministry of Education and Training – Projects Management Board (viết tắt: MOET-PMB) Hiện nay, số lượng nhân sự tại Ban QLCDA là 58 người, bao gồm viên chức và người lao động theo hợp đồng.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các dự án

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì đề xuất, xây dựng, phát triển các chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện nhiệm vụ của ngành.

Thực hiện chức năng chủ đầu tư, chủ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách (sau đây gọi chung là chủ đầu tư), quản lý trực tiếp các chương trình, đề án, dự án, cấu phần dự án do Bộ Trưởng Bộ GDĐT giao theo thẩm quyền.

Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và quy định của pháp luật có liên quan.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT về chuyên môn kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, đề án, dự án mà Ban QLCDA không chủ trì hoặc không phải là chủ đầu tư.

Cung cấp các dịch vụ về quản lý dự án.

Nhiệm vụ: Đối với các chương trình, đề án, dự án được Bộ trưởng giao làm chủ trì hoặc trực tiếp làm chủ đầu tư:

- Công tác chuẩn bị xây dựng chương trình, đề án, dự án:

+ Chủ trì phối hợp với các đơn vị thụ hưởng đề xuất về chương trình đề án, dự án phù hợp với chiến lược phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của ngành, trình thẩm định theo quy định, thực hiện các thủ tục chuẩn bị xây dựng chương trình, đề án, dự án; nghiên cứu khảo sát các công việc liên quan tới vị trí, địa điểm thực hiện chương trình, đề án, dự án được Bộ trưởng giao.

+ Chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục liên quan, đơn vị thụ hưởng xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt chủ trương chương trình, đề án, dự án theo quy định; xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt chương trình đề án, dự án theo quy định.

Công tác thực hiện chương trình, đề án, dự án:

- Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện chương trình, đề án, dự án; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban QLCDA theo quy định.

- Lập kế hoạch thực hiện chương trình, đề án, dự án: lập, trình, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, đề án, dự án hàng năm Trong đó cần xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.

- Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.

- Thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp) Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi giao nhận đất để thực hiện chương trình, dự án.

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định, ký kết hợp đồng kinh tế với nhà thầu trúng thầu.

- Tiến hành giải ngân, thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng đã ký kết và các công việc cần thiết khác.

Về cơ cấu tổ chức, sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLCDA như sau:

Biểu đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Ban QLCDA

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Lãnh đạo Ban QLCDA gồm: Giám đốc Ban và 03 Phó Giám đốc Trong quá trình hoạt động, Giám đốc Ban trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định điều chỉnh, bổ sung cơ cấu tổ chức của Ban nếu thấy cần thiết. a) Giám đốc:

- Giám đốc Ban là đại diện pháp nhân cao nhất của Ban QLCDA trong quan hệ với Bộ GDĐT, các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài nước; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về tất cả các hoạt động của Ban QLCDA.

- Ban hành nội quy hoạt động của Ban QLCDA, phân công nhiệm vụ và ủy quyền (nếu có) cho các Phó Giám đốc thực hiện nhiệm vụ QLDA.

- Thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động của Ban QLCDA theo quy định tại quy chế tổ chức hoạt động và nội quy hoạt động của Ban QLCDA.

- Xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình hoạt động của ban QLCDA theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. b) Phó Giám đốc

- Thực hiện theo sự phân công nhiệm vụ và ủy quyền (nếu có) của Giám đốc trong việc thực hiện QLDA.

- Điều hành, theo dõi, xử lý và báo cáo Giám đốc tình hình hoạt động của các dự án theo nhiệm vụ được phân công.

- Thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động của Ban QLCDA theo quy chế tổ chức hoạt động và nội quy làm việc của Ban.

- Theo dõi và đôn đốc thức hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định hiện hành để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; chỉ đạo và định kỳ đánh giá hoạt động của Ban QLCDA.

* Các phòng chuyên môn trực thuộc Ban QLCDA

- Đứng đầu các phòng chức năng là trưởng phòng, giúp việc trưởng phòng chức năng không quá 02 phó trưởng phòng. a) Phòng Tổ chức hành chính:

Thực trạng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại (ODA) của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2019-2021

2.2.1 Đặc điểm của các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại (vốn ODA) của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hiện nay, Ban QLCDA làm chủ đầu tư của một số dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn hỗ trợ chính thức không hoàn lại Các dự án của Ban QLCDA được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao làm chủ dự án đều là các dự án Hỗ trợ kỹ thuật độc lập, góp phần hỗ trợ Bộ GDĐT trong công tác nghiên cứu chính sách, thể chế, chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường năng lực thông qua các hoạt động như cung cấp chuyên gia trong nước và quốc tế, đào tạo, tư liệu và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo trong và ngoài nước, hỗ trợ một số trang thiết bị, xây dựng mô hình trình diễn

2.2.2 Số lượng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn của các dự án

Giai đoạn 2017 – 2021, Ban QLCDA được giao làm chủ dự án của 2 dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, cụ thể: a Dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu” (QIPEDC)

- Nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài:

Quỹ Hợp tác toàn cầu về tài trợ tiếp cận theo kết quả (The Global Parnership on Result-Based Aid – GPRBA)/Quỹ Hợp tác toàn cầu về tài trợ theo kết quả đầu ra (The Global Parnership on Output-Based Aid – GPOBA) ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (The World Bank Group)

- Thời gian dự kiến thực hiện Dự án: Năm 2019 - Năm 2022;

- Địa điểm thực hiện Dự án:

Dự án được thực hiện tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có học sinh khiếm thính cấp tiểu học.

- Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

+ Mục tiêu tổng quát: Tăng cường khả năng tiếp cận cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua việc sử dụng ngôn ngữ khiếm thính (NNKH) tiếng

Việt nhằm nâng cao kết quả học tập của trẻ.

+ Duy trì và tăng tỷ lệ học sinh khiếm thính tiếp cận giáo dục tiểu học thông qua NNKH tiếng Việt.

+ 2.040 học sinh khiếm thính được tiếp cận giáo dục tiểu học bằng ngôn ngữ ký hiệu.

+ 400 giáo viên tiểu học, 100 nhân viên hỗ trợ giáo dục được bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận để giảng dạy môn Toán và Tiếng Việt bằng NNKH.

+ 2.040 phụ huynh có trẻ tham gia Dự án được bồi dưỡng NNKH và hỗ trợ học sinh khiếm thính.

+ 400 người lớn điếc được bồi dưỡng NNKH và hỗ trợ học sinh khiếm thính. + Xây dựng hệ thống học liệu băng hình từ lớp 1 đến lớp 5 môn Toán và Tiếng Việt.

+ Tăng số lượng NNKH tiếng Việt từ 2.000 lên 6.000 NNKH. b Dự án “Học tập cho trẻ em” (UNICEF)

- Nhà tài trợ, đồng tài trợ: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)

- Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chủ chương trình, dự án: Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Thời gian thực hiện: Năm 2017 - Năm 2021

Mục tiêu của Dự án là nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý và chính sách; góp phần thực hiện các quyền học tập của trẻ em; tăng cường trách nhiệm của hệ thống giáo dục để có thể thực hiện các cam kết đối với giáo dục hoà nhập và bình đẳng trong bối cảnh thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục

Dự án đóng góp vào Kết quả 1.3 của Văn kiện chương trình quốc gia giai đoạn 2017-2021 của UNICEF hợp tác với chính phủ Việt Nam: “Đến năm 2021,các nhà hoạch định chính sách giáo dục và người ra quyết định ở cấp trung ương được nâng cao năng lực phục vụ công tác xây dựng và quản lý các chính sách,chương trình và ngân sách giáo dục chất lượng, bình đẳng, hoà nhập từ cấp học mầm non đến phổ thông”.

+ Mục tiêu 1: Góp phần hoàn thiện chính sách, tài liệu thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục cho trẻ em.

+ Mục tiêu 2: Tăng cường trách nhiệm của hệ thống giáo dục để có thể thực hiện các cam kết đối với giáo dục hòa nhập và bình đẳng.

+ Mục tiêu 3: Tăng cường cơ chế theo dõi báo cáo các số liệu, quản lý thông tin nhằm thực hiện cam kết đối với giáo dục hòa nhập và bình đẳng.

+ Mục tiêu 4: Một hệ thống giáo dục tạo điều kiện cho mọi trẻ em.

+ Mục tiêu 5: Tăng cường hiệu quả quản lý thực hiện, giám sát công tác triển khai hoạt động Dự án.

Vốn điều lệ Vốn đối ứng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn các dự án ODA không hoàn lại

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính Ban QLCD

Về Cơ cấu nguồn vốn:

* Tổng vốn dự án QIPEDC: 3.076.000 USD Trong đó:

- Vốn ODA không hoàn lại của Quỹ GPRBA là 3.000.000 USD (69,47 tỷ VNĐ)

- Vốn đối ứng của Chính phủ: 76.000 USD (1,76 tỷ VNĐ), Vốn đối ứng cấp phát từ NSNN hàng năm của Bộ GDĐT Nội dung chi: Chi thuê hợp đồng lao động(Lập kế hoạch, báo cáo giám sát đánh giá, kế toán, thủ quỹ, điều phối, phiên dịch…); Chi phí quản lý Dự án (chi hành chính, công tác phí…); Chi Hội nghị, Hội thảo (Khởi động Dự án, kết thúc Dự án…) và chi khác.

* Cơ cấu nguồn vốn dự án UNICEF:

Tổng mức đầu tư: 8.892.212 USD tương đương 205,321 tỷ đồng, trong đó: Vốn viện trợ: 8.180.212 USD; trong đó: Ban QLCDA thực hiện là 5.806.257 USD; Unicef thực hiện 2.273.955 USD; Hội đồng dân tộc 100.000 USD; Vốn đối ứng: 712.000 USD.

2.2.3 Tổ chức quản lý dự án ODA không hoàn lại tại Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

Những dự án ODA không hoàn lại được Bộ Giáo dục giao Ban QLCDA là đơn vị Quản lý dự án chuyên trách của Bộ Giáo dục làm chủ đầu tư Theo đó, các bộ phận trong Ban QLCDA đều trực tiếp tham gia vào công tác QLDA Hình thức quản lý các dự án của Ban QLCDA xây dựng bám sát theo quy trình thực hiện dự án được phê duyệt tại Quyết định 707/QĐ-BGDĐT ngày 07/3/2018 về việc ban hành quy trình thực hiện chương trình, dự án và nhiệm vụ đầu tư tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GDĐT và Quyết định số 3535/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN thuộc Bộ GDĐT.

- Cơ cấu tổ chức quản lý Dự án bao gồm: Ban QLCDA Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục Tiểu học và các Vụ/Cục liên quan Ban QLCDA chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục Tiểu học và các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong quản lý và điều phối chương trình Dự án Thành lập Ban thực hiện dự án QIPEDC để giúp Ban QLCDA quản lý, điều phối và triển khai thực hiện các hoạt động hàng năm của Dự án Thành phần Ban thực hiện dự án có một số vị trí chủ chốt sau: Tổ trưởng là lãnh đạo Ban QLCDA Bộ GD&ĐT, phụ trách chung; 01 Tổ phó là lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học, phụ trách về quản lý chuyên môn, các thành viên là cán bộ của Ban QLCDA, Vụ Giáo dục Tiểu học và các Vụ/Cục liên quan phụ trách về kế hoạch, đấu thầu, tài chính, chuyên môn giáo dục học sinh khiếm thính và giám sát, đánh giá.

- Thành lập Tổ công tác thực hiện dự án tại các tỉnh do Phó Giám đốc Sở làm

- Trong quá trình thực hiện Dự án, WB sẽ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các đối tác để đảm bảo chất lượng của Dự án.

Biểu đồ 2.3 Tổ chức quản lý các dự án ODA của Ban Quản lý các dự án

Nguồn: Hồ sơ năng lực Ban QLCDA

Theo hình thức quản lý và phân chia công việc tổng thể trên ta nhận thấy: Toàn bộ các dự án được tất cả các bộ phận phòng ban của Ban QLCDA phối hợp quản lý triển khai từ giai đoạn hình thành dự án cho đến giai đoạn thực hiện

Giai đoạn thanh quyết toán dự án thì Phòng Kế hoạch – Tài chính làm đầu mối triển khai Giai đoạn hậu dự án khi phối hợp với các đơn vị nhà thầu theo sát quá trình vận hành, bảo trì các thiết bị và giữ mối liên hệ với các ĐVTH tiếp tục do phòng PTDA phụ trách Công tác lưu trữ hồ sơ và sẵn sàng chuẩn bị tiếp các đoàn thanh tra, kiểm toán cũng do phòng PTDA đầu mối dự án phụ trách Các đơn vị hỗ trợ bao gồm Phòng Kỹ thuật – Thẩm định và phòng Tổ chức – Hành chính tham gia hỗ trợ trong các bước chuyên môn nhất định trong quản lý dự án như thẩm định dự toán, hỗ trợ về mặt hành chính và các thủ tục pháp lý liên quan Bên cạnh đó, Phòng QLDA tham gia hỗ trợ về việc vận dụng các cơ sở pháp lý của những dự án đầu tư xây dựng một cách hợp lý.

Thực trạng quản lý các dự án sử dụng vốn ODA của Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.3.1 Lập kế hoạch triển khai dự án

Hằng năm, căn cứ vào tiến độ và Văn kiện dự án, Ban QLCDA tổng hợp xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, kế hoạch lựa chọn nhà thầu chi tiết theo từng dự án và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo qua Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định, xin ý kiến góp ý các đơn vị thực hiện và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Sau khi nhận được ý kiến góp ý của các đơn vị, Ban QLCDA tiếp thu, điều chỉnh kế hoạch hoạt động, kế hoạch tài chính, kế hoạch lựa chọn nhà thầu hàng năm của dự án.

Sau khi kế hoạch hằng năm của dự án được phê duyệt, Ban QLCDA triển khai thực hiện các hoạt động được phê duyệt Do đặc thù các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo là các dự án do Ban QLCDA làm chủ dự án, các đơn vị thực hiện dự án gồm có các Vụ/Cục/Viện, các trường Sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện hoạt động được phê duyệt theo kế hoạch, Ban QLCDA làm nhiệm vụ điều phối, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị trong quá trình thực hiện đảm bảo sử dụng hiệu quả phần vốn được giao Hồ sơ thanh quyết toán các hoạt động của đơn vị được lưu trữ tại Ban QLCDA.

Hằng quý, Ban QLCDA tổng hợp nhu cầu của các đơn vị và gửi đề xuất sang Nhà tài trợ; Nhà tài trợ phê duyệt dự toán quý của các đơn vị và chuyển kinh phí về tài khoản chỉ định của dự án tại ngân hàng thương mại Ban QLCDA lập tờ khai xác nhận viện trợ gửi Bộ Tài chính tổng hợp lập lệnh ghi thu NSNN gửi Kho bạc để hạch toán chi tạm ứng Ban QLCDA cấp kinh phí tạm ứng theo đề nghị của đơn vị thực hiện dự án Kết thúc quý, các đơn vị thực hiện dự án gửi hồ sơ quyết toán hoạt động về Ban QLCDA tổng hợp thanh toán Dự án giải ngân dựa trên kết quả đầu ra hoạt động, hàng quý hoạt động chỉ được nghiệm thu thanh toán khi đảm bảo đủ kết quả đầu ra theo kế hoạch quý đã được Nhà tài trợ thông qua Ban QLCDA chỉ nhận đề xuất hoạt động cho quý mới sau khi nghiệm thu toàn bộ hoạt động của đơn vị trong quý trước, đảm bảo tiến độ thực hiện và hiệu quả trong thực hiện hoạt động Định kỳ hàng quý, Ban QLCDA tổng hợp báo cáo thanh toán tạm ứng với các khoản viện trợ bằng tiền trong quý gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để kiểm tra, tổng hợp gửi Bộ Tài chính để lập giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn viện trợ đã ghi thu ghi chi gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán từ tạm ứng sang thực chi sau đó gửi 1 giấy đề nghị thanh toán vốn viện trợ không hoàn lại đã ghi thu ghi chi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ GDĐT thông báo tới Ban QLCDA để theo dõi quyết toán sử dụng viện trợ.

2.3.1.1 Kế hoạch về tiến độ Đối với dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu”, Ban Quản lý các dự án Bộ GD&ĐT chia ra làm 4 hợp phần chính theo kế hoạch dưới đây:

Bảng 2.1: Kế hoạch thực hiện dự án QIPEDC giai đoạn 2019 - 2021

Hợp phần 1: Xây dựng học liệu dựa trên NNKH dành cho giáo dục học sinh khiếm thính tiểu học

1.3 Xây dựng bộ ngôn ngữ ký hiệu x x

GVTH, NVHT dạy học môn

Toán và môn Tiếng Việt bằng

2.1 Xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng giáo viên x x

2.2 Xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật x x

2.3 Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho phụ huynh học sinh khiếm thính x x

2.4 Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho người điếc lớn tuổi x x

2.5 Tập huấn tại thực địa x x x x x x x x x

2.6 Cổng thông tin điện tử truyền thông x x x x x x x x x

Hợp phần 3: Thí điểm chương trình giảng dạy môn Toán và

Tiếng Việt bằng NNKH tiếng

Việt cho học sinh khiếm thính tiểu học

3.1 Hệ thống thiết bị hỗ trợ x x

4 Q1 Q2 giảng dạy cho học sinh khiếm thính

3.2 Hỗ trợ cơ sở giáo dục có học sinh khiếm thính tham gia dự án x x x x x x x x

4 Hợp phần 4: Đánh giá, thẩm định và quản lý dự án

4.1 Hội thảo khởi động dự án x

4.3 Hội thảo tổng kết Dự án x

4.6 Quản lý Dự án, thuê chuyên gia, tư vấn, lao động hợp đồng x x x x x x x x x

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính Ban QLCDA

Căn cứ vào mục tiêu, sản phẩm, kết quả chủ yếu của Dự án, Ban QLCDA đã xây dựng tiến độ thực hiện nội dung của các hợp phần Theo đó các hợp phần được phân đổ đều qua các năm, theo từng quý trong năm, 4 hợp phần này bao gồm 17 hoạt động nhỏ và được thực hiện đồng thời với nhau Trong đó, điểm đáng chú ý là có nhiều hoạt động được lên kế hoạch thực hiện và nhanh chóng hoàn thành ngay trong Q2 và Q3 năm 2019 Ngoài ra, những hoạt động mang tính chất dài hạn (như tập huấn, cổng thông tin điện tử, ) và những hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện trong suốt quá trình triển khai dự án. Đối với dự án UNICEF, Kế hoạch thực hiện được tổng hợp như sau:

Bảng 2.2: Kế hoạch thực hiện dự án “Học tập cho trẻ em” (UNICEF)

T Kết quả/nhóm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021

Kết quả 1: Các khung chính sách và pháp luật về giáo dục hòa nhập cho trẻ thiệt thòi

1.1: Hỗ trợ việc xây dựng và truyền thông kế hoạch hành động quốc gia triển khai Mục tiêu phát triển bền vững x x x x x

1.2: Nâng cao năng lực quốc gia để thực hiện và giám sát các chỉ tiêu x x x x x

1.3 Hỗ trợ việc xây dựng hệ thống biểu mẫu thông kê ngành Giáo dục x x x x

1.4 Phân tích ngân sách và chi tiêu cho các mảng thuộc giáo dục x x x x x

1.5 Hỗ trợ tham vấn chuyên môn và đối thoại chính sách x x x x

1.6 Thực hiện nghiên cứu về xã hội hóa để giải quyết các vấn đề bất bình đẳng và các chi phí gián tiếp x x x

1.7 Hỗ trợ sửa đổi Luật Giáo dục bao gồm đánh giá chiến lược giáo dục x x

1.8 Nghiên cứu tình hình giáo dục trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 3 tuổi, ưu tiên nhóm dân tộc ít người x x x x x

1.9 Hỗ trợ nghiên cứu xác định hoảng cách chính sách (giáo viên mầm non đân tộc thiểu số, tuyển dụng, triển khai và phát triển nghề nghiệp) x x x x x

T Kết quả/nhóm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021

1.10 Giám sát việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ về các chính sách liên quan x x x

2 Kết quả 2: Hệ thống giáo dục dược củng cố

2.1 Hỗ trợ cập nhật phân tích tình hình trẻ em x x x x x

2.2 Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dữ liệu thống kê x x x x

2.3 Hỗ trợ triển khai khảo sát thử nghiệm x x

2.4 Hỗ trợ triển khai khảo sát chính thức x x

2.5 Hỗ trợ các đối thoại chính sách về tăng cường chất lượng giáo dục x x

2.6 Hỗ trợ đánh giá giáo dục các kỹ năng sống x x x x

2.7 Đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực trong quản lý và tổ chức việc dạy và học ở cấp THCS x x x x x

2.8 Hỗ trợ đánh giá việc thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến phân luồng trong giáo dục trung học cơ sở x x x x x

Kết quả 3: Các chính sách, hướng dẫn, tiêu chuẩn giáo dục mầm non có trọng tâm về học tập sớm, kích thích tương tác sớm và giáo dục làm cha mẹ.

3.1 Hỗ trợ sửa đổi điều lệ và quy định giáo dục mẫu giáo x x x x x

3.2 Hỗ trợ các sáng kiến mầm non, hội thảo trong nước và quốc tế về mầm non, các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ QLGDMN x x x x x

3.4 Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn nhân rộng mô hình học tập sớm, kích thích tương tác sớm, giáo dục làm cha mẹ x x

3.5 Hỗ trợ tăng cường môi trường học tập hòa nhập, thân thiện, lấy người học làm trung tâm trong GDMN. x x x x x

3.6 Hỗ trợ xây dựng Chương trình mầm non mới x x x x

T Kết quả/nhóm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021

3.7 Hỗ trợ xây dựng, lồng ghép và thực hiện Thang phát triển trẻ th x x x x x

3.8 Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn sử dụng bộ công cụ ASQ và tập huấn x x x x x

Kết quả 4: Hệ thống giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật được củng cố nhằm đảm bảo cho trẻ em khuyết tật được học tập và số liệu về trẻ em khuyết tật được theo dõi, cập nhật.

4.1 Hỗ trợ củng cố khung chính sách x x x x x

4.2 Hợp tác với các trường đại học, viện khoa học nâng cao kiến thức về các vấn đề giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật (TEKT) x x x x x

4.3 Tăng cường vận động chính sách thông qua tham vấn, đối thoại x x x x x

4.4 Hỗ trợ điều chỉnh và sử dụng hiệu quả các công cụ tập huấn trực tuyến về giáo dục hòa nhập cho TEKT x

4.5 Hỗ trợ theo dõi số liệu, công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm nhằm đẩy mạnh giáo dục hòa nhập cho TEKT x

4.6 Tăng cường công tác điều phối, nâng cao năng lực, và phát triển gói dịch vụ chất lượng cho TEKT x x x x x

4.7 Củng cố mạng lưới TTHTPTGDHN thông qua các hoạt động chia sẻ x x x x

Kết quả 5: Môi trường học tập được cải thiện theo hướng thân thiện với trẻ hơn, hòa nhập và an toàn, đặc biệt cho học tập sớm, trẻ khuyết tật và học sinh

5.1 Hỗ trợ triển khai nghị định quy định về Trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện x x x

5.2 Hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chí về môi trường học tập an toàn x

5.3 Tiến hành nghiên cứu phân tích rào cản thực hiện môi trường học tập thân thiện x5.4 Xây dựng khung giám sát về vệ sinh x x

T Kết quả/nhóm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021 nước sạch trong trường học

5.5 Hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cho giáo viên x x

5.6 Hỗ trợ giám sát và phân tích việc mở rộng của Giáo dục song ngữ x x x x x

Kết quả 6: Năng lực thể chế được củng cố để điều phối, giám sát tình hình thiên tai và tác động của tình trạng khẩn cấp, triển khai giáo dục nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng là một phần của trường học an toàn

6.1 Hỗ trợ triển khai và giám sát chương trinh Giảm nhẹ rủi rỏ thiên tai và Thích ứng với biến đổi khí hậu x x x x

6.2 Hỗ trợ vận hành và giám sát hệ thống quản lý thông tin x x x x x

6.3 Tăng cường năng lực của hệ thống x x x x

Kết quả 7: Quản lý giám sát công tác triển khai hoạt động dự án, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

7.1 Hỗ trợ điều phối và hành chính, vận hành và quản lý cho Ban QLCDA của Bộ

GDĐT và hỗ trợ kỹ thuật triển khai Dự án được tăng cường. x x x x x

7.2: Hỗ trợ kỹ thuật có chất lượng của

Văn phòng UNICEF được đảm bảo cho việc đạt được các kết quả mong đợi của

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính Ban QLCDA

Như vậy, khác với dự án QIPEDC, UNICEF được lên kế hoạch dựa trên 7 kết quả, bao gồm 44 hoạt động khác nhau Tất cả các hoạt động nằm trong kế hoạch đều được triển khai và hoàn thiện trong quá trình triển khai dự án Trong khi một số hoạt động diễn ra trong suốt 5 năm của dự án, có thể kể đến như: Phân tích ngân sách và chi tiêu cho các mảng của giáo dục, Hỗ trợ vận hành và giám sát hệ thống quản lý thông tin, thì một số dự án lại được bắt đầu triển khai từ năm 2018, như:

Hỗ trợ xây dựng chương trình mầm non mới, Tăng cường năng lực của hệ thống,

2.3.1.2 Kế hoạch về chi phí

Sau khi các dự án hàng năm được phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện, kế hoạch chi phí được lập Kế hoạch chi phí được lập bao gồm các nội dung về: tổng mức đầu tư, tổng dự toán từng công trình hạng mục trên cơ sở tính toán các chi phí cho dự án

* Đối với dự án QIPEDC:

Dự kiến kinh phí được lập theo 04 hợp phần chính trên cơ sở tính toán căn cứ vào định mức chi theo Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 và Thông tư số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước.

+ Đối với Hợp phần 1: Dự toán chi phí bao gồm các chi phí liên quan đến việc phát triển các khung bài học video, hướng dẫn giảng dạy và học tập, các bài đánh giá kết thúc bài học, sản xuất video bổ sung và chỉnh sửa, ổ đĩa và thẻ nhớ Bộ GD&ĐT sẽ thẩm định các tài liệu học tập và phê duyệt trước khi được phổ biến rộng rãi

+ Đối với Hợp phần 2: Việc thực hiện bồi dưỡng, chi phí tuân thủ theo các quy định của Nhà nước về chi phí hội họp, hội thảo, bồi dưỡng giáo viên.

+ Đối với Hợp phần 3: Hợp phần này sẽ hỗ trợ mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy theo hình thức mua sắm tại Ban quản lý Dự án Trung ương và cấp phát cho các đơn vị thụ hưởng; cấp kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng để thực hiện một số hoạt động như: hỗ trợ giáo viên, hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh, phần thưởng khuyến khích học sinh đạt kết quả tốt.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC KHÔNG HOÀN LẠI TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ban Quản lý các dự án giai đoạn 2022-2026

3.1.1 Bối cảnh chung ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án sử dụng vốn ODA của Ban Quản lý các dự án giai đoạn 2022-2026

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 nêu định hướng phát triển giáo dục: Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hoá và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Triển khai chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021, Bộ GDĐT đã ban hành chương trình hành động kèm theo quyết định số 4723/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2021 Bộ GDĐT phối hợp chặt chẽ với UNICEF Việt Nam và các đối tác khác tích cực vận động chính sách, phục vụ cho chương trình đổi mới giáo dục, thay đổi phương thức giáo dục theo lộ trình đổi mới và theo tinh thần của Mục tiêu Phát triển bền vững tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 về việc Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nguồn lực của xã hội thu hút vào khối ngoài công lập còn thấp (trường mầm non ngoài công lập đạt 19,6%; trường phổ thông ngoài công lập mới chỉ có 2,2,%); việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập còn chậm Các địa phương ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, huyện, thị trấn thuộc miền núi, biên giới, hải đảo còn khó khăn trong việc huy động nguồn lực XHH Các dự án XHH triển khai trên thực tế còn khó khăn, vướng nhiều thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo Vẫn còn tư duy bao cấp và tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào NSNN.

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt Theo lộ trình tốt nghiệp vốn ODA của Việt Nam, một số quỹ phát triển Châu Á (ADB), từ 01/2019 kết thúc việc cung cấp các khoản vay ODA (nguồn vốn IDA, ADF) cho Việt Nam để chuyển sang các khoản vay ưu đãi (nguồn vốn IBRD và OCR) với các điều kiện vay sát với điều kiện vay thương mại Giai đoạn 2016-

2020, các dự án ODA đầu tư cho giáo dục giảm, chỉ còn một số dự án của ADB,

WB cho phổ thông và giáo dục đại học; giai đoạn 2021-2025, hầu như không có dự án ODA vay cho mầm non, phổ thông.

Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy những khó khăn trong công tác thực hiện quản lý dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức viện trợ không hoàn lại trong giai đoạn vừa qua vừa là thách thức vừa là cơ hội để Ban QLCDA hướng tới mục tiêu bứt phá trong đẩy mạnh công tác quản lý dự án ODA tại Ban QLCDA.

Ban lãnh đạo Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá khó khăn khách quan vừa là thách thức vừa là cơ hội để Ban QLCDA hướng tới những mục tiêu bứt phá, cụ thể như sau:

- Ban QLCDA đang phấn đấu trở thành một đơn vị gương mẫu và năng động trong cơ quan Bộ GD&ĐT, giữ vững được uy tín và sự kỳ vọng của lãnh đạo Bộ cũng như sự công nhận của các đơn vị trực thuộc khác, để từng bước trở thành một ban quản lý chuyên ngành vững mạnh.

- Tích cực lao động, học hỏi kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực: hàng hóa, xây lắp, tư vấn,… để thực hiện các nhiệm vụ đã được giao và có thể tiếp nhận thêm các nhiệm vụ mới theo phân công chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.

- Đa dạng hóa và hiện đại hóa các công cụ QLDA đầu tư nhằm đáp ứng được mục đích nâng cao năng lực QLDA đầu tư.

- Khắc phục tình trạng chậm tiến độ của các dự án đầu tư, đáp ứng được kế hoạch thời gian đã đề ra để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Nâng cao hiệu quả quản lý thời gian, tiến độ dự án nhằm khắc phục tình trạng chậm tiến độ của các dự án ODA, đáp ứng được kế hoạch thời gian đã đề ra để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Nâng cao hiệu quả thực hiện các giai đoạn trong tiến trình thực hiện dự án sát với thời gian và chi phí thực hiện.

Giai đoạn 2022 – 2025, trước mắt Ban QLCDA tiếp tục triển khai quản lý dự án “Học tập và kỹ năng cho trẻ em” – UNICEF giai đoạn 2 Kế hoạch tổng thể với dự kiến kinh phí vốn viện trợ không hoàn lại 10.500.000 USD Phương hướng thực hiện trong công tác quản lý như sau

- Nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan hữu quan: phối hợp làm việc nhịp nhàng, thống nhất quy trình, cách làm việc giữa Ban QLCDA và các đơn vị thẩm định chuyên môn Với các đơn vị đề xuất nhu cầu mua sắm, Ban QLCDA hướng tới một quy cách làm việc mới: chi tiết, cụ thể và thống nhất hơn, tránh tình trạng xin thông tin lắt nhắt nhiều lần.

- Cơ sở vật chất và công nghệ cho công tác QLDA: quan tâm hơn tới việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác QLDA Đề xuất với các cấp có thẩm quyền, xin nguồn vốn để nâng cấp và mua mới các thiết bị, phần mềm, hạ tầng phục vụ quản lý dự án.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác QLDA về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ Phấn đấu tới năm 2023, Ban QLCDA sẽ đủ năng lực để tự thực hiện tất cả các phần công việc mà hiện nay Ban đang phải thuê tư vấn bên ngoài.

- Trong khoảng thời gian tự nâng cao trình độ và vẫn cần thuê các đơn vị tư vấn, Ban QLCDA mở rộng phạm vi tìm kiếm các đơn vị tư vấn có năng lực mạnh hoặc nâng cao yêu cầu đối với các gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu là chỉ định thầu rút gọn.

- Khuyến khích phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm, gian dối trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt là trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của bất kỳ bên liên quan nào, xử lý nghiêm các vi phạm.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Ban Quản lý các dự án giai đoạn 2022-2025

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản lý dự án

3.2.1.1 Hoàn thiện tổ chức Ban Quản lý các dự án, phân công phân nhiệm nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban. a) Xác định lại nhiệm vụ chung của bộ phận quản lý dự án

Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính để lập kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban QLDA gửi Lãnh đạo Ban xem xét.

Chủ trì xây dựng tiến độ tổng thể, tiến độ cập nhật hàng quý; kiểm tra tiến độ chi tiết gói thầu trình Giám đốc phê duyệt; Kiểm tra sự phù hợp của tiến độ chi tiết so với tiến độ tổng thể.

- Hỗ trợ, giám sát đơn vị tư vấn đấu thầu trong việc rà soát, xem xét, góp ý, đánh giá, … trong quá trình đấu thầu còn lại, thực hiện QLHĐ theo sự phân công cụ thể của giám đốc Ban QLCDA.

Chủ trì lập kế hoạch quản lý rủi ro dự án, xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro Lập kế hoạch quản lý các bên hữu quan và kế hoạch giao tiếp của dự án.

- Kiểm tra nhân sự chủ chốt, kế hoạch huy động nhân sự của TVGS, nhân sự chủ chốt thay đổi của nhà thầu trình Giám đốc phê duyệt.

- Kiểm tra công tác giám sát của TVGS.

- Phối hợp với các bộ phận có liên quan lập/thẩm tra/thẩm định dự toán các gói thầu/dự toán phát sinh, điều chỉnh (nếu có).

- Kiểm tra và xác nhận tiến độ do tư vấn tham mưu.

- Kiểm tra, xác nhận số lượng hàng hóa, giám sát quá trình tháo dỡ, lắp đặt, xử lý phát sinh vướng mắc,… dự thảo văn bản, quyết định trình Giám đốc theo quy trình được ban hành.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan tổ chức nghiệm thu chạy thử, vận hành thử, giám sát quá trình hướng dẫn đào tạo của Nhà thầu cung cấp thiết bị với nhân sự của Đơn vị thụ hưởng theo đúng quy định.

- Phối hợp với chuyên gia giám sát để xây dựng các báo cáo dự án định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu. b) Nhiệm vụ cụ thể của các cán bộ chuyên môn Để thực hiện điều phối dự án, nhóm quản lý dự án phân công cụ thể cho các cán bộ chuyên môn Các cán bộ chuyên môn này cần nắm được tình hình diễn biến thực hiện dự án Trong mọi trường hợp Giám đốc dự án đều nắm được tình hình công việc từ cấp dưới.

+ Cá nhân được giao nhiệm vụ QLHĐ, chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động liên quan đến hợp đồng được giao quản lý, đầu mối tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, lưu trữ;

+ Có trách nhiệm tập hợp các tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng chuyển bộ phận hành chính lưu trữ;

+ Báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng hàng kỳ cho lãnh đạo Ban QLCDA; + Có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban chuyên môn để giải quyết các nội dung chuyên môn;

+ Kiểm tra công tác giám sát của tư vấn giám sát;

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban QLCDA;

+ Chủ trì, phối hợp với cán bộ QLHĐ: Lập/Kiểm tra, xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiến độ tổng thể dự án, tiến độ chi tiết các gói thầu, các kế hoạch quý, tháng Lập/kiểm tra các báo cáo về tiến độ cung cấp và lắp đặt thiết bị;

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban QLCDA.

+ Chủ trì, phối hợp với cán bộ QLHĐ: Kiểm tra, xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến mặt bằng tổ chức thi công, biện pháp thi công, vật tư, vật liệu phục vụ quá trình tháo dỡ, lắp đặt, cài đặt, chạy thử các thiết bị tại hiện trường;

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban QLCDA.

- Quản lý An toàn lao:

+ Chủ trì, phối hợp với cán bộ QLHĐ: Kiểm tra, xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến ATLĐ;

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban QLCDA.

+ Chủ trì phối hợp với cán bộ QLHĐ: Kiểm tra, xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí Kiểm soát chi phí dự án, chi phí gói thầu; Lập bảng theo dõi giá trị, khối lượng hợp đồng, thiết kế, phát sinh, khối lượng nghiệm thu thanh toán

+ Kiểm tra khối lượng nghiệm thu thanh toán cho các Nhà thầu;

+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban QLCDA.

3.2.1.2 Tăng cường hiệu quả trao đổi và xử lý thông tin làm căn cứ lập kế hoạch hàng năm.

Kế hoạch trao đổi thông tin trong quá trình triển khai dự án cần được lập nhằm xác định những phương pháp giao tiếp phù hợp cho dự án trong những tình huống nhất định, nhằm xử lí các phản ứng với nhu cầu thông tin và nhu cầu giao tiếp của các bên hữu quan xem ai cần thông tin gì, khi nào cần, thông tin được truyền tải đến họ như thế nào và được thực hiện như thế nào, các vấn đề vướng mắc sẽ được xử lý kịp thời ra sao Trong quá trình thực hiện dự án có nhiều hình thức để trao đổi thông tin Với mục đích giải quyết nhanh chóng và kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, các hình thức trao đổi thông tin phải phù hợp kịp thời, chính xác, đầy đủ Hình thức xử lý thì phải kịp thời, và đưa ra kết luận chính xác để mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án

Một số hình thức cụ thể có thể được liệt kê dưới đây:

- Biên bản họp định kỳ/đột xuất: Là văn bản chính thức để các bên thống nhất những vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện.

- Văn bản chính thức của Ban QLCDA, Tư vấn, Nhà thầu có pháp nhân ký, đóng dấu (Quyết định, thông báo, công văn, báo cáo,…): Là thông tin chính thức của một bên nhằm thông báo một kết luận, quyết định, yêu cầu phối hợp, thực hiện,

- Công văn: Là văn bản chính thức của cá nhân có trách nhiệm thực hiện một vấn đề của dự án gửi đi cho bên được nhận để thông báo, giải quyết một vấn đề thuộc thẩm quyền.

Một số kiến nghị

Trong quá trình QLDA của Ban QLCDA có liên quan mật thiết với các tủ tục nhà nước cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan như: Giấy chứng nhận tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận thiết bị chuyên dùng, … có nhiều khi các vấn đề về thủ tục làm cho quá trình thực hiện dự án chậm hơn so với dự kiến Vì vậy, để giải quyết các vấn đề này, Ban QLCDA có kiến nghị với nhà nước các vấn đề sau đây: a Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách

- Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chỉnh các thông tư, nghị định cho phù hợp với tình hình hiện tại để trình Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu.

- Chỉ đạo Bộ Tài chính làm rõ các văn bản quy định phân bổ nguồn vốn, nghị định về sử dụng các nguồn vốn về đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị.

- Tiếp tục giám sát tình hình tổ chức thực hiện, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện kịp thời (nếu có) các Luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

- Tăng cường phối hợp để tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn chi tiết, sát thực tế, thống nhất trong lĩnh vực ODA. b Đơn giản hóa thủ tục hành chính

* Đơn giản hoá thủ tục rút vốn.

Cải tiến công tác quản lý vốn của dự án ODA là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dự án được thực hiện đúng tiến bộ, nhưng vẫn bảo đảm vốn được sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài chính.

Một đặc điểm của vốn ODA là chịu sự quản lý tài chính không chỉ của chính phủ mà còn của các nhà tài trợ, đặc biệt là đối với các dự án viện trợ có hoàn lại Vì vậy, các thủ tục rút vốn ODA ở trong nước đề nghị không áp dụng phức tạp hơn so với thủ tục rút các nguồn vốn Ngân sách khác.

Trước khi vốn dự án được giải ngân, ngân hàng được chọn đã ký hợp đồng nhận vốn với bộ tài chính (hoặc với ngân hàng Nhà nước) và hợp đồng cho vay lại với chủ dự án Mặt khác, kế họach thực hiện vốn dự án đã được các cơ quan chủ quản tổng hợp trong kế họach hàng năm trình bộ kế họach và đầu tư và ngân hàngNhà nước Vì vậy, có thể chỉ cần ngân hàng được chọn xem xét họ rút vốn trước khi chủ dự án gửi hồ sơ xin rút vốn cho nhà tài trợ là đủ Sau khi rútvốn, bản kê rút vốn do nhà tài trợ gửi cho chủ dự án sẽ là một căn cứ (cùng với các văn bản khác theo quy định hiện hành) để chủ dự án làm giấy xác nhận viện trợ, hoàn tất các thủ tục nhận hàng, rút tiền và thanh toán với ngân sách Nhà nước.

* Chấn chỉnh công tác kiển toán, quyết toán vốn. Để thực hiện đơn giản hoá thủ tục rút vốn, phân cấp cân đối vốn bảo đảm trong nước các dự án ODA, điều có ý nghĩa quyết định là phải chấn chỉnh, tăng cường việc định kỳ báo cáo tình hình thực hiện kiểm toán và quyết toán vốn báo cáo quyết toán cần được kiểm toán (do cơ quan kiểm toán tiến hành theo hợp đồng) trước khi gửi đến các cơ quan có chức năng thẩm tra và phê duyệt quyết toán. c) Có sự hỗ trợ kịp thời với các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh

Sự diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại của dịch bệnh Covid 19 gây ra nhiều khó khăn đối với toàn thể hoạt động của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung và dự án của Ban QLCDA nói riêng Với CĐT là sự khó khăn trong công tác khảo sát, thu thập trông tin, phát triển các dự án mới; với các đơn vị nhà thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị là sự khó khăn trong công tác nhập khẩu, cung cấp hàng hóa đến các địa phương trên cả nước.

Trong bối cảnh đó Nhà nước nên có những chính sách hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp như tạo điều kiện về thuế quan, nới lỏng giãn cách khi có thể và đưa ra những chính sách kích cầu, thúc đẩy nền kinh tế nói chung Bên cạnh đó công tác tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho cả Nước nhanh chóng vượt lên dịch bệnh, nền kinh tế nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo ổn định. d) Có chính sách ưu tiên ODA cho giáo dục

Giáo dục và Đào tạo là một trong những lĩnh vực được Chính phủ chú trọng, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA trong những năm qua Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn vốn vay ODA ưu đãi của các nhà tài trợ ngày càng hạn hẹp, giáo dục sẽ khó tiếp cận các nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn do không có khả năng thu hồi vốn Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần nghiên cứu cơ chế, chính sách, tiếp tục tạo điều kiện để GDĐT đạt được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện, trước hết là đổi mới CT, SGK và chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục.

3.4.2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Từng bước cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý theo hướng gọn nhẹ; đồng thời có sự phân công, phân cấp triệt để hơn nữa đối với các dự án tương đối đặc thù cho các đơn vị trực thuộc Việc này sẽ giúp cho các dự án được thực hiện với chất lượng cao hơn, hoàn thành đúng tiến độ hơn và tăng tính chịu trách nhiệm hơn đối với các đơn vị được phân cấp.

- Tạo điều kiện đẩy nhanh phê duyệt đề án cơ cấu vị trí việc làm mới, cho phép tái cấu trúc nội bộ Ban QLCDA để hoàn thiện bộ máy tổ chức tối ưu hơn.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời; bố trí vốn cho các dự án đã có kế hoạch, chủ trương đầu tư.

Ngày đăng: 10/07/2023, 12:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Chính phủ, 2015. Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ, 2015
15. Đặng Trung Thành (2019) Luận văn thạc sĩ “ Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án Thăng Long”, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý vốn đầu tư xây dựngcơ bản bằng nguồn vốn ODA tại ban quản lý dự án Thăng Long
16. Hà Thị Viên, 2019. Nâng cao năng lực quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng, luận văn thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quản lý dự án tại Ban quản lý dự ánđầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Cao Bằng
17. Lương Thị Quế Anh (2019), “Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam”.Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế - Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam
Tác giả: Lương Thị Quế Anh
Năm: 2019
18. Nguyễn Chiến Thắng (2018), Bài viết “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA” – báo Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốnODA
Tác giả: Nguyễn Chiến Thắng
Năm: 2018
19. Nguyễn Hữu Dũng, 2008. Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút và sử dụng ODA của Ngân hàng thế giớitại Việt Nam
21. Nguyễn Quang Thái và Trần Thị Hồng Thuỷ (2019), “Vốn ODA trong điều kiện mới” Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn ODA trong điềukiện mới
Tác giả: Nguyễn Quang Thái và Trần Thị Hồng Thuỷ
Năm: 2019
22. Nguyễn Quốc Duy, 2012. Quản trị dự án, Cục Phất triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị dự án
23. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, 2012. Giáo trình Lập dự án đầu tư, Hà Nội: NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lập dự án đầu tư
25. Nguyễn Việt Tuấn (2020), Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Bình”, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước đối với cácdự án đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Nguyễn Việt Tuấn
Năm: 2020
26. Quốc hội, 2014. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội, 2014
28. Trần Thái Tuân, 2017. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các dự án đầu tư ở Ban Quản lý dự án, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công An , Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các dự ánđầu tư ở Ban Quản lý dự án, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công An
29. Từ Quang Phương, 2005. Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý dự án đầu tư
Nhà XB: Nhà xuất bảnLao động Xã hội
30. Viện Quản lý dự án, 2017. Guide PMBOK® Guide - 6th Edition, Nhà xuất bản Global Standard.Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guide PMBOK® Guide - 6th Edition
Nhà XB: Nhà xuấtbản Global Standard.Tài liệu nước ngoài
20. Nguyễn Quang Huy, 2017. Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án Huyện Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội Khác
27. Quốc hội, 2019. Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 Khác
31. Andrew A.L.Tan (2000), New Straits Times; Kuala Lumpur, Malaysia Khác
32. Phil Ventures (2009), Total Project Management in A Project-Based Culture, USA Khác
33. Yuan Jianbo, Zhang Qisen (2009), Theory and Application of Total Project Management, GeoHunan International Conference, Changsha, Hu-nan, China Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w