1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận kinh tế công cộng Có nên tăng học phí hay không?

15 772 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 91 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ BÀI Trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn lực con người VN càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người VN mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi chất lượng GD cần được nâng cao. Việc nâng cao chất lượng GD cũng đòi hỏi cần có kinh phí để đầu tư trang thiết bị, sách giáo khoa, đồ dùng cho người dạy cũng như người học được tốt hơn. Song kinh phí đó sẽ được lấy từ đâu? Câu hỏi đặt ra là có nên tăng mức học phí hay không? Nhận thấy đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm vì vậy nhóm 9 quyết định đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu việc “ Có nên tăng học phí hay không?” Đề tài của nhóm gồm 3 phần: 1. Lý luận chung 2. Vấn đề có nên tăng học phí hay không? 3. Dich vụ này nên do khu vực nào cung cấp là tốt nhất? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nhóm 9 không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy và các thành viên trong lớp K6HK1B cùng góp ý kiến để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

A PHẦN MỞ BÀI

Trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn lực con người VN càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người VN mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi chất lượng GD cần được nâng cao Việc nâng cao chất lượng GD cũng đòi hỏi cần có kinh phí để đầu tư trang thiết bị, sách giáo khoa, đồ dùng cho người dạy cũng như người học được tốt hơn Song kinh phí đó sẽ được lấy từ đâu? Câu hỏi đặt ra là có nên tăng mức học phí hay không? Nhận thấy đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm vì vậy nhóm 9 quyết định đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu việc có nên tăng học phí hay không? Đề tài của nhóm gồm 3 phần:

1 Lý luận chung

2 Vấn đề có nên tăng học phí hay không?

3 Dich vụ này nên do khu vực nào cung cấp là tốt nhất?

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nhóm 9 không tránh khỏi những thiếu sót mong thầy và các thành viên trong lớp K6HK1B cùng góp ý kiến để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

B NỘI DUNG CHÍNH

1 Lý luận chung

1.1 Khái niệm học phí đại học

Học phí đai học là tiền mà mỗi sinh viên phải trả cho việc học của mình theo quy định của Bộ GD-ĐT Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục

1.2.Quy định chung về mức thu học phí

*Năm 2010-2011 đến 2014-2015:

Khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chất lượng đại trà được chia theo các nhóm ngành đào tạo từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 – 2015

- Cao nhất trong các nhóm ngành thuộc về khối Y dược với mức học phí từ 340.000- 800.000/tháng

- Nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật từ 290.000 đến 550.000 đồng/ tháng;

- Kỹ thuật, công nghệ: 310.000 đến 650.000 đồng/ tháng;

- Khoa học tự nhiên: 310.000 đến 650.000 đồng/ tháng;

Khung học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, cao đẳng nghề, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ có chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh, trong đó Trung cấp là 0,7, CĐ: 0,8, ĐH: 1; Thạc sỹ: 1,5 và Tiến sỹ: 2,5

Trang 3

Với trung cấp nghề của các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà

từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015, khung học phí được xác định:

- Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng từ 270.000 đến 700.000 đồng/ tháng; Khối hàng hải: 260.000 – 610.000 đồng/ tháng

- Khối y tế, dược: 250.000 – 580.000 đồng/ tháng

- Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng: 240.000 – 560.000 đồng/ tháng

-Khối công nghệ lương thực và thực phẩm: 230.000 – 540.000 đồng/ tháng

- Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá: 230.000 – 530.000 đồng/ tháng

Cũng theo dự thảo này, mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập không được nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên được xác định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên trình cấp thẩm quyền cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh Mức thu học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên: Không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học

Mức thu học phí các cơ sở giáo dục ngoài công lập: được tự quyết định mức thu học phí, Học phí các cơ sở giáo dục của nhà đầu tư nước ngoài

do các nhà đầu tư quyết định nhưng phải thực hiện Quy chế công khai của

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để người học, các cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính biết thực hiện việc kiểm tra, giám sát

Trang 4

Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức: Học phí tín chỉ bằng tổng học phí toàn khóa trên tổng số tín chỉ toàn khóa, trong đó, tổng học phí toàn khóa bằng mức thu học phí 1 sv/1 tháng x 10 tháng x số năm học

Mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục của nhà đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư quyết định, phải thực hiện Quy chế công khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để người học, các cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính biết thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của nhà nước

*Năm 2009 trở về trước:

Năm 2009 có sửa đổi và thực hiện theo quyết định sửa đổi:

1 Dạy nghề trình độ trung cấp nghề trở xuống: từ 20.000 đến 160.000 đồng/tháng/học sinh

2 Trung cấp chuyên nghiệp: từ 15.000 đến 135.000 đồng/tháng/học sinh

3 Cao đẳng, cao đẳng nghề: từ 40.000 đến 200.000 đồng/tháng/sinh viên

4 Đại học: từ 50.000 đến 240.000 đồng/tháng/sinh viên

5 Đào tạo thạc sỹ: từ 75.000 đến 270.000 đồng/tháng/học viên

6 Đào tạo tiến sỹ: từ 100.000 đến 330.000 đồng/tháng/nghiên cứu sinh

2 Vấn đề có nên tăng học phí đại học hay không?

2.1.Về phía quốc hội:

- Chưa đồng ý tăng học phí

Trang 5

Như nhiều ý kiến tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng mặc dù thống nhất chưa tăng học phí theo đề án của Bộ GD-ĐT nhưng theo ý kiến của Phó thủ tướng – Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Thiện Nhân đề xuất giải pháp trước mắt là tăng học phí đại học, cao đẳng Theo

đó, học phí đại học, cao đẳng năm 2009-2010 có thể tăng 50% lên 235.000 đồng/tháng Tuy nhiên Phó thủ tướng đề nghị Quốc hội xem xét lùi thời hạn

áp dụng khung học phí mới nhưng phải có giải pháp quá độ để giảm bớt sức

ép khó khăn về chi phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo ngay trong năm học 2009-2010 Tại cuộc họp bàn về đề án “Đổi mới cơ chế tài chính của

GD-ĐT giai đoạn 2008-2012”, hầu hết các đại biểu cho rằng tăng học phí (HP) là cần thiết nhưng không phải thực hiện được ngay mà phải căn cứ vào tình hình kinh tế nước ta hiện nay

- Phải có lộ trình thực hiện

Với nhận định khoảng cách giữa mức học phí hiện hành với khung học phí dự kiến là quá lớn thì Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đề xuất học phí cần tăng dần theo từng năm học, mỗi năm chỉ nên tăng 30-40% Đồng thời nên cân nhắc thời gian thực hiện đề

án Đề án tối thiểu cũng phải kéo dài năm năm và thời điểm bắt đầu thực hiện đề án nên từ năm học 2010-2011 Do vậy, thời gian thực hiện đề án nên điều chỉnh lại là năm 2010-2015”, tức là năm 2010 mới bắt đầu áp dụng học phí mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn

- Tuy nhiên Quốc hội vẫn có nhiều ý kiến khác nhau

+ Đề án chưa chín muồi?

+Cần xem xét lại đề án

Trang 6

+ “Đồng tình”

+ Đại biểu Quốc hội băn khoăn mức tăng học phí

+ Một số ý kiến khác cho rằng : “ Nên gắn học phí theo chất lượng đào tạo, nhà nước chỉ ban hành khung học phí còn HĐND các tỉnh ban hành cho phù hợp với địa phương

Vậy thu học phí cao sẽ như đòn bẩy để nâng chất lượng Đây là chính

là mục đích của đề án đổi mới cơ chế tài chính Do đó, Quốc hội nên thông qua đề án này, những gì chưa hoàn chỉnh sẽ được Chính phủ sửa đổi

2.2.

Một số ý kiến

2.2.1 Ý kiến bộ G iáo dục

Việt Nam là nước đang phát triển, nên mức học phí chiếm 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình là cao Bên cạnh đó, năm 2009 vẫn còn trong thời kỳ suy giảm kinh tế, đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn Bởi vậy, vấn đề tăng học phí đối với tất cả các cấp học nên thực hiện

từ năm học 2010 – 2011, và thời gian thực hiện Đề án kéo dài 5 năm (2010-2014) Bắt đầu từ năm học 2010-2011 sẽ thực hiện theo lộ trình của Đề án

- Tăng học phí là cần thiết

Theo tờ trình Đề án đổi mới cơ chê tài chính trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2014 do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trình bày đã nêu

rõ, trong khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường được hơn

20 năm, đã hình thành các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngày một tăng thì

Trang 7

cơ chế tài chính của giáo dục thực tế vẫn chưa có thay đổi về chất so với thời

kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Việc quản lý ngân sách giáo dục thực tế rất phân tán, các địa phương quản lý 74% ngân sách Nhà nước chi hàng năm, các Bộ, ngành khác 21%, Bộ GD-ĐT quản lý 5%

Bên cạnh đó chế độ học phí thực hiện từ năm 1998 đến nay chưa thay đổi, mức học phí quá thấp, dưới khả năng chi trả của người dân ở các vùng

đô thị, không phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua Vì thế để phù hợp với tình hình như hiện nay thì cần phải tăng mức HP

Sau khi đề án điều chỉnh học phí được đưa ra dư luận, Bộ GD&ĐT đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp Đa số các ý kiến đều cho rằng, việc nghiên cứu để sửa đổi chính sách học phí là cần thiết nhưng phải làm từng bước, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt và trong điều kiện hiện nay, chưa nên có sự thay đổi về khung học phí

Tăng học phí là một đột phá trong tài chính cho giáo dục đại học, thay

vì trả học phí thấp theo mức thu nhập hiện tại của quốc gia và người dân thì chúng ta phải trả học phí ở mức đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, đa số người ra trường phải có việc làm và thu nhập khá Mức thu nhập này cho phép trả lại số tiền đã vay để trả học phí trước đó Tức là lấy thu nhập của tương lai cao hơn rất nhiều so với học phí hiện tại để trả học phí ở mức có chất lượng đào tạo cao Đối với bậc đại học, nếu không tăng học phí thì không thể giải quyết được vấn đề chất lượng

2.2.2 Ý kiến giảng viên

Trang 8

Trò chuyện với SV, thầy cô cũng chia sẻ: “Biết tăng học phí là một gánh nặng lớn cho sinh viên nhưng đây là đều không thể tránh khỏi được vì nhà nước cần có thêm ngân sách để phát triển cơ sở vật chất cho nền giáo dục nước nhà Nguồn học phí mà các em nộp đã được nhà nước hỗ trợ rất nhiều, nếu chỉ dựa vào học phí của sinh viên để xây dựng và phát triển trường Đại học, thì con số đó sẽ tăng thêm không biết bao nhiêu lần!” Chuyện tăng học phí đã là nỗi lo âu cho các bậc phụ huynh và sinh viên Đại học khi bước những bước tiếp trên giảng đường, còn bao thứ phải trang trải Nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng cho những ai thật sự vươn lên Hi vọng các bạn sinh viên sẽ đạt được những gì mà mình phấn đấu, nỗ lực Cũng hi vọng rằng nền giáo dục Việt Nam sẽ phát triển hơn để vơi đi phần nào gánh nặng của các bạn sinh viên khi bước vào cổng trường Đại học, tiếp tục xây dựng nước nhà…

2.2.3 Ý kiến sinh viên

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, chuyện tăng học phí đã làm cho biết bao bạn sinh viên phải đau đầu, không biết phải xoay sở như thế nào V.Hùng (Đại học Y Dược Huế) bức xúc: “Cái gì cũng tăng, ngay cả thẻ vào học, mượn sách ở Trung tâm học liệu cũng tăng từ 90.000đ lên 160.000đ, nay lại thêm học phí Trong lúc tiền được miễn giảm ở chế độ 135 mình còn chưa lấy lại được, lấy đâu ra tiền nộp tiếp học kì mới Không biết với tốc độ như thế này, những năm tiếp theo học phí còn tăng lên bao nhiêu nữa…”

T.Ngọc (ĐH Kinh tế Huế) tâm sự: “Tăng học phí không hoàn toàn là gánh nặng, khi song song với nó là tăng học bổng Nếu học phí tăng, đồng thời học bổng tăng, sinh viên sẽ có ý thức hơn trong việc học, phấn đấu đạt học bổng để một phần nào trang trải cho nguồn học phí lớn lao ấy…”

Trang 9

Thật sự, đi đôi với quyết định tăng học phí cũng là quy định về tăng học bổng Theo đó, các mức học bổng năm nay cũng tăng so với năm ngoái trên 20%

2.2.4 Ý kiến người dân

Phản ánh của nhiều người dân Hà Nội và TP HCM, nếu tăng học phí chắc chắn các gia đình gặp khó Dư luận đang xôn xao về Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo, nhất là về mức học phí phổ thông Tại

Hà Nội và TP HCM, phần đông đều tỏ thái độ không tán thành mức học phí được xem là quá cao đối với người lao động

Đối với những gia đình ở nông thôn vấn đề tăng học phí sẽ có ảnh hưởng rất lớn,thu nhập thì ít chi phí bỏ ra cho con đi học lại tăng họ khó có thể tiếp tục cho con đi học được nên họ muốn nhà nước đưa ra mức học phí phù hợp nhất

2.2.5 Đánh giá chung

Hiện nay, vấn đề tăng học phí trong các trường ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp là đúng và hợp lý với xu hướng “thị trường” Để nâng cao chất lượng giáo dục thì điều kiện giảng dạy và học tập của người học cần được cải tiến Do đó việc tăng học phí cũng đồng nghĩa với tăng chất lượng giáo dục Một đất nước muốn phát triển cần có một nền tảng về giáo dục vững chắc

Vấn đề đặt ra về việc tăng học phí như thế nào để XH vẫn coi đó là hợp lý?

Trang 10

Tăng học phí thì bộ GD-ĐT cần đảm bảo chất lượng giáo dục cũng được nâng lên

Tăng học phí nhưng không làm giảm số lượng học sinh, sinh viên thuộc gia đình chính sách hay gia đình nông thôn ở các tỉnh lẻ

Vậy tăng học phí cần kèm theo các chính sách miễn giảm học phí, học bổng, hay cấp tín dụng cho sinh viên Như vậy sẽ ảnh hưởng không nhiều đến con em gia đình chính sách hay nông thôn Mà XH cũng chấp nhận về vấn đề này

3.

Dịch vụ này nên do khu vực nào cung cấp là tốt nhất?

Đề án tăng học phí bậc ĐH do khu vực công cung cấp là tốt nhất vì:

- Nếu tăng học phí do khu vực tư thì sẽ có nhiều bất cập:

+ Thứ nhất: Tăng học phí quá cao ( VD: Ngành y dược, đùng 1 cái tăng học phí từ 180.000 lên 800.000)

+ Thứ hai: Giao quyền cho hiệu trưởng được quyết định

Đồng ý là hiệu trưởng được quyết định nhưng chỉ được phép năm sau tăng hơn năm trước 30% là tối đa Còn năm đầu thực hiện đề án tăng học phí thì chỉ được tăng 20% - 30% so với mức học phí cũ, nhưng nhiều trường không áp dụng mức % tăng như trên nên đã gây sốc cho nhiều sinh viên và gia đình

+ Thứ ba: Các cơ sở đào tạo ngoài công lập và chủ đầu tư nước ngoài Bộ

GD – ĐT cho phép được thu bao nhiêu học phí thì thu, họ được phép tự

Trang 11

quyết chi bao nhiêu cho cơ sở vật chất, cho giáo viên, cho hoạt động của trường

- Nếu tăng học phí do khu vực công :

+ Đối với các trường công lập nếu có tăng thì cũng chỉ tăng theo phần trăm quy định chứ không tăng cao trót vót như do bên khu vực tư cung cấp, tạo tâm lý ổn định cho gia đình và sinh viên yên tâm học tập

+ Còn đối với các trường ngoài công lập thì nhà nước cần có mức “ trần”

để các trường ngoài công lập dựa vào đó quyết định mức học phí, chứ không tùy tiện thu học phí quá cao, và không chi gì nhiều cho cơ sở vật chất…

Mặt khác, điều chỉnh tăng học phí ĐH cũng là để bảo đảm công bằng

xã hội, nhưng phải tăng từ từ, hợp lý cho sinh viên và gia đình kịp thích nghi

C KẾT LUẬN

Chính sách học phí nói riêng và tài chính đại học nói chung là một trong những vấn đề cốt cử của giáo dục đại học, và tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia Chính vì vâỵ, xây dựng chính sách học phí là một bài toán có nhiều tham tố và rất cần được nghiên cứu chu đáo để đưa ra những giải pháp

có tính đến lợi ích của các bên tham gia, có tính đến khả năng của nhiều bộ phận dân cư, đến quan hệ giữa chất lượng của nguồn nhân lực và chỉ số kinh

tế tri thức, đến công bằng và ổn định xã hội, dựa trên những quy định chính sách đã có và thực tiễn đang diễn ra trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh nghiệm quốc tế

Trang 12

Sự mở rộng quy mô và phát triển nhanh chóng về số lượng của hệ thống đại học Việt Nam đặt ra những thử thách to lớn về chất lượng, trong việc giải quyết bài toán này, tài chính đại học trở thành một vấn đề then chốt Trong khi ngân sách công không thể đáp ứng cho một hệ thống đại học đang trở thành đại chúng hóa, truyền thống hiến tặng cho đại học chưa hình thành, các nguồn thu do hoạt động nghiên cứu và dịch vụ còn hạn chế, học phí là một nguồn thu quan trọng của đại học công và gần như là nguồn thu duy nhất của các đại học tư, thì cải cách mức thu học phí là tất yếu để bảo đảm chất lượng Vai trò của nhà nước không phải là quy định mức trần mức sàn hay quản lý cách chi tiêu của các trường mà là thiết kế bộ khung chính sách nhằm bảo đảm những định chế phù hợp cho việc thực hiện cơ chế giải trình trách nhiệm của các trường và giám sát việc thực hiện những định chế đó

Ngày đăng: 29/05/2014, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w