bài thảo luận có kèm theo "slide kinh doanh chứng khoán THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN"
Trang 1PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1 Khái Niệm
Công ty chứng khoán là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán: môi giới, bão lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán,… nhằm mục đích lợi nhuận
1.1.2 Phân Loại
1 Mô hình công ty đa năng:
Theo mô hình này, công ty chứng khoán là một bộ phận cấu thành của ngân hàng thương mại hay nói cách khác Ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực là tiền tệ và chứng khoán
2 Mô hình công ty chuyên doanh:
Theo mô hình này, kinh doanh chứng khoán do các công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận
1.2 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Công ty chứng khoán thường thực hiện một số nghiệp vụ sau:
1.2.1 Môi giới:
Là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà nhà môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó
Trang 2Với tư cách là người môi giới, ngoài việc giao dịch theo chỉ thị của khách hàng, công ty chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiện ích khác:
+ Quản lý tài khoản tiền gửi và tài khoản chứng khoán cho khách hàng
+ Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng
+ Vận hành các đầu mối thông tin và tư vấn cho khách hàng về đầu tư chứng khoán
1.2.2 Bảo lãnh phát hành:
Là hoạt động hỗ trợ cho các nhà phát hành khi thực hiện huy động vốn thông qua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp theo sự uỷ thác của nhà phát hành
Nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng khoán, am hiểu thị trường có năng lực tài chính Họ thường có một mạng lưới bán hàng rộng rãi để đảm bảo cho đợt phát hành thành công Vì vậy thông qua tổ chức bảo lãnh khách hàng, công ty chứng khoán được nhận tiền hoa hồng bảo lãnh Tiền hoa hồng bảo lãnh được xác định theo sự thoả thuận giữa nhà phát hành với nhà bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thường được thực hiện với sự tham gia của các chủ thể sau:
+ Tổ chức bảo lãnh phát hành
Tuỳ vào quy mô đợi phát hành mà tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành có thể là một hoặc một tổ hợp bao gồm nhiều nhà bảo lãnh Nhà bảo lãnh phát hành là người đứng ra mua hoặc chào bán chứng khoán của một nhà phát hành nh»m thực hiện phân phối chứng khoán
+ Nhóm đại lý phân phối thường bao gồm các công ty chứng khoán tự doanh (dealers)
Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh, công ty chứng khoán sẽ thực hiện các công việc chính sau:
- Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành các thủ tục cần thết cho đợt phát hành
- Thành lập tổ hợp bảo lãnh (nếu có)
- Định giá chứng khoán
- Phân phối chứng khoán
- Bình ổn giá chứng khoán sau đợt phát hành
Trang 31.2.3 Tư vấn:
Tư vấn trong lĩnh vực chứng khoán là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu về lĩnh vực chứng khoán, từ đó đưa ra các lời khuyên cho khách hàng
Với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ sẽ đưa ra các dự báo cho khách hàng để tham khảo
Từ đó khách hàng đưa ra quyết định của chính mình Nhà tư vấn không chịu trách nhiệm về hậu quả các quyết định của nhà tư vấn Tuỳ vào loại hình tư vấn và thông tin nhà
tư vấn cung cấp cho khách hàng mà khách hàng có thể trả các khoản phí
1.2.4 Tự doanh:
Là hoạt động tự mua, bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá Hoạt động này công ty phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình, tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua, bán chứng khoán của mình Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn đêm xung đột về lợi ích giữa một bên là lợi ích của công ty chứng khoán và một bên là lợi ích của khách hàng
Để tránh trường hợp này thông thường các thị trường đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của các công ty chứng khoán
Đối với một số thị trường, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường Các công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ tự kinh doanh thông qua việc mua bán trên thị trường có vai trò định hướng và điều tiết hoạt động của thị trường Góp phần bình ổn định giá cả trên thị trường
1.2.5 Quản lý danh mục đầu tư:
Là hoạt động trong đó khách hàng uỷ thác vốn của mình cho công ty chứng khoán thực hiện đầu tư hộ Thực hiện nghiệp vụ này, công ty chứng khoán theo sự uỷ thác của khách hàng thực hiện đầu tư với mục tiêu bảo toàn vốn và tăng lợi nhuận cho khách hàng
Sau khi ký hợp đồng uỷ thác với khách hàng, công ty chứng khoán có nhiệm vụ thực hiện quản lý vốn cho khách hàng theo hợp đồng uỷ thác bao gồm thực hiện đầu tư và cung ứng các dịch vụ đi kèm cho khách hàng như: lưu ký chứng khoán, quản lý tài sản và vốn cho khách hàng, cung cấp tín dụng…
Trang 41.3 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
1.3.1 Khái niệm, tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán
* Khái niệm: Đạo đức nghề nghiệp nói chung là tính tin cậy Những người làm việc trong một ngành nghề nhất định được khẳng định là có đạo đức nghề nghiệp có nghĩa là phải có độ tin cậy, họ sử dụng quyền hạn do tính chất nghề nghiệp mà có phải mang lại hiệu qủa tốt nhất cho xã hội Như vậy đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua bốn khía cạnh sau:
- Đủ trình độ và năng lực để thực hiện công việc đạt kết quả cao
- Đủ tiêu chuẩn hành nghề có nghĩa là phải làm việc theo đúng tiêu chuẩn và đúng quy trình công việc
- Thẳng thắn, trong sạch và công bằng
- Niềm tự hào về nghề nghiệp, làm việc theo đúng tiêu chuẩn công việc, không có những hành vi sai phạm và không cho người khác coi thường nghề nghiệp của mình
Như vậy có thể hiểu đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là tập hợp các chuẩn mực hành vi cách cư xử và ứng xử trong nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy và niềm tự hào của nghề kinh doanh chứng khoán trong xã hội
* Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khoán
- Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tin tưởng của khách hành đối với những người làm nghề kinh doanh chứng khoán
Các tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là các tổ chức cung ứng dịch
vụ cho khách hàng Để kéo khách hàng về phía mình thì yếu tố hàng đầu là phải tạo được
sự tin tưởng Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sản phẩm dịch vụ là uy tín của đơn vị cung ứng dịch vụ Trên phương diện này thì đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán
Trang 5- Thông qua các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sẽ quản lý được tiêu chuẩn về nghiệp vụ của các công ty chứng khoán
- Một trong những tiêu chuẩn của đạo đức nghề KDCK là làm việc phải đúng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp, đúng theo quy trình nghiệp vụ của công việc Thông qua việc đề ra các tiêu chuẩn về đạo đức nghề kinh doanh chứng khoán buộc người làm trong nghề phải thực hiện nghiệp vụ theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng cao, mang lại hiệu quả cho mình
và cho xã hội Điều này cũng đồng nghĩa với các hoạt động trái với tiêu chuẩn công việc sẽ trài đạo đức và bị xã hội lên án
- Đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần xây dựng nên hình ảnh tốt đẹp của nhà kinh doanh chứng khoán
Đạo đức nghề KDCK góp phần tạo ra sự tin tưởng vào trình độ, đạo đức của người KDCK Thông qua đó tạo ra được uy tín và hình ảnh tốt đẹp cho khách hàng Chính điều này sẽ góp phần tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người kinh doanh chứng khoán và khách hàng, giữa những người kinh doanh chứng khoán với nhau Từ đó tạo động lực cho sự phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán
1.3.2 Chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp
Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của các công ty chứng khoán bao gồm:
- Chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, các quy chế, quy định của nghề KDCK
- Phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu; Các thông tin cung cấp cho khách hàng phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, công bằng Tài sản của khách hàng phải được bảo quản tách bạch với tài sản của công ty Tránh sự xung đột về lợi ích giữa khách hàng và công ty thành viên Nếu có sự xung đột về lợi ích thì phải ưu tiên lợi ích của khách hàng trước, tránh việc trục lợi từ khách hàng thông qua các nghiệp vụ
- Phải chú tâm và cẩn trọng công việc: Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình chuẩn hoạt động, phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, tận tuỵ và có trách nhiệm đối với công việc
- Tình hình tài chính lành mạnh, có cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm đảm bảo khả năng cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả cho khách hàng
Trang 6Ngoài ra công ty thành viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với cơ quan quản lý nhà nước và phối hợp trong toàn ngành chứng khoán nhằm đảm bảo hoạt động của các công ty chứng khoán sẽ vì lợi ích chung của ngành chứng khoán và tuân thủ các quy định của nhà nước
PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CTCP CHỨNG KHOÁN PHÚ HƯNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CTCK PHÚ HƯNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCK Phú Hưng
Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng là công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam Phú Hưng chuyên cung cấp các dịch vụ môi giới, tư vấn tài chính doanh nghiệp, lưu ký và giao dịch chứng khoán thông qua mạng lưới rộng khắp cả nước
Ngày 15/11/2006: CTCP chứng khoán Phú Hưng tiền thân là công ty cổ phần chứng khoán Âu Lạc được thành lập ngày 15 tháng 11 năm 2006 với vốn điều lệ 22,68 tỷ đồng Tháng 12/2006: Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với 4 nghiệp vụ: môi giới, tự doanh, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán Tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng
Ngày 18/12/2006: Công ty trở thành thành viên chính thức của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Năm 2008: Hợp tác chiến lược với công ty cổ phần CX Technology, Đài Loan
Tháng 9/2008: Vốn điều lệ tăng lên 100 tỷ đồng
Trang 7Ngày 23/01/2009: Công ty cổ phần Chứng khoán Âu Lạc đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng
Ngày 17/03/2009: Tạm hoãn tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Ngày 2009: Công ty chính thức trở thành thành viên hệ thống đăng ký giao dịch
UPCoM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Ngày 24/09/2009: Trở thành thành viên của hệ thống giao dịch Trái phiếu chính phủ Ngày 12/01/2010: Tăng vốn điều lệ từ 135 tỷ lên 300 tỷ đồng
Ngày 09/06/2010: Chính thức giao dich trên sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội
2.1.2 Hồ sơ doanh nghiệp
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng
Tên tiếng anh: Fortune Securities Corporation
Vốn điều lệ: 300.000.000 VNĐ
Mã chứng khoán: PHS
Số lượng chứng khoán niêm yết: 30.000.000 Cổ phiếu
Ban lãnh đạo công ty: Hội đồng quản trị: Ông Albert Kwang-Chin Ting
Ông Bo-Minh Yang Ông Harvey Hsiao-Wei Chang
Bà Nguyễn Hồng Mai Ông Hsien-Chih Chiu
Ban giám đốc: Ông Cheng Chang Chong, Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Thành Chung, P T.Giám đốc
2.1.3 Vị thế công ty
Tính đến thời điểm 31/3/2010, trên 2 Sở giao dịch Công ty Chứng khoán Phú Hưng là một trong số 25/105 công ty đạt được vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng trở lên Thị phần môi giới trong quý 1/2010 của công ty đạt 1,14% giá trị giao dịch trên 2 sàn
Trang 8Đến 31/03/2010 công ty đang quản lý 16.423 tài khoản trong đó có 28 tài khoản của các
tổ chức Công ty hiện có 12 chi nhánh và phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn trên
cả nước
PHS là một trong số các công ty chứng khoán đầu tiên đạt yêu cầu kỹ thuật kết nối giao dịch trực tuyến với HOSE và đạt yêu cầu về mặt hệ thống để áp dụng giao dịch trực tuyến với HNX
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh
Môi giới chứng khoán
Kinh doanh chứng khoán
Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán
Lưu ký chứng khoán
2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP CK PHÚ HƯNG
2.2.1 Môi giới chứng khoán
Công ty Chứng khoán Phú Hưng cung cấp dịch vụ môi giới hiệu quả và đáng tin cậy được hỗ trợ bởi nhiều báo cáo phân tích và nhận định của Bộ phận nghiên cứu Chứng khoán Phú Hưng phát hành hàng ngày Bản tin thị trường với nhiều thông tin giá trị và cập nhật bằng 3 thứ tiếng : tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa Mục tiêu tiên quyết của Bộ phận môi giới của chứng khoán Phú Hưng là mang đến cho khách hàng dịch vụ tiện ích và ổn định nhất
Với tư cách là người môi giới, ngoài việc giao dịch theo chỉ thị của khách hàng, công ty chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiện ích khác:
Trang 9Chúng tôi cung cấp nhiều hình thức đặt lệnh bao gồm giao dịch qua mạng, kinh doanh bằng điện thoại thông qua tổng đài Call centre, giao dịch môi giới, giao dịch trực tiếp tại bất kỳ chi nhánh của chúng tôi hoặc đại diện nhập lệnh tại các sàn PHS áp dụng biểu phí giao dịch phù hợp, cho phép khách hàng của chúng tôi sự linh hoạt tối đa trong các quyết định đầu tư
Đội ngũ nhân sự của Phú Hưng với nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cam kết mang đến cho bạn sự tin tưởng tuyệt đối với các dịch vụ môi giới hàng đầu tại Việt Nam Tuân thủ nguyên tắc minh bạch và liêm chính trong hoạt động, chúng tôi nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật và luôn luôn đặt lợi ích của bạn lên hàng đầu
Theo thống kê cho thấy: Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán Trong đó doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của công ty (53,12% năm 2009 và 50,15% năm 2010) Đến
31/12/2010 công ty đang quản lý 18.126 tài khoản trong đó có 32 tài khoản của khách hàng tổ chức Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại công ty tăng trung bình
932 tài khoản/ tháng Số lượng tài khoản giao dịch thường xuyên tại công ty là 12.100 chiếm 76% số lượng tài khoản đã mở Thị phần môi giới của công ty trong quý 1/2011 trên hai sàn chiếm 1,28%
Mục tiêu của Phú Hưng là cung cấp các dịch vụ cao cấp nhưng thuận tiện, đáp ứng nhu cầu và giá cả phải chăng cho mỗi khách hàng bất kể tình trạng tài chính hoặc kinh nghiệm đầu tư, và thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và môi giới để các khách hàng của chúng tôi có thể tiếp cận tôt nhất mục tiêu tài chính dài hạn hay ngắn hạn
2.2.2 Tự doanh
Hoạt động tự doanh là hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện việc mua
và bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty
Thông thường chức năng chính của CTCK là cầu nối giữa nhà đầu tư với Trung tâm giao dịch chứng khoán, người chơi chứng khoán sẽ phải đến các CTCK để thực hiện một
Trang 10số thủ tục như mở tài khoản chứng khoán, lưu ký chứng khoán và các CTCK Khi đã là thành viên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, sẽ phải mở tài khoản lưu ký của bản thân công ty tại Trung tâm này và đồng thời mở tài khoản lưu ký cho khách hàng của mình Tất nhiên với dịch vụ này, CTCK sẽ thu được một mức phí nhất định
Song, với nghiệp vụ tự doanh, CTCK sẽ tham gia mua bán chứng khoán như một tổ chức độc lập, bằng chính nguồn vốn của công ty, chứ không phải bằng tài khoản của khách hàng
Ở các nước phát triển có thị trường chứng khoán phát triển thì nghiệp vụ tự doanh là rất phổ biến, bởi lẽ các CTCK có kinh nghiệm và quản lý tốt chẳng tội gì mà không kinh doanh chứng khoán
Một câu hỏi được đặt ra là: Ở Việt Nam vào thời điểm hiện nay các CTCK sẽ thực hiện nghiệp vụ tự doanh như thế nào? Hoạt động tự doanh của các CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để
từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:
Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yết còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai
Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua chứng khoán không niêm yết trên OTC Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định
Tuy nhiên đây là một hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt động này có thể mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất không nhỏ
Để thực hiện nghiệp vụ này thành công, ngoài đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có