1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận kế toán quản trị

18 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 253 KB

Nội dung

BÀI THẢO LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỀ TÀI: Công ty TOBACO sản xuất mặt hàng thiết bị điện báo bằng tia Lazer được thị trường ưa chuộng. Hiện tại công suất sản xuất tối đa của công ty là 6.000 bộ/năm. Đơn giá bán là 425 bộ. Số liệu chi phí hàng năm hiện nay ở mức công suất 4.800 bộ như sau: Đơn vị tính : 1000đ 1. Chi phí NVLTT: 125/bộ 2. Lương nhân viên văn phòng công ty: 110.000 3. Lương nhân viên phân xưởng sản xuất: 70.000 4. Lương nhân viên bán hàng: 15/bộ 5.Khấu hao TSCĐ phân xưởng: 42/bộ 6. Khấu hao TSCĐ văn phòng: 32.000 7. Khấu hao cửa hàng và thiết bị bán hàng: 25.000 8. Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất: 8.000 9. Chi phí nhân công trực tiếp: 80/bộ 10. Chi phí quảng cáo: 120.000 11. Chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng: 30.000 12. Chi phí văn phòng phẩm: 16.000 13. Chi phí dụng cụ sản xuất: 40.000 14. Chi phí điện nước mua ngoài phục vụ cho sản xuất: 42.000 Nếu sản xuất ở mức công suất thấp nhất là 3.000 bộ thiết bị/năm thì các chi phí văn phòng phẩm là 12.400, chi phí điện nước mua ngoài là 32.800. Yêu cầu: Hãy thực hiện công việc kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh về: - Thay đổi kết cấu chi phí - Thay đổi giá bán sản phẩm - Thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ - … (Chú ý: TSCĐ phân xưởng khấu hao theo sản lượng, kết quả nghiên cứu thị trường cho biết khả năng tiêu thụ tối đa trong thị trường truyền thống 6.000 bộ/năm. Sinh viên có thể bổ sung thêm các tình huống khác cho phù hợp với nội dung đã được nghiên cứu ở phần lý thuyết)

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI:

Công ty TOBACO sản xuất mặt hàng thiết bị điện báo bằng tia Lazer được thị trường ưa chuộng Hiện tại công suất sản xuất tối đa của công ty là 6.000 bộ/năm

Đơn giá bán là 425 bộ Số liệu chi phí hàng năm hiện nay ở mức công suất 4.800 bộ như sau:

Đơn vị tính : 1000đ

1 Chi phí NVLTT: 125/bộ

2 Lương nhân viên văn phòng công ty: 110.000

3 Lương nhân viên phân xưởng sản xuất: 70.000

4 Lương nhân viên bán hàng: 15/bộ

5.Khấu hao TSCĐ phân xưởng: 42/bộ

6 Khấu hao TSCĐ văn phòng: 32.000

7 Khấu hao cửa hàng và thiết bị bán hàng: 25.000

8 Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất: 8.000

9 Chi phí nhân công trực tiếp: 80/bộ

10 Chi phí quảng cáo: 120.000

11 Chi phí bằng tiền khác thuộc phân xưởng: 30.000

12 Chi phí văn phòng phẩm: 16.000

13 Chi phí dụng cụ sản xuất: 40.000

14 Chi phí điện nước mua ngoài phục vụ cho sản xuất: 42.000

Nếu sản xuất ở mức công suất thấp nhất là 3.000 bộ thiết bị/năm thì các chi phí văn phòng phẩm là 12.400, chi phí điện nước mua ngoài là 32.800

Yêu cầu:

Hãy thực hiện công việc kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh về:

Trang 2

- Thay đổi kết cấu chi phí

- Thay đổi giá bán sản phẩm

- Thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ

- …

(Chú ý: TSCĐ phân xưởng khấu hao theo sản lượng, kết quả nghiên cứu thị trường cho biết khả năng tiêu thụ tối đa trong thị trường truyền thống 6.000 bộ/năm Sinh viên có thể bổ sung thêm các tình huống khác cho phù hợp với nội dung đã được nghiên cứu ở phần lý thuyết)

Trang 3

BÀI LÀM

I Xác định định phí và biến phí:

- CP NVLTT

(125x 4.800)

600.000 - Lương nhân viên văn

phòng

110.000

- Lương NVBH

(15x4.800)

72.000 - Lương NV – PXSX 70.000

- CP bằng tiền khác thuộc

PX

30.000 - KH – TSCĐ văn phòng 32.000

- CP vật liệu phục vụ SX 8.000 - CP quảng cáo 120.000

- CP dụng cụ SX 40.000 - KH cửa hàng và thiết bị

BH

25.000

- CP NC – TT (80 x 4.800) 384.000 -CP KHTSCĐ PX

(42 x 4.800)

201.600

- CP văn phòng phẩm 9.600 - CP văn phòng phẩm 6.400

- CP điện nước mua ngoài 24.533 - CP điện nước mua ngoài 17.467

Trong đó chi phí văn phòng phẩm và chi phí điện nước mua ngoài là 2 chi phí hỗn hợp ta có phương trình biểu diễn: Y = A + bX (*)

+) Phương trình biểu diễn CP văn phòng phẩm:

Ta có: 16.000 = A + b x 4.800 (1)

12.400 = A + b x 3.000 (2)

Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta có PT:

16.000 = A + b×4.800

12.400 = A + b×3.000

Giải hệ phương trình ta được:

b=164..800000 123.000.400

= 2

Thay b = 2 vào phương trình (2) ta có:

Trang 4

12.400 = A + (2 x 3.000) => A = 6.400

Thay A = 6.400, b = 2 vào phương trình (*) ta có:

Y = 6.400 + 2X

=> ĐP = 6.400; b= 2; BP = 2 x 4.800 = 9.600

+) Phương trình biểu diễn CP điện nước mua ngoài:

Ta có: 42.000 = A + B x 4.800 (3)

32.800 = A + b x 3.000 (4)

Áp dụng phương pháp cực đại, cực tiểu ta có hệ phương trình:

42.000 = A + b×4.800

32.800 = A + b×3.000

Giải hệ phương trình ta được:

b=424.000.800 32300.800

=5.111

Thay b = 5,111 vào phương trình (4) ta có:

32.800 = A + (5,111 x 3.000) => A = 17.467

Thay A = 17.467; b = 5,111 vào phương trình (*) ta có:

Y = 17.467 + 5,111X

=> ĐP = 17.467; b = 5,111; BP = 5,111 x 4.800 = 24.533

Bảng BCKQKD theo dạng SDĐP của công ty TOBACO

1.Doanh thu (425 x 4.800) 2.040.000 425 100

3 Tổng số dư đảm phí 871.867 181,6 42,74

Trang 5

4 Định phí 582.467

Số sư đảm phí là chỉ tiêu quan trọng phản ánh phần doanh thu còn lại để

bù đắp định phí hoạt động và hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp

Qua báo cáo trên ta thấy:

Số dư đảm phí của doanh nghiệp là 871.867 (ng.đ) Nếu trong năm số

dư đảm phí nhỏ hơn 582.467 (định phí) thì không đủ bù đắp định phí và công

ty sẽ bị lỗ, nếu số du đảm phí bằng 582.467 thì doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn (do chỉ đủ bù đắp định phí) Nếu số dư đảm phí đạt trên 582.467 thì doanh nghiệp có lợi nhuận

Định phí là khoản mà doanh nghiệp luôn luôn phải gánh chịu, do đó muốn tăng lợi nhuận doanh nghiệp cần phải tăng số dư đảm phí

II Áp dụng phân tích mối quan hệ C – V – P cho việc ra quyết định cho nhà quản trị công ty.

1 Thay đổi kết cấu của chi phí.

Giả sử doanh nghiệp sẽ thay đổi cơ cấu chi phí ngược lại so với cơ cấu hiện nay bằng cách đầu tư thêm máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sản suất từ đỏ giảm được nhiều chi phí như chi phí nhân công Tình hình doanh thu và lãi thuần bằng nhau trước và sau khi thay đổi cơ cấu được thể hiện dưới bẳng số liệu như sau:

Chỉ tiêu Trước khi thay đổi Sau khi thay đổi

Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ

1 Tổng doanh thu

2 Tổng biến phí

2.040.000 1.168.133

100 57,26

2.040.000 582.467

100 42,74

Trang 6

3 Tổng số dư đảm phí

4 Định phí

5 Lãi thuần

871.867 582.467 289.400

42,74 1.457.533

1.168.133 289.400

57,26

Giả sử trong cả hai trường hợp trên doanh thu cùng biến độngmột tỷ lệ như nhau Ta có:

Bảng phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến lợi nhuận doanh nghiệp

Tỷ lệ biến động

của DT

Mức biến động của DT

Mức biến động của lợi nhuận Trước khi thay

đổi Sau khi thay đổi

+ 10 %

+ 20 %

+ 50 %

- 10 %

- 20 %

- 50 %

+ 204.000 + 408.000 + 1.020.000

- 204.000

- 408.000

- 1.020.000

+ 87.189,6 + 174.379,2 + 435.948

- 87.189,6

- 174.379,2

- 435.948

+ 116.810,4 + 233.620,8 + 584.052

- 116.810,4

- 233.620,8

- 584.052

(mức biến động của lợi nhuận = mức biến động của doanh thu × tỷ lệ số dư đảm phí)

Nhận xét:

- Khi doanh thu tăng từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp với kết cấu chi phí hiện tại tăng từ 87.189,6 đến 435.948, trong khi đó nếu như doanh nghiệp thay đổi kết cấu chi phí thì lợi nhuận có thể tăng từ 116.810,4 đến 584.052

Trang 7

- Khi doanh thu giảm từ 10% đến 50% thì lợi nhuận của doanh nghiệp với kết cấu chi phí hiện tại giảm từ 87.189,6 đến 435.948, trong khi đó nếu doanh nghiệp thay đổi kết cấu chi phí thì lợi nhuận sẽ giảm từ 116.810,4 đến 584.052

Qua đó ta nhận thấy khi doanh nghiệp có kết cấu định phí cao hơn biến phí thì

sẽ có biến động về lợi nhuận nhanh Tuy nhiên cũng sẽ dễ gặp rủi ro khi nền kinh tế suy thoái

Đối với công ty TOBACO đang sản xuất mặ hàng thiết bị điện báo bằng tia Lazer được thị trường ưa chuộng thì nên thay đổi kết cấu chi phí nhằm tận thu lợi nhuận cho doanh nghiệp

2 Điểm hòa vốn với quyết định quản lý.

Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ C – V – P , ta có được phương trình:

Số dư đảm phí – định phí = lợi nhuận

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí., tại đó doanh thu đủ bù đắp chi phí, lợi nhuận bằng không Nói các khác tại điểm hòa vốn số dư đảm phí bằng định phí

Điểm hòa vốn của công ty TOBACO được xác định cụ thể như sau:

* Xác định điểm hòa vốn theo sản lượng:

Gọi: xh: sản lượng hòa vốn

A: Định phí

g: giá bán

Trang 8

b: biến phí

Ta có: xh= g Ab= 425582.243467,4=3207 bộ/năm

Công ty TOBACO phải tiêu thụ được 3207 bộ/năm thì hòa vốn, và tiêu thụ lớn hơn số này sẽ có lãi

* Xác định điểm hòa vốn theo doanh thu:

Doanh thu hòa vốn là mức doanh thu đạt được ở mức sản lượng hòa vốn DTh= g × xh = 425 × 3.027 = 1.362.975

Ta cũng có thế xác định doanh thu hòa vốn bằng công thức:

DTh= LB A%

- Đồ thị hoà vốn

+ Hàm định phí : Yđp = 582.467

+ Hàm biến phí : Ybp = 1.168.133

+ Hàm tổng chi phí : Ytp = bx+A = 1.750.600

+ Hàm doanh thu : Ydt = gx=2.040.000

Ydt

Ytp Ybp

Y LN SDĐP

ĐP

Yo H

BP

Trang 9

A Ydp=A

3 Ứng dụng quan hệ C – V – P để ra quyết định kinh doanh.

3.1 Phương án 1: tăng định phí và doanh thu:

Công ty cho rằng nếu tăng chi phí quảng cáo lên 10%, giá bán không đổi thì sản lượng tiêu thụ tăng lên 10% Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu dự kiến này đạt được công ty có nên thực hiện hay không?

Định phí mới tăng thêm: 120.000 x10% =12.000

Khối lượng tiêu thụ mới : 4.800 x110% =5.280 bộ

Doanh thu dự kiến = 2.244.000

Biến phí dự kiến = (1.285.152)

Số dư đảm phí dự kiến = 958.848

Số dư đảm phí hiện tại = 871.867

Số dư đảm phí tăng thêm = 86.981

Định phí tăng thêm = (12.000)

→ Lơi nhuận tăng thêm = 74.981

Như vậy nếu phương án này được thực hiện, lãi thuần dự kiến của công ty tăng thêm 74.981 Tổng lãi thuần dự kiến đạt:

289.400 + 74.981 = 364.381

Công ty nên thực hiện phương án này

3.2 Phương án 2: thay đổi biến phí và doanh thu

Để nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của mình, công ty dự kiến tăng chi phí nhân công trực tiếp thêm 1/bộ, tăng chi phí NVLTT thêm 2/bộ, tăng lương NVBH thêm 2/bộ, giá bán không đổi Dự kiến sẽ tiêu thụ được 5.200 bộ nhờ

sự thay đổi này Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, công ty có nên thực hiện phương án này không?

Trang 10

Sản lượng dự kiến: 5.200 bộ

Biến phí đơn vị mới = 243,4 + 1 + 2 + 2 = 248,4/bộ

Doanh thu dự kiến = 2.210.000

Biến phí dự kiến = (1.291.680)

Số dư đảm phí dự kiến = 918.320

Số dư đảm phí hiện tại = (871.867)

Số dư đảm phí tăng thêm = 46.453

Định phí tăng thêm = 0

→ Lơi nhuận tăng thêm = 46.453

Như vậy nếu phương án này được thực hiện, lãi thuần dự kiến của công ty tăng thêm 46.453 Tổng lãi thuần dự kiến đạt:

289.400 + 46.453= 335.853

Công ty nên thực hiện phương án này

3.3 Phương án 3: Thay đổi định phí, đơn giá bán và doanh thu.

Để tăng doanh thu trong kỳ tới cũng như để quảng bá cho sản phẩm và thu hút nhiều khách hàng hơn công ty dự kiến sẽ tăng thêm 25.000 quảng cáo giảm giá bán còn 420/bộ Khối lượng tiêu thụ dự kiến đạt 5.300 bộ sản phẩm Vậy khi các điều kiện khác không đổi công ty có nên thực hiện phương án này không?

Giá bán mới: 420/bộ

Sản lượng dự kiến: 5.300

Doanh thu dự kiến = 2.226.000

Biến phí dự kiến = (1.290.020)

Số dư đảm phí dự kiến = 935.980

Số dư đảm phí hiện tại = (871.867)

Số dư đảm phí tăng thêm = 64.113

Định phí tăng thêm = (25.000)

→ Lơi nhuận tăng thêm = 29.113

Trang 11

Như vậy nếu phương án này được thực hiện, lãi thuần dự kiến của công ty tăng thêm 29.113 Tổng lãi thuần dự kiến đạt:

289.400 + 29.113 = 318.513

Công ty nên thực hiện phương án này

3.4 Phương án 4: Thay đổi định phí, biến phí và doanh thu.

Công ty dự kiến thực hiện hoạt động khuyến mãi tri ân khách hàng bằng cách khi mua một bộ sản phẩm quý khách hàng sẽ nhận được một chiếc cốc cắm bút lịch sự phù hợp để tại văn phòng làm việc trị giá 5/chiếc Để quảng bá cho hoạt động này công ty đã chi thêm 15.000 tiền quảng cáo Dự kiến sản lượng tiêu thụ đạt 5.150 bộ/năm Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi công ty

có nên thực hiện phương án này không?

Biến phí mới: 243,4 + 5 = 248,4

Doanh thu dự kiến = 2.188.750

Biến phí dự kiến = (1.279.260)

Số dư đảm phí dự kiến = 909.490

Số dư đảm phí hiện tại = (871.867)

Số dư đảm phí tăng thêm = 37.623

Định phí tăng thêm = (15.000)

→ Lơi nhuận tăng thêm = 22.623

Như vậy nếu phương án này được thực hiện, lãi thuần dự kiến của công ty tăng thêm 29.113 Tổng lãi thuần dự kiến đạt: 289.400 + 22.623 = 312.023 Công ty nên thực hiện phương án này

3.5 Phương án 5: thay đổi định phí, biến phí, sản lượng bán ra và đơn giá bán.

Công ty dự kiến tăng biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm thêm 2/bộ, tăng chi phí quảng cáo thêm 45.000 và giảm giá bán còn 421/bộ nhằm đẩy sản lượng tiêu

Trang 12

thụ của năm là 5.800 bộ Công ty có nên thực hiện phương án này không nếu

các điều kiện khác không đôi?

Giá bán mới: 421/bộ

Biến phí mới: 243,4 + 2 = 245,4

Sản lượng dự tính 5.800 bộ

Doanh thu dự kiến = 2.441.800

Biến phí dự kiến = (1.423.320)

Số dư đảm phí dự kiến = 1.018.480

Số dư đảm phí hiện tại = (871.867)

Số dư đảm phí tăng thêm = 146.613

Định phí tăng thêm = (45.000)

→ Lơi nhuận tăng thêm = 101.613

Như vậy nếu phương án này được thực hiện, lãi thuần dự kiến của công ty

tăng thêm 29.113 Tổng lãi thuần dự kiến đạt: 289.400 + 101.613 = 391.013

Công ty nên thực hiện phương án này

Giả sử công ty có cả 5 phương án trên để lựa chọn Công ty sẽ lựa chọn

phương án nào?

Để phân tích và lựa chọn được phương án tối ưu ta có bảng số liệu sau:

1 DT 2.040.000 2.244.000 2.210.000 2.226.000 2.188.750 2.441.800

2 BP 1.168.133 1.285.152 1.291.680 1.290.020 1.279.260 1.423.320

3 SDĐP 871.867 958.848 918.320 935.980 909.490 1.018.480

4 ĐP 582.467 594.467 582.467 607.467 597.467 617.467

5 Lãi thuẩn 289.400 364.381 335.853 318.513 312.023 391.013

6 Tổng chi phí 1.750.600 1.879.619 1.874.147 1.897.487 1.876.727 2.040.787

7 CP đầu tư cho 6,05 5,16 5,58 5,96 6,015 5,22

Trang 13

1 đồng lợi nhuận

Qua bảng tổng hợp số liệu các phương án ta có thể phân tích rõ hơn mối quan

hệ giữa chi phi, khối lượng và lợi nhuận trong doanh nghiệp:

- Nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận thì nên lựa chọn phương án 5, vì phương án này mang lại lãi thuần cho công ty là cao nhất

- Nếu vừa quan tâm đến lợi nhuận vừa xét đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thì doanh nghiệp nên lựa chọn phương án 2 vì phương án này làm tăng lợi nhuận so với phương án hiện tại (46.453) và chi phí cho một đồng lọi nhuận thu được là nhỏ nhất

3.6 Quyết định giá bán ngắn hạn trong điều kiện đặc biệt

3.6.1 Trường hợp 1

Cuối năm doanh nghiệp nhận được một đơn hàng mua 1500 bộ với giá bán chỉ bằng 90% giá bán hiện tại và phải chuyên chở đến địa điểm yêu cầu với chi phí vận chuyển là 15.000 Chủ công ty mong muốn từ thương vụ này

sẽ đem về 150.000

Thương vụ này có nên thực hiện hay không? Biết rằng thương vụ này không phải bù đắp định phí

Nếu thực hiện thương vụ này thì:

Đơn giá bán mới được xác định

Biến phí một đơn vị sản phẩm 243,4/bộ

Chi phí vận chuyển tính cho 1

000 15

= 10/bộ Lợi nhuận mong muốn tính cho

500 1

000 150

= 100

Trang 14

Đơn giá bán: 353,4/bộ

Công ty nên thực hiện thuong vụ này bởi vì với đơn giá bán: 425×90%=382,5/bộ và số lượng bán thêm là 1.500 bộ sẽ giúp công ty bù đắp được, biến phí, chi phí vận chuyển và đạt lợi nhuận trên mức mong muốn

3.6.2 Trường hợp 2

Giả sử vào tháng 6 công ty nhận được một đơn hàng mua 1500 bộ với giá bán chỉ bằng 95% giá bán hiện tại và phải chuyên chở đến địa điểm yêu cầu với chi phí vận chuyển là 15.000 Chủ công ty mong muốn từ thương vụ này sẽ đem về 150.000 Tuy nhiên trong trường hợp này doanh nghiệp mới bù đắp được 400.967 định phí ( còn 181.500 định phí chưa bù đắp được) công ty

có nên thực hiện thương vụ này hay không?

Đơn giá mới được xác định như sau:

Biến phí 1 đơn vị sản phẩm: 243,4

Định phí cũ còn lại

tính cho 1 đơn vị = 1.500

500 181

=

121

Chi phí vận chuyển tính

cho 1 đơn vị sản phẩm = 1.500

000 15

=

10

Lợi nhuận mong muốn tính

cho 1 đơn vị sản phẩm

=

500 1

000 150

=

100

Trang 15

Đơn giá bán: 464,4/bộ

Công ty không nên thực hiện thuong vụ này bởi vì với đơn giá bán(do khách hàng yêu cầu): 425×95%=403,75/bộ không bù đắp được, biến phí, chi phí vận chuyển và lợi nhuận trên mức mong muốn

Trang 16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….o0o……….

Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2011

BIÊN BẢN HỌP NHÓM (lần 1)

Lớp học phần: K6HK1B

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Địa điểm họp nhóm: Tại sân trường ĐH Thương Mại

Thời gian họp: từ 15h-17h, ngày 15 tháng 10 năm 2011

I Nội dung họp nhóm

- Xây dựng đề cương

- Phân công công việc cho từng thành viên

II Bảng phân công công việc cho từng thành viên

84 Phạm Quyết Thắng Tổng hợp và làm slide

85 Khúc Thị Vân Thanh II,3.6 Quyết định giá bán ngắn hạn trong

điều kiện đặc biệt

86 Nguyễn Văn Thảo II,1.Thay đổi kết cấu chi phí

87 Hoàng Thị Thơm II,3.1 Phương án 1: Thay đổi định phí và

doanh thu

88 Đặng Thị Thu II,3.2 Phương án 2: Thay đổi biến phí và

doanh thu

89 Nguyễn Thị Thương I xác định biến phí và định phí

90 Hoàng Thị Thúy II,3.3 Phương án 3: Thay đổi định phí giá

bán và doanh thu

91 Nguyễn Thị Thu Thủy II,2 Điểm hòa vốn với quyết định quản lý

92 Vũ Thị Thùy II,3.4 Phương án 4: thay đổi định phí, biến

phí và doanh thu

93 Vũ Thị Thủy II,3.5 Phương án 5: thay đổi định phí, biến

phí, sản lượng và đơn giá bán

Ngày đăng: 29/05/2014, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến lợi nhuận doanh nghiệp - bài thảo luận kế toán quản trị
Bảng ph ân tích ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến lợi nhuận doanh nghiệp (Trang 6)
BẢNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI - bài thảo luận kế toán quản trị
BẢNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w