Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
77,79 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGKINHDOANHCỦACTCPCHỨNGKHOÁNBẢOVIỆT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CTCK BẢOVIỆT 2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CTCK BẢOVIỆT 2.1.1.1. Lịch sử hình thành BảoViệt Quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam đòi hỏi một khối lượng vốn lớn nhất là nguồn vốn dài hạn, mà trong điều kiện hiện nay thị trường mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Xuất phát từ đòi hỏi đó. TTCK với tư cách là kênh huy động vốn quan trọng cho quá trình CNH-HĐH đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, khách quan trong tình hình hiện nay, một nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Tuy nhiên, TTCK muốn thiết lập được thì cần phải tạo hàng hoá và đồng thời phải có những trung gian nhằm tạo thị trường, mua bán, giao dịch các loại hàng hoá đó. Trong các trung gian tài chính không thể không nhắc đến vai trò quan trọng không thể thiếu của các CTCK. Như vậy, sự ra đời của TTCK cũng đồng nghĩa với việc thành lập các CTCK. Để chuẩn bị cho sự ra đời của các CTCK, sau khi thành lập UBCKNN, Chính phủ đã ra nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứngkhoán và TTCK, trong đó có những quy định vê CTCK. Trong nghị định có quy định: một CTCK muốn được cấp giấy phép hoạtđộngkinhdoanhchứngkhoán phải là CTCP hoặc Công ty TNHH đáp ứng các điều kiện sau: - Có phương án kinhdoanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành chứng khoán. - Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạtđộngkinhdoanhchứng khoán. - Có mức vốn pháp định đáp ứng được quy định của từng loại hình kinhdoanh như sau: + Môi giới chứngkhoán : 3 tỷ đồng + Tự doanhchứngkhoán : 12 tỷ đồng + Bảo lãnh phát hành chứngkhoán : 22 tỷ đồng + Tư vấn đầu tư chứngkhoán : 3 tỷ đồng + Quản lý danh mục đầu tư : 3 tỷ đồng Như vậy, nếu CTCK muốn thực hiện cả 5 nghiệp vụ thì phải có khả năng tài chính tối thiểu là 43 tỷ đồng (vốn pháp định). Các CTCK ở Việt nam được hình thành dưới dạng Công ty tài chính độc lập hoặc Công ty con trực thuộc doanh nghiệp nhà nước, Ngân hàng thương mại, các CTCP, Công ty TNHH có tư cách pháp nhân riêng, hạch toán độc lập. Việc bắt buộc các CTCK là CTCP hoặc Công ty TNHH nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, tránh tình trạng thâu tóm, thao túng doanh nghiệp nhằm phục vụ lợi ích riêng của một số người. Ngoài ra, CTCP hay TNHH phải tuân thủ chế độ báo cáo thông tin chặt chẽ hơn, cũng như phải đáp ứng yêu cầu quản lý cao hơn hoặc loại hinh doanh nghiệp khác. Như vậy, có thể nói ở Việt nam hiện nay chưa tồn tại hình thức CTCK quốc doanh. Sở dĩ như vậy là vì theo các quy định hiện hành của nước ta thì các doanh nghiệp Nhà nước muốn hoạtđộngkinhdoanh trong lĩnh vực chứngkhoán cũng phải thành lập Công ty con kinhdoanh độc lập dưới dạng CTCP hoặc Công ty TNHH. CTCPchứngkhoánBảoViệt (BVSC) là CTCK đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) và chính thức được phép tham gia hoạtđộng kể từ ngày 26/11/1999 theo giấy phép hoạtđộng số 01/GPHĐKD do UBCKNN cấp. Trong giai đoạn đầu của TTCK Việt Nam, số lượng các CTCK chưa nhiều và cũng chưa có sự xuất hiện của các CTCK nước ngoài. Tính đến nay, Việt Nam có 13 CTCK được cấp giấy phép hoạt động. Trong đó BVSC là CTCK đầu tiên được thành lập. 2.1.1.2. Tên gọi và hình thức Công ty • Tên gọi - Tên Tiếng Việt: CTCPChứngkhoánBảo Việt. Gọi tắt là : CTCK Bảo Việt. - Tên tiếng Anh : BaoViet Join stock securities Company. Gọi tắt là : BaoViet Securities. - Tên viết tắt : BVSC • Hình thức Công ty - CTCK BảoViệt là CTCP, tổ chức hoạtđộng theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/6/1999, các văn bản hướng dẫn thi hành, Pháp luật TTCK. - BVSC được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia góp vốn của các chủ sở hữu. - BVSC là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. 2.1.1.3. Trụ sở và các chi nhánh trực thuộc: • Trụ sở chính: Tầng 2 và 5, Toà nhà 94–Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. • Chi nhánh: Số 1A–Nam Kỳ Khởi nghĩa, Quận I, TP. HCM • Mạng lưới các Đại lý giao dịch chứng khoán: Tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Biên Hoà-Đồng Nai, Tx.Tân An–Long An, TX.Bỉm Sơn– Thanh Hoá. 2.1.1.4. Tôn chỉ và nguyên tắc hoạtđộng • Uy tín là tài sản quan trọng nhất của Công ty • Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng nhất của nhân viên • Thận trọng triển khai hoạtđộng từng bước theo định hướng phát triển của Nhà nước; theo nhu cầu của thị trường. • Triển khai hoạtđộng đúng đắn, lành mạnh từ thời gian đầu hoạt động. • Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển 2.1.1.5. Vốn kinhdoanh • Tổng tài sản tính đến 31/12/2003: 86.071.920.188 đồng • Vốn chủ sở hữu: 43.657.364.986 đồng • Vốn điều lệ: 43.000.000.000 đồng • Cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sỡ hữu: • Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam(Bảo Việt) góp 31,39 tỷ đồng tiển mặt tương đương 73% Vốn điều lệ Công ty. • Các cổ đông thể nhân (bao gồm 1456 cổ đông) góp 11,61 tỷ đồng tiền mặt tương đương 27% Vốn Điều lệ Công ty. 2.1.1.6. Mục tiêu hoạtđộng • Đáp ứng tốt nhất nhu cầu đầu tư vào chứngkhoáncủa khách hàng là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. • Đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các tổ chức. Bao gồm từ công tác định giá các doanh nghiệp để thực hiện phát hành chứngkhoán huy động vốn, định giá trong việc chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, lập hồ sơ theo đúng chuẩn mực đến việc tổ chức phân phối chứngkhoán phát hành qua việc đại lý và/ hoặc Bảo lãnh phát hành. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT P.TỔNG HỢP P.KTLK ĐẠI DIỆN TẠI TTGDCK CHI NHÁNH TẠI TP.HCM P.KTTH P.GIAO DỊCHP.TƯ VẤN BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH P.TVTD P.PH&QLDMĐT P.GIAO DỊCH Đặc biệt chú trọng tham gia vào hoạtđộng Tư vấn CPH doanh nghiệp Nhà nước bao gồm Tư vấn xây dựng phương án CPH, xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động, Định giá doanh nghiệp; Tổ chức đấu giá chào bán cổ phần ra công chúng. • Đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc đại chúng hoá Công ty thông qua việc niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứngkhoán tập trung. Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu niêm yết chứngkhoán và mục tiêu phát hành chứngkhoán đại chúng để tiến tới niêm yết trên TTCK. • Cung cấp các dịch vụ khác có liên quan nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp cổ phần; bao gồm tư vấn quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn hình thức cổ phiếu và quản lý sổ cổ đông, đại lý chuyển nhượng và thực hiện các quyền liên quan đến cổ phiếu. • Tham gia quảng bá, giới thiệu về đầu tư và TTCK nhằm gia tăng sự hiểu biết của công chúng. 2.1.1.7. Các hoạtđộngcủa Công ty BVSC đã đăng ký và được phép thực hiện tất cả các loại hình hoạtđộngkinhdoanh trên chứngkhoán theo qui định của pháp luật về chứngkhoán và TTCK. Công ty được UBCKNN cấp giấy phép hoạtđộng cho những loại hình nghiệp vụ sau: Môi giới, Tự doanh, Quản lý danh mục đầu tư, Bảo lãnh phát hành, Lưu ký chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán. 2.1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN SỰ CỦA BVSC. 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của BVSC 2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ Tập hợp và xây dựng được một đội ngũ cán bộ mạnh là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công và chất lượng của dịch vụ tư vấn; do vậy, công tác nhân sự luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của HĐQT và Ban giám đốc Công ty. Hơn nữa, với vị trí là CTCK hàng đầu tại Việt Nam, BVSC đã thu hút được những cá nhân có trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng-Chứng khoán và đầu tư tham gia các hoạtđộngcủa Công ty. Bên cạnh đó, BVSC cũng đã tạo dựng và thường xuyên duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ các cơ quan quản lý Nhà nước và với đội ngũ cộng tác viên giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực cải cách Doanh nghiệp nhà nước, Tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước. Qua kinh nghiệm của 3 năm hoạt động, với việc tham gia vào nhiều dự án tư vấn khác nhau, BVSC đã nhận thấy tầm quan trọng đồng thời đã xây dựng được phương thức trao đổi thông tin, phương thức hợp tác hữu hiệu trong nội bộ Công ty và giữa BVSC với khách hàng tư vấn nhằm đem laị hiệu quả và lợi ích tối đa cho khách hàng. 2.1.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 2.1.3.1. Những điều kiện thuận lợi BVSC là CTCK đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) và chính thức được phép tham gia hoạtđộng từ ngày 26/11/1999; Công ty đã không trông chờ vào sự xuất hiện của thị trường tập trung mà đã có những hoạtđộng rất tích cực được nhiều khách hàng, nhà đầu tư biết đến. Là CTCK hoạtđộng hiệu quả và có nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu, tư vấn niêm yết và phát hành chứng khoán. Là CTCK đầu tiên tham gia vào lĩnh vực hỗ trợ CPH. BVSC có khả năng cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và trọn gói; bao gồm tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý sổ cổ đông - tổ chức thực hiện quyền và đại lý chuyển nhượng cổ phần, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn niêm yết cổ phiếu, tư vấn và định giá phát hành chứngkhoán huy động vốn, đại lý và Bảo lãnh phát hành chứngkhoán - những hình thức tư vấn trọn gói này chỉ có thể được thực hiện bởi BVSC vừa có chức năng tư vấn, vưa có chức năng Bảo lãnh phát hành. Là đơn vị kinhdoanhchứngkhoán có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức đầu tư, mạng lưới giao dịch rộng khắp và đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; đồng thời BVSC luôn có thể sẵn sàng tận dụng mạng lưới các Công ty BảoViệt có mặt tại tất cả 61 tỉnh thành, thành phố để triển khai mạng lưới phân phối chứngkhoán đến cá nhân nhà đầu tư trong cả nước. BVSC có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và những cộng tác viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính. 2.1.3.2. Những khó khăn của Công ty TTCK đã trải qua gần 4 năm hoạtđộng cùng với những biến động lên xuống. Cũng như Thị trường, CTCK BảoViệt cũng phải đối mặt đối với không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời kỳ đầu của thị trường tuy thị trường hết sức sôi động nhưng quy mô còn quá bé, còn quá ít Công ty quan tâm đến TTCK và công chúng thì hiểu biết không nhiều về chứngkhoán vì thế mà việc triển khai các đại lý cũng như các hoạtđộng tư vấn của Công ty không đạt được hiệu quả cao như kế hoạch đề ra. Hơn nữa khung pháp lý chưa hoàn thiện vì thế cũng ảnh hưởng lớn tới hoạtđộngkinhdoanhcủa Công ty. Sang nữa cuối năm 2001 đến gần cuối 2003 TTCK đi vào tình trạng gần như “đóng băng”. Tuy Công ty có nhiều hoạtđộng tích cực song do giá chứngkhoán giảm sút qua mạnh, vì thế nhiều Công ty đang có xu hướng muốn tham gia niêm yết đã dừng ngay ý định; và nhiều rất nhiều tài khoảncủa các nhà đầu tư gần như đóng băng không có giao dịch trong thời gian dài. Vì thế mà doanh thu từ các hoạtđộng môi giới cũng như tư vấn, lưu ký, Bảo lãnh phát hành giảm sút. Kể từ cuối năm 2003 và sang đầu năm 2004 cho đến nay thị trường đã bước sang giai đoạn đi vào hoạtđộng ổn định biểu hiện ở giá chứngkhoán có xu hướng đi lên và độ biến động giá ổn định song quy mô của thị trường còn nhỏ, lượng hàng hoá còn chưa nhiều. Về đối thủ cạnh tranh, hiện nay đã có 13 CTCK đi vào hoạt động, các CTCK khác cũng đang gấp rút cho việc quảng bá thương hiệu của mình và thu hút khách hàng. Các hoạtđộngcủa các Công ty cũng đã và đang được hoàn thiện, nâng cao và ngày càng đa dạng cũng là một thách thứccủa Công ty. 2.1.4. KẾT QUẢ KINHDOANHCỦA CÔNG TY Bảng 2.1.4: Báo cáo kết quả hoạtđộngkinhdoanh (2001-2003) Đơn vị: 1000VND Chỉ tiêu Năm2000 Năm2001 Năm2002 Năm2003 Doanh thu KDCK 3.657.179 7.627.510 6.648.708 Thu lãi đầu tư 33.450 117.891 732.174 Tổng doanh thu 3.690.629 7.745.401 7.380.882 6.705.405 Chi phí KDCK 223.069 1.480.396 1.256.959 Chi phí QLDN 2.428.548 4.070.858 5.778.432 Tổng chi phí 2.651.617 5.551.254 7.035.391 6.061.201 Tổng LN trước thuế 1.039.012 2.194.147 345.491 644.204 Thuế TNDN - 332.205 7.027 80.756 Lợi nhuận sau thuế 1.039.012 1.861.942 338.464 563.448 2.2. THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGCỦACTCPCHỨNGKHOÁNBẢOVIỆT Được sự quan tâm của Chính Phủ, ngay từ những tháng đầu năm 2003 chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 đã được thông qua, mở ra định hướng rõ ràng cho việc phát triển TTCK. UBCKNN đã có nhiều nỗ lực vực dậy TTCK sau một thời gian trầm lắng kéo dài suốt từ năm 2002 bằng việc áp dụng một loạt các giải pháp kỹ thuật mới và tổ chức “Tuần lễ Chứng khoán” nhằm hâm nóng thị trường, quảng bá và tập trung thu hút sự quan tâm củađông đảo công chúng đầu tư đến với TTCK. Tuy nhiên, những cố gắng này hầu như chưa đủ lực để vực dậy thị trường. Trong năm 2003, môi trường pháp lý đã được cải thiện khá nhiều với việc sửa đổi bổ sung và ban hành một số quy định pháp lý quan trọng. Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nâng tỷ lệ nắm giữ của Người đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30%, Người đầu tư nước ngoài được mở tài khoản trực tiếp tại các CTCK; Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ thay thé cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP trước đây nhằm hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo hành lang pháp lý được đầy đủ, cụ thể hơn, tạo ra môi trường thông thoáng hơn cho các chủ thể tham gia vào thị trường, cùng với những thay đổi này, việc ra đời của Hiệp hội kinhdoanhchứngkhoánViệt nam(VASP) và các Công ty quản lý quỹ . những điều đó đã tạo thêm niềm tin và tập trung hơn sự quan tâm củađông đảo công chúng đầu tư tham gia vào TTCK, đặc biệt là các Nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2003 là năm đầu tiên chúng ta bắt đầu bước vào tiến trình hội nhập, do vậy đa số người đầu tư đều có tâm lý chờ đợi xem tình hình khả năng kết quả hoạtđộng sản xuất kinhdoanhcủadoanh nghiệp niêm yết sẽ ra sao, lãi suất huy động tín dụng tăng quá nóng khiến lực hút vào TTCK bị giảm mạnh đồng thời cùng với những ảnh hưởng từ vụ việc xảy ra đối với một số Công ty niêm yết như BiBiCa, HalongCanfooco,Tribeco đã lại càng làm cho lòng tin của người đầu tư bị giảm sút. Từ những yếu tố ảnh hưởng đó, trong năm 2003 lần đầu tiên chỉ số VNI đã giảm xuống mức kỷ lục và chỉ còn 130,9 điểm ( Ngày24/10/2003 ); một số cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá; nhưng điều đáng mừng là những tháng cuối năm người đầu tư có tổ chức và người đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường ngày càng đông hơn góp phần làm cho chỉ số VNI dần hồi phục và đóngcủa một năm giao dịch ở mức 166,94 điểm( Giảm 9% so với mức đóngcửa năm 2002). [...]... hơn về tình hình doanh thu của CTCK BảoViệt thời gian qua, ta hãy xem xét kết cấu doanh thu từ hoạt độngkinhdoanh và lãi đầu tư của Công ty Doanh thu của các Công ty chủ yếu từ hai nguồn chủ yếu là phí môi giới chứngkhoán và thu từ vốn kinh doanh, doanh thu từ các hoạtđộng khác hầu như không đáng kể Riêng BảoViệt mới có doanh thu giàn đều từ các hoạt động, đó cũng là thế mạnh của BVSC so với các... Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So với KH So với 2002 Doanh thu 350.000 462.400 132,1% 369,9% 2.2.1.3 Hoạtđộng tự doanh Là hoạtđộng BVSC đầu tư kinhdoanh cho chính Công ty của mình và vì mục tiêu thu nhập Hoạtđộng Tự doanh là điều kiện bắt buộc phải có để Công ty được phép thực hiện hoạtđộngBảo lãnh phát hành, một hoạtđộng quan trọng liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên... 338.464 563.448 Thu lãi đầu tư Tổng doanh thu Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế 6.705.405 2.3.1 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN 2.3.1.1 Về các hoạtđộngthực hiện Qua các số liệu được nêu ở phần thựctrạng hoạt độngkinhdoanhcủa CTCK BảoViệt có thể nhận thấy rằng Công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong việc triển khai các nghiệp vụ hoạtđộng Các hoạt độngkinhdoanhcủa Công ty ngày càng được phát... trị gia tăng đối với hoạtđộngkinhdoanhchứngkhoán trong thời gian 3 năm (từ năm 2000-2002) đồng thời cũng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Chính sách này của nhà nước nhằm khuyến khích hoạtđộngcủa CTCK, đa dạng hoá các hoạt độngkinhdoanh đồng thời cũng hỗ trợ các CTCK trong thời gian đầu do những khó khăn khi TTCK mới đi vào hoạtđộng Cũng từ đó, hoạtđộngcủa BVSC cũng có những... và mở rộng Trong 5 hoạtđộng chính thì hoạtđộng môi giới chứngkhoán được thực hiện là hoạtđộng chủ chốt của Công ty, bởi vì đây là hoạtđộng ít rủi ro, yêu cầu vốn pháp định không cao và được coi là hiệu quả trong giai đoạn đầu mới hình thành TTCK Hoạtđộng môi giới chứngkhoán có nhiều tiến triển so với những ngày đầu hoạtđộng Điều này thể hiện một phần qua sự gia tăng đáng kể của tổng số tài khoản... sau: - Thứ nhất, CTCK BảoViệt đang hoạtđộng trên thị trường là CTCK được hình thành sớm nhất, và lại là Công ty con hình thành từ Công ty mẹ là Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) , từ đó Công ty được hưởng uy tín kinh nghiệm của Công ty mẹ, đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới hoạtđộngcủa Công ty cũng như kết quả kinh doanhcủa Công ty thực tế cho thấy uy tín của Công ty mẹ càng lớn... hiện thu mua công trái thông qua các đại lý thu là các Công ty Bảo Hiểm trong hệ thống BảoViệt cho hợp đồng quản lý danh mục của Công ty Bảo Hiểm Việt Nam Việc thực hiện quản lý danh mục này đã góp phần đáp ứng được nhu cầu đầu tư vốn dài hạn cho Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam Thông qua hoạtđộng thu mua công trái, hoạtđộngcủa CTCK BảoViệt đã được đông đảo công chúng đầu tư biết đến Trong năm Công... lạc hậu về mặt kỹ thuật nhưng do được bảo quản tốt và thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ, kịp thời kiểm tra, sửa chữa thay thế khi có sự cố nên hệ thống trang thiết bị luôn hoạtđộng ổn định, đáp ứng được yêu cầu triển khai hoạtđộngkinhdoanh 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNGCỦA BVSC Bảng 2.3 Báo cáo kết quả kinhdoanhcủa Công ty (Đơn vị: 1000 đồng) Chỉ tiêu Doanh thu KDCK Năm2000 Năm2001 Năm2002... quỹ, số lượng chứngkhoán lưu ký tại CTCK và khối lượng giao dịch cũng như phí môi giới mà Công ty thu được ngày càng tăng Các hoạtđộng khác của Công ty đều được thực hiện, so với các CTCK khác, BảoViệt là Công ty thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ và doanh thu từ các hoạtđộng này giàn đều hơn, đó cũng là một trong những thế mạnh của BVSC so với các CTCK khác 2.3.1.2 Về hiệu quả kinhdoanh • Doanh thu Bảng... 2001, hoạtđộng lưu ký chứngkhoán đã thu được những kết quả nhất định, số dư chứngkhoán bình quân trong khoảng 100 tỷ Năm 2002, Công ty đã có những bước phát triển mới trong việc quản lý chứngkhoán và thực hiên các quyền liên quan đến chứngkhoáncủa khách hàng Công ty đẩy nhanh hạot động triển khai dịch vụ “ Quản lý sổ cổ đông” và “ Đại lý chuyển nhượng”, cho các CTCP, đặc biệt là với các CTCP . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CTCK BẢO VIỆT 2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CTCK BẢO VIỆT. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN BẢO VIỆT Được sự quan tâm của Chính Phủ, ngay từ những tháng đầu năm 2003 chiến lược phát triển TTCK Việt