MỤC LỤC
Để đáp ứng cho việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, Công ty đã khẩn trương chỉnh sửa phần mềm BOSC nhằm phục vụ ở mức tốt nhất mọi nhu cầu của người đầu tư, nỗ lực đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư qua các bản tin định kỳ, điện thoại, Email, tin nhắn, xây dựng lại trang Web mới và thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Web http://www.bvsc.com.vn, đồng thời việc cung cấp thông tin cho khách hàng tổ chức các thông tin về giao dịch cổ phiếu cũng được triển khai hiệu quả. Năm 2003, Chính phủ đã phê duyệt xong phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, Ngành và các địa phương, bên cạnh đó việc chính phủ ban hành Nghị định số 38/2003/NĐ-CP về việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành CTCP đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi và mở ra cơ hội lớn cho việc triển khai hoạt động tư vấn, đặc biệt là tư vấn CPH. Trước tình hình đó ngay từ đầu năm 2003, Công ty đã xác định tập trung chuyển hướng mạnh sang mảng tư vấn CPH với chủ trương cung cấp dịch vụ trọn gói cho đến khi hoàn thành chuyển giao doanh nghiệp nhà nước thành CTCP, trong năm Công ty đã ký được 13 hợp đồng tư vấn tài chính và CPH trong đó chỉ có 1 hợp đồng tư vấn CPH và niêm yết chứng khoán cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Taya), ký 6 hợp đồng tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu cho các doanh nghiệp nhà nước CPH và một hợp đồn tư vấn thành lập doanh nghiệp cổ phần mới cho Bộ giao thông vận tải.
Việc niêm yết chứng khoán của HAPACO đã mang lại những lợi ích thiết thực cho Công ty cũng như cổ đông Công ty và đồng thời qua việc tư vấn niêm yết và cung cấp các dịch vụ sau niêm yết cho HAPACO, BVSC đã chứng tỏ được khả năng chuyên môn cũng như thu được nhiều kinh nghiệm để giúp các Công ty các tổ chức là khách hàng tương lai của BVSC thực hiện niêm yết, tư vấn tài chính vàtư vấn huy động vốn. Trong năm 2002, hoạt động tư vấn của BVSC vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tư vấn tài chính và niêm yết chứng khoán, liên tiếp phát huy thế mạnh trong lĩnh vực tư vấn phát hành từng bước mở rộng các dịch vụ cung cấp tư vấn tài chính doanh nghiệp và tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, bước đầu triển cung cấp các dịch vụ tư vấn trọn gói cho khách hàng.
Thông qua hợp tác với các CTCP, Công ty đã triển khai dịch vụ hỗ trợ lưu ký cổ phiếu chưa niêm yết và quản lý trái phiếu Công ty( hiện nay Công ty đang thực hiện quản lý trái phiếu cho Công ty EIS), góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và giúp khách hàng có thêm vốn cũng như có thêm các cơ hội đầu tư. Việc Công ty thực hiện quản lý sổ cổ đông đã giúp cho công tác quản lý của các CTCP được chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn, giảm bớt những chi phí về vật chất và nguồn lực, Công ty đã tích cực phối hợp với các CTCP chuyển đổi hình thức cổ phiếu từ chứng chỉ vật chất sang hình thức ghi sổ nhằm giúp các CTCP từng bước tiến tới việc niêm yết được nhanh chòng và thuận lợi hơn. Nhằm đa dạng hơn các dịch vụ hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, Công ty đã phối hợp với Ngân hàng SACOMBANK nghiên cứu triển khai dịch vụ cho vay cán bộ công nhân viên trong doanh nhiệp CPH để mua cổ phần và phối hợp tổ chức tín dụng điều chỉnh các quy đinh của các dịch vụ tiện ích nhắm đáp ứng nhu cầu của khách hàngvà cho phù hợp với điều kiện của thị trường.
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện về cơ bản 2 chương trình phần mềm tổ chức đấu giá bán cỏ phần và quản lý số cổ đông nhằm hỗ trợ cho các hoạt động và nghiệp vụ, trong năm 2003 Công ty cũng đã chủ động xây dựng lại trang Web mới http://www.bvsc.com.vn , trang Web này lúc đầu thay thế khá tốt trang Web cũ, triển khai được đồng thời nghiều ứng dụng cho khách hàng trong khi cổ phiếu đầu tư và duy trì thấp hơn rất nhiều. Với quyết tâm và nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty đã tăng cường công tác quản lý và quản lý một cách có hiệu quả nên nhiều khoản chi phí (điện thoại, văn phòng phẩm..) đã giảm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo hoạt động bình thường. Hệ thống máy móc trang thiết bị làm việc trong thời gian sử dụng đã lâu, lạc hậu về mặt kỹ thuật nhưng do được bảo quản tốt và thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ, kịp thời kiểm tra, sửa chữa thay thế khi có sự cố nên hệ thống.
Trong năm 2002, trong những tháng đầu năm kết quả kinh doanh của Công ty có chiều hướng tốt, nhưng đến cuối năm do sự đóng băng của Thị trường nên ảnh hưởng tới lợi nhuận thu được của Công ty có phần sụt giảm mặc dù vậy lợi nhuận thu được của Công ty vẫn đạt mức khá cao so với các CTCK khác. Sang năm 2003, do sự đóng băng tiếp tục của thị trường nên hoạt động kinh doanh của CTCK cũng gặp không ít khó khăn, lợi nhuận thu được của Công ty tăng không đáng kể, nhưng so với các Công ty khác hoạt động của Công ty vẫn hiệu quả hơn, bởi vì trong khi đó một số Công ty hoạt động thua lỗ như ACBS, SSI, TSC, …. - Thứ nhất, CTCK Bảo Việt đang hoạt động trên thị trường là CTCK được hình thành sớm nhất, và lại là Công ty con hình thành từ Công ty mẹ là Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), từ đó Công ty được hưởng uy tín kinh nghiệm của Công ty mẹ, đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty cũng như kết quả kinh doanh của Công ty.
Hoạt động nghiệp vụ này hiện nay mới chỉ thực hiện với mức chứng khoán đựơc phát hành ra công chúng, trong khi các nhà đầu tư cũng như các nhà phát hành, không phân biệt đối với trường hợp phát hành ra công chúng hay phát hành riêng lẻ đều có nhu cầu huy động và sử dụng vốn với hiệu quả cao nhất trong khuân khổ pháp luật cho phép. Nhìn một cách tổng thể, tuy chưa có một đạo luật chung về phát hành và kinh doanh chứng khoán như ở một số nước trên thế giới, nhưng khung pháp lý về chứng khoán đã có ba bộ phận cấu thành tối thiểu cần có, gồm: Những quy định về tiêu chuẩn hàng hoá và điều kiện phát hành, điều kiện và thể thức kinh doanh, quản lý Nhà nước và giám sát về CK và TTCK đã hình thành. Hiện nay, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất để điều chỉnh các hoạt động của thị trường là nghị định 48 về chứng khoán và TTCK, nhưng cũng để điều chỉnh một lĩnh vực trong các hoạt động của thị trường còn hai nghị định nữa song song tồn tại là Nghị định số 17/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra chứng khoán, và Nghị định số 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Đối với những CTCK, một trong những vấn đề bất cập lớn về pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của các CTCK là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh, thâu tóm, mua bán Công ty, phá sản, giải thể, thanh toán Công ty như: Luật dân sự không cho phép bản tài sản khi chưa thuộc sở hữa của người bán, như vậy trong tương lai khi có đủ điều kiện chúng ta cũng không thể cho phép CTCK, nhà đầu tư thực hiện việc bán khống; Luật Doanh nghiệp không có quy địng rừ về việc thõu túm, mua bỏn Cụng ty và bảo vệ lợi của cổ đụng thiểu số ở các CTCP, trong khi khung pháp lý về chứng khoán hiện đang ở mức nghị định – NĐ 48/CP lại chưa quy định cụ thể và chi tiết vấn đề này; hay như Luật phá sản coi tất cả các chủ nợ như nhau, trong khi Luật này ở các nước phân chủ nợ thành nhiều loại, trong đó các chủ nợ phụ trợ là loại hình rất phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến việc phá sản của các Công ty nói chung và CTCK nói chung. Hiện tại, những điều trên cũng chưa có ảnh hưởng gì lớn lắm đến hoạt động của các CTCK nhưng chắc chắn rằng, trong tương lai không xa khi thị trường phát triển và sự cạnh tranh giữa các CTCK trở nên gay gắt hơn thì đây có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây hạn chế không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các Công ty.