LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 64 - 86)

4. Quản lý bí mật kinh doanh

LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ

Điều 401: Ký hiệu quyền tác giả: bản sao có thể cảm nhận thị giác:

(a). Quy định chung: khi một tác phẩm được bảo hộ theo Điều luật này được công bố tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc bất kỳ nơi nào khác theo sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, một ký hiệu về quyền tác giả như quy định tại Điều này có thể được in trên các bản sao được phân phối tới chúng mà từ các bản sao này tác phẩm có thể được cảm nhận thị giác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của máy móc hoặc thiết bị.

(b). Hình thức của ký hiệu: nếu một ký hiệu xuất hiện trên bản sao, ký hiệu này phải bao gồm 3 yếu tố sau:

(1). Biểu tượng ã (một chữ C trong vòng tròn) hoặc từ “quyền tác giả” (copyright), hoặc từ viết tắt “Bản quyền” (Copr.); và

(2). Năm công bố lần đầu tác phẩm; trong trường hợp tác phẩm hợp tuyển hoặc tác phẩm phái sinh cấu thành từ các tài liệu đã được công bố trước đó, năm của ngày công bố lần đầu của hợp tuyển hoặc tác phẩm phái sinh đó là đủ. Năm của ngày công bố có thể bỏ qua đối với các trường hợp tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc có kèm theo các ký hiệu văn bản, nếu có, được tái bản trên thiếp chúc mừng, bưu ảnh, đồ văn phòng, đồ trang sức, búp bê, đồ chơi, hoặc bất kỳ vật dụng nào;

(3). Tên của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm hoặc chữ viết tắt mà tên của người này có thể được nhận ra, hoặc nhìn chung không thể hiểu khác về việc xác định chủ sở hữu.

(c). Vị trí của ký hiệu: ký hiệu sẽ được đóng trên các bản sao theo cách thức và vị trí hợp lý để đưa ra một lưu ý khuyến cáo hợp lý về quyền tác giả. Cơ quan đăng

ký sẽ quy định thông qua một quy chế mẫu, phương thức đóng và vị trí cụ thể của ký hiệu đối với từng loại hình tác phẩm để đáp ứng yêu cầu này nhưng sự cụ thể này sẽ không được coi là toàn diện.

(d). Giá trị chứng cứ của ký hiệu: nếu một ký hiệu quyền tác giả theo hình thức và vị trí quy định tại Điều này trên bản sao hoặc các bản sao đã công bố thì đối với những bản sao này, trong một vụ xâm phạm quyền tác giả có bị đơn tham gia, sau này không có cơ sở nào sẽ được viện dẫn đưa vào lời bào chữa của bên bị đơn dựa trên cơ sở không biết sự vi phạm nhằm làm giảm nhẹ sự bồi thường thiệt hại thực tế hoặc theo luật, ngoại trừ quy định tại câu cuối của Điều 504(c)(2).

Điều 402: Ký hiệu quyền tác giả: các bản ghi của các bản ghi âm

(a). Quy định chung: khi bản ghi âm được bảo hộ theo Điều luật này được công bố tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc bất kỳ một nơi nào khác thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, một ký hiệu quyền tác giả như quy định tại Điều này có thể được in trên các bản ghi của bản ghi âm được phân phối tới công chúng.

(b). Hình thức của ký hiệu: nếu một ký hiệu xuất hiện trên một bản ghi, nó phải bao gồm ba yếu tố sau:

(1). Biểu tượng P (chữ P trong vòng tròn); và (2). Năm công bố lần đầu của bản ghi âm; và

(3). Tên của chủ sở hữu quyền tác giả đối với bản ghi âm, hoặc chữ viết tắt mà tên của người này có thể được nhân biết, hoặc nhìn chung không thể hiểu khác về việc xác định chủ sở hữu; nếu nhà sản xuất bản ghi âm được nêu tên trên nhãn của bản ghi hoặc trên thùngbao gói, và nếu không có một tên nào khác xuất hiện có liên quan đến ký hiệu, tên của nhà sản xuất sẽ được coi là một phần của thông báo.

(c). Vị trí của thông báo: thông báo sẽ được in trên bề mặt của bản ghi, hoặc trên nhãn của bản ghi hoặc thùng bao gói theo cách thức và vị trí để có thể đưa ra một lưu ý khuyến cáo hợp lý về quyền tác giả.

(d). Giá trị chứng cứ của ký hiệu: nếu một ký hiệu quyền tác giả theo hình thức và vị trí quy định tại Điều này trên bản ghi hoặc các bản ghi đã công bố thì đối với những bản ghi này, trong một vụ xâm phạm quyền tác giả có bị đơn tham gia, sau này không có cơ sở nào sẽ được viện dẫn đưa vào lời bào chữa của bên bị đơn dựa trên cơ sở không biết sự vi phạm nhằm làm giảm nhẹ sự bồi thường thiệt hại thực tế hoặc theo luật, ngoại trừ quy định tại câu cuối của Điều 504(c)(2).

Điều 403: Ký hiệu quyền tác giả: công bố các tác phẩm của Chính Phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Điều 401(d) và 402(d) sẽ không áp dụng với các tác phẩm đã được công bố bằng các bản sao hoặc bản ghi bao gồm phần lớn của một hoặc nhiều tác phẩm của Chính Phủ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ trừ phi trong một vụ xâm phạm quyền tác giả có bị đơn tham gia, ký hiệu quyền tác giả xuất hiện trên các bản sao hoặc bản ghi đã được công bố bao hàm tuyên bố xác nhận hoặc là khẳng định hoặc là phủ định những thành phần của các bản sao hoặc bản ghi thể hiện bất kỳ tác phẩm hoặc các tác phẩm nào được bảo hộ theo Điều luật này.

Điều 404: Ký hiệu quyền tác giả: các tác phẩm trong một tác phẩm hợp tuyển

(a). Các tác phẩm trong một tác phẩm hợp tuyển có thể mang ký hiệu quyền tác giả của riêng nó như quy định tại Điều 401 tới 403. Tuy nhiên, một ký hiệu duy nhất có thể được áp dụng đối với tác phẩm hợp tuyển như là đối với tổng thể tác phẩm là đủ để viện dẫn các quy định của các Điều 401(d) hoặc 402(d), như có thể áp dụng đối với từng tác phẩm độc lập bao hàm trong tác phẩm hợp tuyển (không gồm những quảng cáo trên danh nghĩa của những người khác không phải là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm hợp tuyển), không phân biệt vào sở hữu chủ quyền tác giả của các tác phẩm trong tác phẩm hợp tuyển và không phụ thuộc vào việc các tác phẩm này đã hoặc chưa được công bố trước đó.

(b). Đối với các bản sao và bản ghi được phân phối tới công chúng thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả trước ngày có hiệu lực của Luật thi hành Công ước BERNE năm 1988,trên đó người được nêu tên trong ký hiệu duy nhất có thể được áp dụng đối với tác phẩm hợp tuyển như là đối với tổng thể tác phẩm không phải là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm độc lập mà không mang ký hiệu quyền tác giả của riêng nó, trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định tại Điều 406(a).

Điều 405: Ký hiệu quyền tác giả: bỏ sót ký hiệu trên các bản sao hoặc bản ghi

(a). ảnh hưởng của sự bỏ sót tới quyền tác giả: đối với các bản sao và bản ghi được phân phối tới công chúng thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả trước ngày có hiệu lực của Luật thi hành Công ước BERNE năm 1988, việc bỏ sót ký hiệu quyền tác giả quy định tại Điều 401 tới 403 trên các bản sao hoặc bản ghi đã

được phân phối tới công chúng thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả không làm mất hiệu lực của quyền tác giả đối với tác phẩm nếu:

(1). Ký hiệu này bị bỏ sót trên một số lượng tương đối nhỏ các bản sao hoặc bản ghi đã được phân phối tới công chúng; hoặc

(2). Việc đăng ký tác phẩm này đã được thực hiện trước hoặc trong vòng 5 năm sau khi công bố tác phẩm mà không có ký hiệu, và nỗ lực hợp lý được tiến hành để thêm ký hiệu lên tất cả các bản sao hoặc bản ghi mà đã được phân phối tới công chúng tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ sau khi sự bỏ sót được phát hiện.

(3). Ký hiệu này đã bị bỏ sót vi phạm yêu cầu rõ ràng bằng văn bản, như một điều kiện của chủ sở hữu quyền tác giả đối với việc cho phép phân phối tới công chúng các bản sao hoặc bản ghi, là chúng phải mang ký hiệu được quy định.

(b). ảnh hưởng của sự bỏ sót tới những người vi phạm vô ý: bất kỳ người nào xâm phạm vô ý quyền tác giả, dựa trên một bản sao hoặc bản ghi được phép mà trên chúng ký hiệu quyền tác giả đã bị bỏ sót và chúng đã được phân phối tới công chúng thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả trước ngày có hiệu lực của Luật thi hành Công ước BERNE năm 1988, không phải gánh chịu bất kỳ một nghĩa vụ nào về các khoản bồi thường thiệt hại thực tế hoặc theo Luật theo Điều 504 đối với bất kỳ hành vi xâm phạm nào xẩy ra trước khi nhận được ký hiệu chính thức mà sự đăng ký cho tác phẩm này đã được thực hiện theo Điều 408, nếu những người này chứng minh là họ bị nhầm lẫn do sự bỏ sót ký hiệu. Vụ xâm phạm trong trường hợp như vậy toà án có thể cho phép hoặc không cho phép thu hồi bất kỳ khoản lợi nhuận của người vi phạm này có thể quy kết cho sự xâm phạm đó, và có thể được hưởng việc tiếp tục công việc xâm phạm đang làm này hoặc có thể yêu cầu, như một điều kiện đối với việc được phép tiếp tục công việc xâm phạm này, là người vi phạm đó thanh toán cho chủ sở hữu quyền tác giả khoản lệ phí cấp phép hợp lý với số lượng và theo điều kiện được ấn định bởi toà án.

(c). Dỡ bỏ ký hiệu: sự bảo hộ theo Điều luật này không bị ảnh hưởng bởi việc dỡ bỏ, phá huỷ hoặc tẩy xoá ký hiệu từ bất kỳ bản sao hoặc bản ghi nào mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 406: Ký hiệu quyền tác giả: lỗi về tên và ngày công bố trên các bản sao và bản ghi:

(a). Lỗi về tên: đối với các bản sao và bản ghi được phân phối công cộng tới công chúng thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả trước ngày có hiệu lực của Luật thi hành Công ước BERNE năm 1988, mà những người được nêu tên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong ký hiệu quyền tác giả trên bản sao hoặc bản ghi được phân phối công cộng tới công chúng thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả không phải là tên của chủ sở hữu quyền tác giả, hiệu lực và quyền sở hữu quyền tác giả không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bất kỳ người nào mà ngay tình tiến hành một công việc mà xâm phạm quyền tác giả có cơ sở bảo chữa toàn vẹn đối với bất kỳ hành vi khởi kiện nào về sự vi phạm đó nếu những người này chứng minh là mình đã bị lừa dối thông qua ký hiệu đó và tiến hành công việc đó một cách ngay thẳng theo nội dung của sự chuyển nhượng hoặc cấp phép từ người được nêu tên trong ký hiệu đó, trừ phi trước khi công việc này được tiến hành:

(1). Việc đăng ký đối với tác phẩm đã được thực hiện theo tên của người chủ sở hữu quyền tác giả; hoặc

(2). Tài liệu thi hành bởi người được nêu tên trên ký hiệu và việc chỉ ra quyền sở hữu quyền tác giả đã được đăng ký.

Người được nêu tên trong ký hiệu có nghĩa vụ thanh toán cho chủ sở hữu quyền tác giả tất các các khoản tiền nhận được từ sự chuyển nhượng hoặc cấp phép quyền tác giả theo nội dung đã được thực hiện bởi người được nêu tên trong ký hiệu này.

(b). Lỗi về ngày: khi mà ngày theo năm trong ký hiệu trên bản sao hoặc bản ghi được phân phối trước ngày có hiệu lực của Luật thi hành Công ước BERNE năm 1988 thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả là sớm hơn năm mà trong năm đó việc công bố lần đầu tác phẩm xẩy ra, bất kỳ khoảng thời gian nào được tính từ năm công bố lần đầu theo Điều 302 là được tính từ năm ghi trong ký hiệu. Đối với ngày theo năm được nêu trong ký hiệu này là muộn hơn một năm so với năm mà trong năm đó việc công bố lần đầu xẩy ra, tác phẩm đó được coi như đã được công bố mà không có bất kỳ một thông báo nào và được điều chỉnh bởi các quy định của Điều 405.

(c). Bỏ sót ngày và tên: đối với các bản sao hoặc bản ghi được phân phối tới công chúng trước ngày có hiệu lực của Luật thi hành Công ước BERNE năm 1988 thông qua sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả mà không có bất kỳ tên hoặc bất kỳ ngày nào mà có thể hợp lý coi là một phần của ký hiệu, tác phẩm này được coi là đã được công bố mà không có bất kỳ ký hiệu nào và được điều chỉnh bởi các quy định của Điều 405 như đã có hiệu lực vào ngày trước ngày có hiệu lực của Luật thi hành Công ước BERNE năm 1988.

Luật pháp Mỹ không còn yêu cầu sử dụng ký hiệu bản quyền, dù điều đó là có lợi. Tuy nhiên, do trước đó luật đã quy định như vậy, nên việc sử dụng ký hiệu bản quyền vẫn phù hợp đối với các tác phẩm cũ.

Đạo luật Bản quyền năm 1976 yêu cầu phải có ký hiệu bản quyền. Yêu cầu này được hủy bỏ khi Mỹ tham gia Công ước Bern, có hiệu lực vào ngày 01/3/1989. Mặc dù tác phẩm được xuất bản trước ngày đó không có ký hiệu bản quyền có thể thuộc sở hữu của công chúng Mỹ, nhưng Luật về các hiệp định của Vòng đàm phán U-ru- goay (URAA) khôi phục bản quyền cho một số tác phẩm nước ngoài được xuất bản lần đầu nhưng không có ký hiệu bản quyền. Để có thêm thông tin về những sửa đổi liên quan đến bản quyền trong URAA, đề nghị xem Thông tư số 38b.

Cục Bản quyền không phải là cơ quan quyết định việc liệu bản sao các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên với thông cáo về bản quyền trước ngày 01/3/1989, được phân phối vào hoặc sau ngày 01/3/1989, phải có ký hiệu bản quyền hay không.

Việc sử dụng ký hiệu bản quyền có thể quan trọng bởi vì nó thông tin cho công chúng biết tác phẩm được bảo hộ bản quyền, xác định chủ sở hữu bản quyền, và thể hiện năm xuất bản đầu tiên. Hơn nữa, trong trường hợp một tác phẩm bị vi phạm bản quyền, nếu thông cáo về bản quyền hợp thức xuất hiện trên bản sao được xuất bản hoặc các bản sao mà bị đơn trong một vụ kiện vi phạm bản quyền đã sử dụng, thì sự tham gia của luật sư bào chữa cho bị đơn đó, nhằm giảm bớt thiệt hại thực tế hoặc theo luật định, sẽ không giúp được gì thêm vì vi phạm đó là vô tình, ngoại trừ như đã được quy định tại mục 504(c) (2) của luật bản quyền. Vô tình vi phạm xảy ra khi người vi phạm không nhận thức được rằng tác phẩm đã được bảo hộ.

Việc sử dụng ký hiệu bản quyền là trách nhiệm của chủ sở hữu bản quyền và không bắt buộc phải có sự cho phép trước hoặc đăng ký với Cục Bản quyền.

Hình thức ký hiệu của bản sao có thể cảm nhận bằng thị giác

Ký hiệu của bản sao có thể cảm nhận bằng thị giác phải bao gồm 3 yếu tố dưới đây:

Biểu tượng © (chữ C hoa trong một vòng tròn), hoặc từ “Bản quyền” (Copyright), hay chữ viết tắt “Copr”.; và

Năm tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên. Đối với tác phẩm biên soạn lại hoặc tác phẩm phái sinh gắn với tài liệu được xuất bản trước đó, thì năm xuất bản lần đầu của tác phẩm hợp tuyển hoặc tác phẩm phái sinh là đủ. Năm đó có thể bỏ đi ở những chỗ mà tác phẩm nhiếp ảnh, đồ họa, hoặc điêu khắc, với nội dung nguyên văn kèm

theo, nếu có, được tái bản trong hoặc trên thiếp chúc mừng, bưu thiếp, văn phòng phẩm, đồ trang sức, búp bê, đồ chơi, hoặc bất kỳ sản phẩm hữu ích nào; và Tên của

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 64 - 86)