Pháttriển nềnkinh tế tri thức, chính phủ cần phả i:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 33 - 51)

Định hướng chiến lược cụ thể cho sự phát triển nền kinh tế tri thức:

− Nhận thức rõ ràng để có cơ hội trong cạnh tranh toàn cầu và rút ngắn khoảng cách tụt hậu.

− Lồng ghép chiến lược phát triển kinh tế tri thức và chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển tại Việt nam .

− Ưu tiên cho giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phải được coi là trọng tâm của toàn bộ chiến lược phát triển nền kinh tế tri thức trong giai đoạn tới.

Xây dựng chiến lược phát triển khoa học kĩ thuật, công nghệ cao.

− Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và coi chúng là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế.

− Xây dựng các khu công nghệ cao.

− Khuyến khích hoạt động đầu tư mạo hiểm .

− Lấy các doanh nghiệp làm chủ thể của các chương trình đầu tư nghiên cứu và triển khai

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế tri thức:

− Xây dựng và thực hiện tốt chính sách trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện làm việc thuận lợi , phát huy năng lực của các cán bộ giỏi, đầu đàn trong lĩnh vực khoa học công nghệ .

− Phát hệ thống học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập để bồi dưỡng nhân lực cho CNH_HĐH dựa trên nền tảng phát triển tri thức.

− Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục. Huy động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân tổ chức tham gia phát triển giáo dục, đồng thời phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước trong việc hình thành xã hội học tập và chế độ học tập suốt đời.

− Chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, thích nghi sự phát triển.

− Chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình kiểu mới.

− Đổi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục quản lý, tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng.

− Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo với nước ngoài

Chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ đầu tư nước ngoài:

− Chính sách mở cửa phải thực sự rộng mở, phải có cơ chế khuyến khích đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

− Nhà nước cần phá bỏ mọi rào cản và thiết lập một môi trường đầu tư ổn định, minh bạch để khuyến khích đầu tư một cách lâu dài và đổi mới công nghệ hướng tới một nền kinh tế tri thức.

Chính sách khai thác tài sản trí tuệ gắn liền với thực hiện tốt hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế tri thức:

− Ban hành và hoàn thành hệ thống luật pháp quy định rõ những lợi ích chính đáng, bao gồm cả lợi ích chính đáng và lợi ích tinh thần mà người sáng tạo được hưởng đối với các sản phẩm trí tuệ của mình.

− Mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

− Tổ chức thực thi nghiêm minh luật và các quy định về sở hữu trí tuệ và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ trước mọi hành vi xâm phạm.

− Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong xã hội.

− Khuyến khích thành lập các tổ chức tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ.

− Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành, của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Câu 20. Tài sản và các loại tài sản:

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

 Phân loại theo chu kỳ sản xuất:

Tài sản cố định: là một trong những loại tài sản có giá trị lớn được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. và thường thì các loại tài sản này có chu kì sử dụng trong dài hạn.

Tài sản lưu động: Là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kỳ sản xuất. Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản có thể chuyển ngay thành tiền mặt, như thương phiếu, v.v.

 Phân loại theo đặc tính cấu tạo của vật chất:

Tài sản hữu hình: Bao gồm những vật( có những điều kiện nhất định ) tiền và giấy tờ có giá ( ngôn ngữ luật học ). Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận biết được hoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được. Điều kiện để vật trở thành tài sản là một vấn đề còn tranh cãi rất nhiều. Bởi vì khi vật không thuộc của ai gọi là vật vô chủ không ai gọi là tài sản vô chủ cả. Khi nói đến tài sản hữu hình bắt buộc chúng phải có một số đặc tính riêng như:

• Thuộc sở hữu của ai đó;

• Có đặc tính vật lý;

• Có thể trao đổi được;

• Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất;

• Là những thứ đã tồn tại(tài sản trước kia) đang tồn tại và có thể có trong tương lai.

Tài sản hữu hình khi có càng nhiều đăc tính nêu trên thì càng chắc chắn đó là tài sản hữu hình.

Tài sản vô hình: Là những quyên tài sản (nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao. Tuy nhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy quyền cho chủ thể khác. Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được và không thể dùng đại lương để tính. Nhưng trong quá trình chuyển giao có thẻ quy ra tiền (cái này là quan trọng nhất). Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giá như thế nào. Việc gây thiệt hại về tài sản vô hình của chủ thể sẽ phải bồi thường nhưng rất khó để xác định giá trị của nó. Ngoài những quy định trong luật còn việc xác định giá trị của tài sản vô hình không thể xác định được.

Câu 21. Quyền sở hữu tài sản là gì?

Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ

chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Một vài loại hình sở hữu: sở hữu tập thể, sở hữu Nhà nước, sở hữu cá nhân, sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu tài sản là quyền tài sản bao đầy đủ gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.

Quyền chiếm hữu:

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản

Quyền sử dụng:

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền định đoạt:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

Câu 22: tài sản trí tuệ và sở hữu tài sản trí tuệ có khác nhau không ?

 Khái niệm trí tuệ:

Là cách gọi thể hiện hình thái nhận thức của con người, là tổng thể hiểu biết của con người về thế giới khách quan và những tư duy mà con người sáng tạo ra nhằm chế ngự thế giới khách quan đó theo mong muốn của con người.

Trí tuệ là một tài sản của con người.

Theo quan điểm của Locke thì bất cứ tài sản nào là thành quả lao động của con người thi người đó là chủ sở hữu.

Như vậy,Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình, là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người được biểu hiện dưới nhiều hình thức như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý; giống cây trồng... và quyền sở hữu đối với tất cả những tài sản trí tuệ này đều được pháp luật bảo hộ và được quy định trong luật sở hữu trí tuệ 2005.

Tài sản trí tuệ: Theo Luật Sở hữu trí tuệ thì tài sản trí tuệ được hiểu là bao gồm tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh

doanh và giống cây trồng mới. ..Nó chính là sản phẩm của hoạt động trí tuệ, tồn tại dưới dạng các thông tin, tri thức.

Đó là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v...

Theo nguồn gốc phát sinh thì tài sản trí tuệ được chia thành ba nhóm sau đây: 1. Các sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật, có bản chất khoa học- kỹ thuật,

bao gồm: các sáng chế, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, các bản vẽ, bản thiết kế, công thức, dữ liệu tính toán, dữ liệu thử nghiệm, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu, công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, đồ án quy hoạch, sơ đồ bố trí và giống cây trồng…

2. Các sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật, bao gồm: các tác phẩm văn học, âm nhạc, hội hoạ, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu, điện ảnh; các cuộc biểu diễn, trình diễn, Các sản phẩm ghi âm, ghi hình…

3. Các sản phẩm sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, thương mại: bí mật thương mại, tên thương mại, nhãn hiệu, tên miền,… Tài sản trí tuệ có liên quan đến rất nhiều khía cạnh trong kinh doanh, vì vậy nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển

doanh nghiệp.

Thứ nhất, tài sản trí tuệ là nhân tố quyết định sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn, theo Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ thì khối tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp Mỹ (không kể ngành tài chính) đã đóng góp 30% thu nhập của các doanh nghiệp vào giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, và đã tăng lên thành 48% vào năm 2000. Thứ hai, tài sản trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kết cấu giá trị của doanh nghiệp. Chẳng hạn: Chỉ tính riêng giá trị của nhãn hiệu trong khối tài sản của doanh nghiệp đã cho thấy con số này rất lớn. Ví dụ: giá trị của một số nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới năm 2008 như Nhãn hiệu “Microsoft” là 59,007 tỉ USD; nhãn hiệu “IBM”

là 59,031 tỉ USD; nhãn hiệu “Coca Cola” là 66,667 tỉ USD (Nguồn: Cục SHTT).

Thứ ba, tài sản trí tuệ là một loại vốn (vốn trí tuệ) của chu trình sản xuất. Nếu như tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực hữu hạn, thì tài nguyên trí tuệ lại là nguồn lực vô hạn. Trong tương lai, người ta có thể khai thác nguồn lực này dưới góc độ các sản phẩm trí tuệ hoặc các sản phẩm vật chất có hàm chứa trí tuệ và khai thác nó một cách hữu hiệu. Có thể nói, tài sản trí tuệ ngày nay có giá trị vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản trí tuệ như: định giá, góp vốn, liên doanh, cổ phần hóa, mua bán doanh nghiệp…Chẳng hạn như: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - VINASHIN, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX, Tổng công ty VIGLACERA…

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Hoạt động trí tuệ của con người tạo ra tài sản đặc biệt

Không phải mọi sản phẩm thành quả của hoạt động trí tuệ đều được bảo hộ *Ví dụ: bài báo cáo của thư ký cho sếp thì không coi là đối tượng của sở hữu trí tuệ Không phải mọi quyền sở hữu trí tuệ đều là sản phẩm của trí tuệ

*Ví dụ: nhãn hiệu hàng hóa: P/S

Quyền SHTT trong đó không phải là quyền SH bản thân các bản chứa đựng thông tin mà chính là quyền sở hữu những thông tin chứa đựng trong bản đó. Quyền SH đối với các tài sản này gọi là quyền SHTT

* Ví dụ: Cuốn sách và thông tin trong đó

Quyền SHTT là thuật ngữ chung để chỉ những độc quyền được ghi nhận đối với nững thành quả của các hoạt động trí tuệ của con người và cho các dấu hiệu được sử dụng trong các hoạt động thương mại, chúng là những quyền vô hình nhưng có giá trị kinh tế.

Tại sao lại phải quy định quyền sở hữu trí tuệ, phải lý giải dưới góc độ triết học và kinh tế

• Kết quả của hoạt động tư duy, sáng tạo

• Thành quả lao động, sáng tạo thì con người thì phải được bảo vệ

• Có quan điểm bảo vệ, có quan điểm chỉ nên khen thưởng, không bảo vệ quyền độc quyền

− Tiếp cận kinh tế:

• Không công nhân quyền SHTT: không thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo

• Tuy nhiên quy định quá chặt chẽ: dẫn đến độc quyền, không mang lại lợi ích, sáng tạo cho xã hội, cộng đồng

• Bảo vệ lợi ích của người sáng tạo nhưng trên tinh thần cân bằng lợi ích của XH (côn chúng tiêu dùng)

Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ.

− Sở hữu một tài sản vô hình;

• Tài sản của những công ty lớn không phải ở tài sản hữu hình

• Tài sản vô hình: tất cả những gì không chạm vào được nhưng lại có thể mang lại giá trị thặng dự được tính thành tiền.

− Tâm lý bầy đàn ảnh hưởng đến giá trị vô hình

• TS vô hình tạo ra giá trị không phải nhờ vào các giá trị “thuộc tính vật chất” mà nhờ vào “nội dung trí tuệ”

• Quyền sử dụng là quyền quan trọng nhất;

• Tùy theo trường hợp mà chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt là quyền quan trọng nhất

• TS hữu hình (SP hiện vật)

• TS vô hình (SP trí tuệ) nào được một người sử dụng sẽ không làm thuyện giảm tính tác dụng của nó đối với những người khác. Đối với 1 sản phẩm loại này thì càng nhiều sử dụng thì phúc lợi XH càng lớn (ví dụ: công thức của thuốc chữa bệnh)

− Quyền sở hữu bị giới hạn bởi quốc gia bảo hộ và thời hạn bảo hộ;

Quyền SHTT là quyền dân sự

− Độc quyền sử dụng.

• Độc quyền khai thác thương mại đối với SP trí tuệ được bảo hộ nhằm thu hồi và bù đắp cho những chi phí đã đầu tư để tạo ra những sản phẩm trí tuệ đó  lẽ công bằng và mang tính hiển nhiên.

Như vậy, tài sản trí tuệ và sở hữu tài sản trí tuệ là không giống nhau, mà chúng chỉ có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Sở hữu tài sản trí tuệ chính là quyền của con người đối với tài sản của mình, họ có thể sử dụng, bán đi, chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật.

Câu 23. Nội dung chính của hiệp định Trips:

HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (AGREEMENT ON TRADE – RELATED ASPECTS OF IPR – TRIPS)

(Ký ngày 15.4.1994)

Nội dung các điều trong hiệp định Trips:

Phần I. Các điều khoản chung và các nguyên tắc cơ bản: Điều 1 Cơ sở và phạm vi của các nghĩa vụ

Điều 2 Các Công ước về sở hữu trí tuệ Điều 3 Đãi ngộ quốc gia

Điều 4 Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc

Điều 5 Các thoả thuận đa phương về việc đạt được hoặc duy trì hiệu lực bảo hộ

Điều 6 Trạng thái đã khai thác hết

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w