Trình bày hiểu biết về chuyển giao công nghệ giữa chính phủ và tư nhân?

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 86 - 91)

Hội nhập kinh tế thế giới, để cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững, nâng cao năng lực công nghệ có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Có thể nói, đến nay, những yếu tố về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến đã từng bước được các doanh nghiệp ứng dụng trong tất cả các ngành kinh tế và nó đã thúc đẩy trực tiếp quá trình phát triển làm cho chất lượng tăng trưởng cũng như trình độ công nghệ trong từng ngành, từng sản phẩm, từng doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Một trong những nguyên nhân của thành quả ấy chính là nhờ đã có sự liên kết giữa doanh nghiệp với Nhà nước, các tổ chức và nhà khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

Thực tế, những bức bách về công nghệ trong chu trình sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong thời gian vừa qua đã được giải quyết thông qua các hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong mối liên kết nêu trên. Đồng thời, Chính phủ cũng đã xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, tạo khuôn khổ pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ để tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc đổi mới và chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ còn rất thấp, do thông tin về các yếu tố công nghệ, nhu cầu công nghệ, nguồn cung công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, hoạt động thống kê chuyển giao công nghệ mới chỉ giới hạn ở việc thu thập danh mục công nghệ, tổng hợp một số hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký và cấp phép nhưng cũng còn phân tán, thiếu đồng bộ và thiếu tính hệ thống. Trong khi thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp cần biết những thông tin về công nghệ, nguồn cung, thị trường công nghệ… để đổi mới, chuyển giao; chính sách pháp luật đã ban hành cũng đòi hỏi cần có hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyển giao công nghệ phục vụ cho công tác quản lý cũng như thúc đẩy ứng dụng và chuyển giao công nghệ… thì điều này lại chưa đáp ứng được.

Từ thực tiễn hoạt động, để chuyển giao nhanh các sản phẩm công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất, cần đẩy mạnh việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ, đặc biệt là các loại hình chợ công nghệ và thiết bị ; cần có một cơ quan Nhà nước làm đầu mối kết nối cung, cầu công nghệ hoạt động hiệu quả giúp các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh… rút ngắn được quá trình tìm hiểu thị trường và tìm hiểu nguồn cung, cầu công nghệ cũng như các sản phẩm công nghệ cao; tổ chức xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu về cung, cầu công nghệ cả ở thị trường trong và ngoài nước.

Câu 38. Trình bày hiểu biết về chuyển giao công nghệ Bắc - Nam?

Dòng chuyển giao công nghệ Bắc – Nam còn được gọi là dòng chuyển giao công nghệ dược thực hiện chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển ở Bắc bán cầu sang các nước đang phát triển ở Nam bán cầu

Dòng chuyển giao công nghệ này được diễn ra ồ ạt từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX khi mà các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, các nước ở Tây âu chuyển một số bộ phận công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều tài nguyên như khai khoáng, khai thác dầu khí …sang các nước đang phát triển. Hơn nữa vào những năm 70 các nước đang phát triển đang trong giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa nên rất cần chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển này.

Cho đến nay dòng chuyển giao công nghệ này vẫn còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Dòng chuyển giao công nghệ này chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức FDI có thể đơn cử một số trường hợp điển hình trong dòng chuyển giao công nghệ này như: đầu tư của tập đoàn IBM Motora là của Mỹ vào Trung Quốc đầu tư của tập đoàn dầu khí vào các nước dầu lửa Nam Mỹ vào các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Câu 39. Trình bày hiểu biết về chuyển giao công nghệ theo cách “Chìa khóa trao tay”?

“Chìa khoá trao tay” là thuật ngữ phổ biến ở những nước phát triển để chỉ các dịch vụ trọn gói. Tại Việt Nam, “Chìa khóa trao tay” thường áp dụng cho Tư vấn du học, Bảo hiểm, Ngân hàng và các gói thầu xây dựng. Trong lĩnh vực xây dựng, “Chìa khóa trao tay” được triển khai thực hiện cho các dịch vụ: tư vấn, lập dự án đầu tư, thiết kế kiến trúc, thi công dân dụng và công nghiệp.

Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua

sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế, hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.

chuyển giao công nghệ = pt chìa khoá trao tay (CKTT):

VD: Việt Nam muốn mua một công nghệ, Việt Nam là chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu là người bán toàn bộ công nghệ và máy móc thiết bị + quy trình làm việc với một bên đối tác ( vd như Nhật BẢn) thì Nhật Bản được nhận toàn bộ dự án, phối hợp với các nhà thầu phụ( tuỳ họ), đưa đơn giá cho bên VN

sau khi hai bên đồng ý mức giá thoả thuận, ký kết thì NB phải hoàn thành chuyển giao trong thời gian ký kết trong hợp đồng

Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay được hiểu là loại hợp đồng mà chủ đầu tư ký với một nhà tổng thầu thực hiện từ A đến Z tức là tổng thầu thực hiện từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế, mua sắm, lắp đặt thiết bị công trình.

Loại hợp đồng PMC được pháp luật Việt Nam công nhận và cho phép thực hiện đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước Việc áp dụng loại Hợp đồng này có tính khả thi cao đặc biệt là đối với các chủ đồng tư không chuyên về lĩnh vực đó.

Câu 40. Nghĩa vụ và quyền lợi của bên nhận và bên giao trong HĐ chuyển giao công nghệ?

Theo Luật Chuyển giao công nghệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

của Quốc hội Việt Nam, năm 2006

Điều 20: Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ 1. Bên giao công nghệ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;

c) Được thanh toán đầy đủ theo quy định của hợp đồng và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng; hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

đ) Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật. 2. Bên giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị quyền của bên thứ ba hạn chế, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

b) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

c) Giữ bí mật thông tin trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;

d) Thông báo cho bên nhận công nghệ và áp dụng các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật làm cho kết quả chuyển giao công nghệ không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;đ) Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;

e) Không được thoả thuận về điều khoản hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh;

g) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 21: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ

1. Bên nhận công nghệ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên giao công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;

c) Được thuê tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu bên giao công nghệ áp dụng các biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên giao công nghệ không thực hiện đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

đ) Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật;

e) Hưởng ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bên nhận công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên giao công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

b) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và các thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của đối tác đàm phán;

c) Làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;

d) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 41. Vai trò của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN?

Chính phủ co vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động CGCN với các nội dung sau:

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ.

Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w