Đặc trưng của nền KTTT:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 32 - 33)

Thứ nhất, Là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong 15 năm qua các nền kinh tế

phát triển trên thế giới đã có những chuyển biến to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức hoạt động và các quy tắc hoạt động. Phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức,các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao năng suất lao động.

Thứ hai, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu

biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành công nghệ đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyển sản xuất công nghệ, có thể gọi là doanh nghiệp tri thức trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hóa, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất.

Thứ ba, Việc ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập thông tin

đa phương tiện, phủ khắp nước, nối với hầu hết với hầu hết với các nước với các gia đình. Thông tin trở thành thông tin quan trọng nhất, mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của CNTT để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Chính vì vậy có nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay nền kinh tế mạng.

Thứ tư, Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong

cùng một lĩnh vực, khi một công ty lớn mạnh hơn, thành công hơn thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay nếu không muốn bị phá sản.

Thứ năm, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hóa. Mọi người đều truy cập dễ

dàng đến các thông tin cần thiết, dân chủ hóa các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Người dân nào cũng được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan nhà nước hay tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp.

Thứ sáu, xã hội thông tin là một xã hội học tập, giáo dục rất phát triển. hệ

thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời.

Thứ bảy, Tri thức trở thành vốn quý nhất và là nguồn lực hàng đầu để tăng

trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và các thông tin có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng.

Thứ tám, Sự sáng tạo đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy

sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh và vòng đời công nghệ rút ngắn; quá trình ra đời phát triển và tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm sáng tạo lả linh hồn của sự đổi mới.

Thứ chín, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa thị trường và sản

phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nước nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới.

Thứ mười, sự thách thức đối với văn hóa. Trong nền kinh tế tri thức-xã hội

thông tin; văn hóa có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Do thông tin tri thức bùng nổ, trình độ văn hóa nâng cao, nội dung và hình thức hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng. Nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân cũng tăng cao nhờ các phương tiện truyền thông tin tức thời, việc giao lưu văn hóa hết sức thuận lợi, tạo điều kiện văn hóa có thể tiếp thu các tinh hoa văn hóa của nhân loại để phát triển nền văn hóa của mình. Bên cạnh đó nền văn hóa còn bị pha tạp lai căng, không còn là chính mình nữa thì sẽ bị suy thoái, tiêu tan. Nhiệm vụ phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên rất nặng nề.Cái chính là phải giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w