Quản lý tác phẩm khoahọc

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 51 - 53)

Như trên đã nói, để một tác phẩm khoa học được bảo hộ thì không nhất thiết phải đăng ký quyền tác giả.

Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm khoa học

Việc xác định quyền của tác giả và quyền của trường đại học đối với TSTT được phát sinh trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ rất quan trọng, nó có tác động đến việc thúc đẩy hay kìm hãm sự sáng tạo của các giảng viên/nghiên cứu viên. Mối quan hệ giữa tác giả và trường đại học trong việc xác định quyền đối với từng loại TSTT cũng rất khác nhau. Sau đây, xin làm rõ mối quan hệ này đối với từng loại TSTT.

Tác phẩm khoa học được đề cập trong mục này bao gồm:

− Công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài giảng… của cán bộ (bao gồm giảng viên, nghiên cứu viên);

− Công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ… của người học (bao gồm sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh).

Việc sản sinh ra tác phẩm khoa học có thể sử dụng hoặc không sử dụng ngân sách Nhà nước. Do đặc điểm riêng của các trường đại học nên mục này không đề cập

đến việc các tác giả có sử dụng trang thiết bị (như máy tính, máy in, máy photocopy…) của Nhà trường.

Đối với trường hợp có sử dụng ngân sách Nhà nước, quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học được phân định:

− Quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả bao gồm đặt tên cho tác phẩm, đứng tên đối với tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

− Quyền nhân thân có thể chuyển giao của trường đại học bao gồm quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và toàn bộ nhóm quyền tài sản đối với tác phẩm. Như vậy quyền cho phép xuất bản, quyền cho dịch tác phẩm… thuộc về trường đại học chứ không thuộc về tác giả.

Đối với trường hợp không sử dụng ngân sách Nhà nước, quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học được phân định: quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản) hoàn toàn thuộc về tác giả.

Mối quan hệ giữa người học và người hướng dẫn khoa học

Những quyền vừa được nêu khá rõ ràng, duy chỉ có việc phân định quyền nhân thân đối với khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, công trình khoa học của người học là cần phải bàn thêm, vì trong những trường hợp này còn xuất hiện người hướng dẫn khoa học. Bởi vậy cần phải giải quyết mối quan hệ giữa người học và người hướng dẫn khoa học, hay nói cách khác phải xác định ai là tác giả của tác phẩm khoa học, người học hay người hướng dẫn khoa học?

Điều 8.1. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan đã nêu:“Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm

văn học, nghệ thuật và khoa học”. Người hướng dẫn khoa học chỉ cung cấp ý tưởng

còn người học biến ý tưởng của người hướng dẫn khoa học thành tác phẩm khoa học, như vậy người học mới là tác giả của tác phẩm khoa học. Mặt khác, điều 8.2. của Nghị định 100 cũng nêu quy định loại trừ: “Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ,

góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả”. Như vậy người hướng dẫn khoa học không được coi là tác giả

của tác phẩm khoa học.

Theo nguyên tắc chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng mà không bảo hộ

luật quyền tác giả bảo hộ, mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, công trình khoa học của người học.

Như vậy tranh chấp về quyền tác giả giữa người học và người hướng dẫn khoa học có thể xẩy ra. Trong thực tế đã xảy ra việc một sinh viên – là tác giả của công trình khoa học – kiện một cô giáo – là người hướng dẫn khoa học – đã xâm phạm quyền tác giả đối với công trình khoa học của mình, khi cô giáo lấy ý tưởng khoa học đã từng hướng dẫn cho sinh viên để đưa vào luận án tiến sĩ. Trường hợp này, người hướng dẫn khoa học sẽ không thể giải thích được trước cơ quan pháp luật nếu người học không chú thích phần đã trích dẫn ý tưởng của người hướng dẫn.

Phải bàn đến việc này để cho thấy quản lý TSTT trong các trường đại

học không hề đơn giản.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w