Đa dạng hóa hình thức kinh doanh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG (Trang 51 - 60)

2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

2.4. Đa dạng hóa hình thức kinh doanh

Trước thực tế, tình hình kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, thì việc đa dạng hoá hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty là một hệ quả tất yếu. Trước đây công ty luôn dựa vào hình thức xuất nhập khẩu uỷ thác, nhưng nay do có nhiều nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nên việc xuất nhập khẩu uỷ thác giảm dần. Tuy biết như vậy sẽ tạo ra khó khăn cho công ty, những việc đa dạng hoá hình thức xuất nhập khẩu sẽ tạo cho công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh và cân đối được xuất khẩu và nhập khẩu, muốn vậy đòi hỏi trình độ các nhân viên của công ty phải được nâng cao hơn nữa để phù hợp với tình hình mới.

Hiện tại sản phẩm trên thị trường rất đa dạng cả về chủng loại, có nhiều sản phẩm có khả năng thay thế được các mặt hàng khác. Vì thế công ty cần đa dạng hoá nhiều mặt hàng kinh doanh, có vậy sẽ khắc phục được nhược điểm của từng sản phẩm cho nhau trong quá trình kinh doanh. Việc đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh còn làm tăng mối quan hệ với bạn hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên do công ty vừa mới bươc chân vào đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh nên kinh nghiệm còn hạn chế, trong khi đối thủ cạnh tranh lại nhiều, do đó đòi hỏi công ty phải linh động hơn nữa, đưa ra các quy chế trong kinh doanh, xác định mục tiêu và phương hướng trong kinh doanh

2.5. Củng cố và quan hệ tốt với bạn hàng cũ, mở rộng phát triển với các bạn hàng mới

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thu được lợi nhuận là điều mà công ty cần quan tâm, song điều quan trọng không kém nữa đó là phải giữ được khách hàng. Cái cốt yếu trên thương trường hiện nay của các công ty là giành phần thắng về khách hàng, muốn vậy công ty cần tạo chữ tín đối với khách hàng, không nên vì một lợi nhuận nhỏ mà làm mất đi bạn hàng trong kinh doanh, vì gây dựng được bạn hành trong kinh doanh là điều rất quan trọng nhưng rất khó làm.Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá tương lai triển vọng của các khách hnàg, bạn hàng cũ từ đó tập trung coi mối quan hệ nào tốt hơn để đem lại hiệu quả hơn trong hợp tác kinh doanh cả về hiện tại và lâu dài. Do

yếu tố cạnh tranh nên đòi hỏi công ty không đựơc bó hẹp phạm vi kinh doanh, điều đó có nghĩa là cần phải mở rộng bạn hàng trong kinh doanh, bạn hàng kinh doanh ở đây không chỉ dừng lại ở trong nước mà cần phải bươn ra cả nước ngoài nữa. Có được vậy công ty mới có khả năng đứng vững được trên thị trường kinh doanh.

2.6. Tích cực tham gia vào các cuộc hội trợ triển lãm, xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của công ty

Hội chợ triển lãm được hiểu ngắn gọn là nơi đễ các nhà sản xuất kinh doanh trưng bày sản phẩm của mình, nhằm mục đích giới thiệu đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng. Chính vì thế thông qua hội chợ triển lãm khách hành có thể biết đến sản phẩm của công ty lần đâu tiên xuất hiện hoặc là những mặt hàng xuất hiện từ lâu nhưng số lượng khách hàng biết đến còn hạn chế. Qua các hoạt động này công ty có thể tranh thủ được cơ hội để đẩy nhanh tốc độ xúc tiến thương mại, rút ngắn thời gian và khoảng cách với các đối thủ canh tranh hoạt động cùng nghành. Như thế sẽ tạo ra tiền đề mới cho công ty trong hoạt động kinh doanh của minh. Nếu tổ chức hội chợ thành công công ty sẽ thu được một lượng lớn khách hàng, bạn hàng và đối tác sau này, từ đó làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Việc này cần phải được công ty quan tâm một cách thường xuyên.

Hiện nay nước ta đang xuất khẩu nhiều về mặt hàng đồ gỗ, tuy nhiên do chưa có thương hiệu trên thị trường trên thế giới hoặc có nhưng số khách hàng biết đến vẫn chưa nhiều, vì thế chúng ta phải xuất khẩu thông qua một đối tác trung gian, tức là bỏ tiền nhờ thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài để xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam. Chính lý do đó mà làm cho mất đi một phần lợi nhuận đáng kể trong quá trình xuất khẩu. Đây là vấn đề các doanh nghiệp trong nước cần quan tâm. Bởi lẽ đó mà công ty cần quan tâm đến tạo thương hiệu riêng cho mình, có được vậy thì mới tìm được chỗ đứng cho các sản phẩm mà công ty sản xuất ra trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu tạo được thương hiệu tốt nghĩa là công ty đã làm tăng số lượng khách

hàng và bạn hàng đến với công ty. Để tạo được thương hiệu của công ty trên thị trường có thể thông qua hình thức: Tự tạo lập thương hiệu riêng cho mình thông qua việc kinh doanh sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt, nên dần dần tên tuổi của công ty ăn sâu vào tâm trí của khách hàng…Trong thực tế Việt Nam đã có một số thương hiệu khá nổi tiếng trên thế giới như: Hoàng Anh Gia Lai…

2.7. Phải có những quy chế phù hợp trong kinh doanh

Để công ty làm ăn có hiệu qủa hơn thì công ty cần đưa ra mục tiêu riêng cho mình, đưa ra mục tiêu cho từng phòng kinh doanh phải xuất nhập khẩu bao nhiêu? thời gian là bao nhiêu ? Tuy vậy quá trình đặt mục tiêu cho từng phòng kinh doanh đòi hỏi cũng cần phải xem xét một cách khách quan, công bằng và đặt mục tiêu lợi nhuận của công ty lên hàng đầu.Mặt khác cũng cần phải đưa ra chỉ tiêu chất lượng hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu, tránh tình trạng xuất khẩu hoặc nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng kém, lỗi thời, nếu như vậy sẽ làm cho doanh thu của công ty bị giảm thậm chí thua lỗ. Ngoài ra công ty cần phải có hình thức thưởng phạt xứng đáng cho các cá nhân và phòng kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chẳng hạn như: Nếu một cá nhân nào đó hoạt động năng nổ, hiệu quả đem lại lợi nhuận cho công ty hoặc phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nào đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì công ty nên có hình thức thưởng xứng đáng. Bên cạnh đó, nếu không hoàn thành công việc, kinh doanh kém hiệu quả thì cần có khiển trách, chỉ ra sai lầm của họ để lần sau họ làm việc hiệu qủa tốt hơn. Tuy nhiên vấn đề thưởng phạt phải công minh, tránh tình trạng ganh tỵ nhau không lành mạnh sẽ dẫn đến bất đồng nội bộ. Công ty cần đưa ra số vốn tối thiểu nhất để các phòng có thể hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả, tránh tình trạng đưa vốn ra quá nhiều mà thu lại với thời gian lâu, có nghĩa là phải quay vòng vốn càng nhanh càng tốt.

Ngoài hai phương pháp xuất khẩu thông thường là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp như hiện nay, Công ty có thể tham khảo thêm xuất khẩu theo phương thức giao hàng tại kho ngoại quan mà nhiều công ty hiện đang làm. Theo đó, chủ hàng không phải nộp thuế ngay cho toàn bộ lô hàng mà chỉ cần nộp phần hàng đã xuất kho theo nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Đây là lý do chính để các doanh nghiệp sử dụng kho ngoại quan vì tránh được khó khăn về mặt tài chính. Chủ hàng có thể chuẩn bị số lượng hàng lớn cho thị trường, đảm bảo việc cung cấp hàng không bị ngắt quãng và không phải huy động vốn để nộp thuế. Ngoài ra :

- Hàng hóa nằm trong kho không phải chịu các biện pháp hạn chế như khi nhập khẩu.

- Hàng để trong kho được đảm bảo an toàn về mặt an ninh và cũng như mặt bảo quản.

- Hàng hóa được lưu giữ không bị giới hạn về thời gian.

- Thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng hơn, có thể thông quan ngay tại chỗ.

Những mặt hàng cần chế biến thêm (chỉ cho phép các hoạt động đơn giản) hoặc cần đóng gói cũng có thể tiến hành ngay tại kho. Mặc dù đây chỉ là hoạt động phụ của kho ngoại quan nhưng dịch vụ này rất tiện lợi đối với các mặt

hàng đồ gỗ. Rất nhiều kho được phép xây dựng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ

này.

Tuy nhiên, có một trở ngại lớn khi thuê kho ngoại quan đó là hàng hóa bắt buộc phải được kiểm thực tế khi nhập và xuất kho; đồng thời, chi phí lưu kho rất cao và dịch vụ kho bãi tốn kém.

3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước về những vấn đề liên quan đến quản lý vĩ mô

Để làm tốt việc kinh doanh XNK, ngoài nỗ lực của Công ty, kiến nghị Nhà nước cần phải có cơ chế và một số biện pháp thích hợp : Sự phát triển bền vững nền kinh tế chúng ta phụ thuộc phần lớn vào chính sách thương mại

của Nhà nước. Chính sách thương mại phải có tác dụng gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và thế giới.

3.1. Chính sách thuế xuất nhập khẩu

Thuế là nguồn thu chủ yếu chiếm phần lớn trong ngân sách nước ta, do đó nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người. Nhà nước dùng tiền mà các doanh nghiệp kinh doanh đóng thuế để xây dựng các công trình công cộng, an ninh quốc phòng…Tuy nhiên ngày hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam đang đến gần, vì thế dần dần thuế xuất nhập khẩu sẽ bị xoá. Do đó nhà nước ta cần tăng thuế doanh thu, bên cạnh đó để bảo hộ ngành xuất khẩu của Việt Nam cần giảm thuế doanh thu đối với các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước cần làm mạnh hơn nữa để chồng tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng giả làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh trên thị trường nước ta. Hệ thống thuế cần được kiện toàn lại đảm bảo chống thất thu…

3.2. Về chính sách hạn ngạch xuất nhập khẩu

Hiện nay vấn đề xuất nhập khẩu ở nước ta đang chịu sự điều chỉnh của cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải chịu một mức hạn nghạch xuất nhập khẩu nhất định. Tuy nhiên việc phân bổ hạn ngạch xuất nhập khẩu Nhà nước cần xem xét lại cho phù hợp hơn, hiện nay việc phân bố hạn ngạch đang có nhiêu bất cập gây không ít phiền hà cho các cơ sở, không phù hợp với cơ chế thị trường. Cần thắt chặt vấn đề xuất nhập khẩu, chỉ cho phép các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu mới được phép xuất nhập khẩu.

3.3. Về chính sách quản lý ngoại tệ

Quá trình xuất nhập khẩu cần phải được đảm bảo đầu vào lẫn đầu ra, có nghĩa là các doanh nghiệp luôn luôn phải giao dịch với các bạn hàng trong và ngoài nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc luôn cần một lượng ngoại tệ để trao đổi mua bán hàng hoá. Vì hiện nay cả nước có rất nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó nhà nước cần có biện pháp quản lý chính sách phù hợp để tránh tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Hiện nay đồng tiền Việt Nam

đang bị mất giá, do đó Nhà nước cần có chính sách mạnh để kìm hãm sự mất giá của đồng tiền, làm được điều đó thì việc xuất nhập khẩu của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu làm ăn mới có lãi.

3.4. Tăng cường công tác tiếp thị xuất và nhập khẩu

Hiện nay có một số doanh nghiệp Việt nam sản xuất được mặt hàng chất lượng cao, có thể xuất khẩu ra nước ngoài, song thực tế cho thấy các mặt hàng đó chưa có chỗ đứng trên thị trường do việc tiếp thị thị trường kém. Trong khi đó, một số vài năm gần đây chúng ta mắc phải tình trạng nhập khẩu các lô hàng công nghệ cũ kỹ mà giá thành lại cao. Đó chính là việc yếu kém ở khâu tiếp thị và thu thập thông tin, vì thế nhà nước ta cần hộ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài

3.5. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế

Thực tế cho thấy hiện nay trong nhân dân có một lượng lớn kinh doanh nhỏ lẻ, vì sự sống còn của loại hình thức này mà nhà nước nên tạo môi trường kinh doanh cho họ. Nhà nước nên thực hiện các chình sách hành lang, tạo điều kiện cho các đơn vị này liên kết với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó nhà nước cần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam mạnh mẽ hơn nữa. Hiện nay mặc dù Nhà nước đã tạo được môi trường kinh doanh cho các doanh nghịêp, nhưng chưa được hoàn thiện, tuy nhiên thực hiện điều này cần có thời gian và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ quyền kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp XNK .Xuất nhập khẩu là đòn bẩy kinh tế đáng kể, nó làm cho nền kinh tế phát triển hơn, làm cho mối quan hệ giữa các quốc gia ngày một xích lại gần nhau hơn.

KẾT LUẬN

Trước xu thế biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, vấn đề xuất nhập khẩu lại càng trở nên rộng lớn và phức tạp. Trên đây là một số hiểu biết của em sau quá trình thực tập của em tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường. Đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường” là công trình nghiên cứu của em dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và các bác, các cô, các chú, các anh , các chị trong công ty cộng với sự tìm tòi ham học hỏi của bản thân và kiến thức thu nhận được sau bốn năm học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Hy vọng rằng với đề tài của em công ty sẽ tìm ra được nhiều điều bổ ích trong quá tình hoạt động kinh doanh của công ty sau này, sau quá trình đi thực tập tại Công ty em đã rút ra được nhiều điều bổ ích cho bản thân, quá trình đi thực tập của em thật có ý nghĩa vì nó giúp em có điều kiện đưa kiến thức sách vở ra cọ xát với thực tế kinh doanh và quản lý, chính đề tài này đã nói lên điều đó. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như mức độ hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế, do đó em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa và các bác, các cô,

các chú, các anh, các chị cán bộ kinh doanh trong Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường đã giúp em trau dồi kiến thức cơ bản, không ngừng nâng cao hiểu biết và đã hoàn thành tốt đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh. Đồng chủ biên : GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền

2. Giáo trình Kinh tế ngoại thương - Trường ĐH Ngoại thương.

3. Giáo trình quản lý học kinh tế quốc dân- khoa khoa học quản lý - Đại học kinh tế quốc dân - Tác giả : Nguyễn Hoàng Toàn- Mai Văn Bưu.

4. Báo điện tử vietnamnet.vn

5. Các doanh nghiệp XNK trong cơ chế thị trường - thư viện Trường ĐHKTQD

6. Giáo trình Thương Mại Quốc Tế – khoa Thương Mại- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân-Tác giả: Trần Hoè

7. Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường

8. Báo cáo tổng kết quý một năm 2006.

9. Các văn bản hợp đồng của công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Đại Cường

10. Một số tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI CƯỜNG (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w