1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và các giải pháp phát triển kinh doanh nhập khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ az (azcom

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Các Giải Pháp Phát Triển Kinh Doanh Nhập Khẩu Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Az (Azcom)
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Như Bình
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Chuyên đề thực tập cuối khóa
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 454,96 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY (12)
    • 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển (12)
    • 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (15)
    • 1.3 Các sản phẩm chính của công ty (19)
    • 1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty (21)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY (23)
    • 2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty (23)
      • 2.1.1 Kim nghạch nhập khẩu (23)
      • 2.1.2 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của công ty (29)
      • 2.1.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu (31)
      • 2.1.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty (33)
    • 2.2 Đánh giá thực trạng kinh doanh nhập khẩu của công ty (33)
      • 2.2.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận (33)
      • 2.2.2 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn (36)
      • 2.2.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động (38)
    • 2.3 Những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty (39)
      • 2.3.1 Thiếu vốn và tình hình sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao (39)
      • 2.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế (40)
      • 2.3.3 Những khó khăn xuất phát từ yêu cầu của khách hàng (41)
      • 2.3.4 Quá trình làm thủ tục nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn (42)
      • 2.3.5 Những khó khăn gặp phải do chính sách vĩ mô của nhà nước (43)
    • 2.4 Đánh giá chung (45)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH (47)
    • 3.1 Định hướng phát triển kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời (47)
      • 3.1.1 Định hướng chung (47)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty (49)
      • 3.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu (50)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty (51)
      • 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (52)
      • 3.2.2. Tăng cường hơn nữa hoạt động tìm kiếm khách hàng (56)
      • 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu (57)
      • 3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng (58)
      • 3.2.5. Phát triển hệ thống phân phối rộng hơn (60)
    • 3.3. một số kiến nghị đối với nhà nước (62)
      • 3.3.1. Kiến nghị về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính (62)
      • 3.3.2 Kiền nghị về chính sách về ưu đãi tín dụng đối với doanh nghiệp (63)
      • 3.3.3 Kiến nghị về hỗ trợ thông tin thị trường (64)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ AZ(AZCOM) là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm máy công cụ, phụ kiện và dụng cụ công nghiệp cho các ứng dụng sản xuất khuôn mẫu, cơ khí chính xác.

Dưới đây là một một số thông tin khái quát về công ty: o Tên công ty: Công ty CP sản xuất thương mại và dịch vụ AZ(AZCOM) o Trụ sở chính: Khu TT Trường PTTH Hoài Đức B, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội o Văn phòng: Phòng 303, Nhà B6, Chùa Nhân Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội o Slogan: Engineering your success o Website: http://www.azcomvn.com/ o E-mail: sales@azcomvn.com - azcom@azcomvn.com o Điện thoại: (04) 2200 3435 – (04) 2237 6268 o Fax: (04) 3785 7140

Công ty được thành lập vào tháng 9/2008 dựa trên nên tảng kinh doanh có trước của các thành viên bắt đầu từ năm 2005

Với những thành quả đạt được trong việc kinh doanh năm 2008 công ty chính thức được thành lập với vốn điều lệ khoảng 500.000.000VNĐ Đó là khoảng thời gian gặp khá nhiều khó khăn của công ty do mới thành lập vốn ít, khách hàng chưa nhiều thêm vào đó là những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ gây ảnh hưởng khá lớn đến tình hình kinh doanh của công ty Số lượng khách hàng giảm đáng kể lúc này khách hàng chính và thường xuyên chỉ là ba hay bốn khách hàng trong các khu công nghiệp

Với những nỗ lực của ban quản lý công ty đến năm 2009 tình hình khởi sắc trở lại, thị trường kinh doanh của công ty đã được mở rộng, các khách hàng chủ yếu là các công ty trong các khu công nghiệp, khu kinh tế mở Các công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí, hay các công ty sản xuất các sản phẩm dụng cụ cho ngành công nghiệp gia công.

Năm 2009 đã có khoảng 40 khách hàng chủ yếu là các công ty, nhà máy của Nhật, singapore và Malaysia nằm trong các khu công nghiệp như khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Quang Minh và khu công nghiệp Nomura

Bảng 1.1 Một số khách hàng chính của công ty

Việt Nam Ỉritani Chuyên sản xuất các linh kiện kim loại và khuôn cho các ngành công nghiệp

Chuyên sản xuất các linh kiện oto cung cấp cho DENSO Việt Nam và các công ty thuộc tập đoàn TOYOTA

Sản xuất, chế tạo khuôn mẫu…

Sản xuất, cắt xén kim loại…

Chuyên sản xuất các trục kim loại cho các thiết bị văn phòng như máy in, máy copy, các bản mạch điện tử, dây điện trong các lĩnh vực thông tin như máy tính, điện thoại, di động, các sợi cáp quang cho thiết bị y tế và bộ cảm biến sensor…

Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng, thiết bị, linh kiện điện tử dân dụng.

Sản xuất đồ gia dụng, văn phòng phẩm

Chuyên sản xuất và kinh doanh bảng vi mạch dẻo dùng trong máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác…

Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng

Sản xuất, lắp ráp xe gắn máy nhãn hiệu Yamaha, linh kiện phụ tùng xe máy và cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa xe máy Đúc, hàn, chế tạo linh kiện phụ tùng động cơ xe gắn máy.

Công ty TNHH phụ tùng xe máy-ôtô

Sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô trong nước và toàn khu vực

Chuyên sản xuất các hệ thống ly hợp xe máy, ô tô và các loại máy công nghiệp khác, khách hàng lớn của Công ty là

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Là công ty cổ phần được thành lập dựa trên số vốn đóng góp của ba cổ đông Với số lượng thành viên ban đầu chỉ là 4 người, thì đến giữa năm 2009 nhân sự của công ty đã tăng lên 10 người.

Hiện nay về mặt nhân sự công ty có 12 thành viên, trong công ty mỗi người đảm nhận 2 nhiệm vụ được phân công vào các mảng sau: mảng kỹ thuật, mảng kinh doanh bao gồm đặt hàng và bán hàng, các công việc hành chính văn phòng

Do việc kinh doanh còn chưa thực hiện trên diện rộng nên các thành viên của công ty ngoài chức năng và nhiệm vụ chính thì mỗi thành viên còn đảm nhận một nhiệm vụ nhằm giảm thiểu các chi phí cho công ty như chi phí tiền lương, mở rộng diện tích văn phòng…, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Nguyễn Thị Diệu Huyền KTQT48B

Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kỹ thuật

Bao gồm 3 cổ đông nắm giữ cổ phần Chức năng của hội đồng này là quyết định đầu tư, quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư Giám sát sự hoạt động của Ban giám đốc, đưa ra những quyết định thay đổi cần thiết trong quá trình hoạt động của ban giám đốc

Danh sách hội đồng quản trị gồm:

Giám đốc: anh Nguyễn Khoa Sơn

Là người chịu trách nhiệm đề ra các kế hoạch các chiến lược của công ty đồng thời điều hành công ty nhằm đạt được chiến lược đề ra và giải quyết công việc hàng ngày nằm trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình

Nhiệm vụ của giám đốc: o Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước hội đồng thành viên và pháp luật hiện hành. o Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.

Nhân viên làm thủ tục hải

Trưởng phòng kỹ thuật o Giám sát và kiểm tra các hoạt động kinh doanh của công ty. o Trực tiếp ký các hợp đồng xuất nhập khẩu. o Giám sát hệ thống hoạt động của công ty. o Báo cáo hoạt động của công ty cho hội đồng quản trị.

Là đơn vị chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và giám đốc công ty trong các lĩnh vực: o Định hướng chiến lược kinh doanh nhập khẩu của công ty o Tổ chức và quản lý công tác thị trường, tìm thị trường xuất nhập khẩu cho công ty o Tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty. o Chỉ đạo, theo dõi và quản lý công tác xuất nhập khẩu và chỉ đạo các dự án theo hợp đồng của công ty. o Thực hiện các công việc do Lãnh đạo công ty giao phó. o Thực hiện các thủ tục hải quan trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Phòng hành chính o Thực hiện các công việc văn phòng o Bao gồm các công việc về kế toán văn phòng o Các hoạt động thanh toán tiền hàng với khách hàng và nhận tiền thanh toán từ người mua. o Tính toán tiền lương và trả lương cho các thành viên. o Quản lý các dữ liệu của công ty về xuất nhập khẩu hàng hóa.

Phòng kỹ thuật: o Thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi nhập hàng. o Nghiên cứu tính năng, công dụng của sản phẩm để hướng dẫn khách hàng. o Kiểm tra các điều kiện bảo hành khi sản phẩm gặp hỏng hóc.

Bảng 1.2 Đội ngũ nhân lực công ty

STT Họ và tên Chức vụ Trình độ

1 Nguyễn Thị Minh Hạnh Cổ đông Cử nhân Đại học Ngoại thương

2 Nguyễn Thị Minh út Cổ đông Cử nhân kinh tế Đại học KTQD

3 Nguyễn Văn Khoa Cổ đông Kỹ sư công nghệ Đại học Bách khoa

4 Nguyễn Khoa Sơn Giám đốc Cử nhân kinh tế Đại học Ngoại thương

5 Nguyễn Thế Đức Trưởng phòng kỹ thuật

Kỹ sư công nghệ Đại học bách khoa

6 Trần Văn Long Trưởng phòng kinh doanh

Cư nhân kinh tế Đại học KTQD

7 Nguyễn Mai Linh Nhân viên kinh doanh

Cử nhân kinh tế Đại học KTQD

8 Nguyễn Văn Quân Nhân viên kinh doanh

Cử nhân Học viện ngân hàng

9 Nguyễn Thành Trung Tư vẫn kỹ thuật

Kỹ sư công nghệ Đại học bách khoa

10 Nguyễn Thị Thu Trang Nhân viên kế toán

Cử nhân Học viện tài chính

11 Trần Văn Cường Nhân viên phụ trách hải quan Cử nhân Đại học Hằng hải

12 Nguyễn Thị Nga Nhân viên phụ trách bảo hành

Cử nhân đại học Phương

Các sản phẩm chính của công ty

Các sản phẩm của công ty chủ yếu là các phụ kiện máy dùng cho gia công cơ khí, khuôn mẫu; dao cắt kim loại dùng cho máy gia công kim loại; và các loại hóa chất bù kim loại dùng cho các máy công nghiệp.

Sau đây là một số sản phẩm chính của công ty:

 Máy công cụ CNC: tiện, phay, mài, cắt dây và xung EDM.

 Dao cắt, đồ gá kẹp phôi.

 Phụ kiện và vật tư tiêu hao cho máy EDM.

 Dụng cụ cầm tay chạy bằng điện, khí nén.

 Sản phẩm hóa chất phục hồi, ngăn ngừa hư hỏng chi tiết kim loại của hãng Diamant-Đức.

 Phần mềm bản quyền CAD/CAM của hãng Esprit.

 Các hóa chất bù kim loại trong đó có các sản phẩm cụ thể như: o Chất trao đổi ion Purolite nhập khẩu từ Anh. o Vitol-KS Nhật Bản o Chất trao đổi ion ( Nhật Bản ) Bên cạnh việc kinh doanh các sản phẩm như trên thì công ty còn có các dịch vụ hậu khách hàng đi kèm do các sản phẩm kinh doanh của công ty là các sản phẩm không mang tính phổ thông cần nhiều kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành nhằm đem lại sự hài lòng tối đa cho các khách hàng của công ty.

Bảng 1.3 Danh sách các nhà cung cấp sản phẩm của công ty

STT Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp

1 HITACHI CABLE Dây đồng Hitachi

Dao phay cầu Dao cắt kim loại Chất trao dổi ion

5 SUNROX Đầu dẫn dây dùng cho máy cắt dây gia công kim loại

6 YAMAZEN Đá mài tổng hợp

7 SEDEX Con lăn dùng cho máy cắt dây gia công kim loại

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số

0103027379 Các lĩnh vực hoạt động của công ty được phép kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm các kĩnh vực sau: o Buôn bán máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và các thiết bị khác dùng trong mạch điện) o Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng công nghiệp, nông nghiệp. o Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng và thiết bị và phụ tùng máy khác. o Buôn bán vật liệu và thiết bị khác trong xây dựng. o Buôn bán sắt thép; o Buôn bán đồ dùng gia đình; o Buôn bán kim loại và quặng kim loại; o Buôn bán ô tô và xe có động cơ khác; o Bán mô tô, xe máy; o Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; o Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy; o Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm; o Buôn bán thiết bị ngoại vi và linh kiện điện tử viễn thông; o Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng; o Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo; o Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; o Dịch vụ liên quan đến in; o Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính; o Sửa chữa máy móc, thiết bị; o Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp; o Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại; o Kinh doanh dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa; o Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh; o Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên quan;

Nguồn: giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103027379

THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

Khái quát hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty

 Kim ngạch nhập khẩu từng tháng tính từ 8/2008 – 12/2008:

Trong giai đoạn này số lượng mặt hàng nhập khẩu của công ty còn ít, chỉ là 4 mặt hàng chủ đạo.

Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2008, khoảng thời gian công ty mới thành lập lúc đó thị trường nhập khẩu chưa quen thuộc, sản phẩm của công ty mang tính chuyên ngành, số lượng khách hàng chưa nhiều nên kim ngạch nhập khẩu chỉ ở mức thấp Hơn nữa đây là thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty, nhất là đối với công ty mà hoạt động kinh doanh phụ thuộc khá nhiều vào sự biến động của thị trường thế giới Tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 tháng

2008 chỉ là 158,21 triệu VNĐ Tuy kim ngạch nhập khẩu ở mức thấp nhưng tổng giá trị nhập khẩu vẫn tăng dần theo từng tháng và mức tăng ổn định. Kim ngạch nhập khẩu của tháng 12/2008 là 38,77 triệu đồng tăng 145,6% so với tháng 8/2008 và tăng 130,9% so với tháng 10/2008.

Các mặt hàng công ty trong giai đoạn này chủ yếu là nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc Tuy giá thành đơn vị sản phẩm không cao nhưng lại là các mặt hàng dễ tiêu thụ đó là chiến lược mà công ty đưa ra trong thời kỳ đầu để tạo bước đà trong kinh doanh và vượt qua được thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu từng tháng 8-12/2008 Đơn vị triệu VNĐ

GT % GT % GT % GT % GT %

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm công ty

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch nhập khẩu 8 – 12/2008

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh công ty

Trong tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu thì đứng đầu là mặt hàng bộ lọc EDM luôn chiến khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu của mỗi tháng Sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao như vậy là do giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa lớn Tiếp theo là dao cắt kim loại đây là sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc giá trị mặt hàng cũng chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của từng tháng

 Kim ngạch nhập khẩu từng quý năm 2009:

Bước vào năm 2009 với nhiều đấu hiệu phục hồi của kinh tế thế giới,các gói kích cầu của chính phủ các quốc gia được tung ra thị trường tạo nên bước đệm cho nên kinh tế đi lên Trong điều kiện kinh tế khởi sắc trở lại như vậy thì công việc kinh doanh của công ty mang nhiều dấu hiệu khả quan Số lượng mặt hàng tăng từ 4 mặt hàng năm 2008 lên 9 mặt hàng năm 2009 Hơn nữa không chỉ số lượng mặt hàng tăng mà đáng chú ý là giá trị nhập khẩu tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2009 Tính bình quân năm 2009 giá trị nhập khẩu của một tháng là 446,26 triệu VNĐ trong khi năm 2008 trung bình một tháng chỉ nhập khẩu khoảng 31,642 triệu VNĐ

Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu từng quý năm 2009 Đơn vị triệu VNĐ

Mặt hàng Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

GT (%) GT (%) GT (%) GT (%) GT %

Bộ lọc EDM 90,47 18,95 345,89 37,63 435,78 41,46 580,24 43,19 1452,38 38,31 Dây đồng thau 84,56 17,72 123,24 13,41 145,09 13,80 220,20 16,38 573,09 15,12 Ống đồng đỏ 54,20 11,36 120,56 13,12 115,47 10,98 158,90 11,83 449,13 11,85 Ống đồng thau 67,67 14,18 78,88 8,58 93,78 8,92 103,47 7,70 343,80 9,07 Dao cắt kim loại 58,82 12,33 67,91 7,39 71,05 6,76 28,57 2,13 226,35 5,97 Ống dây dẫn dùng cho máy gia công kim loại

Thanh tiếp điện dùng cho máy gia công kim loại

Chất trao đổi ion 23,47 4,92 38,56 4,19 41,89 3,98 52,90 3,94 156,82 4,14 Chất tẩy rửa 24,78 5,19 31,67 3,45 52,42 4,99 64,01 4,76 172,88 4,56

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm công ty

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch nhập khẩu 2009

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh công ty

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kim ngạch nhập khẩu có bước tăng nhảy vọt từ quý thứ 1 so với quý thứ 2 từ 477,23 triệu VNĐ lên 919,2 triệu VNĐ tăng 1,926 lần, mặt hàng chủ đạo của công ty vẫn là bộ lọc EDM trong quý 4 chiếm 43,19% tổng giá trị nhập khẩu Các quý còn lại tăng trung bình khoảng

300 triệu VNĐ quý sau so với quý trước Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 3791,18 triệu VNĐ tính trung bình mỗi tháng công ty nhập khẩu khoảng 315,93 triệu VNĐ đây tuy chưa phải là con số ấn tượng nhưng so với năm 2008 thì cũng là bước tiến nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh của công ty Trung bình mỗi tháng năm 2008 công ty chi nhập khoảng 28 triệu VNĐ.

 Kim ngạch nhập khẩu từng tháng tính từ 1-3/2010:

Bước vào đầu năm 2010 tình hình nhập khẩu của công ty có biến động nhưng không đáng kể một phần là vì mới đầu năm tình hình sản xuất kinh doanh vẫn chưa sôi động trở lại Ta thấy 1/2010 tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu chỉ là 361,91 triệu tuy nhiên tháng 2 và tháng 3 có sự gia tăng đáng kể lên đến 540,18 và 659,89 triệu VNĐ Với xu hướng nhập khẩu của một vài tháng đầu năm thì có thể đây là dấu hiệu tốt cho tình hình hoạt động kinh doanh năm nay

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu từng tháng từ 1-3/2010 Đơn vị triệu VNĐ

9 16,73 ống đồng đỏ 30,27 8,36 48,59 9,00 47,23 7,16 ống đồng thau 44,32 12,25 50,18 9,29 66,31 10,05

Dao cắt kim loại 29,37 8,12 45,98 8,51 44,00 6,67 ống dây dẫn dùng cho máy gia công kim loại 20,18 5,58 39,47 7,31 40,21 6,09

Thanh tiếp điện dung cho máy gia công kim loại 17,48 4,83 24,59 4,55 37,71 5,71

Chất tẩy rửa 11,38 3,14 15,24 2,82 17,78 2,69 Đá mài tổng hợp 17,46 4,82 24,78 4,59 21,33 3,23

Con lăn dùng cho máy cắt dây gia công 32,78 9,06 46,33 8,58 50,14 7,60

Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh cuối năm công ty Biểu đồ 2.3: Kim nhạch nhập khẩu trung bình/1 tháng

Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh cuối năm công ty

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty có nhiều dấu hiệu khả quan Mức kim ngạch nhập khẩu tăng vọt chỉ sau một năm Năm 2008 tính trung bình một tháng công ty nhập khẩu là 31,642 triệu VNĐ nhưng sang năm 2009 con số này có bước đột phá lên mức 631,863 triệu VNĐ Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do số lượng mặt hàng nhập khẩu tăng lên đáng kể, thêm vào đó cũng nhờ các gói kích cầu của chính phủ tung ra để hỗ trợ kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng Mức kim ngạch nhập khẩu trung bình năm 2010 là 520.66 có sự giảm nhẹ nguyên nhân chính vào đầu năm các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự đi vào sản xuất kinh doanh nên tình hình nhập khẩu còn chưa sôi động trở lại.

2.1.2 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của công ty

Sản phẩm nhập khẩu của công ty là các sản phẩm phục vụ cho ngành gia công cơ khí Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm 11 mặt hàng, trong đó các sản phẩm như bộ lọc EDM là sản phẩm nhập từ Đức và dao cắt kim loại nhập từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị nhập khẩu Tỷ trọng của bộ lọc EDM trong tổng giá trị nhập khẩu cao nhất là 38,7% vào năm 2009, năm 2008 là 34,54% và năm 2010 là 27,90% Mặt hàng dao cắt kim loại chiếm tỷ trọng khá cao vào năm 2008 là 31,92% nhưng hai năm sau thì tỷ trọng giảm đáng kể xuống còn 6,03% và 7,72% Nguyên nhân của sự suy giảm như vậy là vì trong 2 năm sau số lượng mặt hàng tăng nhiều hơn 2008 và sản lượng tiêu thụ mặt hàng này trên thị trường cũng suy giảm.

Bảng 2.4 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của công ty Đơn vị: triệu VNĐ

Dây đồng thau 41,1 17,27 573,09 15,27 257,15 16,62 ống đồng đỏ 38,73 16,27 449,13 11,97 126,09 8,15 ống đồng thau 343,8 9,16 160,81 10,40

Dao cắt kim loại 75,99 31,92 226,35 6,03 119,35 7,72 ống dây dẫn dùng cho máy gia công kim loại 214,88 5,73 99,86 6,45

Thanh tiếp điện dùng cho máy gia công kim loại 201,85 5,38 79,78 5,16

Chất tẩy rửa 172,88 4,61 44,4 2,87 Đá mài tổng hợp 63,57 4,11

Con lăn dùng cho máy cắt dây gia công 129,25 8,36

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh cuổi năm công ty

2.1.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Về mặt thị trường các sản phẩm của công ty hầu hết được nhập khẩu từ các quốc gia có ngành công nghiệp khá phát triển Một phần là do những sản phẩm này mang tính kỹ thuật cao nhưng trên hết công ty luôn đảm bảo hàng có chất lượng nên công tác lựa chọn thị trường và đối tác rất được chú trọng. Các đối tác của công ty là các hãng có thương hiệu trên thị trường thế giới như Hitachi Cable của Nhật Bản, Mann Filter là tập đoàn đa quốc gia sản xuất lọc công nghiệp hàng đấu Châu Âu, Metabol là công ty của Nhật có cở sở tại nhiều quốc gia trên thế giới, Widin của Hàn Quốc…

Xét về tỷ trọng và giá trị hàng nhập khẩu ta thấy Đức là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất tính trung bình cho cả 3 năm chiếm 36,85% tổng giá trị đạt 1966,1 triệu VNĐ Tiếp theo là thị trường Trung Quốc chiếm 26,87% tổng giá trị đạt 1433,3 triệu VNĐ, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất lần lượt là 6,94% và 10,33% đạt 370,52 và 550,94 triệu VNĐ Nhìn về tổng thể cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tại các thị trường tăng khá đều và ổn định qua các năm.

Bảng 2.5 Cơ cấu thị trường nhập khẩu Đơn vị triệu VNĐ

GT % GT % GT % GT % Đức 82,22 34,54 1452,3 40,90 431,48 27,90 1966,1 36,85

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm công ty

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng cơ cấu thị trường nhập khẩu

Nguồn: báo cáo kêt quả kinh doanh cuối năm công ty

2.1.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các công ty của Nhật, Singapore nằm trong các khu công nghiệp như KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Nomura, KCN Quang Minh Với một số khách hàng chủ đạo Việt Iritani, Masuto industries Vietnam Inc, công ty TNHH Toho Việt Nam, công ty THNN Royan Electric Vietnam, công ty TNHH Neissei Electric Hanoi…,,thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ, Chủ yếu là ở Hà Nội, một số công ty ở Hải Phòng, Thị trường miền Nam được coi là thị trường tiềm năng được ban lãnh đạo công ty rất chú ý để có phương án triển khái trong tương lai.

Các công ty này chủ yếu sản xuất thiết bị công nghiệp, đồ điện tử, hoặc chuyên gia công thuê cho nước ngoài cho nên nhu cầu của họ về các thiết bị máy là rất cao Nắm được nhu cầu này công ty AZCOM đã có rất nhiều các buổi tiếp xúc giới thiệu sản phẩm tại các khu công nghiệp, đến từng nhà máy sản xuất để tư vấn về cách bảo quản các thiết bị mà công ty bán Trong một vài năm tới khi mà nền công nghiệp phát triển hơn công ty có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cả các công ty khác trên toàn địa bàn hoạt động hiện nay và các công ty thuộc các tỉnh thành khác trong cả nước thì đó là điều rất quan trọng.

Đánh giá thực trạng kinh doanh nhập khẩu của công ty

2.2.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận

Thực trạng kinh doanh nhập khẩu tại công ty có gia tăng khá đáng kể,lợi nhuận 5 tháng đầu năm 2008 đạt 64,49 triệu VNĐ nhưng mức lợi nhuận năm 2009 đạt 279,46 triệu VNĐ Tính trung bình mỗi tháng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 20,4 triệu VNĐ vào năm 2008 trong khi đó mỗi tháng năm 2009 đạt 48,288 triệu tăng 27,89 triệu gấp 2,37 lần, tình hình tăng doanh thu nhanh như vậy là do công ty nỗ lực mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm Lợi nhuận của công ty tăng theo doanh thu Lợi nhuận của công ty tăng cũng nhờ một phần đóng góp của doanh thu hoạt động tài chính Năm

2009 công ty có được doanh thu hoạt động tài chính như vậy cũng nhờ vào thị trường ngoài hối, công ty mua bán ngoại tệ và thu được khoản lãi đáng kể trung bình mỗi tháng đạt 0,9 triệu đồng, trong hoạt động này khoản lãi tiền gửi ngân hàng không cao do chủ yếu là khoản tiền gửi ngắn hạn, khoản tiền gửi để thanh toán nên lãi suất rất thấp.

Nhìn vào giá vốn hàng bán ta thấy lượng hàng nhập về hầu như bán hết không có tồn đọng nhiều lắm Năm 2008 lấy về tổng giá trị hàng hóa là 158,21 triệu VNĐ thì bán 147,68 triệu còn lại tồn kho là 10,53 triệu Trong đó năm 2009 tổng giá trị hàng lấy về là 3791,18 triệu VNĐ thì bán được 3515,67 triệu VNĐ nếu tính cả tồn kho cuối năm 2008 thì lượng tồn kho cuối 2009 là

Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty đem lại hiệu quả khá cao, hoạt động kinh doanh khá hiệu quả mang lại lợi nhuận cho công ty Lợi nhuận đạt được như vậy là đạt chỉ tiêu mà ban lãnh đạo công ty hoạch định tạo tiền đề cho quá trình kinh doanh về sau

Bảng 2.6 Chỉ tiêu về lợi nhuận Đơn vị triệu VNĐ

Doanh thu hoạt động tài chính 2,34 0,468 10,89 0,9075

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh công ty

2.2.2 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 2.7 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị triệu VNĐ

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh công ty

Trên đây là bảng số liệu hiệu quả sử dụng vốn của công ty Nhìn vào bảng trên ta thấy các chỉ tiêu này chưa thực sự cao nhưng cũng tạm ổn đối với tình hình kinh doanh của một công ty mới thành lập như AZCOM Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng khá tốt từ năm 2008 lên 2009 cho dù công ty đã có rất nhiều khoản chi vào tài sản cố định như mua máy tính, máy in, thiết bị văn phòng…mua phần mềm Tiền thuê nhà kho cũng tăng lên do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nhu cầu cần có hệ thống kho chứa với diện tích rộng hơn, đảm bảo an toàn hơn cho các mặt hàng

Năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đạt 0,25% chỉ tiêu như vậy lá khá cao so với các công ty khác Tốt hơn vậy, năm 2009 chỉ số này tăng lên là 0,36%, về mặt vốn cố định thì hiệu quả chưa cao sở dĩ có kết quả như vậy là do các tài sản cố định của công ty không phải là các tài sản dùng để sản xuất nên khấu hao chậm Năm 2008 tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định chỉ đạt 0,078% và đến 2009 tăng lên không đáng kể đạt 0,098%

Biểu đồ 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh công ty

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động thay đổi khá nhiều giữa hai năm, Năm 2008 sự chênh lệch về vốn giữa hai tỷ lệ này là không đáng kể vốn lưu động chiếm 56,96% trong đó vốn cố định là43,04% do đây là thời kỳ công ty mới thành lập cần nhiều vốn đầu tư vào các tài sản cố định Nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này đã thay đổi khác hẳn vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn là 86,69% trong khi đó vốn cố định là 13,31% Sự thay đổi này thể hiện sự mở rộng kinh doanh của công ty, tính hiệu quả trong hoạt động.

2.2.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.8 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động

GT TB/tháng GT TB/tháng

Doanh thu trên một LĐ

Nguồn: tài liệu phòng kế toán công ty

Qua bảng hiệu quả sử dụng lao động ta thấy số nhân công của công ty tuy ít nhưng năng suất lao động tương đối hiệu quả lợi nhuận của một lao động bình quân là 5tr VNĐ/ tháng đấy là con số không mấy ấn tượng so với các công ty hay tổng công ty đã hoạt động lâu trên thị trường Tuy nhiên là công ty mới thành lập mà ngay trong năm đầu đã có lợi nhuận như thế là sự khởi đầu khá thuận lợi Sang năm 2009 do số lượng nhân công tăng lên làm cho tổng lợi nhuận tăng lên nhưng lợi nhuận bình quân lại giảm đi nguyên nhân là theo quy luật lợi nhuận cận biên giảm dần Nói là có sự suy giảm tuy nhiên sự giảm sút này là không đáng kể chỉ giảm 0,271 tr VNĐ/người/tháng.

Mức sinh lời lao động bình quân: ta thấy mức sinh lời trên một lao động bình quân chưa đạt được mức cao như mong muốn, năm 2008 mức sinh lời bình quân chỉ là 3.021 triệu đồng/ 1 lao động, sang năm 2009 chỉ số này tăng lên là 4,789 triệu đồng/ 1 lao động, tuy đã có những biến động tích cực so với trước nhưng con số này vẫn chưa phải là ấn tượng đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

Những khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty

2.3.1 Thiếu vốn và tình hình sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao

AZ là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp, chính vì đặc điểm của mặt hàng thường là những hàng hóa mang giá trị cao nên nhu cầu của công ty về vốn là rất lớn Nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài nên nhu cầu về USD cao, tuy nhiên để mua được USD trên thị trường nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn Tỷ giá không ổn định gây ra nhiều tổn thất cho công ty, những lúc tỷ giá tăng lên làm cho giá trị hàng hóa tăng cao trong khi hoạt động bán hàng cho các công ty trong nước được ký hợp đồng trước bằng VNĐ đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho công ty Công ty đã có những giải pháp khắc phục như mua USD dự trữ nhưng số lượng USD có trong tài khoản dự trữ cũng không nhiều,

Hơn nữa, trong năm nay công ty có dự định mở rộng thị trường vào miền Nam do vậy lượng vốn cần để mở rộng thị trường là không nhỏ Công ty cần thêm vốn để lấy hàng với số lượng nhiều hơn, mở rộng văn phòng, thêm khoản vốn chi vào các hoạt động giới thiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, trong quá trình buôn bán có nhiều khách hàng không thánh toán ngay gây ra tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty, các khoản vốn bị chiếm dụng tạo làm cho công ty mất một khoản chi phí cơ hội Cụ thể trong năm 2008 MASUTO industries Vietnam Inc, và Công ty TNHH

TOHO là hai khách hàng thường xuyên thanh toán chậm sau khi đã nhận hàng

Về tình trạng sử dụng vốn, tuy công ty trong tình trạng thiếu vốn nhưng nguồn vốn hiện nay chưa được sử dụng một cách có hiệu quả nhất do tính chất công việc phụ thuộc khá nhiều vào các đơn đặt hàng của khách hàng Có những khoảng thời gian số đơn đặt hàng tăng cao do đó công ty thiếu vốn để mua về những mặt hàng dự trữ để có thể giao cho khách hàng ngay lúc cần thiết Nhưng có những khoảng thời gian hàng hóa tồn kho rất nhiều do số lượng hợp đồng mua hàng là rất ít.

2.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế

Hiện nay ngoài trụ sở tại Hà Nội công ty chưa có chi nhánh hay đại lý ủy quyền nào tại miền Nam hay miền Trung Điều này gây ra các hạn chế cho việc tiếp xúc các khách hàng trong các thị trường này Hiện nay các khu công nghiệp được xây dựng trên khắp cả nước có nhu cầu mua bán sản phẩm của công ty Đặc biệt là thị trường miền Nam được đánh giá là thị trường năng động nhất nước ta, chiếm phần lớn FDI Việc thiếu các kênh phân phối như vậy khiến công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

Như đã trình bày ở trên thị trường tiêu thụ của công ty hiện nay chỉ là các công ty nước ngoài nằm trong các khu công nghiệp, số lượng công ty là khách hàng ruột chỉ đếm trên đầu ngón tay Thị trường bị bó hẹp gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như ảnh hưởng đến vị thế của công ty trên thị trường

Thương hiệu của công ty chưa được nhiều khách hàng biết đến vì vậy số lượng khách hàng mới tìm mua sản phẩm của công ty không nhiều.

Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty mới thành lập, chưa có điều kiện quảng bá tên và thương hiệu cộng thêm vào đó là kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, có ít lần tham dự vào các buổi trưng bày giới thiệu sản phẩm hay triển lãm Đây cũng là một cản trở trong việc mở rộng thị trường, nâng cao thương hiệu của công ty.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên thì còn có nguyên nhân khách quan như nền công nghiệp nước ta đã ngày một phát triển nhưng những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao như máy ảnh, tivi và các thiết bị khác còn chưa nhiều nên thị trường tiêu thụ của công ty còn mang tính hạn chế theo trình độ phát triển của ngành công nghiệp nước nhà.

2.3.3 Những khó khăn xuất phát từ yêu cầu của khách hàng

Các sản phẩm của công ty hiện nay được bán trên thị trường gặp khá nhiều khó khăn cả trong khâu nhập khẩu và khâu bán hàng

Tình trạng khách hàng đòi chiết khấu cũng gây ra thiệt hại cho công ty.

Do số lượng khách hàng ít nên họ thường đưa ra các yêu cầu chiết khấu, công ty buộc phải thực hiện các yêu cầu để giữ chân khách hàng Thực hiện chiết khẩu cho khách hàng cũng là cách để nâng cao uy tín hay tạo sự thoải mái cho khách hàng nhưng gây ra những thiệt hại cho công ty, công ty phải trích ra một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình để chiết khấu Tuy nhiên đối với công ty mới thành lập như AZ thì bước đầu cần tạo uy tín tên tuổi, lấy lòng tin của khách hàng nên tuy rằng đây có là một khó khăn nhưng cũng là cách xây dựng tương lai công ty.

Với những khách hàng khó tính họ đưa ra những yêu cầu rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm như mẫu mã, hình thức và công dụng, những yêu cầu này đôi khi không phù hợp với những sản phẩm mà công ty phân phối

Thêm một khó khăn nữa đó là hiên tượng chiếm dụng vốn, các công ty sau khi được giao hàng thường không thanh toán ngay mà thường nợ sau một khoảng thời gian mới trả tiền Tình trạng đôi khi gây ra thiếu hụt vốn của công ty

2.3.4 Quá trình làm thủ tục nhập khẩu còn gặp nhiều khó khăn

Thủ tục nhập khẩu bao gồm việc thông quan hàng hóa, nộp thuế và vận chuyển về kho Trong các khâu này còn nhiều khó khăn như quy trình làm thủ tục rườm rà, qua rất nhiều phòng ban mới thông quan được một lô hàng

Hiện nay nhà nước ta đã có rất nhiều đổi mới trong quy trình làm thủ tục này như việc khai báo hải quan điện tử, lập trang web cục hải quan… nhưng vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả Trong thực tế quy trình làm thủ tục vẫn còn bị chồng chéo giữa các ngành, ban…gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó cơ chế làm việc của nhà nước ta còn chưa linh hoạt và hiệu quả Để làm được một bộ thủ tục hải quan thông quan hàng hóa có rất nhiều yêu cầu đưa ra để bắt bẻ doanh nghiệp ví dụ như việc viết tên sản phẩm đối với mỗi chi cục hải quan có một yêu cầu khách nhau, không nhất quán, Tại chi cục hải quan Bắc Hà Nội thì yêu cầu tất cả các dữ thông tin về sản phẩm phải đánh máy trong khi chi cục hải quan Nội Bài có chấp nhận viết tay Hơn nữa các cán bộ hải quan chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, ví như trường hợp một bộ thủ tục có thể phải đi làm đi làm lại nhiều lần cho dù những lỗi đó rất nhỏ hay nguyên nhân là không có quy định nhất quán chung do đó các nhân viên khó khăn trong việc đáp ứng đúng yêu cầu của các chi cục hải quan

Thời gian chờ để các cán bộ nhà nước đóng dấu và ký tên có lúc mất một khoảng thời gian dài gây ra tình trạng mất thời gian, gây ảnh hưởng đến công việc và có thể làm tăng chi phí ngoài luồng cho công ty Thêm nữa những có khi còn gây ra những tồn thất do không kịp giao hàng chỉ vì nguyên nhân là lo hàng đó chưa được thông quan.

2.3.5 Những khó khăn gặp phải do chính sách vĩ mô của nhà nước ơ

Tuy có nhiều đổi mới trong chính sách vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng hiện nay doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn

Đánh giá chung

Quá trình hoạt động của công ty trong thời gian qua đạt được khá nhiều thành tựu cả về số lượng hàng hóa cũng như số lượng mặt hàng, số lượng hàng hóa trong cùng một mặt hàng tăng mạnh chỉ qua một năm Đáng kể hơn nữa là số lượng các mặt hàng tăng từ 4 lên 11 mặt hàng chủ đạo Sự gia tăng như vậy thể hiện tầm ảnh hưởng của công ty trên thị trường ngày càng nâng cao Hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng các khách hàng cũng tăng mạnh.

Lợi nhuận của công ty tăng đáng kể, hoạt động kinh doanh mang lại kết quả cao, mới chỉ trong vòng hơn 1 năm mà lợi nhuân của công ty đã tăng gấp 2,4 lần Tuy nhiên trong giai đoạn kinh doanh này công ty gặp phải không ít khó khăn Khó khăn từ thị trường, khó khăn do chính sách vĩ mô của nhà nước và các khó khăn xuất phát từ nội bộ công ty cũng như khó khăn từ phía khách hàng

Số lượng thành viên trong đội ngũ nhân lực gia tăng từ 4 lên 12 người, đây cũng là dấu hiệu cho thấy công ty ngày càng có quy mô chuyên nghiệp hơn, chuyên môn hóa hơn Hoạt động kinh doanh mở rộng tận tình chu đáo với khách hàng

Tuy nhiên, với những thành tựu đạt được như trển thì công ty cũng gặp phải không ít khó khăn như: o Khó khăn đến từ phía khách hàng o Khó khăn trong nội bộ công ty như trình độ của các thành viên không đồng đều tạo ra những bất cập trong quá trình quản lý, khó khăn về thiếu vốn để mở rộng kinh doanh hay đầu tư vào các hoạt động tài chính khác khi có thời cơ. o Khó khăn từ chính sách của nhà nước o Khó khăn từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, với nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà o Khó khăn từ thị trường kinh doanh đặc biệt là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH

Định hướng phát triển kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời

Trong toàn bộ quá trình kinh doanh thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả khả quan, đó là nhờ vào chiến lược kinh doanh đã được vạch ra một cách chi tiết, cụ thể và chiến lược thích hợp Tại báo cáo tổng kêt cuối năm 2009, công ty đã đề ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn tiếp theo nhằm tăng kim nghạch nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó có thể thu được lợi nhuận cao.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty không tránh khỏi ảnh hưởng do vậy để giữ vững và hơn thế nữa là tăng lợi nhuận công ty đã đưa ra một số định hướng:

 Mở rộng thị trường kinh doanh Để phát huy được hiệu quả nhập khẩu thì công ty đề xuất ý tưởng mở rộng thị trường tiêu thụ, với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của công ty là khá lớn, do vậy định hướng mang tính chiến lược là tìm thêm các bạn hàng mới với mục tiêu xâm nhập thị trường phía Nam và miền Trung Mở rộng thị trường miền Bắc, hiện nay phía Tây Hà Nội đang là thị trường tiêu thụ sản phẩm khá tiềm năng các khu công nghiệp đang được xây dựng khá nhiều như KCN Phú Nghĩa với các nhà máy của Singapore hay các xưởng lắp ráp và trưng bày sản phẩm của các hãng xe hơi nổi tiếng như TOYOTA, MISUBISHI, HYUNDAI, NISSAN tại khu vực Ba la thuộc tỉnh Hà Tây cũ.

Việc mở rộng thị trường công ty cần xây dựng thương hiệu của mình hơn nữa, đồng thời tạo uy tín với các bạn hàng, phát triển hoạt động marketing giới thiệu sản phẩm Mở rộng thị trường đặt ra nhiều thách thức cho công ty vì đi đôi với nó là nhu cầu vốn lớn, độ rủi ro cao khi đầu tư vào thị trường mới Do đó công ty cần có những biện pháp, kế hoạch thích hợp tùy vào tình hình của công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể để mang lại lợi ích là lớn nhất.

 Mở rộng chủng loại sản phẩm

Với tiến độ công nghiệp hóa như hiện nay thì nhu cầu về số lượng và chất lượng máy móc ngày càng cao, do vậy bên cạnh việc mở rộng thị trường kinh doanh công ty cần đa dạng hóa các sản phẩm, mẫu mã, chất lượng Công ty có thể nhập một mã hàng hóa từ nhiều nhà sản xuất khác nhau với chất lượng khác nhau hay nhập khẩu các phiên bản khác nhau của cùng một dòng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Mở rộng chủng loại sản phẩm cũng là bước đệm để công ty mở rộng thị trường đồng thời tăng thị phần của mình qua đó khẳng định vị thế cũng như năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty

Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chính của công ty, để tăng quy mô kinh doanh cũng như lợi nhuận của công ty Phòng kinh doanh đã đề ra một số định hướng như sau:

 Về thị trường nhập khẩu và các sản phẩm nhập khẩu

Công ty đang ngày càng đa dạng hơn nữa thị trường nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng Hiện tại các sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm nhập khẩu từ các nước Nhật, Đức, Hàn Quốc…chủ yếu là các sản phẩm có giá thành tương đối cao Trong tương lai công ty dự định nhập thêm một số sản phẩm có giá thành rẻ hơn, nhập thêm nhiều chủng loại sản phẩm hơn phù hợp với yêu cầu của mọi tầng lớp khách hàng

 Về thị trường kinh doanh

Thị trường kinh doanh đóng vai trò quan trọng, nếu muốn phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì điều kiện tiên quyết là phải mở rộng thị trường kinh doanh Nằm trong chiến lược kinh doanh của công ty, chiến lược về thị trường kinh doanh được công ty vạch ra khá chi tiết Công ty mở rộng thị trường vào khu vực miền Nam trong thời gian tới, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng Đưa ra các chính sách hậu mãi, tư vấn về sản phẩm nhằm thể hiện sự tận tình của công ty và cũng phù hợp với slogan.

 Về loại hình nhập khẩu

Công ty tiếp tục phát triển hình thức nhập khẩu trực tiếp để tăng lợi nhuận Hơn nữa, do đặc tính sản phẩm nên công ty có dự định nhập một số lượng hàng trong khoảng thời gian giá hàng ở mức thấp về lưu kho và sẽ tung ra thị trường khi các sản phẩm có mức giá tương đối cao Do đó công ty sẽ thu được khoản lợi nhuận khá cao do chênh lệch từ giá bán và giá nhập về.

Có kế hoạch nâng cao hơn nữa kỹ năng của các nhân viên trong công ty nhằm đạt được sự đồng đều về trình độ khoa học kỹ thuật, các kỹ năng giải quyết vấn đề Công ty đang có dự định mở những buổi tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia nhằm tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm.

3.1.3 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Để hoạt động kinh doanh của công ty mở rộng hơn nữa, ban quản lý và phòng kinh doanh đã đề ra một số phương hướng sau nhằm tăng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Tăng doanh thu, lợi nhuận: đây là yếu tố quan trọng trong mà công ty cần hướng tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Công ty chú trọng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, luôn có lượng hàng dự trữ đủ lớn để có thể giao hàng kịp thời nếu khách hàng có nhu cầu, tránh tình trạng khách hàng tìm các nhà cung cấp khác Hơn nhữa để tăng doanh thu công ty có kế hoạch giữ chân khách hàng, làm cho họ trở thành những khách hàng quen thuộc thân thiết với mình qua đó ngày càng tăng được lượng sản phẩm đầu ra

Bên cạnh đó công ty sẽ cắt giảm mọi chi phí không cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mình Quan trọng là các khoản chi phí ngoài, các chi phí làm thủ tục nhập khẩu, chi phí hải quan, chi phí vận chuyển bằng cách công ty sẽ tiến hành nhập khẩu một khối lượng hàng khá lớn cho mỗi lần Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao số vòng quay vốn

Mở rộng thị phần của công ty: muốn mở rộng thị phần của công ty thì trước hết là phải tăng doanh thu mở rộng thị trường và nâng cao số lượng khách hàng do đó công ty đưa ra các chính sách khuyến mãi với giá cả phù hợp.

Mở rộng các mặt hàng nhập khẩu: trong thời gian công ty tới đã đề ra kế hoạch nhập khẩu thêm một số mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao, như nhập khẩu thêm một số model mới của mũi khoan, dao cắt kim loại Trong thời gian vừa qua công ty cũng đã có nhưng cuộc khảo sát về nhu cầu tiêu dùng của một số sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh của mình, kết quả cho thấy các sản phẩm như ống dây đồng, dao cắt kim loại và máy cắt dây EDM là các sản phẩm được tiêu dùng với số lượng lớn trên thị trường

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mục đích chính yếu trong việc kinh doanh của công ty Bất kể một công ty nào hoạt động đều vì mục đích lợi nhuận để làm được điều đó thì cần có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh Trong thời gian qua công ty đã có rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng để thu được kết quả cao hơn nữa công ty cần có nhưng giải pháp nữa như:

3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn vấn đề quyết định của bất kỳ một công ty nào trong hoạt động kinh doanh của mình Do vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần chủ động huy động, sử dụng và phân bổ nguồn vốn một cách có lợi nhất, hiệu quả nhất trong doanh nghiệp của mình Để thực hiện được các khâu huy động, sử dụng và phân bổ vốn có hiệu quả công ty AZ đã đưa ra chiến lược sử dụng vốn như sau: o Công ty xác định rõ các nguồn huy động vốn, hiện nay công ty

AZ thường huy động vốn từ các thành viên trong công ty, thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng trước rồi mới tính đến các khoản vay thương mại. o Sử dụng vốn một cách có hiệu quả, như xác định các mặt hàng nào cần nhập khẩu về, những mặt hàng nào vẫn còn tồn kho nhiều, nhằm tránh tình trạng nhập khẩu về quá nhiều cùng một mặt hàng trong khi lại thiếu mặt hàng khác. o Tính toán một cách hiệu quả các hình thức phân bổ nguồn vốn tránh tình trạng có lúc thì vốn nhàn rỗi có lúc thì lại thiếu vốn. o Trong hoạt động thương mại thì vòng quay của vốn càng nhanh thì càng mang lại lợi nhuận cao Do vậy công ty xác định chiến lược không để vốn tồn đọng trong thời gian quá dài mà luôn phải tham gia vào quá trình lưu thông.

 Xác định chắc chắn được các kênh huy động vốn của công ty:

Việc xác định được các kênh huy động vốn của công ty đóng vai trò rất quan trọng đây chính là nguồn cung cấp vốn cho công ty Hiện nay công ty có các kênh huy động vốn như sau:

Huy động vốn từ các thành viên trong công ty: trong tình trạng cần vốn ngắn hạn, vốn tạm thời thì công ty thường huy động vốn từ các thành viên trong nội bộ Hình thức huy động vốn này có những ưu điểm như huy động nhanh, không lãi suất hoặc nếu có thì rất thấp Trong năm 2009 công ty đã huy động được 400.000.000VNĐ từ các thành viên công ty, đây là những khoản vay ngắn để nhập khẩu những mặt hàng cần thiết trong thời gian thiếu vốn.

Huy động vốn từ những khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng: các khoản vốn bị chiếm dụng của công ty không nhiều, nhưng đây cũng là hình thức thu hồi vốn trong hoạt động bán hàng của công ty, vốn chiếm dụng là nguồn huy động vốn không mất chi phí

Huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tín dụng: đây là hình thức phổ biến hiện nay Hầu hết các công ty để huy động vốn dù là ngắn hạn hay dài hạn đều thực hiện các khoản vay của các tổ chức tín dụng Hình thức này công ty AZ chỉ áp dụng khi cần khoản vốn lớn cho hoạt động kinh doanh.

Hiện nay VIB là ngân hàng đại diện cho công ty thực hiện các khoản thanh toán đối với các nhà cung cấp, và các khoản vốn vay của công ty cũng chủ yếu là vay từ ngân hàng này Trong thời gian qua công ty chủ yếu vay vốn thương mại để đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao ít rủi ro nhằm tránh những thiệt hại.

 Hoàn thiện công tác kế hoạch và quản lý:

Hoàn thiện công tác kế hoạch quản lý công ty đã đưa ra các giải pháp sau: thứ nhất, công ty chủ yếu quản lý vốn thông qua hệ thống máy vi tính tránh tình trạng nhầm lẫn các nguồn vốn

Thứ hai, không để khối lượng tiền lớn nằm trong két của công ty, trong điều kiện có khoản vốn chưa sử dụng đến thì công ty tìm các nguồn đầu tư như đầu tư vào thị trường chứng khoán vì đây là thị trường có tính thanh khoản cao có thể thu hồi vốn nhanh khi cần Ngoài ra công ty đem các khoản tiền đem gửi tổ chức tín dụng nhằm thu lời, hay trong thời kỳ giá USD đang ở mức thấp thì công ty mua USD dự trữ.

Thứ ba, khi lập kế hoạch vốn lưu động công ty căn cứ vào vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước cũng như dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường Đề ra kế hoạch cũng là tiền đề để công tác quản lý có hiệu quả: khi lập kế hoạch tạo nền tảng cho hoạt động quản lý Quản lý vốn là khâu rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vì vậy ban quản lý công ty AZ đề ra các phương án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như sau: đối với vốn tiền mặt tại công ty duy trì tình trạng cần thiết tối thiểu nhằm tránh thiệt hại vì để tiền nhàn rỗi Mỗi khoản tiền thu được từ phía khách hàng trả nợ được cần được đầu tư ngay vào các hoạt động tài chính khác hoặc có thể chuyển đổi ra ngoại tệ nhằm giảm sự mất giá của VNĐ Trong trường hợp hàng hóa đầu vào đang tại thời điểm giá thấp hơn mức bình thường công ty có thể nhập khẩu một số lượng hàng hóa phù hợp và bán ra tại thời điểm giá cao hơn nhằm thu được chênh lệch.

 Các biện pháp quản lý tiền mặt:

Công ty chọn đối tác là ngân hàng VIB giúp thực hiện hoạt động quản lý tiền mặt và thanh toán trong các hoạt động mua và bán hàng Công ty đã mở các tài khoản tiết kiệm tiền USD, tài khoản tiền Việt và tài khoản để thanh toán tại ngân hàng Sử dụng các dịch vụ ngân hàng giúp công ty quản lý vốn một cách hiệu quả, và thu được khoản lợi nhuận đáng kể

Nâng cao lợi nhuận từ đầu tư với chi phí thấp nhất: Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt có độ chính xác cao Do tiền mặt lưu chuyển thường bấp bênh không ổn định nên công ty sử dụng các mô hình dự báo để bù trừ những bấp bênh đó và cân đối những khoản thu trong tương lai với các khoản đã chi

 Quản lý và giảm dự trữ hàng tồn kho:

Công ty quản lý toàn bộ các dữ liệu bằng hệ thông máy tính, do vậy việc kiểm soát lượng hàng tồn kho luôn được cập nhật liên tục Hàng tồn kho không nên để tồn đọng lâu trong kho gây nên tồn động về vốn, vòng quay vốn chậm Do vậy trước khi nhập các sản phẩm mới về công ty luôn kiểm tra cẩn thận lượng hàng tồn kho, xem xét khả năng tiêu thụ của sản phẩm trong thời gian tới để đưa ra chiến lược nhập khẩu với số lượng bao nhiêu thì phù hợp Giảm thiểu tình trạng hàng nhập về khó bán, hay tồn đọng lâu trong kho Trong số các sản phẩm của công ty thì mặt hàng bộ lọc EDM, dây đồng thau, ống đồng thau và các dao cắt kim loại là các sản phẩm bán chạy do vậy công ty cần đưa ra kế hoạch nhập khẩu các mặt hàng đó

3.2.2 Tăng cường hơn nữa hoạt động tìm kiếm khách hàng

Nâng cao hơn nữa hoạt động tìm kiếm khách hàng là hoạt động quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Hoạt động kinh doanh của bất kỳ một công ty nào cũng như một dòng chảy Mọi khâu trong quá trình đó phải được hoạt động một cách trơn tru Khâu này hoạt động tốt là tiền để để các khâu khác hoạt động có hiệu quả Do vậy trong hoạt động kinh doanh của mình công ty AZ có đề ra một số giải pháp tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ tốt với các khách hàng cũ như sau:

một số kiến nghị đối với nhà nước

3.3.1 Kiến nghị về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay khi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phát triển khá mạnh mẽ Hơn nữa, nhà nước đang có chính sách thu hút FDI từ nước ngoài Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển thì một trong những vẫn đề cần giải quyết là đơn giản thủ tục hành chính. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Tuy đã có rất nhiều những chính sách cắt giảm nhưng hiện nay mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu phải qua rất nhiều các thủ tục mới có thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu được một lô hàng như các thủ tục về hải quan thủ tục vận chuyển…chính những rào cản hành chính này đã gây ra rất nhiều tổn thất cho doanh nghiệp như tổn thất về thời gian, tiền bạc Do vậy cần có những biện pháp cắt giảm hơn nữa các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Nhà nước cần cắt giảm các thủ tục giấy tờ không cần thiết, cơ cấu lại các phòng ban, đưa ra các quy định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Cải cách bộ máy hành chính để có được hiệu quả làm việc cao hơn, tác phong hơn.

Mặc dù chính phủ đã có những giải pháp cắt giảm nhừng thủ tục hành chính rườm rà, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn phải trai qua nhiều khâu với nhiều loại giấy tờ khác nhau Điều đó gây mất thời gian cũng như công sức, tiền bạc của doanh nghiệp Do đó, chính phủ nên có những biện pháp cải cách giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng còn tồn tại nói trên Nhà nước cần phải chỉ đạo các cơ quan chức năng có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh.

Bộ thương mại có trách nhiệm phê duyệt các dự án theo thẩm quyền của mình, tổng cục Hải Quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát hàng nhập khẩu thu thuế hàng nhập khẩu. Đặc biệt là ngành Hải Quan cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của mình vì đây là khâu gây nhiều cản trở cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu Tác phong nhân viên còn chưa linh hoạt, vẫn mang nặng tính bắt bẻ doanh nghiệp, chưa hết sức tạo điều kiện cho doanh nghiệp

3.3.2 Kiền nghị về chính sách về ưu đãi tín dụng đối với doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp hầu hết đều có nhu cầu vốn rất cao để duy trì hoạt động kinh doanh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Do vậy được tiếp cận với các khoản vay ưu đãi là rất cần thiết. trong khoảng thời gian vừa qua nhà nước ta có tung ra các gói kích cầu với lãi suất thấp hỗ trợ kinh tế phục hồi Nhưng những doanh nghiệp chưa được tạo điều kiện để tiếp xúc nhiều với các khoản vay ưu đãi đó Sự thiếu vốn tạo ra rào cản đối với sự phát triển của công ty, công ty không thể mở rộng mặt hàng kinh doanh, mở rộng thị trường hay đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác Hơn nữa, để có được các khoản vay cần trải qua quá nhiều khâu thủ tục mới có được

Chính sách ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp còn thể hiện ở khâu giảm bơt các rào cản về thuế nhất là đối với loại hình kinh doanh nhập khẩu, hiện nay nước ta nhập khẩu không được chú trọng nhiều như hoạt động kinh doanh xuất khẩu nên mức thuế phải đóng còn khá cao, nhất là đối với một số mặt hàng đặc biệt như công ty kinh doanh, mức thuế nhập khẩu vẫn thường là 5%,10% giá trị các mặt hàng. Ưu đãi tín dụng đối với doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhà nước thực hiện mức lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mưc lãi suất của nước ta hiện nay còn khá nhiều những bất ổn, lãi suất cao không ổn định, chi phí ngoài để có được một khoản vay thương mại là không nhỏ Công ty phải bỏ ra chi phí làm thủ tục giấy tờ, chi phí thẩm định dự án để được xin cấp vốn, đôi khi ngoài việc phải trả khoản lãi suất của món tiền vay công ty phải trả thêm một khoản tiền không nhỏ như khoản tiền chi phi bôi trơn hệ thồng ngân hàng… Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu như công ty AZ thì nhu cầu về đồng USD là rất lớn, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp ổn định tỷ giá USD, có chính sách quản lí tỷ giá thích hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các nhà đầu tư, nên có mức dự trữ USD hợp lý nhằm hỗ trợ các công ty khi có nhu cầu Hiện nay hầu hết các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đều có nhu cầu về đồng USD lớn trong khi mức tỷ giá USD/VNĐ khoảng 19.000VNĐ đây là mức tỷ giá cao so với các đồng tiền khác trên thế giới Hơn nữa, mức tỷ giá tại thị trường chợ đen còn cao hơn gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.3 Kiến nghị về hỗ trợ thông tin thị trường

Cần công khai các thông tin trên thị trường: nhà nước ta cần cập nhật thông tin trên thị trường thế giới để trợ giúp cho các doanh nghiệp Thành lập các phòng ban, giải quyết vướng mắc về thông tin, dự báo xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, giới thiệu các mặt hàng kinh doanh tiềm năng nhằm định hướng cho các doanh nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại: các hoạt động kinh doanh của ta còn nhiều vướng mắc do các rào cản thương mại, hệ thống tiều chuẩn không đồng bộ, chưa am hiểu kỹ lưỡng về các phong tục kinh doanh quốc tế Do vậy, để hoạt động kinh doanh phát huy mạnh mẽ thì nhà nước ta cần tiên phong đi trước ký kết các hiệp định thương mại, dần dần bỏ các cầm vận về kinh tế, cần đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính

Có các dự báo về biến động trên thị trường thế giới: Thị trường thế giới hiện nay phát triển khá nhanh do vậy để biết được xu thế biến động cần có sự dự báo chính xác, kịp thời nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp với xu thế biến động của thị trường thế giới Đây cũng là bước trợ giúp quan trọng để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phát triển tốt hơn. Đối với công ty AZ những dự báo về xu thế của thị trường thế giới là điều quan trọng vì công ty chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường nước ngoài do đó bất kỳ một sự biến động nào về thị trường sản phẩm tỷ giá đồng ngoại tệ hay sự biến động về nhu cầu của thế giới cũng ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu kinh doanh của công ty.

Ngày đăng: 10/07/2023, 07:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w