1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biểu tượng văn hoá trên hệ thống tiền giấy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

122 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biểu Tượng Văn Hoá Trên Hệ Thống Tiền Giấy Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 414,17 KB

Nội dung

Trong lịch sử Việt Nam, tiền giấy là một thực thể lưu truyền văn hoá dân tộc. Trên các tờ tiền đều thể hiện những hình ảnh tiêu biểu về đất nước, con người Việt Nam được khái quát thành các biểu tượng, cùng với các hoa văn, hoạ tiết trang trí,... đã thể hiện rõ nét đặc trưng văn hoá dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp được đúc kết từ truyền thống đến hiện đại và gắn liền với những biến động lịch sử. Mỗi biểu tượng văn hoá trên các tờ tiền đều hội tụ những giá trị văn hoá Việt Nam và chứa đựng ý nghĩa vượt ra ngoài hình thức thực tế mà chúng thể hiện. Bởi vậy, mỗi tờ tiền được coi như một “bản vẽ văn hoá thu nhỏ” về đất nước và con người Việt Nam. Nghiên cứu về đồng tiền Việt Nam là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm và đã có nhiều tài liệu nghiên cứu, nhưng chủ yếu tiếp cận dưới góc độ lịch sử, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, chứ chưa có nhiều công trình tiếp cận từ góc độ văn hóa, cụ thể hơn là biểu tượng văn hóa.

Trang 1

1

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Tiền giấy không chỉ là phương tiện định giá giá trị vật chất trao đổi, thựchiện các chức năng thanh tốn, lưu thơng…, mà cịn mang giá trị văn hóa - lịch sử.Trong lịch sử tiền tệ thế giới, những sự thay đổi về thể chế chính trị, kinh tế, xã hộivà đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia đều được thể hiện trên các tờ tiền Nhìn vàohệ thống tiền giấy, chúng ta có thể thấy được đặc điểm chính trị, văn hóa, kinh tế,xã hội của mỗi đất nước trong các giai đoạn phát triển.

Ở Việt Nam, tiền giấy cũng phản ánh rõ nét đặc trưng văn hoá dân tộc vàđặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong các giai đoạn lịch sử từ năm1945 đến nay Dù có sự thay đổi khá nhiều về hình thức, chất liệu, kỹ thuật in, vớinhiều mệnh giá và nhiều mẫu tiền, tính từ những tờ giấy bạc Việt Nam đầu tiênđến bộ tiền hiện hành, nhưng hệ thống tiền giấy Việt Nam vẫn là một dòng chảyliền mạch, thể hiện bản sắc văn hố dân tộc thơng qua các biểu tượng văn hoá trêncác tờ tiền Mỗi tờ tiền được thiết kế theo những yêu cầu, quy chuẩn riêng về chấtlượng, kỹ thuật, đồng thời cũng gửi gắm những thơng điệp văn hố, chính trị thơngqua những hình ảnh, biểu tượng văn hoá, cho nên tiền giấy là một sản phẩm vănhố đặc biệt Chính vì thế những hình ảnh, chủ đề được thể hiện trên 2 mặt của tờtiền đều được lựa chọn kỹ càng, là những biểu tượng văn hố tiêu biểu, được hìnhthành trong tâm thức của cả cộng đồng dân tộc và có sự liên kết chặt chẽ, bổ sungcho nhau về nội dung, ý nghĩa nhằm chuyển tải thơng điệp văn hóa, cũng như thểhiện mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Trang 2

2

Trong lịch sử Việt Nam, tiền giấy là một thực thể lưu truyền văn hoá dântộc Trên các tờ tiền đều thể hiện những hình ảnh tiêu biểu về đất nước, con ngườiViệt Nam được khái quát thành các biểu tượng, cùng với các hoa văn, hoạ tiếttrang trí, đã thể hiện rõ nét đặc trưng văn hoá dân tộc và các giá trị văn hóa tốtđẹp được đúc kết từ truyền thống đến hiện đại và gắn liền với những biến động lịchsử Mỗi biểu tượng văn hoá trên các tờ tiền đều hội tụ những giá trị văn hoá ViệtNam và chứa đựng ý nghĩa vượt ra ngồi hình thức thực tế mà chúng thể hiện Bởivậy, mỗi tờ tiền được coi như một “bản vẽ văn hoá thu nhỏ” về đất nước và conngười Việt Nam.

Nghiên cứu về đồng tiền Việt Nam là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm vàđã có nhiều tài liệu nghiên cứu, nhưng chủ yếu tiếp cận dưới góc độ lịch sử, xã hội,kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, chứ chưa có nhiều cơng trình tiếp cận từ góc độ vănhóa, cụ thể hơn là biểu tượng văn hóa Trên thực tế, tiền giấy cũng mới được quantâm chủ yếu ở giá trị vật chất, kinh tế, mà chưa được chú ý nhiều về giá trị vănhóa Một phần nguyên nhân cũng là do chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về giátrị văn hoá của tiền giấy, một phần khác là do người dân chưa được tiếp cận đầy đủvề các khía cạnh giá trị của tiền giấy.

Chính vì vậy, tìm hiểu và giải mã được các biểu tượng văn hố trên tiền giấysẽ góp phần luận giải được ý nghĩa của một số biểu tượng văn hóa quốc gia tronggiai đoạn cận - hiện đại, tìm hiểu được thơng điệp văn hóa trên hệ thống tiền giấyViệt Nam và khẳng định được giá trị văn hoá của tiền giấy cũng như bản sắc vănhóa dân tộc được thể hiện trên những tờ tiền.

Đó là lý do NCS chọn nghiên cứu đề tài “Biểu tượng văn hoá trên hệ thốngtiền giấy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, với các bộ tiền giấy được

phát hành từ năm 1945 đến nay.

2.Mục đích nghiên cứu

Trang 3

3

giấy, và phân tích, giải mã các biểu tượng để thấy được ý nghĩa của biểu tượng vàđặc trưng văn hóa Việt được thể hiện trên hệ thống tiền giấy.

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về biểu tượng, biểu tượng văn hoá, tiềngiấy và các khái niệm liên quan Khái quát lịch sử tiền giấy Việt Nam và bối cảnhlịch sử, văn hoá, xã hội của đất nước, làm cơ sở nhận diện thông điệp trên các tờtiền.

- Nhận diện 03 biểu tượng văn hoá chính trên tiền giấy Việt Nam và cách thức thể hiện 03 biểu tượng văn hoá này trên các mẫu tiền.

- So sánh, đối chiếu và luận giải ý nghĩa của 03 biểu tượng văn hoá trên hệ thống tiền giấy Việt Nam từ năm 1945 đến nay, từ đó thấy được đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện trên tiền giấy.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng

Ba biểu tượng văn hóa tiêu biểu trên hệ thống tiền giấy nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là: biểu tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng con ngườivà biểu tượng quê hương, đất nước.

4.2.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong hệ thống tiền giấy do nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiền thân là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaphát hành từ năm 1945 đến năm 2021, được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.Khơng bao gồm những giấy tờ có giá được phát hành ở một số địa phương trướcnăm 1975.

Trang 4

4

được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống tiền giấy Việt Nam, có mối quan hệ chặtchẽ với nhau về ý nghĩa văn hố, chính trị, đồng thời thể hiện rất rõ bản sắc và tâmthức văn hoá dân tộc.

5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về văn hóa và vai trị của văn hố trong quá trình phát triển xã hội Trênnền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin, gắn với bối cảnh cụ thể và quan điểm, đường lối của Đảng trong từng giaiđoạn lịch sử, luận án phân tích, giải mã các biểu tượng văn hóa với góc nhìn kháchquan, tồn diện để xác định đặc điểm, cách thức thể hiện biểu tượng và giải mã ýnghĩa văn hóa của 03 biểu tượng trên hệ thống tiền giấy Việt Nam.

Bên cạnh đó, NCS sử dụng cách tiếp cận liên ngành văn hoá, lịch sử, chínhtrị, mỹ thuật để nghiên cứu biểu tượng văn hố trên tiền giấy Việt Nam, vì nghiêncứu biểu tượng văn hoá là lĩnh vực liên ngành Cụ thể là nghiên cứu biểu tượngtrên tiền giấy gắn liền với bối cảnh lịch sử, chính trị của đất nước và nghệ thuật thểhiện biểu tượng trên tiền giấy để thấy được tác động của tâm thức văn hoá, tư duythẩm mỹ và những yếu tố lịch sử, chính trị đến việc lựa chọn, thể hiện biểu tượngtrên tiền giấy, cùng với những thông điệp và ý nghĩa của chúng.

-Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể sau:

+ Phương pháp phân tích - tổng hợp: NCS sử dụng phương pháp phân tích,

tổng hợp để phân tích các đặc điểm nghệ thuật, cách thức thể hiện 03 biểu tượngvăn hóa trên tiền giấy (đường nét, bố cục, màu sắc…), gắn với bối cảnh chính trị,văn hóa, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, từ đó tổng hợp những đặc điểmnổi bật để giải mã ý nghĩa của các biểu tượng Ngoài ra NCS phân tích và tổng hợpcác ý kiến chuyên gia và những tài liệu liên quan đến biểu tượng văn hoá trên tiềngiấy , từ đó đánh giá, phân loại tài liệu nhằm luận giải các vấn liên quan đến biểutượng văn hoá trên hệ thống tiền giấy Việt Nam.

Trang 5

5

mẫu tiền giấy Việt Nam từ năm 1945 đến nay để mơ tả cụ thể các hình ảnh chínhtrên tiền giấy (các hình ảnh nào xuất hiện trên mặt trước, mặt sau của từng mẫutiền, đặc điểm của từng hình ảnh trên tiền); thống kê tần suất xuất hiện các biểutượng trên các tờ tiền, vị trí thể hiện, góc độ thể hiện, cách thức thể hiện các biểutượng (màu sắc, không gian, bố cục), thống kê từng đặc điểm riêng của mỗi biểutượng (số lần xuất hiện các giai cấp, tầng lớp trên tiền giấy; số lần xuất hiện cácchủ đề về phong cảnh, về hoạt động lao động sản xuất,…) để đánh giá được đặcđiểm của các biểu tượng, gắn với bối cảnh xã hội để làm nền tảng nhận diện ýnghĩa của các biểu tượng trên tiền giấy Việt Nam.

+ Phương pháp so sánh - đối chiếu: Để làm rõ giá trị, ý nghĩa các biểu

tượng văn hoá trên hệ thống tiền giấy Việt Nam, NCS sẽ sử dụng phương pháp sosánh, đối chiếu sự giống nhau, khác nhau giữa các hình thức, cách thức, tần suấtxuất hiện các biểu tượng trong từng giai đoạn tiền giấy, từ đó thấy được sự thayđổi, biến chuyển các biểu tượng văn hoá trên tiền giấy Việt Nam trong các giaiđoạn lịch sử Tiến hành so sánh, đối chiếu cách thể hiện 03 biểu tượng văn hóa(chân dung, con người, phong cảnh) trên tiền giấy Việt Nam với việc thể hiện cácbiểu tượng văn hố đó trên tiền giấy của một số nước (châu Âu, châuÁ, châu Mỹ),tiền Đông Dương, tiền của chế độ Việt Nam Cộng hoà và trên một số sản phẩmvăn hố khác (tem thư, tranh vẽ) Từ đó phân tích, nhận diện đặc điểm khác biệt vàý nghĩa của biểu tượng văn hoá trên tiền giấy Việt Nam và sự thay đổi biểu tượngvăn hoá trên hệ thống tiền giấy Việt Nam.

+ Phương pháp nghiên cứu định tính: NCS sử dụng các thao tác nghiên cứu

phỏng vấn sâu, hồi cố và tham vấn ý kiến chuyên gia NCS phỏng vấn sâu 02 hoạsĩ thiết kế tiền về: ý tưởng thiết kế tiền giấy, ý nghĩa các biểu tượng trên tiềngiấy…, 02 cán bộ làm cơng tác văn hóa để đưa ra đánh giá về các biểu tượng trêntiền giấy; hồi cố và tham vấn ý kiến 09 họa sĩ và 03 cán bộ nguyên lãnh đạo ngânhàng thông qua một số các tài liệu đã xuất bản (do có nhiều hoạ sĩ đã mất) Từ đócó căn cứ làm rõ giá trị văn hoá của tiền giấy Việt Nam và các ý nghĩa, thơng điệpđược thể hiện qua biểu tượng văn hố trên tiền giấy.

Trang 6

6

- Các biểu tượng văn hóa in trên tiền giấy Việt Nam từ năm 1945 đếnnăm 2021 và sự chuyển biến của các biểu tượng này qua các thời kỳ được thể hiệnnhư thế nào?

- Ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa in trên tiền giấy Việt Nam thể hiệnnhững giá trị, đặc trưng gì của văn hóa dân tộc Việt Nam?

7.Giả thuyết nghiên cứu

- 03 biểu tượng văn hoá trọng tâm trên tiền giấy Việt Nam từ năm 1945đến nay có sự chuyển biến nhằm phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của đấtnước trong các giai đoạn lịch sử, nhưng ln có tính thống nhất cao.

- Các biểu tượng văn hố trên tiền giấy Việt Nam đều mang thơng điệp, ýnghĩa sâu sắc, thể hiện tâm thức và bản sắc văn hoá dân tộc.

8.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

8.1.Ý nghĩa lý luận

- Luận án đóng góp một số nội dung về nghiên cứu biểu tượng văn hóatrên tiền giấy Việt Nam như hệ thống hóa tư liệu về biểu tượng văn hóa trêntiềngiấy; xác định được 03 biểu tượng văn hóa chính được thể hiện xuyên suốt vàthống nhất trên tiền giấy Việt Nam.

- Luận giải ý nghĩa văn hóa của 03 biểu tượng trên tiền giấy, xác địnhđược đây là các yếu tố quan trọng của tiền giấy, có mối liên hệ chặt chẽ với nhauvà thể hiện được đặc trưng văn hóa dân tộc.

- Nhận diện được sự chuyển biến của các biểu tượng văn hóa trên tiềngiấy Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụchính trị của đất nước và có sự tiếp biến văn hóa trong giai đoạn cận hiện đại.

8.2.Ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần nâng cao nhận thức chung của xã hội về giá trị văn hoá củatiền giấy Việt Nam.

- Có thể ứng dụng vào thực tiễn, tun truyền, quảng bá hình ảnh, giá trịvăn hố của tiền giấy Việt Nam đến bạn bè quốc tế, nhằm nâng cao giá trị đồngtiền Việt Nam.

Trang 7

7giấy Việt Nam.

9.Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của luận án kết cấu làm 4 chương.

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn củaluận án Trong chương này, NCS tổng hợp cơ sở lý thuyết và một số khái niệm liênquan đến biểu tượng, ký hiệu học và lịch sử tiền giấy Việt Nam; tổng quan cáccơng trình nghiên cứu đi trước của các học giả trên thế giới và ở Việt Nam về lýthuyết, lý luận biểu tượng học, ký hiệu học và các nghiên cứu thực tiễn về biểutượng văn hoá và tiền giấy Việt Nam Dựa trên cơ sở lý thuyết ký hiệu học, NCStiếp cận các biểu tượng văn hóa như là một yếu tố của ký hiệu để tìm hiểu các tầngý nghĩa của biểu tượng, đặc điểm về thể chế chính trị, truyền thống và bản sắcvăn hoá dân tộc gắn với lịch sử tiền giấy ở Việt Nam Hệ thống tiền giấy đượcphân kỳ căn cứ vào tình hình lịch sử, văn hố của từng giai đoạn, từ đó có thể giảimã ý nghĩa, giá trị của các biểu tượng văn hoá trọng tâm trên tiền giấy Việt Nam.

Chương 2 Biểu tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền giấy Việt Nam TrongChương 2, NCS phân tích, giải mã biểu tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiềngiấy trong 03 giai đoạn lịch sử thể hiện trên tất cả các mẫu tiền từ năm 1945 đếnnay Thông qua việc thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá các yếu tố: tần suấtxuất hiện, nghệ thuật thể hiện, vị trí, góc độ và cách thức thể hiện chân dung Báctrên tiền giấy Việt Nam, từ đó nhận diện và nêu ý nghĩa, giá trị văn hóa của biểutượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền giấy Việt Nam.

Chương 3 Biểu tượng con người trên tiền giấy Việt Nam NCS khảo sát,nhận diện biểu tượng con người trên hệ thống tiền giấy Việt Nam thông qua nghệthuật, cách thức thể hiện con người Việt Nam trên 104 mẫu tiền từ năm 1945 đếnnay, đồng thời gắn với bối cảnh lịch sử để thấy được ý nghĩa của biểu tượng conngười trên tiền giấy Trong mỗi giai đoạn lịch sử, hình ảnh con người mới trên tiềngiấy được thể hiện có sự khác nhau rõ nét, phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ chính trịcủa từng giai đoạn, cũng thể hiện tư duy thẩm mỹ, đặc trưng văn hoá của dân tộc

Trang 8

8

Trang 9

Chương 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN CỦA LUẬN ÁN

1.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến biểu tượngvăn hoá trên tiền giấy Việt Nam, để thuận lợi trong việc đánh giá, phân tích các nộidung của luận án, NCS chia thành 02 nhóm là những cơng trình nghiên cứu về lýthuyết, lý luận về biểu tượng học, ký hiệu học và những cơng trình nghiên cứu vềthực tiễn về biểu tượng văn hóa và tiền giấy Việt Nam.

1.1.1.Những nghiên cứu lý thuyết, lý luận về biểu tượng học, kýhiệu học

Trên thế giới, nghiên cứu biểu tượng dù đã xuất hiện từ trước Công nguyên,nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nghiên cứu biểu tượng mới được coinhư một ngành khoa học độc lập Còn ở Việt Nam, khoa học nghiên cứu biểutượng đã du nhập vào trong nước từ hơn 100 năm trước, tuy nhiên các cơng trìnhnghiên cứu chun biệt về biểu tượng và biểu tượng văn hóa thì mới xuất hiệntrong mấy thập kỷ gần đây Vì đây là một khoa học liên ngành, nên các nghiên cứuvề biểu tượng rất phong phú, dưới nhiều góc độ, mà ở phạm vi luận án khó có thểđề cập đầy đủ được Vì vậy, NCS lựa chọn giới thiệu một số cơng trình nghiên cứutiêu biểu về lý thuyết, lý luận về biểu tượng học, ký hiệu học của các học giả nướcngồi và ở Việt Nam.

Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài trước hết phải kể đến

Trang 10

chất và những chức năng của biểu tượng, gắn với những đặc điểm tư duy củangười nguyên thủy, đặc biệt là định luật "sự tham dự"…; đồng thời tập hợp đượckhối tư liệu rất phong phú Cơng trình này cũng đưa ra một số diễn giải về lýthuyết biểu tượng và luận giải những hành động có tính biểu tượng của ngườinguyên thủy.

Nghiên cứu biểu tượng trên cơ sở lý thuyết ký hiệu học phải kể đến nhàngôn ngữ học Ferdinand de Sausure Những cơng trình nghiên cứu của ơng trongđó có tác phẩm “Giáo trình ngơn ngữ học đại cương” [116] là cơ sở quan trọng đểra đời hệ thống lý thuyết nghiên cứu biểu tượng dưới góc độ ký hiệu học với mơhình cấu trúc ban đầu là: Ngơn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu gồm “cáibiểu đạt” và “cái được biểu đạt” Ngoài ra phải kể đến Iuri Lotman, học giả ngườiNga với rất nhiều cơng trình nghiên cứu mang tính hệ thống về nền tảng tri thức kýhiệu học, về biểu tượng văn hóa Cuốn “Ký hiệu học văn hóa” là tổng hợp nhiềuchuyên luận, trình bày những ý kiến độc đáo của ông về những khái niệm phức tạpnhư ký hiệu, biểu tượng, huyền thoại, văn bản, ngôn ngữ nghệ thuật… Trongchuyên luận “Biểu tượng trong hệ thống văn hóa”, ơng cho rằng biểu tượng xuấthiện như là một máy tích điện của tất cả các nguyên tắc của tính ký hiệu và đồngthời vượt ra ngồi giới hạn của tính ký hiệu, đồng thời khẳng định biểu tượng ởbình diện biểu hiện cũng như nội dung, bao giờ cũng là một văn bản [108, tr.218-231] Mặc dù lý thuyết của Iuri Lotman về biểu tượng văn hóa chủ yếu lấy văn bảnlàm trung tâm, song đây là nền tảng rất quan trọng để NCS áp dụng vào luận ánnhằm xây dựng cơ sở lý luận về biểu tượng văn hoá.

Trang 11

của các dân tộc; nhà nhân chủng học Claude Levi-Strauss thi cho rằng tất cả cácsản phẩm xã hội là các hệ thống biểu tượng; mọi nền văn hố có thể được xem nhưlà 1 tổng thể các hệ thống biểu tượng [dẫn theo 32, tr.143].

Ngồi ra cịn có cuốn “Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” [96] của JeanChevalier và Alain Gheerbran, bàn luận về lý thuyết biểu tượng và giải mã cácbiểu tượng của nhiều nền văn hóa khác nhau Cuốn từ điển đã đề cập khái quát vềđặc trưng của biểu tượng, phân biệt thuật ngữ “biểu tượng” với các thuật ngữ gầnnghĩa như: biểu hiệu, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ,…, đồng thời đề cập đến một số lýthuyết biểu tượng của các học giả trên thế giới Bên cạnh đó, với các phụ đề: huyềnthoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình,… cuốn từ điển đã baoquát được nhiều nền vǎn hoá trên thế giới liên quan đến các phương diện dân tộc

học, xã hội học, tâm lý học, thần thoại học ; và có những luận giải sâu sắc, độc

đáo, với lượng thông tin phong phú để giải mã các biểu tượng (các mục từ) của cácnền văn hoá trên thế giới, từ biểu tượng các con vật, các tục lệ, vật dụng, các màusắc, đến biểu tượng các vị thần Hay cuốn sách “Dấu hiệu, biểu tượng và thầnthoại” của Luc Benoist (năm 1975) khái quát về dấu hiệu, thuyết cử chỉ và thế giớibiểu trưng, trong đó luận giải ý nghĩa các biểu tượng, dấu hiệu trên thế giới từ lửa,khơng khí, nước, con số và màu sắc; đồng thời cũng đề cập tới nghi lễ và thầnthoại; tóm tắt về những vấn đề của biểu tượng và bước đầu phân biệt khái niệm"biểu tượng" với “biểu trưng”, “dấu hiệu”…

Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam: cũng có nhiều cơng

Trang 12

Con (tự nhiên) và Người (văn hoá) và thế giới biểu tượng mà con người đã sángtạo nên Đó là tâm điểm của sự tương tác giữa 3 thế giới (thực tại - ý niệm - biểutượng) và tính hợp trội hay tính đặc trưng của văn hoá sẽ được giải mã từ thế giớibiểu tượng” [18, tr.307] Một số luận giải về biểu tượng cũng được thể hiện trongtác phẩm "Văn hoá học" và “Những bài giảng văn hóa” của nhà nghiên cứu ĐồnVăn Chúc, “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hố” của tác giả Bùi Quang Thắng chủbiên Các tác giả đã dành những chương, mục cụ thể trình bày nghiên cứu kháiquát về biểu tượng, trong đó giải thích một cách hệ thống về thuật ngữ, nguồn gốcvà những đặc trưng cơ bản của biểu tượng Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đưara quan niệm về biểu tượng văn hóa trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1995),“Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống - loại hình” (1996), vànhiều bài viết khác Theo tác giả, văn hóa như một hệ biểu tượng, tính biểu trưnglà một đặc điểm quan trọng của văn hoá và biểu tượng là sản phẩm của hoạt độngbiểu trưng Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng trong cuốn “Văn hố Việt Nam, tìmtịi và suy ngẫm” (2000) cho rằng, con người khơng chỉ có một thế giới thực màcòn sáng tạo ra một thế giới các biểu tượng mô phỏng rồi dẫn dắt trở lại hiện thực[88, tr.47] Trong cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" [68] của tác giả Lê Bá Hán,Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi có mục từ "biểu tượng" được giải nghĩa với cácgóc nhìn triết học, tâm lý học, mỹ học, văn học, Theo các tác giả, quá trình tạonghĩa của biểu tượng thường có lịch sử lâu đời hàng vạnnăm và ý nghĩa của biểutượng không ngừng được bổ sung, đồng thời xuất hiện thêm nhiều biểu tượng mới.

Trang 13

tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học.

Nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải cũng có cơng trình nghiên cứu chun biệtvề biểu tượng là “Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết” [32].Đây là cơng trình bao qt về lý thuyết nghiên cứu biểu tượng với 4 phần chính,trong đó có 3 phần bàn về lý thuyết biểu tượng gồm: các phân tích, đánh giá kháiquát về nghiên cứu biểu tượng trên thế giới và Việt Nam; giới thiệu một số quanđiểm về nghiên cứu biểu tượng của các nhà khoa học danh tiếng trên thế giới vớicác hướng tiếp cận khác nhau Tác giả cũng đưa ra quan điểm và hướng nghiêncứu của mình là với góc nhìn nhân học biểu tượng, trên nền tảng ký hiệu học, đồngthời khuyến nghị lựa chọn khung lý thuyết và hướng tiếp cận phù hợp căn cứ vàothực tế Việt Nam Cuốn sách là cơng trình có giá trị về biểu tượng, có tính kháiqt cao, phân tích rõ ràng, có hệ thống, giúp người đọc tiếp cận bước đầu với lýthuyết về biểu tượng.

Từ các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về lý thuyết, lý luận liên quan đếnbiểu tượng học, ký hiệu học, NCS có một số nhận xét sau: Các cơng trình nghiêncứu về lý thuyết biểu tượng có nội dung phong phú, trình bày có hệ thống về cáchướng nghiên cứu biểu tượng, từ nhân học, xã hội học, phân tâmhọc, mỹ học…đến văn hóa học Các nghiên cứu cũng đề cập cụ thể đến các khái niệm, quanniệm, đặc điểm, chức năng, tính chất của biểu tượng và phân biệt với các thuậtngữ gần giống với biểu tượng Trên thế giới đã hình thành các hệ thống lý thuyếtrõ ràng về nghiên cứu biểu tượng, ở Việt Nam cũng bước đầu hình thành hệ thốnglý thuyết tổng thể và chủ yếu nghiên cứu theo lý thuyết ký hiệu học Những cơngtrình nghiên cứu về lý thuyết biểu tượng nêu trên là cơ sở rất quan trọng, làm nềntảng để NCS xác định hướng nghiên cứu luận án Tuy nhiên, trong các nghiên cứutrên, thuật ngữ “biểu tượng văn hoá”đang được hiểu và sử dụng giống như thuậtngữ “biểu tượng”, mà chưa có khái niệm cụ thể hoặc sự phân biệt thực sự rõ ràng,trong khi đã có các quan niệm riêng về “biểu tượng nghệ thuật”, “biểu tượng vănhọc” hay “biểu tượng tơn giáo” Đây chính là nội dung mà NCS có thể tiếp cận cụthể hơn về khía cạnh lý thuyết trong luận án này.

Trang 14

Việt Nam

Trong phần này, để có cái nhìn tổng thể về các cơng trình nghiên cứu thựctiễn về biểu tượng văn hóa và tiền giấy Việt Nam của các học giả nước ngồi vàtrong nước, NCS chia thành 03 nhóm các cơng trình nghiên cứu.

Các cơng trình nghiên cứu về biểu tượng văn hoá trên tiền giấy của các họcgiả nước ngoài, phải kể đến Unwin & Hewitt (người Anh) với chuyên luận

“Banknotes and National Identity in Central and Eastern Europe” (2001) [115] đãcung cấp cái nhìn tổng quan về hình ảnh trên tiền giấy được lưu hành cuối nhữngnăm 1990 ở 17 quốc gia Trung và Đông Âu, khẳng định tiền giấy là biểu hiện quantrọng của bản sắc dân tộc và có sự thay đổi về biểu tượng trên tiền giấy do tácđộng về chính trị và sự chuyển dịch văn hóa Tác giả Jacques E.C.Hymans (Đạihọc Nam California) trong chuyên luận “East is East, and West is West? Currencyiconography as nation-branding in the wider Europe” (2010) [105] khẳng định tiềntệ khơng chỉ có giá trị vật chất mà còn là phươngtiện tuyên truyền của nhà nước vàlà sản phẩm văn hóa; những hình ảnh trên tiền giấy thể hiện “diễn ngôn về bản sắcdân tộc” và quảng bá thương hiệu quốc gia; tác giả cũng nhận định sự thay đổi củacác “xu hướng biểu tượng” trên tiền giấy ở châu Âu như: thể hiện đa dạng hình ảnhnhân vật trên tiền giấy hơn, thiên về thể hiện hạnh phúc của con người, hay xuhướng “chủ nghĩa hậu hiện đại” với những cánh cửa tưởng tượng và những cây cầubắc qua những cảnh quan mang tính biểu trưng trên tờ Euro…

Trang 15

những người lãnh đạo.

Ngồi ra cịn nhiều tác giả khác cũng tìm hiểu về tính bản sắc dân tộc quacác biểu tượng trên tiền giấy của một số nước như Anders Ravn Sorensen (Đại họcCopenhagen) đề cập đến tiền tệ và bản sắc dân tộc trong chuyên luận “Monetaryorganization and national identity: a review and considerations” (2015); MatthiasKaelberer (Đại học Memphis) đánh giá mối quan hệ giữa tiền tệ, bản sắc tập thể vàhội nhập châu Âu trong chuyên luận "The euro and european identity: symbols,power and the politics of european monetary union" (2004); Simon Hawkins (Đạihọc Franklin & Marshall) xem xét các hình ảnh trên tiền giấy Tunisia và vai trịcủa nó trong việc xây dựng và duy trìbản sắc dân tộc Tunisia trong chuyên luận"National Symbols and National Identity: Currency and ConstructingCosmopolitans in Tunisia" (2010)…

Các cơng trình nghiên cứu thực tiễn về biểu tượng văn hóa ở Việt Nam rất

đa dạng, thể hiện ở nhiều loại hình và nhiều lĩnh vực khác nhau, NCS chỉ đề cậpđến một số cơng trình tiêu biểu Trước hết là các nghiên cứu của nhà dân tộc họcNguyễn Từ Chi, nổi bật là "Hoa văn Mường - Nhận xét đầu tay" (năm 1978) đãnghiên cứu rất kỹ càng các hoa văn, họa tiết trên cạp váy Mường và ý nghĩa biểutrưng của chúng, từ đó khẳng định các giá trị văn hóa của người Mường có mốiquan hệ cội nguồn với văn hoá của người Việt trong văn hoá Đơng Sơn Ngồi rng cịn nhiều nghiên cứu về văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó nghiên cứu cácbiểu tượng văn hóa riêng của mỗi tộc người như “Góp phần nghiên cứu văn hóa vàtộc người” (1996), "Hoa văn các dân tộc Djarai- Bhana" (1986), “Người Mường ởHịa Bình” (hoàn chỉnh năm 1995)

Trang 16

phát triển rất cao và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển lịch sử văn hóa dân tộc.Trong cuốn sách “Nguồn gốc và sự phát triển của biểu tượng, kiến trúc và ngônngữ Đông Sơn” (1999) của tác giả Tạ Đức cũng nghiên cứu các biểu tượng vănhoá trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam - Đông Nam Á; nguồn gốc sự phát triểncủa các biểu tượng lớn trong văn hóa và kiến trúc Đơng Sơn Tuy cơng trình cịncó những ý kiến khác nhau về phương pháp giải mã, nhưng có thể coi đây là cơngtrình nghiên cứu kỹ lưỡng về biểu tượng trong văn hoá - kiến trúc truyền thống củaViệt Nam.

Các nghiên cứu ứng dụng biểu tượng trong văn hoá dân gian, văn học nghệthuật cũng rất phong phú, như cơng trình nghiên cứu của tác giả Đinh Hồng Hải“Những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam” (3 tập) gồm:Các bộ trang trí điển hình (2012), Các vị thần (2015), Các con vật linh (2016) Tácgiả phân tích chi tiết những biểu tượng đặc trưng trong văn hố truyền thống ViệtNam; tìm hiểu nguồn gốc, vai trị, vị trí và sự phát triển của chúng thơng qua cácbộ trang trí điển hình ở lâu đài, cung điện của vua chúa đến nhà thờ, nơi ở và vậtdụng của người dân, hay hình ảnh các vị thần được biểu hiện qua các hành vi tơngiáo và tín ngưỡng, hoặc góc nhìn mới đối với các linh vật, vật linh trong văn hóatruyền thống Việt Nam… Ngồi ra, tác giả cịn có nhiều chun luận nghiên cứucác biểu tượng trong đời sống văn hóa như: “Sáng tạo truyền thống qua biểu tượngMẫu Liễu trong văn hóa Việt Nam”, “Symbolism in the New Era of Buddhism”,“The symbol of Saint Giong: From Myth to the Historical Text”

Trang 17

mạng Việt Nam trong cuốn sách “Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại(1945 - 1975)”, từ đó đưa ra những luận giải về truyền thống văn hóa dân tộc thểhiện qua những hình tượng nghệ thuật, những biểu trưng cơ bản trong thơ ca cáchmạng Việt Nam như: biểu trưng về Tổ quốc, biểu trưng về người anh hùng, biểutrưng về kẻ thù Ngồi ra, cịnnhiều bài viết, chun luận của các tác giả khácnghiên cứu về các biểu tượng văn hóa trong đời sống văn hố - xã hội ở Việt Nam.

Qua các nghiên cứu nêu trên, NCS có một số nhận xét sau: Các cơng trìnhnghiên cứu thực tiễn về biểu tượng văn hoá trên thế giới và ở Việt Nam rất phongphú, đa dạng, nghiên cứu thực tiễn về biểu tượng ở nhiều lĩnh vực Các cơng trìnhnghiên cứu đó đã luận giải được sự đa nghĩa, ẩn nghĩa của các biểu tượng văn hoágắn liền với quá trình hình thành xã hội, gắn với đặc điểm, nhận thức và bản sắcvăn hóa của mỗi dân tộc Trong những nghiên cứu thực tiễn đó có những chuyênluận đề cập đến tính biểu tượng trên tiền giấy, đã khẳng định tiền giấy là sản phẩmvăn hóa đặc biệt, là “biên giới văn hóa quốc gia”, và các biểu tượng hay xu hướngbiểu tượng trên tiền giấy được quy định bởi các yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa.Đây là những tham khảo quan trọng về cách thức, hướng triển khai nghiên cứu đểNCS có phương pháp phù hợp nghiên cứu biểu tượng văn hóa trên tiền giấy ViệtNam.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về tính biểu tượng trên tiền giấy của các tácgiả trên thế giới mới đề cập đến đặc điểm và ý nghĩa của biểu tượng trên tiền giấynói chung và tiền của một số nước, mà chưa đề cập đến tiền giấy Việt Nam Một sốnghiên cứu cũng mới phân tích sơ lược về tính biểu tượng của những hình ảnh trêntiền mà chưa luận giải cụ thể, kỹ càng về góc độ văn hóa Đó là “khoảng trống” đểNCS có thể triển khai trong luận án này.

Các cơng trình nghiên cứu về tiền giấy Việt Nam: Có khá nhiều nghiên cứu

Trang 18

đến thời Nguyễn, chỉ có một phần rất ngắn (2 trang) viết về tiền giấy trong giaiđoạn vua Thuận Tông (1391 - 1398) và Hồ Quý Ly pháthành tiền (năm 1396).Năm 1996, có cuốn “Les Billets de la Banque de l’Indochine” (Tiền giấy của ngânhàng Đông Dương) của Maurice Kolsky và Maurice Muszynsky khảo sát khá kỹlưỡng về hơn 250 loại tiền giấy (mơ tả kích thước, hình vẽ, tên hoạ sĩ sáng tác, nhàin) do Ngân hàng Đơng Dương phát hành Năm 2016 có cuốn “Lịch sử tiền giấyViệt Nam - những câu chuyện chưa kể” của Thng Tien Tat (United Overseas Banktại Việt Nam) đề cập riêng đến tiền giấy Việt Nam từ 1945 đến nay, giới thiệu hơn180 tiêu bản tiền giấy, trong đó có những tiêu bản thuộc loại hiếm Cuốn sách đượctrình bày khá cơng phu, kèm theo những chú dẫn về diễn biến đời sống của cácđồng bạc Việt Nam theo lịch đại, đồng thời đưa ra một số nhận xét, đánh giá về kỹthuật in tiền, thiết kế hoa văn trên tiền giấy Việt Nam Mặc dù các mẫu tiền chưađầy đủ, cách phân loại chưa thực sự khoa học, nhưng đây là cơng trình có sự đầutư nghiêm túc của tác giả về tiền giấy Việt Nam.

Trang 19

bảng biểu đề cập đến các đồng tiền lưu hành tại Việt Nam đến 1975 Cuốn sách“Lịch sử tiền tệ Việt Nam, sơ truy và lược khảo” của Nguyễn Anh Huy (2013)được trình bày khá logic về tiền kim loại, tuy nhiên phần nội dung ngắn đề cập đếntiền giấy thì cịn sơ sài Ngồi ra cịn một số cuốn sách khác về tiền giấy Việt Namnhư "1000 năm tiền tệ Thăng Long - Hà Nội" của Nguyễn Thanh Châu (2010),"Lưu thông tiền tệ ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà" (1960) của Trần Dương,Phạm Thọ… nhưng cũng chưa đầy đủ.

Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử tiền giấy Việt Nam đầy đủ và có hệthống nhất là của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: cuốn "40 mùa sen nở" (1991),"45 năm mùa sen nở" (1996), "Tiền Việt Nam" (2011), "Lịch sử Ngân hàng ViệtNam 1951 - 2016" (2016) đã diễn giải có cụ thể lịch sử tiền Việt Nam và nhữngchia sẻ của các hoạ sĩ vẽ tiền về quá trình thiết kế, in ấn tiền giấy Cuốn “Tiền ViệtNam - một số mẫu hình” của Lê Sơn Hải (năm 1991) giới thiệu cụ thể hình ảnh cácđồng tiền từ tiền Thái Bình Hưng Bảo đến nay Gần đây nhất là cuốn "Lịch sửđồng tiền Việt Nam" (2021) do tác giả Đào Minh Tú chủ biên, có sự tham góp củanhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia bảo tàng, các nhà sưu tầm tiền ở Việt Nam.Cuốn sách giới thiệu có hệ thống và đầy đủ về các loại tiền của Việt Nam, từ đồngtiền Thái Bình Hưng Bảo đến bộ tiền hiện hành, với hình ảnh, đặc điểm nhận diện,tình hình kinh tế, xã hội trong các giai đoạn thiết kế, in ấn, phát hành tiền.

Trang 20

Uyên (năm 2013) và “Bố cục theo chủ đề trong trang trí tiền giấy Việt Nam từ1946 - 2006" của Trần Tuấn Nam (năm 2014) đều phân tích các đặc điểm thiết kếmỹ thuật, màu sắc, bố cục, chủ đề của tiền giấy Việt Nam.

Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu, tài liệu của các học giả trong vàngoài nước về tiền giấy Việt Nam chủ yếu theo góc độ lịch sử, xã hội hoặc mớidừng ở thao tác giới thiệu các loại tiền Riêng về nghiên cứu biểu tượng văn hóatrên tiền giấy Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào cụ thể Hiện nay mới chỉ cómột vài bài báo riêng lẻ đề cập sơ lược đến một số biểu tượng trên tiền giấy như:“Biểu tượng quốc hoa trên tờ tiền Việt Nam” của Thu Thủy (2001); một số bài báotrên Thời báo Ngân hàng “Chuyện ít biết về các họa sĩ vẽ tiền” của Duy Anh(2016), “Chuyện những người vẽ tiền” của Thanh Thủy (2017), “Người thổi hồncho tiền Việt” của Vũ Thơ (2019) Ngoài ra, ngày 04/12/2020 tại Hà Nội đã diễnra Tọa đàm “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Giấy Bạc Việt Nam" chia sẻnhiều nội dung về vai trị, giá trị của hình tượng Bác Hồ trên tiền giấy Như vậy,nghiên cứu về biểu tượng văn hoá trên tiền giấy Việt Nam là một đề tài mới màNCS có thể đi sâu nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa, từ đó thấy được các đặctrưng và ý nghĩa của biểu tượng văn hoá trên tiền giấy Việt Nam và nhận diện sựchuyển biến văn hóa thể hiện trên hệ thống tiền giấy.

1.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.1 Khái niệm

1.2.1.1.Một số khái niệm liên quan đến biểu tượng văn hố

-Văn hố là khái niệm có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều loại đối

Trang 21

Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan điểm nhấn mạnh giá trị biểu tượng của vănhoá Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng: “Văn hoá là một quan hệ Nó là mốiquan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thànhmột kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người,một cá nhân khác” [60, tr.64] Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm định nghĩa:“Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tượng do con người sáng tạo vàtích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với mơi trường tựnhiên và xã hội của mình” [74] Theo các quan điểm này, văn hoá là tập hợp mốiquan hệ giữa hệ thống biểu tượng và thực tại đời sống xã hội của con người Hệthống biểu tượng này biểu đạt các giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo ra và có sự khác nhau ở mỗi một cộng đồng xã hội.

Theo quan điểm của NCS, dưới góc độ biểu tượng, văn hoá là tập hợp hệ

thống các biểu tượng để biểu đạt các giá trị xã hội của con người, gồm các giá trịtinh thần và vật chất Văn hố vừa có tính phổ qt, vừa có tính khu biệt, thơng quacác biểu tượng để hình thành bản sắc riêng của mỗi cộng đồng xã hội và lưu truyềnnhững giá trị tinh thần, vật chất từ thế hệ này sang thế hệ khác.

-Biểu tượng: Trong đời sống xã hội, biểu tượng có giá trị rất lớn, là

Trang 22

Có quan điểm cho rằng thuật ngữ "biểu tượng" bắt nguồn từ từ "symbolon"trong tiếng Hy Lạp, "symbolus" trong tiếng La Mã, với nghĩa là hiện vật, ký hiệu,dấu hiệu, vật tượng trưng, liên kết, Theo Từ điển La Rousse: “Biểu tượng là dấuhiệu hình ảnh, con vật sống động, hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó làhình ảnh cụ thể của một sự vật hay điều gì đó” [113, tr.978] Từ điển biểu tượngcủa Liungman định nghĩa: “Những gì được gọi là biểu tượng khi nó được mộtnhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bảnthân nó" [dẫn theo 32, tr.12] Theo 02 định nghĩa trên, biểu tượng là dạng thức thểhiện ý nghĩa cho sự vật khác ở 02 mặt hình thức và ý nghĩa Theo Lucien LévyBruhl: “biểu tượng là biểu hiện của những sự tham dự được cảm nhận hay đượcnhìn thấy, thơng qua những gì mà chúng tượng trưng” [95, tr.249].

Bên cạnh đó có quan điểm nhấn mạnh khía cạnh biểu trưng về ý nghĩa củabiểu tượng được hình thành dựa trên sự quy ước của cá nhân hay cộng đồng nhấtđịnh Như C.G Jung cho rằng biểu tượng cung cấp một thứ gì đó hơn cảchính ýnghĩa hiển nhiên và trực tiếp của nó và q trình hình thành biểu tượng gắn liềnvới vơ thức hay chính xác hơn là vô thức tập thể [dẫn theo 86] Theo Leslie White,giá trị và ý nghĩa của biểu tượng được áp đặt bởi những người sử dụng nó và cũngkhơng bắt nguồn hay được quyết định bởi các thuộc tính nội tại trong các hình thứcvật lý của sự vật được dùng làm biểu tượng [121] Ông cũng cho rằng biểu tượnglà yếu tố cơ bản của văn hố.

Cịn theo Gilbert Durant, biểu tượng có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cáiđược biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức Dựa trên quan điểm đó, JeanChevalier và Alain Gheerbran khẳng định: hiệu lực của biểu tượng vượt ra ngồi ýnghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào mộtthiên hướng nào đó [96, tr.20] Cùng quan điểm đó, Tzvetan Todorov chỉ ra trongbiểu tượng có một hiện tượng ngưng kết "chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ranhiều cái được biểu đạt, hoặc giản đơn hơn, cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểuđạt” [dẫn theo 96, tr.27].

Trang 23

dụng vào đề tài luận án, coi biểu tượng là ý nghĩa của cái được biểu đạt, thơng quahình thức là cái biểu đạt, được quy định ý nghĩa bời quan niệm của mỗi cộng đồngdân tộc Ví dụ mặt trời là một biểu tượng từ thời cổ xưa, tượng trưng cho trí tuệcủa vũ trụ Sau này ở mỗi nền văn hóa khác nhau thì mặt trời biểu trưng cho ýnghĩa khác nhau Ở Việt Nam coi mặt trời là biểu tượng của sức sống, niềm tin,sức mạnh Với người Ấn Độ, biểu tượng mặt trời tượng trưng cho Thần mặt trờiSurya, sự linh thiêng, niềm tin và sự minh trí Nhật Bản lại coi mặt trời biểu trưngcho nữ thần mặt trời Amaterasu, vị thần khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết.Ở Việt Nam, do đối tượng nghiên cứu của khoa học biểu tượng vô cùngrộng lớn, cộng thêm sự đa dạng văn hóa, nên các nhà khoa học tiếp cận biểu tượngvới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau Cũng như trên thế giới, ở ViệtNam chưacó khái niệm thống nhất về biểu tượng, nhưng các quan điểm được đưa ra cũng cónhiều điểm chung Nhà nghiên cứu Phan Ngọc quan niệm biểu tượng là những mơhình có sẵn trong trí nhớ và trí óc con người, được hình thành và quy định bởi sựtác động văn hoá cộng đồng [60, tr.15- 16] Nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh chorằng "biểu tượng là một ký hiệu mà bình diện nội dung của nó là một ký hiệu khác,có ý nghĩa văn hoá cao hơn, điều ấy dẫn đến việc nó làm trung hồ nghĩa thứ nhất,biến một ký hiệu chỉ có chức năng thơng tin thuần t thành sự biểu đạt văn hoá"[22, tr.24] Nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải với góc độ nhân học văn hố đã nhìnnhận biểu tượng là thứ gắn liền với văn hoá và đời sống con người: "Biểu tượng lànhững hình ảnh tượng trưng do con người tạo ra, tồn tại trong đời sống của conngười và có tác động đến đời sống văn hoá của con người" [32, tr.12] Nhà nghiêncứu Trần Lâm Biền cho rằng: "Biểu tượng là một trong những loại hình văn hốbao trùm mang tính Người cao nhất, nó được sinh ra từ thực tế cuộc sống, và mỗidân tộc hoặc có thể là một vùng dân cư sẽ hình thành cho mình một số biểu tượngriêng, đó là đỉnh vàng son của bản sắc" [7, tr.5].

Trang 24

tính.

Như vậy có thể hiểu chung biểu tượng là dùng hình này để chỉ nghĩa nọ,dùng cái biểu đạt/biểu hiện để thể hiện ý nghĩa trừu tượng của cái được biểuđạt/được biểu hiện, mà giữa chúng có mối quan hệ tương quan nhất định Ví nhưchim bồ câu tượng trưng cho hịa bình, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, Tuy nhiên, cách liên kết ý nghĩa giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt lại phụthuộc vào đặc điểm văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán của từng cộng đồng, dântộc khác nhau.

Theo quan điểm của NCS, biểu tượng là một dạng thức đặc biệt của ký hiệu,dùng hình ảnh tượng trưng để biểu đạt ý nghĩa tiềm ẩn cho một đối tượng khác nó,mà ý nghĩa nội dung là cái được biểu đạt, thơng qua hình thức là cái biểu đạt,được quy định bởi quan niệm của một cộng đồng nhất định và được bồi đắp thêmý nghĩa mới qua nhiều thế hệ Nói cách khác, biểu tượng là dùng hình ảnh được

trưng ra (cái biểu hiện) để biểu thị ý nghĩa cho một sự vật, khái niệm, tư tưởngkhác (cái được biểu hiện) Biểu tượng là một "tế bào" của văn hoá, được sáng tạonhờ vào năng lực tượng trưng hoá của con người, là thứ làm nên văn hóa conngười Có những điều trong đời sống xã hội có thể tri giác được như cái cây, conchim, dòng sơng…, nhưng có những thứ khó có thể cầm, nắm, nhận thức đượcbằng tư duy trực quan, mà phải thông qua tư duy trừu tượng, như tình yêu, sự ngaythẳng, sự thanh cao… Những điều khó tri giác đó phải thơng qua biểu tượng để thểhiện ý nghĩa của nó Và để hiểu được ý nghĩa trừu tượng đó cần phải thơng qua"phơng văn hố" của mỗi cá nhân, gắn với văn hóa của mỗi cộng đồng.

Trang 25

hình và sự tương ứng nhất định về ý nghĩa giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt,đặc biệt biểu tượng được quy định bởi đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc, đồngthời nó khơng bất biến mà có thể thay đổi sự biểu đạt theo điều kiện lịch sử - vănhoá - xã hội.

-Biểu tượng văn hoá:

Biểu tượng văn hoá là đơn vị cơ bản của văn hố, nó làm nên tồn bộ đờisống văn hố và chi phối mọi hoạt động của con người trong đời sống xã hội Theoquan điểm của Levi-Strauss, mọi nền văn hố đều có thể xem như một tập hợp cáchệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngữ ngôn, các quy tắc hôn nhân,các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo [dẫn theo 96, tr 23] Như vậy,bên cạnh những biểu tượng trong các lĩnh vực ngôn ngữ, quan hệ kinh tế, khoahọc, tơn giáo thì văn hoá là một lĩnh vực riêng được thể hiện qua biểu tượng.Mặc dù trước tiên, các biểu tượng đương nhiên được hình thành từ đời sống vănhoá của con người và "mọi nền văn hoá được tạo ra và trường tồn mãi mãi chỉ từviệc sử dụng các biểu tượng" [121], nhưng biểu tượng văn hoá là một biểu tượngđặc biệt, được hình thành và tiếp nhận, sử dụng qua sự phản chiếu văn hoá trongquá khứ, hiện tại và tương lai Biểu tượng và văn hố có sự liên hệ chặt chẽ khơngthể tách rời, vì ngơn ngữ biểu tượng chính là sự biểu đạt văn hoá của mỗi dân tộc.Biểu tượng văn hoá được hình thành từ đặc trưng văn hố, được nhận diện, giải mãcũng từ góc nhìn văn hố và cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá.

Theo quan điểm của NCS, biểu tượng văn hoá là hệ thống biểu tượng đượctiếp cận với góc độ văn hố, được nghiên cứu trên hệ thống lý thuyết, quan điểmcủa văn hoá học và ý nghĩa biểu tượng được hình thành, biến đổi và quy địnhthông qua các giá trị văn hoá Biểu tượng văn hoá phản chiếu bản sắc văn hoácủa mỗi tộc người, điều này giúp phân biệt các cộng đồng dân tộc, các quốc giavới nhau Ví dụ, biểu tượng Rắn xuất hiện nhiều trong các nền văn hoá khác nhau

Trang 26

rắn và coi rắn là biểu trưng cho ý niệm về thời gian Người Congo cũng thờ rắn vàtin rắn mang uy lực tối cao của trời, là tổ tiênsáng tạo Tuy nhiên, ở Pháp, ngườita mơ tả hình ảnh cái lưỡi chẻ đôi của rắn với ý nghĩa là kẻ tồn nói những lời độcđịa Cịn trong quan niệm dân gian của người Việt, rắn là con vật hiểm ác, gianxảo, đi cùng với những điều xấu (khẩu Phật tâm xà, cõng rắn cắn gà nhà ) Từ đócó thể thấy, biểu tượng văn hố chính là các khn mẫu văn hố, thể hiện hành viứng xử của con người theo những chuẩn mực xã hội của một cộng đồng nhất định.Biểu tượng có thể rất thiêng liêng đối với cộng đồng này, nhưng lại là những vậtphàm tục đối với cộng đồng khác Biểu tượng khi biểu đạt được giá trị văn hoá củamột cộng đồng dựa trên những giá trị tinh thần và bản sắc văn hố của cộng đồngđó thì nó trở thành biểu tượng văn hố.

Biểu tượng văn hố mang đặc tính nhận diện riêng của mỗi khơng gian vănhố khác nhau Mỗi cộng đồng, dân tộc có một khơng gian văn hố riêng, có bảnsắc văn hố riêng mà biểu tượng sẽ thể hiện được đặc trưng ấy Cùng một biểutượng, nhưng với mỗi nền văn hoá khác nhau sẽ mang hàm ý, ý nghĩa biểu trưngkhác nhau Theo Iu Lotman, biểu tượng xuyên qua bề dày của văn hố, nó như sứgiả của các thời đại văn hóa/nền văn hóa khác, như sự nhớ về những cơ sở văn hóacổ xưa và cũng tự điều chỉnh một cách tích cực trong các ngữ cảnh văn hóa, tựbiến đổi dưới ảnh hưởng của văn hóa [108, tr.221] Biểu tượng văn hố vừa mangtính phổ quát, vừa là "mã văn hoá" thể hiện bản sắc dân tộc và là một hiện tượngvăn hóa đặc biệt, gắn với đời sống tinh thần và mang tính trừu tượng.

Trang 27

giải mã từ việc phân tích q trình hình thành và phát triển văn hoá của một tộcngười, gắn với đặc điểm, nhận thức riêng của từng xã hội để nắm bắt được sự đanghĩa, ẩn nghĩa của biểu tượng văn hố, từ đó giúp chúng ta hiểu được hệ giá trịvăn hoá cơ bản của một cộng đồng, dân tộc.

- Biểu trưng: Đây là thuật ngữ gần nghĩa với "biểu tượng", thể hiện tính đa

nghĩa, ẩn nghĩa của một hình thức vật chất nào đó gắn với đặc trưng văn hố nhấtđịnh Biểu trưng là biểu thị một ý niệm trừu tượng nào đó giúp người ta liên tưởngđến ý niệm này khi nhìn thấy biểu tượng, nói cách khác biểu trưng là dạng thức cụthể hoá các ý nghĩa/nội dung của biểu tượng Vì "biểu tượng" là hình thức củanhận thức cao hơn cảm giác nên biểu tượng mang tính khái qt và điển hình; cịn"biểu trưng" mang tính cụ thể và đa dạng, thể hiện các tầng ý nghĩa/các ý niệmkhác nhau của "cái được biểu đạt" phụ thuộc vào đặc điểm văn hoá của từng cộngđồng nhất định Ví dụ: "hình trái tim" là biểu tượng của tình yêu; về mặt ý nghĩa cụthể thì biểu tượng "hình trái tim" biểu trưng cho nhiệt huyết, tình cảm, sự cảmtính

1.2.1.2.Tiền giấy tiếp cận từ biểu tượng văn hóa

Ngay từ thời nguyên thủy, các biểu tượng đã được sử dụng để tượng trưngcho một ý niệm, niềm tin hoặc giá trị nào đó Từ khi xã hội lồi người chưa xuấthiện “tiền” thì con người phải trao đổi hàng hoá qua phương thức hàng đổi hàng.Sau đó, họ sử dụng những thứ mang tính tượng trưng như hịn đá, lơng chim, vỏsị, mai rùa, tấm thẻ để làm vật ngang giá chung Khi văn hóa, kinh tế, xã hộiphát triển cao hơn thì phương tiện trao đổi hàng hóa cũng phát triển và “tiền” xuấthiện, trở thành phương tiện thanh tốn trong lưu thơng hàng hóa, cho phép nềnkinh tế sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.

Trang 28

chung và tiền giấy nói riêng ra đời là phát minh văn hố vĩ đại của lồi người, nóra đời gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và quan trọng hơn là đánhdấu sự phát triển văn hóa của lồi người Những nơi phát minh ra tiền cũng đều làcái nôi của văn minh thế giới.

Tiền giấy chính là sản phẩm văn hố do con người sáng tạo ra Trên mỗi tờ

tiền là sự kết tinh giá trị văn hoá thể hiện qua đường nét, hình ảnh, chữ viết vànhững biểu tượng Có thể nói, tiền giấy cũng là một biểu tượng văn hố và đóngvai trị quan trọng trong lịch sử phát triển văn hố của nhân loại vì người ta có thểthấy đặc trưng văn hố của một đất nước được hình thành từ quá khứ, phản ánhtinh thần văn hoá đương thời, thậm chí là xu hướng của tương lai Trong chuyênluận “Border and banknotes: The national perspective" của Anat First và Na'anaSheffi, tác giả đánh giá “Tiền giấy vẫn luôn chuyển tải các nội dung mang tínhbiểu tượng quốc gia, bên cạnh đó cịn đóng vai trị chuyển tải tư tưởng của dântộc”, vì vậy “việc lựa chọn các hình ảnh minh họa sinh động trên tờ tiền là sự thểhiện quan trọng về biểu tượng của chủ quyền quốc gia trên tiền giấy trong thời kỳtồn cầu hóa” [91, tr.345] (NCS dịch).

Trang 29

học) để nhận biết đặc điểm, giải mã ý nghĩa văn hoá của các biểu tượng trên tiềngiấy Để phân tích, giải mã ý nghĩa của biểu tượng cũng phải đặt các biểu tượngvào bối cảnh cụ thể, gắn với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội có tác động trựctiếp đến việc thể hiện biểu tượng trên tiền giấy trong các giai đoạn.

Trong phép biện chứng duy vật của học thuyết Mác - Lênin, mối quan hệgiữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyếtđịnh hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung Vận dụng phép biện chứngduy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin vào nghiên cứu biểu tượng văn hố, có thể thấymối quan hệ giữa nội dung và hình thức chính là mối quan hệ giữa "cái biểu đạt"và "cái được biểu đạt" "Cái biểu đạt" là hình thức để chuyển tải những thông điệp,ý nghĩa của "cái được biểu đạt" Cặp phạm trù này thể hiện qua các biểu tượng trêntiền giấy Việt Nam với “cái biểu đạt” là những đường nét, hình ảnh, hoa văn , cịn“cái được biểu đạt” là những ý nghĩa ẩn sau những hình ảnh, đường nét ấy Và đểchuyển tải được ý nghĩa, thông điệp của mình, biểu tượng văn hóa trên tiền giấy

đều có những đặc điểm cơ bản là: tính dễ nhận biết để nhận diện được “thương

hiệu quốc gia” (thể chế chính trị, đặc trưng văn hóa); tính biểu tượng của quốc gia,thể hiện bằng những hình ảnh tiêu biểu của đất nước như chân dung, phong cảnhthiên nhiên, con người ; tính tương tác giữa người sử dụng và tiền giấy (thơngqua những biểu tượngtrên tiền giấy, có thể tạo ra ấn tượng tốt đẹp, gợi lên tìnhcảm, lòng tự hào, sự liên tưởng của người sử dụng tiền); khả năng thu hút đốitượng người dùng (thông qua những hình ảnh, màu sắc, thiết kế trên tờ tiền);; vàtruyền đạt thông điệp, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

Trang 30

mình Trên đồng Yên của Nhật Bản là những nhân vật có đóng góp lớn đối với sựphát triển của đất nước cùng với nhiều biểu tượng quốc gia như: núi Phú Sĩ và hoaanh đào (tờ 1.000 Yên), cánh cổng Shureimon nổi tiếng ở thành phố Naha,Okinawa (tờ 2.000 Yên), hoa Kakitsubata (diên vĩ) biểu tượng cho tinh thầnthượng võ của người Nhật (tờ5.000 Yên) Tờ tiền Franc của Thụy Sĩ rất khác biệtvới biểu tượng bàn tay và các hình ảnh tượng trưng cho chủ đề thời gian (các múithời gian trên quả địa cầu, các khớp răng của đồng hồ) mang ý nghĩa tượng trưngcho một đất nước Thụy Sĩ thuộc về thế giới kết nối và cũng thể hiện đặc trưngnghề nghiệp nổi tiếng của người Thụy Sĩ là sản xuất đồng hồ Đồng Bảng Anh, bêncạnh hình ảnh Nữ hồng Elizabeth, cịn in hình (để tơn vinh) những nhân vật cóđóng góp quan trọng cho đất nước và những hình ảnh gắn liền với tên tuổi của họnhư: nhà khoa học Charles Darwin và hình ảnh các hệ động thực vật mà ông đãtừng khám phá (tờ 10 Bảng), nhà soạn nhạc Edward Elgar và hình ảnh dàn nhạcgiao hưởng (tờ 20 Bảng), nhà toán học Alan Turing và các cơng thức tốn học củng (tờ 50 Bảng)

Ở Việt Nam, ngay từ những tờ tiền đầu tiên (tiền Thông bảo hội sao) thời HồQuý Ly đã có hình ảnh tứ linh “long, li, quy, phụng” biểu trưng cho quyền lực(rồng), ước vọng thái bình (lân), sự linh thiêng, trường tồn (rùa), sự quyền quý(phượng) và hình rong, sóng, mây là những biểu trưng văn hóa của cư dân lúanước “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi chép đặc điểm các tờ tiền Thông bảo hội

sao:“Thể thức: tờ 10 đồng vẽ rong, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiềnvẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng” [82, tr.189] Sau

Trang 31

đậm đặc trưng văn hóa dân tộc.

1.2.2 Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu biểu tượng là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, có tính trừu tượng caovà là khoa học liên ngành, do đó khó có thể có một hệ thống lý thuyết và phươngpháp luận duy nhất để nghiên cứu Trên thế giới có các lý thuyết nghiên cứu biểutượng theo các hướng tiếp cận khác nhau như triết học, ngôn ngữ học, ký hiệu học,nhân học, dân tộc học, … với hệ thống lý thuyết và phương pháp nghiên cứu riêngcủa từng chuyên ngành Ở luận án này, NCS tiếp cận, phân tích và nghiên cứu biểutượng trên tiền giấy dựa trên cơ sở lý thuyết ký hiệu học, coi biểu tượng là một yếutố của ký hiệu và là một ký hiệu đặc biệt.

* Lý thuyết ký hiệu học

Ký hiệu học là chuyên ngành đầu tiên đề cập đến các biểu tượng như mộtngành khoa học độc lập (vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX) Ký hiệu học làkhoahọc nghiên cứu ký hiệu và các hệ thống ký hiệu [22, tr.22], được sáng lập bởinhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure và nhà triết học người MỹCharles Sanders Peirce Lý thuyết nghiên cứu của 2 nhà khoa học sử dụng đều làcấu trúc luận, nhưng phương pháp tiếp cận của Saussure là ngơn ngữ học, cịnPeirce là logic học theo hướng đa ngành [32, tr.28] Saussure xem ngôn ngữ là mộthệ thống các ký hiệu, mỗi ký hiệu có nghĩa là do nó phân biệt với các ký hiệu khác,nghĩa sinh ra từ nội tại hệ thống Mỗi ký hiệu có 2 thành phần cơ bản là cái biểuđạt và cái được biểu đạt [dẫn theo 32, tr.22], với sơ đồ hố sau:

Cái biểu đạt(âm thanh, hình ảnh)

Cái được biểu đạt(khái niệm)Ký hiệu

Còn Peirce sử dụng mơ hình "cấu trúc tam vị" để nghiên cứu biểu tượngdưới góc nhìn ký hiệu học Với mơ hình cấu trúc này, các thành tố ln có sự ảnhhưởng tương tác lẫn nhau, từ ký hiệu này sẽ sản sinh ra ký hiệu khác thông quaviệc diễn giải ký hiệu trước đó [32, tr.29].

Trang 32

Sự biểu thị Khách thể

Theo lý thuyết nghiên cứu biểu tượng dưới góc độ ký hiệu học, thì biểutượng là một dạng ký hiệu đặc biệt, mà cái biểu đạt gợi cho người ta liên tưởng đếnmột ý nghĩa/nội dung khác, ngoài ý nghĩa/nội dung được thể hiện trực tiếp Cácnhà khoa học sau này đã phát triển thêm hệ thống lý luận để nghiên cứu biểu tượngnhư là một thành tố của hệ thống ký hiệu, tiêu biểu là Iu Lotman, Mikhail Bakhtin,Tzvetan Todorov, Roland Barthes Trong đó Todorov đã viết: Nếu người ta đưara một từ ngữ "ký hiệu" có nghĩa chung là biểu tượng (ở trường hợp này biểutượng trở thành một loại ký hiệu đặc biệt), ta có thể nói rằng nghiên cứu biểutượng lệ thuộc vào lý thuyết phổ quát của các ký hiệu,hay ký hiệu học [dẫn theo32, tr.35] Còn Iu Lotman vẫn tiếp tục cách giải thích truyền thống về biểu tượngcó từ F de Saussure và nhà biểu tượng học Nga

A.F Losev, ông coi biểu tượng là một ký hiệu đặc biệt có vai trị hạt nhân trong hệthống văn hố [dẫn theo 28].

Trang 33

Về quan hệ giữa tính hai mặt của biểu tượng là cái biểu đạt và cái được biểuđạt, việc phân loại, đánh giá, lý giải và tìm ra các mối quan hệ nội tại để giải mãbiểu tượng cũng vô cùng phức tạp và đa dạng Trong hệ thống luận điểm của lýthuyết ký hiệu học cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quan hệ giữa hình thức vànội dung của biểu tượng Có ý kiến hiểu biểu tượng với nghĩa rất rộng, gồm tất cảcác biểu hiện văn hoá của con người, nghĩa là đồng nhất biểu tượng và ký hiệu Cóquan điểm coi biểu tượng là hiện tượng thần bí (như các biểu trưng về tơn giáo).Cịn có quan điểm hiểu biểu tượng theo nghĩa hẹp- coi biểu tượng là trường hợpđặc biệt của ký hiệu.

Khi lựa chọn lý thuyết ký hiệu học để nghiên cứu đề tài, NCS tiếp cận cácbiểu tượng văn hóa trên tiền giấy như là một yếu tố của ký hiệu và là một ký hiệuđặc biệt, với “cái biểu đạt” là hình ảnh về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, hìnhảnh q hương, đất nước và con người Việt Nam (ngồi ra cịn có các hình ảnh hoavăn, hoạ tiết trang trí, quốc huy, quốc hiệu…); còn "cái được biểu đạt" là các tầngý nghĩa của biểu tượng, đặc điểm về thể chế chính trị, truyền thống và bản sắc vănhố dân tộc từ quá khứ đến hiện tại Khi nghiên cứu 03 biểu tượng này, NCS nhậndiện “cái biểu đạt” thông qua việc phân tích, giải mã cách thể hiện/sự biểu thị biểutượng (như hồn cảnh lịch sử, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giaiđoạn, nghệ thuật thể hiện và ý tưởng của họa sĩ thiết kế tiền) để xác định “cái đượcbiểu đạt” là những ý nghĩa của biểu tượng, đồng thời xác định được đặc trưng vàbản sắc văn hóa Việt Nam thơng qua những biểu tượng trên tiền giấy.

* Khung phân tíchCái biểu đạtBiểu tượng Chủtịch Hồ Chí MinhBiểu tượngCon người

Biểu tượng quêhương, đất nước

Cái được biểuđạt

Trang 34

1.3.KHÁI QUÁT VỀ TIỀN GIẤY NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.3.1 Khái lược lịch sử tiền giấy Việt Nam

So với các nước, Việt Nam có đồng tiền riêng khá muộn, vì qua hàng nghìnnăm Bắc thuộc, chúng ta phải sử dụng tiền của các triều đại phong kiến phươngBắc Đến năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền Thái Bình Hưng Bảo (tiềnkim loại) thì người Việt mới có đồng tiền riêng Năm 1396, Hồ Quý Ly cho pháthành tiền giấy Thông Bảo hội sao Tuy nhiên, khi nhà Minh xâm lược nước ta(năm 1407) đã thủ tiêu tiền giấy Sau đó, trong suốt thời kỳ phong kiến, tiền ViệtNam đều là tiền kim loại với văn tự Hán Đến năm 1875 (thời kỳ thuộc Pháp), ViệtNam mới sử dụng tiền giấy, nhưng có nhiều loại tiền: tiền Ngân hàng Đơng Dương(1875 - 1954); tiền thời Nhật Bản tạm chiếm (1941 - 1945); Tiền Việt Nam Cộnghòa (1955 - 1975).

Năm 1945, tiền giấy nước Việt Nam DCCH được phát hành Từ đó đến nay,tiền giấy Việt Nam có nhiều thay đổi về mệnh giá, thiết kế nhưng đều thể hiện rõbản sắc văn hóa dân tộc Căn cứ vào các mốc lịch sử quan trọng của đất nước, tìnhhình chính trị, xã hội và nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng, Chính phủ trong từng thờikỳ, NCS phân kỳ hệ thống tiền giấy Việt Nam thành 03 giai đoạn lớn, gồm 84mệnh giá, với 104 mẫu tiền (Phụ lục 1).

1.3.1.1 Giai đoạn 1945 - 1975

Sau khi thành lập nước Việt Nam DCCH, Chính phủ phải đối phó với nhiềuvấn đề vơ cùng khó khăn, cấp bách, trong đó có tài chính tiền tệ Đây là giai đoạncam go của Cách mạng Việt Nam nên việc phát hành và lưu hành tiền Việt Namcũng khá phức tạp Ngày 31/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam DCCH cho pháthành giấy bạc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra, mở đầu một thời kỳ mới của nền tiềntệ độc lập, tự chủ Tiền giấy giai đoạn này gồm 05 bộ tiền, có 49 mệnh giá với 64

mẫu tiền 03 bộ tiền Tiền Tài chính, Tín phiếu Trung Bộ và Giấy bạc Tài chínhNam bộ được phát hành linh hoạt ở 03 miền để phù hợpvới tình hình kháng chiến

mà vẫn giữ được sự tập trung thống nhất Đây là các bộ tiền có nhiều mẫu cho 01mệnh giá tiền nhất, có những mẫu chỉ khác nhau đơi chút về màu sắc, thiết kế Có

Biểu tượng quêhương, đất

nước Chủ đề thể

Trang 35

tình trạng này vì đây là giai đoạn tiền được in và phát hành bí mật để tránh sự pháhoại của địch, tiền được vẽ, in ở nhiều nơi, trang thiết bị lại vơ cùng thiếu thốn.

- Tiền Tài chính (tiền Trung ương), gồm cả tiền kim loại và tiền giấy,

được phát hành từ năm 1945 - 1951 ở khu vực vùng tự do Bắc Bộ và Bắc TrungBộ (các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) Tiền kim loại có: 20 xu, 5 hào,1đ, 2đ Tiền giấy gồm các mệnh giá: 2 hào, 5 hào, 1đ, 5đ, 10đ, 20đ, 50đ, 100đ,200đ, 500đ Trên các tờ tiền đều in hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, dịngchữ “Việt Nam Dân chủ cộng hồ” và chữ ký của Bộ trưởng Tài chính và Giámđốc Quốc gia Ngân khố (Phụ lục 2, phần A, mục I).

- Tín phiếu Trung bộ do chính quyền Liên khu V in và phát hành từ năm

1947 - 1954 ở 04 tỉnh thuộc vùng tự do Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định, Phú n) Thời gian đầu, Tín phiếu Trung bộ lưu hành song song vớiTiền Tài chính, đến năm 1952, chỉ lưu hành Tín phiếu và được quản lý phát hànhnhư giấy bạc Tín phiếu Trung bộ gồm các mệnh giá: 1đ, 5đ, 10đ, 20đ, 50đ, 100đ,500đ, 1.000đ đều có hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ ký của đại diệnChính phủ Trung ương và Ủy ban hành chính Trung Bộ (Phụ lục 2, phần A, mụcII).

- Giấy bạc Tài chính Nam Bộ được Chính phủ phát hành từ năm 1947

-1954 tại Nam Bộ, gồm các mệnh giá: 1đ, 5đ, 20đ, 50đ, 100đ Các tờ tiền đều inhình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ ký của Đại diện Bộ Tài chính - Chủtịch Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ (Phụlục 2, phần A, mục III).

Trang 36

và thu đổi tiền cũ.

- Bộ tiền năm 1951 (đến năm 1959) (tiền Ngân hàng): do NHQGVN

phát hành ngay sau khi thành lập và thay cho các loại tiền tài chính (đổi tiền ở BắcBộ từ tháng 5/1951 - đầu năm 1953) Bộ tiền này chỉ có tiền giấy, lưu hành từ Liênkhu 4 trở ra các vùng giải phóng, gồm các mệnh giá: 20đ, 50đ, 100đ, 200đ, 1.000đ(năm 1951), 5.000đ (tháng 12/1953), 10đ (tháng 11/1958) (Phụ lục 2, phần A, mụcIV) Mặt trước các tờ tiền đều in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên là chữ"Việt Nam Dân chủ cộng hoà" (tiếng Việt và tiếng Hán); mặt sau in chữNHQGVN Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, tiền Ngân hàng lưu hành mởrộng đến khu vực sông Bến Hải Đến 10/10/1954, Chính phủ Việt Nam vào tiếpquản thủ đơ Hà Nội, phát hành tiền Ngân hàng và thu đổi tiền Đông Dương từ11/10 - 11/1954 (Hải Phòng từ 14/5 - 18/5/1955), hoàn toàn làm chủ thị trườngtiền tệ Hà Nội và miền Bắc.

- Tiền phát hành từ năm 1959 đến 1975 (Phụ lục 2, phần A, mục V): Từ

năm 1955, do việc lưu thông và kết cấu các loại tiền trong chiến tranh khơng cịnphù hợp, nên ngày 27/02/1959, Chủ tịch nước Việt Nam DCCH cho phép pháthành tiền mới và đổi tiền nhanh gọn trong 03 ngày.

+ Bộ tiền năm 1959 có tiền kim loại và tiền giấy Tiền kim loại gồm 1 xu, 2

xu, 5 xu Tiền giấy gồm các mệnh giá: 1 hào, 2 hào, 5 hào, 1đ, 2đ, 5đ, 10đ, mặttrước in hình Quốc huy, phía trên in chữ "Nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ", phíadưới in chữ NHQGVN (trừ tờ 10đ); mặt sau, phía trên có dịng chữ NHQGVN (trừtờ 1 hào, 5 hào, 1đ), phía dưới ghi năm 1958 Từ ngày 26/10/1961, NHQGVN đổitên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tiền phát hành bổ sung (từ 1964 - 1975) gồm 4 mệnh giá: 2 xu, 5 xu, 1 hào

và 2 hào Mặt trước các tờ tiền đều in hình Quốc huy và dịng chữ "Nước ViệtNam Dân chủ cộng hoà", mặt sau in chữ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Bộ tiền năm 1975 (ở miền Nam Việt Nam): Sau khi thống nhất đất nước,

Trang 37

xu, 50 xu, 1đ, 2đ, 5đ, 10đ và 50đ Mặt trước các tờ tiền là chữ "Ngân hàng ViệtNam", mặt sau là chữ "Giấy bạc Ngân hàng Việt Nam" và số năm "1966" Bộ tiềnnày chỉ lưu hành ở miền Nam đến khi đổi tiền năm 1978 Như vậy, Việt Nam hìnhthành 2 khu vực tiền tệ: Miền Bắc sử dụng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Namphát hành; miền Nam sử dụng tiền do NHQGVN phát hành.

1.3.1.2 Giai đoạn 1976 - 1986

Tháng 4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội nước Việt Nam thốngnhất Tháng 7/1976, Quốc hội họp và đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Từ tháng 7/1976, hệ thống ngân hàng Nam - Bắc hợp nhất thànhNgân hàng Nhà nước Việt Nam, nhưng 02 miền vẫn lưu hành đồng tiền riêng Đếnngày 02/5/1978, sau cuộc đổi tiền lần thứ 5 mới có bộ tiền thống nhất trên cả nước.Giai đoạn này có 02 bộ tiền, gồm 19 mệnh giá, 21 mẫu tiền.

- Bộ tiền năm 1978 (đến trước năm 1985): gồm tiền kim loại (1 hào, 2 hào,

5 hào và 1đ) và tiền giấy (09 mệnh giá): 5 hào, 1đ, 2đ, 5đ, 10đ, 20đ, 30đ, 50đ và100đ (Phụ lục 2, phần B, mục I) Tiền phát hành đợt 1 năm 1978 được thiết kế vàin ấn trước khi đổi tên nước, nên mặt trước các tờ tiền đều có hình Quốc huy vàchữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, mặt sau có số năm “1976” Các mẫu tiềnphát hành đợt 2, từ năm 1980, mặt trước có hình Quốc huy và Quốc hiệu, mặt saucó chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

- Bộ tiền năm 1985: Lần đổi tiền thứ 6 từ ngày 14/9/1985 và chỉ phát hành

tiền giấy Bộ tiền gồm 10 mệnh giá: 5 hào, 1đ, 2đ, 5đ, 10đ, 20đ, 30đ, 50đ,100đ và500đ (Phụ lục 2, phần B, mục II) Mặt trước các tờ tiền đều in hình Quốc huy,Quốc hiệu và số năm “1985”, hình cột cờ Hà Nội (từ tờ 5 hào đến 10đ) và chândung Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tờ 20đ đến tờ 500đ); mặt sau đều in chữ "Ngânhàng Nhà nước Việt Nam".

1.3.1.3 Giai đoạn 1987 đến nay

Trang 38

bổ sung các loại tiền mệnh giá lớn Giai đoạn này có 02 bộ tiền, có tổng số 16mệnh giá với 19 mẫu tiền.

-Tiền phát hành bổ sung từ năm 1987 - 2000: Thời kỳ này, Ngân hàng

Nhà nước phát hành bổ sung nhiều mệnh giá tiền: 200đ, 1.000đ, 2.000đ, 5.000đ(năm 1987); 500đ, 1.000đ, 2.000đ (năm 1988); 10.000đ, 50.000đ (năm 1990);100đ, 5.000đ, 20.000đ (năm 1991); 10.000đ (năm 1993); 50.000đ, 100.000đ(năm 1994) Trên các tờ tiền, mặt trước in hình Quốc huy, Quốc hiệu, chân dungChủ tịch Hồ Chí Minh (trừ tờ 100đ); mặt sau đều có dịng chữ "Ngân hàng Nhànước Việt Nam" (Phụ lục 2, phần C, mục I).

-Tiền Polymer (từ năm 2003 đến nay): Từ tháng 12/2003, Ngân hàng

Nhà nước đã phát hành hệ thống tiền mới trên chất liệu polymer, dần thay thế vàthu hồi các loại tiền giấy cotton Hệ thống tiền mới được lưu thông trên thị trườngcả nước đến hiện nay Tiền polymer gồm 06 mệnh giá: 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ,100.000đ, 200.000đ và 500.000đ Mặt trước các tờ tiền có hình Quốc huy, Quốchiệu và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mặt sau có chữ "Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam" (Phụ lục 2, phần C, mục II).

1.3.2 Khái quát về biểu tượng trên tiền giấy Việt Nam

Trang 39

ln thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua các biểu tượng văn hố.Trên tiền giấy, ngoài việc phải tuân theo những nguyên tắc, quy định chuẩnchung về hình thức như các yếu tố bảo an, số seri, mệnh giá, cịn có hệ thống cáchình ảnh, tiêu đề, tiêu ngữ để thể hiện đặc trưng thể chế chính trị và thể hiện bảnsắc văn hóa của quốc gia Mặt trước tờ tiền là mặt chính, thường được thiết kế chitiết và trang trọng, gồm các yếu tố và biểu tượng quốc gia để nhận diện thể chếchính trị, chủ quyền đất nước như: Quốc huy, Quốc hiệu, chân dung, mệnh giá vàđơn vị tiền tệ, hoa văn trang trí Mặt sau thể hiện đơn vị phát hành tiền, mệnh giá,các hình ảnh chủ đề và hoa văn trang trí Như vậy, trên tiền giấy có hệ thống cácbiểu tượng chính là biểu tượng tượng trưng cho quốc gia (Quốc huy, Quốc hiệu);hệ thống hoa văn, họa tiết trang trí; chân dung; và hệ thống các hình ảnh chủ đề(thiên nhiên, con người hoặc các con vật điển hình).

Trên tiền giấy Việt Nam có các hệ thống biểu tượng chính thể hiện thể chếchính trị và bản sắc văn hóa dân tộc gồm: Quốc huy, Quốc ngữ; hoa văn, họa tiếttrang trí; chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; biểu tượng con người; và biểu tượngquê hương, đất nước.

Trong luận án, NCS lựa chọn 03 biểu tượng chính để nghiên cứu là chândung Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng con người và biểu tượng quê hương, đấtnước NCS lựa chọn 03 biểu tượng này vì đây là những biểu tượng xuyên suốt hệthống tiền giấy Việt Nam từ năm 1945 đến nay, được lặp đi lặp lại, có tính phổbiến, có quan hệ chặt chẽ với nhau về chính trị, văn hóa trong các giai đoạn lịch sửvà phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa, lịch sử dân tộc 03 biểu tượng này cũng gắnliền với diễn biến lịch sử, kinh tế, chính trị và đời sống xã hội của đất nước, phảnánh tinh thần thời đại, đồng thời thể hiện rõ giá trị tư tưởng và mang đậm bản sắcvăn hóa dân tộc.

Tiểu kết chương 1

Trang 40

hết được tính đa nghĩa và đa dạng văn hóa của biểu tượng.

Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về biểutượng văn hóa và tiền giấy, là cơ sở quan trọng về lý luận để NCS triển khai nộidung của Luận án Qua tìm hiểu các nghiên cứu về tiền giấy Việt Nam có thể thấycác nghiên cứu chủ yếu tiếp cận tiền giấy từ góc độ lịch sử, xã hội, kỹ

- mỹ thuật, mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu từ góc độ văn hóa vàbiểu tượng văn hóa Trên thực tế, hệ thống tiền giấy Việt Nam khá phức tạp do ảnhhưởng của chiến tranh, nhưng luôn thể hiện được các hình ảnh về đất nước, conngười Việt Nam một cách đậm nét, phong phú và thể hiện đặc trưng văn hóa dântộc thơng qua các biểu tượng văn hóa NCS lựa chọn 03 biểu tượng chính đểnghiên cứu là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng con người và biểutượng quê hương, đất nước vì đây là những biểu tượng xuyên suốt hệ thống tiềngiấy Việt Nam từ năm 1945 đến nay, được lặp đi lặp lại, có tính phổbiến, có quanhệ chặt chẽ với nhau về chính trị, văn hóa trong các giai đoạn lịch sử và phản ánhrõ nét đặc trưng văn hóa, lịch sử dân tộc.

Để đi sâu nghiên cứu 03 biểu tượng văn hóa chính trên tiền giấy Việt Nam,luận án dựa trên cơ sở lý thuyết ký hiệu học, coi biểu tượng là một yếu tố của kýhiệu và là một ký hiệu đặc biệt Đồng thời nhận diện, phân tích, giải mã ý nghĩacủa 03 biểu tượng văn hóa gắn với bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội của ViệtNam từ năm 1945 đến nay Từ bước tiếp cận đó, NCS sẽ tiến hành phân tích, giảimã 03 biểu tượng văn hóa trên tiền giấy Việt Nam trong những chương tiếp theo.

Chương 2.

BIỂU TƯỢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TIỀN GIẤY VIỆT NAM

Ngày đăng: 07/07/2023, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w