Chúng được sử dụng mộtcách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpKhái niệm TSCĐ : TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủyếu có gi
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Cố ĐỊNH CỦA DOANH
NGHIỆP……….8
1.1 Tài sản cố định (TSCĐ) 8
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm TSCĐ 8
1.1.2 Phân loại, kết cấu tài sản cố định và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của tài sản cố định 9
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của TSCĐ đối với hoạt động của doanh nghiệp 13
1.2 Vốn cố định………… ……… …14
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của VCĐ trong doanh nghiệp 14
1.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 15
1.3 Khấu hao tài sản cố định 17
1.3.1 Hao mòn tài sản cố định 17
1.3.2 Khấu hao tài sản cố định 18
1.4 Sự cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định ở doanh nghiệp 21
1.4.1 Sự cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 21
1.4.2 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 23
1.5 Vai trò của công tác quản lí tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 30
1.5.1 Mối quan hệ giữa quản lí tài chính doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 30
1.5.2 Vai trò của công tác quản lí tài chính doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 30
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC ICON……….…32
2.1 Khái quát về tình hình phát triển và đặc điểm của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc icon……….32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32
2.1.2 Tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON 34
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng VCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON 37
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON 37
Trang 22.2.2 Thực trạng vốn và nguồn vốn của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và
kiền trúc ICON 40
2.2.3 Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON 45
2.2.4 Tình hình quản lý sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON 50
2.3 Đánh giá chúng về công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON 56
2.3.1 Những thành tựu đạt được 56
2.3.2 Những khó khăn mà công ty gặp phải 57
2.2.3 Nguyên nhân 59
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC ICON……… ……… 61
3.1 Phương hướng hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON trong thời gian tới 61
3.1.1 Phương hướng chung của công ty 61
3.1.2 Chiến lược thị trường và khách hàng đảy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận 62
3.1.3 Xây dựng và phát triển thương hiệu 63
3.1.3 Một số định hướng khác 64
3.2 Những biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiện quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON 65
3.2.1 Đẩy mạnh công tác khai thác, tạo lập nguồn vốn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, quy trình công nghệ 65
3.2.2 Hoàn thiện công tác phân cấp quản lí tài sản cố định 67
3.2.3 Chú trọng đến việc thanh lí nhượng bán những tài sản cố định không cần dùng 68
3.2.4 Chú trọng vào việc nâng cao trình độ tay nghề công nhân 68
3.2.5 Công ty cần có phương pháp khấu hao hợp lí 69
3.2.6 Công ty cần tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh 70
3.3 Kiến nghị với Nhà Nước 70
KẾT LUẬN…… ……….……… ………72
Trang 3DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ & BẢNG
Sơ đồ 2.1:Tổ chức bộ máy quản lý………
( Nguồn tài liệu : phòng kế toán tài chính của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012)
35
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xâydựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo KQHĐ SXKD của công ty cổ phần tư vấn đầu tư
xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
37
Bảng 2.2: Báo cáo KQSX KD của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng vàkiến trúc ICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu :Bảng KQSX KD của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và
kiến trúc ICON năm 2010 2012).
38
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúcICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu :Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
41
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiếntrúc ICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu :Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
44
Bảng 2.5: Cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúcICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
46
Bảng 2.6: Tình hình tăng, giảm TSCĐ HH của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xâydựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
48
Bảng 2.7: Tình hình tăng, giảm TSCĐ VH của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xâydựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012
( Nguồn tài liệu : Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
49
Bảng 2.8: Hiện trạng TSCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến
Trang 4( Nguồn tài liệu :Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
Bảng 2.9: Khấu hao TSCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiếntrúc ICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu :Bảng báo cáo thuyết minh tài chính của công ty cổ phần tư vấn
đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
53
Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần
tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012………
( Nguồn tài liệu : phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
54
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013của công ty cổ phần tư vấnđầu tư xây dựng và kiến trúc ICON………
( Nguồn tài liệu : phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây
dựng và kiến trúc ICON năm 2010 2012).
61
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 5ĐTDH: đầu tư dài hạn DN : Doanh nghiệp
LNST , LNTT: Lợi nhuấn sau thuế, Lợi
nhuận trước thuế
HĐ SXKD : Hoạt động sản xuất kinhdoanh
TS: Tài sản, TS: Tỉ suất
TSCĐ: Tài sản cố định
VCSH: Vốn chủ sở hữuVCĐ : Vốn cố định
NHTM: Ngân hàng thương mại
KPT NN : Khoản phải thu Nhà nước
CCDC : Công cụ dụng cụKPN: khoản phải nộp
Trang 6LỜI MỞ ĐÂU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Vốn cố định (VCĐ) là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về Tài sản cố định(TSCĐ) nên quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến qui mô của TSCĐ ảnhhưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị công nghệ, năng lực sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy VCĐ là một tiền đề không thể thiếu đối với bất kỳ một doanhnghiệp nào, là một bánh răng trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Người ta đã từng ví VCĐ như dòng máu của doanh nghiệp Dòng máu này cótuần hoàn, chất lượng thì doanh nghiệp mới phát triển hưng thịnh Ngược lại, nếu dòngmáu này bị nghẽn tắc hay kém chất lượng sẽ khiến cho doanh nghiệp bị lụi bại Nhậnthức được tầm quan trọng đó, mỗi doanh nghiệp không thể không chú ý, quan tâm đếncác phương pháp sử dụng hiệu quả nguồn VCĐ quí báu của doanh nghiệp mình Hiện nay, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêubao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Các doanh nghiệpđược toàn quyền tự quyết trong mọi hoạt động và trong sử dụng VCĐ Chính vì vậy,quản lý việc sử dụng VCĐ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi Công
Những vấn đề trình bày trong bản khoá luận là những nghiên cứu về quá trìnhquản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp sao cho việc bảo toàn và phát triển nguồnvốn đạt hiệu quả cao nhất
2 Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn cố định và hiệu quả
sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần tưvấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON
Trang 7 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cho Công ty Cổphần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công
ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON tư năm 2010 – 2012
* Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu
tư xây dựng và kiến trúc ICON thể hiện qua các tài liệu và đặc biệt là các BCTC, báocáo tổng kết của Công ty trong vòng 3 năm 2010-2012, từ đó đề xuất các giải phápnâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng
và kiến trúc ICON
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài có sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh… làm phương pháp luận cănbản cho việc nghiên cứu
Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếncác chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến chuyên gia tại công ty…
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản khoá luận bao gồm ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lí luận chung về vốn cố định và các giải pháp tài chính nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chương II Thực trạng tình hình quản lí và sử dụng vốn cố định tại Công ty
CPTVĐT XD và kiến trúc ICON
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON
Trang 8CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ
ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.
Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bántp…) các tư liệu lao động (như máy móc và thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận tải…)
là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng laođộng biến đổi nó theo mục đích của mình Trong đó thì TSCĐ trong các doanh nghiệplại là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động Chúng được sử dụng mộtcách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpKhái niệm TSCĐ : TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủyếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì đượcchuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 149/ 2001/QĐ BTC ngày 31/12/2001, một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoảmãn 4 điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
Nguyên giá của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy
Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ một năm trở lên
Phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định Tiêu chuẩn này được quy định riêngđối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời
kỳ
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là công
cụ dụng cụ lao động nhỏ, được sắm bằng nguồn vốn lưu động nhỏ của doanh nghiệp.Tuy nhiên trong thực tế, việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp
là phức tạp hơn
Trang 9Có thể cùng một tài sản trong trường hợp này được coi là TSCĐ song ở trườnghợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động Ví dụ máy móc thiết bị, nhà xưởng…dùng trong sản xuất là các TSCĐ song nếu là các sản phẩm mới hình thành đang đượcbảo quản trong kho thành phẩm, chờ tiêu thụ thì chỉ được coi là tư liệu lao động Vìvậy việc phân biệt TSCĐ với các đối tượng lao động trong một số trường hợp lạikhông đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật
Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các điều kiệntrên song lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thống đó đượccoi như một TSCĐ Ví dụ trang thiết bị cho một văn phòng giao dịch của doanhnghiệp Một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu đồng thời thoả mãn 2 điều kiện trên và khônghình thành các TSCĐ hữu hình thì được coi là các TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.Vận dụng chi phí mua bằng phát minh sáng chế của đơn vị…
Chính bởi sự phức tạp trong các xác định TSCĐ nên việc quản lý vốn cố định vàTSCĐ trên thực tế là một công việc vô cùng phức tạp và cần thiết phải chú trọng
1.1.1.2 Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp
Tài sản cố đinh có đặc điểm như sau:
TSCĐ giữ nguyên hình thái biểu hiện khi tham gia vào hoạt động kinh doanh;
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh;
Giá trị của TSCĐ dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức chi phíkhấu hao
1.1.2 Phân loại, kết cấu tài sản cố định và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của tài sản cố định
1.1.2.1 Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Phần loại TSCĐ : là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiện có của DN theo nhữngtiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu câù quản lý của doanh nghiệp
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo phuơng pháp này, toàn
bộ TSCĐ của DN được chia làm 2 loại: tài sản cố định hưu hình ( TSCĐ HH ) và tài sản cố định vô hình ( TSCĐ VH )
1 TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiệnbằng các hình thái vật chất cụ thẻ Những Tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tàisản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với
Trang 10nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinhdoanh, gồm :
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc
Loại 2: Máy móc, thiết bị
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản
lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bịđiện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chốngmối mọt
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu
năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm câyxanh ; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đànbò
Loại 6: Các loại TSCĐ khác: Toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên
như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật
2 TSCĐ vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, thểhiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinhdoanh của DN như chi phí thành lập DN, chi phí về đất sử dụng, chi phí mua sắm bằngsáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại, giá trị lợi thế thương mại …
Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu đầu tư vào Tài sản cố địnhhữu hình và vô hình Từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh các cơ cấuđầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất
Phân loại TSCĐ theo mục đich sử dụng :
TSCĐ dùng trong sản xuất - kinh doanh: là những tài sản cố định dùng tronghoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ củadoanh nghiệp
TSCĐ dùng ngoài sản xuất - kinh doanh: là tài sản cố định dùng cho mục đíchphúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng Đó là những tài sản cố định do DN quản lý
và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp (như các công trình phúc lợi)
Tài sản cố định sử dụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanhnghiệp : đó là những tài sản cố định DN bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc choNhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Trang 11Cách phân loại này giúp cho DN thấy được cơ cấu Tài sản cố địnhcủa mình theomục đích sử dụng của nó Từ đó có biện pháp quản lý Tài sản cố định theo mục đích
sử dụng sao cho có hiệu quả nhất
Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
Căn cứ vào công dụng kinh tế của tài sản cố định, toàn bộ tài sản cố định của DN
có thể chia thành các loại sau :
Nhà cửa, vật kiến trúc : là những Tài sản cố định của DN được hìnhthành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc nhà kho, thápnước, hàng rào, sân bay, đường xá, cầu cảng
Máy móc thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN như máy móc thiết bị động lực, máy móccông tác, thiết bị chuyên dùng
Phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tảinhư phương tiện đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, hệ thống thông tin,đường ống dẫn nước
Thiết bị dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tácquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị khác,dụng cụ đo lường máy hút bụi, hút ẩm
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm : là các loạivườn cây lâu năm như vườn chè, vườn cà phê, vườn cây cao su, vườn cây ăn quả, súcvật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn bò, đàn ngựa
Các loại tài sản cố định khác : là toàn bộ các loại tài sản cố định khácchưa liệt kê vào 5 loại trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh thảm
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại Tài sản cố địnhtrong
DN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng tài sản cố định và tính toán khấuhao tài sản cố định chính xác
Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng:
TSCĐ đang sử dụng: Những TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng cho cáchoạt động sản xuất - kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạtđộng phúc lợi, sự nghiệp hay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp
Trang 12 TSCĐ chưa cần dùng: Những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinhdoanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đangđược dự trữ để sử dụng sau này
TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý: Những TSCĐ không cần thiết haykhông phù hợp với nhiệm cụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh
lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:
TSCĐ tự có: Những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
TSCĐ đi thuê: TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính
Đối với TSCĐ thuê hoạt động: Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sửdụng theo các quy định trong hợp đồng thuê Doanh nghiệp không trích khấu hao đốivới những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong
kỳ
Đối với những TSCĐ thuê tài chính: Doanh nghiệp phải theo dõi, quản
lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình và phải thựchiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ
1.1.2.2 Kết cấu tài sản cố định trong doanh nghiệp
Khái niệm : Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá từng loại TSCĐtrong tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định
Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặcthậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau Sự khácbiệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ trong từng ngành sản xuất và trong từng doanhnghiệp sản xuất - kinh doanh trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố
1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định.
Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ: Các DN thuộc nghànhcông nghiệp nặng thì kết cấu về trang bị máy móc thiết bị thường chiếm tỷ lệ cao.Ngược lại các DN thuộc công nghiệp nhẹ thì tỷ lệ lại thấp
Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Đối vớinhững DN có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửachiếm tỷ trọng nhỏ Còn những DN trình độ kỹ thuật thấp thì ngược lại
Trang 13 Loại hình tổ chức sản xuất: Ở những DN tổ chức sản xuất theo lối dây chuyềnthì kết cấu về trang thiết bị máy móc chiếm tỷ trọng cao hơn so với những DN có tổchức sản xuất theo dây chuyền.
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của TSCĐ đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Tài Sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố chủ yếu thể hiện năng lực sảnxuấtkinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác tài Sản cố định là "hệ thống xương"
và bắp thịt của quá trình kinh doanh Vì vậy trang thiết bị hợp lý, bảo quản và sử dụngtốt tài Sản cố định có ý nghĩa quyết định đến việc tăng năng suất lao động, tăng chấtlượng kinh doanh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động kinh doanh , Tài Sản cố định có vai trò hết sức lớn lao
và bấtkỳ hoạt động kinh doanh nào muốn diễn ra đều phải có Tài Sản cố định
Như trên đã nói Tài Sản cố định là 1 "hệ thống xương" và "bắp thịt" của quá trìnhkinh doanh Thật vậy bất kỳ 1 Doanh nghiệp nào muốn chấp hành kinh doanh đềuphải có Tài Sản cố định , có thể là Tài Sản cố định của Doanh nghiệp, hoặc là Tài Sản
cố địnhđi thuê ngoài Tỉ trọng của Tài Sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh củaDoanhnghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất kinh doanh từng loại hình Các đơn
vị kinhdoanh có các loại hàng giá trị lớn thì tỉ trọng Tài Sản cố định của nó thấp hơn
so với đơnvị kinh doanh mặt hàng có giá trị nhỏ Tỷ trọng Tài Sản cố định càng lớn(nhưng phảinằm trong khuôn khổ của nhu cầu sử dụng Tài Sản cố định) thì chứng tỏtrình độ kinhdoanh của Doanh nghiệp càng hiện đại với kỹ thuật cao
Tuy nhiên Doanh nghiệp hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn để pháttriển vàtái sản xuất mở rộng vì vậy vấn đề phân bổ hợp lý Tài Sản cố định và TSLĐ làrất quan trọng Việc đầu tư vào Tài Sản cố định phải thoả đáng tránh tình trạng thừaTài Sản cố định sử dụng không hết năng lực Tài Sản cố định trong khi đó TSLĐ lạithiếu
Cơ cấu các loại Tài Sản cố định (Tài Sản cố định hữu hình, vô hình và Tài Sản cốđịnh đi thuê) trong các Doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực kinh doanh , xu hướngđầu tư kinh doanh, phụ thuộc vào khả năng dự đoán tình hình kinh doanh trên thịtrường của lãnh đạo Doanh nghiệp Nói chung tỷ trọng Tài Sản cố định trong cácDoanh nghiệp nó có tỷ trọng phụ thuộc vào đặc thù của ngành
Việc sử dụng Tài Sản cố định hợp lý có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng Nó chophép khai thác tối đa năng lực làm việc của Tài Sản cố định góp phần làm giảm tỷ suất
Trang 14chi phí tăng doanh lợi cho Doanh nghiệp Mặt khác sử dụng Tài Sản cố định hợp lý là
1 điều kiện đảm bảo giữ gìn hàng hoá sản phẩm an toàn và cũng chính là điều kiện bảoquản Tài Sản cố định
1.2.1.2 Đặc điểm của vốn cố định.
Vốn cố định (VCĐ) tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điềunày do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuấtquyết định
Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sảnxuất
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, 1 bộ phận vốn cố định được luânchuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao)tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định
Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển Saumỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên,song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần giảm xuống cho dến khi tàisản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sảnphẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển
Tính chất : Vốn cố định là số vốn đầu tư để mua sắm tài sản cố định do đó quy
mô của vốn cố định lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng DN ảnhhưởng tới trình độ trang thiết bị dây chuyền công nghệ
Trang 151.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.
Quản trị Vốn cố định là 1 nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh củacác Doanh nghiệp
1.2.2.1 Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp.
Khai thác và tạo lập nguồn Vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư Tài Sản cố định
là khâu đầu tiên trong quản trị Vốn cố định của Doanh nghiệp Để định hướng choviệc khai thác và tạo lập nguồn Vốn cố định đáp ứng yêu cầu đầu tư các Doanh nghiệpphải xác định được nhu cầu vốn đầu tư vào Tài Sản cố định trong những năm trướcmắt và lâu dài Căn cứ vào các dự án đầu tư Tài Sản cố định đã được thẩm định để lựachọn và khaithác các nguồn vốn đầu tư phù hợp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốnđầu tư vào Tài Sản cố định từ nhiều nguồn khác nhau như từ lợi nhuận để lại tái đầu
tư, từ nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách Nhà nước, tài trợ, từ vốn vay dài hạnngân hàng Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhược điểm riêng và điều kiện thực hiệnkhác nhau, chi phí sử dụng khác nhau Vì thế trong khai thác, tạo lập các nguồn Vốn
cố định, các Doanh nghiệp vừa phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹcác ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ Vốn cố định hợp
lý và có lợi nhất cho Doanh nghiệp Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạolập các nguồn Vốn cố định cho các Doanh nghiệp là phải đảm bảo khả năng tự chủ củaDoanh nghiệp trong SXKD, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểmcủa các nguồn vốn được huy động Điều này đòi hỏi không chỉ ở sự năng động, nhạybén của từng Doanh nghiệp mà còn ở việc đổi mới các chính sách, cơ chế tài chính củaNhà nước ở tầm vĩ mô để tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có thể khai thác, huy độngcác nguồn vốn cần thiết
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào Tài Sản cố định các Doanh nghiệp có thểdựa vào các căn cứ sau đây :
Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu haođầu tư mua sắm Tài Sản cố định hiện tại và các năm tiếp theo
Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các Doanh nghiệp khác đểhuy động nguồn vốn góp liên doanh
Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặcphát hành trái phiếu Doanh nghiệp trên thị trường vốn
Trang 16 Các dự án đầu tư Tài Sản cố định tiền khả thi và khả thi được cấp thẩmquyền phê duyệt.
1.2.2.2 Bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, Vốn cố định nói riêng là nghĩa vụ của Doanhnghiệp, để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư, là điều kiện để Doanh nghiệptồn tại và phát triển , tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với ngân sáchNhà nước
Thời điểm bảo toàn Vốn cố định trong các Doanh nghiệp thường được tiến hànhvào cuối kỳ kế hoạch Căn cứ để tính toán bảo toàn vốn là thông báo của Nhà nước ởthời điểm tính toán về tỉ lệ % trượt giá của đồng Việt Nam và tỷ giá hối đoái của đồngngoại tệ Nội dung của bảo toàn Vốn cố định bao gồm 2 mặt : hiện vật và giá trị
Bảo toàn Vốn cố định về mặt hiện vật là phải duy trì thường xuyên nănglực sản xuất ban đầu của Tài Sản cố định Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụngDoanh nghiệp phải theo dõi quản lý chặt chẽ không để mất mát, không để hư hỏngtrước thời hạn quy định
Bảo toàn Vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua củaVốn cố định ở mọi thời điểm, so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu kể cả những biếnđộng về giá cả, tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật Ngoài tráchnhiệm bảo toàn vốn các Doanh nghiệp còn có trách nhiệm phát triển Vốn cố định trên
cơ sở quỹ đầu tư phát triển sản xuất trích từ lợi nhuận để đầu tư xây dựng mua sắm,đổi mới nâng cấp Tài Sản cố định
Để bảo toàn và phát triển được Vốn cố định các Doanh nghiệp cần phải phân tíchtìm ra các tổn thất Vốn cố định : có các biện pháp bảo toàn Vốn cố định như sau :
Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy địnhcủa Nhà nước
Chủ động, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểmtài sản thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp như lập quỹ dự phòng giảm giá
Phải đánh giá giá trị của Tài Sản cố định, qui mô V CĐ phải bảo toàn,khi cần thiết phải điều chỉnh kịp thời giá trị của Tài Sản cố định
Để đánh giá đúng giá trị của Tài Sản cố định thường có 3 phương pháp chủ yếusau:
Trang 17 Đánh giá Tài Sản cố định theo nguyên giá Theo cách này thì tuỳ theo từng loạiTài Sản cố định hữu hình và vô hình để thực hiện Xác định nguyên giá theo quy địnhhiện hành.
Đánh giá Tài Sản cố định theo giá trị khôi phục (đánh giá lại) là giá trị thực tếcủa Tài Sản cố định trên thị trường tại thời điểm đánh giá Do tiến bộ kh khách hànggiá đánh lại Tài Sản cố định thường thấp hơn giá trị ban đầu Tuy nhiên trong trườnghợp có biến động giá cả, tỷ giá hối đoái thì giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầucủa Tài Sản cố định Tuỷ theo từng trường hợp cụ thể mà Doanh nghiệp có thể điềuchỉnh mức khấu hao theo một hệ số thích hợp
Đánh giá Tài Sản cố định theo giá trị còn lại: cách đánh giá này thường chỉ ápdụng trong những trường hợp Doanh nghiệp được cấp, được nhận Tài Sản cố định từDoanh nghiệp khác chuyển đến
Ngoài các biện pháp cơ bản để bảo toàn Vốn cố định như trên Các Doanh nghiệpnhà nước cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn
Trên đây là những liệu pháp chủ yếu, bảo toàn phát triển vốn sản xuất nói chung
và Vốn cố định nói riêng các Doanh nghiệp không thể tách rời việc thường xuyênkiểm tra, đánh giá hiệu quả việc sử dụng Vốn cố định trong từng thời kỳ
1.3 Khấu hao tài sản cố định.
1.3.1 Hao mòn tài sản cố định.
Khái niệm : Hao mòn của tài sản cố định: Là sự giảm dần về giá trị và
thời gian sử dụng hoặc giảm giá trị của TSCĐ Hao mòn TSCĐ được biểu hiện dưới 2hình thức:
Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất về giá trị sử dụng và giá trịcủa TSCĐ trong quá trình sử dụng Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể ngườithấy được sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận chi tiết TSCĐ dưới sựtác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ, hoá chất
Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng tính năng kỹ thuật ban đầutrong quá trình sử dụng và cuối cùng không sử dụng được nữa Muốn khôi phục lại giátrị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế Về mặt giá trị đó là sự phát triểngiảm dần giá trị hao mòn vào giá trị sản xuất Đối với các ý vô hình, hao mòn hữu hìnhchỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị
Trang 18Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tốtrong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng việc chấp hành cácqui phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo vệ TSCĐ Ngoài ra còn có các nguyên tố về tựnhiên, môi trường, về chất lượng chế tạo TSCĐ…
Việc nhận thức rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hao mòn hữu hình TSCĐ
sẽ giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết hữu hiệu để hạn chế nó
Hao mòn vô hình : là sự hao mòn thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ,biểu hiện sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ của khoahọc kỹ thuật có các loại hao mòn vô hình sau:
Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã cónhững TSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn Do đó các TSCĐ cũ bị mất đi một phầngiá trị của mình
Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do cónhững TSCĐ mới tuy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật
Do đó TSCĐ mới tốt hơn mà TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình Đó chính
là phần TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm kể từ khi có TSCĐmới xuất hiện
Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá trị hoàn toàn do chấmdứt chu kì sống của sản phẩm, tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo cácsản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng Hoặc trong các trường hợp các máy mócthiết bị qui trình công nghệ…còn nằm trong dự án thiết kế, các bản dự thảo phát minhsong đã trở nên lạc hậu tại thời điểm đó Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉxảy ra đối với các TSCĐ hữu hình mà còn với cả các TSCĐ vô hình
Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự quá trình của tiến bộ khoa học kỹthuật Do đó biện pháp có hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là doanhnghiệp phải coi trọng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời cácthành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ứng dụng kịp thời các thànhtựu tiến bộ khoa học kỹ thuật Điều này có ý nghĩa rất quyết định trong việc tạo ra cáclợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường
1.3.2 Khấu hao tài sản cố định.
Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sử dụng sản xuất
Trang 19trong kì gọi là khấu hao TSCĐ Vậy khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch phần giá trịhao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra theo cácphương pháp tính toán thích hợp
Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặctái sản xuất mở rộng TSCĐ Bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sảnphẩm được coi là 1 yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thứctiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ
Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn củaTSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu trong thực tế sản xuất kinhdoanh các doanh nghiệp phải biết xử lý một cách linh hoạt mối quan hệ giữa yêu cầutính đúng , tính đủ chi phí khấu hao ở đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra phù hợpvới yêu cầu hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường Biện pháp quan trọng nhất làdoanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ trong doanhnghiệp
Về ý nghĩa trích khấu hao: Giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được tínhđúng, tính đủ từ đó lợi nhuận được xác định chính xác Giúp tái sản xuất giản đơn vàtái sản suất mở rộng ra TSCĐ
1.3.3 Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.
Mỗi doanh nghiệp có thể tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp mình để lựa chọn các phương pháp khấu hao nhất định Việc lựachọn đúng đắn các phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung quan trọng trongcông tác quản lý VCĐ trong các doanh nghiệp Thông thường có các phương phápkhấu hao cơ bản sau:
1.3.3.1 Phương pháp khấu hao bình quân (phương pháp khấu hao đường thẳng hay tuyến tính)
Phương pháp khấu hao bình quân là : phương pháp tỉ lệ khấu hao và mức khấuhao hang năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ
Trang 20 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ: là tỷ lệ phần trăm giữ mức khấu hao và nguyên giá củaTSCĐ.
Hay :
Trong đó:
TKH: Tỷ lệ khấu hao hang năm của TSCĐ
MKH : Mức khấu hao của TSCĐ
NG : Nguyên giá TSCĐ
T : Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
Ưu / nhược điểm :
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, tạo điều kiện ổn định giá thành
Nhược điểm: Thu hồi vốn chậm, chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình
1.3.3.2 phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.
Công thức tính:
Trong đó:
MKi : Số khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
TKD : Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
i: Thứ tự các năm sử dụng TSCĐ ( 1÷ n )
Tỷ lệ khấu hao hàng năm
TKD = TKH X HdTrong đó:
TKH : Tỷ lệ khấu hoa TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
Trang 21Qx : Sản lượng sản xuất hoàn thành trong năm.
Mkdv : Mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm Được tính bằng cách
lấy giá trị phải khấu hao chia cho tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt độngcủa TSCĐ được tình như sau:
QsTrong đó: NG :Nguyên giá TSCĐ ,
Qs : Tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của TSCĐ
Mức khấu hao TSCĐ:
Số khấu hao trong
Số lượng sản phẩm dựkiến sản xuất hoàn thànhtrong tháng
X
Mức khấu hao bìnhquân tính cho một đơn
vị sản phẩm
1.4 Sự cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định ở doanh nghiệp.
1.4.1 Sự cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mụctiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong nhữngđiều kiện nhất định Hiệu quả kinh doanh: còn gọi là hiệu quả doanh nghiệp, là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đượckết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất Hiệu quảkinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được vàchi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế
Ta thấy: hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra - yếu tố đầu vào (Hiệu quả tuyệtđối) hoặc hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào (Hiệu quả tương đối) kết quả đầu ramột cách chung, kết quả đầu ra mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu kinh doanhcàng lớn hơn đầu vào (chi phí bỏ ra) bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu
Việc quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một đòi hỏi thiết yếu đốivới mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
Trong nên fkinh tế thị trường hiện nay, vấn đề này càng trở nên cần thiết, nókhông chỉ tác động đến KQSXKD mà cong quyết định đến sự tồn tại và phát triển củamỗi doanh nghiệp Điều này xuất phát từ những lý do sau:
Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường: Khi màkhoa học ký thuật và công nghệ trở thành một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp , có tính chất
Trang 22quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào sửdụng TSCĐ có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao , công nghệ càng hiện đại thì càng cóđiều kiện để thành công.
Thật vậy , ở doanh nghiệp nào có cơ cấu tài sản cố định đồng bộ, tiên tiến khôngchỉ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng, mẫu mã phù hợp với thịhiếu người tiêu dùng, thu hút được nhiều khách hang tìm đến mua sản phẩm của DN
mà còn tạo uy tín vững chắc của DN trên thị trường Và điều này còn thể hiện quy môsản xuất kinh doanh , trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của DN đó
Xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của DN: Là mục tiêu cần phải đạtđược đối với mọi DN nào tham gia vào HĐ SXKD
Để có lợi nhuận thu về tối đa thì đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng tăng nhanh
về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm sane xuất ra, từ đó sẽ làm tăng số lượng sảnphẩm tiêu thụ trên thị trường
Muốn có sản phẩm xuất ra đạt được yêu cầu về cả số lượng và chất lượng đòi hỏi
DN phải có sự đầu tư đúng đắn vào khâu sản xuất hay nói đúng hơn là phải có sự đầu
tư đổi mới máy móc trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến hiện đại, từ đó sẽ giúp doanhngiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định,heo kịp với trình độ phát triển của nềnkinh tế, mở rộng quy mô sản xuất
Nhưng không chỉ có việc đầu tư đổi mới về máy móc thiết bị mới làm nâng caohiệu qủa sử dụng VCĐ mà bên cạnh đó DN cần phải có biện pháp quản lý tốt TSCĐhiện có, từ đó khai thác một cách triệt để nhưng không lãng phí
Làm được như vậy sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm được số vốn đầu tư xâydựng mới TSCĐ, tiết kiệm được vốn SXKD, từ đó làm hạ giá thành sản xuất và lợinhuận của doanh nghiệpcũng tăng lên
Xuất phát từ vị trí, vai trò của VCĐ trong HĐSXKD: Do đặc điểmcủa các doanh nghiệp sản xuất nên vốn cố định thường chiếm tỷ trọng cao trongtổng số VKD, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ sẽ góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng VKD, từ đó có tác dụng là đòn bẩy nâng cao hiệu quả HĐ SXKD củadoanh nghiệp
Là số vốn đầu tư ứng trước để xây dựng cơ sở vật chất vật chất ban đầu nhưxây dựng nhà xưởng, mua sắm máy mọc thiết bị… nên quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ
Trang 23quyết định đến quy mô SXKD, thể hiện trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ cũng nhưnăng lực SXKD của DN.
Nếu số vốn đầu tư vào tài sản cố định nhỏ một mặt sẽ không đáp ứng yêu cầutrong HĐSXKD của DN, mặt khác tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảmkhối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Ngược lại, nếu số vốn vốn đầu tư vào tài sản cố định lớn thì không những làmtăng khối lượng và chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho DN mà còn thể hiện quy
mô sản xuất kinh doanh và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại trongsản xuất kinh doanh của DN
Xuất phát từ chính sách đầu tư dài hạn của doanh nghiệp : Là quá trình doanhnghiệp sử dụng vốn để hình thành nên các tài sản cố định cần thiết, mặt khác đầu tưcho nhu cầu tương đối ổn định về vốn lưu động cần thiết nhằm đưa DN có sự pháttriển bền vững không chỉ hiện taị mà còn phát triển trong ương lại
Một mặt doanh nghiệp đầu tư hình thành tài sản cố định mới, mặt khác DN cầnphải phát huy năng lực sản xuất hiện có, có biện pháp bảo toàn số VCĐ hiện tại, từ đó
sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí phải bỏ ra trong quá trình đầu tư dài hạn
1.4.2 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
1.4.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất.Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng đến trình
độ trang bị kĩ thuật của doanh nghiệp Do ở vị trí then chốt và đặc điểm vận động của
nó lại tuân theo một quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định được coi là một vấn
đề vô cùng quan trọng của công tác quản trị tài chính
Như đã trình bày ở trên, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mới hoànthành một vòng luân chuyển Do vậy, vấn đề đặt ra với các nhà quản trị tài chính DN
là làm như thế nào để sử dụngvốn cố định có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả SXKDcủa doanh nghiệp mình
Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp được biểu thị qua kết quảđạt được trong các quá trình sản xuất với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, trong đókết quả sản xuất kinh doanh phải bao gồm cả mặt kinh tế và xã hội Hiệu quả kinh tếđược biểu thị bằng các chỉ tiêu giá trị và hiện vật phản ánh kết quả kinh doanh trong
Trang 24một thời kỳ Hiệu quả xã hội được biểu thị qua các mặt về đời sống xã hội và an ninhquốc phòng …
Do vậy, có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định là mối quan hệ giữa kếtquảđạt được trong quá trình khai thác và sử dụng vốn cố định vào sản xuất với số vốn đã
sử dụng để đạt được hiệu quả như trên
Chính vì vây, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh điều đầu tiên mà họ quan tâm đến là làm thế nào để đạt được hiệu quả cao chođồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong cácdoanh nghiệp, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Bảng : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
NG TSCĐ bình quântrong kỳ
Số lượng công nhân trựctiếp sản xuất
TSCĐ
Phản ánh mức độ haomòn của TSCĐ tại thời điểmđánh giá so với thời điểmban đầu Hệ số này càng cao
NG TSCĐ tại thời điểm
đánh giá
Trang 25chứng tỏ TSCĐ của DNcàng cũ và ngược lại.
Do tác động của khoa học kĩ thuật: làm cho tài sản của doanh nghiệp
có thể bị mất giá nhanh, trong đó phần giá trị tài sản cố định bị ảnh hưởng trực tiếp củatrình độ khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giơi
Trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng nhu cầu trên thị trường là có nhữngsản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ độngtrong việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị mới thay cho một số máy mócthiết bị đã cũ và lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình sảnxuất Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với cácdoanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất
Trang 26 Các chính sách khác thuộc về chính sách kinh tế khác của Đảng và Nhà nước như: chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị hiện đại,
chính sách thuế của nhà nước đối với số máy móc thiết bị được nhập khẩu từ nướcngoài , các quy định của nhà nước trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định…
b) Các nhân tố chủ quan.
Các quyết định đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn và hợp
lý không những giúp doanh nghiệp tăng được số vốn cố định hiện có mà còn giúp DN
có được những tài sản cố định tiên tiến, hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Ngựơc lại, khi doanh nghiệp có những sai lầm trong các quyết định đầu tư sẽdẫn đến việc đầu tư mua sắm tài sản cố định không hợp lý hoặc mua sắm phải tài sảnlạc hậu, kém chất lượng làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp, doanh nghiệp có thể bịmất vốn do ảnh hưởng của hao mòn vô hình
Do trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp có hiệu quả sẽ giúp
DN bảo toàn được số vốn cố định hiện có, nâng cao năng lực sản xuất và tiết kiệmđược số vốn đầu tư vào tài sản cố định, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của DN
Và nếu việc quản lý, sử dụng kém hiệu quả sẽ gây ra tình trạng lãng phí thờigian, công suất, làm cho tài sản bị hư hỏng, mất mát trước thời hạn Dẫn đến việc DNkhông bảo toàn được VCĐ, gây thất thoát vốn dùng trong sản xuất kinh doanh
Do việc khấu hao và quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao TSCĐ hang năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng caohiệu quả sử dụng VCĐ của DN Thông qua khấu hao TSCĐ, DN sẽ thấy được tìnhhình tăng giảm VCĐ, hiện trạng TSCĐ trong năm, từ đó đưa ra được các quyết địnhđúng đắn trong đầu tư đổi mới, thay thế TSCĐ phục vụ cho mục đích phát triển lâu dàitrong tương lai
Về nguyên tắc mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cốđịnh( Cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) Nếu khấu hao thấp hơn mức haomòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của DN Hơn nữa
Trang 27việc khấu hao không hợp lý sẽ dẫn đến việc DN sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ khôngphù hợp với yêu cầu thực tế về TSCĐ của doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà việc KH TSCĐ của DN có vai trò quan trọng bởi nếu KHTSCĐ được thực hiện đầy đủ và hợp lý sẽ giúp DN vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tưban đầu vừa sử dụng quỹ KH để tái đầu tư vào TSCĐ có hiệu quả cao nhất
Do huy động vốn của doanh nghiệp không hợp lý đẫn đến chi phí sử dụng vốn cao.
Nếu doanh nghiệp huy động nguồn vốn không hợp lý không nhữngdoanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao mà cũn khụng đảm bảo an toàn về mặt tài chính, dễ bị mất vốn khi gặp phải những rủi ro trong kinh doanh
Ngược lại, nếu DN huy động nguồn vốn đầu tư hợp lý một mặt giúp DN tiếtkiệm được chi phí sử dụng vốn một cách tốt nhất, mặt khác tạo ra sự ổn định trongnguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế và phântán bớt rủi ro cho DN trong kinh doanh đồng thời phát huy tối đa ưu điểm của nguồnvốn được huy động
Do trình độ quản lý SXKD của DN.
Nếu trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả sẽ có tácdụng tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng doanh thu và lợinhuận từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện bổ xung thêm số vốn kinh doanh củamình và số VCĐ nhờ đó cũng tăng lên
Nhưng khi trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém sẽdẫn tới tình trạng thua lỗ kéo dài nhiều năm, từ đó sẽ làm cho doanh nghiệp dần bị mấtvốn kinh doanh, kéo theo số vốn cố định của doanh nghiệp giảm xuống
1.4.2.3 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư xây dựng và mua sắm TSCĐ :
Đây là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sửdụng vốn cố định của doanh nghiệp Trước hết, muốn đầu tư mua sắm, xây dựngTSCĐ thì doanh nghiệp phải điều tra nghiên cứu thị trường, xem xét phân tích và nắmbắt khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường, xem xét, phân tích và nắm bắt nhucầu thị hiếu của người tiêu dùng, điều kiện cung cấp vật tư và khả năng tận dụng thờigian và công suất của TSCĐ.Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định đầu tư
Trang 28vào loại TSCĐ nào cho hợp lý và lựa chọn đối tác đầu tư Tuy nhiên, các doanh nghiệpchỉ tiến hành đầu tư, mua sắm TSCĐ khi thực sự cầnthiết bởi như vậy sẽ giảm bớtđược TSCĐ dự trữ (vốn cố định) còn có nghĩa là tránh được tình trạng ứ đọng vốntrong sản xuất, hơn nữa do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hiện nay Do đó quátrình đầu tư mua sắm TSCĐ phải phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và yêucầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp trước khi thực hiện quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ đều phảicăn cứ vào thực trạng hiện có của doanh nghiệp mình, phải tính toán sắp xếp các loạitài sản cố định theo yêu cầu sản xuất chính, lập tỷ lệ cần thiết giữa phần TSCĐ theocông dụng, lập tỷ lệ phân phối theo yêu cầu công nghệ các loại tài sản cố định giữkhâu sản xuất chính với khâu sản xuất phụ
Việc đầu tư, mua sắm TSCĐ phải được tiến hành theo xu hướng: TSCĐ dùngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng ngày càngcao, tài sản cố định dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh có xu thế giảm Căn cứvào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các loại TSCĐ, các khâu trong quy trình công nghệtrên tổng số TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp để lập kế hoạch đầu tư và điều chỉnh cơcấu đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo máy móc thiết bị cũ, thảinhững TSCĐ mà chi phí sửa chữa phục hồi tài sản lớn hơn chi phí mua sắm mới.Đồng thời có kế hoạch đầu tư, mua sắm, thay thế từng phần hoặc toàn bộ TSCĐ Xácđịnh TSCĐ không cần dùng để thanh lý nhượng bán
Tổ chức quản lý và huy động tối đa TSCĐ vào hoạt động sảnxuất
Sau khi đã lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư, mua sắm TSCĐ và thực hiệnquá trình đầu tư, mua sắm thì đây là bước công việc hết sức quan trọng mà có tínhthực tế cao, nó liên quan trực tiếp đến vấn đề hiệu quả sử dụng TSCĐ Để làm đượcđiều này, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước công việc sau đây:
Một
là : Phải bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa công suất thiết kế
và nâng cao hiệu suất của máy móc thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, bảođảm mức chi khấu hao phù hợp với giá thành sản phẩm
Hai
là : Cần xử lý nhanh các TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng không sử
dụng được nữa nhằm tránh lãng phí vốn của doanh nghiệp
Ba
là :Cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các phân xưởng, bộ phận sản
xuất trong doanh nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong quản lý, chấp hành
Trang 29nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ và giảm tối đa thời gian ngừnglàm việc để sửa chữa sớm hơn kế hoạch
Bốn
là : Phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt
chẽ về mặt hiện vật, không để hư hỏng, mất mát TSCĐ Trước thời hạn khấu hao hàngnăm phải lập kế hoạch khấu hao theo khung quy định của nhà nước và kịp thời điềuchỉnh lại giá trị của TSCĐ khi trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao và giá thànhnhằm bảo toàn vốn cố định của doanh nghiệp
Lựa chọn phương pháp khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao một cách hợp lý
Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn cố định để phục vụ cho quá trìnhtái tạo TSCĐ, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpthường xuyên và liên tục và nâng cao hiệu quả đồng vốn bỏ ra Với sự tiến bộ khôngngừng của khoa học kĩ thuật hiện đại, hao mòn vô hình là một trong những vấn đềđược tất cả những nhà quản trị tài chính quan tâm Vấn đề đặt ra là phải làm sao đểtránh được hao mòn vô hình, khắc phục được tình trạng TSCĐ phải thanh lý trước thờihạn sử dụng làm lãng phí vốn, có nghĩa là phải đẩy nhanh mức độ hoạt động củacác TSCĐ để có thể khấu hao trước thời hạn và sử dụng chúng một cách hợp lý Theo Quyết định 166/1999/ QĐ-BTC ban hành ngày 30/12/1999 (thay thế quyếtđịnh 1062 ngày 14/11/1996 ) của Bộ Tài Chính đã giải quyết được vấn đề cơ bản: chophép các doanh nghiệp được chủ động , linh hoạt trong việc trích khấu hao TSCĐ theokhung quy định và cho phép các doanh nghiệp đượ quyền giữ lại quỹ khấu hao để táiđầu tư tài sản cố định Quỹ khấu hao luỹ kế trong thời gian chưa đầu tư tài sản cố định,doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao trên nguyên tắc hoàn quỹ
Căn cứ vào quyết định vềviệc quản lý trích khấu hao TSCĐ và điều kiện thực tếsản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và làm tốt côngtác khấu hao TSCĐ, tính khấu hao một cách đúng đắn, chính xác, đồng thời sử dụngquỹ khấu hao một cách linh hoạt nhưng cuối cùng phải trở lại mục đích là tái sản xuấtTSCĐ.
Trang 301.5 Vai trò của công tác quản lí tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
1.5.1 Mối quan hệ giữa quản lí tài chính doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu của
họ là đạt lợi nhuận cao Chính vì vậy, để đạt được lợi nhuận cao thì điều đầu tiên mà
họ quan tâm là làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nóichung và vốn cố định nói riêng, để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp các nhà quản trị phải có các lùa chọn, những quyết định và tổ chức việc thựchiên các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu của mình đã đề ra
Quản trị tài chính là việc lùa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức
thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
như : tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năngcạnh tranh trên thị trường
Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với việc nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng Nó có thể đưa ra các quyết địnhđầu tư dài hạn ( đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất …) nhằm nângcao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, ngược lại việc nâng caohiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốnnhanh để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nói chung và TSCĐ nói riêng
1.5.2 Vai trò của công tác quản lí tài chính doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp nói chung và trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trang 31cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp là hết sức cần thiết vì nó có ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn cố định nói riêng Ngày nay,cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép cácdoanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn từ bên ngoài Do vậy, Vai trò của côngtác quản trị tài chính là hết sức quan trọng trong việc lùa chọn các hình thức, phươngpháp huy động vốn Nếu doanh nghiệp có sự lùa chọn đúng đắn về nguồn vốn tài trợ
để đầu tư vào TSCĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệpqua đó làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng tăng lên
Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả:
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớnvào việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng Do đó,quản trị tài chính đóng vai trò quan trọng vào việc lùa chọn, đánh giá đầu tư trên cơ sởphân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tư vào TSCĐ để từ đó
có sự lùa chọn tối ưu Nếu doanh nghiệp có sự lựa chọn công nghệ, thiết bị đúng đắn
sẽ phát huy được hiệu quả, năng lực sản xuất của TSCĐ từ đó góp phần nâng cao hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên,việc lựa chọn khôngđúng đắn các dự án đầu tư sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh gây ra tình trạng ứ đọng vốn, việc sử dụng không thu được hiệu quả cao
Giám sát, kiểm tra các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và tình hình
sử dụng vốn cố định
Thông qua tình hình tài chính và các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo công ty và cácnhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá tổn hợp và kiểm soát được tình hình sử dụngvốn kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng vốn cố định cũng như tài sản cố địnhnói riêng Từ đó phát hiện kịp thời những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và trong việc sử dụng vốn cố định để có biện pháp điều chỉnh các hoạtđộng cho phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
KIẾN TRÚC ICON
2.1 Khái quát về tình hình phát triển và đặc điểm của công ty cổ phần tư vấn đầu
tư xây dựng và kiến trúc icon
Trang 322.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾXÂY DỰNG ICON
- Tên tiếng Anh : ICON ARCHITECTURE AND INVESTMENTCONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : ICON ARCHITECTURE AND INVESTMENTCONSTRUCTION.,JSC
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON được thành lập ngày
28 tháng 05 năm 2003 với mức vốn điều lệ ban đầu là 0,5 tỷ VNĐ thông qua sự gópvốn của hai cổ đông chính là Tổng công ty xuất nhập khẩu Việt Nam và công ty cổphần đầu tư và xây dựng Việt Nam
Trong các năm qua, với đội ngũ cán bộ quản lí giàu kinh nghiệm đã từng thamgia thi công các công trình trọng điểm của Nhà nước như Thủy điện Sông Đà, Thủyđiện Hàm Thuận-Đa My; Thủy điện Trị An, Đường Hồ Chí Minh; Mỏ than Núi Béo;
Mỏ than Hà Lầm cùng với sự đầu tư hiệu quả cho năng lực máy móc thi công, ICON
đã xác lập được uy tín và vị thế của mình trong lĩnh vực khá đặc thù:thi công công trình Tính đến nay, Công ty đang tham gia xây dựng 07 công trìnhthủy điện lớn, đó là Thủy điện Buôn Kuốp (bắt đầu 2004); Thủy điện Srepôk 3 (bắtđầu 2005), Thủy điện Buôn Tua bắt đầu 2004); Thủy điện Ngòi Phát (bắt đầu 2004);Thủy điện Bản Vẽ (bắt đầu 2004); Thủy điện Bản Chát bắt đầu (2005) và Thủy điệnCửa Đạt (bắt đầu năm 2004 )
Khác với các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ngay
từ đầu thành lập, công ty đã xác lập mô hình kinh doanh của riêng mình là “ áp dụngcông nghệ cao với mô hình quản lí tiên tiến” Máy móc thiết bị của Công ty hầu hếtđược đầu tư mới với công nghệ thi công tiên tiến do các hang Atlass Copco, Tamrock,Volvo, Caterpiller, Komatsu Ngoài ra, Công ty cũng đi đầu trong việc áp dụng côngnghệ thông tin, điển hình là các mô đun văn phòng điện tử (e-office), vào quản trị nội
bộ toàn diện từ quản lí nhân sự, xây dựng kế hoạch, quản lí thiết bị… đến mua sắmđấu thầu phụ tùng vật tư
Qua hơn một năm xây dựng và áp dụng, chương trình văn phòng điện tử đã giúpcông việc điều hành hoạt động SXKD của Công ty hiệu quả hơn, cập nhật hơn rấtnhiều Về công tác quản lí chất lượng, ngay từ Quý I năm 2005, ICON đã tiến hành
Trang 33thu thập các thông tin đến việc xây dựng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2000 Sau một thời gian xây dựng, áp dụng và khắc phục các điểm khôngphù hợp, đến cuối tháng 11 năm 2005 ICON đã được Tổ chức TUV ( Cộng hoà liênbang Đức) công nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với các tiêuchuẩn ISO 9001:2000 Nắm bắt thời cơ kinh doanh, ICON hiện đang chuyển đổi môhình hoạt động, không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thi công công trình mà còn phát triểnsang các lĩnh vực mới như thương mại, thương mại điện tử, sản xuất phần mềm, sảnxuất công nghiệp
Nhằm gia tăng sức mạnh tài chính củng cố vị thế trong lĩnh vực kinh doanhtruyền thống và tạo đã cho sự phát triển của công ty trên các lĩnh vực mới nói trên,trong năm 2006 công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng vào ngày 26tháng 10 năm 2006
Việc đăng ký giao dịch cổ phiếu công ty tại trung tâm giao dịch chứng khoán HàNội là bước đi đầu tiền trong quá trình gia nhập thị trường vốn
Ngày 20 tháng 12 năm 2006, cổ phiếu của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xâydựng và kiến trúc ICON ( mà chứng khóa CTN ) được chính thức niêm yết tại trungtâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Ngày 28 tháng 08 năm 2007, công ty đã được phép phát hành them 1.900.000 cổphiếu ra công chúng theo Quyết định số 158/UBCK GCN của Chủ tịch ủy ban chứngkhoán Nhà nước
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON thuộc hình thức công
ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của Nhànước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Có trụ sở chính tại Số 5B -ngõ 52 – phạmHùng – Từ Liêm – Hà Nội
Với các nghành nghề kinh doanh:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp,giao thông, thủy lợi và sanlấp mặt bằng
- Khảo sát, lập dự án đầu tư, lập dự toán các công trình xây dựng
- Tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng, lập hồ sơ mời thầu,phân tích,đánh giá hồ sơ dự thầu
- Thiết kế các công trình dân dụng-công nghiệp từ cấp 2 trở xuống
- Trang trí nội-ngoại thất cho công trình xây dựng
Trang 34- Dịch vụ tư vấn nhà đất.
- Lắp đặt thiết bị điện nước, điện lạnh công trình
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan
- Cho thuê xe có động cơ, khai thác quặng kim loại quý hiếm (Trừ loạiNhà nước cấm), bán buôn kim loại và quặng kim loại
Trong đó, hàng hóa chủ yếu của công ty là các công trình dân dụng, công trìnhcông nghiệp, giám sát thi công, thiết kế công trình các loại
2.1.2 Tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON.
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1 : Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý.
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Trang 35
(Nguồn : phòng kế toán tài chính )
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình rực tuyến chức năng: Từcông ty đén đội sản xuất, đến người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng banchức năng
- Hội đồng quản trị là những người bỏ vốn và có quyền lực cao nhất trongcông ty
GIÁM ĐỐC
PGĐ TÀI CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC
Trang 36- Giám Đốc là người điều hành trực tiếp công ty và là người chịu tráchnhiệm trước pháp luật khi vi phạm.
- Các phó giám đốc : được bổ nhiệm ở từng lĩnh vực : nhân sự, kĩ thuật,tài chính Giúp giám đốc điều hành công ty ở từng lĩnh vức cụ thể được bổ nhiệm ,đồng thời tham mưu cho cấp trên để tiến hành các hoạt động kinh doanh, trực tiếp chỉđạo các phòng ban theo từng lĩnh vực đó
- Phòng kế toán: thống kê thông tin kinh tế cho cho doanh nghiệp, theodõi chi tiết toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc và các bộ phận chứcnăng nhằm tổ chức, bảo quản, lưu trữ hồ sơ chứng từ một cách hiệu quả
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ lập dự toán về các vật tư, công cụ,máymọc, thiết bị, nhân công và tiến độ thi công,cùng với cán bộ đầu tư tổ chức nghiệm thucác công trình, giám sát tiến độ thi công của các công trình,hạng mục công trình
- Phòng tổ chức hành chính: được thực hiên nhiệm vụ quản lý tình hìnhnhân sự trong công ty, quản lý mức tiền lương của công nhân viên, quản lý các hồ sơ
sơ yếu lý lịch, các hợp đồng các văn bản có tài liệu liên quan
- Các đội xây dựng: Tổ chức điều hành và tiến hành trực tiếp thi công cáccông trình, giám sát việc thi công có đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thiết kế mà ban giámđốc đã quy định hay không
b) Cơ cấu tổ chức sản xuất
Là công ty xây dựng có chỗ đứng lâu năm trong nghành nên chất lượng côngtrình luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty Tất cả các công trình mà công ty thựchiện đều tuân thủ theo một nội quy quản lý chặt chẽ Tuy nhiên do quy mô lớn, cáccông trình có tính chất đặc thù khác nhau do đó để phù hợp với đặc điểm tổ chức quản
lý sản xuất kinh doanh và quá trinh tổ chức thi công công trình thì bộ máy quản lý củacông ty tổ chức theo 1 cấp
Cấp quản lý chung toàn công ty: gồm các phòng chỉ đạo
Cách tổ chức quản lý như trên giúp cho công ty kiểm sóat được chi phí mà khônggây thất thoát lớn cho công ty mà vẫn quản lý tốt đến từng công nhân
Trang 37 Quản lý câp quản đốc : 8 người
Công nhân được đào tạo tay nghề : 347 người
Lao động phổ thông :70 người
Lao động thời vụ : 14 người
Hầu hết các lực lượng lao động này còn trẻ khỏe, có trình độ và năng lực, biết háthuy sáng kiến cải tiến kỹ thuật , đây là một tiềm năng lớn của công ty
Bảng 1 : Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong các
năm 2010 - 2012 Các chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
( Nguồn: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu
tư xây dựng và kiến trúc ICON.)
2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng VCĐ của công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON.
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn đầu tư
xây dựng và kiến trúc ICON.
Do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và kiến trúc ICON có một địa bànhoạt động rông khắp trên cả nước và do có chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý "coikhách hàng là thượng đế và khách hàng luôn luôn đúng " Vì vậy trong ba năm 2010,
2011, 2012 với không ít thuận lợi khó khăn nhưng Công ty đã không ngừng phấn đấutrong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thịtrường Để có thể đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty trong hai năm 2012 - 2012 ta có bảng sau: