GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Tiểu luận "Một số giải pháp thúc đẩy sự hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam” potx (Trang 34 - 38)

Đây là giải tầm vĩ mô của nhà nước, nhiệm vụ là ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát…góp phần ổn định kinh tế.

Đối với việc xây dựng một TTCK phát triển cao, Nhà nước giữ vai trò quyết định. Đặc biệt là việc quản lý, tạo điều kiện, khuyến khích cho thị trường phát triển theo đúng đường lối của Đảng và Chính phủ.

Đối với TTCK nói riêng các chính sách của Nhà nước đưa ra phải đảm bảo:

- Một TTCK có tổ chức, hoạt động công bằng, hiệu quả, an toàn, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từng bước hội nhập với TTCK trong khu vực và thế giới.

- Phát triển TTCK từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước.

Những giải pháp cụ thể:

Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, luôn ở mức ổn định tương đối, cần phải đặt trong sự thống nhất toàn bộ với các chính sách lãi suất, dự trữ ngoại tệ... đồng thời bám sát với những diễn biến của tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nớc.

Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, phát huy chính sách kinh tế đối ngoại, nhằm huy động thêm vốn bên ngoài cho phát triển kinh tế đất nước.

Tăng cường quản lý tín dụng, nâng cao hiệu quả các khoản vay, giảm tối đa nợ quá hạn, nợ tồn đọng và nợ khó đòi, chống thất thoát và rủi ro tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Kiện toàn và phát triển hệ thống Ngân hàng lành mạnh, hiện đại. Hoàn thiện khung pháp lý làm cơ sở cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng cũng nh sự hoạt động của TTCK.

1. Cần thúc đẩy mạnh mẽ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nớc để tạo nhiều hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán. Đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả và gắn việc cổ phần hoá với phát hành cổ phiếu ra công chúng. Chỉ khi chứng khoán của doanh nghiệp có sức thu hút mạnh mẽ đối với công chúng đầu tư, có nhiều nhà đầu tư tham gia trên thị trường, tác động tâm lý sẽ khuyến khích cho thị trường phát triển nhanh hơn. Như khẳng định ở trên: "cổ phần hoá là biện pháp rất hữu hiệu tạo nguồn cung tiềm năng cho thị trường chứng khoán".

2. Cần ban hành những cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Qua điều tra các doanh nghiệp đều e ngại hoạt động ban đầu của các công ty niêm yết và cônh ty chứng khoán sẽ gặp phải khó khăn. Cụ thể:

Các chính sách kích cung cổ phiếu: giảm thuế thu nhập đối với công ty niêm yết, cho phép trả chậm thuế, miễn giảm phí niêm yết cho các công ty niêm yết. Đây là việc rất cần làm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi lượng hàng hoá trên thị trường Việt Nam còn rất nghèo nàn.

Các chính sách kích cầu: miễn thuế thu nhập đối với nhà đầu tư cá nhân. Chính sách cổ tức cố định đối với các nhà đầu tư cá nhân trong những công ty có vốn của Nhà nước.

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán như miễn giảm thuế, hỗ trợ vốn... trong việc thành lập công ty chứng khoán và hoạt động của các công ty chứng khoán.

Các biện pháp bảo vệ công chúng đầu tư:

- Khống chế giá trần tối đa (trong giai đoạn hiện nay).

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết cho công chúng đầu tư.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công ty chứng khoán thành viên.

- Thường xuyên theo giõi hoạt động giao dịch trên thị trường nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm.

3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và đào tạo, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Trên thực tế, việc thiếu hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong xã hội là rất phổ biến. Nhu cầu đào tạo kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng rất lớn, trong khi việc phối hợp triển khai tuyên truyền trên các phơng tiện thông tin đại chúng đã được mở rộng và đạt hiệu quả như mong muốn.

Các biện pháp cần thiết như tổ chức phổ cập miễn phí kiến thức về thị trường chứng khoán cho công chúng và nâng cao nghiệp vụ cho những người được đào tạo cơ bản. UBCKNN nên tạo điều kiện giải đáp thắc mắc cho người đầu tư.

Trên đây là những giải pháp khá cụ thể và tách bạch. Trên thực tế để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả cần phải sử dụng các giải pháp đó một cách linh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, để có một giải pháp mang tính chất chiến lược, ổn định thì vẫn còn là một vấn đề rất lớn cần phải nghiên cứu thêm.

KẾT LUẬN

Về tầm quan trọng, sự cần thiết và tính bức bách của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đối với nền kinh tế được đánh giá rất cao bởi các chuyên gia cũng như các nhà kinh tế. Tuy nhiên sau thời gian đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam còn tỏ ra có rất nhiều yếu kém, chưa thể đáp ứng được lòng mong đợi của công chúng đầu tư, cha thể hiện được vai trò là kênh huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp. Thể hiện như: cơ cấu cấu chưa hoàn thiện, cơ chế vận hành còn nhiều ách tắc, thiếu sự hiểu biết, thói quen đầu tư của công chúng... Nên thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự chưa thể khẳng định được thế đứng quan trọng của mình đối với nền kinh tế. Vì vậy, có rất nhiều vấn đề được đặt ra như: Nhà nước cần phải có những chính sách gì? Phải tạo một khuôn khổ pháp lý như thế nào? để cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách thuận lợi cũng như phải có thêm nhiều giải pháp để khẩn trương giải quyết những vấn đề cò tồn tại xung quanh thị trường chứng khoán. Xuất phát từ thực trạng như thế, những giải pháp trên chắc chắn sẽ góp phần tháo gỡ bớt những khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên việc sử dụng các giải pháp phải linh hoạt, không quá rập khuôn gây phản tác dụng. Mà phải tuỳ vào điều kiện của nước ta mà áp dụng cho phù hợp. Vấn đề khó khăn vẫn còn đó, thị trường chứng khoán nước ta vẫn trong giai đoạn hình thành, cần phải quan tâm chặt chẽ và liên tục để tìm ra những giải pháp mới hữu hiệu hơn.

Hà nội, Ngày15 tháng 10 năm 2000.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Thị trường chứng khoán.

PGS-TS Nguyễn Văn Nam, khoa NH-TC trường Đại học KTQD-Hà Nội-1998.

2 Việt Nam với thị trường chứng khoán

Bùi Nguyên Hoan. NXB Chính trị quốc gia.

3. Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần

Bùi Nguyên Hoan.NXB Chính trị quốc gia -1998

4. Hỏi đáp về thị trường chứng khoán

Đặng Quang Gia. Nhà xuất bản Thống kê.

5. Thị trường chứng khoán

PGS.TS Lê Văn Tư & Lê Tùng Vân. Nhà xuất bản Thống kê.

6. Thị trường chứng khoán và bước đầu hình thành TTCK tại Việt Nam

Võ Thành Hiệu & Bùi Kim Yến. Nhà xuất bản Thống kê.

7. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam- Các số năm 1999 & 2000. 8. Tạp chí Đầu tư chứng khoán- Các số năm 2000.

9. Tạp chí Thời báo Sài gòn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận "Một số giải pháp thúc đẩy sự hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam” potx (Trang 34 - 38)

w