1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal

86 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA STENDHAL

NGUYỄN QUỐC TÚ

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA STENDHAL

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

TS Lê Ngọc Thúy Nguyễn Quốc Tú

MSSV: 0956010363

Trang 3

được sự động viên quan tâm từ phía gia đình và thầy cô Tôi như tiếp thêm sức lực và vững tâm hơn khi làm một đề tài khá mới này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ trường Toản, khoa Khoa học Cơ bản, cùng q thầy cơ, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi hồn thành luận văn Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Ngọc Thúy, người đã khơng ngừng chỉ dẫn tơi hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu này

Kính chúc q thầy cơ, gia đình, bạn bè thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc

Trong quá trình nghiên cứu, sự nhận biết về đề tài khơng tránh khỏi những thiếu xót nhất định Kính mong sự bổ sung cũng như góp ý quý báu của quý thầy cô và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hậu Giang, ngày…tháng…năm 2013 Sinh viên thực hiện

Trang 4

thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Quốc Tú

Trang 5

MSSV: KHÓA:

3 TÊN ĐỀ TÀI:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1 Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1 Chuyên cần:

1.2 Thái độ:

1.3 Khác:

Trang 6

2.3 Chú thích, thư mục: 2.4 Hình thức trình bày:

2.4.1 Dung lượng (trang):

Trang 7

………, ngày tháng năm 2013

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Phạm vi đề tài 4

4 Mục đích nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 7

1.1 Tình hình lịch sử, xã hội nước Pháp thế kỷ XIX 7

1.1.1 Tình hình xã hội, lịch sử .7

1.1.2 Đời sống văn hóa, tinh thần 8

1.1.3 Đặc điểm của văn học Hiện thực phê phán Pháp 10

1.2 Tác giả và tác phẩm 12

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Stendhal 12

1.2.2 Giới thiệu truyện ngắn Stendhal 17

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN STENDHAL 20

2.1 Thực trạng cuộc sống xã hội đồng tiền nước Pháp thế kỷ XIX 20

2.1.1 Sự chi phối của tiền tài danh vọng trong quan hệ giữa người và người 20

2.1.2 Sự tha hóa của con người trong xã hội tiền tài danh vọng 28

2.2 Khát vọng và tuyệt vọng trong truyện ngắn Stendhal .32

2.2.1 Khát vọng tình yêu vượt qua giai cấp 32

2.2.2 Khát vọng hạnh phúc tình yêu 39

2.2.3 Sự tan vỡ những khát vọng tình yêu 43

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN STENDHAL .51

3.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 51

3.1.1 Qua miêu tả ngoại hình 51

3.1.2 Qua miêu tả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong 57

Trang 10

biến động, cụ thể là ở nước pháp, nơi đã hình thành cái nơi của nền văn học Châu Âu Trải qua hai lần biến động, lần thứ nhất chủ nghĩa hiện thực phê phán đứng chung một trận truyến với chủ nghĩa lãng mạn để chống lại chủ nghĩa cổ điển mới Lần thứ hai chủ nghĩa hiện thực phê phán đã chống lại chủ nghĩa lãng mạn mà cũng đồng thời trong sự kế thừa trực tiếp từ những tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn để có thể phát huy tồn bộ những giá trị văn hóa, văn minh của mình Tất cả những giá trị của lịch sử đều được ghi nhận và phản ánh rõ nét trong văn học để có thể phát huy các giá trị về cuộc sống, chính trị và đạo đức con người

Trong dòng chảy của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX Stendhal có vị trí vơ cùng quan trọng trên văn đàn nước Pháp Là một tác gia nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, nhưng các tập truyện ngắn của ông đã để lại tiếng vang lớn Các truyện ngắn của Stendhal hầu như đều đề cập đến những khía cạnh của cuộc sống, đề cập đến những đề tài nhạy cảm như tình u, chính trị, giai cấp… Tất cả đều được đo bằng giá trị tư tưởng của tác giả đã gởi gắm trong tác phẩm

Stendhal với hai truyện ngắn tiêu biểu là “Vanina vanini” và “ Nữ trưởng

tu viện Caxtrô” đã thể hiện được khả năng phản ánh hiện thực, phản ánh số phận

cùng tình yêu con người một cách sâu sắc Hai truyện ngắn trên đã nêu lên được số phận con người bất hạnh, giá trị đồng tiền và khát vọng tình u bị những định kiến hẹp hịi của xã hội đã đưa những con người bé nhỏ vào một con đường bế tắc đầy đau thương mất mát

Thành công của Stendhal đã mở ra một bước ngoặt lớn cho chủ nghĩa nhân đạo trong dòng văn học hiện thực phê phán Pháp thế kỉ XIX Hai truyện ngắn đã tồn tại và đi vào lịng độc giả chính nhờ vào những yếu tố tư tưởng kết hợp cùng nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một sự tỏa sáng trong thể loại truyện ngắn Pháp

Với lòng đam mê văn chương và mến mộ sự tài hoa cùng tấm lịng nhân

đạo của tác giả tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal”

Trang 11

Stendhal không chỉ là một tác giả nổi tiếng mà ơng cịn là một nhà văn lỗi lạc Ơng đã thành cơng ở nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận Stendhal được mọi người biết đến với các kỷ năng phân tích nhân vật rất sắc sảo và là một trong những nhà văn nổi tiếng của chủ nghĩa hiện thực phê phán điều này được thể hiện qua các sáng tác ở các thể loại khác nhau như: tiểu thuyết

“Đỏ và đen” năm 1830, “Tu viện Parma” năm 1839

Là một người từng chứng kiến những thăng trầm, biến động của lịch sử, việc từng đi nhiều nơi đã giúp ông học hỏi thêm được những kinh nghiệm cũng như tích lũy được những kiến thức quan trọng trong suốt quá trình sáng tác của mình Là một con người với lòng say mê nước Ý, tại đây Stendhal đã sáng tác một số tiểu

luận như “Racine và Shakespeare” năm 1823 nhưng điểm nổi bật ở Stendhal là ông rất thành công trong thể loại truyện ngắn như “Vania Vanini” và “Nữ trưởng tu viện

Caxtrô” và một số truyện ngắn khác có tên chung là “Biên niên nước Ý”

Stendhal là một nhà văn mang trong mình hai dấu ấn là lãng mạn và hiện

thực “Khi ở ông người ta nhận thấy có sự song song tồn tại của cảm quan lãng mạn

và sự thông minh trong phê phán Cảm quan lãng mạn tạo nên những nhiệt tình và đam mê của những nhân vật của ơng, là những người bằng cách này hay cách khác, dưới số phận này hay số phận khác là những con người của “cuộc săn tìm hạnh phúc”, có những mối đam mê, say mê theo đuổi những lý tưởng tình yêu, vinh quang và cuộc đời phóng khống” [11; tr 77] Chính sự nhạy bén, nắm bắt được các vấn

đề xã hội và cách nhìn nhận đánh giá các vấn đề một cách khách quan đã tạo cho

nhà văn một sự “thông minh” trong suốt quá trình sáng tác của mình “Sự thơng

minh trong việc phê phán làm cho nhà văn khơng đắm mình vào thế giới tưởng tượng và luôn giữ được một thái độ khách quan tuyệt đối không bị chi phối bởi cảm tính hay định kiến và đã làm cho các tác phẩm của ơng có giá trị như “những nhân chứng của lịch sử” qua các thời kỳ Trung Hưng, quân chủ tháng Bảy và lịch sử nước Ý” [11; tr 77] Mỗi vấn đề trong xã hội đều được nhà văn đưa ra để phân tích

Trang 12

Vanina Vanini, Giuyn, Missirili, Hêlen

Phát biểu về sức mạnh nghệ thuật của các đại văn hào Pháp Gorơki đã

nói: “… tơi đọc ký sự nước Ý của Stendhal và tôi không thể hiểu làm thế nào lại có

thể viết được như thế Người ta tự tả những người tàn ác, những kẻ giết người để trả thù, thế mà tôi đọc truyện của ông như đọc “thân thế các thánh” hay chuyện Đức mẹ “đi xoa dịu những nỗi thống khổ của những người dưới hỏa ngục” [10; tr 8]

Thật vậy Stendhal với bút pháp giản dị, ông tránh bút pháp khoa trương, ông cũng tránh đưa ra cách nghĩ hiện đại vào câu truyện thời xưa Truyện ngắn của ông đã mở ra một cách nhìn mới mẻ về tình u lứa đơi và qua đây còn là một bản án về giá trị của đồng tiền trong xã hội đương thời, đồng tiền đóng vai trị là một thế lực vơ hình đã gián tiếp đẩy con người vào hoàn cảnh nghiệt ngã nhất

Hai truyện ngắn “Vanina Vanini” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” là hai

truyện ngắn nằm trong tập ký sự nước Ý được xuất bản vào năm 1855, và cả hai được coi là một tác phẩm tiêu biểu cho cuộc đời sáng tác truyện ngắn của Stendhal Hơn mười năm sau khi nhà văn qua đời, Rômanh Côlông bạn thân của Stendhal đã

đặt tên cho tập truyện “Vanina Vanini” được xuất bản đầu tiên vào năm 1829 trong tạp chí Pari, hồn tồn do chính nhà văn sáng tác Cịn “Nữ trưởng tu viện Caxtrơ”

được in trong tạp chí “Hai Thế giới” vào năm 1839, được viết lại từ những truyện kể La Mã, thế kỷ XVI, XVII Stendhal đã phục dựng lại hai truyện ngắn trên, tuy nhiên nó vẫn đảm bảo được tính chính xác quan trọng nhất là tính chính xác về tâm lý

“Lịch sử bị xuyên tạc tùy tiện, mỗi dịng đều cho thấy những sai lầm thơ thiển nhất

về thời gian, những đều lẫn lộn khó tin về nhân vật Hơn nữa, bản thân truyện chẳng thú vị gì mấy, khi khơng được tài năng của Stendhal chuyển hóa, Stendhal đã sửa tất cả những sai xót trên, song tính chính xác quan trọng nhất ông đem lại cho truyện là tính chính xác về tâm lý, và đều này cũng gây hứng thú lớn nhất” [10; tr

Trang 13

hội một bên là bá tước quý tộc giàu sang, còn một bên là những người chiến sĩ, tầng lớp thấp hèn Chính sự khác biệt nhau về gia cấp và địa vị là nguyên nhân chình dẫn đến sự tan rã trong tình yêu và dập tắt ngọn lửa lòng của các nhận vật Cùng với dòng chảy của lịch sử Stendhal đã tạo được những câu truyện hợp với thời đại và phản ánh rõ nét những khía cạnh của cuộc sống, chính những yếu tố đó đã làm cho tình huống truyện vơ cùng độc đáo và đầy ngang trái để từ đó khẳng định được giá trị của tình yêu và sức mạnh của đồng tiền trong xã hội đương thời bấy giờ

Nhà văn rất trân trọng những nhân vật của mình và ơng cũng tập trung

khai thác một cách toàn diện các cá tính, tâm tư… của nhân vật “Tính cách và số

phận Vanina gợi liên tưởng đến Matin đơ la Môlơ (Đỏ và Đen), Missirili giúp hiểu rõ hơn Giuyliêng Xôren (Đỏ và Đen), Pherănglơ Pala (Tu viện thành Pacmơ)” [10;

tr 10] Chính vì thế những nhân vật trong truyện ngắn “Vanina Vanini” và “Nữ

trưởng tu viện Caxtrô” đã thể hiện được các quan điểm và cách suy nghĩ như: các

vấn đề trong tình u gắn liền với danh dự, lịng tin cậy và mối nghi ngờ, sự hi sinh, hạnh phúc và tuyệt vọng, sự quyết tâm và nỗi do dự

Truyện ngắn “Vanina Vannini” là một câu truyện được Steandhal cố cơng

xây dựng một cách hồn hảo cả về nội dung lẫn nghệ thuật Người kể nói rất ít, tuy

ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được những sắc thái trong cảm nghĩ “Chỉ hai trang

mở đầu truyện đã xác định đủ: những đặc điểm của môi trường bao quanh Vanina, biến cố là tiền đề của sự thắt nút kịch (việc Missirili vượt ngục), động cơ tâm lý sẽ gây xung đột (ý nghĩa của Vanina về đám thanh niên quý tộc và về con người Cacbonari)” [10; tr 9] Còn truyện ngắn “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” với cấu trúc

chặt chẽ của truyện ngắn, nhịp điệu của câu truyện được diễn ra một cách nhanh chóng, hành động dồn dập tuy nhiên sự can thiệp của người kể giảm đến mức tối

thiểu “ Người kể nói rất ít, song khơng vì ngắn gọn mà bỏ qua một sắc thái nào

trong cảm nghĩ, một bước ngoặt nào trong tính cách” [10; tr 9] Nhà văn mong

Trang 14

không những chứa đựng những các yếu tố hiện thực và còn thấm đượm tinh thần nhân đạo, từ đó làm sáng tỏ hơn giá trị đặc sắc của truyện ngắn về nghệ thuật và tư tưởng của Stendhal

3.Phạm vi đề tài

Stendhal là một nhà văn vĩ đại của nước Pháp, ông đã từng thành công trên nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết, tiểu luận và truyện ngắn Một trong những thể loại ấy thì truyện ngắn là một đặc trưng tiêu biểu mang lại sự thành công cũng như tên tuổi của tác giả Vì lý do ấy tơi đã chọn hai truyện ngắn tiêu biểu của

ông là “Vanina Vanini” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrơ” Bên cạnh đó tơi cịn sử dụng

thêm các nguồn tài liệu khác từ sách tham khảo, tra cứu trên Internet Do yêu cầu của đề tài nên việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của Stendhal chỉ xem xét các vấn đề như: thực trạng xã hội cuộc sống đồng tiền, số phận con người, các yếu tố hiện thực, yếu tố nhân đạo cũng như về giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đã đóng góp

cho nền văn học đến ngày hơm nay

4 Mục đích nghiên cứu

Yêu cầu của luận văn là tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal”

nhằm mục đích:

 Phát hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

 Bồi dưỡng thêm những kiến thức trọng tâm về dòng văn học hiện thực phê phán Pháp

Trang 15

5.Phương pháp nghiên cứu

Để có thể thực hiện tốt đề tài này người viết phối hợp sử dụng các phương pháp cơ bản sau: tìm hiểu đề tài, thu thập các tài liệu có liên quan, suy nghĩ và chọn lọc trong việc lập đề cương và dàn ý Để từ đó có thể triển khai đề cương một cách

phù hợp và lôgic, cụ thể dùng các phương pháp như sau:

a Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong suốt q trình nghiên cứu đề tài, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về tác giả, tác phẩm cũng như đánh giá cái hay của tác giả và nét độc đáo của nhà văn

b Chứng minh: Nhằm đưa ra những chứng cứ từ văn bản, thuyết phục người đọc và chứng minh cho những giá trị đúng đắn của tác phẩm

c Phương pháp diễn dịch, quy nạp: Là phương pháp cơ bản của quá trình viết bài

Trang 16

1.1.1 Tình hình xã hội, lịch sử

Thế kỷ XIX xã hội Pháp với nhiều biến động xảy ra cụ thể là cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra vào năm 1789, đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện trên lãnh

thổ này, Lênin đã từng nhận định cuộc cách mạng đó “Hãy coi cuộc đại cách mạng

Pháp, nó được gọi là “vĩ đại” khơng phải là khơng có lý Đối với giai cấp mà nó phục vụ, giai cấp tư sản, nó đã làm được rất nhiều việc đến nỗi toàn bộ thế kỷ XIX, cái thế kỷ đã mang lại văn minh và văn hóa cho tồn nhân loại đó đã tiến diễn dưới dấu hiệu của cuộc cách mạng Pháp Trên khắp thế giới, thế kỷ đó đã chỉ đem thi hành, thực hiện từng phần, làm nốt cái mà các nhà cách mạng Pháp vĩ đại của giai cấp tư sản đã tạo ra, họ phục vụ lợi ích của giai cấp đó một cách khơng có ý thức, che đậy dưới những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái” [4; tr 5] Thật vậy cuộc

cách mạng Pháp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hóa và đời sống tinh thần của người dân

Cuộc cách mạng năm 1789 là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo với mục đích chính là đánh đổ nền quân chủ chuyên chế và chế độ phong kiến đang ngự trị, nhằm đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Về phía triều đình Louis XVI do sự phung phí cùng với những chính sách khơng hợp lý đã dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng và khủng hoảng về chính trị

Cuối tháng 8 năm 1789 Quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn về

Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu là “Tự do, bình đẳng, bác ái” Đây là niềm

mơ ước của nhân dân Pháp lúc bấy giờ, nhưng thực chất ước mơ ấy khơng thể thực hiện được vì xã hội Pháp lúc bấy giờ đã xảy ra hàng loạt các cuộc biến động như:

Trang 17

Để có thể đối phó với bọn phong kiến và tư bản nước ngoài âm mưu xâm lược, đối phó với quần chùng nhân dân và mong muốn phục hồi nền quân chủ ở Pháp Giai cấp tư sản dựa vào nền quân phiệt của Napoleon Từ đây đã tiếp tục diễn ra hàng loạt các biến động và sự kiện như:

 Năm 1804 Napoleon lên ngơi hồng đế và thực hiện nhiều cuộc chính biến thành lập đế chế thứ I

 Từ năm 1804 đến năm 1815 Napoleon trở thành một kẻ độc tài và tiến hành xâm chiếm các nước Châu Âu

Tuy Napoleon là một kẻ độc tài về các chính sách cai trị nhưng dưới đế chế thứ nhất cũng lặp được nhiều sự kiện với ý nghĩa quan trọng như:

 Sự ra đời của luật dân sự 1804  Chiến thắng Austerlitz năm 1805

Năm 1815 các thế lực phản động Châu Âu đã hoàn toàn đánh bại Napoleon ở trận Waterloo thiết lập liên minh thần thánh và đưa dòng họ Bourbons lên nắm chính quyền, khơi phục lại nước Pháp

Từ năm 1815 đến năm 1830 là khoảng thời gian tái lập chế độ phong kiến của triều đình Bourbons

Năm 1830 là mốc đánh dấu đặc biệt quan trọng, giai cấp tư sản đã hoàn toàn đánh bại vĩnh viễn giai cấp quý tộc Từ năm 1830 đến năm 1848 Louis Philippe lên cai trị đất nước

Chính lịch sử xã hội biến động một cách không ngừng trên đất nước Pháp, cho nên sự ra đời của văn học với chủ nghĩa lãng mạn rồi tiếp theo là chủ nghĩa hiện thực phê phán là một điều tất yếu

1.1.2 Đời sống văn hóa tinh thần

Tiền đề tư tưởng tinh thần

“Sự thay đổi cơ chế kinh tế đã kéo theo sự thay đổi của nền tảng văn hóa

Trang 18

mặt về sau, dẫn đến sự phân hóa giai cấp một cách sâu sắc

Những thay đổi bước đầu cụ thể như hàng loạt các học thuyết mới ra đời, học thuyết Saint Simon (Le Saint Simoniste) xuất hiện vào năm 1830, học thuyết Fourier (Le Fourierlisme)

Trong lĩnh vực triết học với sự xuất hiện của phép biện chứng Hégel đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực triết học vì nó đã làm thay đổi tư duy siêu hình của triết học cổ điển với cách nhìn sự vật, sự việc trong các mối quan hệ của nó Tiếp theo đó là sự ra đời vô cùng vĩ đại của chủ nghĩa Marx đã làm ảnh hưởng

rất lớn đến với các nước phương tây với “Tuyên ngôn cộng sản” triết học Marx đã

tiếp thu những giá trị của biện chứng Pháp Hégel và mang đầy sức thuyết phục với xã hội tư bản đương thời

Trong các sáng tác văn học có thể xem “Lời người tín đồ” ( Les paroles d’un croyant, 1834) của La Menais là “ Một tác phẩm viết theo phong cách kinh

thánh, trong đó ơng quan niệm rằng muốn cứu vãn sự đau khổ của con người, cần trả lại quyền tự do cho các công dân và thực hiện tinh thần của phúc âm trong các quan hệ xã hội, tác phẩm xác định rằng tư tưởng cộng hòa tự do, bình đẳng và hữu ái anh em chính là thể chế cơ bản nhất do con người đặt ra theo ý muốn của đấng thiêng liêng” [11; tr 75]

Hàng loạt sự thay đổi trên đã làm tiền đề và có tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực phê phán phương tây, cụ thể là nó đã phản ánh phần nào ở các cơ chế xã hội tư bản, mối quan hệ giữa người với người

Tiền đề lý luận văn học

Sau một thời gian dài hình thành và phát triển rực rỡ của dòng văn học lãng mạn (dòng văn học luôn hướng về tình cảm, tình yêu con người, yêu thiên nhiên và luôn mơ tưởng…) những thị hiếu về ước mơ, sự huyền diệu và phóng khống của trí tưởng tượng đã vượt qua khỏi lề thói, dường như đã khơng cịn đủ

sức mạnh và phản ánh kịp thời của nền văn học nữa “Sự phản ứng hiện thực” ra đời

Trang 19

với những bước đầu tuy cịn bỡ ngỡ nhưng nó dần dần đã được hình thành và được cơng chúng đón nhận một cách nồng nhiệt

Do nhu cầu phản ánh thực tại cùng với các khả năng như quan sát, nhận định, đánh giá và phản ánh thơng qua cách nhìn lý trí, phân tích và bàn luận được đưa ra trở thành những nguyên tắc đầu tiên hình thành nên chủ nghĩa hiện thực phê phán

Balzac đã từng cho rằng “Lý tưởng của một nhà văn vô ngã là khả năng

biến hóa đa dạng: vừa là nạn nhân, vừa là đao phủ, quan tòa và bị cáo, lần lượt diễn các vai của mục sư, người lính, cái cày của nơng phu, sự ngây thơ của quần chúng và sự ngu xuẩn tiểu tư sản”, còn đối với Stendhal khẳng định “nghệ thuật là một tấm gương trên đường, nó phản ánh khi thì trời xanh, khi thì bùn lầy” [11; tr

76] Có thể nói văn học hiện thực phê phán ra đời trong thời gian này là bắt kịp được cùng với lịch sử, văn chương ln biến hóa và thay đổi theo thời đại là mục tiêu hàng đầu của các nhà văn hiện thực

Tuy nhiên ở thế kỷ XIX do sự phát triển của khoa học kỹ thuật phương tây cũng đã làm thay đổi cách suy nghĩ của nhà văn Cụ thể là với học thuyết tiến hóa của Darwin với cách nhìn mới mẻ về sự vật mà trong đó có cả con người, làm cho các nhà văn phải suy ngẫm lại và đã thay đổi cách tư duy, cách nghĩ so với buổi ban đầu

1.1.3 Đặc điểm của văn học Hiện thực phê phán Pháp Lịch sử hình thành của dịng văn học hiện thực phê phán

Lịch sử nước Pháp đầu thế kỷ XIX, là quá trình chuyển đổi của giai cấp tư sản Pháp từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến thành một lực lượng phản động thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đây là lịch sử hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản là hai lực lượng cơ bản

trong xã hội đương thời

Trang 20

chính đã cảm thấy được những vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp là một nội dung cơ bản trong quan hệ xã hội

Đến xã hội tư bản, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp mới trở nên sâu sắc và gay gắt nhất và những vấn đề tiêu cực của cuộc sống chắc hẵn khơng thể nào có thể che đậy được, dù là ở hình thức nào Chủ nghĩa hiện thực phê phán hình thành nhanh chóng trong văn học Pháp vào khoảng sau những năm 1820 dưới thời Trùng hưng, phát triển mạnh mẽ cho đến những năm 60

Nội dung của văn học hiện thực phê phán

Văn học hiện thực phê phán ra đời là sự tiếp thu và kế thừa từ văn học lãng mạn, tuy nhiên văn học hiện thực phê phán ra đời cũng là để chống lại với chủ nghĩa lãng mạn Trước những thăng trầm của lịch sử đã dẫn đến sự ra đời của văn học hiện thực phê phán và đã chi phối toàn bộ về đặc điểm nội dung mà văn học hiện thực phê phán thể hiện

Do nhu cầu xã hội cộng với những biến đổi đang diễn ra hằng ngày nên nội dung của văn học hiện thực phê phán chủ yếu tập trung vào những vấn đề lớn như: Phê phán những cơ chế của xã hội tư bản và những tiêu cực mà nó đã mang lại Chính xã hội tư bản đã làm cho mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp hơn, con người trong cuộc sống hối hả luôn chạy theo tiền tài danh vọng, mà bất chấp tất cả, đồng tiền là một trong những nguyên nhân chính đã làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên mâu thuẫn, con người sống trong sự giã dối, lừa bịp lẫn nhau, không những thế con người cịn tự sát hại lẫn nhau chỉ vì nhu cầu của cuộc sống Bên cạnh đó văn học hiện thực phê phán ra đời còn là một bản án nhằm tố cáo sự nô lệ và sự tha hóa của con người đến mức tàn nhẫn… Những yếu tố trên là những cảm hứng chủ đạo và được văn học hiện thực phê phán tập

trung thể hiện “Chủ nghĩa hiện thực phê phán dễ gây cho người ta ấn tượng về một

thứ thẩm mỹ học sở trường về việc khắc họa cái xấu, cái ác đã in sâu vào sự sáng tạo của các nhà văn” [11; tr 76] Các yếu tố nội dung đã tạo ấn tượng ban đầu

Trang 21

vai trò trung tâm trong các tác phẩm Cịn đối với nhân vật chính diện, hình ảnh của họ được thể hiện trong tác phẩm càng lúc càng mờ nhạt vì họ khơng phải là đối tượng chính để văn học hiện thực phê phán cần khai thác Hình ảnh của những con người anh hùng cổ điển đóng vai trị chính và trung tâm nay được thay thế bằng những nhân vật phản diện Song song với việc tập trung vào khai thác hệ thống các nhân vật phản diện, tác giả nhằm mục đích vạch trần tội ác, cái xấu và những tiêu cực do xã hội tư bản mang lại và chúng đang hiện hữu trong xã hội Qua đây tác giả còn bộc lộ thái độ bất bình của mình trước những thực trạng đau lịng của xã hội, có khi đó cịn là sự cơ đơn, nỗi đau của tác giả trước xã hội đồng tiền như thế này Cái ác, cái xấu khơng phải chỉ vì nhu cầu nghệ thuật mà tác giả thể hiện mà đây còn là

sự trung thực cộng với những thái độ nhân bản sâu sắc từ phía tác giả

Nghệ thuật của văn học hiện thực phê phán

Dòng văn học hiện thực phê phán đã làm nổi bật các yếu tố hiện thực trong các sáng tác văn chương và khẳng định vai trò của nó gắn liền với một giai đoạn văn học cụ thể, bên cạnh đó các yếu tố nghệ thuật như: nghệ thuật điển hình hóa các nhân vật, bối cảnh xảy ra câu chuyện, mối quan hệ giữa các tính cách… Tất cả đã tạo nên giá trị của văn học hiện thực phê phán và chính nó đã làm tiền đề cho thể loại tiểu thuyết hiện đại ngày nay

1.2 Tác giả và tác phẩm

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Stendhal Cuộc đời và sự nghiệp của Stendhal

Trang 22

ông ngoại Ông ngoại của Stendhal là một vị thầy thuốc giỏi, có học vấn rộng và luôn theo quan điểm của các nhà ánh sáng, yêu mến Vôn-te và Rút-xơ Tình cảm mà

Stendhal dành cho ông ngoại là rất lớn, có lần Stendhal đã từng phát biểu “Ơng

ngoại đã truyền cho tơi niềm tơn sùng văn học…Ơng Vơn-te là một người khác hẵn gã Lu-I 16 ngu đần mà ông chế nhạo hay lão Lu-I 15 phóng đãng mà ơng chê phẩm hạnh dâm ô”.[4; tr 224]

Cuộc đời của Stendhal gắn liền với những biến cố của cuộc cách mạng tư sản Pháp Chính điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sáng tác và những quan điểm sáng tác của ông về sau Đặc biệt cuộc cách mạng năm 1789 nổ ra khi Stendhal mới lên bảy tuổi đã tạo được một ấn tượng trong trí nhớ của ơng

Lý tưởng mơ ước của nhân dân về vấn đề tự do, bình đẳng, bác ái, lịng căm thù sâu sắc với chế độ chuyên chế và chế độ nô lệ, tất cả đều được hình thành trong tư duy của Stendhal, và đó cũng chình là những yếu tố hình thành nên thế giới quan trên con đường sáng tác của ông

Năm 1796 là giai đoạn cải cách giáo dục ở các nước Châu Âu, theo phương hướng giáo dục mới sau cách mạng chú trọng khoa học tự nhiên, Stendhal theo học ở trường Grơ-nô-blơ từ năm 1796 đến năm 1799 tốt nghiệp với giải nhất

về chuyên ngành toán học, Stendhal đã từng nói “Tơi đã u và vẫn u tốn học vì

nó khơng dung tha sự mơ hồ và sự giả trá là hai điều tôi căm ghét” [4; tr 245] Là

một người đam mê mơn tốn học cùng với sự ngưỡng mộ người thầy dạy toán, tất cả đã in sâu trong trái tim của Stendhal để sau này hai quyển tiểu thuyết lớn của ông

là “ Đỏ và đen” và “ Luy-xiêng Lơ-ven” có cả hình ảnh người thầy đã từng dạy dỗ

ơng

Cuối năm 1799 Stendhal bắt đầu bước vào ngành quân sự thời Napoleon Năm 1800 Stendhal cùng quân đội Pháp sang Ý, ông thật sự bị chinh phục bởi nền văn hóa nước Ý với những tài năng như âm nhạc, hội họa văn thơ, phong cảnh và những người phụ nữ Ý Với những thu hút của một đất nước xinh đẹp như thế này Stendhal đã từng viết về những ấn tượng của buổi ban đầu khi ông đặt chân đến đây

“Tôi đến Mi-lăng vào tháng Năm 1800, tôi yêu thành phố ấy Tôi đã nếm trải ở đó

Trang 23

thể gọi là quê hương thứ hai của Stendhal vì nơi đây cũng chính là nơi hình thành cái nơi nghệ thuật và văn học cho ông

Từ năm 1802 đến năm 1805 Stendhal được nghỉ phép và trở về lại Pari rồi sau đó ơng xin giải ngũ, trong suốt thời gian này Stendhal luôn say mê đọc sách và tìm hiểu những kiến thức của các tác gia duy vật ở thế kỷ XVIII như En-vê-chi-uyx, Đê-tuy đơ T’ra-xi, Công-đi-ăc, ông bắt đầu học thêm ngoại ngữ là tiếng Anh và bắt đầu nghiên cứu Sếch-xpia, cũng như tìm hiểu thêm về thể loại kịch và thơ

Năm 1806 Stendhal bắt đầu trở lại quân đội và ông sang Đức, rồi Áo năm 1809, trở về Ý năm 1811, sang nước Nga năm 1812 và chính ơng đã từng chứng kiến cảnh bại trận của quân đội Pháp

Đế chế thứ nhất sụp đổ, ông vẫn tiếp tục sống ở Ý bảy năm cho đến lúc buộc phải về lại Pháp năm 1821 Những năm tháng sống trên đất nước Ý Stendhal có nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về văn học nghệ thuật Ơng ln ủng hộ trào lưu văn học lãng mạn Ý, một trào lưu tiến bộ, lạc quan và đầy nghị lực, nó đã thấm nhuần tinh thần dân tộc, đấu tranh giành độc lập và chứa đựng một niềm khát

khao về sự tự do, giải phóng con người Stendhal cho ra đời “Hay-đơn Mô-da” và “

Mê-ta-xta-dơ” năm 1814, đây là hai tác phẩm có sử dụng tài liệu của những người

nghiên cứu trước đó, năm 1817 ông viết “Lịch sử hội họa Ý”, tiếp theo đó là cuốn “Rơm, Na-plơ” và “ Flơ- răng-xơ”

Trong khoảng thời gian từ năm 1817 đến năm 1818 Stendhal viết “ Đời

Napoleon” tác phẩm khơng hồn thành Trong lịch sử hội họa Ý ơng đã nói: “ Vị tướng vĩ đại, con người có thể làm bao điều lành cho nước Pháp, thế mà đã gây cho nước Pháp bao nhiêu điếu ác”[4; tr 248] Trước một xã hội hèn kém, đối với một

nhà văn như Stendhal là một điều khó có thể chấp nhận, ơng ln bất bình với

Napoleon và vương triều Buốc-bông, ông đã từng viết “Cuốn đời Napoleon sẽ cho

bạn đọc biết về con người đặc biệt ấy, con người tơi đã u và giờ đây tơi kính trọng bằng tất cả sức mạnh của lòng khinh bỉ đối với những gì đến sau ông ta” [4; tr

249]

Trang 24

năm 1818 tại thành Mi-lăng, chính mối tình trong sáng này đã thôi thúc Stendhal

viết cuốn “Về tình yêu” năm 1822, đây là một tiểu luận độc đáo phân tích q trình

hình thành và phát triển của một tình yêu trong sáng, mở rộng ra đây còn là một lời bộc bạch thầm kín của ơng đến với mối tình này Năm 1821 Stendhal rời khỏi nước Ý, nhưng hình ảnh của Mê-tin-đơ Dem-bơ-xki vẫn là một hình ảnh kiều diễm trong lịng của ơng, mãi đến năm 1825 Mê-tin-đơ bị bắt vì một phong trào hoạt động yêu nước và đã mất, khi nhận được tin này Stendhal vô cùng tuyệt vọng và đã ghi bên

dưới tác phẩm “Về tình yêu” là “Tác giả qua đời”

Stendhal bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương của mình bằng việc nghiên cứu và viết những tiểu luận về nghệ thuật Ý Hàng loạt các tác phẩm ra đời

như: “Đời sống của Haydn, Môzart và Mêtaxtadơ” năm 1814, “Lịch sử hội họa Ý” năm 1817, “Rômơ”, “Naplơ và Florăngxơ” năm 1817, năm 1822 ông viết khảo luận

tâm lý “Về tình u” Khoảng 1823-1825 trước khơng khí đấu tranh của chủ nghĩa

cổ điển mới, Steandhal viết thiên luận “ Raxin và Sêchxpia” , nó được xem như bản

tuyên ngôn của trường phái lãng mạn, nhưng sự thật nó đã đặt cơ sở đầu tiên cho mỹ học chủ nghĩa hiện thực của ơng Ngồi ra Stendhal cịn có các tác phẩm khác như

“Đời sống Rôxini” năm 1824, “Dạo chơi ở Rômơ” năm 1829 Về tiểu thuyết Stendhal bắt đầu viết những tác phẩm đầu tay như: “Acmăngxơ” năm 1827 trong tác

phẩm này ông đã phân tích tâm lý của thanh niên quý tộc thời Trung hưng, các

truyện ngắn như “Vanina Vanini” năm 1829, “Đỏ và đen” năm 1831, “Tu viện thành

Pacmơ” năm 1839, ngồi ra ơng cịn viết ký sự về nước Ý, tự truyện “Đời sống của Hăngri Bruyla”

Tư tưởng và phong cách sáng tác của Stendhal

Đối với Stendhal, ông luôn luôn nhấn mạnh quy định lịch sử của các lý tưởng thẩm mĩ và tính chất tương đối của cái đẹp, điều đó được ơng phát biểu trong

“Lịch sử hội họa Ý” Bên cạnh đó ơng ln chống lại cái đẹp tuyệt đối trong thuyết

duy tâm., những chuẩn mực tuyệt đối ở mọi nơi, mọi thời đại

Stendhal là một nhà văn “giao thời” ông mang trong mình cả hai triết lý

Trang 25

là một sự thật được Stendhal xây dựng một cách hồn hảo nhất Tuy nhiên đơi lúc ta lại cảm nhận được rằng ở ơng có sự song hành giữa những cảm quan lãng mạn

chính là yếu tố phê phán, phê phán một cách thông minh và sâu cay “Cảm quan

lãng mạn nên những nhiệt tình và đam mê của những nhân vật của ơng, là những người bằng cách này hay cách khác, dưới một số phận này hay số phận khác là những con người của “cuộc săn tìm hạnh phúc” [11; tr 77] Sớm nhận ra được

những thực trạng tiêu cực của một xã hội tư bản, giá trị của đồng tiền, sự nô lệ và mối quan giữa người với người ngày càng trở nên lạc lõng, bằng sự nhạy bén của mình Stendhal đã miêu tả một cách chân thực cuộc sống của xã hội đương thời,

đồng thời là sự phê phán, phê phán một cách thật thông minh “Phê phán làm cho

nhà văn khơng đắm mình vào thế giới tưởng tượng và luôn luôn giữ được một thái độ khách quan tuyệt đối không bị chi phối bởi cảm tính hay định kiến và đã làm cho các tác phẩm của ơng có giá trị như “những nhân chứng lịch sử” [11; tr 77] Qua

các tác phẩm lấy bối cảnh hiện thực như trước thời Trung Hưng hay lịch sử Ý Stendhal đạ bày tỏ nổi niềm của riêng bản thân ông kết hợp với các yếu tố lãng mạn trong những hồn cảnh cụ thể, để từ đó có thể bộc lộ được những sự khát khao trong tình yêu, nỗi lòng, niềm đam mê, khát vọng được sống và tự do yêu đương, đi tìm hạnh phúc cho riêng mình, qua hàng loạt các nhân vật vang bóng một thời như : Giuyn, Mitxirili, Julien Sorrel, Hêlen, Vanina…

Đặc điểm lớn nhất trong phong cách sáng tác của Stendhal là sự hòa quyện giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực, tuy nhiên phong cách lãng mạn của ông hồn tồn khác hẳn với các nhà văn trước đó Stendhal là một nhà văn với ngòi bút sắt bén, ông đã phanh phui những sự vật, sự việc từ nhiều góc độ khác nhau “

Stendhal đã sáng tạo trên cơ sở quan sát thực tế, phân tích những sự kiện và những cảm xúc đặt trong những bức tranh phong tục, với bút pháp mà ông đã xác định một cách rõ ràng là “đi thẳng tới sự vật”, “luật lệ duy nhất là trung thực” với một giọng lạnh lung, khẳng định, tránh mọi cảm xúc chủ quan có thể làm mất đi tình chân thực đó là một trong những nét chính của phong cách Stendhal” [11; tr 78]

Trang 26

đả phá luật tam nhất trong thể loại kịch cổ điển, nhằm tìm ra những giá trị mới mà trước đây nhiều nhà viết kịch vẫn chưa tìm ra Yếu tố về thời gian là một yếu tố quan trọng trong quan điểm sáng tác kịch của Stendhal, ông chủ động nắm bắt các gia đoạn thời gian quan trọng, để gây kịch tính và khơng làm cản trở đến việc gây cảm xúc sâu sắc Cùng với sự tài ba trong thể loại kịch Stendhal cịn rất thành cơng trong việc sáng tác nhạc ngay từ những ngày đầu ông đặt chân đến nước Ý, và qua mối tình chớm nở với Mê-tin-đơ đã thôi thúc ông viết lên những khúc ca trữ tình,

Stendhal từng nói “Ngày 4 tháng ba năm 1818, một nhạc tiết lớn khởi đầu…”.[4; tr

225]

1.2.2 Giới thiệu truyện ngắn của Stendhal

Trong số các truyện ngắn đặc sắc của Stendhal phải kể đến đó là 2 truyện

ngắn “Vanina Vanini” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrơ” Cả hai truyện ngắn đã nói lên

được bản chất thật sự của một xã hội đương thời, một xã hội bị đồng tiền chi phối, con người sống với sự ít kỷ, nhỏ nhoi, đấu tranh lẫn nhau Những khát vọng về tình yêu, về một cuộc sống tươi sáng hầu như đều bị dập tắt bởi các thế lực bạo quyền, họ đóng vai trị là các nhân vật phản diện đã trực tiếp xô đẩy những con người trẻ tuổi vào những bi kịch của tình yêu, bi kịch cuộc đời

“Vanina Vanini” là một truyện ngắn viết về một tình yêu bất ngờ của tiểu

Trang 27

không những muốn chiếm được tình cảm của Missirili mà nàng cịn muốn Missirili từ bỏ mọi hoạt động cách mạng của hội kín Cacbonari cũng như từ bỏ mọi đồng đội của Missirili, với những lần sắp xếp cho Missirili vượt ngục, chỉ duy nhất chàng mới có thể vượt ngục và sự tố giác những đồng đội trong hội Cacbonari Vì tình yêu điên cuồng, sự mù quáng, và sự hẹp hòi của Vanina Vanini, dẫn đến một mối tình đỗ vỡ kết thúc khơng có hậu khi mà Missirili đã cương quyết từ bỏ Vanina Vanini và Missirili đã phải chịu cảnh tù tội cùng với những đồng đội của mình Cịn đối với một tiểu thư kiêu hãnh Vanina Vanini thì buồn bã với mối tình mà nàng đã có cơng xây đắp, để rồi nàng đã âm thầm trở về lại Roma và sau đó có tin là nàng đã thành hơn với một cơng tử quý tộc nào đó đã từ lâu đeo đuổi nàng…

“Nữ trưởng tu viện Caxtrô” Là một truyện ngắn xoay quanh mối tình bi

Trang 28

vỡ lỡ nhưng Hêlen vẫn không hề sợ, nàng can đảm và chuẩn bị tinh thần khi phải đối diện với giáo hội Nhưng đều khiến Hêlen vô cùng phẩn nộ là hay tin Giuyn vẫn còn sống và lập được chiến công oanh liệt, nàng phải đau khổ đến tột cùng khi hay được tin này Cuối cùng Hêlen đã nhờ người lính chuyển những lời sau cùng của nàng đến với Giuyn bằng một lá thư do chính tay nàng viết và nàng đã lấy thanh gươm của người lính để kết liễu đời mình

Trang 29

Chương 2

NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN STENDHAL

2.1 Thực trạng cuộc sống xã hội đồng tiền nước Pháp thế kỉ XIX

2.1.1 Sự chi phối của tiền tài danh vọng trong quan hệ giữa người và người

Thế kỉ XIX xã hội Châu Âu nói chung và xã hội Pháp nói riêng, con người sống dưới chế độ tư bản, xã hội ngày càng có sự phân hóa giàu nghèo, đẳng cấp một cách sâu sắc Những vấn đề về tiền tài danh vọng là vấn đề hàng đầu được

con người quan tâm và coi trọng “Từ thời trùng hưng nhân dân Pháp đã nhận rõ

đồng tiền là vật duy nhất còn giữ được giá trị” [4; tr 19] Chính đồng tiền đã khiến

cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên tha hóa, mất hẳn nhân cách và khiến cho các mối quan hệ tình cảm giữa con người với con người ngày càng trở nên lạc lõng hơn

Stendhal đã gửi gắm vào bên trong tác phẩm của mình qua sự miêu tả cuộc sống xa hoa, vật chất đã cám dỗ cuộc sống con người đi dần vào sự tha hóa nhân cách Các nhân vật tuy xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có một đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tham vọng trong cuộc sống và chịu sự chi phối của đồng tiền

Stendhal đã tạo nên một bức tranh của xã hội đương thời nói chung và nước Pháp nói riêng qua hệ thống các nhân vật đa dạng đặc biệt là tầng lớp quý tộc thượng lưu và tầng lớp thấp hèn của những người nông dân, người thanh niên trẻ tuổi hoạt động cách mạng, cùng với các mối tình ngang trái Đối với những con người thuộc tầng lớp quý tộc thương lưu họ luôn sống trong sự xa hoa và luôn coi trọng đồng tiền, coi trọng công danh

Trong cuộc sống sang giàu của gia đình Vanina Vanini, bố của cơ tiểu thư xinh đẹp này ngồi việc u thương cơ, ơng cịn là một con người ln đam mê sự giàu có, muốn gả con gái của mình cho những vương tôn quý tộc ông đã phải giao du với những bọn quý tộc giàu sang trong giới thượng lưu để sánh kịp với gia đình

q tộc giàu có như ơng “Ơng là một người giàu có đã hai chục năm nay khơng tính

Trang 30

ý thấy tay ông đeo dăm sáu chiếc nhẫn kếch xù nạm những viên kim cương cực lớn Hai người con trai của ơng theo dịng Tên, sau đó chết điên dại Ơng đã qn họ, nhưng ơng bực bội vì cơ con gái duy nhất, Vanina, không chịu lấy chồng Cô đã mười chín tuổi rồi và đã từ chối những đám khá nhất Lý do của cô là gì? Cũng cùng lý do khiến Xinla thối vị, là niềm khinh bỉ của người La Mã.” [10; tr 13] Với

cách trang phục bên ngoài của vương tước Đơng Axdruyban đã nói lên được sự uy quyền, ông là đại diện cho xã hội quý tộc lúc bấy giờ, luôn coi trọng tiền tài và danh tiếng trong xã hội

Sự chi phối của đồng tiền và danh vọng dần đã làm cho xã hội ngày càng có sự phân hóa một cách rõ nét nhất, những con người quý tộc thuộc dòng họ khác nhau họ tìm đến với nhau để cùng tranh với nhau về sự giàu sang, tài ba cũng như tranh nhau về tình yêu và khả năng chiếm được trái tim của người đẹp như Vanina Vanini

Những lâu đài uy nga tráng lệ với những đêm khiêu vũ lộng lẫy, họ đã

dùng tất cả sự uy nguy nhất để tỏ ra sự giàu sang của mình “Chẳng hội hè của vua

chúa nào ở Châu âu bì được thế này” [10; tr 12] những đêm giao lưu cùng nhau ở

những lâu đài đồ sộ và to lớn, sang trọng bậc nhất như thế này, để họ phô trương và

tìm đến tình u cho mình “Vua chúa khơng có lâu đài kiến trúc kiểu La Mã, vua

chúa buộc phải mời các phu nhân tôn quý chốn cung đình; Cơng tước B chỉ thỉnh riêng các mỹ nhân Tối hôm ấy, ông mời rất đạt khách nam giới ra chiều chống váng Giữa vơ số phụ nữ xuất sắc như vậy, người ta xem ai đẹp nhất: sự lựa chọn có phần do dự giây lát, nhưng cuối cùng vương tước tiểu thư Vanina Vanini thiếu nữ có mái tóc huyền và ánh mắt rực lửa được tôn làm bà chúa vũ hội Lập tức quan khách nước ngoài và các chàng trai La Mã rời bỏ mọi phịng khách, đến chen vai thích cánh trong gian phịng khách có nàng” [10; tr 12]

Tiền tài danh vọng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và cách suy nghĩ của con người, họ sống trong cảnh giàu sang nên họ chỉ giao lưu, qua lại với những bậc quý tộc cao quý, còn đối với những con người bình dân trong xã hội họ khơng qua tâm và luôn coi thường những con người ấy

Mối tình của nàng Hêlen và Giuyn trong “Nữ trưởng tu viện Caxtrô”, chỉ

Trang 31

tiểu thư Hêlen một cách thẳng thắng được Cuộc sống dưới chế độ tư bản phân chia giai cấp rõ rệt Stendhal đã cho chúng ta thấy rõ đối lập với một giai cấp quý tộc giàu có là một tầng lớp nơng dân cịn đang rất nghèo khó, họ phải sống trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn và nguy hiểm, xã hội có sự phân chia và kỳ thị một cách rõ rệt khoảng cách giữa người giàu và kẻ nghèo là một khoảng cách rất lớn, do đó những giai cấp quý tộc giàu sang họ luôn chạy theo những danh vọng của tiền tài, người

giàu thì muốn giàu thêm, còn đối với những con người “Thấp cổ bé họng” họ vừa là

nạn nhân của xã hội vừa là tay sai của bọn nhà giàu

Không khác với Giuyn, Missirili cũng xuất thân từ một gia đình nghèo, thấp kém nhưng anh lại là người có chí hướng và là con người dũng cảm trong hội

kín cách mạng Cacbonari “Tơi tên Piêt’rơ Mitxirili tơi mười chín tuổi cha tơi là một

thầy thuốc nghèo ở Xanh-Ănggiêlơ-in-Vađơ, cịn tơi là Cacbonari Họ tóm được hội kín của chúng tôi, tôi bị gông xiềng, giải từ Romanhơ đến La Mã Họ tống tôi vào một hầm ngục suốt đêm ngày phải thấp đèn, tơi ở đó mười ba tháng trời Một người nhân đức tìm cách cứu tơi” [10; tr 18] Một bên là giới quý tộc thượng lưu với một

cuộc sống xa hoa giàu có, cịn một bên là tầng lớp thanh niên nghèo sống trong hoàn cảnh vơ cùng khó khăn và nguy hiểm Thế nhưng đều trớ trêu thay các vị tiểu thư của những gia đình quyền uy ấy lại có tình u với những người nghèo nàn như Missirili và Giuyn, cuộc tình của họ bước đầu không mấy dễ dàng khi mà xã hội và tư tưởng không hề chấp nhận cho họ đến với nhau

Mặc dù Vanina Vanini đã dành tình cảm chân tình của nàng đến Missirili nhưng trong từng lời nói và hành động của cô ta vẫn cảm nhận được sự uy quyền

của một tầng lớp thống trị đối với tầng lớp bị trị “Tôi giàu nên tôi mong chàng sẽ

nhận vũ khí và tiền mà tôi trao tặng” [10; tr 22] Với lời nói và hành động của

Vanina Vanini dường như sức mạnh của đồng tiền đã in sâu trong tiềm thức của con người trong xã hội đương thời, với quan niệm có tiền có thể quyết định được tất cả mọi việc trong xã hội, ngay cả tình u là một thứ vơ giá khơng gì có thể đánh đổi được cũng được con người đặt ngang hàng với đồng tiền, và xem đồng tiền là một thứ có thể mua được tình u ấy

Trang 32

xử với mọi người xung quanh vốn rất thanh cao, nhưng nay đã hoàn toàn thay đổi, họ sống và luôn khinh bỉ, chà đạp lên nhân phẩm cũng như danh dự của những người vốn nghèo hơn mình Lời nói của bố Hêlen, vị lãnh chúa Căngpirêli vốn được nhiều người biết đến là một con người phong nhã, giàu lòng thương người nhưng

khi đối diện với Giuyn ông đã bộc lộ bản chất thực của chính mình “Sao ngươi dám

cả gan cứ lai vãng trước nhà ta và ngước nhìn một cách hỗn xược vào các cửa sổ phòng con gái ta, ngươi, một con người khơng có đến một tấm áo tươm tất để che thân? Nếu ta không sợ láng giềng hiểu lầm về hành vi của ta thì ta sẽ cho ngươi ba đồng tiền vàng để ngươi đi La Mã mua một chiếc quần áo dễ coi hơn Như vậy, mắt của ta và mắt của con gái ta đỡ bị quần áo rách rưới của ngươi xúc phạm” [10; tr

52] Những thứ vật chất phù du bên ngoài mới có thể làm nên nhân cách của con người, chính đồng tiền đã làm cho con người ngày càng đánh mất nhân cách của mình Bố của Hêlen đã hạ thấp nhân cách của Giuyn để đề cao sự giàu có của gia đình mình, đây cũng chính là quan điểm mà giới thương lưu trong xã hội đương thời sử dụng để đè bẹp những phẩm chất mộc mạc, cao cả của con người Thực chất con người của Giuyn cũng không hề đến nỗi nào như những lời mà bố Hêlen đã từng

lăng nhục “Quần áo của chàng trai Brăngxifooc không đến nỗi rách rưới chúng

được mai bằng những thứ vải rất giản dị, nhưng mặc dù rất sạch sẽ và được chải bụi ln, phải nói rằng trơng bề ngồi vẫn thấy chúng đã được dùng quá lâu” [10;

tr 52] Trước những lời nhục mạ của bố Hêlen, chàng thanh niên trẻ tuổi như Giuyn

đã biết ý thức về phẩm chất, vinh dự của mình “Những lời mắng mỏ của ngài

Căngpirêli làm cho Giuyn não lòng và chàng không dám qua lại trước nhà ông ban ngày” [10; tr 52]

Sự phân hóa đẳng cấp trong xã hội, sự chênh lệch giữa những người giàu có và những con người nghèo khổ đã làm cho xã hội ngày càng có sự phân hóa giai cấp một cách rõ nét nhất, với số phận hẫm hiu đại diện cho những người nông dân nghèo và những con người làm cách mạng Missirili và Giuyn đều có lịng tự trọng cao và ý thức được nhân cách của mình trong cuộc sống và trong tình yêu khi phải

đối mặt với những tầng lớp quý tộc trong xã hội Missirili từng nghĩ “Missirili yêu

Trang 33

20] Sự ảnh hưởng của đồng tiền quả là to lớn vì u nhau nhưng khơng đứng cùng một giai cấp nên những con người trẻ tuổi đã làm theo tiếng gọi của con tim là quyết định trốn đi nơi khác để tìm hạnh phúc cho riêng mình, mong tìm được một nơi nào đó để có thể sống cùng nhau, mà nơi ấy khơng có sự phân chia đẳng cấp san hèn,

không chịu sự chi phối của thế lực vơ hình là đồng tiền “Nỗi bất hạnh của anh là vì

anh yêu em hơn cả cuộc sống, vì rời La Mã đối với anh là một cực hình đau đớn nhất Ơi! Sao nước Ý chẳng được giải thoát khỏi bọn dã man! Anh sẽ vui sướng biết bao cùng em vượt biển sang sống bên châu Mỹ” [10; tr 23] Với con người nhỏ bé

như Giuyn, anh luôn nhận thức giá trị của bản thân trước mối tình đầy gian khó với Hêlen, đều mà anh có thề bộc bạch về bản thân mình được thể hiện qua lá thư anh

viết cho Hêlen “Đúng là tôi nghèo, chàng viết tiếp, và nàng khó mà hình dung được

cảnh nghèo q quắt của tơi Tơi chỉ có một căn nhà nhỏ mà hẳn là nàng đã trông thấy dưới đống vật liệu đổ nát của cái cầu máng ở Anbanô; xung quanh nhà có một khoảnh vườn mà tơi gieo trống lấy để sống bằng rau cỏ thu được Tơi cịn có một vườn nho tôi cho mướn với giá ba mươi đồng bạc mỗi năm Thật tình là tơi khơng biết tại sao tôi yêu nàng; chắc là tôi không thể mong nàng chia sẻ cảnh nghèo với tôi” [10; tr 54].Những lời nói chân tình của người nông dân nghèo như Giuyn đã

làm bản án cho sự phân biệt đối xử của tầng lớp quý tộc, tầng lớp thống trị đối với tầng lớp nông dân nghèo, tầng lớp bị trị Đồng tiền đã khiến cho họ ngày càng xa lánh những con người nghèo khó và cũng chính đồng tiền đã dập tắt biết bao những khát vọng sống, khát vọng tự do yêu đương của con người, xuất thân là những con

người “thấp cổ bé họng” và tình u cịn gặp nhiều trắc trở thì cuộc đời của những con người trẻ tuổi sẽ khơng cịn gì là ý nghĩa nửa “Nếu nàng không yêu tôi, cuộc đời

đối với tơi thì chẳng cịn gì là ý nghĩa nữa; khơng cần phải nói rằng vì nàng, tơi có thể hi sinh tính mạng nghìn lần Thế mà trước khi nàng ở nhà tu về, cuộc đời tôi không đến nỗi bạc bẽo; trái lại nó đầy mơ mộng huy hoàng” [10; tr 55] Với những

Trang 34

ngang nhau và xã hội dường như đã quy ước cho mối tình của họ là khơng thể đến được cùng nhau

Bên cạnh vẻ đẹp vốn kiêu sa bên ngồi của Vanina Vanini, tâm hồn của nàng thì ngược lại, luôn bị đồng tiền làm chủ và chi phối, điều khiển những suy nghĩ

của nàng “Những người Cacbonari đã nhận của ta hàng mấy ngàn đồng Xơcanh

Họ chẳng thể nghi ngờ lịng tận tụy của ta đối với cơng việc đang mưu đồ” [10; tr

28] Đồng tiền đã làm cho một người con gái vốn kiêu hãnh, ngạo mạn như Vanina Vanini trở thành một con người ít kỷ chỉ muốn chiếm được tình cảm của Missirili và vun đấp cho mối tình của mình mà bất chấp tất cả, sống trong sự dối trá, làm mờ nhạt vẻ đẹp nhân cách của chính bản thân mình

Khơng chỉ tầng lớp quý tộc ở giới thượng lưu mới chịu cảnh chi phối trực tiếp từ tiền tài và danh vọng mà tiền tài danh vọng đã và đang tồn tại trong từng cách suy nghĩ của tất cả mọi người trong xã hội Họ ln chú ý đến những gia đình giàu sang cùng bàn luận về mối tình khơng cân xứng như mối tình giữa Hêlen và

Giuyn “Người ta để mắt đến tất cả những gì xảy ra, Hêlen lại là đám giàu nhất xứ,

bỏ xa các đám khác, cho nên ngài Căngpirêli được báo là đêm nào cũng vậy, vào khoảng nữa đêm người ta thấy đèn thắp sáng trong phòng con gái ngài” [10; tr 57]

hầu như tất cả mọi người họ đều có những chuẩn mực khắt khe về tình yêu giữa những người quý tộc giàu có và những người nông dân nghèo khổ, đồng tiền là nguyên nhân duy nhất hình thành nên cách suy nghĩ của họ như vậy, khoảng cách giữa tầng lớp quý tộc và những con người nghèo khổ là một hố sâu khơng thể nào có thể lấp đầy cái hố ấy được

Khi phải đối mặt với cuộc sống tiền tài danh vọng, con người trở nên lạnh

lùng và lạnh nhạt hơn bao giờ hết “Chúng ta vui mừng vì có con nhưng lạy Chúa! Lẽ

ra chúng ta phải tuôn ra những giọt lệ máu khi chúng là con gái! Có thể nào dễ như thế được, sự nhẹ dạ của chúng có thể làm ô uế danh dự một người đã sáu mươi năm trường khơng để cho nó mảy may vướng mắc” [10; tr 61]

Trang 35

trọng đó là tu viện và những người tu sĩ, họ vốn hiểu được đạo đức, đạo lý, thế nhưng họ cũng chình là nạn nhân của một xã hội đồng tiền

Muốn được tự do sống cùng người mình yêu Hêlen đã phải treo giá với các vị cha sứ, nhằm mong được rời khỏi tu viện và cao bay xa chạy cùng Giuyn

“Người vú ni nói chuyện một hồi lâu với người cha rửa tội của mình, và trong sự

kín nhiệm của thánh lễ, bà thú nhận là tiểu thư Hêlen đơ Căngpirêli muốn đến với Giuyn Brăngxifooc là chồng mình, và tiểu thư sẵn lịng cúng cho thánh đường một cây đèn đáng giá một trăm đồng bạc Tây-ban-nha” [10; tr 109], những con người

đức cao trọng vọng, đáng được mọi người coi trọng và kính nễ như đức Cha thế mà

lại có những ham mê vật chất quá đổi tầm thường “ Một trăm đồng! tu sĩ nổi nóng

đáp Rồi tu viện của chúng tôi sẽ ra sao với sự thù hằng của ngày Căngpirêli? Không phải chỉ một trăm mà rõ ràng ngài đã cho chúng tôi một ngàn đồng để đến thu lượm thi hài người con trai của ngài ở chiến trường Xiăngpi, lại cịn có sáp nữa không kể” [10; tr 109] Hạnh phúc luôn là một điều mà các nhà truyền giáo mong

muốn cho tất cả mọi người đều được hưởng, tự do bình đẳng bác ái là một phương châm mà các nhà tu sĩ thực hiện nhưng nay, họ đã đi ngược lại với những gì mà trước đây mình đã làm, chỉ vì đồng tiền đã làm cho họ ngày càng trở nên tha hóa

Tiền tài và danh vọng đã làm mờ mắt con người và làm cho con người trở

nên u mê “Cũng phải nói cái điều làm vinh dự cho tu viện ra đây: có hai tu sĩ biết rõ

cảnh ngộ của tiểu thư Hêlen còn non trẻ, đã xuống Anbanô và đến gặp nàng với ý định ban đầu là đưa nàng về ở tại phòng nàng trong lâu đài của gia đình, khơng bằng tự nguyện thì bằng bức bách; họ biết là họ sẽ được phu nhân đơ Căngpirêli hậu thưởng Khắp thị trấn Anbanô đang vang dội cái tin Hêlen đã bỏ trốn và bà mẹ hứa hẹn sẽ ban thưởng rất trọng hậu cho những ai cho bà biết tin đích xác về con gái mình” [10; tr 110] Đồng tiền đóng vai trị là một phần thưởng được các gia đình

quý tộc đưa ra nhằm thu hút sự tập trung của các giới tu sĩ và để cho các bậc tu sĩ ấy thực hiện những hành động hộ cho các bậc quý tộc, giờ đây những người tu sĩ dưới sự chỉ huy của đồng tiền họ cũng được xem là một trong những người nô lệ đắc lực cho bọn quý tộc giàu có Vì muốn chia cách tình u của con gái mình với Giuyn,

mẹ của Hêlen đã từng nói với đức Cha “ Đức Cha sẽ được hậu thưởng nếu đức cha

Trang 36

hôm nữa, bản án kết tội Giuyn Brăngxifooc vào một nhục hình ghê gớm sẽ được công bố và làm cho có hiệu lực, cả trong vương quốc Naplơ Tôi đề nghị đức cha xem bức thư này của phó vương Người vốn có họ xa với tơi Người hạ cố báo tin ấy cho tôi Ở xứ nào Brăngxifooc có thể trú ngụ được? tơi sẽ mang nó trao cho hoàng thân số tiền năm vạn đồng với lời yêu cầu ban tất hoặc một phần cho Brăngxifooc với điều kiện y sẽ đến phụng sự quốc vương Tây-ban-nha, là vua của tôi để đánh quân chiến loạn ở Flăngdro Phó vương sẽ cấp cho y một bằng cấp chỉ huy; để cho bản án xúc phạm thần thánh mà tơi mong làm cho cũng có hiệu lực trên đất Tây-ban-nha nữa, để cho bản án ấy không cản y trên bước đường công danh, y sẽ mang tên là nam tước Lizara” [10; tr 115] Sự nhẫn tâm chia cắt tình cảm của người con

gái mà bà luôn yêu quý nhất, mẹ Hêlen đã dùng tất cả những mưu lược của mình để đối phó với Giuyn, chỉ vì bà luôn cho rằng Giuyn không xứng đáng để được yêu Hêlen, không xứng đáng với gia tộc giàu có bậc nhất như gia đình bà vì thế việc trừ khử Giuyn là một điều tất yếu, để khơng làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự cho

gia đình bà “Tơi tin chắc rằng đức cha chưa bao giờ thấy một người mẹ đối xử như

thế đối với kẻ đã giết con mình Với năm trăm đồng thơi, chúng tơi đã có thể diệt cái tên ghê tởm ấy từ lâu rồi; song chúng tơi khơng muốn gây bất hịa với hồng thân Cơlona Bởi vậy xin đức cha vui lịng lưu ý hồng thân là vì tơn trọng quyền lực của ngài, tôi đã tiêu tốn từ sáu đến tám vạn đồng bạc Tôi muốn không bao giờ nhắc đến tên Brăngxifooc ấy nữa Và cuối cùng nhờ đức Cha chuyển lời chào trân trọng của tơi lên hồng thân…” [10; tr 116]

Người tu sĩ thì vẫn cứ âm thầm làm theo sự sai khiến của bà quý tộc, vì

đồng tiền mà họ có thể làm tất cả những việc mà bản thân họ có thề làm “ Người tu

sĩ báo ba hôm nữa, ông sẽ đi chơi một vịng về phía Ơxti và phu nhân Căngpirêli trao cho ông một chiếc nhẫn trị giá một ngàn đồng” [10; tr 110] Đối với giới quý

tộc trong xã hội đương thời họ xem đồng tiền là một sức mạnh to lớn nhất để họ có thể thực hiện hành động của mình Hêlen sẵn sàng cho tiền những người nghèo khổ

chỉ với một điều duy nhất là họ phải để tang cho cha nàng “Bố nàng chết đi để lại

Trang 37

động của Hêlen đã nói lên được sự ảnh hưởng sâu sắc của vật chất, tiền tài đã in đậm trong tư duy và cách nghĩ của con người

Stendhal đã mạnh tay dán một đòn thật mạnh vào cái xã hội nhố nhăng đương thời, mọi giai cấp trong xã hội đều được ông vạch trần một cách rõ ràng, nhằm hướng người đọc thấy rõ bản chất xấu xa của con người khi bị tiền tài và danh vọng điều khiển một cách tiêu cực, những điều tệ hại nhất mà đồng tiền đã gây ra cho xã hội đương thời Phê phán đồng tiền vạn năng đó cũng chính là một trong nghững yếu tố hiện thực làm nên phong cách sáng tác của Stendhal

2.1.2 Sự tha hóa của con người trong xã hội tiền tài danh vọng

Trong truyện ngắn của Stendhal chúng ta thấy rõ đồng tiền và danh vọng đã làm biến đổi nhân cách tốt đẹp của con người, con người ngày càng đi vào hố sâu của sự tha hóa Tuy họ khơng giống nhau về hoàn cảnh nhưng họ đang phải chịu đựng những nguy hiễm, những âm mưu đen tối mà tầng lớp thống trị gây ra, với mong muốn lấy sức mạnh của mình để trừ khử những con người nghèo khó dập tắt

mọi ước mơ, khát vọng của những người trẻ tuổi “Người bạo chúa thường là kẻ

giàu có nhất trong chính phủ cộng hịa quá cố và để mua chuộc đám thứ dân, hắn trang trí cho thành phố những nhà thờ tráng lệ và những bức hội họa tuyệt vời Khơng có một sử gia nào ở các tiểu quốc ấy dám thuật lại những vụ đầu độc và mưu sát diễn ra không biết bao nhiêu mà kể do sự hoảng sợ của bọn tiểu bạo chúa này, chúng muốn hạ thủ trước những người chúng nghi ngại Bọn sử gia đạo mạo này là thủ hạ ăn lương của chúng Hãy chú ý là mỗi tiểu bạo chúa ấy biết đích thân người thù ghét mình, và rất nhiều tiểu chúa đó đã bị ám sát” [10; tr 46] Bất chấp mọi

việc nhiều nhà quý tộc quyết truy lung những ai có thể làm mất đi cái danh dự giàu sang của họ, và ngay cả nếu liên quan đến tình cảm họ sẵn sàng thủ tiêu người làm tổn hại đến danh dự của họ

Vanina Vanini vì yêu Missirili đến tột cùng, nên nàng đã tiến hành các thủ đoạn mà nàng có thể làm với mong muốn chiếm được tâm hồn và thể xác của Missirili, vì là con người giàu có bất chấp mọi thứ nàng đã sử dụng đồng tiền của mình như là một thứ vũ khí để tố cáo đồng đội của Missirili, họ là những thành viên

trong hội cách mạng Cacbonari “Nàng hấp tấp ghi bên lề của quyển kinh nhật tụng

Trang 38

ngay đêm đó Nàng kết thúc bản tố cáo bằng những lời sau: hội kín này gồm mười chín thành viên, đây là tên và địa chỉ của họ” [10; tr 29] Chỉ vì việc riêng tư cá

nhân mà Vanina Vanini đã vơ tình trở thành một con người độc ác, chỉ biết nghĩ lợi ích riêng cho bản thân mình mà khơng hề nghĩ đến tính mạng của người khác cũng như không hề nghĩ đến cảm nghĩ của người yêu mình, khi Missirili là một con người

anh hùng và lạc quan, đặt toàn bộ niềm tin vào Vanina Vanini “Bọn cảnh binh đưa

được mười người vào nhà ngục trong thành Tới đó một người lao mình xuống giếng sâu tự vẫn” [10; tr 30] trước cái chết của những thành viên trong hội cách

mạng Cacbonari Vannina Vanini vẫn thản nhiên “Thế là một hội kín nữa bị khám

phá; em nghĩ rằng chàng sẽ ở yên một thời gian” [10; tr 31] Qua đây ta phần nào

thấy được sự lạnh lùng của con người trước cái chết của đồng loại, chỉ vì tình cảm riêng tư mà một con người trẻ tuổi như Vanina Vanini lại vơ tình thành một kẻ sát nhân

Đối với gia đình lãnh chúa Căngpirêli vì muốn ngăn cấm tình yêu của con gái mình là Hêlen với Giuyn mà từng thành viên trong gia đình họ trở thành những

con người mưu mô, xảo quyệt “Ngài Căngpirêli chuẩn bị một cây súng hỏa mai của

ông và cây súng của con trai ông, đêm đến đồng hồ vừa đánh đúng mười một giờ ba khắc, ông báo cho Fabiô biết và cả hai người nhẹ nhàng cố gắng giữ im lặng, lần bước lên một lan can lớn bằng đá ở tầng một của lâu đài ngay dưới cửa sổ phòng Hêlen” [10; tr 57], người anh trai của Hêlen quyết truy đuổi Giuyn vào đường cùng,

người anh nhất quyết ngăn cản tình u của cơ em gái mình vì Fabiơ khơng thể nào chấp nhận một người nghèo như Giuyn mà lấy một người quý tộc như Hêlen đây, nếu mọi chuyện đổ vỡ thì mặt mũi của gia đình Fabiơ sẽ như thế nào? vì thế mọi nơi

mọi lúc Fabiô đều muốn xuống tay giết chết Giuyn “Mấy đứa khốn kiếp đeo mặt nạ

này là bọn nào vậy? Chúng ta hãy bửa đôi mặt nạ chúng ra bằng một nhát gươm; xem ta làm đây này Hầu như ngay lúc ấy, Giuyn Brăngxifooc bị Fabiô chém Một nhát gươm ngang trán Nhát gươm phanh ngang một nhát hết sức tài tình, đến nỗi tấm vãi che mặt của Giuyn rơi xuống, đúng lúc chàng cảm thấy máu chảy từ vết thương ấy làm mắt mình mờ đi, tuy thương tích khơng trầm trọng lắm” [10; tr 79],

Trang 39

cảnh đàn áp của bọn quý tộc, thống trị tộc tài con người thời ấy Dường như từng lời nói, từng hành động như muốn gieo rắc cho những con người nghèo khổ như Giuyn biết rằng, thân phận nghèo khơng thể nào có thể sánh cùng những giai cấp cao quý và sẽ mãi mãi cũng chỉ là một thứ nô lệ cho tầng lớp thống trị, Fabiơ cũng đã từng

nói “Đồ vơ lại, tao cịn lạ gì mày! Mày kiếm tiền như thế đấy để thay bộ quần áo

rách của mày” [10; tr 79] thái độ khinh bỉ con người hầu như là một thái độ chung

mà giai cấp quý tộc đối đãi với mọi người nghèo xung quanh mình, đồng tiền là một tấm gương phản chiếu lên nhân cách của họ, và chính những tham vọng đã nói lên được bản chất khinh người, tham tiền của bọn quý tộc

Đứng trước một xã hội mà đồng tiền là chủ thể, nó có thể làm thay đổi toàn bộ trật tự của xã hội, Stendhal đã thể hiện sự tha hóa của con người ở nhiều gốc độ khác nhau, những con người như Giuyn đã ý thức được nhân phẩm và danh dự

của mình, nhưng chàng khơng thể nào có thể làm thay đổi được số phận mình “Sau

khi ngài Căngpirêli xỉ vả chàng đến ứa máu, khiến chàng cảm thấy vô cùng thấm thía, Giuyn như phát điên lên và cực kỳ đau khổ suốt hai ngày, chàng không thể quyết định hoặc giết lão già hỗn xược, hoặc cứ để cho lão sống Chàng khóc suốt mấy đêm trường; cuối cùng chàng quyết định hỏi Ranuyxơ, người bạn duy nhất trên đời nhưng liệu ông ta có thấu cho chàng khơng?” [10; tr 66] Những lời xỉ vả

Giuyn, lãnh chúa Căngpirêli đã làm cho bản thân mình mất đi nhân cách tốt đẹp và sự quyền uy của mình Người phụ nữ ln rất mực yêu thương và quý mến con gái mình như mẹ của Hêlen vì danh dự của gia đình mà bà đã tự tạo ra những âm mưu nhằm chia cắt tình cảm tốt đẹp giữa hai trái tim đang yêu nhau một cách nồng nàn, bà đã loan tin rằng Giuyn đã chết nhằm cho Hêlen tuyệt vọng mối tình với Giuyn và quên dần Giuyn đi theo thời gian, để bà có thể điều khiển Hêlen theo cách suy nghĩ

của bản thân mình “Bà Căngpirêli từ giây lát trước đã cho mình có quyền làm tất,

Trang 40

mình, anh dường như có ý thức về thân phận nghèo nàn của mình cũng như nhận rõ giá trị thực tại của xã hội đương thời này chính là đồng tiền và danh dự trong xã hội

“Nhưng một vấn đề khác làm bận rộn tâm trí đã quá rối ren của Giuyn một độ

chàng sẽ định cư cho Hêlen một thành phố nào sau khi cưới nàng và cướp nàng đi từ tay cha nàng? Hai độ là chàng lấy tiền đâu ra ma nuôi sống nàng” [10; tr 66]

Khơng được gia đình Hêlen và xã hội chấp nhận là một điều vô cùng đau khổ và tủi nhục, nhưng nếu cả hai được trốn và sống cùng nhau thì liệu có sống nổi với những thế lực quyền uy như cha nàng hay không? Càng suy nghĩ Giuyn càng mất phương hướng và rơi vào tuyệt vọng Điều tuyệt vọng của chàng thanh niên trẻ tuổi là một bản án đanh thép nói lên sức mạnh của đồng tiền và sự giàu sang của tầng lớp quý tộc có thể làm đe dọa và hủy diệt những con người nghèo khổ bất cứ lúc nào, nỗi ám ảnh của Giuyn không chỉ là nổi ám ảnh cá nhân nữa mà nó là đại diện cho nỗi ám ánh của toàn bộ những con người sống trong xã hội đương thời thế kỷ XIX, họ luôn sợ bọn quý tộc, những tên lãnh chúa thống trị và khơng biết cuộc đời của mình rồi ngày mai sẽ ra sau, khi mà sự bóc lột ấy ngày càng dã man

Tiền tài và danh vọng đã làm tha hóa đến những người tu sĩ vốn là những con người có đạo đức, nhưng nay cũng không thể nào tránh khỏi sự tác động mãnh liệt của đồng tiền Vì muốn có được sự giúp đỡ từ gia đình Hêlen mà các vị tu sĩ ln tìm mọi cách để bắt Hêlen trở về tu viện theo lệnh của ngài phu nhân Căngpirêli, những bậc tu sĩ, trở nên tham lam, sân si và sống trong sự tranh đua giựt

giành lẫn nhau “Ấy một cô tá túc mà phơi bày cái buồng riêng của mình dưới con

mắt công chúng như thế này quả là đẹp mặt!” [10; tr 120] trước những không gian

mà bà mẹ của Hêlen đã chủ trương xây dựng trong tu viện đã làm cho các nữ tu sĩ nơi đây ganh ghét và bàn tán xôn xao Hành động ấy của những người tu sĩ nói lên được sức mạnh của vật chất đối với họ và đạo đức cũng như nếp sống hỗn độn của bậc tu sĩ lúc bấy giờ Sống trong mơi trường ln có sự tranh đua nhau ngay cả Hêlen cũng đã có những giây phút đổi thay, cơ đã hồn tồn thay đổi nhân cách của

mình khi đã sống một khoảng thời gian khá lâu trong tu viện này “Ái chà ta làm con

Ngày đăng: 07/07/2023, 00:59