1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi

87 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN BA PHI

NGUYỄN KIM TUYỀN

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN BA PHI

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ MỸ NHUNG NGUYỄN KIM TUYỀN

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

  

Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mẹ em, người đã sinh thành, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập của em

Em xin cảm ơn quý tập thể thầy cô trong bộ môn Ngữ văn đã nhiệt tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận

Đặc biệt, em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Nhung Cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã hết lòng giúp đỡ, động viên em hồn thành khóa luận naỳ

Một lần nửa em xin chân thành cẩm ơn!

Trang 4

nghiên cứu khoa học nào

Trang 5

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cúu 5

CHƯƠNG 1: VÙNG ĐẤT CÀ MAU – MƠI TRƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI 1.1 Vùng đất Cà Mau quê hương bác Ba Phi 6

1.1.1 Tài nguyên và sản vật 6

1.1.2 Người Việt và các cộng đồng dân cư khác ở Cà Mau 9

1.1.3 Văn hóa, xã hội 12

1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi 14

1.2.1 Bối cảnh lịch sử, điều kiện sinh sống 14

1.2.2 Quá trình sáng tác và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi 19

1.2.2.1 Từ sinh hoạt gia đình 19

1.2.2.2 Từ sinh hoạt làng xóm 20

1.2.2.3 Từ những cán bộ, bộ đội 20

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN BA PHI 2.1 Niềm tự hào về tài nguyên sản vật 23

2.2 Ca ngợi sự thong minh, sáng tạo của con người trong quá trình mở đất cà giữ đất 29

2.3 Ca ngợi sự gan góc , bản lĩnh của con người 40

2.4 So sánh nội dung truyện Ba Phi với một số truyện Trạng khác 44

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN BA PHI 3.1 Kết cấu truyện 55

3.1.1 Kết cấu ba bước 55

3.1.2 Kết cấu “gói kính, mở nhanh” 58

3.1.3 Kết cấu mở rộng 61

Trang 7

4 Đối tượng nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 1:

VÙNG ĐẤT CÀ MAU – MƠI TRƯỜNG HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI

1.1 Vùng đất Cà Mau quê hương bác Ba Phi 1.1.1 Tài nguyên và sản vật

1.1.2 Người Việt và các cộng đồng dân cư khác ở Cà Mau 1.1.3 Văn hóa, xã hội

1.2 Sơ lược về lịch sữ hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi 1.2.1 Bối cảnh lịch sữ, điều kiện sinh sống

1.2.2 Qúa trình sáng tác và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi 1.2.2.1 Từ sinh hoạt gia đình

1.2.2.2 Từ sinh hoạt làng xóm 1.2.2.3 Từ những cán bộ, bộ đội

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN BA PHI

2.1 Niềm tự hào về tài nguyên sản vật

2.2 Ca ngợi sự thông minh, sáng tạo, của con người trong quá trình mở đất và giữ đất

2.3 Ca ngợi sự gan góc, bản lĩnh của con người

2.4 So sánh nội dung truyện Ba Phi với một số truyện Trạng

CHƯƠNG 3:

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN BA PHI

3.1 Kết cấu truyện

3.1.1 Kết cấu ba bước

Trang 8

KẾT LUẬN PHỤ LỤC

Trang 9

Văn học dân gian Nam Bộ nói chung, truyện Trạng Nam Bộ nói riêng chưa được chú ý nhiều để khai thác và nghiên cứu Nhưng từ việc nhận ra những giá trị thực sự hữu ích của truyện cười dân gian nói chung, truyện Trạng nói riêng, việc sưu tầm nghiên cứu vốn tri thức phong phú mà thể loại văn học dân gian này mang lại đang là một hướng đi được giới nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ đặc biệt quan tâm và chú ý khai thác

Trong kho tàng truyện cười dân gian người Việt bao gồm hai bộ phận:

“truyện cười không kết chuỗi (hay truyện cười riêng lẻ) và truyện cười kết chuỗi tiểu loại này gồm nhiều hệ thống truyện xoay quanh một nhân vật chính Đó là những Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ông Ó, Ba Giai-Tú Xuất, Ba Phi ” [14, 93] Bộ phận này khá phổ biến trong nhân dân và cũng được nhân dân hết sức u

thích, nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách đồng bộ Đặt truyện Ba Phi

vào hệ thống truyện cười gồm nhiều mẩu chuyện xoay quanh một nhân vật nào đó giống như Trạng Vĩnh Hồng, Văn Lang, Xiển Bột, Ba Phi, Ơng Ĩ Đây là những mẩu truyện phổ biến trong nhân dân và cũng được nhân dân hết sức u thích nhưng khi tìm hiểu thì ta thấy rằng: Trạng Quỳnh và Trạng Lợn được tập trung nghiên cứu nhiều hơn còn truyện Ba Phi và một số truyện Trạng cùng hệ thống như Ơng Ĩ… ít được chú ý nghiên cứu một cách quy mô, khoa học Do vậy, khi nghiên cứu kỷ truyện Ba Phi từ góc độ văn hóa dân gian Nam Bộ, đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật sẽ góp phần định dạng truyện Trạng Nam Bộ nói chung và truyện Ba Phi nói riêng có một góc nhìn khoa học, quy mô hơn

Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ nói chung và

Trang 10

2 Lịch sử vấn đề

Vào giữa thế kỷ XX , Nam Bộ xuất hiện một hiện tượng văn học dân gian độc đáo đó là truyện Ba Phi Truyện Ba Phi chủ yếu nói lên tinh thần lạc quan của con người khai phá và làm chủ thiên thiên

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiện tượng này và đã có những kết luận mang tính thống nhất cao ở các mặt xác định loại hình, nội dung và phương

thức nghệ thuật Nhiều ý kiến cho rằng “Ba Phi là một nhân vật có tài nói Trạng”

Với thủ pháp cường điệu, phóng đại, nội dung chủ yếu của truyện Ba Phi là niềm tự hào về sự giàu có của Nam Bộ với các sản vật độc đáo từ sông nước, ruộng , rừng Truyện Ba Phi được nhiều người nghiên cứu xếp vào hệ thống truyện cười Việt Nam, với những yếu tố nịng cốt là sự nói q, nói ngoa, nói gạt, mẹo lừa để mua vui, gây cười Sưu tầm khá muộn so với các hệ thống truyện Trạng cùng thể loại khác Năm 1976, Hà Châu giới thiệu hệ thống truyện này trên báo Nhân dân (số ra ngày 30 tháng 6 năm1976) Năm 1978 tác giả Nguyễn Việt Tùng cũng bắt đầu giới thiệu những mẩu truyện Ba Phi liên tục trên 42 số báo của Báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Năm 1979, Văn nghệ Minh Hải đã lần lượt xuất bản các tập truyện

mà Nguyễn Việt Tựng đã công bố trên báo chí với tựa đề Chuyện vui Ba Phi gồm

34 truyện Năm 1990, các tác giả Trần Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị đã giới thiệu 8 mẩu truyện Ba Phi cùng với một số hệ thống truyện Trạng Nam Bộ khác Cùng năm này, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã cơng bố tập truyện

Những câu truyện lý thú của bác Ba Phi do Phan Anh Tuấn biên soạn Năm 1994,

tác giả Hồng Điệp tuyển chọn và giới thiệu tập truyện Bác Ba Phi Các tác giả Thạch Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương cũng đã công bố bộ sách Kho tàng

truyện Trạng dân gian Việt Nam (6 tập) trong đó cũng có giới thiệu về nguồn truyện

Ba Phi gồm 43 truyện Năm 1997, khoa ngữ văn trường ĐHSP Cần Thơ xuất bản

cuốn Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu 8 truyện Ba Phi Đến

năm 2000, nhà xuất bản Thanh Niên giới thiệu 4 tập sach Bác Ba Phi với 39 truyện do Hoàng Oanh tuyển chọn Năm 2001, tác giả Nguyễn Giao Cư công bố 32 truyện

Trang 11

cứu cũng như gìn giữ và bảo tồn mảng Văn học dân gian miền Nam, đã dành rất nhiều công sức và tình cảm của mình cho mảng truyện Ba Phi Ông đã giới thiệu nguồn truyện Ba Phi trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và trên tạp chí Văn hố dân gian số 2 năm 1985 Đặc biệt ơng là người có cơng rất lớn trong việc giúp đỡ tỉnh Cà Mau trong quá trình tổ chức hội thảo về truyện Ba Phi cũng như đưa ra nhiều

nhận định, đánh giá có giá trị về nguồn truyện Ba Phi trong các bài viết như: Truyện

Ba Phi và văn hoá dân gian Nam Bộ, Rừng cười Ba Phi Năm 1992, khi cơng bố

cơng trình Văn hố dân gian người Việt ở Nam Bộ, các tác giả Thạch Phương, Hồ Lê,

Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh cũng đã dành một phần để nói về truyện Ba Phi

trong cuốn Rừng U Minh hùng vĩ

Ngày 28 tháng 11 năm 2002 Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học “Truyện Ba

Phi và Văn hoá dân gian Nam Bộ” Rất nhiều các nhà nghiên cứu Văn học dân gian

đã gửi bài tham luận của mình đến hội thảo Đây là một cuộc hội thảo đầu tiên, có quy mơ lớn nhất về truyện Ba Phi và là một mốc ghi nhận những thành tựu nghiên cứu về hệ thống Truyện Ba Phi Hội thảo có hơn 30 bài tham luận có giá trị của các nhà nghiên cứu xoay quanh một số chủ đề sau:

Chủ đề thứ nhất: gồm 7 bài tham luận, trình bày một cách khái qt về hồn

cảnh xuất thân, gia đình, q hương và cuộc đời của Nguyễn Long Phi tác giả của hiện tượng văn hoá dân gian Nam Bộ Truyện kể Bác Ba Phi

Chủ đề thứ hai: gồm 15 bài tham luận chủ yếu bàn về những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của hệ thống Truyện Ba Phi

Chủ đề thứ ba: gồm 8 bài trong đó các tác giả tập trung khẳng định lại một lần nữa những giá trị của nguồn truyện và đưa ra những kiến nghị nhằm bảo tồn và gìn giữ nguồn di sản phi vật thể có giá trị này

Có thể coi cuộc hội thảo này là một mốc ghi nhận những thành tựu nghiên cứu về hệ thống truyện Ba Phi

Trong quyển Chuyện thiệt về bác Ba Phi- Vua nói dóc Nam Bộ, Hồng Hạnh đã liệt kê một số chuyện với nội dung là có thật về đất U Minh như: “Nào là lúa nở

Trang 12

me, ếch bà thì nuốt gọn con vịt mái đẻ.” [3, 132 - 133]

Tháng 6 năm 2010 báo ảnh Đất Mũi Cà Mau, chuyên đề văn học nghệ thuật

có đăng bài ký, Hiện thực đất rừng U Minh qua truyện kể bác Ba Phi- Bác Ba Phi,

sự thật và huyền thoại của Đặng Huỳnh Lộc, (số ra thứ 7 ngày 5 tháng 6 năm 2010)

Trong bài ký này nêu lên hiện thực đất rừng U Minh qua truyện kể bác Ba Phi và nhà báo, nghệ sĩ Nguyễn Hải Tùng, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải, nay

là hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu nói: “Bác Ba Phi có tới hàng trăm chuyện cười hấp

dẫn kể về thiên nhiên trù phú rừng U Minh một cách cường điệu tột độ nhưng lại lôi cuốn người nghe cười ra nước mắt Ông là một nghệ sĩ dân gian thực thụ vừa sáng tạo tác phẩm vừa biểu diễn Điều lạ và hiếm là ông chỉ biểu diễn một mình với bất cứ chỗ nào, miễn có người nghe, dù đó là “đám bầy trẻ” hay chú bộ đội ghé qua nhà”

Tháng 12 năm 2010 NGND Thái Văn Long quyển Tài liệu dạy- học chương trình Ngữ văn địa phương Trung học cơ sở tỉnh Cà Mau, trong quyển này có hai bài

viết về bác Ba Phi Bài viết Bác Ba Phi bài được viết theo Phan Anh Tuấn (Cà Mau), ông Phan Anh Tuấn cho rằng: “Cho dù thời gian có gọt dũa, gạn lọc những

chuyện của bác Ba vẫn tồn tại và vượt lên bởi một hiện tượng khác độc đáo có một không hai về cốt cách kể chuyện của bác Ba Phi Có lẽ vì thế mà từ lâu chuyện kể của bác khơng cịn dừng lại ở phạm vi trong tỉnh, trong vùng mà còn lan rộng ra cả nước Thật ít ai ngờ rằng trong từng câu chuyện kể của bác Ba Phi lại ẩn chứa đầy hư– thực và tỏa rộng đến như vậy” [6, 19]

Trong bài viết Truyện kể của bác Ba Phi– một duy sản văn hóa phi vật thể

của Cà Mau bài được viết theo Huỳnh Khánh (Cà Mau), theo ông Huỳnh Khánh đã

nhận xét về nghệ thuật trong chuyện Ba Phi như sau: “Về mặt nghệ thuật, hầu hết

Trang 13

thế giới sự vật chung quanh mình, cho thấy con người khơng phải chỉ hịa hợp với thiên nhiên mà còn rất tự do trong cách cảm nhận về nó Đó là một cách cảm nhận độc đáo của một tâm hồn độc đáo đã chia xẻ với người khác một ấn tượng vừa cổ xưa vừa mới mẻ về thế giới và sự vật Cổ xưa vì nó dựng lại thiên nhiên của thời kỳ hồng hoang mà những điều kỳ vĩ như còn tồn tại trên mặt đất mà cho đến nay con người cịn luyến tiếc qua những dấu tích của nó như những con khủng long, con ma mút, những cây bao báp khổng lồ Mới mẻ vì nó khơng bị đóng khung trong những gì đã trở thành quen thuộc trong ấn tượng về thời mở đất ”

Qua những bài viết trên, ta thấy truyện Ba Phi đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cả nội dung và nghệ thuật như: ca ngợi tài nguyên thiên nhiên, ca ngợi sự thông minh sang tạo, hay kết cấu, ngôn ngữ… Để tiếp bước các nhà khoa học đi trước, trong luận văn này tôi tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ hơn về

Đặc điểm truyện Ba Phi

3 Mục đích nghiên cứu

Trước hết, tôi sẽ định dạng truyện Ba Phi trong hệ thống truyện Cười nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung, để từ đó thấy được vai trị, vị trí, đóng góp của truyện Ba Phi trong nền văn học Việt Nam

Tiếp theo, tôi sẽ làm nổi bật lên nét đặc sắc mang chất Nam Bộ trong hệ thống truyện Ba Phi, và để ta hiểu thêm về phần nội dung- nghệ thuật trong truyện Ba Phi

4 Đối tƣợng nghiên cứu

Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của chuổi truyện Ba Phi, và đối tượng so

sánh là: Trạng Vĩnh Hoàng, truyện Văn Lang, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn

5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Trang 14

1.1 Vùng đất cà mau quê hƣơng Bác Ba Phi

Theo báo ảnh đất mũi cuối tuần, chuyên đề văn học nghệ thuật của báo ảnh đất mũi Cà Mau ra ngày thứ 7/05/06/2010, trong bài ký bác Ba Phi, sự thật và

huyền thoại Đặng Huỳnh Lộc có ghi: “Vượt qua sơng Ơng Đốc đi về phía biển Tây

đến xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tìm kênh Ba Phi, ấp Đường Ranh”, là quê hương của bác Ba Phi, vùng đất này được các nhà địa lý gọi là vùng

đất mới và được tác giả Hà Châu gọi là vùng đất trẻ Tây Nam Là vùng đất trẻ, bởi vì ta so sánh với lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam, địa danh này mới được hình thành khoảng 300 năm Đây là một vùng đất mới được hình thành nhưng thiên nhiên

rất ưu đãi: “rừng vàng, biển bạc”; “đất rộng cò bay thẳng cánh” Đồng thời các

người dân Kinh, Hoa, Khơmer ở nơi đây được kế thừa những tinh hoa văn hóa của tổ tiên, cùng nhau xây dựng một nền văn hóa lâu đời của dân tộc và gìn giữ, bảo vệ vùng đất này ngày một phong phú và giàu đẹp thêm

1.1.1 Tài nguyên và sản vật

Cà Mau là nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú trong đó có lúa và hoa màu Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng trọng điểm trồng lúa của cả nước Do Cà Mau là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nên được xem là vùng trọng điểm trồng lúa nước Với diện tích đất canh tác lúa chiếm 180.000 ha, sản lượng hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn Bà con nơng dân ở đây có thể trồng hai vụ lúa trong một năm Giống lúa đa dạng: Nàng Thơm, Trứng Tép, Nàng Xao, Ruột Lớn, Thần Nơng đỏ, Quản tám; lại cịn lúa trời cho, lúa chim móng vàng, lúa một bụi v.v và cho năng suất khá cao Tuy nhiên, do đặc thù của miền đất mới, phù sa bồi đắp quanh năm, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm đa phần nên ngoài cây lúa chỉ có một số loại cây có thể phát triển tốt ở Cà Mau như cây dừa, cây đu đủ, cây chuối, cây khóm, cây mía, cây ổi, cây xoài v.v…

Trang 15

và tươi tốt trong vườn tạo cho bà con có nguồn lợi cao, “Tốn cơng mà không tốn

của”

Nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm, cua xuất khẩu là ngành chính, đem lại siêu lợi nhuận cho bà con ở các vùng nước mặn, nước lợ, trong tỉnh Cà Mau Và do tỉnh Cà Mau có được vị trí địa lý tốt, có lợi cho ngành thủy sản là có bờ biển dài, ba hướng

điều giáp biển: “Với chiều dài bờ biển 320 c.s, một phần tư là bùn lầy do đất phù sa

bồi lên” [8, 23-24] Hướng Nam, giáp biển Nam Hải; hướng Đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Nam Hai; hướng Tây giáp Vịnh Thái Lan ( biển Thái Lan) [8, 22]

Ngồi ra cịn có những cửa sơng lớn như: Bồ Đề, Ông Trang, Ông Đốc, Gành Hào… là những ngư trường rộng lớn có các lồi thuỷ sản q hiếm và phong phú, có thể cho sản lượng 600.000 tấn/ năm

Sự trù phú mà nguồn tài nguyên, sản vật này mang đến cho Cà Mau không chỉ ở phương diện kinh tế mà nó cịn là nguồn đề tài và nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn học dân gian phát triển, trong đó có hệ thống truyện Ba Phi

Bên cạnh đó, Cà Mau cịn có những cánh rừng rộng lớn với rất nhiều nguồn tài nguyên, sản vật trong rừng Ở Cà Mau, có hai loại rừng lớn, đó là: U Minh

(Rừng Tràm) và Đất Mũi (Rừng Đước) Đây được xem là hai lá phổi xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái cho cư dân Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và cư dân ở Cà Mau nói riêng Hai cánh rừng độc đáo này có rất nhiều điều cần khám phá, nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến những yếu tố liên quan đến nguồn truyện kể Ba Phi

Trang 16

nước, cị xanh, trích, quốc, ốc cao, cu xanh, cu ngói, cồng cộc v.v… Những ổ trứng chim rất đa dạng, phong phú trong rừng đã làm bật lên vẽ đẹp hoan giả Cứ đến mùa mưa, từ những vùng khác nhau, các loại chim bay đến làm tổ la liệt Sân chim rải rác trong khắp khu rừng, ven đầm nước Giờ đây các sân chim ở đây đã trở thành các khu du lịch sinh thái và các loại chim cũng được khai thác hợp lý để phục vụ cho khách du lịch góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh nhà

Cá trong rừng U Minh là nguồn thực phẩm dồi dào của nhân dân quanh vùng Chúng sống trong các đầm, đìa, kênh, rạch, chui trong lớp bùn mỏng Cá lóc, cá trê, cá sặc, cá bổi, cá thác lác, ca trạch, rùa, rắn, lương, trăn v.v…

Ngoài cây tràm, rừng U Minh cũng có những thứ cây quý khác như: cây nhum, cây tai mang, cây choại v.v… Các loại cây này được bà con sử dụng làm nhà và đồ dùng trong nhà

Đất Mũi (Rừng Đước): Khi nói đến đước ắt hẳng chúng ta đã từng nghe những câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu nói về đước Cà Mau:

“Những dịng sơng rộng hơn ngàn thước Trùng điệp một màu xanh lá đước

Đước thân cao vút, rễ ngang mình Trổ xuống nghình tay ơm đất nước!”

(Mũi Cà Mau – Xuân Diệu)

Ở Cà Mau đước rất nhiều chúng mộc ven biển rộng khoảng 120.000 ha Suốt quá trình đất liền lấn ra biển, con người đã chứng kiến các loại cây vượt qua mọi thử

thách Đước là một trong số những cây chịu được sự nuôi dưỡng của nước mặn “Đước

chỉ có một loại: thân cây mọc ngay trên nền trời, chỉ có thể cao đến 20 thước, rể cái thì cứng, rể con (rể bất định) trịn cở ngón tay cái, mọc từ gốc trở lên lối 1 thước, chĩa ngay ra hoặc theo hình vịng cung, hoặc theo hình cây nạng để đi, do đước có bộ rễ to và khoẻ, chùm rễ rậm rạp” [8, 37], nên có khả năng giữ thân cây đứng vững khi có

Trang 17

Bà con cưa củi đòn, hầm than cung cấp khắp vùng Cây đước còn dùng làm cột nhà, đóng bàn ghế, mấy gốc to cưa ra lối 15 phân rồi chẻ mỏng làm răng cối xay lúa, vỏ đước lột ra phơi khô làm củi chụm cũng tốt” [8, 38]

Động vật trong rừng vẫn còn là bằng chứng cảnh quan kỳ lạ, trước năm

1915, nếu miền Trung có “cọp Khánh Hịa, ma Bình Thuận” thì ở Cà Mau có

“cọp Cà Mau hàu Đá Bạc” Năm 1898, một quan chức của Pháp khi báo cáo

về thị xã Cà Mau vẫn nói: “sau mấy rặng bần, rặng cau quanh chợ là vùng

đất thấp, về đêm nghe rõ từng bầy nai gọi nhau và cọp rống vang dội từng chặp”[13, 68] Ngồi ra ơng Nghê Văn Lương và ơng Huỳnh Minh cũng nói rất

rõ về cọp Cà Mau như: “Cọp Cà Mau không dữ tợn như ở miệt núi cao, rừng

rậm Nhiều khi đi rừng ăn ong, đốn đn hay đốn lá, róc lạt hoặc đốn cây, nếu rủi gặp cọp thì nạt lớn vài tiếng vang dội, cọp hoảng sợ cong đuôi chạy mất Nhưng đôi khi đói quá cọp cũng vào tận xóm bắt heo và bắt người ăn thịt Một lần bắt heo của thím Khiều, hai lần bắt cháu ơng giáo Hậu và ơng thân bá chương hào Gố Vì vậy tại vùng Cà Mau, không ai dám gọi là “con” mà gọi “ông Thầy”, “ông Hổ”, hoặc “hia Cọp”, “khái”, hoặc “Hương quản” Đình nào, miếu nào cũng có thờ cọp, gọi là miếu ông Hổ Còn ngay trước sân đình xây một miếng tường bề cao lối 2 thước, có đắp nổi hình con cọp to, vằn vện thấy rõ” [8, 107 - 108] Ngồi ra cịn các lồi thú khác như: heo rừng, chồn, nai,

cáo v.v Đặc biệt vẫn còn rất nhiều loài thú quý hiếm hiện thời vẫn còn đang sống trong các ngóc ngách của rừng

1.1.2 Ngƣời Việt và các cộng đồng dân cƣ khác ở Cà Mau

Trang 18

“Gốc gác người nông dân lục tỉnh chủ yếu gồm:

Thứ nhất là những nông dân Trung, Bắc bần cùng, lưu tán hay muốn tránh cuộc phân tranh đẫm máu kéo dài giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn từ đầu thế kỉ XVII đã lần lượt theo gió mùa vào vùng Đồng Nai - Cửu Long để kiếm sống và an thân

Thứ nhì là những người (số ít) có tiền của, có quyền thế, chiêu mộ dân nghèo (số nhiều) ở miền Trung đi vào Nam khẩn đất theo chính sách dinh điền của nhà Nguyễn

Thứ ba là những lính tráng cùng nhiều tội đồ được triều đình sai phái, bắt buộc vào miền Nam lập đồn điền, vừa bảo vệ biên cương, giữ trị an vừa mở ruộng lập vườn xung quanh các cứ điểm quân sự” [2, 198]

Hiện nay dân số người Việt ở Cà Mau có khoảng 1.120.000 người, chiếm 96% dân số của tỉnh Cư dân Việt sống rải rác khắp nơi ở Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn Họ làm rất nhiều nghề: công chức, buôn bán, làm ruộng, làm vng, làm ghe biển… Ngồi những người sống ở thành phố và các thị trấn, người Việt lập làng (ấp) dọc theo các kinh rạch và các ngã ba sông để tiện cho việc đi lại, trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá

Ngay từ những năm tháng mới đặt chân đến miền đất “Muỗi kêu như sáu

thổi, đỉa lền tựa bánh canh” rồi đến những năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm,

người Việt ở Cà Mau ý thức được rằng để vượt qua khó khăn, gian khổ thì mọi người phải đồng tâm hiệp sức, đồn kết với nhau Chính vì vậy tư tưởng của họ rất thống và tấm lịng của họ cũng rất cởi mở

Bên cạnh người Việt cịn có người Khơmer, Khơmer là một trong ba dân tộc

Trang 19

sống tập trung ở srok hoặc sống xen kẽ cùng với người Hoa và người Việt trong các làng, các thị trấn và thành phố

Tuy là dân tộc thiểu số, nhưng người Khơmer có nền văn hố đa dạng và hết sức độc đáo Người Khơmer ở Cà Mau theo đạo Phật, phái Tiểu thừa Ở những khu dân cư tập trung đơng đúc của họ thường có một ngơi chùa với một Sala (nhà hội) Chùa của người Khơmer rất đồ sộ, chạm trổ và trang trí theo phong cách dân tộc rất độc đáo Chùa vừa là nơi thờ cúng tơn giáo, vừa là nơi sinh hoạt văn hố, tổ chức hội hè, đồng thời cũng là nơi tu, học chữ và học làm người của thanh niên Khơmer khi đến tuổi trưởng thành Người Khơmer rất tin ở kiếp sau bởi họ nghĩ rằng nếu sống thiện ở kiếp này sẽ được hưởng phước ở kiếp sau Chính vì vậy mà họ sống rất lương thiện và từ bi

Trong quá trình khai hoang và sinh sống ở vùng đất tận cùng của Tổ quốc này, người Khơmer cùng với người Việt và người Hoa đồn kết, địng lịng khai phá và xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp

Ngoài người Việt, Khơmer có người Hoa, người Hoa là một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Hoa đã hoà nhập vào lối sống văn hoá người Việt từ lâu đời Cho dù họ là con cháu của Mạc Cửu hay là những người di dân từ những năm đầu của thế kỷ XX thì hầu hết họ là những người chạy nạn do phải chịu sự phân biệt đối xử giữa con dân của triều đình nhà Minh với con dân của triều đình nhà Thanh, đồng thời họ cũng là nạn nhân của sự áp bức về kinh tế của bọn phong kiến thực dân ở Trung Hoa Họ tìm đến Cà Mau và xem Cà Mau là quê hương thứ hai của mình, sống rất chan hoà cùng với người Việt cũng như người Khơmer

Hành trang văn hoá mà người Hoa mang theo sang Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng là rất đáng trân trọng Nếp sống thuận hịa, kính trên nhường dưới, tiết kiệm, cùng với phong tục thờ cúng thần thánh, tổ tiên… của họ đã có rất nhiều tác động tốt đến nếp sống của người Việt và người Khơmer ở Cà Mau

Trang 20

Hoa sống ở thành phố và các thị trấn ở các huyện của Cà Mau thường là những người có đầu óc kinh doanh nên đa số họ là những người giàu có

Giống như người Việt và người Khơmer, người Hoa cũng đã chia ngọt sẻ bùi, đồng tâm hiệp lực với hai dân tộc anh em khai phá, gìn giữ và xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp

1.1.3 Văn hóa, xã hội

Ngoại trừ các thị trấn, nội thành, thành phố và một số phum srok của người Khơmer thì cộng đồng Việt, Hoa, Khơmer ở Cà Mau sống đan xen nhau trong những đơn vị dân cư nhỏ gọi là ấp (làng), xã Trong các ấp, người Việt chiếm tỷ lệ đa số nên khi đề cập đến làng người ta thường gọi là làng Việt

Cà Mau là nơi thuộc vùng sâu, vùng xa nên cư dân nơi đây sống theo làng Làng Cà Mau có những đặc điểm như sau: Khi ta nói đến Cà Mau thì Trần Quốc

Vượng có nhận xét: “Làng xóm Cà Mau với những nhà sàn dựng ven sông rạch,

mái lợp lá dừa nước, sàn ghép mảnh gỗ đước là những sản phẩm của rừng biển, biển rừng đó giúp nhà khảo cổ hình dung được những xóm làng - đồng bằng trẻ đầu tiên ở thời đá mới, (trại ấp nhà sàn trên mặt nước) theo ý kiến của các nhà văn hố khảo cổ phương Tây Làng ngoảnh mặt ra sơng nước, hứng gió mát thổi qua sơng nước, lưng tựa vô rừng đước, rừng tràm, rừng dừa… luôn rì rào với tháng năm vào mùa gió chướng Con người và văn hố khơng- hay chưa- tách khỏi tự nhiên mà còn dựa dẫm chặt chẽ với tự nhiên, quyện lẫn với biển rừng- sông rạch… mà ở đây, Cà Mau- biển- rừng- đảo- đồng bằng cũng đan xen nhau, quyện với nhau, chặt chẽ trong hệ sinh thái đặc thù của miền rừng ngập mặn” [17, 489]

Trải qua một chuyến đi dài hàng trăm cây số, với những thơn xóm mọc dọc theo hai đường quốc lộ từ Sài Gòn xuống đến Cà Mau, rồi len lỏi vào những kênh rạch chằng chịt với những xóm, ấp dọc theo hai bên bờ ở nông thôn Cà Mau ta mới thấy nhận định trên đó khái quát một cách đầy đủ về bức tranh làng ở Cà Mau Như vậy có thể nói: nó mang đầy đủ các đặc điểm và một số những đặc trưng riêng do tiến trình khai phá vùng đất mới của làng ở Cà Mau

Trang 21

xuất hiện trong môi trường diễn xướng– nếu như không được con người văn bản hóa và truyền đạt bằng nhiều hình thức khác

Di sản văn hoá là thành phần cốt lõi làm nên bản sắc văn hố dân tộc, đó là nguồn sức mạnh, là động lực thúc đẩy dân tộc phát triển đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp, nhất là những giá trị về tinh thần Như vậy, truyện Ba Phi đáp ứng được những tiêu chí về nội dung và phương thức truyền bá văn hoá do Luật Di sản văn hoá đề ra Trên thực tế, truyện Ba Phi từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng Cà Mau- Nam Bộ và cả Việt Nam nói chung

Cà Mau là nơi có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều loại hình nghệ thuật giải trí, trong đó có văn nghệ dân gian Ở Cà Mau với đặc trưng văn hố sơng nước, là cái nơi sản sinh ra những câu hò, điệu lý, những bài vọng cổ nổi tiếng, những câu chuyện dân gian đậm chất Nam Bộ, trong đó hệ thống truyện Ba Phi là đặc sắc nhất Có thể nói, cho đến thời điểm này công việc sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Cà Mau vẫn còn rất hạn chế Tuy vậy nhưng cũng đã tồn tại được một số tác phẩm văn học dân gian thuộc cả hai thể loại: văn xuôi dân gian và văn vần dân gian hiện nay đang được lưu truyền ở Cà Mau

Trong các thể loại nghệ thuật giải trí, ngồi văn nghệ dân gian, cịn có thể loại văn xuôi dân gian Cho đến nay số lượng truyện dân gian sưu tầm được ở Cà Mau cho đến nay khơng nhiều Ngồi hệ thống truyện Ba Phi, khơng tính các truyện mơ phỏng theo phong cách Ba Phi (của Hai Rắn Hổ sưu tầm và một số của nhà văn Anh Tuấn sáng tác) Số lượng các truyện dân gian được lưu truyền rộng rải ở Cà Mau là rất hạn chế, chỉ có vài truyện như: Họ Phạm bị cọp ăn (truyện được sưu tầm ở xã Cụng Điền - Huyện Trần Văn Thời), bị sấu đớp mà thoát được (Huyện Năm Căn - Cà Mau)

Trang 22

“ Anh ngó lên trời thấy đỏm mây bạch Ngó xuống rạch thấy cá chạch đỏ đụi Nước chảy xuôi, con cá bơi lội ngược

Anh mảng thương nàng biết được hay không.” (Ca dao Nam bộ)

“ Hị ơ Rừng U Minh có nhiều củi lụt Gái U Minh vừa hiền thục, vừa xinh Đó với đây như bóng với hình Nếu mà đó ưng thuận

Hị ơ nếu mà đó ưng thuận, đây xin trình song thân Hị ơ Rừng U Minh tuy có nhiều củi lụt

Gái U Minh tuy vừa hiền thục, vừa xinh Tuy đó với đây như bóng với hình Nhưng đây đà có chủ

Hị ơ nhưng đây đà có chủ xin đó đừng trình với song thân” (Hị Nam Bộ)

Với những chi tiết ở trên về thiên nhiên và con người thì thể hiện cho ta rõ một điều Cuối thế kỷ 17, lưu dân người Việt, người Hoa, người Khơmer đã đến rừng U Minh cùng với cư dân bản địa khẩn hoang, đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt Trước thiên nhiên hoang sơ, nhiều truyện dân gian Nam Bộ đã hình thành với những câu chuyện kể trong hành trang mang theo của lớp dân lưu cư từ quê cũ cộng với những nét rất riêng ở vùng đất mới Nam Bộ bắt đầu xuất hiện những câu chuyện của ông Ba Me, Bảy Lẹ, ông Bàng, ông Cheo ơng Trùm Pho… với những chuyện cười, nói dóc cho vui Tiêu biểu là chuyện ơng Ĩ ở Bến Tre và chuyện bác Ba Phi

1.2 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và lƣu truyền nguồn truyện Ba Phi 1.2.1 Bối cảnh lịch sử, điều kiện sinh sống

Trang 23

“Bao giờ hết đước Năm Căn

Ông Trang hết cỏ, Vườn An hết rừng” “Cà Mau khỉ khọt trên cây,

Dưới sông cá lội, trên giồng cọp đua.” (Ca dao Nam Bộ )

Vị thế địa lý, điều kiện tự nhiên tạo ra tâm thế con người Nam Bộ nói chung, con người Cà Mau nói riêng phải ln tự vượt lên, tự mình phải giải quyết những khó khăn gay gắt cấp thiết đặt ra cho công cuộc định cư sinh sống trên vùng đất mới Rừng rậm cọp beo và sông sâu sấu đỉa là ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của những người di dân, nó tồn tại dai dẳng mãi về sau này

“Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,

Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ ma.”

Khơng cịn con đường nào khác, để bám chân được vào vùng đất này, người dân Nam Bộ buổi đầu đã tốn biết bao cơng sức, trí tuệ và lịng can đảm, dũng cảm khắc phục thiên nhiên và đối chọi với thú dữ Chính đó là điều kiện tạo nên nghị lực đặc biệt của người Nam Bộ, như nhà văn Trần Hiếu Minh khi nói

về người dân Nam Bộ đã khẳng định: “Đây là sơn thủy cùng tận rồi Đến

đây chỉ còn hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để mà sống Con người đến đây là con người liều, ngang tàng nghĩa khí” [9, 21 - 22]

Theo bước chân Nam tiến, chắc chắn vùng Cà Mau- U Minh Hạ là vùng đất còn rất hoang sơ và là địa danh được người Việt tiếp cận, sinh sống tương đối muộn màng so với vùng đất cao ráo, thuận lợi khác Theo sử liệu, mãi đến năm 1908, viên

chủ tỉnh Cà Mau người Pháp vẫn báo cáo về sối phủ ở Sài Gịn: „„xung quanh thị

xã Cà Mau có rất nhiều cọp” Dường như thiên nhiên huyền bí, hung dữ vẫn có sức

Trang 24

Nguyễn, trong khi bến cảng Sài Gòn được kiểm soát tương đối chặt chẽ, thì các thương cảng phía Tây như Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau trở thành nơi khá lý tưởng cho các tàu buôn cập bến, buôn bán giao lưu mà tránh được các loại thuế thu của nhà nước Đây cũng là một thời cơ thuận lợi giúp các người dân vựng đất nơi tận cùng của Tổ quốc, trong đó có Cà Mau, phát triển về mọi mặt Nhà văn Sơn Nam đã nói về hiện trạng của Cà Mau những thập niên đầu của thế kỷ XX khi ông dẫn tư

liệu của người Pháp như sau: “Cà Mau là đồng cỏ bao la che kín chân trời, khơng

một bóng cây cao, cỏ mọc dày, rễ bám vào bùn Mùa nắng cỏ vẫn không chết Mùa mưa nước ngập, cỏ lên cao đến một mét rưỡi” [11, 252]

Những cư dân từ bỏ “nơi chơn nhau cắt rốn” của mình tìm đến những vùng đất mới, cũng như quan niệm của nhà văn Sơn Nam về sự di cư là: “Ra đi là sự

đánh liều Dại như con trẻ chơi diều đứt dây Rời làng quê, từ giả mồ mả ông cha, bà con xa gần là điều đau xót” [13, 42] Những người dân di cư, chủ yếu là những

người xuất thân nghèo khó, do cuộc sống ở quê gốc bị đàn áp về chính trị và quá khó khăn, vất vả về kinh tế mà phải ra đi Phần khác, họ là những tội nhân trốn chạy hay là những người lính bất mãn với chế độ đương thời phiêu bạt đến những vùng đất mới Dầu vậy, một số nét chung nhất ta tìm thấy ở họ là bản lĩnh ngang tàng, dám chấp nhận nguy hiểm và đương đầu với thử thách của số phận Họ luôn phải lựa chọn hai thế cực: hoặc là tiến lên để sống, hoặc là bị nguy hiểm quật ngã Đứng trước lựa chọn khốc liệt của cuộc sống mới, thiên nhiên hoang sơ là bài toán, là lực lượng bí hiểm ln thử thách những người dân mở đất Thiên nhiên hoang sơ không dễ dàng cho họ những điều kiện thuận lợi Cuộc vật lộn giữa con người với kẻ thù hai chân và bốn chân– tôi luyện họ thành những con người can trường Vũ khí để chiến thắng được mọi thử thách chính là ý thức cộng đồng và lòng tương thân tương ái của những người cùng cảnh ngộ, cùng chung chí hướng Trong các câu chuyện kể của Ba Phi, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những điều kiện khó khăn cho con

người hiện hữu khá rõ nét Các địa danh xuất hiện trong câu chuyện có Cà Mau,

Trang 25

ý nghĩa phổ quát về thiên nhiên xứ U Minh hạ nên có sức lan toả rộng rãi trong vùng

Thái độ thẩm mỹ đối với thiên nhiên được quy định bởi một số điều kiện như: phương thức cư trú, khoảng cách giữa con người với thiên nhiên, tầm nhìn thái độ thưởng thức Những điều kiện này đều được biểu hiện ở các truyện của Ba Phi

Sinh ra cùng kênh rạch, lớn lên với chiếc xuồng, dây câu, cỏ cây, chim thú, thiên nhiên luôn đầy ắp trong cuộc sống của người Cà Mau Tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên, là bạn bè với giới tự nhiên, tự nhiên hoang sơ vừa là đối tượng hấp dẫn gọi mời chinh phục, vừa lạ lẫm nguy hiểm khiến cuộc sống luôn là bài ca đầy nhựa sống

Cà Mau mênh mang sông nước, kênh rạch bao quanh chằng chịt, đước, tràm đâm cành toả rễ vươn ra giữ đất, giữ nước, chống chọi với sóng, với gió Vùng sinh thái đa dạng của xứ rừng với hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ, ngập mặn là nơi trú ngụ sinh sôi lý tưởng cho hệ động thực vật phong phú Nói đến U Minh Hạ, nói đến đất mũi Cà Mau là nói đến tôm, cua, cá, chim, rùa, rắn, cọp, beo, sấu v.v tất cả đều là nhân vật trong truyện Ba Phi

Trang 26

lao động cây trồng cho ra sản phẩm như nếp cò hương, nếp nàng Bố, lúa ba thượng, lúa tép hành nổi tiếng khắp vùng

Tóm lại, do điều kiện lịch sử và điều kiện sinh sống ở vùng sông nước Cà Mau, con người đã dần dần hình thành thể ứng xử thích nghi với đất- cảnh- người vùng Tây Nam Bộ, trong đó, nhu cầu văn hố cũng trở thành một nét ứng xử mang tính tự nhiên tất yếu và rất đặc thù

Sống giữa thiên nhiên bao la, trù phú, con người cũng trở nên đôn hậu và chất phát Trước sông dài biển rộng, trước đồng ruộng ngút ngàn, rừng sâu, mấy ai dám vỗ ngực ta to lớn, vĩ đại Trước thiên nhiên hùng vĩ, con người dường như cảm nhận chính xác hơn mình là ai? Mình đã làm được gì? Mình sống như thế nào? Và cao hơn cả, con người nhận ra mình lương thiện, trong sáng hơn trước những toan tính tỉ mỉ hằng ngày khi bị trói buộc trong những khơng gian nhỏ hẹp Bản tính hồ nhập, cộng đồng đồn kết, tương thân tương ái, nảy nở tự nhiên và phát triển như sự lớn lên của “cõi lương thiện” vốn sẵn có trong từng cá thể Con người đến với con người giữa khung cảnh ngợp trời cây xanh và sóng nước thật hài hồ đơn hậu Ngoài vui lao động sản xuất, săn bắn, hái lượm sản vật tự nhiên, khi màn đêm buông xuống, giữa bao la sơng nước, cơn trùng rả rích bài ca mn thưở là lúc con người cảm thấy cần hơi ấm nhân gian hơn bao giờ hết Lao động cực nhọc, mồ hôi đổ xuống, sức lực hư hao nên con người cần phải có thời gian thư giãn làm thuốc an thần cho cơ thể Chính lúc này những câu vọng cổ, điệu lý, điệu hò vang lên thi giữa những người trong chiếc ghe qua rạch, qua lung nào sá kể gì Đặc biệt là tiếng cười sảng khoái, những câu chuyện vui nhộn, dí dỏm có sức cuốn hút ghê gớm Và những câu chuyện nói chơi mà thiệt, thiệt mà như giỡn của bác Ba Phi đã trùng lặp, gặp gỡ với nhu cầu giải trí tập thể của người dân xứ Lung Tràm ngập đầy sóng

nước Trong chuyện kể của bác Ba Phi là những hình ảnh quen thuộc chim mng,

cọp dữ, cá sấu Thiên nhiên trong chuyện kể bác Ba Phi khơng chỉ có hoang dã, đáng sợ mà còn là sự trù phú, đáng yêu thể hiện lịng tự hào về thiên nhiên giàu có Đó cũng là nét nổi bật của bức tranh thiên nhiên rừng U Minh Đất U Minh đã từng nổi tiếng với những vườn chim, vườn cò Nhiều câu chuyện bác Ba Phi kể về

chim, cá nổi bật là số lượng và chủng loại phong phú với sự phóng đại “quá cỡ thợ

mộc” Từ những câu chuyện phóng đại đó đã xua đi khoảng cách giữa ban đêm và

Trang 27

viên đơn lẻ vào tập thể, rồi từ những sinh hoạt tập thể đó, người dân nâng lên tri thức, những tri thức truyền miệng đầy bổ ích, những bài học đơn giản mà đầy triết lý và nhân nghĩa về đạo làm người về lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước vv để con người sống vui vẻ, cởi mở, yêu đời hơn Như vậy, từ một cá nhân, bác Ba Phi đã dựng tài kể chuyện mà thu hút và tập hợp một lực lượng quần chúng, trao đổi và dần dà qua năm tháng, tích tiểu thành đại những sinh hoạt tinh thần đó lan xa, toả rộng khắp miền Tây Nam Bộ Câu chuyện từ một người- vừa là tác giả, vừa là nhân vật điển hình liên hệ với một nhóm người nhỏ bé đã trở nên sống động hơn, to lớn hơn trong tập thể tồn dân vùng sơng nước Cửu Long nói riêng và cả nước sau này nói chung Đó chính là sự kết hợp tài tình, khéo léo giữa nhu cầu cá nhân đồng cảm với nhu cầu tập thể trong đời sống văn hoá tinh thần mà Ba Phi là điển hình cho thể loại truyện Cười cuối cùng trong lịch sử văn học cận hiện đại Việt Nam

1.2.2 Qúa trình sáng tác và lƣu truyền nguồn truyện Ba Phi 1.2.2.1 Từ sinh hoạt gia đình

Sinh hoạt gia đình bác Ba Phi là môi trường sáng tác đầu tiên- nơi người

nông dân- nghệ sĩ Ba Phi và những thành viên trong gia đình hợp thành một đơn vị sáng tác

Gia đình bác Ba Phi là gia đình Việt- Khơmer Trước hết bác kể chuyện cho vợ, con rồi đến cháu trong nhà Khi gia đình đơng vui, người chủ luôn luôn kể lại những mẩu chuyện xảy ra trong quá trình khai phá vùng đất này Một ngày làm việc, có biết bao nhiêu điều xảy ra xung quanh, có bao nhiêu con vật mà họ đã gặp và bây giờ họ đưa vào truyện kể như: con rắn hổ mây, con rùa, con cá sấu, cây tràm tổ ong Bác Ba Phi nói những cơng việc làm ăn đó với vợ con Cả nhà có thói quen nghe bác kể chuyện, kể về từng việc, từng việc mắt thấy tai nghe Rồi mỗi thành viên lại kể lại cốt chuyện do bác đặt trước Bà vợ Khơmer thạo tiếng phổ thông là một người vừa thưởng thức (nghe) vừa sáng tác (kể lại) truyện của Ba Phi Như vậy là từ sinh hoạt ấm cúng thân thương của gia đình Việt- Khơmer, những tác phẩm đầu tiên của nguồn truyện kể Ba Phi hình thành dần dần

Trang 28

Quan sát sinh hoạt kể chuyện từ trong gia đình, ta thấy quá trình sáng tác kể truyện của Ba Phi đồng nhất với quá trình thưởng thức Người nghệ sĩ gắn bó với tập thể người nghe, giữa sáng tác và thưởng thức khơng có sự tách rời Hiện tượng song ngữ trong gia đình là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá giữa các thành phần tộc người Sự đồng cảm giữa các thành viên trong gia đình hồ hợp Việt - Khơmer góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành nguồn truyện kể Cái nôi nhỏ bé này là điểm xuất phát là đầu nguồn Từ đây truyện kể nảy nở sinh sơi

1.2.2.2 Từ sinh hoạt làng xóm

Bác Ba Phi được mọi người quý mến Sức hấp dẫn của một nhân cách và

những câu truyện Bác kể dần dần tạo nên sinh hoạt kể chuyện trong kinh Lung

Tràm Sinh hoạt kể truyện do bác Ba Phi chủ trì đáp ứng những nhu cầu lành mạnh, thường xuyên của bà con và trong quá trình kể truyện lại hình thành những đơn vị sáng tác trong làng một cách tự nhiên Bác Ba Phi cùng với các bạn làng quây quần bên nhau trong những lúc nghỉ ngơi hoà đồng, trong rừng hoặc ngay trong nhà bác Trong đơn vị sáng tác này bác Ba Phi vẫn là người khởi xướng, là trụ cột Các thành viên của đơn vị sáng tác này có thể thay đổi, chỉ có người nghệ sĩ kể truyện là cố định Sinh hoạt kể truyện với Ba Phi đã để lại trong lòng các cụ những kỉ niệm đẹp suốt cả cuộc đời Khi người nghệ sĩ dân gian mất đi, sinh hoạt kể truyện vẫn tồn tại và phát triển Người ta kể lại những mẩu truyện do bác Ba Phi sáng tác, tô điểm thêm cho nguồn truyện này ngày càng hoàn thiện

Vượt ra khỏi phạm vi gia đình, truyện kể Ba Phi hồ với sinh hoạt kinh Lung Tràm, người nghệ sĩ kể chuyện và những người bạn làng dần dần tạo nên một kiểu

sinh hoạt văn hoá riêng Kinh Lung Tràm có nhiều người kể truyện Ba Phi, nhưng

chỉ có bác Ba Phi là người nổi bật nhất, là người đã để lại những ấn tượng khó quên cho những ai đã từng nghe bác kể Đó chính là vai trò người nghệ sĩ với phong cách riêng đã chủ động tạo ra một khơng khí đặc sắc trong các đơn vị sáng tác trong làng Ở đây, có sự đồng nhất giữa sáng tác và lưu truyền Vận động trong kinh Lung Tràm, những tác phẩm truyện kể dân gian này dần dần ổn định, trở thành vốn văn hoá chung của cộng đồng dân cư

1.2.2.3 Từ những cán bộ, bộ đội

Gia đình Bác Phi là cơ sở cách mạng Suốt hai cuộc kháng chiến, chống Pháp

Trang 29

Mỹ chà xát Nhưng người dân U Minh vẫn vui tươi bám trụ tăng gia sản xuất ni qn, đóng góp vũ khí cho bộ đội và che chở cách mạng… Anh em mê truyện Ba Phi, có thói quen tụ tập nghe bác Ba Phi kể chuyện Lại nảy sinh thêm một môi

trường sáng tác và nuôi dưỡng truyện kể Ba Phi Chuyện bác Ba Phi kể: “Bị thằng

cảnh sát Xọn bắt vì tội ba năm khơng đóng thuế đất, và khơng chịu làm khế ước cho nó” Bác bèn nghĩ kế… Vậy là cả quận trưởng Rạch Ráng cũng bị lừa ( Nói dóc có sách)

Cái khí phách và sự thơng minh của cư dân Nam Bộ coi thường cái sức mạnh

xâm lược Xe lội nước, máy bay trực thăng, tàu chiến… với bác Ba Phi đều là

những món đồ vơ dụng! Trong chuyện (Rùa U Minh) bác Ba Phi kể đã đạp chiếc xe

tăng “văng bổng lên khỏi đọt nga, rớt trái giữa lung Bùn một cái rầm”

Chuyện (Chém trực thăng): “Cái đầu chiếc máy bay cán gáo bê qua, cái

đuôi vừa quật lại, đang lúc sôi máu giận, tui vớt lái thêm một phảng nữa Nghe

“bụp” một tiếng, tức thì chiếc cán gáo rụng mất khúc đuôi, thét lên hù hụ, xịt khói đen ra đít Nó trịng trành, trịng trành, rồi cắm đầu xuống Lung Tràm”

Bác Ba Phi có rất nhiều câu chuyện cười về chiến tranh như vậy Qua những

chuyện “nói dóc”, bác Ba Phi coi cỗ máy chiến tranh hiện đại “chẳng ra cà ram

nào” Nhờ lạc quan mà người dân U Minh và các anh bộ đội có được sức mạnh tinh

thần bám trụ giữ đất suốt bao năm chiến tranh vô cùng ác liệt ngay trong lịng địch!

Bác Ba có một đóng góp mà chính bác cũng khơng ngờ tới, đó là những câu

chuyện “kể cho vui” đã lan ra các xóm, được giao liên kể lại trên các chặng đường dây, bộ đội kể cho nhau nghe trên các chặng đường hành quân, sau cơn sốt hay trước trận đánh

Vậy là, từ cuộc kháng chiến chống Mỹ trở đi xuất hiện một kiểu đơn vị sáng tác khác Địa điểm sáng tác vẫn là nhà bác Ba Phi, vẫn là Kinh Lung Tràm nhưng những thành viên của đơn vị sáng tác lại không phải là người nhà, người làng mà là khách từ xa đến Trong đơn vị sáng tác này bác Ba Phi vẫn đóng vai trị chủ đạo Anh em cán bộ, bộ đội từ nhiều nơi đến: miền Bắc, miền Đông, miền Tây gần gũi hơn Dù từ nơi đâu tới, đều bị lôi cuốn vào một thiên nhiên phong phú, kỳ vĩ, đầy vẻ bí ẩn

Từ những năm 1960, truyện Ba Phi bắt đầu lan rộng trong cán bộ, chiến sĩ,

Trang 30

câu nói cửa miệng của nhiều người như cá Ba Phi, nếp Ba Phi hay “nói dóc như

bác Ba Phi”

Truyện kể Ba Phi, từ đơn vị sáng tác mới này, bay ra khỏi kinh Lung Tràm, vùng U Minh, theo các cán bộ, bộ đội đến các địa phương khác Địa bàn sáng tác và lưu truyền mỗi ngày mỗi rộng thêm làm cho nguồn truyện trở thành vốn văn hoá dân gian chung của Nam bộ Đồng thời Nhà văn Lê Đình Trường củng nói về vấn đề này trong báo ảnh đất mũi Cà Mau, văn hóa, chuyên đề văn học nghệ thuật của

báo ảnh đất mũi Cà Mau, (số ra thứ 7/05/06/2010) với tựa đề “Bác Ba Phi sự thật

và huyền thoại”, ký của Đặng Huỳnh Lộc, trong bài ký này nhà văn Lê Đình

Trường, Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau nhận xét: “Có người may mắn được nghe

bác Ba Phi kể chuyện, có người nghe qua lưu truyền rồi kể lại cho nhau Mỗi lần được kể lại, người kể gia giảm thêm bớt cho hợp với hoàn cảnh, người nghe Từ đó, chuyện Ba Phi ngày càng nhiều và đậm sắc dân gian”

Trang 31

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN BA PHI

2.1 Niềm tự hào về tài ngun sản vật

“Có gì đâu một dải rừng

Những cây mắm, cây dà, cây đước

Những con rạch ngoằn ngo xi ngược Những con cịng, con cá, con tôm” (Mũi Cà Mau – Lê Chí)

Trong lịch sử của vùng đất Nam Bộ đã gắn liền với lịch sử khẩn hoang lập ấp của dòng người di dân từ Thuận Quảng vào Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII Mảnh đất thuộc vùng Nam Bộ ngay từ đầu thế kỷ XX vẫn nổi tiếng là vùng đất hoang vu và trù phú Hoang vu và trù phú hơn có lẽ là vùng đất huyện U Minh tỉnh Cà Mau và vùng đất Đồng Tháp Mười

Nhìn từ góc độ Nam Bộ nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng cho ta thấy nơi

đây vốn là vùng đất thiên nhiên rất ưu đãi “Trên cơm, dưới cá, rau trước cửa, củi

sau nhà” Cái xứ sở được ca dao Nam Bộ ca ngợi là rừng vàng biển bạc, mà ta khó

có thể tìm thấy được ở nơi khác:

“Bao giờ hết đước Năm Căn,

Ông Trang hết cỏ, Viên An hết rừng.” “Than Năm Căn, chiếu miền Tân Duyệt Mật U Minh khoai ngọt chốn Trà Bang Dưa Ba Cai nổi tiếng khắp làng

Ba khí Rạch Gốc có đâu dám sánh Đầm Bà Tường là nơi sấu lánh U Minh Hạ sân chim tràn ngập đất Mớp U Minh là nguồn lợi nhất.”

Trang 32

Trong từng câu truyện Ba Phi đều thể hiện sự tự hào, ca ngợi tài nguyên sản vật của quê hương và ngợi ca sự thông minh sáng tạo của con người trong quá trình lao động sản xuất Đồng thời đã bộc lộ những ước mơ của mình trong cơng cuộc cải tạo tự nhiên với một tinh thần lạc quan và yêu đời Khi ta xét về sự ca ngợi về tài nguyên và sản vật trong truyện Ba Phi thì ta thấy rằng những chi tiết về các tài nguyên và sản vật được bác Ba Phi đề cập đến đều có thật trong cuộc sống, trong sinh hoạt hằng ngày của những người dân Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng, được bác ba Phi cường điệu thêm, làm nổi bậc lên sự giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho những con người cần cù lao động, khơng quản gì khó khăn gian khổ Đồng thời sự cường điệu trong truyện Ba Phi để tạo ra thú vị gây cười, giúp cho người nơng dân lãng qn mệt nhọc, khó khăn hướng đến cuộc sống ở phía trước Từ đó co ta thấy được nhu cầu về tiếng cười luôn ln có thực và rất cần thiết trong đời sống của mỏi người

Trong quyển Từ điển văn học (tập 1) cũng đã nói đến phạm trù của cái hài,

nhưng cách lý giải thì khác đó là xem cái hài như một công cụ để giáo dục đức tính

con người cụ thể như sau: “Tiếng cười do cái hài đem lại nhằm giải thoát cho con

người những thói xấu cá nhân về tệ nạn xã hội, khỏi những đều ti tiện thị hiếu tầm thường; nó có tác dụng lớn trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức và thẳm mỹ cho mọi người”[15, 103] Hai cách lý giải về cái hài tạo ra tiếng cười ở trên cho ta hiểu

biết thêm về sự nhìn nhận và đánh giá về cái hài trong cuộc sống Nhưng ca ngợi tài nguyên sản vật ở truyện kể Ba Phi thì tính chất về cái hài như thế nào? Chúng tơi đã tìm hiểu và thể hiện rõ ở dưới đây

Thế giới truyện kể ba Phi phản ánh tìm năng của một vùng đất trù phú “Cá

tôm sẳn bắt, lúa trời sẳn ăn” Hiện thực khách quan trong cuộc sống đã được bác

Ba Phi “hình dung hóa” thành những câu chuyện phóng đại bằng cái nhìn hài hước, trào lộng nhưng rất hào sảng, mang một tính cách đặc trưng riêng của người dân nam Bộ

Trang 33

vùng đất trù phú, giàu có gắn với những địa danh cụ thể như: Lung Tràm, Rạch Lùm, Trùm Thuật, Bảy Ghe, Kinh Ngang, Sơng Ơng Đốc, Sơng Bé,…

Trong truyện Ba Phi, mỗi một tên đất gắn với những sản vật quý như thú rừng, chim trời và cá nước, gắn với các nguồn lợi tự nhiên khác tưởng như vô tận Qua sự tìm hiểu trong một số truyện thì chúng tơi đã liệt kê ra được rất nhiều loại động vật chẳng hạn như: Heo rừng, kỳ đà, cọp, nai, trăn, rắn, rùa chuột, beo, trâu, bò, chồn, le le, cúm núm, còng cọc, cò quắm, giang sen, chèn bè, quạ, tu hú, khoan cổ, cưỡng bơng, dịng dọc, cị long bong, diệc mốc, cá bổi phệt, cá mè, cá lóc kềnh, cá trê nộng, cá sặc bản, cá rô mề, cá sấu, cá kèo, cua, tơm,…

Ngồi Lùng Tràm nhiều địa danh khác cũng đều hiện hữu nguồn của cải quý giá Rừng U Minh có nhiều loài động vật quý hiếm nhưng nhiều nhất là rắn và chim Nhưng khi nghe chuyện kể bác Ba Phi, “sướng” nhất là những chi tiết tỉ mỉ cuộc sống hàng ngày hết sức độc đáo và như thật về cảnh và người vùng đất U Minh Ai đã từng sống ở vùng U Minh đều nghe chuyện rắn hổ mây tát nước bắt cá, nhưng thật ra chẳng mấy ai đã từng nhìn thấy Qua truyện bác Ba Phi, người nghe

như đang thấy rắn hổ tát đìa: “Rắn ở trong rừng U Minh con nào con nấy lớn

lắm… Đứng ở mé bờ đìa bên này, núp sau một thân cây tràm bự chảng, tui thấy một con rắn hổ mây ở mé đìa bên kia Cái đi nó ngo một đầu, cái đầu nó ngo một bên, thân hình nó dẹp lại nó đu đưa Thì ra nó tác nước cho cạn để bắt cá ăn….” (Rắn hổ mây tác cá) Đã đề cập đến các loài chim ở vùng đất rừng U Minh thì có

nghe qua câu nói “U Minh Hạ sân chim tràn ngập đất”, đúng như vậy khi nói đến

lồi chim, chuột thì khơng ở đâu sánh bằng ở đất rừng U Minh Ai đã từng được đặt chân đến thì sẽ biết rất rõ, cịn ai chưa từng tận mắt thấy nhưng cũng đã được nghe

qua những câu chuyện Ba Phi Ở vùng nầy chim và chuột nhiều vô số kể, “Chim

Trang 34

chuột! chuột đứng xếp hàng Con nào cũng vậy, một tay chắp sau đít, một tay đưa ra hứng lúa, chúng vừa ăn vừa vuốt râu Có mấy con chuột già không hứng lúa để ăn, ngồi ngồi rìa đám mạ mặt mày buồn thiu” (Chim chuột U Minh) Trong mỗi

con người chúng ta cũng đã từng thấy hay từng được nghe cuộc sống ở buổi đầu của những người dân đi mở đất gian khổ, khó khăn lại càng khó khăn hơn khi trên trời có chim, dưới đất có chuột Đã nói đến chim ở rừng U Minh ngồi những lồi chim dịng dọc và lá rụng cịn có những loại chim khác như chim còng cọc, cò long bong,

cò quắm, diệt móc,… Ở Phong Lưu và Cạnh Điền nhiều không kể hết: “Mỗi lần

người ta bắt hàng vạn con còng cọc, cò long bong, cị quắm, diệt móc chở ra chợ bán Phía sau vạt đất tui thì lại có “sân quạ”… Gần lại tới tui thấy con đực pháo đang rùng mình lúc lắc, mặt dù bốn cái chân nó lúng sâu dưới thềm đìa Tới thêm chút nữa, tui thấy con trâu như nghe được tiếng động, nó cựa mình vùng lên, gần lại nữa tui thấy nó run run, giật giật… Tui với bả bắt ra được hai trăm hai mươi sáu con quạ vừa lớn vừa nhỏ” (Sân quạ) Trong rừng U Minh khơng chỉ có bấy nhiều

lồi chim đó mà cịn rất nhiều loài khác, nơi đây sự tồn tại của những sinh vật hoang giả rất phong phú và đa dạng, giữa cuộc sống của chúng và con người lại có sự cộng tác rất mật thiết, chúng sống dựa vào thành phẩm của con người tạo ra, con người thì bắt chúng ăn hoặc tiêu thụ thu lợi nhuận Chính vì vậy, chim chóc và các sinh vật khác ở nơi đây rất đa dạng, chúng không sợ con người hay theo cách nói

của người Nam Bộ ta là (dạng) “Cánh đồng Kinh Ngang này vào mùa nước ngọt,

các thứ chim lớn như gà dãy, giang sen, chàng bè, lông ô, khoang cổ, diệt mốc từ trong rừng U minh lũ lượt kéo ra kiếm ăn Chúng quần đảo mát trời, giậm nhẹp những đồng lúa sạch trọi Tất cả các loại chi đó chỉ có giang se với khoan cổ là thịt ăn có lý, cịn phần lớn ăn xảm xì như trứng rồng Nói thì nói vậy chứ dù ngon hay dở mình củng phải gài bắt cho ráo đợt để đem ra chợ bán, kẻo chúng phá lúa chịu không thấu” (Gài bẫy bắt chim) Ở nơi đây chim chóc dạng đến nỗi vào nhà sống

lẫn lộn với gia súc: “Riết rồi cúm núm ngoài đồng, con trống nào cũng có mọc cựa,

cịn gà trống trong nhà thì hay cất tiếng gáy vang: Õ ó o… Cúm! Õ ó o… Cúm!

Cúm…” (Ven rừng U Minh thuở trước) Có thể khẳng định rằng qua các câu chuyện

Trang 35

Nói đến sự phong phú trong thiên nhiên, thì trong truyện kể bác Ba Phi với những hình ảnh rất quen thuộc xung quanh đời sống của người nơng dân, gắn bó

với thiên nhiên thì rất nhiều “Ở ven rừng U Minh thuở trước, chim nhiều không kể

xiết Nhiều đến mức mỗi khi mang lúa giốn ra vải mạ, chim bu lại nhiều như ong vỡ tổ, chỉ việc lấy roi tre quất là chúng rơi lộp độp nằm xấp lớp, phải mướng mấy trăm ghe trài chở đi bán, mua được chính trăm chính mươi chính thiên dạ lúa Tét hành” (Bắt chim trời) “Vịt trời, le le thì khơng biết mấy ngàn con mà kể, trứng lượm đầy một xuồng be tám” (Trứng vịt trời) Trong truyện bác Ba Phi, tiếng chim được miêu

tả như bản nhạc rừng hòa tấu vang rân đất U Minh với hàng ngàn chủng loại từ giang sen, gà đãy, lơng ơ, khoang cổ, tu hú đến trích cồ, chàng bè, trao trảo rần rần Đó là những chuyện kể Chim trời, Chim và chuột, Quạ trong bụng trâu, Bắt giang sen, Gài bẫy

Ngoài ra trong truyện kể của bác Ba Phi, sản vật rất nhiều trên trời có chim

bay rần rần thì dưới kinh cá quẫy ùng ục, nó táp mồi như nước cơm sơi: “Cá lóc

Lung Tràm táp gọn cả chiếc xuồng sáp chở đầy mật ong, cá đem làm mắm cả chục cái mái dằm” (Cá Lung Tràm), ở con kinh Lung Tràm “Cá kèo lội đặc như bánh canh trong nồi” (Bắt cá kèo) Cá sấu ở xứ U Minh nhiều đến nỗi “Khi trời nắng, chúng lên nằm hai bên bờ sông như củi lụt” (Câu cá sấu) Chuyện câu cá sấu trong

chuyện bác Ba Phi là những hình ảnh tiêu biểu trong truyện dân gian Nam Bộ Tuy nhiên, trong truyện bác Ba Phi được phóng đại hơn và giàu chất hài nhưng cùng hướng về thiên nhiên khắc nghiệt của buổi đầu khai phá

Cá rô thì “Ụt như cơm sơi”, con nào con nấy cầm nặng tay, da đen trạy Cá tra nuôi sáu tháng nặng ba bốn ký, cả ngàn con thi nhau đào cái đìa rộng đến hai

thước dài bãy tám - tầm (Cái đìa ngầm) Qua câu chuyện cho ta thấy đất rừng

Phương Nam vô cùng phong phú, đồng thời do điều kiện thiên nhiên tốt nên các loài vật ở nơi đây phát triển nhanh, chúng cịn làm được những cơng việc của con người như đào ao “đìa”

Cá trê thì đầy lung, đến nỗi con nai trà chỉ trong thoáng chốc đã bị chúng bu theo “rỉa sạch trọi thịt thà, xương xóc”, “Làm cho con nai cứ trồi lui, trồi tới” như đang còn lội “ kéo nai lên thì được cả tạ cá trê, con nào con nấy to bằng cườm tay

người lớn” (Cá trê Lung Tràm) Những chi tiết trong truyện đã cho ta thấy U Minh

Trang 36

sạch trọi thịt thà , xương xóc một con nai to Cá trê Kinh Lung Tràm không những nhiều và to bằng cườm tay mà cịn hơn thế nữa, chỉ có một con với cái sọ đầu, úp

được một con heo nái và cả bầy heo con, “Bà con cịn lại thì ráp nhau cùng bác

khiêng lật ngược sọ đầu cá trê lên Hổng ngờ bầy heo con từ trong vù chạy ra Con heo nái mẹ vú lòng thòng cũng chaỵ vụt ra theo” (Sọ đầu cá trê) Chỉ qua câu

chuyện “Sọ đầu cá trê” đủ cho ta thấy chuyện kể của bác Ba Phi đều bắt nguồn từ thiên nhiên, từ sự trù phú giàu có và tính khí phóng khống có tính chất phóng đại làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn

Không những động vật nhiều, cây ăn trái cũng rất nhiều đến độ chỉ để rụng cho cá ăn, cá ăn riết rồi thắm vào thịt, nên chúng có vị gần giống với loại trái mà chúng đã ăn, như cá bổi thịt chát ngấm, cá rô nấu chua “Khỏi phải dầm me”, “dạo

cơm mẻ”, cá lóc nấu cháo “khỏi phải vắt nước cốt dừa” (Cá ni) Lung Tràm, có

nhiều loại cá như “cá bổi phệt, cá lóc kềnh, cá trê nộng, cá sặc bản, cá rơ mề”, đã

nói đến phần cá nhưng tơm thì cũng khơng kém phần nào “tôm nhiều đến nổi, tôm

ghim trên chiếc khăn của cô con gái út của bác Ba mà gở ra được hai ký lô tôm” (Tôm U Minh) Hay trong truyện “Ếch đờn vọng cổ”, con ếch ăn con vịt đẻ “mập sà

đít” mắc câu, “nó giãy đùng đùng, lúc lắc cái đầu, sáu sợi nhợ câu thẳng băng, hai tay nó bứt dây lia lịa bật ra tiếng kêu bổng trầm vơ “sang” ra “hị” mùi q, tui ngứa

miệng ca liềng sáu câu vọng cổ” (Ếch đờn vọng cổ) Bác Ba tuy là một người nông

dân chân lắm tay bùn nhưng bác lại có chí tưởng tượng vô cùng phong phú, kết hợp với những gì thiên nhiên ban tặng, pha chút sự khếch đại làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn

Những chi tiết trong truyện là những hình ảnh rất quen thuộc hàng ngày để gài vô làm cho câu chuyện chở nên hấp dẫn, gây cười và lạ, như chim bay lôi theo người, ếch gảy đàn, cá rô nấu canh chua khỏi phải giầm me, hay cơm mẽ… đã làm cho người nghe chấp nhận một cách thú vị Ở Lung Tràm rùa to và rất nhiều nào là

“Rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ,… đổ tới từng bầy” (Chiếc tàu rùa)

Trang 37

mn lồi chính là ngợi ca sự trù phú giàu có của q hương Khơng chỉ có mng thú, truyện Ba Phi cịn cho chúng ta thấy ở Cà Mau- U Minh có nhiều sản vật quý

như mật ong, nếp nàng bố, lúa ba thượng, lúa tét hành “Nếp cò hương thứ nếp thật

rắn, hột sng óng, rất dẻo và thơm, mỗi công đạt tới ba mươi giạ” (Nếp dẻo)

Rừng U Minh quanh năm hương tràm bát ngát lôi cuốn ong về làm tổ “ổ ong đang

đóng dưới bụng ống chân tui Thấy mình ngủ nằm tréo ngoảy, nó tưởng đâu cái kèo

mà áp lại đóng.” (Gác kèo mật ong)

Ngồi ra, cịn phải kể đến hệ thực vật phong phú nơi đây với bạt ngàn rừng tràm, rừng đước, dừa, tre xiêm, khoai, bần… Trong thời kì này miệt U Minh rừng tràm phủ kín, thỉnh thoảng mới có những tia nắng xuyên qua từng khe lá vội vào,

khi ta càng đi sâu vơ rừng thì “thấy tối thui như đi trong hang hốc”, tràm ở đây khơng những nhiều mà cịn to đến nỗi, “cây nào cây nấy bự cả chục người ơm

khơng giáp, cịn cao thì khơng biết bao nhiêu mà nói.”, có lần bác Ba vào rừng tràm

này lấy mật ong, bác không dám trèo lên cây to mà chỉ trèo lên một cây “vừa vừa”

vậy mà lỡ trật tay té từ trên cây tràm xuống, cây tràm cao nên rớt hoài mà không

đụng được đất “hơn ba ngày tui mới rớt tới đất” (Tràm rừng U Minh)

Sự lý thú trong truyện bác Ba Phi được tạo ra từ tính cách quen thuộc của những người nơng dân cùng với những hình ảnh, âm thanh trong thiên nhiên rất trù phú bất ngờ xuất hiện những chi tiết lạ bật ra tiếng cười

Mỗi chuyện là bức tranh ca ngợi về sự giàu có và trù phú về thiên nhiên, sản vật của một miền quê nơi tận cùng Tổ quốc Cũng từ những câu chuyện trên, tạo cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất Cà Mau, là một miền quê xa xôi hẻo lánh nhưng lại có nguồn tài nguyên, thiên nhiên phong phú Ai đã một lần đọc hay được nghe kể truyện Ba Phi, thì họ cũng sẽ ao ước được một lần đến thăm Cà Mau

2.2 Ca ngợi sự thông minh, sáng tạo của con ngƣời trong quá trình mở đất và giữ đất

“Cà Mau thủy hóa lam trường Dưới sơng sấu lội trên rừng cọp um Muỗi to bằng cái cột nhà

Rắn bò nhung nhúc trong nhà ngoài sân”

Trang 38

cho cư dân nơi đây với biết bao là sản vật quý giá, cùng đồng hành với sự ưu đãi

của thiên nhiên đó chính là những thử thách rất đáng sợ: “Muỗi kêu như sáo thổi,

đĩa lềnh tựa bánh canh”, ngồi ra cịn có thú dữ, thiên tai, bệnh tật,… và bao nỗi lo

toan của những người nông dân lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất hoang vu Một mảnh đất mà tìm ẩn trong suy nghĩ mọi người khi nhìn nhận và đánh giá một cách

đáng sợ, “Rừng thiên nước độc” U Minh tuy dễ làm ăn , nhưng cũng khơng ít khó

khăn, gian khổ Ở đây có những chổ đất tồn rễ choại, rễ dớn Khi vào mùa nước lên, thành lũ lụt, bốn bề mênh mơng sóng nước, trước cảnh buồn rầu đau thương như thế nhưng trong truyện bác Ba Phi lại bật lên những tiếng cười rất lạc quan Vào mùa nước nổi, lúa thóc và hoa màu tưởng chừng sẽ bị hư úng, hay nước cuốn đi hết, bác Ba Phi cịn có cách nói là “đi theo bà thủy”, ai nấy trong kinh Lung

Tràm, Kinh Ngang đều: “Kẻ thì mua trúc về đan lờ, người thì đốn tre vơ, cắt trúm

định làm nghề bắt lươn kiếm ăn qua ngày” sống trong cảnh mất mát đau thương

“nẫu ruột” ấy vậy mà trong tâm trạng của bác Ba lúc nào cũng lạc quan và vui vẻ như khơng có chuyện gì xảy ra, hay chính sự bơng đùa của bác là mong muốn rằng

“trong cái rủi có cái mai”, sẽ có kỳ tích mới xuất hiện để bà con mình vượt qua cơn

nguy kịch này, nên trong những lời chuyện kể của bác lại có sự lạc quan: “Lúa đang

nở ngầm dưới đáy nước Lúa đang chuyển mình nở nghe rào rào Những con chàng bè mò cá ăn, lớ quớ thế nào mà đút đầu vào giữa gốc bụi lúa, lúa nở ra, mắt kẹt đầu rồi cứ chổng cẳng mà chịi Khối q tui chống xuồng đi “nhổ” chàng bè Làm một lát, tui chói nó đầy một xuồng be tám Chống xuồng rút về xóm, tui cho bà con hay, biểu ruộng ai thì ra bắt chàng bè về ăn, rồi cắt tranh mị mẫm bó từng bụi lúa lại, kẻo nở quá, tới mùa nó lép hết” (Lúa trổ ngầm)

Khi đã qua mùa lũ lụt, bà con nơi đây tưởng chừng cuộc sống sẽ được ấm no, bình yên trở lại nhưng những điều tốt đẹp đó lại khơng đến với họ, vì hết lũ lụt lại đến heo rừng ngày đêm kéo từng bầy ra đây phá phách hết nương, rẫy Mùa lũ lụt đã qua do nước lên đã mang theo rất nhiều chất phù sa, đến lúc nước rút đã để lại chất phù sa, đất đai rất màu mỡ bà con đã trồng rất nhiều khoai lang và khoai môn

rất tốt: “Khoai lang lá mước rượt như thoa mỡ, đọt bò vượt Cịn khoai mơn, tụi con

nít ngắt lấy lá lớn thả lật ngữa dưới kinh, làm xuồng bơi qua bơi lại”, thế nhưng

Trang 39

nghĩ ra được kế hoạch bắt heo rừng một cách hoàn mỹ bù đắp lại phần nào của mùa

màng bị thất thoát “Tức bụng quá, tui chạy tuốt về nhà lấy cây mác vót ra Cây

mác của tui bén như nước, tui đi nhè nhẹ, cứa cho mỗi con một mác vào lung, cứa xong tui vỗ tay nạt lớn: “Heo! Ôi là trời!” Bầy heo giật mình nhảy dựng lên, định tốc chạy Nhưng nào có dễ đâu, giống heo rừng xuống sơng ngay đơ như cây đòn gánh, hễ con nào phóng mạnh một cái là sụm xuống ngay Tui kêu bà con chống xuồng ra, chở về xẻ thịt đem đi bán” (Bắt heo rừng)

Rừng U Minh- Cà Mau là một cánh rừng hoang vu, nên rất nhiều khó khăn, gian khổ đối với bước chân tiên phong mở đất là đều rất dễ xảy ra– do ở ven rừng nên động vật hoang giã rất nhiều, trong đó có chim và chuột hai lồi này rất nhiều, chúng phá lúa và hoa màu của bà con Vào mùa làm ruộng, lúc bấy giờ không có máy móc tối tân như ngày nay, người nơng dân phải đội từng thúng lúa giống đem

ra ruộng gieo hạt Nhưng đem lúa giống chưa ra tới ruộng thì bị “Chim dịng dọc

với chim lá rụng nằm đầy nhóc một thúng giạ Chúng đã ăn sạch sẽ cái thúng lúa giống của tui, khơng cịn một hột để nhổ râu” Khi biết được lũ chim đã ăn hết lúa

giống lần sau bác Ba cảnh giác hơn và đã nghĩ ra một kế là: “Lần này biết khôn, tui

khôn để thua mấy con chim này nữa Một tay tui vịnh thúng lúa, một tay cầm nhánh chà quơ quơ phía trên đầu.” mặt dù bác Ba đã nghĩ ra cách hay để đuổi lũ chim

nhưng số lượng q đơng nên bác chỉ cịn lại nửa thúng giạ lúa (Chim chuột ở U

Minh) Ấy là chưa kể đến bao lo toan của buổi đầu định cư, phải thích ứng với mơi

trường rừng rậm nơi đây, những nhọc nhằng của buổi khai phá và những tình cảm gắn bó với làng xóm quê hưng cũ mà giờ đây phải ra đi, bỏ lại sau lưng tất cả… Họ ra đi với nhiều tiết nuối đau thương, để rồi đến với cuộc sống mới, một cuộc sống mà con người nơi đây không lường trước được điều gì sẽ đến với họ Đến được nơi ở mới nhưng chưa tìm thấy được niềm vui mới, đồng thời nỗi buồn cũ chưa phai nhạt, thì lại có những nỗi buồn đau “nẫu ruột”, nỗi đau thương được nhân đôi, giờ đây họ đâu biết cùng ai tâm sự, nên ở nhà cùng nhau than vãn “ Ngồi khoanh tay rế,

than vắn thở dài với vợ con mà chịu trận” (Lúa trổ ngầm) Thế nhưng, trong thực tế

bản năng để sinh tồn trong mỗi con người nơi đây không cho phép họ bi quan và bỏ

cuộc Hơn thế nữa, bản thân họ là người nông dân chân lắm, tay bùn luôn “Bán mặt

cho đất, bán lưng cho trời” để gồng gánh con cái, gia đình chỉ vì miếng cơm manh

Trang 40

Đối diện trước thiên nhiên khắc nghiệt như thế, những hình ảnh trong truyện bác Ba Phi đã cố gắng vươn lên chiếm lĩnh và chinh phục được thiên nhiên, và họ đã quyết tâm bằng đơi tay và khối óc của mình để vượt lên trên tất cả những gì thiên nhiên đem đến và cả số phận, hoàng cảnh rất khắc nghiệt để đến với một cuộc sống tốt đẹp hơn

Trong dân gian ta thường có câu nói “Một nụ cười, bằng mười than thuốc

bổ” Cũng chính vì thế mà trong truyện Ba Phi có sự hài hước tạo ra những tiếng

cười thật giịn giã và sảng khối, được cất lên giữa thiên nhiên hoang sơ như muốn xóa đi bao sự gian khổ, khó khăn, mệt mỏi, bệnh tật, để vượt lên tất cả Với những con người, khai hoang, lập ấp họ đến đây chỉ có đơi bàn tay trắng, đồng hành với họ là người thân trong gia đình, tình làng, nghĩa xóm, lịng quyết tâm và sự sáng tạo,… Từ đó họ khơng bỏ cuộc trong bất cứ hoàng cảnh nào, để chiến đấu với kẻ thù hai chân và bốn chân, được tồn tại và phát triển

Những con người như bác Ba Phi thuộc vào lớp người đầu tiên đến khai

khẩn vùng đất U Minh, nên trong các câu chuyện bác hay nhắc đến “Hồi đó”, “Hồi

nẳm”, “Nhớ năm đó”, “Hồi xữa, hồi xưa”, “Năm ấy” hàng loạt những từ ngữ trên

mở đầu câu truyện tạo cho người đọc sự liên tưởng đến thời kì xa xưa họ là người đầu tiên đặt chân lên vùng đất này Đồng thời những nét hoang vu của rừng U Minh được lặp đi, lặp lại rất nhiều lần trong các câu chuyện của bác Ba Phi chẳng hạn

như: “Hồi nẳm, khi tui tới đây, vùng này cịn âm u”, “Hồi đó, cặp theo mé rừng U

Minh Hạ này có ruộng nương, rẫy bái gì đâu”, “Thuở ấy, miệt U Minh, rưng tràm phủ kính Đi sâu vô rừng, thấy tối thui như đi trong hang hốc”, “Hồi xữa, hồi xưa khi mới tới đất này khai phá, rắn trong rừng U Minh con nào, con nấy lớn lắm”…

Từ những chi tiết đó cho ta thấy vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở sâu trong rừng U Minh, những người nông dân như bác Ba Phi đã phải đối đầu, chinh phục cái thiên nhiên hoang vu, dữ dằn Rồi khơng gì chiến thắng được sự nổ lực, lịng quyết tâm và sự thơng minh, sáng tạo của con người Cũng chính vì con

người thời kỳ khẩn hoang có các yếu tố trên, đã chiến thắng tất cả, “Xuống sông hốt

trứng sấu, lên rừng xĩa răng cọp” Trong truyện Ba Phi tạo ra tiếng cười đầy ý

Ngày đăng: 07/07/2023, 00:59