1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng thương mại kĩ thương việt nam chi nhánh thăng long

98 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1, Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng 3

1.2, Khái niệm cho vay tiêu dùng .5

1.3, Vai trò của cho vay tiêu dùng 9

1.3.1, Đối với Ngân hàng thương mại 9

1.3.2, Đối với người tiêu dùng .12

1.3.3, Đối với nhà sản xuất 12

1.3.4, Đối với nền kinh tế .13

1.4, Phân loại cho vay tiêu dùng .13

1.4.1, Căn cứ vào mục đích vay tiêu dùng 13

1.4.2, Căn cứ theo phương thức hồn trả 14

1.4.3, Theo ng̀n gốc khoản nợ 17

1.5, Nhân tớ ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng 20

1.5.1, Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng thương mại 20

1.5.1.1, Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại 20

1.5.1.2, Uy tín, quy mô, năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại 21

1.5.1.3, Chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng 22

1.5.1.4, Đạo đức, năng lực của đội ngũ nhân viên Ngân hàng thương mại 221.5.1.5, Hiệu quả chiến lược Marketing của Ngân hàng thương mại 22

1.5.1.6, Trình độ công nghệ và năng lực quản lí Ngân hàng thương mại .231.5.2, Nhân tố thuộc về khách hàng 23

1.5.2.1, Trình độ dân trí 23

1.5.2.2, Nhu cầu của khách hàng 24

1.5.2.3, Năng lực vay vốn của khách hàng 24

Trang 2

1.5.3.1, Môi trường kinh tế .25

1.5.3.2, Môi trường công nghệ 26

1.5.3.3, Môi trường chính trị pháp luật .26

1.5.3.4, Môi trường văn hóa xã hội 27

1.6, Chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng .271.6.1,Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của hoạt động CVTD 27

1.6.2, Chỉ tiêu phản ánh mức độ đổi mới trong hoạt động CVTD 28

1.6.3, Các chỉ tiêu khác 28

Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI KĨ THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG 30

2.1, Giới thiệu Ngân hàng thương mại Kĩ Thương chi nhánh Thăng Long 302.1.1, Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.2, Cơ cấu, chức năng các phòng ban của chi nhánh 30

2.1.3, Tình hình hoạt động chi nhánh Techcombank Thăng Long 33

2.2, Thực trạng CVTD tại chi nhánh Techcombank Thăng Long 39

2.2.1, Các sản phẩm cho vay tiêu dùng .39

2.2.1.1, Cho vay “Nhà mới” .39

2.2.1.2, Mua ô tô .40

2.2.1.3, Chương trình “Nhà xinh” cho KH khi mua đồ dùng nội thất .40

2.2.1.4, Vay đảm bảo bằng chứng khoán niêm yết 41

2.2.1.5, Cho vay gia đình trẻ .41

2.2.1.6, Mua trả góp 42

2.2.1.7, Ứng dụng tài khoản cá nhân F@st advance…………………………

422.2.1.8, “Du học tại chỗ” và "cho vay học phí” 43

2.2.2, Quy định chung cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Techcombank Thăng Long 44

2.2.2.1, Điều kiện vay vốn 44

2.2.2.2, Thời hạn và hạn mức cho vay .44

Trang 3

2.2.2.4, Phương thức hoàn trả 45

2.2.3, Quy trình cho vay tiêu dùng 45

2.2.4, Kết quả hoạt động CVTD chi nhánh Techcombank Thăng Long 51

2.2.4.1, Doanh số cho vay tiêu dùng 51

2.2.4.2, Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay 57

2.2.4.3, Tình hình thu lãi từ cho vay tiêu dùng 59

2.2.4.4, Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng 60

2.2.5, Đánh giá hoạt động CVTD chi nhánh Techcombank Thăng Long 612.2.5.1, Kết quả đạt được 61

2.2.5.2, Hạn chế tồn tại và nguyên nhân 65

Chương 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI KĨ THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG .72

3.1, Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thăng Long 72

3.1.1, Định hướng hoạt động kinh doanh của NHTM Kĩ thương 72

3.1.2, Định hướng cho vay tiêu dùng ở chi nhánh Thăng Long 72

3.2, Giải pháp nâng cao chất lượng CVTD ở chi nhánh Techcombank ThăngLong 73

3.2.1, Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng 73

3.2.2, Mở rợng và hồn thiện hoạt động Marketing trong CVTD .76

3.2.3, Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng 77

3.2.4, Mở rộng quan hệ với các đơn vị hỗ trợ hoạt động Ngân hàng 80

3.2.5, Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn 81

3.2.6, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .82

3.2.7, Tăng cường công nghệ ngân hàng vào hoạt động cho vay tiêu dùng 833.3, Một số kiến nghị .83

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 83

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 84

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại Kĩ thương Việt Nam .85

KẾT LUẬN 86

Trang 4

DANHMỤC

TỪVIẾT

TẮT

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phấn

KH Khách hàng

CVTD Cho vay tiêu dùngQTRR Quản trị rủi ro

UB Ủy ban

TS Tài sản

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỜ BẢNG BIỂU

Trang Sơ đờ

Sơ đờ 2.1: Sơ đồ tổ chức chi nhánh Thăng Long……………………… 31

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tiêu dùng………………………………… 46

BảngBảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Thăng Long 33

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian tại chi nhánh 35

Bảng 2.3: Phân loại nợ chi nhánh Thăng Long………………………… 36

Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Thăng Long 37

Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Thăng Long…… 37

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của chi nhánh Thăng Long…………… 38

Bảng 2.7: Tình hình hoạt động CVTD tại chi nhánh Thăng Long 54

Bảng 2.8: Cơ cấu CVTD theo mục đích vay vốn 55

Bảng 2.9: Doanh số cho vay tiêu dùng xét theo kì hạn của khoản vay 56

Bảng 2.10: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay 57Bảng 2.11: Tỷ trọng thu lãi CVTD trên tổng thu lãi hoạt động cho vay 59

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ CVTD ………………… 60

BiểuBiểu đồ 2.1: Doanh thu cho vay và thu nợ của chi nhánh Thăng Long… 36Biểu đồ 2.2: Doanh số và dư nợ cho vay tiêu…………………………… 52

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu CVTD theo mục đích sử dụng vốn … …………… 54

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Từ sau đổi mới hệ thống ngân hàng, các Ngân hàng thương mại nước ta đãcó được bước phát triển đáng kể, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinhtế Nhưng có thể dễ dàng nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa những tổchức tham gia trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng Trước tình hình đó, các Ngânhàng thương mại đã cố gắng tìm ra những hướng đi mới để nâng cao hiệu quả hoạtđộng và khẳng định vị thế của mình “Ngân hàng bán lẻ” là một trong những hoạtđộng đang được đông đảo các Ngân hàng thương mại hướng tới Đây là một hướngđi được các nước phát triển áp dụng từ lâu nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.Bởilẽ chúng ta luôn có suy nghĩ Ngân hàng thươmg mại là kênh huy động vốn chủ yếuphục vụ cho doanh nghiệp Chỉ trong vài năm trở lại đây, việc cung cấp các sảnphẩm tín dụng bán lẻ mới thực sự được các Ngân hàng thương mại chú trọng tớisau khi nhận ra những lợi nhuận rất lớn có thể sẽ thu được từ hoạt động này.

Tuy nhiên trong điều kiện vật chất cũng như công nghệ ngân hàng của nướcta hiện nay, không nên thực hiện một cách ồ ạt hoạt động bán lẻ tại các Ngân hàngthương mại Muốn có được bước phát triển bền vững và lâu dài, các Ngân hàngthương mại trước hết nên tập trung vào hoạt động mang tính bước đệm, phù hợpvới những điều kiện hiện có Cho vay tiêu dùng là một trong số các hoạt động đangđược chú trọng để nhằm vào mục tiêu như vậy.

Để có được hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh tốt trên thị trường, hoạtđộng cho vay tiêu dùng phải thực sự là một hoạt động có chất lượng cao, đóng gópđáng kể cho Ngân hàng thương mại trong quá trình hướng tới một Ngân hàng bánlẻ hiện đại và quy mô.

Trong thời gian thực tập tại Techcombank chi nhánh Thăng Long, em có cơhội được tìm hiểu hoạt động cho vay tiêu dùng và thấy đây là một hoạt động đangđược chi nhánh rất quan tâm phát triển Tiềm năng phát triển mặc dù rất lớn, songcũng không ít khó khăn, hạn chế trong việc đưa tín dụng tiêu dùng trở thành mộttrong số những sản phẩm tín dụng trọng tâm và có chất lượng cao tại chi nhánh.

Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động chovay tiêu dùng ở Ngân hàng thương mại Kĩ Thương Việt Nam chi nhánh ThăngLong” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình

Trang 7

Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản liên quan tới hoạt động cho vay tiêudùng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các Ngânhàng thương mại.

Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại KĩThương chi nhánh Thăng Long Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nâng cao

chất lượng của hoạt động này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng, chất lượng các khoản

cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại Kĩ Thương chi nhánh Thăng Long.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng tại

chi nhánh Thăng Long giai đoạn từ năm 2007 đến 2009.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích diễn giải, so sánhkết hợp với phương pháp thống kê, tổng hợp

Nguồn số liệu trong chuyên đề được lấy từ Ngân hàng thương mại KĩThương chi nhánh Thăng Long.

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm có:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân hàngthương mại

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại KĩThương chi nhánh Thăng Long

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêudùng tại Ngân hàng thương mại Kĩ Thương chi nhánh Thăng Long.

Em xin được chân thành cảm ơn Th.S Đoàn Phương Thảo, giảng viên khoaNgân hàng Tài chính và các cán bộ Ngân hàng thương mại Kĩ Thương chi nhánhThăng Long đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thiện chuyên đề này.Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, chuyên đề còn có nhiều thiếu sót, emrất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo và những người quantâm tới lĩnh vực tín dụng tiêu dùng để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề củamình.

Trang 8

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1, Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

Vào những năm 80 của thế kỉ XX, sự ra đời của hàng loạt các tổ chức tàichính như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty thuê mua,v.v… đã khiếncho các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải đối mặt với vấn đề thị phần đang bịtranh giành bởi các đối thủ rất giàu tiềm lực và nhanh nhạy trong vấn đề khai thácthị trường Các NHTM phải tiến hành thay đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng hoạtđộng, đa dạng hóa sản phẩm, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng (KH), nỗ lựchết mình để giữ vững vị thế cũng như thị phần.

Trong giai đoạn này, sự phát triển của khoa học công nghệ khiến các NHTMthay vì bị bó hẹp trong hoạt động cho vay thương mại truyền thống, nay có thể mởrộng thêm các hoạt động cho vay mới Việc mở ra một số lượng lớn các chi nhánhcũng giúp cho các NHTM tiếp cận các KH một cách dễ dàng hơn, trong đó có mộtsố lượng đông đảo là các KH cá nhân.

Bên cạnh đó, cuộc sống phát triển hiện đại sẽ thôi thúc nhu cầu tiêu dùng,hưởng thụ của cá nhân và hộ gia đình Song ngay hiện tại, thu nhập của họ chưathể đáp ứng hết được Vì thế, một nhu cầu tín dụng mới được hình thành - nhu cầutín dụng cho những người tiêu dùng Cung cấp tín dụng cho vay tiêu dùng (CVTD),các NHTM đã góp phần giải quyết vấn đề nhu cầu hiện tại và thu nhập trong tươnglai cho KH Trong khi đó, NHTM cũng cung cấp tín dụng cho nhà sản xuất, mộtkhi đã thực hiện tốt cả tín dụng cho nhà sản xuất và tín dụng cho người tiêu dùng,thị trường có thêm một điều kiện thuận lợi để giải quyết mối quan hệ cung cầu.

Tại Trung Quốc: Các nhà quản lý Ngân hàng Trung Quốc đã nhận thấy

Trang 9

đối tác để có thể hỗ trợ cho hoạt động CVTD như các công ty chuyên về bất độngsản, công ty du lịch lữ hành, các nhà cung cấp sản phẩm tiêu dùng,v.v…

Tại Mĩ: Tín dụng tiêu dùng là một trong những nguyên nhân chính gây ra

cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó là những hậu quả khôn lường ra toàn thếgiới Những năm gần đây, thị trường bất động sản phát triển mạnh, NHTM đã chovay các hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn Đầu năm 2008, tổng số nợ trên thẻ tíndụng ở Mỹ lên đến gần 900 tỉ USD Nguy hiểm hơn, các tổ chức tài chính phố Wallcòn gom các hợp đồng cho vay mua nhà này làm tài sản đảm bảo để phát hành tráiphiếu chứng khoán hóa (MBS) ra thị trường Mỹ và thế giới Khi giá bất động sảngiảm mạnh, một số lớn hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho MBS trở thành nợ xấu,MBS mất giá trên thị trường thứ cấp khiến cho NHTM và các nhà đầu tư nắm giữtrái phiếu này mất khả năng thanh toán, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tại Việt Nam: Hoạt động CVTD bắt đầu xuất hiện từ những năm 1934-1935

với những hình thức cho vay khá đơn điệu Vì chưa có một hành lang pháp lí rõràng nên các NHTM tỏ ra khá lúng túng khi tiến hành cung cấp hình thức tín dụngcho vay này Khoảng 10 năm trở lại đây, hầu hết các Tổ chức tín dụng Việt Namđều tiến hành CVTD, nhưng thị trường này chỉ thực sự sôi động từ năm 2006 khicó sự tham gia của các NHTM, các công ty tài chính nước ngoài Hiện nay, nhậnthấy tiềm năng của hoạt động tín dụng tiêu dùng, các NHTM đã giành nhiều quantâm và coi đây là một trong những chính sách tín dụng quan trọng của mình.

Dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng cả nước

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

Dư nợ CVTD (Tỷ đồng) 78.644 77.245 88.064

Dư nợ CVTD/ Tổng dư nợ cho vay

7,57% 6,02% 7,58%

(Nguồn: Báo cáo của NHNN Việt Nam)

Trang 10

kích cầu và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho áp dụng lãi suất thỏa thuận, thịtrường CVTD bắt đầu sôi động trở lại và hứa hẹn một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Tuy vậy, tín dụng tiêu dùng ở nước ta hiện bị đánh giá là kém phát triển hơnnhiều so với các nước trên thế giới Tính trung bình, dư nợ vay tiêu dùng của mộtngười dân Việt Nam chỉ ở mức khoảng 921 ngàn đồng, thấp hơn nhiều so với tiềmnăng của đất nước 86,5 triệu dân và có mức tăng trưởng kinh tế vào hàng cao trênthế giới Tuy nhiên, với phần lớn là dân số trẻ, thu nhập liên tục được cải thiện, nhucầu tiêu dùng có xu hướng tăng cao, CVTD vẫn là hoạt động có tiềm năng lớn, thuhút sự chú ý của các NHTM trong cũng như ngoài nước.

1.2, Khái niệm cho vay tiêu dùng

Các NHTM cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sựđa dạng trong mục đích vay vốn của KH Có nhiều cách khác nhau để phân loại cáchình thức cho vay này Chẳng hạn như tại Mĩ, căn cứ vào mục đích sử dụng, cáckhoản vay được phân chia thành bẩy nhóm chính là: cho vay kinh doanh bất độngsản, cho vay đối với các tổ chức tài chính, cho vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chovay công nghiệp và thương mại, cho vay cá nhân (hay CVTD), cho vay khác và tàitrợ thuê mua.

Có nhiều khái niệm về CVTD, song có thể hiểu một cách tổng quát nhất về

hoạt động này như sau: “CVTD được hiểu chung là hình thức cấp tín dụng, trongđó Ngân hàng thương mại thỏa thuận để KH là cá nhân hay hộ gia đình sử dụngmột khoản tiền với mục đích tiêu dùng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãisau một khoảng thời gian nhất định.”

Đây là một hình thức cấp tín dụng rất hữu ích nhằm tài trợ cho nhu cầu mua,sửa chữa nhà cửa, sắm phương tiện đi lại, du học, y tế, du lịch, giải trí,v.v…giúpngười tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ trước khi có khả năng chi trả,từ đó giúp họ cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời mang lại nhiềuích lợi cho NHTM, nhà sản xuất cũng như cả nền kinh tế.

CVTD có những đặc điểm khác biệt so với các hoạt động cho vay khác vềđối tượng vay vốn, quy mô, thời hạn, lãi suất các khoản vay, mức độ rủi ro, chi phícho vay,v.v…

Trang 11

Một là, đối tượng của các khoản cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ giađình có nhu cầu tiêu dùng Khác với đối tượng của các hình thức tín dụng truyền

thống là doanh nghiệp hay các dự án đầu tư, đối tượng của hoạt động CVTD rấtphong phú, đó là tất cả các cá nhân và hộ gia đình cá thể có nhu cầu cho tiêu dùng.Nguồn trả nợ cho các khoản vay này thường được trích từ nguồn thu nhập thườngxuyên là tiền lương và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác của người đivay (không phải là nguồn thu nhập có được từ kết quả sử dụng những khoản vayđó) Chính vì vậy, bên cạnh yếu tố tài sản đảm bảo và năng lực tài chính thì tính ổnđịnh trong thu nhập của đối tượng vay tiền cũng là nhân tố rất được các NHTM chúý Việc cho vay các KH có thu nhập cao sẽ mang tới cho NHTM những khoản vay

có giá trị lớn, việc thu lại gốc và lãi cũng dễ dàng hơn Song phần đông dân số Việt

Nam là những người có thu nhập trung bình và thấp, chính họ là những người cómong muốn cải thiện đời sống của mình hơn cả Vì vậy, nhận thức và nghiên cứuđúng đặc điểm của đối tượng trong hoạt động CVTD trong từng không gian nhấtđịnh sẽ giúp NHTM có những quyết định về sản phẩm, điều kiện, quy trình chovay, cách đánh giá,v.v…sao cho phù hợp nhất để nâng cao chất lượng của hoạtđộng CVTD

Hai là, số lượng các món vay lớn nhưng giá trị mỗi khoản vay nhỏ Việc

CVTD chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, nhu cầu họchành,v.v…và cũng chỉ dừng lại ở phương diện cá nhân nên các món vay này có giátrị tương đối nhỏ Đôi khi KH có nhu cầu vay một số lượng tiền lớn nhưng họ bịgiới hạn bởi hạn mức CVTD tại NHTM và những yêu cầu cần có của tài sản đảmbảo nên khó lòng tiếp cận được những khoản vay này Người Việt Nam vốn cótâm lí e ngại khi tới NHTM vay tiền, khi muốn mua sắm đồ vật gì, họ cố gắng tiếtkiệm, giành dụm được một số tiền nhất định, số vay tại NHTM chỉ là số còn thiếunên thường không lớn Tuy vậy, số lượng lớn các cá nhân cùng với nhu cầu vôcùng phong phú của họ đã tạo ra một lượng KH rất đông đảo cho các NHTM TạiNHTM, các nhân viên phải quản lí kho hồ sơ CVTD có số lượng rất lớn Mặc dùtốn nhiều thời gian, công sức cũng như phải huy động thêm nhân viên để quản lí,song điều đó phần nào giúp được NHTM giảm thiểu rủi ro do đa dạng hóa được đốitượng KH vay tiền.

Ba là, các khoản cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao KH của hoạt động

Trang 12

lực tài chính thực sự của họ Không phải địa phương nào cũng có một trung tâmchuyên cung cấp thông tin về năng lực tài chính của tất cả các cá nhân trong khuvực, vì thế việc đánh giá khả năng tài chính thực sự của KH phụ thuộc rất nhiềuvào trình độ chuyên môn của nhân viên thẩm định KH tới vay tiêu dùng tại cácNHTM với kì vọng rằng thu nhập trong tương lai cao và ổn định, phần tiết kiệmsau khi chi tiêu hàng tháng có thể dần chi trả hết được cho khoản vay Tuy vậy, córất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới thu nhập của họ, chẳng hạn như suy thoáikinh tế, công ty phá sản, tai nạn bất ngờ,v.v đó là những rủi ro khách quan màNHTM cũng như chính KH không thể lường trước được Bên cạnh đó, có nhữngrủi ro chủ quan mang tới từ phía KH mà NHTM không thể thẩm định được hết nhưKH vay vốn tiêu dùng tại NHTM để mua bán chứng khoán, đầu tư bất động sản vàdùng chính tài sản này để thế chấp vay tiền tại một NHTM khác Liên quan tới vấnđề này, NHNN đã từng cảnh báo việc xin vay tiền tiêu dùng để đổ vào thị trườngchứng khoán và bất động sản sẽ gây ra vòng luẩn quẩn rất tổn hại cho các NHTM,gây ra tình trạng tăng trưởng ảo cho các thị trường

Để giảm thiểu được những rủi ro có thể xảy ra, các NHTM thường yêu cầuKH vay tiền phải có tài sản đảm bảo Theo Fredric S.Mishkin trong cuốn Tiền tệ

Ngân hàng và thị trường tài chính, “Tài sản đảm bảo hay vật thế chấp là vật sở hữuđược hứa cho người cho vay nếu người vay vỡ nợ Nếu người vay không trả đượckhoản nợ vay, Ngân hàng có thể bán vật thế chấp và dùng tiền thu được để bù đắpcác tổn thất của mình do món cho vay đó gây ra” Trên thế giới, vật thế chấp cũng

có một dạng riêng gọi là số dư bù, nhưng ở Việt Nam hình thức này chưa được sửdụng nhiều Số dư bù là hình thức mà KH sau khi nhận được khoản vay phải giữ lạimột số vốn tối thiểu bắt buộc trong tài khoản séc tại NHTM cho vay.

Trang 13

duyệt cho vay,v.v Điều đó, sẽ tạo ra những khe hở có thể tạo nên rủi ro cho hoạtđộng vay tín chấp tại NHTM

Bốn là, các khoản cho vay tiêu dùng thường có chi phí cao Xét trên cả

phương diện của NHTM cũng như KH, chi phí của các khoản vay tiêu dùng là rấtcao Đối với KH, vay tiêu dùng có chi phí cao bởi lẽ lãi suất của nó rất cao và cứngnhắc Thông thường, lãi suất đầu vào và đầu ra CVTD phải chênh lệch ít nhất từ3,5- 4,5% thì NHTM mới bắt đầu có lãi Ở nước ta hiện nay, CVTD là một trongnhững hình thức cho vay có lãi suất cao nhất tại NHTM mặc dù các khoản vay nàykhông nhằm mục đích sinh lợi Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa cácNHTM, lãi suất CVTD có xu hướng giảm đi đáng kể song vẫn còn khá cao so vớimặt bằng chung của hoạt động cho vay trong nước

Về phía NHTM, các đối tượng KH tới vay tiêu dùng rất lớn, lại trải rộngtrong nhiều địa bàn, thông tin về nhân thân, lai lịch, tình hình tài chính của KHthường không đầy đủ và khó thu thập khiến cho các nhân viên tín dụng phải mấtnhiều thời gian và chi phí hơn trong việc thẩm định thông tin của cá nhân vay tiền.Với một hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro như CVTD thì chi phí cao cũnglà điều phù hợp với mối quan hệ lợi nhuận, chi phí và rủi ro Song nếu có thể giảmthiểu được chi phí thì các NHTM có thể tăng được doanh số cho vay một cách dễdàng hơn.

Năm là, cho vay tiêu dùng mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho cácNHTM Với mức lãi suất cao, số lượng các khoản cho vay cực lớn, tiền lãi thu

được định kì từ hoạt động này đã mang lại những khoản lợi nhuận rất lớn choNHTM Ở nước nào có hoạt động tiêu dùng của dân cư càng phát triển thì vai tròcủa CVTD trong hoạt động tín dụng tại NHTM càng trở nên quan trọng Tại nhữngnước phát triển, đóng góp từ hoạt động này vào tổng thu nhập từ tín dụng luônchiếm tỷ lệ tới hơn 60% Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, khi mà tín dụngdoanh nghiệp mang lại mức sinh lợi ngày càng thấp thì trái lại, tín dụng tiêu dùngngày càng phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều khoản lợi nhuận lớn.

Trang 14

động kinh doanh rủi ro, nhưng mức độ chấp nhận rủi ro đến đâu còn phụ thuộc rấtnhiều vào khoản lợi nhuận mà nó mang lại Thực tế, lợi nhuận có được từ các hoạtđộng CVTD đã vượt xa những gì các nhà quản lí mong đợi, chính vì vậy họ sẵnsàng chấp nhận những rủi ro lớn có thể xảy ra để theo đuổi một mức lợi nhuận kìvọng mang lại từ hoạt động này.

Sáu là, hoạt động cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì kinh tế.

Tâm lí chi tiêu của người dân thường phụ thuộc nhiều vào tình hình chung của nềnkinh tế Trong giai đoạn kinh tế thịnh vượng, thu nhập người tiêu dùng khôngngừng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là đối với hàng hóa xa xỉ đắt tiềnsẽ tăng mạnh Ngược lại trong tình trạng nền kinh tế suy thoái, người ta sẽ quantâm tới ăn no, mặc ấm hơn là ăn ngon, mặc đẹp Trong giai đoạn phục hồi kinh tếsau suy thoái, Chính phủ thường đưa ra các chính sách kích cầu tiêu dùng, đây là cơhội tốt cho hoạt động CVTD tại các NHTM Các nhà quản trị NHTM thường dựavào suy đoán trước sự vận động của chu kì kinh tế để đón đầu những cơ hội đầu tưtrong lĩnh vực CVTD.

Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh

Thứ nhất, đối tượng của hoạt động CVTD là các KH cá nhân hay hộ gia

đình Trong khi đó, cho vay kinh doanh hướng tới các đối tượng là công ty, hãngsản xuất, chủ đầu tư của dự án Chính vì thế, số lượng các đối tượng là KH của hoạtđộng CVTD đông đảo hơn nhiều so với cho vay kinh doanh, và việc đánh giá cáckhoản CVTD thật không đơn giản Lí do thứ nhất là cá nhân dễ dàng giữ kín cácthông tin đáng ra phải trình bày (như triển vọng công việc cũng như sức khỏe củahọ) hơn là các hãng kinh doanh (vì các hãng này sẽ phải gửi kèm theo đơn xin vaymọi giấy tờ tài chính đã được kiểm toán) Hơn nữa các cá nhân và hộ gia đìnhkhông dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính so với một hãng kinh doanh.

Thứ hai, CVTD nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng phục vụ

cho cuộc sống, trong khi đó cho vay kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuậntrong quá trình sản xuất cũng như thực hiện dự án

Thứ ba, quy mô của mỗi một khoản vay của CVTD nhỏ hơn nhiều so với

các khoản cho vay kinh doanh.

Thứ tư, các bước tiến hành trong hai quá trình này cũng có sự khác biệt lớn.

Trang 15

của nhân viên tín dụng với đại diện của các hãng kinh doanh KH là cá nhân khivay vốn sẽ phải trả lời các câu hỏi về tiền lương, loại hình công việc, các tài khoảnngân hàng, những tài sản khác, các khoản nợ tồn đọng, thẻ tín dụng,v.v Khi doanhnghiệp tới xin vay vốn kinh doanh, NHTM sẽ cử cán bộ tín dụng tới tận doanhnghiệp, đánh giá quy mô sản xuất, các tài sản tại cơ sở kinh doanh, thu thập nhữngtài liệu và báo cáo tài chính về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tài sản nợ và tài sản cócủa doanh nghiệp Các bước tiến hành sẽ có phần phức tạp hơn so với các khoảnCVTD.

1.3, Vai trò của cho vay tiêu dùng

Trên thế giới, CVTD là một hoạt động xuất hiện từ lâu, và cho tới nay, đâyvẫn là một hoạt động rất được quan tâm phát triển Bên cạnh những hạn chế khó cóthể phủ nhận trong quá trình tồn tại và phát triển của nó như rủi ro và chi phí lớn,CVTD cũng đã thể hiện được những vai trò hết sức to lớn đối với nhiều đối tượngtrong nền kinh tế

1.3.1, Đối với Ngân hàng thương mại

Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi (huy động vốn) và dùng sốvốn huy động được đem kinh doanh (sử dụng vốn) để sinh lời Các hoạt động sửdụng vốn của NHTM rất đa dạng như: tín dụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ,mua bán chứng khoán,v.v trong số đó, cho vay là hoạt động chiếm thị phần caonhất, khoản mục này thông thường sẽ chiếm quá nửa tổng giá trị tài sản và tạo ra từ1/3 tới 2/3 nguồn thu của các NHTM Trước sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trênthị trường tài chính, những hoạt động tín dụng mang tính truyền thống như cho vaykinh doanh, tài trợ dự án,v.v dường như không đủ để thực hiện hết tham vọng vềthị phần, KH cũng như lợi nhuận của các NHTM Tìm đến với hình thức tín dụngtiêu dùng, NHTM đã tìm ra một hướng giải quyết mới trong bài toán thị trường vàlợi nhuận của mình Những lợi ích mà hình thức tín dụng này mang lại đã được thểhiện ngay từ thời gian đầu xuất hiện Cho tới nay, hầu hết NHTM tại các quốc giatrên thế giới đều quan tâm và ít nhiều muốn giành một lượng vốn đầu tư vào loạihình tín dụng này.

Những tác dụng cụ thể mà hoạt động CVTD mang lại cho NHTM là:

Thứ nhất, CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh của NHTM đối với các

Trang 16

mang lại nguồn lợi nhuận rất cao Những NHTM này có lợi thế hơn nhiều về quymô nguồn vốn cũng như công nghệ so với các NHTM nhỏ Chính vì vậy, việc cácNHTM nhỏ có thể cạnh tranh được với các NHTM lớn hơn là điều rất khó khăn.Tuy vậy, khi tiếp cận với CVTD, các NHTM có thể tìm đến với một số lượng đôngđảo KH cá nhân trên thị trường, kiếm được khoản thu nhập lớn mà không đòi hỏiphải có quy mô quá lớn hay công nghệ cực kì hiện đại Chính điều đó góp phần tạocơ hội cho NHTM nhỏ phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

Trong điều kiện hiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, có rất nhiều NHTMliên doanh hay 100% vốn nước ngoài tham gia hoạt động tại thị trường nội địa, việccạnh tranh của các NHTM có quy mô nhỏ trong nước với những NHTM này là thựcsự khó khăn do kém hơn về vốn, công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lí điềuhành Tuy vậy, hoạt động CVTD lại hướng vào đối tượng KH cá nhân cùng vớinhững hành động mua sắm của họ, với lợi thế là việc hiểu biết về tập tục, thói quensinh hoạt của người dân trong nước, các NHTM trong nước hoàn toàn có thể tăngcường sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường

Thứ hai, CVTD cũng là một công cụ Marketing rất hữu ích, bởi lẽ đây là

cách quảng bá hình ảnh NHTM đến với công chúng một cách nhanh chóng và hiệuquả Một trong những hình thức xúc tiến hỗn hợp của Marketing ngân hàng chính làcác giao dịch các nhân Đây là những giao dịch trực tiếp của nhân viên giao dịch vớiKH nhằm giới thiệu và thực hiện cung ứng các dịch vụ của NHTM cho KH Giaodịch tốt sẽ giúp cho NHTM đạt được những mục tiêu sau: nâng cao uy tín hình ảnhcủa mình, làm cho KH hiện tại chấp nhận sản phẩm dịch vụ mới, duy trì sự trungthành của KH, thu thập thông tin thị trường,v.v Ngoài ra, bằng việc mở rộng mạnglưới chi nhánh, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm CVTD, số lượng KHtìm đến với NHTM ngày càng nhiều hơn Trong ý nghĩ của công chúng, NHTM làtổ chức không chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp mà NHTM còn rất quan tâm tớinhững nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiệnđời sống của họ Hình ảnh của NHTM sẽ tới gần hơn với người dân, từ đó, thói quentới ngân hàng để giao dịch vay hay gửi tiền sẽ trở nên phổ biến

Thứ ba, CVTD tạo điều kiện mở rộng, đa dạng hoá kinh doanh, từ đó nâng

cao thu nhập và phân tán rủi ro cho NHTM

Trang 17

trình bày, đây là hoạt động có lợi nhuận rất lớn do có doanh số cho vay lớn vàkhoản thu nhập từ tiền lãi cũng rất đáng kể Ở các nước phát triển, khi người dân cónhu cầu tiêu dùng rất lớn, tín dụng tiêu dùng thường có vị trí chủ chốt trong việcđóng góp vào thu nhập của NHTM Khi tới vay tiêu dùng, KH rất ít để ý tới lãi suấtmà chủ yếu quan tâm tới số tiền mình phải trả hàng tháng, hàng năm là bao nhiêu.Chính điều đó đã tạo cơ hội cho các NHTM nâng mức tỷ suất lợi nhuận mình thuđược lên rất cao Ban đầu các NHTM không mấy để ý tới hoạt động này vì thấyquy mô của mỗi khoản vay rất nhỏ Nhưng tín dụng tiêu dùng đã trở thành cứucánh của NHTM từ thập niên 70, khi mà tín dụng doanh nghiệp bị cạnh tranh khốcliệt bởi các công ty tài chính, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán.

Vì NHTM là một loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn, song có nhiềurủi ro nên mỗi một NHTM thường trang bị cho mình rất nhiều biện pháp để hạn chếnhững rủi ro có thể xảy ra Đa dạng hóa lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh, đối tượngKH là một trong những biện pháp như thế Khi CVTD xuất hiện, các NHTM đã cóthêm một hình thức tín dụng mới bên cạnh các loại hình tín dụng truyền thống Đốitượng KH của CVTD là hàng triệu các cá nhân, họ việc trong nhiều lĩnh vực khácnhau và có mức thu nhập không giống nhau Các khoản vay này nếu có được ápdụng những biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định KH, tăng cường tài sản đảmbảo,v.v sẽ là một biện pháp hạn chế rủi ro rất tốt cho các NHTM

1.3.2, Đối với người tiêu dùng

Trang 18

Hiện nay không chỉ có NHTM là nơi duy nhất cung cấp tín dụng tiêu dùngmà các công ty bảo hiểm, công ty tài chính thậm chí là tiệm cầm đồ hay những nơichuyên cung cấp tín dụng chợ đen cũng có thể giúp cho người tiêu dùng đạt đượcnhững nhu cầu của mình Tuy vậy, khi vay tiêu dùng tại NHTM, lãi suất mà KHphải trả sẽ thấp hơn, các khoản vay có độ an toàn cao hơn, và quan trọng là họ đượchưởng những tiện ích đi kèm như sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ưu đãi mua hàng đối vớiloại thẻ của NHTM có liên kết với đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ và rất nhiềutiện ích khác.

1.3.3, Đối với nhà sản xuất

Đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu của người tiêu dùngtrong tương lai về hiện tại, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đẩy nhanh mứcđộ đổi mới công nghệ cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm tại các doanhnghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH Chính điều này đã làm chotoàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng vàhiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.

Hàm cung hàng hóa là một hàm phụ thuộc vào yếu tố cầu thị trường của hànghóa đó Khi CVTD thực hiện được chức năng của nó là cấp vốn cho người tiêudùng, thì đương nhiên nó đã góp phần làm cho cầu hàng hóa tiêu dùng phát triển.Với nguồn tài trợ an toàn từ phía NHTM, người tiêu dùng sẽ được khích lệ nhiềuhơn trong việc mua sắm, đây thực sự là một cơ hội tốt cho các nhà sản xuất trongviệc tung ra các sản phẩm tiêu dùng để thu lợi nhuận Đặc biệt trong giai đoạn nềnkinh tế suy thoái, thu nhập của người dân giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, ngườidân thường không chú ý tới những sản phẩm tiêu dùng đắt tiền, nhưng nếu NHTMđưa ra những khoản vay với nhiều ưu đãi thì KH sẽ có nhiều lưu tâm hơn tới các sảnphẩm của doanh nghiệp, tránh được tình trạng tồn đọng hàng hóa và thua lỗ chodoanh nghiệp Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất được hưởng lợi từ hoạt độngCVTD mà các nhà cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng được lợi theo Chính vì vậy, tathường thấy sự liên kết của NHTM đối với những đối tác là các siêu thị lớn, các nhàhàng, trung tâm mua sắm nhằm tốt cho cả ba phía: KH, NHTM và nhà cung cấp.

1.3.4, Đối với nền kinh tế

Trang 19

trình sản xuất không thể tiếp tục Vai trò của NHTM lúc này trở nên quan trọng hơnbao giờ hết NHTM cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán chohọ trước khi họ tích luỹ đủ số tiền cần thiết KH có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệpmua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá, sau đó mới có khả năng thanhtoán nợ cho NHTM Khi đã tiêu thụ được hàng hoá, doanh nghiệp sẽ mở rộng sảnxuất và sẽ tìm tới NHTM để tiếp tục vay vốn Như vậy, NHTM thực hiện hoạt độngCVTD sẽ có lợi cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và NHTM hay chính là có lợicho cả nền kinh tế

Tóm lại, CVTD được dùng để tài trợ cho chi tiêu về hàng hoá và dịch vụtrong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Song, nếu các khoản CVTD không được dùng như vậy thì chẳngnhững không kích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả năng tiết kiệm trongnước, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của con người.

1.4, Phân loại cho vay tiêu dùng

1.4.1, Căn cứ vào mục đích vay tiêu dùng

1.4.1.1, Cho vay tiêu dùng bất động sản

Là khoản tín dụng tài trợ cho các nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo nhà ở choKH Các món vay này thường có quy mô lớn và thời hạn dài Đối với các khoảnCVTD thông thường, cơ sở để NHTM quyết định có cho KH vay tiền hay không làthu nhập tương lai của họ Nhưng đối với các khoản vay nhằm mục đích tiêu dùngbất động sản, tài sản đảm bảo lại là yếu tố được đặt lên hàng đầu Đối với nhữngvật đảm bảo có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, chất lượng kém, giá trị lại dễ bịbiến động thì KH rất khó được NHTM chấp nhận cho vay Nhu cầu vay tiêu dùngbất động sản có quan hệ chặt chẽ với tình hình bất động sản tại một địa bàn nhấtđịnh Nơi có một loạt các khu trung cư và khu nhà mới được xây dựng nên, lại cóthêm điều khoản ưu đãi trong giá cả và chính sách, thủ tục, mua nhà thì nhu cầutiêu dùng bất động sản sẽ tăng một cách rất nhanh.

1.4.1.2, Cho vay tiêu dùng thông thường

Trang 20

đó có thể xét tới giá trị của tài sản đảm bảo Các khoản CVTD thông thường xuấtphát từ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nên có tính ổn định hơn so vớiCVTD bất động sản

1.4.2, Căn cứ theo phương thức hoàn trả

1.4.2.1, Cho vay tiêu dùng trả góp (Installment Consumer Loan)

Đây là hình thức cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất tại cácNHTM hiện nay Hình thức của các khoản vay này là KH vay tiền sau đó sẽ trả choNHTM thành nhiều lần theo những kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay CVTDtrả góp thường áp dụng đối với những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập củaKH không đủ để trả hết trong một lần Hình thức này có ưu điểm là giảm thiểu rủiro cho NHTM vì đã sớm thu được một phần gốc vay, đồng thời có thể sử dụng sốtiền này vào các món cho vay mới KH cũng sẽ giảm bớt được gánh nặng chi trảdồn vào một lần khi khoản vay đáo hạn.

Số tiền thanh toán định kì Tk mà KH phải trả cho NHTM được tính theo cácphương pháp sau:

Cách1: Tính theo phương pháp lãi gộp (Add-on Method)

Theo phương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhânvới lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạnphải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán định kỳ.

Tk =

C +In

Trong đó: C là tiền gốc vay NHTM

I là tổng số tiền lãi phải trả trong thời hạn vay Ngân hàng, I= C×i×n n là số kì hạn

Lãi được tính trên cơ sở vốn gốc ban đầu cho toàn bộ thời hạn vay Trong khiđó, vào mỗi kỳ, người đi vay phải thanh toán vốn gốc cho nên vốn gốc ban đầu sẽgiảm dần Với cách tính như vậy, lãi suất được dùng để tính lãi không phải là lãisuất thực sự được áp dụng Để bảo vệ quyền lợi của người vay, khi tính toán theophương pháp này, pháp luật các nước thường yêu cầu NHTM phải quy đổi từ lãisuất tính toán sang lãi suất hiệu dụng và niêm yết để người vay dễ dàng cân nhắc chiphí vay mượn mà mình sẽ phải trả cho NHTM, từ đó có quyết định lựa chọn hợp lý.

Trang 21

Số tiền phải trả mỗi kì bao gồm tiền gốc chia đều đặn ra các kì và tiền lãitính trên số dư còn lại của gốc vay.

Tk = T0 + IkTrong đó: To =

C

n là số tiền gốc phải trả trong kì

Ik : Tiền lãi phải trả trong kì, được tính = Dư gốc trong kì× Lãi suấtPhương pháp này khắc phục được những hạn chế mà KH phải chịu so vớitính theo phương pháp lãi gộp Tuy vậy, khi NHTM đưa ra lãi suất niêm yết, lãisuất tính lãi đơn thường cao hơn so với lãi gộp, mức độ thu hút KH sẽ thấp hơn Vídụ ở Việt Nam, có NHTM công bố lãi suất chỉ từ 0,8 - 0,82%/ tháng, trong khi cóNHTM lại niêm yết lãi suất tới 1,08-1,25%/ tháng Khi không có giải thích rõ ràngsẽ dễ dàng gây hiểu lầm cho những người đến NHTM để vay tiền.

Cách 3: Tính theo phương pháp hiện giá (Present Value Method)

Các khoản trả của KH được tính thành những khoản niên kim cố định, cótính tới yếu tố thời gian của tiền.

Tk = C i

(1+i)n(1+i)n−1

Phương pháp này tính toán có phần phức tạp song đảm bảo được tính chínhxác và công bằng vì có tính tới quy luật giá trị của tiền tệ Các NHTM cũng rất ít ápdụng phương pháp tính lãi này vì tính toán không hề đơn giản do số lượng cáckhoản vay rất lớn, điều quan trọng là không phải KH nào vay tiền tại NHTM cũnghiểu hết được cơ sở của cách tính này.

Trang 22

Nhìn chung, các khoản CVTD trả góp mang lãi suất cố định, tuy nhiên loạilãi suất thả nổi cũng đang có xu hướng được sử dụng tới nhiều hơn, chiếm khoảng1/4 trong số các khoản vay tiêu dùng Hiện nay nhiều NHTM khi tiến hành cho vaytrả góp đã thực hiện thông qua một công ty tài chính thuộc sở hữu của NHTM.Điều này đã tạo ra lợi thế rất lớn vì không hề có sự giới hạn địa lí nào với việc thiếtlập trụ sở cho công ty tài chính, trong khi đó việc NHTM mở thêm chi nhánh lại bịhạn chế bởi những điều luật liên quan lĩnh vực hoạt động Hơn nữa các công ty tàichính có thể chấp nhận các khoản tín dụng cho vay có độ rủi ro cao hơn cũng nhưmức lợi nhuận dự tính cao hơn so với các NHTM.

1.4.2.2, Cho vay tiêu dùng phi trả góp (Non-installment Consumer Loan)

Tiền vay được thanh toán một lần khi đáo hạn Hình thức này thường ápdụng cho các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn không dài, vì đây là những khoảnvay ít rủi ro hơn cho NHTM và KH cũng có đủ khả năng để thanh toán hết cả gốclẫn lãi trong một lần Ở phương thức này, các NHTM cũng đỡ tốn thời gian hơn sovới thu tiền thành nhiều kì Thực tế, việc cho vay phi trả góp chỉ chiếm một tỷtrọng rất nhỏ trong cơ cấu CVTD của các NHTM.

1.4.2.3, Cho vay tiêu dùng theo hình thức thẻ tín dụng (Revolving Consumer Credit)

Trang 23

1.4.3, Theo nguồn gốc khoản nợ

1.4.3.1, Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan)

NHTM không trực tiếp kí kết hợp đồng với người tiêu dùng mà kí với nhàcung cấp Thực chất của hoạt động này là NHTM mua lại các khoản nợ từ phía cácdoanh nghiệp bán lẻ trên cơ sở việc mua bán chịu giữa người tiêu dùng và doanhnghiệp

Hợp đồng ký kết giữa NHTM và nhà cung cấp quy định rõ điều kiện bánchịu như: đối tượng KH được bán chịu, loại hàng được bán chịu, số tiền được bánchịu,v.v Thông qua những điều kiện đó mà nhà cung cấp sẽ thoả thuận với KHcủa mình về việc bán chịu hàng hoá Phương pháp này thường áp dụng cho cáckhoản vay có giá trị không lớn, người vay phân tán, ở cách xa NHTM.

Phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp

(1)

(3)

(4) (2)

(1) NHTM và nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán nợ Các doanh nghiệp đượclựa chọn thường là các doanh nghiệp có uy tín và quan hệ tài chính với NHTM đểtránh rủi ro cho NHTM.

(2) Nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán chịu và giao hàng cho người tiêudùng.

(3) Nhà cung cấp bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho NHTM để đượcthanh toán Sau khi kiểm tra tính chính xác của hợp đồng cũng như thông tin vàkhả năng tài chính người mua, NHTM sẽ thanh toán cho doanh nghiệp cung cấp (4) Người tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho NHTM

Phương pháp này giúp doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn màlại không lo tới rủi ro không thanh toán từ phía KH NHTM được lợi do tiếp cậnđược một số lượng lớn các KH có nhu cầu tiêu dùng cụ thể, giảm được chi phítrong khâu tiếp cận KH (do các doanh nghiệp sẽ là người thực hiện)

NHTM Doanh nghiệp

bán lẻ

Trang 24

Tuy vậy, do không trực tiếp tiếp xúc với KH là người tiêu dùng nên NHTMkhông thể biết một cách chính xác thông tin cũng như tình trạng tài chính củanhững KH này Hơn nữa, thay vì phải thẩm định chỉ mình đối tượng vay tiền,NHTM cũng sẽ thêm công đoạn để xử lí các khâu liên quan tới doanh nghiệp.Trong nhiều trường hợp, do không thể kiểm soát được, NHTM có thể bị các nhàcung cấp lừa đảo, giả mạo giấy tờ, hoặc đưa hàng chất lượng kém nhưng bán đắt đểthu tiền thanh toán từ phía NHTM

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, NHTM thường sử dụng tới các camkết đi kèm để áp dụng cho các nhà cung cấp Có bốn cam kết chính thường được sửdụng tới là:

Thứ nhất, tài trợ truy đòi toàn bộ

Doanh nghiệp bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho NHTM toàn bộ các khoảnnợ trong trường hợp người tiêu dùng không thanh toán số tiền nợ tại NHTM Trongtrường hợp này, doanh nghiệp cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn các hợp đồngmua bán của mỗi một KH để quyết định kí hợp đồng với NHTM Trong trường hợpnày, chi phí tài trợ mà doanh nghiệp phải chịu sẽ rất thấp.

Thứ hai, tài trợ truy đòi hạn chế

Khi KH không thanh toán cho NHTM, nhà cung cấp sẽ phải trả một phầnnào đấy tiền hàng cho NHTM Số tiền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khảnăng thanh toán của KH, uy tín của doanh nghiệp bán lẻ, khả năng có thể xảy ra rủiro,v.v…và sẽ được thỏa thuận ngay khi NHTM và doanh nghiệp kí kết hợp đồng

Thứ ba, tài trợ miễn truy đòi

Doanh nghiệp sẽ không chịu trách nhiệm gì cho dù người tiêu dùng khôngthanh toán cho NHTM Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phítài trợ rất cao do khả năng NHTM gặp phải rủi ro là lớn nhất trong số các phươngthức tài trợ và NHTM cũng chỉ lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín làm đối tác tàitrợ của mình.

Thứ tư, tài trợ có mua lại

Trang 25

1.4.3.2, Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan)

Đây là hình thức cho vay trong đó NHTM trực tiếp tiếp xúc với KH củamình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính Ngân hàng Đây được coilà một hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, cấp cho những KHcó độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn

Đây được đánh giá là một hình thức tài trợ rất linh hoạt do có sự đàm phántrực tiếp giữa NHTM và KH Mọi quyết định về cho vay như số tiền cho vay, thờigian cho vay, tài sản đảm bảo đều do NHTM đảm nhận Hơn nữa, khi KH quan hệtrực tiếp với NHTM, có nhiều khả năng họ sẽ sử dụng các dịch vụ khác của NHTMnhư mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền,v.v và như vậy quyền lợicủa cả hai phía NHTM và KH đều được thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếpcủa cả hai bên.

Phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp

(3)

(5) (1) (4) (2)

(1) NHTM và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng với nhau.

(2) Người tiêu dùng trả trước nhà cung cấp một phần số tiền mua hàng hoá (3) NHTM thanh toán số tiền còn thiếu cho nhà cung cấp.

(4) Nhà cung cấp giao hàng hoá cho người tiêu dùng (5) Người tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho NHTM.

*Sự khác nhau giữa cho vay tiêu dùng trực tiếp và cho vay tiêu dùng gián tiếpThứ nhất, nếu NHTM có quan hệ tốt với các doanh nghiệp bán lẻ thì CVTD

gián tiếp sẽ mang lại độ an toàn cao hơn cho NHTM Rủi ro trong hoạt động chovay này sẽ được san sẻ giữa NHTM với các doanh nghiệp bán lẻ Đây cũng là mộttrong những biện pháp được các NHTM áp dụng để giảm thiểu mức độ rủi ro cóthể xảy ra Còn trong CVTD trực tiếp mọi rủi ro sẽ do NHTM tự gánh chịu

Ngân hàng Doanh nghiệp

bán lẻ

Trang 26

Thứ hai, trong hoạt động CVTD trực tiếp, các quyết định của NHTM trong

việc có cho vay hay không đạt độ chuẩn mực cao hơn nhiều lần so với các quyếtđịnh của nhà cung cấp Bởi lẽ nhân viên tín dụng là những người được đào tạovững về chuyên môn nghiệp vụ, trong khi đối với nhà cung cấp thì những nhânviên của họ lại mạnh về khía cạnh bán hàng hơn là thẩm định tín dụng

Mặt khác, các nhân viên bán lẻ tại các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việclàm sao bán cho được nhiều hàng hóa nên đôi khi quyết định của họ là rất vội vàngchưa có sự thẩm định KH một cách kĩ càng, dẫn đến nhiều khoản tín dụng khôngđược cấp một cách chính đáng Việc NHTM tiếp xúc trực tiếp với KH cũng tạođiều kiện cho ngân hàng có thể xử lí linh hoạt các tình huống phức tạp có thể xảy ranhư: KH bổ sung thêm một số yêu cầu về hạn mức cho vay hay thời hạn vay, KHyêu cầu về phương thức hoàn trả, một vài điều kiện của KH không đúng theo mẫuquy định,v.v…Trong khi đó, với phương thức cho vay gián tiếp thì nhà cung cấpkhông thể đáp ứng được hết những yêu cầu này, tức là với họ mọi quy định tronghợp đồng phải nhất nhất tuân thủ theo.

1.5, Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng

1.5.1, Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng thương mại

1.5.1.1, Chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại

Chính sách tín dụng được hiểu là một tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danhmục tín dụng của NHTM, trong đó có hoạt động cho vay, nó hướng dẫn đội ngũnhân viên tín dụng các bước, các thủ tục cần phải tuân thủ theo, cũng như chỉ rõtrách nhiệm của họ, giúp NHTM hướng tới được một danh mục cho vay hiệu quả,tăng khả năng sinh lời, hạn chế rủi ro và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của cơquan quản lí Một trong những biện pháp quan trọng nhất mà một NHTM có thểvận dụng để đảm bảo cho các khoản vay thỏa mãn được những tiêu chuẩn do cơquan quản lí NHTM đặt ra đó là thiết lập một chính sách cho vay bằng văn bản.Thông thường văn bản chính sách tín dụng có các khoản mục sau: tiêu chuẩn danhmục cho vay của NHTM, hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay mà NHTM thựchiện, quy định về tài sản đảm bảo, quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ tíndụng và ban thẩm định tín dụng, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyếtphần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ,v.v…

Trang 27

nhu cầu của mình tại NHTM đó Ngược lại, khi CVTD là một hướng kinh doanhđang được chú trọng, hoặc là mục tiêu để NHTM hướng tới, trong chính sách tíndụng của họ có những điểm rất đầy đủ, rõ ràng về CVTD thì đây chính là nơi nhữngKH có nhu cầu tiêu dùng cần tìm tới Như vậy, doanh số cũng như chất lượng cáckhoản vay tiêu dùng phần nào chịu chi phối bởi những quy định mà chính sách tíndụng của NHTM đưa ra NHTM nào đưa ra các sản phẩm tiêu dùng càng đa dạng,phong phú, có mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng KH, từng kì hạn cho vay, cóquy trình tín dụng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn, có chính sách sản phẩmhấp dẫn thì càng thu hút được KH đến với NHTM, tạo điều kiện cho NHTM mởrộng hoạt động CVTD.

1.5.1.2, Uy tín, quy mô, năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại

Khi có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, các KH luôn mong muốn tìm đến mộtNHTM có thể cấp tín dụng tiêu dùng đáp ứng đủ cho nhu cầu của mình, lãi suấtthấp, thủ tục đơn giản,v.v… Nhưng trong điều kiện chưa biết được chính xác chấtlượng và cách thức làm việc của NHTM thì KH thường để ý tới quy mô và nănglực tài chính của NHTM Một NHTM có năng lực tài chính mạnh sẽ là một sự đảmbảo tốt cho các khoản tín dụng ngân hàng Năng lực tài chính của NHTM được xácđịnh dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuậnnăm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, số lượng tài sảncó tính thanh khoản cao,v.v…Nếu NHTM có vốn chủ sở hữu lớn, tỷ lệ phần trămlợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp và có số lượng tài sản thanh khoản lớn, khả nănghuy động vốn lớn trong thời gian ngắn thì có thể coi là có sức mạnh về tài chính.Khi NHTM có sức mạnh tài chính thì NHTM có thể đầu tư vào các danh mục màNHTM quan tâm thì hoạt động CVTD có cơ hội phát triển, nhưng ngược lại, nếuNHTM không có được số vốn cần thiết để tài trợ cho cho các hoạt động được ưutiên hơn thì hoạt động CVTD sẽ ít có cơ hội để mở rộng

Trang 28

1.5.1.3, Chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng

KH luôn mong muốn có được sản phẩm chất lượng tốt, xứng đáng vớinhững chi phí phải bỏ ra KH có nhu cầu và đủ điều kiện để vay tiêu dùng, nhưngđôi khi họ ngần ngại vì chất lượng các khoản vay tín dụng của NHTM không cao.Các khoản CVTD có mức độ chất lượng cao tới đâu là điều không thể đo lườngchính xác được Người ta chỉ có thể cảm nhận được chất lượng dịch vụ thông quatính chính xác, cẩn trọng trong việc xử lí các giao dịch trong vay tiêu dùng, tốc độxử lí các giao dịch liên quan, tốc độ giải ngân, tính khoa học trong việc thu gốc vàlãi của KH,v.v…

NHTM nào cung cấp được một hệ thống các sản phẩm CVTD đa dạng, chấtlượng cao sẽ thu hút được một lượng lớn KH tìm đến để thực hiện giao dịch.Ngược lại, NHTM nào có một cơ cấu sản phẩm tín dụng tiêu dùng nghèo nàn thìchỉ có thể tiếp cận với những KH thực sự quen thuộc hoặc nhóm KH có những nhucầu đã được xác định cụ thể.

1.5.1.4, Đạo đức và năng lực của đội ngũ nhân viên Ngân hàng thương mại

Có người nhận xét: “Nếu như đạo đức người vay được xếp vào vị trí hàngđầu trong các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ ngân hàng được xếp vào vị tríhàng đầu tư trong các nhân tố chủ quan” Cán bộ ngân hàng là những người trựctiếp tiếp xúc, giải quyết giấy tờ, xem xét, quyết định để cho KH vay tiền Nếu nhưkhông có đạo đức nghề nghiệp, họ có thể đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể,gây tổn hại tới NHTM Bên cạnh đó, người cán bộ ngân hàng cần có trình độnghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp, Marketing tốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thànhthạo,v.v…thì mới thẩm định chính xác KH, xử lí công việc nhanh chóng và đưa racác quyết định đúng đắn được

Thái độ, cách giao tiếp và phong cách làm việc của nhân viên ngân hàng sẽcho KH sự nhìn nhận về chính NHTM đó, và quyết định xem họ có quay trở lại đểtìm cơ hội hợp tác với NHTM nữa hay không Cán bộ ngân hàng có mối quan hệrộng trong xã hội cũng sẽ thu hút được nhiều KH hơn Có thể nói hình ảnh của độingũ nhân viên chính là hình ảnh của NHTM

1.5.1.5, Hiệu quả chiến lược Marketing của Ngân hàng thương mại

Trang 29

cũng không nằm ngoài quy luật đó Cần hiểu, Marketing không chỉ là quảng cáomà còn là tổng hợp tất cả các hoạt động như: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,nghiên cứu, phân tích, định vị thị trường,v.v…nhằm hướng tới sự chú ý của KH tớinhững sản phẩm mà NHTM cung cấp.

Trước đây, công tác Marketing ở các NHTM rất ít được coi trọng vì họ suynghĩ rằng KH sẽ tìm đến NHTM khi có nhu cầu về vốn vay Nhưng trong điều kiệncạnh tranh gắt gao như hiện nay, mọi thứ đã đổi khác NHTM phải là người tíchcực quảng bá hình ảnh của mình tới đông đảo công chúng, thu hút sự chú ý củacông chúng, để chứng tỏ rằng, đó chính là địa chỉ tin cậy cho KH khi muốn đi tìmcho mình một giải pháp tín dụng đúng đắn trong chi tiêu Những nhà Marketingtrong kinh doanh sản xuất là những người khơi gợi nên một nhu cầu nào đó choKH, còn những nhà Marketing ngân hàng là những người tạo động lực thôi thúcKH thực hiện nhu cầu hiện đang có của mình.

Tại một NHTM nhất định, khi công tác Marketing đối với hoạt động CVTDđược thực hiện tốt kể từ khâu nghiên cứu lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lượcsản phẩm, định giá, phân phối tới các khâu xúc tiến hỗn hợp thì chắc chắn dịch vụcung ứng sản phẩm tín dụng của NHTM đó sẽ thu hút được sự chú ý của rất nhiềuKH, từ đó, việc đạt được thành công là điều dễ dàng có thể thực hiện được.

1.5.1.6, Trình độ công nghệ và năng lực quản lí Ngân hàng thương mại

Công nghệ hiện đại giúp đẩy nhanh tốc độ xử lí thông tin, giảm khối lượngcông việc cũng như thời gian cho nhân viên, đồng thời sẽ giảm chi phí cho NHTM.Nếu một NHTM được trang bị những thiết bị công nghệ hiện đại thì họ có thể tạora nhiều tiện ích hơn cho KH, việc quản lí KH cũng sẽ được tiến hành một cách dễdàng, thuận tiện hơn, đồng thời giảm được giá thành dịch vụ Khi các công đoạn xửlí được tiến hành bởi công nghệ tiên tiến, việc giải quyết công việc sẽ trở nên đơngiản, nhanh chóng hơn, tránh được những thủ tục rườm rà, phức tạp.

1.5.2, Nhân tố thuộc về khách hàng

1.5.2.1, Trình độ dân trí

Trước đây người ta đến với NHTM và coi đây như một kênh huy động vốn

Trang 30

chất xám, muốn tiếp cận gần hơn với một cuộc sống hiện đại thì nhu cầu tiêu dùngtăng cao, tức khắc dẫn tới việc tăng nhu cầu vay vốn tại các NHTM

Hoạt động CVTD phụ thuộc vào trình độ dân trí còn được thể hiện ở khíacạnh, khi trình độ và tư duy của con người nâng cao, họ sẽ tìm ra nhiều phươngthức thông minh và hiện đại hơn để tiếp cận với KH (không chỉ qua báo đài nhưtrước đây mà có thể qua truyền hình, mạng Internet, qua điện thoại) Trong cuộcchạy đua để tìm kiếm KH, NHTM nào áp dụng phương thức tiếp cận KH thôngminh nhất sẽ có một lợi thế nhất định trong hoạt động tín dụng nói chung và CVTDnói riêng.

1.5.2.2, Nhu cầu của khách hàng

Trong cuộc sống, con người luôn phát sinh những nhu cầu phục vụ cho tiêu

dùng Tuy vậy, không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng ngay lập tức Nhữngnhu cầu này phụ thuộc: thu nhập, trình độ văn hóa, thói quen, đạo đức,v.v…củaKH Trong đó, thu nhập là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới việc KH sẽ ưu tiên đápứng nhu cầu nào trước Khi nhu cầu càng cấp thiết và thu nhập trong tương lai củangười tiêu dùng đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu đó thì họ sẵn sàng tìm đến NHTMđể xin vay tài trợ tiêu dùng Mỗi một đối tượng KH khác nhau sẽ có những nhu cầukhác nhau ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng của họ Thói quen tiêu dùng củangười có thu nhập cao sẽ khác với những người có thu nhập thấp, nhu cầu tiêu dùngcủa người độc thân sẽ khác với nhu cầu của những người đã lập gia đình, sự khácnhau về nhu cầu này sẽ tạo ra sự khác nhau về những khoản vay tiêu dùng mà KHhướng tới về loại hình, kì hạn, giá trị, phương thức thanh toán,v.v….

1.5.2.3, Năng lực vay vốn của khách hàng

Trang 31

nhập bất thường này sẽ làm tăng năng lực trả nợ vay của KH, từ đó các khoảnCVTD sẽ là những khoản vay có tính an toàn.

1.5.3, Nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng thương mại

1.5.3.1, Môi trường kinh tế

Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùngmột cách có hiệu quả Kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là sự ổn định tiền tệ với cácchỉ tiêu giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm định chế tài chính cho vayvốn, đồng thời, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yêntâm về sự ổn định trong thu nhập cũng như sự ổn định của chi phí đi vay, chi phímua sắm, sửa chữa nhà cửa, và các hàng hóa, dịch vụ khác Từ đó làm tăng cáckhoản vay của người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện duy trì và phát triển bềnvững quan hệ hai chiều vay vốn và trả nợ

Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn, khủng hoảng kéo dài haysự phục hồi và phát triển diễn ra một cách chậm chạp một mặt sẽ làm giảm nhu cầutiêu dùng của người dân, mặt khác sẽ tác động tới các tổ chức tài chính trong việccấp tín dụng tiêu dùng cho các đối tượng KH Các khoản cho vay chịu tác động củanhững biến động trên thị trường tài chính bất ổn có thể dẫn tới đổ vỡ tín dụng Songnhững thay đổi tích cực trong kinh tế vĩ mô lại diễn ra quá nhanh cũng sẽ tạo ranhững xáo trộn nhất định Ví dụ như, khi tỷ lệ lạm phát và lãi suất trên thị trườnggiảm quá nhanh có thể sẽ dẫn tới tình trạng vỡ nợ đối với những món vay có lãi suấtdựa trên tỷ lệ lạm phát cao trước đó Tỷ giá hối đoái kém linh hoạt, không phản ánhsự biến động của kinh tế vĩ mô, làm méo mó những tín hiệu giá cả bên ngoài cũngảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của KH và tổ chức tín dụng Mặt khác, kinh tế vĩmô phát triển chập hay bất ổn cũng khiến cho thu nhập trong tương lai của ngườitiêu dùng trở nên bấp bênh, các chi phí biến động, khó kiểm soát, do đó người tiêudùng phải giảm các khoản vay tại NHTM

Trang 32

tiễn từ các nước cho thấy, chiến lược này có thể gây ra việc tăng trưởng kinh tế phụthuộc nhiều vào môi trường bên ngoài Do đó, nhiều nước đã chuyển sang chiếnlược phát triển kinh tế ổn định và bền vững hơn là dựa vào tiêu dùng trong nước.Với quan điểm đó, Chính phủ thường đưa ra những chính sách tích cực tạo môitrường thuận lợi đẩy mạnh hoạt động chi tiêu cho tiêu dùng như chính sách thuế, thunhập cho người dân, chính sách về thương mại, du lịch, y tế, giáo dục,v.v…gópphần mở rộng hoạt động CVTD.

1.5.3.2, Môi trường công nghệ

Sự phát triển của thời đại thông tin số đã thúc đẩy các NHTM ngày càng tíchcực hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới quy trình nghiệp vụvà cách thức phân phối Công nghệ hiện đại này giúp cho các NHTM giảm bớtđược các khoản chi phí, đơn giản các bước tiến hành đối với KH, tạo điều kiệnnâng cao chất lượng cho các khoản CVTD Đặc biệt hơn, những thành tựu trongcông nghệ ngân hàng giúp cho việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới rất tiện lợi chocác KH, có thể kể đến các sản phẩm CVTD ứng dụng nhiều kỹ thuật sẽ là xu hướngphát triển trong thời gian tới như: Thẻ quốc tế VisaCard, MasterCard, JCB,American Express,v.v…các thẻ nội địa như thẻ thanh toán hay thẻ tín dụng.

Trong thời gian tới, công nghệ ngân hàng được dự báo là sẽ tiếp tục vươn tớinhững phát triển vượt bậc, điều đó tạo ra một tiềm năng phát triển mới cho hoạtđộng NHTM nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.

1.5.3.3, Môi trường chính trị pháp luật

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển thịtrường tài chính một cách an toàn, ổn định; thúc đẩy các định chế tài chính nâng caonăng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triểnbền vững cũng như mối quan hệ hợp tác bình đẳng giữa các NHTM và KH vì lợi íchcủa cả hai phía

Trang 33

thống nhất giữa các bộ luật này sẽ tạo ra một hành lang pháp lí vững chắc, tạo đànâng cao chất lượng cho hoạt động CVTD.

Ngoài ra, hoạt động của các NHTM chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN.Các quy định của NHNN về lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ cho vaytrên tổng vốn tự có,v.v…sẽ tác động tới hoạt động cho vay nói chung và CVTD nóiriêng của các NHTM.

1.5.3.4, Môi trường văn hóa xã hội

Các thói quen trong việc sử dụng dịch vụ của NHTM, trình độ dân trí, sởthích, tỷ lệ tiết kiệm và chi tiêu trong tổng thu nhập,v.v…có ảnh hưởng lớn tới việcđưa ra quyết định lựa chọn hình thức CVTD Nếu như đối với Mỹ, người ta đánh giáđây là một xã hội tiêu dùng với tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập chỉ chiếm khoảng10% thì đó chính là một thị trường rất tiềm năng để phát triển hoạt động CVTD.Còn đối với Việt Nam, đặc biệt là các miền Bắc, khi mà tỷ lệ chi cho tiêu dùng chỉchiếm một phần khiêm tốn trong tổng thu nhập của người dân thì CVTD đòi hỏiphải có một quá trình dài để tuyên truyền, quảng cáo, thuyết phục mới có thể cóđược một vị trí phát triển xứng đáng Các quan niệm về NHTM quen thuộc hay xalạ, an toàn hay không an toàn, thói quen thanh toán tiền mặt trong dân cư cũng lànhững yếu tố có tác động rất lớn đến các dịch vụ mà NHTM cung cấp, trong đó cóhoạt động CVTD.

1.6, Chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng

1.6.1,Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của hoạt động cho vay tiêu dùng

a) Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số CVTD là tổng giá trị của các khoản vay tiêu dùng tính trong mộtthời kì nhất định Doanh số càng lớn chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng củaNHTM càng tốt Tuy nhiên, mỗi một khoản vay sẽ có thời hạn khác nhau và mức độtrả nợ của KH khác nhau, doanh số cho vay không phải là yếu tố duy nhất ảnhhưởng tới tiền lãi hay thu nhập của NHTM trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.

b) Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng trên tổng lãi thu được từcác hoạt động cho vay

Tỷ trọng thu lãi từ hoạt động CVTD trên tổng thu lãi =

Thu lãi từ CVTD

Trang 34

Chỉ tiêu cho biết hoạt động CVTD đóng góp bao nhiêu vào tổng lãi thu từcác hoạt động cho vay của NHTM Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản lí NHTM có thểhoạch định những chiến lược phát triển CVTD sao cho xứng đáng với những đónggóp của hoạt động này trong tổng thể các hoạt động cho vay tại NHTM.

c) Mức độ sử dụng vốn huy động được vào hoạt động CVTD

Mức độ sử dụng vốn vào

hoạt động CVTD =

Tỷ lệ tổng dư nợ CVTDTổng vốn huy động

Số tiền tài trợ cho hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng củaNHTM đều phải dựa trên cơ sở số tiền huy động được từ dân cư và các tổ chứckinh tế Muốn hoạt động CVTD phát triển tốt thì NHTM phải chú ý tới chỉ tiêu này.

1.6.2, Chỉ tiêu phản ánh mức độ đổi mới trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Luôn luôn đổi mới để hoàn thiện chính mình và theo kịp với tốc độ pháttriển trong lĩnh vực hoạt động, đó là phương châm không những của chỉ riêngngành NHTM mà của tất cả mọi ngành hoạt động trong xã hội Trong điều kiệncạnh tranh gay gắt như hiện nay, đổi mới là điều tất yếu nếu NHTM muốn tồn tại.Sự đổi mới trong hoạt động CVTD được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, sự đa dạng hóa các sản phẩm CVTD

Thứ hai, mức độ cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm CVTD

Thứ ba, mức độ mở rộng các đối tượng KH mà sản phẩm CVTD hướng tới.Thứ tư, số lượng các phòng giao dịch và chi nhánh mới

Thứ năm, những đổi mới trong điều kiện vay vốn như: hạn mức cho vay, tỷ

trọng số tiền được vay trên giá trị các tài sản đảm bảo,v.v

NHTM nào được đánh giá là có mức độ đổi mới cao thì càng có mức độcạnh tranh tốt trên thị trường.

1.6.3, Các chỉ tiêu khác

Trong nền kinh tế thị trường, nguồn cung cho các sản phẩm dịch vụ luôn cósẵn, người ta quan tâm tới chất lượng của dịch vụ đó nhiều hơn là số lượng mình cóđược Chất lượng dịch vụ CVTD là một khái niệm không dễ gì đo, đếm được Nóphụ thuộc vào nhận xét, đánh giá của KH sau khi tiến hành vay tiền tại NHTM.Những yếu tố cơ bản làm nên chất lượng hoạt động CVTD ở NHTM là:

Trang 35

KH khi tới giao dịch tại NHTM luôn có mong muốn mình được đối xử nhưmột “thượng đế” thực sự Trước đây, nhiều người có quan niệm rằng, KH tớiNHTM sẽ có một vị thế yếu hơn, do họ tới để vay tiền Nhưng kì thực, họ vay tiềnvà trả lãi, là nguồn thu chính cho NHTM Chính vì thế, thái độ đón tiếp của nhânviên phải mang tới cho họ sự thoải mái nhất Hình ảnh về một nhân viên ngân hànghách dịch, lạnh lùng sẽ dễ gây nhận xét về một dịch vụ NHTM kém chất lượng.

Đợ an tồn và chính xác trong việc thực hiện các nghiệp vụ

Nhân viên ngân hàng là những người được tuyển chọn, đào tạo và đã tíchlũy được những kinh nghiệm cơ bản trong quá trình làm việc Chính vì thế, sẽ khóchấp nhận được nếu như họ gặp phải sai sót và gây những tổn hại nhất định choKH.

Những thủ tục khách hàng phải tiến hành khi tới làm việc tại NHTM

Đơn giản hóa các thủ tục, tiết kiệm thời gian cho KH là một yếu tố KH đánhgiá rất cao về chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, sau khi tới đề nghị vay vốn tạiNHTM, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khả năng tài chính cũng như cáctài sản đảm bảo của KH Họ sẽ phải tìm gặp tới những mối quan hệ làm ăn, nơi làmviệc của KH,v.v thu thập đầy đủ thông tin về thu nhập thực tế KH, đôi khi sẽ gâyra nhiều phiền toái cho KH nếu như động chạm tới nhiều người Chính vì thế, giảmđược các bước thẩm định mà vẫn có đầy đủ và chính xác thông tin của KH là mộtđiều được đánh giá rất cao.

Tốc độ xử lí các giao dịch

Từ lúc đề nghị vay vốn tới khi được giải ngân, KH vừa phải tiến hành làmviệc tại NHTM cũng như chờ đợi các nhân viên tín dụng thẩm tra điều kiện tàichính, qua nhiều công đoạn và tốn thời gian Nếu như tốc độ xử lí được tiến hànhnhanh, khoa học thì hoạt động cho vay của NHTM cũng sẽ được đánh giá rất cao.

Hiện nay người ta đưa ra một số tiêu chí chấm điểm chất lượng cho hoạtđộng CVTD

Tiêu chí chấm điểm chất lượng CVTDT

TChỉ tiêuĐiểm số

I Hướng dẫn thủ tục cho khách hàng vay

1 Cán bộ hướng dẫn tận nơi cho KH có nhu cầu vay 10

2 Gửi email cho KH (về thủ tục điều kiện vay) 8

Trang 36

IIĐiền các thông tin và mục đích vay vốn KH vào đơn vay

1 Cán bộ tín dụng đặt câu hỏi cho KH rồi tự điền vào tờ đơn 10

2 Để KH tự điền vào đơn 4

III Thời gian thẩm định và ra quyết định tín dụng

1 Từ 4 – 5 ngày 10

2 Từ 6 – 8 ngày 6

Tuy không thực sự phản ánh hết mọi mặt về chất lượng hoạt động này,nhưng dựa trên tổng điểm mà một NHTM đạt được, người ta có thể đánh giá đượcmức độ tốt (tổng điểm từ 28-30), khá (từ 22-27 điểm), trung bình (16-21 điểm).

Chương 2

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KĨ THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG2.1, Giới thiệu Ngân hàng thương mại Kĩ Thương chi nhánh Thăng Long

2.1.1, Quá trình hình thành và phát triển

Nhằm mục đích mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động để phục vụ KH,đưa hoạt động NHTM đến với địa bàn dân cư, vùng kinh tế, tạo điều kiện tốt nhấtđể phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triểnquy mô hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh cho NHTMCPKĩ thương, chi nhánh Thăng Long được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyếtđịnh số 00149/NH-GP của NHNN Việt Nam ngày 20/4/1996 Trụ sở của chi nhánhđặt tại 25 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Đây là một trong số những chi nhánh đượcthành lập sớm nhất của NHTM Kĩ Thương Khi mới thành lập, Techcombank chỉcó một phòng giao dịch duy nhất ở Nguyễn Chí Thanh, tới nay, số phòng giao dịchđã lên tới con số 18 Các phòng giao dịch là: Kim Liên, Khâm Thiên, Linh Đàm,Chợ Mơ, Bách Khoa, Lạc Trung, Phương Mai, Ngã Tư Sở,v.v…

Được đặt tại vị trí khu vực trung tâm, đông dân cư, phù hợp với mục tiêuphát triển của một NHTM đô thị, lại thường xuyên nhận được sự quan tâm, đôn đốctừ phía ban lãnh đạo NHTM Kĩ Thương trong quá trình hoạt động, Thăng Long làmột chi nhánh có những tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ Trong suốt 14 năm hìnhthành và phát triển, cùng với nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo cũng như nhân viêncủa chi nhánh, Thăng Long là một trong những chi nhánh đạt được hiệu quả kinhdoanh tốt nhất trong hệ thống NHTMCP Kĩ Thương.

Trang 37

Trong các năm 2008, 2009, ở NHTM Techcombank nói chung cũng như chinhánh Thăng Long nói riêng đang diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ về hệ thống quảntrị Hệ thống quản lý theo mục tiêu trước đây đang được thay dần bằng hệ thốngquản lý theo quy trình - một hệ thống quản lý giúp chi nhánh loại ra khỏi hệ thốngtất cả các công đoạn không đem lại giá trị gia tăng cho KH cũng như chính chinhánh ngân hàng trong quá trình vận hành.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức chi nhánh Techcombank Thăng Long

.….…

…………………………

Chức năng của các phòng ban

Phòng dịch vụ KH cá nhân: Có chức năng nghiên cứu, xem xét, thẩm tra

Trang 38

đáp ứng những yêu cầu vốn ngắn hạn như cho vay kinh doanh cá thể, cho vay phụcvụ mục đích tiêu dùng: sửa, mua nhà, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay đểtrả lương, thu chi tiền mặt tại chỗ, cho vay du học,v.v….Thực hiện các nghiệp vụhuy động tiền gửi, các nghiệp vụ với thẻ thanh toán, các sản phẩm tín dụng bán lẻ.

Phòng dịch vụ KH doanh nghiệp: Chuyên nghiên cứu, thẩm tra với đối

tượng KH là doanh nghiệp, công ty Các hoạt động chính bao gồm: Cho vay ngắnhạn để bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ xuất nhập khẩu hoặc các nhu cầu cần thiếtkhác, cho vay trung và dài hạn để đổi mới kĩ thuật, thiết bị, tăng cường năng lựcsản xuất, mở rộng hoặc đầu tư mới trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầngcho doanh nghiệp.

Các hình thức bảo lãnh cho KH, thực hiện mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ.Các hồ sơ chuyển tiền, thanh toán ra nước ngoài

Phòng công nghệ thông tin: Thực hiện công tác thiết lập, cài đặt hệ thống

mạng nội bộ và mạng Internet cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Phụ tráchviệc bảo trì, sữa chữa hệ thống máy tính và mạng nội bộ của chi nhánh và các đơnvị trực thuộc.

Phòng Kế toán kho quỹ: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc hạch toán kế

toán của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chính xác, đầy đủ và kịp thời theo chếđộ quy định

Mở và cấp ID cho KH Tiến hành các hoạt động giải ngân, nhận tiền phí,tiền lãi và các khoản tiền khác mà KH phải chi trả

Tiến hành nhập kho tài sản đảm bảo khi thực hiện cho KH vay vốn Thựchiện các hoạt động khác: tư vấn các sản phẩm cho KH, giúp KH làm các thủ tụccần thiết.

Phòng Hành chính-Tổ chức: Xây dựng và triển khai chương trình giao ban

nội bộ chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giámđốc chi nhánh.

Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợpđồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chínhliên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh

Trang 39

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi côngtác, học tập Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch,đào tạo Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên khi phòng Pháp chế Hội sởNHTM Techcombank yêu cầu.

Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ phòng KH bán lẻ và phòng

KH doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của mình.Phối hợp định giá tài sản đảm bảo để lãnh đạo xét duyệt và kiểm soát khoản vay,đồng thời kết hợp hoàn thiện hồ sơ nhận tài sản đảm bảo.

Soạn thảo các văn bản, hợp đồng cho phòng dịch vụ Ngân hàng Tiến hànhkiểm soát, lưu trữ các hồ sơ của phòng ban, hỗ trợ việc quản lí hồ sơ, theo dõi, đônđốc thu hồi nợ và vốn vay.

Bộ phận kiểm soát sau: Hỗ trợ ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát lại

chứng từ, tuân thủ các quy chế, hạch toán và lưu hồ sơ.

Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ

xuất nhập khẩu, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối của chi nhánh vàđơn vị trực thuộc,v.v…

Nghiên cứu, đề xuất cho Giám đốc những cải tiến về quy trình, phương ánphát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, kiều hối và kinhdoanh ngoại tệ.

2.1.3, Tình hình hoạt động chi nhánh Techcombank Thăng Longa) Tình hình huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn đối với sự tăng trưởngbền vững của NHTM, chi nhánh Thăng Long luôn cố gắng đa dạng hóa các hìnhthức huy động các nguồn vốn từ dân cư, các doanh nghiệp cũng như tổ chức đoànthể Bằng việc tận dụng các ưu thế về địa bàn, cùng đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năngđộng, số dư tiền gửi của dân cư và các doanh nghiệp, tổ chức hàng năm đều có tỷ lệtăng một cách ổn định và chắc chắn

Bảng 2.1:Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Techcombank Thăng Long

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu

200720082009

Trang 40

Tổng nguồn 997,91 100 1.022,4 100 1.132,5 100Thành phầnTổ chức 512,91 51,4 469,3 45,9 451,8 39,9Cá nhân 485 48,6 553,1 54,1 680,7 60,1Loại tiềnVNĐ 711,5 71,3 669,6 65,5 699,9 61,8Ngoại tệ 286,41 28,7 352,8 34,5 432,6 38,2

Kì hạn Ngắn hạn 592,7 59,4 565,4 55,3 614,9 54,3

Trung và

dài hạn 405,21 40,6 457 44,7 517,6 45,7

( Nguồn: Báo cáo hoạt động NHTM Kĩ Thương chi nhánh Thăng Long)

Trong năm 2007, tổng số vốn huy động được là 997,91 tỷ đồng Sang tới năm2008, khủng hoảng tài chính diễn ra ở hầu khắp các quốc gia cộng với tình trạnglạm phát tăng cao trong năm 2007 nên ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động huy độngvốn của chi nhánh Số vốn huy động trong năm này đạt 1.022,4 tỷ đồng, tăng 24,49tỷ không đáng kể so với năm 2007 Năm 2009, số vốn huy động đạt 1.132,5 tỷđồng, tăng 110 tỷ so với năm 2008 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động rấtthấp (dưới 10%) Nguyên nhân của tình trạng này là do trong thời buổi khủnghoảng tài chính, người dân e ngại việc mang tiền tới gửi tại các NHTM do tính sinhlời không cao mà khó đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi.

Lượng tiền gửi của các tổ chức có xu hướng giảm theo thời gian (năm 2007nguồn huy động này chiếm 51,4% tổng nguồn vốn đến năm 2009 tỷ trọng này giảmxuống còn 39,9%).Các nguồn huy động từ phía dân cư có xu hướng tăng và ổn địnhhơn, đây cũng là chính sách của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn.

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w