1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiến trúc phố cổ trải qua thăng trầm lịch sử thăng long – hà nội

77 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề kiến trúc phố cổ trải qua thăng trầm lịch sử thăng long – hà nội
Trường học trường đại học kiến trúc hà nội
Chuyên ngành kiến trúc
Thể loại đề tài nghiên cứu
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 734,12 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (1)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài (2)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (2)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (3)
  • 5. Ý nghĩa của đề tài (3)
  • 6. Kết cấu của đề tài (3)
  • Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC PHỐ CỔ THĂNG LONG – HÀ NỘI (50)
    • 1.1 Khái quát về Thăng Long - Hà Nội (4)
      • 1.1.1 Sơ lược về địa giới Thăng Long-Hà Nội (4)
      • 1.1.2 Dân số (5)
      • 1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội (6)
        • 1.1.3.1 Thời kỳ tiền Thăng Long (6)
        • 1.1.3.2 Thăng Long thời Lý (1009 - 12250) (7)
        • 1.1.3.3. Thăng Long thời Trần (1226 - 1400) (8)
        • 1.1.3.4 Thăng Long chống quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) (9)
        • 1.1.3.6. Thăng Long thời Mạc - Lê Trung Hưng - Lê Mạc (1527 - 1788) (9)
        • 1.1.3.7 Thăng Long thời Tây Sơn (1788 - 1802) và nhà Nguyễn (10)
        • 1.1.3.8. Thăng Long những năm đầu Hà Nội chống Pháp đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (11)
      • 1.2.1 Một số khái niệm (12)
      • 1.2.2 Giá trị văn hoá của kiến trúc phố cổ Hà Nội (23)
      • 1.3.1 Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của người Hà Nội nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung (41)
      • 1.3.2 Phát triển du lịch gắn với quảng bá hình ảnh con người Việt Nam (45)
      • 1.3.3 Khẳng định chủ quyền và di sản văn hoá - Cái tôi của dân tộc Việt Nam (46)
  • Chương 2: KIẾN TRÚC PHỐ CỔ TRẢI QUA NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ CỦA THĂNG LONG HÀ NỘI (57)
    • 2.1 Những biến đổi tích cực (50)
    • 2.2 Những biến đổi tiêu cực và nguyên nhân của nó (51)
      • 2.2.1 Những biến đổi tiêu cực (51)
      • 2.2.2 Nguyên nhân (53)
  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY KIẾN TRÚC PHỐ CỔ HÀ NỘI (0)
    • 3.1 Một số giải pháp (57)
      • 3.1.1 Truyền thống sinh hoạt (61)
      • 3.1.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng Phố Cổ Hà Nội (62)
      • 3.1.3 Vấn đề sử dụng và quy mô đất (63)
      • 3.1.4 Gắn Phố Cổ với phát triển Du lịch văn hoá (64)
    • 3.2 Kiến nghị (64)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu như: “ Hà Nội qua những năm tháng” của tác giả Nguyễn Vinh Phúc, “ Thăng Long – Hà Nội” tác giả Nguyễn Thừa Hỷ Đặc biệt tìm hiểu những di sản văn hoá của Thăng Long – Hà Nội có một số tác giả như: Nguyễn Viết Chức với tác phẩm “ Những giá trị văn hoá 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, tác giả Nguyễn Khắc Đạo với tác phẩm “ Thành luỹ phố phường và con người Hà Nội”, tác giả Doãn Đoan Chinh ghi dấu ấn về Thăng Long trong tác phẩm “ Hà Nội di tích lịch sử văn hoá danh thắng”.

Viết về những di sản văn hoá đất Thăng Long các tác giả không quên đề cập đến Phố Cổ Hà Nội – Hà Nội 36 phố phường Việc đi sâu tìm hiểu về kiến trúc Phố Cổ qua những thăng trầm biến cố của lịch sử Thăng Long là vấn đề rất cần được quan tâm nhất là trong không khí chuẩn bị kỷ niệm đại lễ

1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát và trừu tượng hoá khoa học.

- Kế thừa những thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước về Phố

Ý nghĩa của đề tài

- Tái hiện diện mạo, kiến trúc phố cổ qua những thăng trầm lịch sử.

- Khẳng định giá trị văn hoá độc đáo trong kiến trúc phố cổ.

- Khuyến nghị về việc lưu giữ, bảo tồn văn hoá dân tộc nói chung, ThăngLong nói riêng hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương 7 tiết

Chương 1: T ầm quan trọng của việc nghiên cứu kiến trúc phố cổ Thăng Long - Hà Nội

Chương 2: Kiến trúc phố cổ trải qua những thăng trầm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp cơ bản bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc phố cổ Hà Nội

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC PHỐ

CỔ THĂNG LONG – HÀ NỘI

1.1 Khái quát về Thăng Long - Hà Nội

1.1.1 Sơ lược về địa giới Thăng Long-Hà Nội

Theo từ điển dựa vào định nghĩa của các tác giả nghiên cứu trước đó xin định nghĩa “Thành Thăng Long”là kinh thành hoàng thành và các phố phường, hợp thành một đô thị.

Trong lịch sử thành Thăng Long, địa giới của Thăng Long là một yếu tố quan trọng để xác định vị trí địa lý, địa phận, diện tích thành Thăng Long.

Thăng Long - Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, tôn giáo ngay từ những ngày đầu của lịch sử Việt Nam.

Năm 1010 Lý Công Uẩn vị vua đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới đời vua Minh Mệnh Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho đến ngày nay.

Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 22.53’ đến 21.23’ vĩ độ Bắc và 105.44’ đến 106.02’ kinh độ Đông.Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, HòaBình ở phía Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang ở phía Đông, Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Tây.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008 thành phố có diện tích là 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập trung chủ yếu ở bên hữu ngạn.

Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo chiều từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu của các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh như Ba Vì 1281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m,…Khu vực nội ô thành phố cũng có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, Núi Nùng

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây Vào thời điểm 1954 khi quân Đòng Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân trên 1 diện tích bằng 152 km2 Đến 1961, thành phố được mở rộng diện tích lên tới 584 km2 với số dân 91.000 người. Năm 1978 quân đội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên là 2.136 km2 dân số là 2,5 triệu người Tới 1991 địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi chỉ còn 924 km2 nhưng dân số vẫn ở mức trên 2 triệu người. Trong thập niên 1990 cùng với các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn đạt con số 2672122 người, sau đợt mở rộng địa giới hành chính gần đây nhất tháng 8 năm 2008 thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân nằm trong số 17 nước có thủ đô rộng nhất thế giới Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 dân số của Hà Nội là 6.448.837 người.

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.Trên toàn thành phố mật độ dân cư trung bình là 1.779 người/km2 Nhưng tại quận Đống Đa mật độ lên tới 1000 người/km2.

Sự khác biệt giữa nội ô và ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục …

Về kết cấu dân số theo số liệu 1/4/1999 dân cư Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người kinh chiếm tỷ lệ 99,1% các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%.

Theo số liệu của tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009 toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,1%, 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội. 1.1.3.1 Thời kỳ tiền Thăng Long

Lên ngôi năm 208 TCN đến 179 TCN Thục Phán bị Triệu Đà, tướng nhà Hán lừa lấy mất lẫy nỏ và bị diệt vong Từ đó Âu Lạc sa vào ách thống trị của triều đại phong kiến Trung Hoa, nước Âu Lạc thời Hán thuộc bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam Hà Nội thuộc Giao Chỉ, giữa thế kỷ thứ V (454-456) Hà Nội được ghi là trung tâm huyện Tống Bình, ít lâu sau được nâng lên thành quận.

Năm 544 Lý Bí khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương xưng đế đặt tên quốc hiệu là Vạn Xuân Ông dựng nhà ở chùa mở nước khai quốc bên sông Hồng sau đó chuyển vào hồ Tây thành chùa Trấn Quốc Cháu ông là Lý Phật Tử chuyển sang đóng đô ở Cổ Loa, tồn tại đến năm 602 mới bị nhà Tùy đánh bại Nhà Đường (618-907) thay nhà Tùy đặt (đô hộ phủ) đất Việt gọi là An Nam với 12 châu, 50 huyện, (671) trung tâm

An Nam là đô hộ phủ Tống Bình Vào khoảng giữa đời Đường Tống Bình có tên mới là Đại La do Cao Biền (866) đã đắp thành Đại La ở đây.

Nhưng cõi Nam không an với bọn xâm lược, khởi nghĩa Phùng Hưng(766-779) đã giải phóng Tống Bình, khởi nghĩa Dương Thanh (819-820) cũng vậy Năm 938 Nam Hán sang xâm lược bị Ngô Quyền đánh tan sau đó ông xưng vương và định đô ở Cổ Loa.

Lý Công Uẩn (974-1028) lên ngôi năm 1009 sáng lập ra triều đại nhà Lý.

Lý Công Uẩn quê ở làng Cổ Pháp (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) thủa nhỏ theo học và làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân nên lấy họ Lý Làm quan nhà tiền lê đến chức điện tiền chỉ huy sứ, có uy tín và thế lực trong triều Năm 1010, Lý Công Uẩn xuống chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên là Thăng Long.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC PHỐ CỔ THĂNG LONG – HÀ NỘI

Khái quát về Thăng Long - Hà Nội

1.1.1 Sơ lược về địa giới Thăng Long-Hà Nội

Theo từ điển dựa vào định nghĩa của các tác giả nghiên cứu trước đó xin định nghĩa “Thành Thăng Long”là kinh thành hoàng thành và các phố phường, hợp thành một đô thị.

Trong lịch sử thành Thăng Long, địa giới của Thăng Long là một yếu tố quan trọng để xác định vị trí địa lý, địa phận, diện tích thành Thăng Long.

Thăng Long - Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, tôn giáo ngay từ những ngày đầu của lịch sử Việt Nam.

Năm 1010 Lý Công Uẩn vị vua đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới đời vua Minh Mệnh Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho đến ngày nay.

Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 22.53’ đến 21.23’ vĩ độ Bắc và 105.44’ đến 106.02’ kinh độ Đông.Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, HòaBình ở phía Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang ở phía Đông, Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Tây.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008 thành phố có diện tích là 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập trung chủ yếu ở bên hữu ngạn.

Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo chiều từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu của các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh như Ba Vì 1281m, Gia Dê 707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m,…Khu vực nội ô thành phố cũng có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, Núi Nùng

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây Vào thời điểm 1954 khi quân Đòng Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân trên 1 diện tích bằng 152 km2 Đến 1961, thành phố được mở rộng diện tích lên tới 584 km2 với số dân 91.000 người. Năm 1978 quân đội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên là 2.136 km2 dân số là 2,5 triệu người Tới 1991 địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi chỉ còn 924 km2 nhưng dân số vẫn ở mức trên 2 triệu người. Trong thập niên 1990 cùng với các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn đạt con số 2672122 người, sau đợt mở rộng địa giới hành chính gần đây nhất tháng 8 năm 2008 thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân nằm trong số 17 nước có thủ đô rộng nhất thế giới Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 dân số của Hà Nội là 6.448.837 người.

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.Trên toàn thành phố mật độ dân cư trung bình là 1.779 người/km2 Nhưng tại quận Đống Đa mật độ lên tới 1000 người/km2.

Sự khác biệt giữa nội ô và ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục …

Về kết cấu dân số theo số liệu 1/4/1999 dân cư Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người kinh chiếm tỷ lệ 99,1% các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%.

Theo số liệu của tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009 toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,1%, 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội. 1.1.3.1 Thời kỳ tiền Thăng Long

Lên ngôi năm 208 TCN đến 179 TCN Thục Phán bị Triệu Đà, tướng nhà Hán lừa lấy mất lẫy nỏ và bị diệt vong Từ đó Âu Lạc sa vào ách thống trị của triều đại phong kiến Trung Hoa, nước Âu Lạc thời Hán thuộc bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam Hà Nội thuộc Giao Chỉ, giữa thế kỷ thứ V (454-456) Hà Nội được ghi là trung tâm huyện Tống Bình, ít lâu sau được nâng lên thành quận.

Năm 544 Lý Bí khởi nghĩa, dựng thành ở cửa sông Tô đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương xưng đế đặt tên quốc hiệu là Vạn Xuân Ông dựng nhà ở chùa mở nước khai quốc bên sông Hồng sau đó chuyển vào hồ Tây thành chùa Trấn Quốc Cháu ông là Lý Phật Tử chuyển sang đóng đô ở Cổ Loa, tồn tại đến năm 602 mới bị nhà Tùy đánh bại Nhà Đường (618-907) thay nhà Tùy đặt (đô hộ phủ) đất Việt gọi là An Nam với 12 châu, 50 huyện, (671) trung tâm

An Nam là đô hộ phủ Tống Bình Vào khoảng giữa đời Đường Tống Bình có tên mới là Đại La do Cao Biền (866) đã đắp thành Đại La ở đây.

Nhưng cõi Nam không an với bọn xâm lược, khởi nghĩa Phùng Hưng(766-779) đã giải phóng Tống Bình, khởi nghĩa Dương Thanh (819-820) cũng vậy Năm 938 Nam Hán sang xâm lược bị Ngô Quyền đánh tan sau đó ông xưng vương và định đô ở Cổ Loa.

Lý Công Uẩn (974-1028) lên ngôi năm 1009 sáng lập ra triều đại nhà Lý.

Lý Công Uẩn quê ở làng Cổ Pháp (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) thủa nhỏ theo học và làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân nên lấy họ Lý Làm quan nhà tiền lê đến chức điện tiền chỉ huy sứ, có uy tín và thế lực trong triều Năm 1010, Lý Công Uẩn xuống chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên là Thăng Long.

KIẾN TRÚC PHỐ CỔ TRẢI QUA NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ CỦA THĂNG LONG HÀ NỘI

Những biến đổi tích cực

Bộ văn hoá và thong tin Việt Nam đã xếp hạng khu phố cổ danh hiệu di sản lịch sử của quốc gia ngày 5 tháng 4 năm 2004.

Quá trình phát triển thăng trầm lịch sử của dân tộc Việt Nam ngày nay kiến trúc khu phố cổ đã có nhiều biến đổi tích cực hơn xưa.

Kiến trúc về những ngôi nhà ống mang kiểu dáng kiến trúc Pháp đến nay vẫn còn giá trị…với thời gian mọi thứ đang biến đổi đi nhiều nhưng được quan tâm bảo tồn nhiều ngôi nhà cổ vẫn giữ được giá trị lịch sử, không gian văn hoá vẫn đậm đà màu sắc cổ truyền Nếu như một lực sĩ với thân hình lực lực lưỡng là một vẻ đẹp thì một cô gái với thân hình mảnh mai cũng lại là một vẻ đẹp khác Cho nên khu phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn thanh tú,những con đường chật long nhưng ấm áp người đi lại, những đền chùa mái cong bay bổng mền mại, lại còn cả những hang cây xanh mướt và nhạt ngào hương thơm…tất cả đã làm nên một về đẹp đô thị cổ Phố cổ Hà Nội vẫn như một kỷ niệm mà người xưa gửi cho người nay để rồi truyền cho đời sau

Khu phố cổ Hà Nội là một kiến trúc sống đã không ngừng biến đổi theo không gian vật thể trong từng giai đoạn phát triển của cộng đồng dân cư. Những ngôi nhà cổ truyền thuộc thập kỷ 80 của thế kỷ XIX đã bị kiến trúc thời thượng lấn lướt, o ép Nhưng nhìn vào diện mạo các ngôi nhà đang tồn tại chúng ta thấy như một pho “biên niên sử” hiện hình Có những ngôi nhà chẳng có mấy giá trị về thẩm mỹ kiến trúc nhưng nhìn tổng thể thì lại thấy thuận mắt và có thể chấp nhận được Điều đó tạo cho khu phố cổ có một sắc thái đặc biệt có sức hấp dẫn Cái còn mãi với chúng ta chính là đường nét, bố cục quy hoạch chung cùng với không gian văn hoá sẵn có của khu phố cổ, điều mà rất cần trân trọng giữ gìn.

Hồ Gươm với sự tích về Hồ Hoàn Kiếm vẫn còn đó những di tích lịch sử về thời dựng nước và giữ nước Hay văn miếu Quốc Tử Giám ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lịch sử vốn có của nó.

Những công trình kiến trúc về nhà ở mang kiến trúc Pháp và những công trình đền chù miếu mạo mang giá trị lịch sử, văn hoá của truyền thống lịch sử 1000 năm ấy hiện nay cũng đang xuống cấp nghiêm trọng và có nhiều vấn đề đặt ra Do đó sự cấp thiết cần phải có sự quan tâm hơn nữa của Bộ văn hoá thông tin, Du lịch và cảnh quan đô thị để việc giữ gìn bảo tồn giá trị di tích lịch sử có ý nghĩa to lớn.

Những biến đổi tiêu cực và nguyên nhân của nó

2.2.1 Những biến đổi tiêu cực

Khác với các phố cổ khác trên thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay vẫn là nơi diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của người dân đô thị Trục thương mại dịch vụ gồm các tuyến phố Hàng Đào – Hàng Ngang - Hàng Đường và Lương Văn Can - Hàng Cân - Chả Cá – Hàng Lược.

Quá trình hình thành và phát triển khu phố cổ không chỉ đến thời Lý -Trần mới bắt đầu, nó có thể tính từ thời điểm vùng đất này bước vào quá trình đô thị hoá, tuy nhiên đến khi triều Lý định đô mới định hình và rõ ràng hơn Nếu như phần phía Tây của kinh thành Thăng Long truyền thống gắn

5 2 liền với chức năng chính trị - hành chính, qua nhiều biến cố lịch sử như chiến tranh, thiên tai… khiến cho những cung điện kiến trúc bề thế, nguy nga các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn nay chỉ còn bóng dáng ở những di tích phát lộ từ lòng đất, thì khu phố buôn bán vẫn giữ lại kiến trúc xưa, ít bị dịch chuyển về phạm vi, không gian.

Qua nhiều thế kỷ, không gian đô thị Thăng Long truyền thống, phần phía Tây kinh thành với thành quách, cung điện, dinh thự thâm nghiêm gắn liền với hưng vong, thịnh suy của mỗi triều đại Phía Đông và Đông Bắc kinh thành, tiếp giáp với sông Hồng, sông Tô lại nhường chỗ cho những phường nghề, phố hàng, chợ bến, với cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền rất nhộn nhịp… Cùng với đó, Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ, từ một đô thị phường Đông truyền thống sang mô hình đô thị phường Tây trong suốt thời kỳ Pháp thuộc Cùng với đó, phố cổ có những biến đổi nhanh chóng: đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, hệ thống chiếu sáng, xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách châu Âu

Hiện nay, thực tế phát triển xây dựng ở Hà nội với xu hướng gia tăng đang tạo nên những biến đổi nhanh chóng bộ mặt đô thị, trong đó khu phố cổ là khu vực chịu sự chuyển hoá nhanh nhất Có thể nói đây là thời kỳ Hà Nội chứng kiến những biến đổi đa dạng nhất từ trước tới nay Đó là quy luật tất yếu của xu thế phát triển, nó đem lại cả mặt tích cực và tiêu cực.

Sự phát triển nhanh về xây dựng trong khu phố cổ có những mặt trái của nó Đó là sự quá tải về hệ thống kỹ thuật hạ tầng, sự xáo trộn cơ cấu dân cư, lao động, đặc biệt nền kinh tế thị trường và sự đề cao giá trị đồng tiền có nguy cơ làm biến đổi và có thể làm mất đi những giá trị con người, kéo theo đó là sự mất mát về cấu trúc quần cư, biến dạng cấu trúc quy hoạch tổng thể và mất những đặc trưng di sản kiến trúc Đó là những giá trị mà cha ông chúng ta đã tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử và nay đã trở thành biểu tượng văn hóa của mỗi người chúng ta Vì vậy đánh mất các giá trị di sản văn hóa có nghĩa là đánh mất bản sắc văn hoá của chính mình.

Về sự biến đổi diện mạo kiến trúc phố cổ đó là một biến đổi tất yếu của xã hội bởi với khí hậu như ở Việt Nam thì 100 năm là quá đủ cho mối mọt phá hỏng kiến trúc gỗ Sự phát triển kinh tế khiến người ta không thể sống mãi trong ngôi nhà ọp ẹp, họ bèn phá ra xây mới, cơi nới, sửa chữa đủ kiểu “Nếu phố cổ xưa mang vẻ đẹp của một cô gái mỏng mảnh, vóc liễu mình mai thì giờ đây vóc dáng ấy đã… phát tướng,”- Trích lời nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc Ông cho rằng, khái niệm “nhà cổ” như người ta vẫn gọi hiện nay có tuổi thọ khoảng hơn 100 năm thực chất chỉ là “cổ” so với những ngôi nhà tân tiến làm bằng bêtông cốt sắt.

Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, Giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cũng đồng tình “khu phố cổ Hà Nội chỉ là phố cũ trên nền đất cổ” Ông Kính cũng đặc biệt nhấn mạnh đây là “di sản đô thị” phố Việt - một di sản được tích lũy từ bao đời nay

Theo ông Kính, người ta vào phố cổ không ai xem kiến trúc và cũng chưa ai hỏi cái nhà này cổ bao lâu, nhà này đẹp, nhà kia đẹp ra sao… Điều ông trăn trở chính là văn hóa ứng xử với kiến trúc hiện nay Nó bộc lộ rõ ràng trong vài năm qua, đường phố biến đổi đến không nhận ra, nhà cửa kiến trúc lộn xộn Nhà cũ được cơi nới, chồng thêm tầng hoặc cải tạo vô tư Nhà mới thì mạnh nhà nào nhà nấy thiết kế nên mỗi nhà mỗi kiểu, hầu hết xây bằng gạch, đổ trần… Đó đều là những kiến trúc không bền vững. Ông Kính cũng nói, hiện có khoảng 30 dự án của các chuyên gia trong và ngoài nước góp ý về bảo tồn phố cổ, nhưng dự án muốn được phê duyệt lại cần phải phù hợp với quy hoạch Trong khi đó, quy hoạch lại vướng mắc ở nhiều vấn đề như sở hữu, quản lý… nên đến nay vẫn chưa thể giải quyết.

Do đó, giờ đây mỗi khi nói đến chuyện phố cổ, từ người dân cho đến các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, nhà quản lý đều không mấy mặn mà.

Khu Phố cổ Hà nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc, khoảng cuối thế kỷ XIX khu Kinh Thành đã đạt tới

5 4 các giới hạn tự nhiên của nó, sau đó việc mở rộng được tập trung theo hướng vào trong lõi của khu phố, các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để xây dựng. Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi: Khu Phố Cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ Đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được lát trải nhựa và có hệ thống chiếu sáng Nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói Bên cạnh những nhà cổ mái ngói với các gờ đấu, bờ nóc dật tam cấp xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu Tuy nhiên, sự can thiệp của thực dân Pháp đã gây ra bao tàn phá ngay từ khi bắt đầu thời kỳ thuộc địa, bởi người Pháp đã bằng vũ lực tái tạo lại hình ảnh thành cổ Hà Nội Sau đó, việc xây dựng Khu Âu dọc theo Thành cổ - hay còn gọi là Khu Phố cổ - chính là biểu tượng cho những tham vọng hống hách muốn biến Hà Nội thành thủ đô của Ðông Dương và thành sở hữu của người Pháp bằng cách gieo những hình ảnh đô thị Pháp vào trong lòng Hà Nội Suốt một thời gian dài, thành phố đã phải khó khăn chấp nhận sự song song cùng tồn tại của hai địa cực đối lập Trong phong trào vị quốc của người Việt, phần mới xây dựng của thành phố đã trở thành biểu tượng đàn áp người Việt Nam, đàn áp tính độc đáo của dân tộc Việt Nam - một sự đàn áp chủ yếu dựa trên chủng tộc, sự giàu có và quyền lực Nó đã trở thành lời chế nhạo và bóc trần sự thật câu chuyện hoang đường về nhiệm vụ văn minh hoá Cảnh quan Hồ Gươm mất mát, tổn thất rất lớn, những ngôi chùa đẹp nhất đã bị người Pháp phá, như chùa Báo Ân (ở phía Đông) để lấy đất làm đường và Nhà Bưu điện Hà Nội, nay chỉ còn sót lại tháp Hoà Phong trong khuôn viên chùa xưa Ở phía Tây

Hồ Gươm, người Pháp phá chùa Sùng Khánh (Báo Thiên Tự) trong đó có tháp Báo Thiên, một công trình cao đẹp lộng lẫy nhất, xây dựng từ năm 1057 để làm Nhà thờ Lớn, nay còn sót lại Giếng thờ trong khuôn viên chùa xưa

Khu Phố cổ Hà nội từ 1954 - 1985, trong buổi quá độ dân cư ở khuPhố Cổ có sự thay đổi Nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu Phố Cổ Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam tứ đại đồng đường v.v

Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân; chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ phục vụ v.v ) Toàn bộ khu Phố Cổ nơi buôn bán sầm uất đây đã trở thành khu đơn thuần để ở

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY KIẾN TRÚC PHỐ CỔ HÀ NỘI

Một số giải pháp

Việc cải tạo phục hồi và phát triển khu phố cổ để phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại là một đòi hỏi khách quan Song đây là một công việc cần nhiều nỗ lực của nhiều người và nhiều ngành khoa học Bởi vì bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, bản thân nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Hơn nữa trong bối cảnh đô thị hoá và toàn cầu hoá ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn còn nảy sinh giữa một bên là ý chí định hướng và kiểm soát của Nhà nước và bên kia là nhu cầu và diễn biến thực tế của thị trường với sự tham gia của nhiều tác nhân kinh tế Sự phức tạp của vấn đề nằm ở chỗ: đô thị là một cơ thể sống, sự tác động không có cái nhìn tổng thể sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại Trong trường hợp này, người tư vấn thiết kế đô thị tốt nhất chính là những người dân đô thị có “văn hoá lối sống” chuẩn mực tiếp nối từ gần một nghìn năm

Vậy điều kiện cần và đủ để các giải pháp thiết kế đô thị với di sản từ góc nhìn văn hóa, có thể đảm bảo đưa Hà Nội tiến bước đúng theo quỹ đạo phát triển là cùng với người dân giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Hình thái không gian kiến trúc đô thị

- Di sản kiến trúc đô thị

- Chức năng đô thị mới

- Hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường

- Kinh tế và các tác nhân kinh tế đô thị

- Cơ cấu xã hội, dân cư và nhà ở

- Kỹ thuật và công nghệ xây dựng

- Chiến lược và chính sách phát triển

- Luật đất đai và luật xây dựng

Sự tham gia của người đại diện cho từng nhóm dân đô thị (nhóm có thể chia theo địa bàn phố, phường hoặc cùng thuộc tính nào đó ) vào từng công tác thiết kế đô thị cùng với nhà quản lý và các chuyên gia, sẽ đảm bảo tính văn hóa cho giải pháp

Trong bối cảnh này, đã đến lúc thành phố Hà Nội cần hoạch định những chiến lược quan trọng có tính chất quyết định dựa trên lý thuyết và thực tiễn đô thị - văn hoá hiện đang được áp dụng tại các nước châu Á có nền kinh tế đang phát triển Hai kết luận mang tính sống còn đã được xác định Một là: Nguyên lý lý thuyết đã ghi nhận tính thiết yếu và bản chất phụ thuộc lẫn nhau giữa cái toàn cầu với nét riêng biệt ở từng địa phương, đồng thời đã chấp nhận một yêu cầu bức thiết là phải nghiên cứu mọi ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra ở những cấp bình dân nhất và của Chủ Nghĩa Hậu hiện đại.

Hai là: Các đặc tính đặc biệt của đô thị mới ở Châu Á cũng như những điều kiện tạo nên những đặc tính đó trong thời kỳ Hậu Thực dần đang dần được xác định Công việc vẫn còn nhiều Tuy nhiên, nhiều người có cùng chung suy nghĩ rằng các công cụ quy hoạch của Chủ nghĩa Hiện đại, ví dụ như những toà nhà chọc trời, việc mở rộng những tuyến đường huyết mạch, việc phá sập hàng loạt và xây dựng lại toàn bộ, v.v đang tạo nên những tổn hại to lớn cho kết cấu phức hợp của các thành phố cổ, xoá đi nét độc đáo và ký ức về những thành phố đó Giải pháp theo tiêu chuẩn của chủ nghĩa hiện đại là xây dựng các thành thị mới, tăng tỷ lệ mật độ/diện tích đất tại cách thành phố như hiện nay đã không chứng tỏ được hiệu quả Tôi xin được trích lời William Logan "Ðối với những người Việt Nam đã từng chiến đấu dưới ngọn cờ Chủ nghĩa Xã hội, thì cách suy nghĩ hoàn toàn mới mẻ này thực sự đã gây sốc cho họ, dường như nó phủ nhận mọi lý tưởng và mục tiêu chiến đấu của họ trong suốt nửa thế kỷ trước đó." Chúng tôi cho rằng ý tưởng xây dựng một Hà Nội đương đại, một thành phố sinh đôi gần gũi với thành phố đã và đang tồn tại nhằm mục đích giảm bớt tốc độ phá dỡ và xây mới như hiện nay có thể là một giải pháp lý thú Tuy nhiên, đây không phải là chủ đề cho hội thảo này của chúng ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập của nước Việt Nam vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 Lời tuyên bố đầu tiên chính là lời trích dẫn từ Tuyên ngôn Ðộc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1876 "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hoá ban cho họ những quyền không thể khước từ, trong đó có quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc." Cũng trên tinh thần đó, quốc hiệu của Việt Nam chính là Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, hàm chứa nhiều giá trị khác vượt lên trên sự giàu có an khang về vật chất Tôi xin trích dẫn một bài viết gần đây có tiêu đề "Từ sự ưu ái đến niềm hạnh phúc: Hướng tới nền kinh tế phúc lợi toàn diện hơn", trong đó tác giả viết rằng "…ai kiếm tìm lạc thú và hạnh phúc cho riêng mình sẽ không bao giờ tìm thấy nó, mà chỉ những ai luôn giúp đỡ người khác mới có thể tìm thấy hạnh phúc…Sau khi đã đạt đến một mức độ tối thiểu nhất định, thì thu nhập cao sẽ không thật sự khiến con người ta cảm thấy bội phần hạnh phúc…Trên hết, chính sự không công bằng là cái phủ nhận hạnh phúc chính đáng…Hạnh phúc thực sự là sự quan tâm tột đỉnh." Chính tầm cao đạo đức này của khái niệm "Hạnh phúc" mới thể hiện đầy đủ sự cam kết không suy giảm vì công bằng xã hội và việc thực thi công bằng xã hội một cách vật chất trong sự công bằng về môi trường và không gian Người Pháp phá đi nhiều công trình kiến trúc truyền thống, đồng thời đưa những hình ảnh "văn minh đô thị" Âu Mỹ đến với HàNội, nhằm đàn áp tính dân tộc của Việt Nam như tượng Toàn quyền PaulBert, Jean Duquis, thống chế Ferdinand Foch, Nữ thần Tự do (người Hà Nội gọi là tượng "bà đầm xoè") ở vườn hoa Chi Lăng, trên nóc Tháp Rùa và vườn hoa Cửa Nam, Phủ Toàn quyền, trước Nhà hát Lớn, vườn hoa CanhNông Sau ngày Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta đã phá hết những tượng đài mang tàn tích chế độ thực dân này

Kể từ năm 1874, nhân dân Việt Nam đã tham gia vào cuộc đấu tranh suốt hơn một thế kỷ chống lại thực dân đô hộ Với sự ghi nhận nền kinh tế thị trường toàn cầu như một công cụ hữu hiệu hơn để có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế và của cải cho xã hội, chính phủ Việt Nam đã khởi xướng chính sách Ðổi mới từ năm 1986 Ưu tiên hàng đầu của Chủ nghĩa Tư bản toàn cầu chính là tối đa hoá lợi nhuận, thậm chí cho dù cái giá phải trả là nền văn hoá quốc gia và những lợi ích môi trường Do đó, chính phủ hậu Xã hội Chủ nghĩa và hậu Cách mạng ở Việt Nam cần bảo đảm lợi ích lâu dài của quốc gia, đề cao những cam kết không ngừng nghỉ để hướng tới bình đẳng và công bằng xã hội cho mọi công dân Cũng trên tinh thần này, gần đây Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản hướng dẫn bảo đảm "thúc đẩy dân chủ và sáng tạo tại cơ sở, huy động sức dân, cải thiện điều kiện sống, nâng cao kiến thức và củng cố ổn định xã hội."

Báo cáo năm 1990 của UNESCO cũng thể hiện những lợi ích to lớn của việc bảo tồn Phố cổ Hà Nội Từ đó đến nay, chính phủ Việt Nam đã tăng cường ban hành thêm các quy định toàn diện điều hành việc nâng cao chất lượng và tái phát triển UNESCO và Hà Nội hiện đang phát động một chiến dịch vận động đưa Khu Phố cổ vào danh sách các di sản văn hoá thế giới. Tuy nhiên, để định hướng cho công cuộc tái thiết, cần xác định rõ ràng các vấn đề đạo đức và ý chí chính trị của chính phủ và nhân dân Việt Nam, chuyển hoá chúng thành những hoạt động xã hội, văn hoá, và phát triển đô thị mang tính khả thi Việc vận dụng này cần phải được thực hiện với cái giá là những chi phí kinh tế xã hội và một mức độ đổ vỡ nhất định mà cả những cư dân Phố cổ cũng như chính phủ đều có thể chấp nhận được Chúng tôi phân tích bốn vấn đề quan trọng có liên hệ chặt chẽ lẫn nhau và cùng liên quan đến vấn đề tái sinh Khu Phố cổ Bốn vấn đề đó là:

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng,

- Vấn đề sử dụng và quy mô đất,

Trong nền kinh tế thị trường, khi địa điểm bỗng tạo nên rất nhiều sức hấp dẫn về mặt tài chính, đồng thời luật pháp lại quy định cho phép chủ sở hữu đất được đòi lại nhà đất của họ để tái phát triển mà chỉ phải trả một khoản đền bù tối thiểu cho những người dân đang sinh sống trên đất của họ, thì nhất định sẽ dẫn đến xu hướng trưởng giả - ngay cả trong điều kiện quy hoạch và quản lý kiến trúc nghiêm ngặt Thêm nữa, vì xu hướng này nảy sinh chỉ sau một thời gian ngắn, nên những cư dân nghèo khó hiện đang sinh sống trên đất của người khác sẽ bị di rời đi nơi khác, công việc kinh doanh cũng vì thế mà bị phá vỡ Vẻ duyên dáng quyến rũ và sự năng động sẽ biến mất Có thể kể ra đây nhiều ví dụ như: thói trưởng giả thể hiện tại các khu bảo tồn tại Singapore, hay xu hướng xây dựng công viên vui chơi theo chủ đề tại các thành phố và thị trấn ở Mỹ Ðây là những ví dụ vạch trần Chủ nghĩa Lịch sử tái tạo

Mặt khác, một trong các biện pháp giữ nguyên hiện trạng môi trường vật chất vốn có và duy trì các phong cách sống hiện tại cũng như các ngành nghề buôn bán truyền thống của người dân chính là: làm đóng băng thời hiện tại Không gian rồi cũng dần mất đi sức sống và động lực của nó Nó sẽ sớm trở thành một điểm di sản của quá khứ vừa qua, và là một sự hoài niệm quá khứ đầy lãng phí.

Một đặc điểm cố hữu rất quan trọng của Khu Phố cổ là tính không ổn định và sự cách ly khỏi nhịp điệu phát triển xã hội Ðặc điểm các hình thức sử dụng cũng như chân dung người sử dụng những địa điểm này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian, đôi khi sự thay đổi này diễn ra rất nhanh chóng Ðể duy trì truyền thống sinh hoạt tại Khu Phố cổ, có ba điều kiện bảo đảm cho sự thành công Ba điều kiện đó là:

1) Ghi nhận quyền chiếm hữu của cư dân dù không có quyền sở hữu theo pháp luật, nhằm mục đích ngăn chặn việc bị cưỡng ép di rời.

2) Đáp ứng một cách hữu hiệu và nhạy bén trước những thay đổi nhanh chóng của nền văn hoá, các giá trị và phong cách sống trong nước

3) Lắng nghe tiếng nói của người dân và sự cần thiết phải cho họ tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định

3.1.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng Phố Cổ Hà Nội

Các dịch vụ hạ tầng cơ bản như điện, nước, tưới, tiêu, v.v đều phải được cung cấp đến cho mọi người ở mức giá thành hợp lý Tôn trọng những tuyến đường đã có và những cấu trúc đã được xây dựng, quy mô đô thị hiện nay bao gồm những dãy phố nhỏ phía sau nhà, nơi hiện trạng môi trường được giữ nguyên Có thể áp dụng biện pháp nâng cấp những gì đã có kết hợp xây mới những mẫu thiết kế đương đại, nhưng quy mô và sự phức tạp của môi trường truyền thống thì luôn cần được tôn trọng Giao thông cũng cần phải được cải thiện để tạo an toàn hơn cho người đi bộ cũng như giảm bớt ô nhiễm và không rơi vào tình trạng lạm dụng quy định Ðây là hai vấn đề nan giải đòi hỏi phải được chú ý ngay, đó là: + Phải điều chỉnh mức độ dân số quá tải tập trung trong những căn nhà ở Khu Phố cổ, nơi người dân chủ yếu là người nghèo, phải đi bán dạo những thứ đồ lặt vặt ở gần nhà để kiếm chút thu nhập qua ngày Việc cưỡng chế di rời họ đi nơi khác chắc chắn sẽ tạo nên những căng thẳng và thử thách xã hội không thể tránh khỏi.

+ Việc sửa chữa hoặc xây lại nhiều căn nhà cấp bốn có thể nằm ngoài khả năng tài chính của người dân Rất may là ở đây chủ sở hữu đất lại là nhà nước, do đó các giải pháp cũng đỡ phức tạp hơn

Tôi cho rằng nhà nước cần coi trọng việc duy trì truyền thống sinh hoạt ở Khu Phố cổ, và coi đó như một tài sản quốc gia Tuy nhiên, lại không hề tồn tại một công thức chung hướng dẫn thực hiện công việc này Chính phủ cần tìm ra giải pháp hiệu quả vừa bảo đảm tính nhân văn, vừa độc đáo để có thể phù hợp với những điều kiện cụ thể của Khu Phố cổ

Góp phần vào không khí hoạt động của khu Phố Cổ trong gần thập kỷ nay là sự qua lại tấp nập của dòng người du lịch phát triển là nhân tố tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, văn hoá Do vậy một số nhà ở trong khu Phố Cổ được cải tạo thành khách sạn mi ni; thành các quán ăn đặc sản; các cửa hàng ở tầng 1 được trang trí nội thất khang trang hấp dẫn.

3.1.3 Vấn đề sử dụng và quy mô đất

Kiến nghị

Bên cạnh một số giải pháp vừa nêu, để giữ gìn giá trị của kiến trúc phố cổ cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc nói chung, Thăng Long - phố cổ nói riêng Nâng cao trình độ nhận thức văn hoá của người dân, phát huy vai trò của Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc phố cổ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.Trước thực trạng hiện nay nảy sinh nhiều vấn đề khu phố cổ:

+ Sự ô nhiễm môi trường là nguy cơ đe doạ sự sống còn của nhân loại thì cư dân khu phố cổ Hà Nội hiện nay đang chịu mức độ ô nhiễm khá nặng

+ Sự quá tải về mật độ dân cư và sau đó kéo theo nhu cầu nhà ở và việc làm.

+ Giá cả bất động sản ở khu phố cổ Hà Nội rất cao và tăng nhanh đã vượt quá khả năng của chủ sở hữu cũng như các doanh nghiệp đang kinh doanh buôn bán ở đây.

+ Sự xuống cấp nghiêm trọng công trình kiến trúc xưa và xen vào đó là các công trình kiến trúc thời thượng.

Nói chung những mặt tồn tại nêu trên tất yếu sẽ ảnh hưởng tới mặt đời sống của cư dân trong khu phố cổ Hà Nội và hiện trạng kỹ thuật của di sản kiến trúc đô thị Phải thừa nhận là hiện tại chúng ta chưa tạo được nhiều cơ hội cho những người đang sống ở phố cổ Hà Nội bày tỏ quan điểm của mình về cách ứng xử phù hợp với đặc trưng cơ bản của di sản văn hoá vật thể ở đây ầy Chúng ta cũng chưa có các công trình nghiên cứu toàn diện mang tính chất xã hội về các dạng nhu cầu của chủ sở hữu di tích cũng như không đưa ra được những dự án khả thi kết hợp lợi ích của nhà nước với cộng đồng và chủ sở hữu Cho nên việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học đưa ra các đề tài cụ thể xung quanh vấn đề bảo tồn tái tạo và phát huy giá trị vật thể và phi vật thể khu phố cổ Hà Nội là rất quan trọng.

Cần có nhiều hơn nữa những hội thảo chuyên đề phố cổ Hà Nội Qua đó đã có sự trao đổi, chia sẻ Từ đó phân tích rõ thực trạng và bảo tồn di tích phố cổ Hà Nội. Để phố cổ giữ được linh hồn của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.

6 6 Đồng thời tuyên truyền quảng bá văn hoá phố cổ Hà Nội gắn với du lịch Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng quảng bá hình ảnh phố cổ một di tích lịch sử 1000 năm văn hiến.

Du khách đến với phố cổ Hà Nội không chỉ thả hồn mình trong không gian kiến trúc mà còn ngắm nhìn, thưởng thức các sản phẩm mang tên hàng tên phố. Đặc biệt trong ngày đại lễ sắp diễn ra 10/10/2010 thì công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh Thăng Long thủ đô Hà Nội sẽ càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với cả người Việt Nam và du khách nước ngoài.

Ngày đăng: 06/07/2023, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Bính: Văn hoá Thăng Long – Hà Nội hội tụ và toả sáng.NXB: Chính trị Quốc Gia, 2004 Khác
2. Lý Khắc Cung: Nghìn khuôn mặt Thăng Long, NXB Văn hoá - thông tin, 2003 Khác
3. Lý Khắc Cung: Chân dung Thăng Long – Hà Nội, NXB Văn hoá – thông tin, 2004 Khác
4. Hoàng Thị Hạnh: Luận văn thạc sĩ Khảo sát ca dao Thăng Long – Hà Nội và việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh THCS, ĐH Sư Phạm Hà Nội, 2007 Khác
5. Nguyễn Thừa Hỷ: Thăng Long – Hà Nội thế hỷ XVII – XVIII, Xuất bản Hội sử học Việt nam 1993 Khác
6. Vũ Khưu, Nguyễn Vĩnh Phúc: Văn hiến Thăng Long, NXB Văn hoá – thông tin, 2000 Khác
7. Hồ Phương Lan: Ngàn năm văn hoá đất Thăng Long, NXB Lao động, 2004 Khác
8. Bùi Việt Mỹ: Ấn tượng Thăng Long – Hà Nội, NXB Lao động, 2005 Khác
9. Chu Thiên: Hùng khí Thăng Long chuyện cũ Thủ đô, Sở Văn hoá thông tin, 1989 Khác
10. Ngọc Tú: Thăng Long diện mạo và lịch sử, NXB Lao động, 2006 Khác
11. Ngọc Tú: Thăng Long diện mạo ngàn năm, NXB Lao động, 2006 Khác
12. Nguyễn Văn UẨn: Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX và Giải thưởng Thăng Long 1996, NXB Hà Nội, 2006 Khác
13. Lê Trung Vũ: Lễ hội Thăng Long, NXB Hà Nội, 2001 Khác
14. Trần Quốc Vượng: Thăng Long thời Lý, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội Khác
15. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 68 năm 1964 số 3 năm 1983 số 5 năm 1998.Các trang WWW điện tử: google.com.vn phô lôc Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w