GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Khái niệm và sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động
1 Một số khái niệm cơ bản
Tại điều 13 chương 1 Bộ luật lao động của nước ta sửa đổi bổ sung năm
2002 quy định: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" Các hoạt động lao động được xác định là:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho cá nhân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (Bằng tiền hoặc bằng hiện vật) cho công việc đó.
Người thiếu việc làm là người thuộc lực lượng lao động đang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và mang lại thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO) khái niệm thiếu việc làm được hiểu dưới dạng vô hình và hữu hình.
- Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, thậm chí làm việc nhiều hơn chuẩn quy định nhưng thu nhập thấp Nguyên nhân chủ yếu là do tay nghề và kỹ năng lao động kém.
- Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng người lao động làm việc có thời gian ít hơn thường lệ Họ không đủ việc làm đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng để làm việc
Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời sức lao động khởi tư liệu sản xuất.
Cũng có quan điểm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tượng gồm những phần mất thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan mơi giới về lao động nhưng chưa được giải quyết
Như vậy những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế.
Theo quan điểm thì người được gọi là thất nghiệp phải có 3 tiêu chuẩn:
- Đang mong muốn và tìm việc làm
- Có khả năng lao động
- Hiện đang chưa có việc làm
Xét theo nguồn gốc thất nghiệp có thể chia thành:
+ Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định lao động ở trong tình trạng không có việc làm.
+ Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
+ Thất nghiệp cơ cấu: Là thất nghiệp xẩy ra khi có sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.
+ Thất nghiệp do thời vụ: Xuất hiện như là kết quả của những biến động thời vụ trong các cơ hội lao động.
+ Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xẩy ra do giảm sút giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế.
Xét theo tính chủ động của người lao động, thất nghiệp có thể chia thành: + Thất nghiệp tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó, thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời
+ Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái cung lớn hơn cầu về lao động.
Ngoài thất nghiệp hữu hình gồm thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện còn tồn tại thất nghiệp trá hình.
+ Thất nghiệp trá hình: Là hiện tượng xuất hiện khi người lao động sử dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng, chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động.
Cơ chế tạo việc làm: Cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người lao động; nhà nước và người sử dụng lao động.
Về phía người lao động, muốn tìm việc làm phù hợp, có thu nhập cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao động của mình.
Về phía Nhà nước, tạo hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liêu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.
Về phía người sử dụng lao động gồm các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế xã hội cần có thông tin thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ làm việc mà còn phải duy trì và phát triển chỗ làm việc cho người lao động Đó cũng chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
2 Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động
- Tạo việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giảm thất nghiệp. Công nghiệp hoá là xu hướng tất yếu đối với các quốc gia muốn nhanh chóng thoát khởi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống thập sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động Vì vậy có nghề mới, hoạt động sản xuất mới ra đời, trong khi một số nghề cũ, hoạt động sản xuất cũ bị mất đi, thất nghiệp phát sinh.
- Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động - quyền có việc làm và nghĩa vụ làm việc của người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động
- Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, nâng cao vị thế của người lao động trong gia đình và ngoài xã hội
Phương hướng tạo việc làm cho người lao động
1 Phát triển các ngành nghề phù hợp
- Để tạo được nhiều chỗ làm cho người lao động trong những năm trước mắt cần phải dựa vào các nghành sử dụng nhiều lao động Nhưng để nâng cao năng suất, sử dụng có hiệu quả lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế không chỉ phát triển theo chiều rộng mà cần chú ý đến chiều sâu Vấn đề căng thẳng không phải chỉ là thiếu vốn, công nghệ mà số lao động được thu hút không nhiều, số dôi ra lại lớn Nhưng không thể tiến thoái lưỡng nan, đã đến lúc phát triển kinh tế phải kết hợp giữa bền rộng và bề sâu, phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu trước hết cần có biện pháp cụ thể thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp lớn để tạo việc làm cho người lao động trong một số ngành nghề thuộc các khu công nghiệp mới có công nghệ cao, hiện đại nhằm tạo ra bước chuyển biến rõ rệt về cơ cấu lao động có chất lượng cao. Đồng thời phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tận dụng tiềm năng sẵn có của vùng về lao động và nguyên liệu.
+ Phát triển sản xuất các khu công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ cao, suất đầu tư cho một chỗ làm việc lớn nhằm phát huy thế mạnh của công nghiệp.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ.
* Phát triển mạnh các loại dịch vụ có chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá và đời sống của người dân đồng thời tạo việc làm cho người lao động.
* Phát triển nông nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng có khí hậu nhiệt đới:Giao đất ổn định lâu dài cho nông dân phát triển trang trại Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, từng bước hiện đại hoá nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị cao làm cơ sở phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.
Xây dựng củng cố các trung tâm chuyển giao công nghệ, cung cấp giống cây, con theo phương pháp tiên tiến và công nghệ sinh học hiện đại Quy hoạch một số vùng chuyên canh như: rau sạch, cây ăn quả, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ và sửa chữa máy móc nông nghiệp, hổ trợ và phát triển làng nghề, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn và các dịch vụ nhỏ.
2 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một biện pháp được nhiều nước trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa Thông qua xuất khẩu lao động, các nước không chỉ giảm bớt gắng nặng về việc làm trước mắt ở trong nước mà là một vấn đề rất quan trọng là hàng năm số lượng ngoại tệ người lao động gửi về nước làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động, gia đình và nhà nước Mặt khác thông qua xuất khẩu lao động người lao động học hỏi và tiệp nhận được kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghiệp của người lao động tại các nước phát triển Tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng người lao động khi hết hạn hợp đồng quay trở về thì gánh nặng việc làm lại gia tăng Để tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, khắc phục những thiếu sót và hậu quả của nó cần phải khai thác mở rộng thị trường, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu kinh tế và xã hội,giữa lợi ích của nhà nước và người lao động.
3 Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của phát triển xã hội
* Phát huy vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và ban hành, hướng dẫn thực hiện các chính sáh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Cần có chính sách thoả đáng để thu hút nhân tài như trả lương cao, cung cấp những điều kiện thuận lợi trong thực hiện công việc, chính sách đề bạt, thăng chức dựa vào kết quả hoàn thành công việc xuất sắc.
- Kiện toàn và ban hành chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề phổ thông cũng như đào tạo nghề bậc cao cho lực lượng lao động.
- Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề cho người lao động nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư cho hệ thống dạy nghề.
* Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động như:
- Thực hiện tốt chương trình hướng nghiệp cho người lao động ngay từ hệ thống các trường phổ thông của thành phố cho phù hợp với nhu cầu của thị trường để tạo tiền đề cho học sinh sẵn sàng bước vào học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông đối với những người không có khả năng đỗ vào các trường đại học
- Tư vấn nghề nghiệp đối với những học sinh tốt nghiệp phổ thông, phân luồng giáo dục phổ thông cơ sở và phổ thông trung học.
4 Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động
Cung - cầu lao động nói chung và trong từng ngành, từng vùng ở nước ta rất bất hợp lý Đào tạo và sử dụng chưa ăn nhập nên khả năng tạo việc làm và tìm việc làm của người lao động rất khó khăn Do vậy đẩy mạnh hoạt động của thông tin thị trường lao động nhằm tạo môi trường để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau trên thị trường đúng thời gian và không gian là rất cần thiết Thông tin thị trường lao động thoả đáng đối với những nhà hoạch định chính sách và lao động.
Các biện pháp đẩy mạnh hoạt động của thông tin thị trường lao động như: Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm Dịch
Vụ Việc Làm Tổ chức Hội Chợ Việc Làm; Ngày hội Lao Động … tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với các chủ sử dụng lao động.
PHÂN TÍCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thị xã
1 Đặc điểm tự nhiên Địa danh Hà Tĩnh được ra đời từ năm 1831 - Năm Tân Mão, Minh Mệnh thứ 12, trên cơ sở cắt hai phủ Đức Thọ, Hà Hoa của Trấn Nghệ An thành lập Tỉnh Hà Tĩnh, Thị xã Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của Hà Tĩnh cũng được thiết lập từ đó.
Thị xã Hà Tĩnh nằm trên trục đường quốc lộ 1A (theo hướng Bắc Nam), cách thủ đô Hà Nội 340km, Thành phố Vinh 50km về phía Bắc, cách Thành phố Huế 314km về phía Nam, cách biển Đông 12,5km.
Thị xã Hà Tĩnh nằm ở toạ độ địa lý từ 18 o 18 -:- 18 o 24 vĩ độ Bắc và từ 105 o 51 -:- 105 o 56 kinh độ Đông
Ranh giới Thị xã được xác định:
+ Phía Bắc giáp huyện Thạch Hà và Can Lộc
+ Phía Đông giáp huyện Thach Hà
+ Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên
+ Phía Tây giáp huyện Thạch Hà
Thị xã Hà Tĩnh nằm trên vùng đồng bằng ven biển miền Trung, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển nên địa hình thấp và bằng phẳng, độ cao từ 0,5m - 3,0m
Thị xã Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu Bắc trung bộ có hai mùa rõ rệt là mùa rét từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa khô nắng từ tháng 5 đến tháng 10,nhiệt độ trung bình là từ 25 đến 26 độ C Độ ẩm không khí là từ 85%- 86%,lượng mưa trung bình hàng là 2661mm
Tổng diện tích tự nhiên của Thị xã Hà Tĩnh là 56,32km 2 ( trong đó nội thị là 24,76km 2 , Ngoaị thị 31,56km 2 ) với dân số 88336 người, mức tăng dân số hàng năm là 2,33% trong đó tăng cơ học là 1,43%, tăng tự nhiên là 0,9%.
Thị xã Hà Tĩnh gồm có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 10 phường là Bắc
Hà, Nam Hà, Nguyến Du, Trần Phú, Tân Giang, Hà Huy Tập, Đại Nài, Thạch Linh, Thạch Quý, Văn Yên và 6 xã: Thạch Trung, Thạch Đồng, Thạch Môn, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Bình.
2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội thời gian qua
Những năm qua, kinh tế Thị xã Hà Tĩnh phát triển tương đối nhanh và ổn định, mức tăng trưởng bình quân 5 năm trở lại đây (2001-2005) đạt trên 13%/ năm cao hơn mức bình quân của toàn tỉnh trên 5% (bình quân của tỉnh là 8%), năm 2006 đạt 15,6% Thu nhập bình quân đầu người đạt 712 USD/người năm 2006.
Bảng 1: Tỷ trọng các nghành trong cơ cấu kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nông lâm - Thuỷ sản 81,166 10,42 85,909 9,64 90,346 8,68 Tổng cộng 778,915 100,00 890,790 100,00 1040,656 100,00
Nguồn: Phòng thống kê Thị xã Hà Tĩnh
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thị xã được chuyển biến tích cực phù hợp với tính chất kinh tế đô thị, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng,thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế từ 2004 đến năm 2006 ta có thể thấy qua bảng số liệu ở trên
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2006: công nghiệp - xây dựng 50,79%, thương mại dịch vụ 40,53%, nông nghiệp - thuỷ sản 8,68% Hàng năm các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.
Thị xã Hà Tĩnh đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường vốn và các cơ sở vật chất kỹ thuật, có điều kiện phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Tuy nhiên so với các thành phố lớn khác thì những kết quả đạt được đó là chưa cao do Thị xã có xuất phát điểm thấp, thế mạnh về thương mại - dịch vụ, du lịch mới bước đầu khai thác, kinh tế công nghiệp còn hạn chế.
2.1.1 Về sản xuất nông nghiệp
Lĩnh vực nông nghiệp của Thị xã chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế Hàng năm diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp bởi tốc độ đô thị hoá nhanh.
Những năm qua Thị xã chỉ đạo đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá phục vụ nhu cầu đô thị, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị thu được trên một đơn vị diện tích; đã triển khai thực hiện đề án sản xuất cánh đồng hướng tới thu nhập 50 triệu đồng/ha và hộ gia đình thu nhập đạt và vượt 50 triệu đồng/hộ/năm. Đặc biệt Thị xã Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển du lịch sinh thái đạt hơn 1tỷ đồng/ha canh tác/năm Đồng thời khai thác các điều kiện thuận lợi về đất đai, sông hồ, mặt nước nhất là việc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái ven các triền sông bao quanh Thị xã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Năm
2006 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 8,68%GDP
2.1.2 Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng khá, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cơ sở sản xuất cá thể tiệp tục hoạt động có hiệu quả.
Thị xã đã đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề tập trung với diện tích hơn 10ha tại Bắc Quý và Thạch Quý và để đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể sẽ hướng quy hoạch mở rộng về phía Đông với tổng diện tích 20ha nhằm khai thác lợi thế đường Nguyễn Du kéo dài nối với tỉnh lộ 26.
Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao mức cạnh tranh hàng hoá, đổi mới công tác quản lý, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động Các sản phẩm chủ yếu phát triển mạnh là: dược phẩm, giấy vệ sinh, hương nến, sơn, cơ khí, chế biến đồ gỗ… Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2006 đạt 729 tỷ đồng; tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiến 50,8%GDP
2.1.3 Về thương mại - dịch vụ - du lịch
Hiện trạng lao động việc làm hiện nay
1 Bảng cân đối lao động xã hội năm 2006
Bảng 3 : Bảng cân đối lao động xã hội năm 2006 của Thị xã Hà Tĩnh ĐVT: Người
- Tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số
- Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
% so với lực lượng lao động
- Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động
% so với lực lượng lao động
3 Số lao động có việc làm
4 Số lao động chưa có việc làm Người 3.051
Nguồn: Phòng lao động - việc làm Thị xã Hà Tĩnh
Lực lượng lao động của Thị xã chiếm 66,9% trong tổng dân số của toànThị xã Về quy mô của lực lượng lao động thì không ngừng tăng qua các năm nguyên nhân là do nhu cầu lao động của Thị xã tăng, số người trong độ tuổi lao động nhiều lên Ngoài ra trong năm nay còn có một số lượng lớn sinh viên ra trường, bộ đội xuất ngủ, người đi lao động nước ngoài trở về Một nguyên nhân chủ yếu nữa đối với Thị xã Hà Tĩnh kể từ năm 2006 trở về sau đó là do nhu cầu tìm việc của người lao động ngày càng nhiều và Thị xã là nơi họ di chuyển đến nhiều nhất.
Qua số liệu cũng cho thấy trong tổng số lực lượng lao động thì số người trong độ tuổi lao động năm 2006 chiếm 93,5% còn lại là số người ngoài độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động Họ là những người trên độ tuổi lao động và một số lượng nhỏ dưới độ tuổi lao động chủ yếu là từ các vùng lân cận Thị xã chuyển đến Đó là những người đã nghỉ hưu và số trẻ em dưới độ tuổi lao động thực tế tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình; có khi là do yêu cầu công việc cần tới họ, nhưng số này rất ít. Điều này chứng tỏ mặc dù có sự tăng đều GDP bình quân đầu người nhưng đời sống của người dân vẫn chưa cao, vẫn có gia đình có thu nhập chưa ổn định.
Trong những năm gần đây, cơ cấu lao động của Thị xã Hà Tĩnh có hướng chuyển biến lớn từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ Số liệu ở bảng cho thấy, số lao động tập trung chủ yếu trong ngành thương mại dịch vụ cụ thể là 25.802 lao động đang làm việc trong ngành thương mại dịch vụ chiếm 45,9% tổng số lao động đang làm việc Sau thương mại dịch vụ thì số lao động tập trung ở ngành công nghiệp xây dựng với số lao động là 16.278 chiếm gần 30% tổng số lao động đang làm việc Nguyên nhân là do Thị xã đang trong quá trình đô thị hoá để tiến tới đi lên thành phố nên đã và đang đầu tư mạnh, tập trung cho 2 lĩnh vực này Một nguyên nhân nữa là do Thị xã có nhiều điều kiện phát triển thương mại dịch vụ, thu hút nhiều lao động tham gia; mặt khác cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đòi hỏi các trung tâm dịch vụ kinh tế phát triển. Đối với ngành nông nghiệp là ngành thu hút ít lao động nhất trong một vài năm trở lại đây nguyên nhân là do Thị xã đang trong quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp bị cắt giảm.
Qua đây ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vu Đó là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của Thị xã Hà Tĩnh trong những năm tới Tuy nhiên cũng theo số liêu trên số lao động chưa có việc làm ở đây vẫn còn cao, hiện nay có 3.051 lao động chưa có việc làm chiếm 5, 16% tổng lực lượng lao động Như vậy trông giai đoạn tới Thị xã cần tìm nhiều biện pháp để tạo việc làm nhiều hơn nữa cho người lao động nhằm giảm số lao động chưa có việc làm hiện nay và giúp người lao động có thêm thu nhập cho cuộc sống
2 Phương pháp xác định thất nghiệp
2.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người thất nghiệp (tức người thuộc lực lượng lao động chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc) so với lực lượng lao động.
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động.
2.2 Tỷ lệ thiếu việc làm hữu hình của lực lượng lao động
Người thiếu việc làm hữu hình là người thuộc lực lượng lao động làm việc thiếu giờ so với thời gian quy định do các lý do khách quan hoặc chỉ làm một phân thời gian so với nhu cầu và khả năng có thể làm việc, do họ không thể tìm được một công việc làm đầy đủ.
Tỷ lệ người thiếu việc làm Số người thiếu việc làm hữu hình hữu hình (%) = x 100 Lực lượng lao động
Chỉ tiêu này đánh giá sự thiếu hụt việc làm hữu hình của các nhóm tham gia thị trường lao động.
2.3 Tỷ lệ thời gian lao động sử dụng
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng là tỷ lệ % giữa thời gian thực tế làm việc được so với tổng quỹ thời gian có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm được việc (bao gồm thời gian thực tế đã làm và thời gian có nhu cầu làm thêm và sẵn sàng làm việc được nếu có việc làm) của lực lượng lao động.
Số thời gian thực tế đã làm việc
Tỷ lệ thời gia ( số giờ công/ngày công) trong kỳ lao động = x 100 được sử dụng (%) Thời gian thực tế Thời gian có nhu cầu làm việc ( giờ công/ngày + làm thêm và sẵn sàng trong kỳ) làm nếu có( giờ công/ngày công)
3 Số lượng người thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay
3.1 Thất nghiệp và thiếu việc làm
Thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng một địa phương nào đó mà đây là vấn đề lớn hiện nay của cả nước.
Xét về kinh tế, thất nghiệp gần với đói nghèo Bởi lẽ những người thất nghiệp không tạo ra sản phẩm, không có thu nhập song vẫn phải tiêu dùng một lượng sản phẩm nhất định Ở nước ta những người thất nghiệp thường là những người chủ trong gia đình, nguồn thu nhập của họ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của gia đình.
Xét về mặt xã hội thất nghiệp, thiếu việc làm gây ra hậu quả khá nặng nề. Khi xét đến các nguyên nhân của các tệ nạn xã hội người ta nhận thấy rằng, những người thất nghiệp thiếu việc làm tham gia một cách đáng kể vào các tệ nạn đó
Như vậy vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động đã và đang được quan tâm và tìm biện pháp khắc phục nhằm giảm bớt số người thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay.
Hà Tĩnh nói chung và Thị xã Hà Tĩnh nói riêng đang trong quá trình phát triển, mở rộng và nâng cấp, xây dựng đô thị Thị xã Hà Tĩnh đã được xác định là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của Tỉnh, trung tâm công nghiệp khai khoáng và du lịch lớn của vùng Bắc Trung Bộ Với những điều này trong vài năm tới nơi đây sẽ có một số lượng lực lượng lao động lớn tập trung về đây, như vậy số lượng người thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ gia tăng.
Theo thống kê, tính đến ngày 31/12/2006 dân số của Thị xã Hà Tĩnh là
88336 người, tập trung đông ở thành thị Lực lượng lao động là 59185 người với số người thất nghiệp, thiếu việc làm là 3051người.
Cũng theo số liệu thống kê, hiện nay Thị xã Hà Tĩnh có tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,2%, thời gian lao đông hữu ích ở nông thôn là 87,5% Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm qua các năm nhưng số lượng người thất nghiệp lại không giảm mà có xu hướng tăng lên.
3.2 Thất nghiệp và thiếu việc làm phân theo khu vực
3.2.1 Thất nghiệp, thiếu việc làm phân theo khu vực thành thị, nông thôn
Hà Tĩnh nói chung và Thị xã Hà Tĩnh nói riêng đang tồn tại một bộ phận lao động thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn khá lớn Đây là một trong những khó khăn khi thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của Thị xã. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2003 - 2006 số người thất nghiệp và thiếu việc làm phân theo từng khu vực như sau:
Bảng 4: Tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm tại Thị xã Hà Tĩnh ĐVT: Người
Năm Tổng số lao động
Tổng số Thiếu việc làm
Nguồn: Phòng thống kê Thị xã Hà Tĩnh
Thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong những năm qua ở Thị xã
Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động Thị xã Hà Tĩnh thời
1 Giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn
Trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thị xã Hà Tĩnh đã tập trung nguồn lực phát triển kinh tế xã hội Với quá trình đô thị hoá hàng năm diện tích đất nông nghiệp của Thị xã dần bị thu hẹp nhưng Thị xã đã tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá phục vụ nhu cầu của đô thị.
Trong sản xuất nông nghiệp của Thị xã ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cây lúa giữ vị trí quan trọng bậc nhất rồi đến cây ăn quả Trong những năm qua nhờ áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nhất là giống cây, các loại phân bón, kết hợp với chủ trương chuyển đổi mùa vụ đã tạo nên cơ cấu gieo trồng, cây trồng hợp lý hơn, diện tích lúa hè thu là mũi nhọn trong chủ trương chuyển đổi mùa vụ nhằm tránh né thiên tai đã chiếm 36,14% tổng diện tích gieo trồng lúa, còn lúa mùa chỉ chiếm 14,35% Nhờ vậy mà sản lượng lương thực đạt từ 10224 tấn năm
2005 lên 12546 tấn năm 2006 tăng 2322 tấn, tăng 22,7%, diện tích lạc 336 ha, đậu 120 ha… Nhân dân thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, tăng tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh mô hình VAC nhằm tạo thêm việc làm, hạn chế tính thời vụ
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng được chú ý phát triển, tập trung vào cải tạo đàn, đàn trâu bò tăng từ 2431 con năm 2005 lên 2569 con năm 2006 tăng 5,68%, đàn lợn tăng từ 16348 con lên 17254 con tăng 5,54% đã tận dụng được những chất thải trong nông nghiệp và sinh hoạt một cách tốt nhất Trong những năm qua Thị xã cũng đã phát triển chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi của nông dân.
Một vài năm trở lại đây Thị xã đã có một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển du lịch sinh thái ven các triền sông bao quanh Thị xã, đồng thời khai thác tiềm năng sông hồ, mặt nước đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
Qua cách đi đúng đắn của Thị xã hàng năm đã tạo việc làm mới cho nhiều lao động và góp phần giảm thời gian lao động nhàn rỗi của lao động trong nông nghiệp
Bảng 7 : Kết quả tạo việc làm mới trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp ĐVT: Người
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
Nguồn: Phòng nông nghiệp Thị xã Hà Tĩnh
Ta thấy, số lao động được tạo việc làm mới trong ngành nông nghiệp trung bình hàng năm đạt 643 người, đây là một con số khá cao nhưng số việc làm được tạo mới trong ngành nông nghiệp nhìn chung giảm dần do Thị xã trong quá trình phấn đấu lên thành phố và chuyển dịch lao động sang các ngành khác như là công nghiệp, dịch vụ Nếu xét trong từng ngành thì số lao động được giải quyết việc làm mới trong ngành thuỷ sản có xu hướng tăng qua các năm, năm 2004 tăng 79,6% so với năm 2003 và năm 2006 tăng15,6% so với năm 2005 Điều này có thể giải thích là do Thị xã đã đưa vào thực hiện việc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái ven các triền sông bao quanh Thị xã.
Với tốc độ đô thị hóa hiện nay của Thị xã trong một vài năm tới ngành nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng hóa phục vụ đô thị, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau, màu, trồng hoa, cây công nghiệp và vùng phát triển cây ăn quả, phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại Với định hướng phát triển như vậy trong những năm tiếp theo lao động được giải quyết việc làm sẽ tăng lên Mục tiêu năm 2007 sẽ tạo việc làm mới cho khoảng 650 lao động và 980 lao động có việc làm đầy đủ phân bố đều trong cả 3 ngành.
2 Giải quyết việc làm trong nghành công nghiệp
Trong những năm qua công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cơ sở sản xuất cá thể tiếp tục hoạt động có hiệu quả
Ngành công nghiệp của Thị xã thời gian qua chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến với các sản phẩm chủ yếu là dược phẩm, giấy vệ sinh, chế biến đồ gỗ, vật liệu xây dựng, xuất bản, in và sao bản in, sản xuất thực phẩm và đồ uống…, giá trị sản xuất đạt khoảng 120 tỷ đồng vào năm 2006; đây là ngành công nghiệp chủ chốt của Thị xã trong thời gian qua và là ngành tạo việc làm cho lao động nhiều nhất trong công nghiệp.
Một vài năm trở lại đây thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong quá trình Thị xã Hà Tĩnh phấn đấu lên Thành phố, cùng với dự án xây dựng khu công nghiệp Thị xã Hà Tĩnh gắn với khai thác mỏ sắt Thạch Khê, do đó số lao động trong ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt đã có sự tăng lên.
Với sự phát triển và tăng trưởng khá nhanh của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đã tạo thêm nhiều chỗ làm mới cho người lao động, trung bình hàng năm đã tạo việc làm mới cho gần 320 lao động Điều này được thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 8: Kết quả tạo việc làm mới trong ngành công nghiệp ĐVT: Người
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
Tốc độ tăng liên hoàn(%)
Nguồn: Phòng công nghiệp - xây dựng cơ bản
Qua bảng 8 ta thấy số lao động được tạo việc làm mới trong ngành công nghiệp tăng lên qua các năm đây là một điều đáng mừng trong công tác giải quyết việc làm của ngành cũng như của toàn Thị xã Cùng với sự phát triển mạnh của công nghiệp công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất và phối phối điện khí đốt và nước vài năm trở lại đây thì số lao động được tạo việc làm mới trong các ngành này cũng tăng lên; đối với ngành công nghiệp khai thác, số lao động được tạo việc làm mới năm 2004 là 64 người tăng so với năm 2003 là 12 người tương ứng với 63,5% và năm 2006 là 72 người tăng so với năm 2005 là 2 người Tuy trong ngành công nghiệp chế biến, số lao động được tạo việc làm mới giảm qua các năm nhưng số lao động được tạo việc làm mới luôn ở mức cao so với 2 ngành còn lại.
Thời gian tới đây khi khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp Thị xã HàTĩnh được tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động với khu công nghiệp phíaBắc thị xã bố trí tại xã Thạch Môn, Thạch Hạ với diện tích 167ha với ngành nghề ưu tiên là công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp tiêu dùng, vật liệu xây dựng; Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Bắc Quý bố trí tại phường Thạch Quý với diện tích 10ha với ngành nghề chủ yếu là sản xuất giấy, chế biến gỗ, hương nến, sơn, bao bì Crap Ngoài ra phát triển các cơ sở công nghiệp rải rác trong thành phố với quy mô 42,6 ha bao gồm một số ngành công nghiệp như may mặc, cơ khí sửa chữa, sản xuất đồ nội thất, bia hơi giải khát Dự kiến khi các cơ sở hạ tầng này hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ thu hút 15000 -16000 công nhân
3 Giải quyết việc làm trong nghành giao thông vận tải
Về xây dựng cơ bản: Với quá trình đô thị hoá, những năm qua Thị xã
Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp một số tuyến đường như: tuyến đường Trần Phú, đường Hà Huy Tập hiện là đường Quốc lộ 1A đi qua Thị xã kết hợp với các trục phố chính Năm 2006 con đường tránh Quốc lộ 1A dài 15km đã được tiến hành thi công; các con đường ngõ phố, khu dân cư đều được sửa chữa nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sử dụng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY GQVL CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI THỊ XÃ HÀ TĨNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Mục tiêu
1 Mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2010
Phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động có nhu cầu làm việc Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở mang ngành nghề tạo việc làm cho mình và cho người khác Huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến trình phát triển khu công nghiệp Nam Hà Tĩnh nhằm phát triển kinh tế vùng và tạo việc làm cho người lao động Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giúp người lao động thất nghiệp có việc làm và người thiếu việc làm có việc làm đầy đủ.
Tạo việc làm mới cho khoảng 15.000 lao động trong giai đoạn 2007 -2010
- Hạ tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động thành thị từ 3,2% hiện nay xuống còn 3% năm 2007 và 2% năm 2010
- Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 87,5% hiện nay lên 89% năm 2007 và 94% năm 2010.
- Phấn đấu mỗi năm xuất khẩu lao động nước ngoài từ người, lao động đi làm việc ngoại tỉnh đạt
- Phấn đấu tăng thu nhập cho người lao động lên 2 lần vào năm 2010.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2.1 Giải quyết việc làm tại chỗ
2.1.1 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chú ý sản xuất vụ đông, trồng xen, gối vụ, tạo ra một số vùng sản xuất tập trung lúa, lạc, cây công nghiệp, cây ăn quả Đẩy mạnh chăn nuôi, tạo cơ cấu vật nuôi thích hợp, giảm lao động trồng trọt, tăng lao động trong ngành thuỷ sản Khuyến khích chuyển đổi ruộng tập trung diện tích mở rộng mô hình kinh tế trang trại.
+ Huy động mọi nguồn vốn phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khôi phục ngành nghề truyền thống,du nhập một số nghề mới, mở rộng dịch vụ sản xuất và đời sống để tạo việc làm, thu hút lao động.
2.1.2 Giải quyết việc làm cho lao động đô thị
+ Đẩy mạnh việc hình thành các loại hình doanh nghiệp, tập trung phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế và các loại hình kinh tế tạo việc làm cho lao động đô thị.
+ Tiến hành cổ phần hoá, cho thuê các doanh nghiệp không cần đến sự quản lý của nhà nước Sử dụng triệt để các cơ sở và công suất hiện có để tạo việc làm ổn định.
+ Huy động tối đa mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình quy hoạch xây dựng và đưa vào hoạt động khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Nam Hà Tĩnh. Khi khu công nghiệp đi vào hoạt động sẽ là nơi thu hút nhiều lao động nhất.
+ Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động nước ngoài, phấn đấu mỗi năm đưa đi từ lao động, tư vấn giới thiệu việc làm ngoại tỉnh mỗi năm
+ Chuẩn bị điều kiện để tạo việc làm cho số lao động đi nước ngoài hết hạn về nước
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động vừa tạo điều kiện tốt cho giải quyết việc làm tại chỗ, vừa chuẩn bị lao động có tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ cho xuất khẩu lao động nước ngoài cũng như tìm kiếm việc làm trong nước
Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại Thị xã Hà Tĩnh trong thời gian tới
1 Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
1.1 Trong nông nghiệp nông thôn Để đạt được mục tiêu năm 2007 là: Tạo việc làm mới cho 650 lao động và
980 lao động khác có việc làm đầy đủ hơn, tập trung vào một số giải pháp:
- Tập trung thâm canh đưa giống mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, đặc biệt chú ý đến cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, tăng vụ, tăng vòng quay của đất Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị thu nhập trên 1ha canh tác, lấy hiệu quả kinh tế làm chính; tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích phấn đấu đến năm 2010 năng suất lúa bình quân đạt 52 tạ/ha Thực hiện xây dựng, nhân rộng mô hình cánh đồng thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm, hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm.
- Phát huy lợi thế tiềm năng ao hồ, mặt nước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản phục vụ nhu cầu của vùng Mở rộng hình thức nuôi cá bán thâm canh và tầng bước chuyển dần lên nuôi công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho nuôi quảng canh cải tiến có hiệu quả cao.
- Trên cơ sở tạp quán chăn nuôi, hình thành mạng lưới nhân giống, cải tạo thay dần cơ cấu giống, nâng chất lượng, sản lượng thịt phục vụ tiêu dùng Để làm được điều này Thị xã cần tập trung phát triển đàn lợn thịt, ổn định đàn trâu bò, do quá trình đô thị hoá bởi vậy đàn trâu bò cầy kéo cần giảm xuống, phát triển chăn nuôi bò sữa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu Phấn đấu đạt cơ cấu về số lượng trong chăn nuôi đến năm 2010 là: Tổng đàn trâu
2612 con, đàn lợn 18234 con, đàn gia cầm đạt trên 300 nghìn con.
- Tại các phường Văn Yên, Thạch Linh, Thạch Quý và xã Thạch Trung do quá trình đô thị hoá sẽ giảm dần sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi hướng sản xuất và ngành nghề như: làm dịch vụ đô thị và làm việc trong các khu công nghiệp Còn tại các xã Thạch Hạ, Thạch Đồng, Thạch môn, Thạch Hưng và Thạch Bình sẽ quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghệ cao với mô hình trang trại gồm: vùng trồng cây ăn quả đặc sản và rau quả, trồng hoa cây cảnh, chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá và cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho đô thị, phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
Sản xuất công nghiệp phải hướng vào tiềm năng thế mạnh của vùng về nguyên liêu, nhiên liệu và lao động Tranh thủ sự hợp tác liên doanh với công nghiệp trung ương và nước ngoài để tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ cao, mở rộng thị trường Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản lượng ngành công nghiệp xây dựng đạt 985 tỷ đồng và 53,36% trong cơ cấu ngành nông nghiệp- công nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm cho khoảng 500 lao động Để đạt được điều này Thị xã cần tập trung vào một số giải pháp:
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tạo bước chuyển biến mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các khu tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã.
- Đầu tư phát triển các ngành mới, đặc biệt là những ngành có khai thác nguyên liệu tại chỗ Giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng hàng xuất khẩu, tận dụng triệt để cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao động hiện có đi đôi với việc đầu tư đổi mới công nghệ, duy trì và mở rộng một số sảm phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, tăng cường thông tin kinh tế, mở rộng giao lưu tìm kiếm thị trường; khai thác tối đa các nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện tiết kiệm để dành vốn đầu tư mở rộng sản xuất, có cơ chế ưu đãi, phát hiện bồ dưỡng chuyên gia bậc cao, thợ lành nghề. Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp
- Thị xã cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp ở các phường, xã theo Nghị quyết 6 BCH Đảng bộ Tỉnh, Nghị quyết
15 BCH Đảng bộ Thị xã khoá XVI
- Tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư vào thực hiện đầu tư phát triển sản xuất,khai thác mặt bằng tại Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp Bắc Quý.
- Trên cơ sở quy hoạch chung và lợi thế của các địa phương trên địa bàn Thị xã, nhu cầu của thị trường để có thể tiến hành quy hoạch chi tiết và lập các dự án đầu tư hình thành một vài cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo một số tuyến đường và tại một số xã, phường có điều kiện thuận lợi, nhất là trên trục đường Nam cầu Cày đến cầu Thạch Đồng, cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp Thạch Hạ gắn với khai thác cảng sông Hộ Độ, phát triển làng nghề truyền thống xã Thạch Đồng Tăng cường sự chỉ đạo các phường, xã để có sự hình thành các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề một cách đúng theo định hướng, tránh tình trạng manh mún, nhỏ bé, rời rạc như hiện nay, đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài, ổn định, góp phần giải quyết các vấn đề lao động việc làm, vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục khuyến khích và có cơ chế hổ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, các cơ sơ sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiện nay của Thị xã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, mở rộng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, mặt bằng sản xuất, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất.
1.3 Trong thương mại- dịch vụ - du lịch
- Quy hoạch xây dựng một số siêu thị, khu chợ trên địa bàn để nâng cấp việc phục vụ hàng hoá chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Xây dựng chợ đầu mối của Tỉnh và hoàn thành các chợ khu vực Gắn với việc quy hoạch lại, tạo cơ chế đầu tư và tài chính để thực hiện đầu tư dần kết cấu hạ tầng cho các chợ phường, xã, các chợ trung tâm đáp ứng nhu cầu kinh doanh buôn bán, khai thác địa điểm kinh doanh mua sắm hàng hoá của nhân dân.
- Hình thành trung tâm phân phối, bán buôn lớn, đủ lượng hàng hoá chất lượng cao, giá thành hạ, để thực hiện cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng Nâng cao chất lượng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
- Khuyến khích người dân, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh đầu tư xây dựng phát triển các laoaị hình kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, siêu thị, nhà vườn, khu du lịch sinh thái… nhằm khai thác lợi thế địa điểm kinh doanh trên các trục đường chính, khu đô thị mới, những điều kiện thuận lợi về đất đai, sông hồ, mặt nước nhất là việc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái ven các triền sông bao quanh Thị xã… Đồng thời có định hướng phát triển các loại hình dịch vụ tư vấn, hổ trợ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp như: đào tạo nhân lực, tư vấn hổ trợ kỹ thuật, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiềm kiếm thị trường.
- Đối với lĩnh vực phát triển du lịch văn hoá- lịch sử: Xây dựng kết hoạch trùng tu, tôn tạo một số di tích để tạo điểm nhấn cho khách tham quan du lịch như: Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, di tích lịch sử Núi Nài gắn với công viên trung tâm, Chùa Cảm Sơn, Đền Võ Miếu và các công trình văn hoá lịch sử khác.